Các nhà khoa học khẳng định chất thải do các phương tiện giao thông tạo ra tại các thành phố có thể tác động xấu tới hoạt động của não.
Melinda Power, một tiến sĩ làm việc tại Đại học Y tế cộng đồng Harvard tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp tìm hiểu tác động của ô nhiễm không khí đối với hoạt động tư duy của người. Họ tuyển 680 nam giới trong độ tuổi từ 51 tới 97 để thực hiện một thử nghiệm. Họ yêu cầu các tình nguyện viên làm những bài kiểm tra khả năng tư duy, suy luận, Telegraph đưa tin. Kết quả cho thấy, nồng độ khí CO2 trong không khí cứ tăng gấp đôi thì khả năng tư duy của tình nguyện viên giảm 1,3 lần. Xu hướng này không thay đổi sau khi nhóm nghiên cứu loại trừ các yếu tố liên quan - như trình độ học vấn và địa vị xã hội. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không khí ô nhiễm bởi phương tiện giao thông gây tác động xấu hoạt động tư duy ở người lớn tuổi", Power phát biểu. Hỗn hợp khí và các hạt siêu nhỏ do phương tiện cơ giới thải ra gây ô nhiễm không khí. Nhóm nghiên cứu nhận thấy dường như không khí bẩn gây viêm nhiễm và oxy hóa trong não – hai nguyên nhân gây căng thẳng. Họ cũng tìm thấy bằng chứng về việc các hạt siêu nhỏ có thể xâm nhập vào não và gây tê liệt các chức năng thần kinh. "Khả năng nhận thức giảm ở người già là một vấn đề lớn trong lĩnh vực y tế cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, đặc biệt là chất thải từ động cơ diesel, có thể đóng một vai trò nào đó", Power nói. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là nam giới, song Power tin rằng kết quả cũng có thể áp dụng được với nữ giới. Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học của Đại học Ohio tại Mỹ cho một nhóm chuột phơi nhiễm không khí bẩn do chất thải từ phương tiện giao thông. Sau đó họ huấn luyện chúng một số kỹ năng cùng với một nhóm chuột sống trong môi trường bình thường. Họ nhận thấy khả năng học và ghi nhớ của nhóm chuột phơi nhiễm không khí bẩn thấp hơn rõ rệt so với nhóm kia. Sự phát triển của tế bào thần kinh trong vùng hải mã – khu vực quyết định khả năng học hỏi và ghi nhớ trong não chuột – của nhóm chuột phơi nhiễm không khí bẩn cũng giảm mạnh. Laura Fonken, một chuyên gia thần kinh của Đại học Ohio, phát biểu: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phơi nhiễm không khí bẩn trong thời gian dài, hiện tượng phổ biến tại các thành phố lớn trên khắp thế giới, có thể tác động xấu tới khả năng nhận thức của con người và động vật". Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh những hạt siêu nhỏ trong không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng chất thải từ động cơ diesel làm cứng mạch máu, nguyên nhân gây nên cơn đau tim. Minh Long |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
10 October 2011
Không khí ô nhiễm làm giảm khả năng tư duy
'Đi xe buýt giờ cao điểm thì phải chấp nhận nhồi nhét'
"Vì chúng ta chưa tăng được tần suất, chưa tăng thêm mật độ xe, hạ tầng chưa đáp ứng được, xe cá nhân rất nhiều", Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh trao đổi với VnExpress sáng 10/10. |
*Clip: Chen lấn, móc túi trên các tuyến xe buýt |
- Ông nhìn nhận thế nào về những phàn nàn của người dân rằng xe buýt bỏ bến, quá tải và tài xế thiếu lịch sự?
- Công tác quản lý, vận hành xe buýt được Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị đã có nhiều cố gắng, song người dân vẫn phàn nàn về phương tiện này. Nhiều nhất là ý kiến xe buýt nhồi nhét khách trong giờ cao điểm, chậm giờ và thái độ phục vụ của lái xe thiếu văn minh.
Những phàn nàn này đều do tác động khách quan, như vào giờ cao điểm đông người đi, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác cũng vậy. Vì thế nếu đi vào giờ cao điểm sẽ phải chấp nhận cảnh nhồi nhét vì chúng ta chưa tăng được tần suất, chưa tăng thêm mật độ xe do hạ tầng chưa đáp ứng được, xe cá nhân rất nhiều.
