THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 July 2011

S.O.S. anh Điếu Cày đã bị mất tay. Ai đã làm chuyện này với một người yêu nước? (Updated)

Sau hơn 39 tháng giam giữ trong đó có 9 tháng "mất tích" không ai biết. Cuối cùng ông Trung Tá Đặng Hồng Điệp thông báo với chị Dương Thị Tân rằng anh Điếu Cày đã bị mất tay......???

Đơn khiếu nại ngày 17/7/2011 của bà Dương Thị Tân (đại diện đương nhiên hợp pháp của gia đình ông Nguyễn Văn Hải) gởi đến Cơ quan An ninh điều tra CA thành phố HCM có chi tiết mới đặc biệt:

Ngày 05/7/2011, “Trung tá Đặng Hồng Điệp sau khi nghe yêu cầu từ phía tôi (tức bà Tân) đã nói rằng “ông Hải bị mất tay”. Bà Tân đặt câu hỏi: “Vậy thì ông Hải mất tay ở đâu và trong trường hợp nào gia đình tôi phải được thông báo cụ thể bằng văn bản”.

Đơn này đồng thời cũng được gởi cho Viện kiểm sát TP HCM, Bộ Công an, Viện kiểm sát tối cao.
Dưới đây là nguyên văn nội dung đơn khiếu nại:
 Giấy báo VKS TP HCM đã nhận đơn khiếu nại
by Uyên Vũ