Về việc xe buýt chạy chậm giờ, bức xúc này không chỉ từ phía người dân mà ngay đơn vị quản lý. Hạ tầng không kịp phát triển theo nền kinh tế, nhu cầu đi lại tăng nhanh, người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều nên xe buýt không có đường mà đi, không thể đi nhanh được và bị chậm giờ.
Thứ ba là thái độ của nhân viên trên xe thiếu văn minh. Tôi cho rằng, những người điều khiển xe buýt cũng bức xúc khi phải chen chúc trong đám đông, đường sá ùn tắc. Tuy nhiên là ngành dịch vụ thì phải có thái độ hòa nhã với hành khách. Tôi được biết, Tổng công ty vận tải Hà Nội hàng năm đã xử lý hàng trăm người vi phạm các quy định.
Xe buýt Hà Nội giờ cao điểm. Ảnh: Hoàng Hà. |
- Trước đề xuất giảm phương tiện cá nhân, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có kế hoạch tăng xe buýt thế nào để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân?
- Giảm phương tiện cá nhân trên đường phải song song với tăng phương tiện công cộng, chứ không thể giảm xe cá nhân rồi mới tăng phương tiện công cộng. Sở Giao thông Vận tải sẽ có kế hoạch tăng xe, rồi tiến tới giảm xe cá nhân vào từng thời điểm, tuyến đường, chứ không phải là cấm xe cá nhân rồi mới tăng xe buýt.
Hiện Hà Nội có khoảng 1.400 xe buýt. Năm 2010, công suất vận chuyển hơn 400 triệu lượt khách.
- Sắp tới Hà Nội sẽ phân làn trên tất cả tuyến phố, với những tuyến mặt cắt nhỏ, xe buýt sẽ lưu thông thế nào?
- Chúng tôi vừa họp bàn xây dựng phương án xe buýt đi trên các tuyến phân làn, phải đảm bảo cho người dân lên xuống thuận tiện và an toàn, không được gây ùn tắc.
Theo tính toán, xe buýt càng to thì chở được càng nhiều khách. Với những tuyến có mặt cắt đường nhỏ thì phải dùng xe nhỏ. Chúng tôi đã từng bước thay xe buýt nhỏ trên các tuyến đường nhỏ để giảm ùn tắc.
- Ông đã bao nhiêu lần đi xe buýt vào giờ cao điểm?
- Tôi đã đi xe buýt 5-6 lần vào giờ cao điểm. Có lần tôi nghe phản ảnh tuyến 58 và 59 phía Đông Anh vào buổi sáng rất đông, hành khách không lên được xe. Tôi đã dậy sớm và lên xe buýt, quả thật tôi thấy người dân đi lại như vậy rất vất vả, phải đi từ 5h30-6h, song không được vì thiếu xe. Tôi đã đề xuất tăng chuyến của tuyến này.
- Bộ trưởng Giao thông Vận tải vừa có ý định vi hành xe buýt vào giờ cao điểm, ông nghĩ sao về ý định này?
- Tôi cho rằng đây là chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng để nâng cao chất lượng xe buýt. Tôi rất mong muốn Bộ trưởng sẽ có nhiều thực tế, từ đó có các quyết sách phù hợp để chúng tôi thực hiện tốt hơn.
Đoàn Loan thực hiện
Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn báo Ấn Độ
10/10/2011 17:02:33 Ngày 9/10, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đã đăng trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với phóng viên hãng này trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Ấn Độ.