 Trang 2 Đơn khiếu nại, chú ý phần trong ô vuông đỏ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2011
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi :         – CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA – CÔNG AN TP.HCM.
- BỘ CÔNG AN.
Tôi tên là:  Dương Thị Tân                                                       Sinh năm: 1958
CMND số : 0 2 3 4 1 3 2 5 2                                                   Cấp tại : CATP.HCM
Địa chỉ : 57/31 Phạm Ngọc Thạch Phường 6, Quận 3.
Là người đại diện đương nhiên hợp pháp của các con tôi, cũng là con của ông Nguyễn Văn Hải.
Diễn biến sự việc :
-          Theo thông báo số : 927/TB/ANĐT ngày 21/10/2010 của ANĐT – CÔNG AN TP.HCM thì ông Nguyễn Văn Hải tiếp tục bị bắt tạm giam sau khi ông Hải đã chấp hành xong hình phạt tù với thời gian 30 tháng tù giam với tội danh mặc định “Trốn thuế”.  Kể từ ngày bị bắt giam 19 tháng 4 năm 2008.
-          Theo quy định về thời hạn để tạm giam để điều tra tại điều 120-BLTTHS đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, kể cả tội phạm về an ninh quốc gia mà ông Hải đang bị “quy chụp” thì thời gian tối thiểu đến tối đa của mỗi lần gia hạn tạm giam lần lượt là hai tháng, ba tháng và bốn tháng. Tuy nhiên cho đến nay ông Hải đã bị tạm giam chín tháng.
-          Như vậy, xét về thời gian tạm giam lần đầu và cả thời gian gia hạn tạm giam lần thứ nhất ở mức cao nhất cũng đã hết mà gia đình chúng tôi vẫn hoàn toàn không biết tình trạng pháp lý và sức khỏe của ông Hải là như thế nào. Sự “biệt tăm,biệt tích” của ông Hải đã làm cho gia đình tôi lo lắng, bất an về an toàn tính mạng, sức khỏe ông.
-          Trước thực trạng “mơ hồ” như thế, buộc gia đình tôi phải đặt ra những nghi vấn có thể xảy ra:
  • Vì sao Cơ Quan ANĐT bắt tạm giam ông Hải vì cho rằng có đủ chứng cứ chứng minh ông Hải phạm tội : Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88-BLHS hoặc một tội khác bất kỳ (trong trường hợp bị chuyển tội danh) thì sao trong vòng hơn chín tháng qua mà cơ quan ANĐT vẫn chưa kết luận điều tra để truy tố?
  • Nếu tội danh này hình thành đồng thời hoặc trước tội “trốn thuế” thì tại sao Cơ Quan ANĐT không khởi tố song song cùng tội “trốn thuế” để có thể tổng hợp hình phạt cho tiện lợi và phù hợp với thực tế? Liệu trong thời gian 30 tháng ông Hải bị giam cầm không ai được tiếp xúc và chịu sự quản thúc nghiêm ngặt của cán bộ trại giam ông có thể phạm thêm một tội khác như điều 88-BLHS quy định hay không? Nếu cho rằng thời điểm truy tố ông Hải về tội trốn thuế Cơ quan ANĐT đang âm thầm điều tra thì thời hạn điều tra đến nay đã hơn 39 tháng tù giam giữ ? Vì sao phải đợi đến khi vừa mãn hạn tù của tội trốn thuế thì mới khởi tố thêm tội danh hoàn toàn mới mà đáng lẽ có thể khởi tố từ trước ?
  • Phải chăng ông Hải không có tội, không cấu thành hành vi cần và đủ, đang bị “gán ghép” cho hành vi tuyên truyền chống Nhà nước nên Cơ quan ANĐT cố tình níu kéo, trì hoãn thời gian điều tra để khủng bố tinh thần nhằm đạt mục đích “gán ghép”.
  • Tại sao khi kết thúc thời hạn điều tra, kể cả gia hạn điều tra lần thứ nhất và theo quy định thì thời điểm hiện tại đang là thời gian gia hạn điều tra lần thứ hai (nếu có) mà vẫn không hề có một động thái thông báo cho gia đình tôi được biết. Mặc dù, việc thông báo hoàn toàn không gây trở ngại hay ảnh hưởng đến quá trình điều tra, ảnh hưởng đến sự thật của vụ án (nếu có)?
  • Phải chăng sự thật là ông Hải đang bị tạm giam sai luật, sai quy định vì thế Cơ Quan ANĐT gặp sự phản kháng của Viện Kiểm Sát không phê chuẩn quyết định gia hạn thời gian tạm giam nên không có cơ sở để thông báo cho gia đình bị can biết?
Căn cứ trong BLTTHS: bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo tố tụng hình sự theo điều 31; căn cứ theo khoản d, khoản e diều 34 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Tôi chính thức khiếu nại và yêu cầu Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ Quan ANĐT phải có văn bản trả lời cho tôi những vấn đề sau:
  1. Vì luật sư của gia đình theo như Cơ quan ANĐT thì chưa được chấp nhận nên không có làm việc, trả lời hoặc cung cấp … gì cho Luật sư trong giai đoạn điều tra. Do vậy hãy thông báo tình trạng pháp lý, sức khỏe của ông Hải cho gia đình tôi được biết.
Cho phép, hay không cho phép hoặc hạn chế sự thăm gặp, tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết bình thường và bình đẳng như những phạm nhân khác theo quy định của Bộ Công an và Chính phủ Việt Nam.
  1. Buổi tiếp dân ngày 5 tháng 7 năm 2011. Trung tá Đặng Hồng Điệp sau khi nghe yêu cầu từ phía tôi đã nói rằng “ông Hải bị mất tay”. Vậy thì ông Hải mất tay ở đâu và trong trường hợp nào gia đình tôi phải được thông báo cụ thể bằng văn bản.
  2. Phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự nếu có căn cứ cho rằng ông Hải không phạm tội, kiến nghị và hủy các quyết định đã ban hành đồng thời trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải.
Trả lại cho tôi tài sản thu giữ trái phép trên người tôi và tại nhà tôi ngày 20 tháng 10 năm 2010 cụ thể là: tiền và điện thoại Motorola V9 (lấy tại Công An P.6-Q.3). Máy tính để bàn và máy tính xách tay cùng một số vật dụng phương tiện học tập của các con tôi. Tất cả đều không được lập biên bản.
  1. Hẹn lịch làm việc với gia đình tôi bằng thông báo hoặc thư mời có nội dung làm việc, ngày giờ, địa điểm chính xác rõ ràng với sự tham gia của Luật sư. Bởi lẽ, tôi đã nhiều lần yêu cầu nhưng chỉ được hứa hẹn và trả lời những việc không liên quan đến khiếu nại bằng miệng của những cán bộ không có thẩm quyền.
Rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét dựa trên tinh thần và sự tôn trọng pháp luật của quý cơ quan.
Trân trọng và cám ơn.
NGƯỜI KHIẾU NẠI
Dương Thị Tân


Biên lai gởi đơn (của Bưu điện) đến 2 cơ quan VKS
Biên lai gởi đơn (của Bưu điện) đến 2 cơ quan CA

 
Anh Điếu Cày trong một lần biểu tình chống TQ đòi chủ quyền HSTS trước khi anh bị bắt.