Chủ tịch cho biết trong chuyến thăm này, ông sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về phương hướng thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, cũng như việc tăng cường hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ tương xứng với tiềm năng còn rất lớn và mong muốn của nhân dân hai nước. Đề cập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu bật quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp được gây dựng và vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước, cũng như việc hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng mỗi nước ngày nay, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch bày tỏ hài lòng với quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ an ninh - quốc phòng, đồng thời cho rằng trong tình hình hiện nay, sự hợp tác này cần được đẩy mạnh để đối phó với nhiều thách thức như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh, an toàn hàng hải… đồng thời góp phần tăng cường giao lưu hữu nghị giữa lực lượng vũ trang của hai nước, phù hợp với xu thế hòa bình và hợp tác của khu vực. Đề cập câu hỏi về tranh cãi xung quanh việc Trung Quốc phản đối Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với ONGC, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982. Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam. Liên quan câu hỏi về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam và các nước láng giềng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Trung Quốc là nước có vai trò, ảnh hưởng ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hy vọng sự phát triển của Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trả lời câu hỏi về giải pháp thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước cho biết quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ đang phát triển vững chắc và kim ngạch song phương đã đạt trên 2,7 tỷ USD năm 2010, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng còn rất lớn giữa hai nước. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, để khai thác hết tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, Việt Nam và Ấn Độ cần thực hiện tổng hợp và toàn diện nhiều biện pháp, đồng thời bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng đều vào các năm tiếp theo. (Theo TTXVN) |
Báo TQ nói về chuyến thăm của Tổng Bí thư Việt Nam
10/10/2011 20:34:44 Truyền thông Trung Quốc vừa có bài bình luận về chuyến thăm bắt đầu từ ngày mai của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đánh giá sự kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương Việt - Trung.
Tân Hoa xã bình luận về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Việt Nam ngay trước thềm sự kiện diễn ra. Bài báo cũng nhắc lại bản tin vắn trước đó trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc thông báo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm nước này theo lời mời của Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước chủ nhà Hồ Cầm Đào, từ ngày 11 tới 15/10. Dưới tựa đề "Trung Quốc, Việt Nam tìm cách cải thiện quan hệ song phương", hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc đánh giá sự kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ hai nước, đồng thời coi đây là một bước đi tích cực cho hai bên trong việc giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại. Bài báo cũng nhắc lại cuộc gặp mới đây tại Hà Nội giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tân đại sứ Trung Quốc Khổng Huyền Hựu. Trong đó nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh luôn coi trọng việc củng cố và phát triển mối quan hệ bạn bè truyền thống cũng như hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc đánh giá quan hệ hợp tác Việt - Trung những năm qua đã đạt được các kết quả đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư với kim ngạch thương mại luôn tăng theo từng năm. Trong 8 tháng đầu năm 2011, con số này đạt 25 tỷ USD (tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái) và dự kiến đến cuối năm đạt mốc 40 tỷ USD. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng thông báo về chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, trong đó cho biết lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục. "Hai bên cũng sẽ trao đổi chân thành và thẳng thắn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển", ông Lương Thanh Nghị nói thêm hôm 6/10. Ông nhấn mạnh rằng: "Giải quyết tranh chấp Biển Đông là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nỗ lực và một cách tiếp cận thực tế, khách quan của các bên, nhận thức đầy đủ các mối quan tâm của nhau, giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế". Luật pháp và các văn bản quốc tế mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc đến là Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Theo đó Việt Nam và Trung Quốc sẽ tìm kiếm một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì sự phát triển ổn định của mỗi nước và góp phần thiết thực vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. (Theo VNE) |
Chùm ảnh: Đường làng giữa Thủ đô
10/10/2011 20:14:16 - Bì bõm trên những con đường "khổ ải", mỗi lần đi qua những con đường này là nỗi kinh hoàng của người dân. Bên cạnh những đại lộ hiện đại to vật vã, và cả những kế hoạch quy mô nhằm cải thiện giao thông đô thị thì ngày giữa nội thành Hà Nội vẫn còn nhiều con đường lầy lội. Người dân vẫn hay quyen gọi là "con đường khổ ải".
Ngọc Tú |
Lũ Đồng Tháp gây nhiều thiệt hại
RFA 09.10.2011Lũ lớn trên diện rộng gây thiệt hại nhiều cho tỉnh Đồng Tháp ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp hôm qua đưa ra thống kê sơ bộ về mức thiệt hại mà lũ lụt gây nên cho tỉnh này là hơn 760 tỷ đồng. Về thiệt hại nhân mạng thì tỉnh Đồng Tháp có sáu người trên tổng số 22 nạn nhân tử vong trong đợt lũ hiện nay tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn khu vực có gần 23 ngàn héc ta lúa vụ ba và hơn 3200 héc ta hoa màu bị ngập nước. Hôm qua, phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang báo cáo nói toàn bộ diện tích mía nguyên liệu tại huyện này đã bị ngập nước. Giá mía giảm chừng một phần ba xuống còn 800-900 đồng một kilogram. |
Đồng Bằng Sông Cửu Long: hơn 20 người thiệt mạng vì lũ
RFA 10.10.2011Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Việt Nam hôm nay cho biết lũ đầu nguồn sông Cửu Long vẫn đang lên tại khu vực nội đồng của Đồng Tháo Mười và từ giác Long Xuyên. AFP Đã có hai mươi bốn người chết trong đó 21 là trẻ em , sáu người khác bị thương. Đây là đợt lũ lớn tính từ mười năm qua, với trên một ngàn rưỡi căn nhà đỗ sập, hàng chục nghìn căn hộ khác bị hư hại, hơn hai trăm ngàn học sinh và sinh viên nghĩ học vì trường lớp ngập nước, thiệt hại vật chất tính đến lúc này là 950 tỷ đồng. Viên chức Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương, ông Nguyễn Thế Lương, cho biết tính cho đến xế trưa hôm nay lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp tục lên trở lại với mức chậm, nhưng vẫn cao trong mức nguy hiểm ba mét bảy ba mét tám cho đến cuối tháng này. Về thiệt hại nhân mạng cũng như tài sản, ông Nguyễn Thế Lương nhận định: Các cánh đồng lúa chính thì vẫn bảo vệ được, đến giờ thiệt hại sáu nghìn hectares mà so với một trăm ngàn hectares đã gieo cấy thì chưa phải là lớn. Tuy nhiên phải có sự nỗ lực rất lớn để giữ vũng các tuyến đê bao và bảo vệ lúa. Đến giờ số người chết là hơn hai mươi người. Một người cũng là đau xót cũng là thiệt hại, thế nhưng so với các năm hai nghìn thì năm nay phòng chống lụt bão Việt Nam thành công vì đã xây dựng được nhiều cụm tuyến dân cư để người dân ở vùng ngập sâu vào cư trú, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối thiểu về nhân mạng. Tưởng cần nhắc 481 người thiệt mạng vì lũ năm 2000 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long . Trong hai trận lũ tiếp hồi 2001 và 2002 đều có hơn ba trăm người chết. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Mức độ độc hại của việc rỏ rỉ hóa chất ở nhà máy bauxite Tân Rai?
Gia Minh, biên tập viên RFA2011-10-09Trong thời gian qua, dư luận tại Việt Nam lại xôn xao về tình trạng rò rĩ hóa chất từ nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng gây hại cho cây trồng, vật nuôi và môi trường chung quanh, dù nhà máy chưa đi vào sản xuất chính thức. AFP PHOTO/STR. Mức độ gây hại của loại hóa chất sử dụng trong công nghệ sản xuất quặng bauxite tại nhà máy Tân Rai thế nào? Khả năng khắc phục tình trạng ô nhiễm đó ra sao? Truyền thông trong nước hồi cuối tháng 9 vừa qua trích dẫn báo cáo kết quả của đoàn thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường Lâm Đồng cho thấy độ PH của nguồn nước thoát ra môi trường gần 11. Mức này vượt qui chuẩn Việt Nam từ 6 đến 9 độ. Ngoài ra nhiệt độ trong nước cao gấp 20% tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân Kết quả thanh tra đưa ra nguyên nhân rò rĩ hóa chất dẫn đến tình trạng vừa nói là do trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, pha trộn hóa chất xút chuẩn bị đưa dự án đi vào hoạt động, một số bao bì đựng hóa chất bị để ngoài trời. Gặp mưa một lượng hóa chất còn lại nơi bao bì đó đã thẩm thấu xuống đất và theo dòng nước đổ vào hệ thống thoát nước của nhà máy. Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trình bày một số thông tin liên quan chất xút được sử dụng cho công nghệ xử lý ướt mà nhà máy alumin Tân Rai ứng dụng: "Xút gây bào mòn da con người và động vật. Hầu hết các sinh vật không thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và đi vào trong cơ thể sẽ hủy hoại hết; như khi đi vào đường ruột sẽ phá vỡ các tế bào ruột non, hít thở vào làm viêm mũi… Nói chung xút là một chất cực độc, xếp vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống." Những nơi chịu hậu quả của tình trạng hóa chất xút rò rĩ từ nhà máy alumin Tân Rai trong thời gian qua được cho biết là Công ty Trà giống Cao Nguyên tại khu 6 thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và những hộ dân sống lân cận khu vực nhà máy. Ông Bùi Công Liên, phó giám đốc Công ty TNHH Trà giống Cao Nguyên cho biết từ hồi cuối tháng bảy vừa qua, nguồn nước từ nhà máy Tân Rai có mùi hắc, sủi bọt và có độ nhờn đã đổ vào hồ chứa nước của công ty. Nguồn nước bất thường này khiến cho cá trong hồ chết, cũng như nước hồ không thể sử dụng để tưới chè và cà phê của công ty như trước nữa. Nước đen, cá chết, trà cà phê chếtChủ đầu tư dự án Nhà máy alumin Tân Rai, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, gọi tắt là TKV, vừa rồi lên tiếng thừa nhận tình trạng hóa chất xút bị rò rĩ ra môi trường như kết luận của thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng. TKV có chỉ thị cho Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng phối hợp cùng nhà thầu Trung Quốc Chalienco khắc phục tình trạng đó.Hồi ngày 21 tháng 9, ông Trần Dương Lễ, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án Tổ hợp nhôm Lâm Đồng, sau khi thừa nhận tình trạng lượng xút dư từ công trình Tân Rai rò rĩ ra môi trường, khẳng định là sự việc đã được khắc phục. Đến ngày 6 tháng 10 vừa qua, một cán bộ của Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết cơ quan này tiếp tục kiểm tra về tình trạng ô nhiễm quanh nhà máy alumin Tân Rai theo định kỳ và vào ngày 7 tháng 10, đại diện của Sở Tài Nguyên - Môi trường Lâm Đồng có cuộc làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh về vấn đề liên quan: "Hôm nay đoàn mới đi kiểm tra lại. Đây là công tác kiểm tra thường xuyên, liên tục. Sáng mai sẽ báo cáo chính thức với Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Vừa qua xong sự việc, cũng có chỉ đạo khắc phục, và hiện nay tình hình cũng bình thường không có gì gay gắt nữa." Vào sáng ngày 7 tháng 10, chúng tôi cố liên lạc với ông Lương Văn Ngự, vị phó giám đốc sở Tài Nguyên - Môi trường phụ trách công tác thanh tra và báo cáo cho ủy ban nhân dân tỉnh nhưng mọi nỗ lực đều thất bại. Trong khi đó, một số người dân sống quanh nhà máy alumin Tân Rai cho biết tình hình không có gì thay đổi. Một phụ nữ tại địa phương Lộc Thắng cho biết: "Hồ nước bị ảnh hưởng nặng lắm. Cá chết hằng loạt hết và nước giờ đây như nước đen. Cá chết bao nhiêu nổi thúi lên. Giải quyết thì chưa thấy gì hết."