 
Ðiếu Cày
Theo dõi sự kiện:
Thư gửi của tổ chức CJFE đến đại sứ Việt Nam tại Canada về tình trạng của blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày bặt vô âm tín
THƯ TỪ CHỊ DƯƠNG THỊ TÂN VỀ TÌNH TRẠNG “KHÔNG RÕ SỐNG CHẾT” CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN HẢI
TÌNH TRẠNG BLOGGER ÐIẾU CÀY VÀ ANH BA SAIGON VẪN KHÔNG ÐƯỢC CHO THÂN NHÂN THĂM VIẾNG
TẾT VÀ NGƯỜI TÙ NỔI TIẾNG ĐIẾU CÀY


Sources
- http://chhv.wordpress.com/
- Facebook.


free counters
Free counters

14 tháng 9 Năm 1958 – Ngày Đảng CSVN ký công hàm bán nước


Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Phó thủ tướng Trung Quốc Li Xiannian hồi tháng 6, 1977 tại Bắc Kinh, Li nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng "Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và những điều này có chứng cớ lịch sử để xác định".Đồng thời cũng nói thêm "trong quá khứ phiá Việt Nam đã công nhận điều này", một cách ám chỉ chính cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Beijing Review – May 1979)

Tài liệu không nói rõ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phản bác lại những lập luận của Trung Quốc thế nào để bênh vực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, dư luận có thể hiểu là đảng Cộng sản Việt Nam và đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không thể chống đỡ nổi luận điệu này vì bị rơi vào thế "há miệng mắc quai".

Theo Bộ ngoại giao Trung Quốc thì chủ quyền của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cãi (Beijing Review, Feb 18, 1980). Vì chính Hà Nội, trong các cuộc đàm phán trước kia đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này rồi, vì vậy nếu Hà Nội thay đổi thái độ của họ thì không có cơ sở. Trung Quốc đã đưa ra hai sự kiện cụ thể để làm bằng chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đồng ý với Trung Quốc về chủ quyền của hai quần đảo đang tranh chấp này.

Sự kiện thứ nhất là vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam xác nhận với phiá Trung Quốc như sau "Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)".

Sự kiện thứ hai là ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức 2 năm sau đó, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Trung Quốc chính thức công bố chủ quyền lãnh hải của họ là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam. (1)

Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng viết như sau "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958".

Năm 1979, 21 năm sau, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm cách phủ nhận công hàm trên khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Viễn Đông Kinh Tế. Ông Đồng cho rằng vì lúc đó đất nước có chiến tranh nên Đảng và Nhà nước đã phải ứng xử như vậy. Nói cách khác, vì quyền lợi của đảng CSVN và vì những mưu cầu chính trị, đảng CSVN sẳn sàng nhượng bộ về nhiều mặt, kể cả việc bán đứng chủ quyền của đất nước.

Hiện nay vấn đề tranh giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đã càng lúc càng trở nên gay gắt, có nguy cơ đối đầu bằng chiến tranh để giải quyết những mâu thuẫn. Sự kiện Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt đảng CSVN xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này đặt cho Hà Nội ở vị thế khó xử, cho dù chủ quyền của Việt Nam đã có những chứng liệu lịch sử xác nhận. Việt Nam hiện ra sức giải thích với dư luận trong và ngoài nước về lỗi lầm họ đã mắc phải, biện minh rằng "Trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ nên Việt Nam phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, mặc dù công hàm viết như vậy nhưng không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Điều nghịch lý là trong bối cảnh lịch sử lúc đó, năm 1958, chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về phiá Chính phủ Miền Nam Việt Nam. Trong khi phiá Miền Nam đã tìm đủ mọi cách để khẳng định chủ quyền thì đảng CSVN lại trơ trẽn ra công hàm phủ nhận chủ quyền của họ, phản bội quyền lợi đất nước và dân tộc, cam tâm "bán đứng" hai quần đảo này cho phiá Trung Quốc.