Một người dân khác ở Lộc Thắng cũng cho biết: "Dưới hồ nước ngập lên làm chết cà phê. Cả hai tháng nay thấy nước nhờn nhờn, có bọt như bọt xà bông, Cả ao đó cá chết hết, nổi phình lên, thối… Nước hồ được công ty và dân tưới thường xuyên. Gia đình thiệt hại không nhiều nhưng làm đơn lên Ban Dự án hai lần rồi mà người ta vẫn chưa đến thẩm định, kiểm tra gì." Về biện pháp xử lý hóa chất xút trong môi trường, giáo sư Lê Huy Bá cho biết: "Xút đã thẩm thấu ra bên ngoài rồi, giờ phải cho gom lại một chỗ để xử lý. Cách xử lý là 'trung hòa', hoặc phơi khô, đóng bánh lại, cô lập lại chôn vào một nơi có bê tông là 'khả dĩ'; chứ cách gì cũng tốn kém. Xút đã nhiễm vào trong đất khó mà khử lắm. Các nước vẫn chưa có phương pháp thích hợp nào để đẩy xút ra và tái chế lại. Việc đóng khô rồi trộn vào vật liệu khác vẫn chưa được mấy. Xút sử dụng trong tinh luyện bauxite thì các nước cũng chưa có cách nào để xử lý chất thải đó cả. Xút được sử dụng theo nhiều cách trong công nghiệp. Các ngành khác sử dụng lượng xút nhỏ và phân tán chứ không tập trung như trong ngành bauxite, lượng nhiều việc thu gom xử lý chất thải không được nên xảy ra sự cố là chuyện thường…." Nhiều lý do được nêu ra như tình trạng hủy hoại môi sinh vì lượng bùn đỏ thải ra từ quá trình tuyển quặng tích trữ trong những hồ chứa trên cao được ví như những quả bom treo lở lửng trên đầu người dân sống phía dưới cao nguyên. Thế rồi biết bao những tác động về văn hóa, xã hội khi mà dự án được triển khai bởi nhà thầu Trung Quốc… Tuy nhiên, dự án vẫn được thực hiện, và mới trong giai đoạn chuẩn bị, việc rò rĩ hóa chất xút độc hại như vừa qua đã xảy ra khiến cho dư luận tiếp tục quan ngại. Bài học thảm họa bùn đỏ tại Hungary một năm qua vẫn chưa đủ để thức tỉnh những nhà quản lý xã hội ở Việt Nam. Chính giáo sư Lê Huy Bá cho biết vì lý do chính trị mà 'người ta' sẵn sàng lờ đi tất cả những mối nguy được báo trước. Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Hà Nội nhất định không tìm hài cốt quân nhân VNCH
HÀ NỘI (NV) -Nhà cầm quyền CSVN đã từ chối nhận khoản viện trợ 1 triệu đô la từ Hoa Kỳ để tìm kiếm hài cốt các quân nhân của họ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, mà điều khoản bao gồm cả phía VNCH.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay như vậy hôm Thứ Năm, sau khi Hoa Kỳ ngưng tài trợ chương trình giúp thu hồi những hài cốt đó.
Hồi tuần trước, Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Ðông Á và Thái Bình Dương, cho hay chính phủ Mỹ đã đình chỉ số tiền viện trợ 1 triệu đô la cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội cam kết sẽ tìm cả hài cốt quân nhân VNCH mất tích. Tuy nhiên, Hà Nội lại nói là họ không được chính thức thông báo điều này.
"Chúng tôi cho rằng hợp tác nhân đạo phải luôn luôn đến từ tinh thần thiện chí, thành thật và vô điều kiện," phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói, theo bản tin thông tấn xã AFP.
"Việt Nam luôn luôn hợp tác vô điều kiện với Mỹ để đi tìm lính Mỹ mất tích trong chiến cuộc," vậy nên họ tưởng hai bên hợp tác "trong tinh thần đó" về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam (cộng sản) mất tích. Ông Nghị viết trong một bản tuyên bố gửi tới hãng thông tấn AFP.
Hàng ngàn hài cốt quân cán chính VNCH mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cùng với hàng ngàn hài cốt tù cải tạo chết trong các nhà tù cộng sản sau khi VNCH sụp đổ, vùi lấp trong các khu rừng.
Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội loan báo hồi Tháng Giêng rằng, hai bên đã ký kết một thỏa hiệp kéo dài 2 năm "cung cấp trợ giúp kỹ thuật để giúp Việt Nam thu hồi (hài cốt) quân nhân mất tích của họ."
Sự hợp tác, theo như thông báo, sẽ bao gồm huấn luyện, trao đổi tin tức, cung cấp dụng cụ và chuyển giao kỹ thuật.
Nhưng Thượng Nghị Sĩ Webb, cũng là một cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam, nói không có ngân khoản nào được sử dụng "cho đến khi chúng ta được bảo đảm chắc chắn rằng chương trình viện trợ áp dụng đồng đều cho tất cả những ai chiến đấu ở tất cả các bên."
Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội, theo bản tin AFP, cho hay nhà cầm quyền Việt Nam đã cho biết trong các cuộc thương thuyết là những người chiến đấu thuộc VNCH "không bao gồm trong chương trình" viện trợ để tìm kiếm.