Năm 1951 tại Hội nghị ở San Francisso, khi Nhật ký Hiệp định hoà bình, Hiệp định này đã không đề cập rõ ràng chủ quyền của nước nào đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam, Thủ tuớng Trần Văn Hữu có mặt trong Hội nghị đã tuyên bố công khai Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu, khẳng định tại Hội nghị trong ngày 7 tháng 7 năm 1951 như sau: "Trong khi chúng ta cùng khai dụng mọi cơ hội để làm giảm đi những căng thẳng, phiá Việt Nam chúng tôi xin khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vì những quần đảo này luôn thuộc về Việt Nam". (2, 3)

Trong số 51 quốc gia tham dự, đại biểu phía Liên Bang Xô Viết sau đó đề nghị nên thêm một phần trong bản Hiệp định, đề cập rằng Nhật đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Quốc. Đề nghị đó đã bị Hội nghị biểu quyết không chấp thuận với tổng số 46 phiếu thuận. Nói cách khác, Hội nghị với đại biểu của 46 trong tổng số 51 quốc gia tham dự lúc đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể phủ nhận. Sự kiện Trung Quốc đã không phản bác tuyên bố của phiá Việt Nam trước công luận thế giới sau Hội nghị 1951 tại San Francisco đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, đến khi Đảng CSVN, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm "bán nước" vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thì phiá Trung Quốc có cơ sở để chính thức phản bác và ngang ngược đòi chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nước chảy đá mòn nhưng "Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Vết nhơ về lỗi lầm ngoại giao trước dư luận thế giới có thể che đậy, nhưng vết nhơ về tội lỗi mang tính lịch sử thì không thể xoá nhoà. Ngày 14 tháng 9 năm 1958 chính là ngày lịch sử ghi nhận; Đảng CSVN vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm bán nước.

——————
1- DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA 
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

2- On July 7, 1951, Tran Van Huu, head of the Bao Dai Government's delegation to the San Francisco Conference on the peace treaty with Japan declared that the archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa were part of Vietnamese territory. This declaration met with no challenge from the 51 representatives at the conference.http://en.wikipedia.org/wiki/Transportation_in_the_Spratly_Islands

3 – On 7 July 1951 the head of the Vietnamese delegation, Tran Van Huu, addressed the conference on the issue of Truong Sa: As we must frankly profit from all the opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our rights to the Spratly and Paracel islands, which have always belonged to Vietnam. (Ministry of foreign affairs socialist republic of Vietnam 1981)  

16
0
 
Rate This

Chiến dịch “SUNDAY NO CHINA”


Nguyễn Thái Học Foundation
Ngày 20 tháng 7 năm 2011

Chiến dịch "SUNDAY NO CHINA"

Kính thưa đồng bào và công dân các quốc gia khắp thế giới:

Chính quyền Trung Hoa đang dùng nền kinh tế được nuôi dưỡng bởi nhân dân trên toàn thế giới để cùng lúc phát triển bộ máy chiến tranh và lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu đang gặp cơn suy thoái nhằm thực hiện chính sách bành trướng của đảng Cộng sản Trung Hoa. Hành động của họ đang gây nên những bất ổn trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và chính sách họ theo đuổi sẽ là một hiểm họa lớn cho nhân loại và cho chính nhân dân Trung Hoa trong thế kỷ 21.

Để phản đối và tố cáo hành động khủng bố tàn bạo, man rợ của nhà cầm quyền Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam, và để đối phó với âm mưu của Bắc Kinh dùng vũ lực và kinh tế để đe dọa và chia rẽ các nước ASEAN hòng chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam và toàn vùng Biển Đông Nam Á, Nguyễn Thái Học Foundation kêu gọi đồng bào và nhân dân toàn thế giới cùng tham gia chiến dịch:

"SUNDAY NO CHINA"

Sunday No China là cuộc vận động kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp CHẤM DỨT hoặc GIẢM BỚT mọi mua bán hàng hóa hoặc giao dịch thương mại liên quan đến Trung Hoa vào MỖI CHỦ NHẬT.