Nhà cầm quyền Hà Nội cho hay khoảng 300,000 quân nhân cộng sản vẫn còn bị ghi là mất tích trong chiến tranh, tính tới khi cuộc chiến chấm dứt cuối Tháng Tư 1975.
Số quân nhân VNCH mất tích hiện không có một thống kê nào.
Hơn hai thập niên qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã hợp tác với Mỹ để tìm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến, từ đó mối quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng sang các lãnh vực khác.
Hòa giải dân tộc?
Theo một công điện ngoại giao bị rò rỉ bởi wikileaks, hồi năm 2008, Nghị Sĩ Jim Webb đã bí mật đến thăm nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nơi đây phần lớn là hoang phế vì không có người chăm sóc.
Dịp này, Nghị Sĩ Webb gặp bí thư thành ủy và chủ tịch thành phố Sài Gòn là Lê Thanh Hải và Nguyễn Hoàng Quân. Ông Webb khuyến khích nhà cầm quyền cộng sản bây giờ hòa giải với cựu quân nhân VNCH.
Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội VNCH mà chỉ nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
Báo chí ở Việt Nam hàng năm nêu ra con số hàng tỉ đô la do người Việt hải ngoại, đa số là những người chạy trốn cộng sản, gửi về nước cho thân nhân mà nhờ đó có tiền nuôi chế độ.
Ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng CSVN, trước khi chết Tháng Sáu 2008 một người hiếm hoi đã kêu gọi "hòa giải dân tộc."
Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC vào năm 2007 nhân dịp kỷ niệm biến cố 30 Tháng Tư, ông Kiệt cho hay Việt Nam nay đã bắt tay với tất cả các kẻ thù trong quá khứ, mà tới nay chủ trương của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không hòa giải với người Việt quốc gia.
"Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì sao chúng ta không khép lại quá khứ ấy mà cứ đố kỵ lẫn nhau." Ông Kiệt nói trong cuộc phỏng vấn.
Cựu quân nhân VNCH lên tiếng
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt về việc CSVN muốn lấy tiền viện trợ của Mỹ nhưng không chịu tìm hài cốt quân nhân VNCH mất tích trong cuộc chiến, ông Ðặng Thanh Long, cựu hội trưởng hội Hải Quân Cửu Long, nói: "Tôi có theo dõi kỹ tin này trên báo Người Việt. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là cho đến nay người cộng sản trong chính quyền của họ vẫn còn mọi rợ và lạc hậu. Cách đây cả trăm năm, chiến tranh Nam Bắc Mỹ khi kết thúc kẻ thắng vẫn tôn trọng bên thua, thành lập cả nghĩa trang cho quân miền Nam. Suy nghĩ thứ hai, là họ chỉ muốn moi tiền của Mỹ. Quỹ tìm kiếm hài cốt các quân nhân cả hai bên lên đến cả triệu Mỹ kim mà đưa cho họ thì ai mà biết nó trôi về đâu."
Một người khác, ông Trần Văn Ngà, cựu sĩ quan Tâm Lý Chiến Quân Lực VNCH, phát biểu: "Tôi từng có dịp cộng tác với một vài anh em bốc mộ những bạn tù cải tạo, được biết ở nhiều nơi đồng bào mình khi bất ngờ tìm ra được những hài cốt 'lính Cộng Hòa' thường bảo nhau chôn cất đàng hoàng và bảo trì khá kỹ lưỡng. Nay cộng sản cứ lấy tiền Mỹ rồi ra một thông báo cho ai biết những mộ, hài cốt 'lính ngụy' thì báo cho Ủy Ban Tìm Hài Cốt (MIA) biết, đâu có tốn kém gì mà họ không làm."
Ông Ngà nói thêm, "rõ ràng là họ đâu có thực tâm hòa hợp hòa giải như đã rêu rao kêu gọi. Việc họ từ chối lộ rõ cái dã tâm của người cộng sản, cái bất nhân của cộng sản. Nhân dịp này, cộng đồng chúng ta nên gửi thư cám ơn đến TNS Jim Webb đã quan tâm đến người lính VNCH và đã khiến cộng sản Việt Nam lộ rõ bộ mặt thật của họ." (TN-NH)
|