Sunday No China là bước khởi đầu, là giai đoạn chuẩn bị tâm lý cho một chiến dịch tẩy chay trường kỳ nhằm giảm bớt sự lệ thuộc và tác hại của hàng hóa Trung Hoa trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Giai đoạn kế tiếp của cuộc vận động có thể sẽ là "Weekend No China", gồm hai ngày thứ Bẩy và Chủ Nhật, và sẽ được tiếp tục cho đủ 7 ngày của một tuần. Đây là cuộc vận động lâu dài mà sự thành công tùy thuộc vào nhân dân Việt Nam và thế giới.

Sunday No China không kêu gọi thay đổi phương thức tẩy chay của những cá nhân và tổ chức khác đang thực hiện. Cuộc vận động chỉ nhằm kêu gọi đồng bào, doanh nghiệp, và các cộng đồng bạn chưa có điều kiện tham gia phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Hoa một cách toàn diện trong giai đoạn hiện tại.

Hãy lấy một ví dụ được đơn giản hóa nhằm trình bày một khía cạnh về kinh tế liên quan đến cuộc vận động. Giả sử trong một ngày Chủ Nhật nếu 8 triệu người Việt (khoảng 10% dân số) mua 0,50 US đô la hàng Việt Nam (khoảng 10.000 VNĐ) thay vì hàng Trung Hoa, tổng số tiêu thụ hàng nội địa hôm đó sẽ tăng thêm 4.000.000 US đô la, tương đương với 400.000 việc làm với mức lương 10 US/ngày ở Việt Nam.

Sunday No China kêu gọi quý vị dùng Internet và mọi phương tiện thích hợp khác để thường xuyên và liên tục chuyển đi thông điệp "SUNDAY NO CHINA" cùng các khẩu hiệu khác như "Buy Vietnam", "Buy ASEAN ", "By USA", "Buy Europe", "Buy Japan", "Buy Australia", "Buy Canada," v.v…

Sunday No China được phát động nhằm đáp lại lời kêu gọi của nhiều cá nhân và tổ chức của người Việt, và của các cộng đồng bạn trong phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Hoa, tiêu biểu là hai công ty Cana Travel và Côn Đảo Explorer Travel của Việt Nam, Thống đốc Joey Salceda của Phi Luật Tân, cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, và cộng đồng Tây Tạng.

Sunday No China được phát động cũng nhằm đáp lại lời kêu gọi của đất nước trước cơn nguy biến, và nhằm góp sức cho các cuộc biểu tình vệ quốc và kêu gọi hòa bình cho vùng Đông Nam Á của người Việt và người Phi đang liên tiếp diễn ra trên toàn cầu; cùng với cuộc vận động đổi tên biển và một chuỗi phản ứng của cộng đồng người Việt, sự tổng hợp của những nỗ lực không ngừng đã có tác động không thể phủ nhận đối với xu hướng hợp nhất của ASEAN và một số quyết định quan trọng của cộng đồng quốc tế. Điển hình là Nghị quyết 217 và Nghị quyết 352 được Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra qua mới đây, lên án việc hăm dọa và dùng vũ lực của Trung Hoa và tái khẳng định sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các tranh chấp ở vùng Biển Đông Nam Á.

Kính thưa quý vị và các bạn:

Chỉ cần bỏ ra một ít nỗ lực, mỗi chúng ta đều có khả năng góp phần đánh bại chính sách bá quyền và bành trướng của Trung cộng, đồng thời gửi một thông điệp đến nhân dân Trung Hoa, rằng nhân dân toàn thế giới mong nhìn thấy một cường quốc Trung Hoa được xây dựng trên giá trị của đạo đức và nền tảng của tự do và dân chủ.

SUNDAY NO CHINA!

Nguyễn Thái Học Foundation xin chân thành cảm ơn quý vị.

Trân trọng,

Nguyễn Hoài Nhã Trân
Giám Đốc Phòng Truyền Thông và Báo Chí

Sợ người ta biến cầu Long Biên thành công cụ kiếm tiền


21/07/2011 06:59:23
- "Tôi vẫn có cảm giác e sợ khi người ta thương mại hóa các di tích, di sản, biến chúng trở thành công cụ kiếm tiền của các nhà đầu tư. Số phận của các di tích, di sản sẽ ra sao khi được trao vào tay những người mà mục đích chính ngay từ đầu của họ đã là "thu được lợi nhuận cao"?" - KTS Bùi Văn Ngàn.

TIN LIÊN QUAN

Cầu Long Biên là một trong số ít những di tích thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay. Cây cầu già nua với hơn 100 năm tuổi đã chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay của lịch sử. 14 lần Mỹ ném bom nhưng cầu vẫn hiên ngang đứng đó. Và với nhiều người Hà Nội, cây cầu còn là một mảng ký ức hào hùng, là biểu tượng của sự bất khuất, kiên cường của quân và dân thủ đô.

Chưa kể tới những giá trị lịch sử, thì những giá trị văn hóa của nó cũng đã vô cùng đặc sắc. Cầu được chính Gustave Eiffel (người thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp) thiết kế. Khi xây dựng xong (năm 1902), nó đã trở thành 1 trong 4 cây cầu bằng thép lớn nhất thế giới, đã từng xếp thứ 2 về chiều dài sau cầu Brooklyn của Mỹ. Việc thi công cây cầu đã tốn biết bao mồ hôi, xương máu của biết bao người thợ tài hoa đất Việt.

Khóa tình yêu trên cầu Long Biên. Ảnh IE
Khóa tình yêu trên cầu Long Biên. Ảnh IE

Ngày nay, ngoài chức năng giao thông thuần túy, nó còn là không gian sinh hoạt văn hóa - xã hội đặc sắc: là địa điểm lý tưởng để các đôi uyên ương tới chụp ảnh cưới, hay là một khoảng không gian riêng tư để các đôi lứa tỏ tình, giao duyên. Các bạn trẻ Hà Nội thì thích thú tụ tập để chụp những tấm hình lưu niệm với tà áo dài truyền thống. Một vài gánh hàng rong bán vội ở khúc giữa cây cầu, một vài lễ hội đã diễn ra ở đây. Còn có cả một chợ đầu mối to vào hàng số 1 của Hà Nội nằm ngay dưới chân cầu về phía nội thành.

Nhưng hiện tại cây cầu đã xuống cấp trầm trọng, việc duy tu, bảo dưỡng là cấp thiết. Tôi ủng hộ việc trùng tu, tôn tạo cây cầu theo hướng: bảo tồn nguyên trạng về kiến trúc, tu chỉnh lại các cấu kiện chịu lực, quét sơn chống rỉ, vẫn giữ lại đường ray xe lửa và có thể dùng cho tuyến du lịch quanh thành phố...

Về ý tưởng biến nó thành một bảo tàng như đề xuất của KTS Nguyễn Nga, tôi cho rằng đó là một ý tưởng khá táo bạo, nhưng xem xét kỹ các đề xuất của bà thì thấy rằng việc người ta băn khoăn quả có lý do. Sau khi biến thành bảo tàng liệu cây cầu có còn sức sống như hiện nay hay không? Liệu có thu hút được đông đảo nhân dân tới thăm quan cây cầu nữa hay không? Người dân ở ta chưa có thói quen đi xem bảo tàng, hơn nữa, nếu có đi thì mỗi bảo tàng cũng chỉ đi thăm quan 1 lần cho biết, trong khi nhu cầu về không gian sinh hoạt văn hóa - xã hội cho người dân (đặc biệt là giới trẻ) là thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ.

Tôi vẫn có cảm giác e sợ khi người ta thương mại hóa các di tích, di sản, biến chúng trở thành công cụ kiếm tiền của các nhà đầu tư. Số phận của các di tích, di sản sẽ ra sao khi được trao vào tay những người mà mục đích chính ngay từ đầu của họ đã là "thu được lợi nhuận cao"?

Sự can thiệp thô bạo vào kiến trúc cây cầu như đòi nâng cao cầu lên 3m, sử dụng kính bóng loáng ốp dọc thân cầu như trong đề xuất của bà Nga khiến cho giới chuyên môn nổi giận, người dân thì lắc đầu ngao ngán.

Việc trùng tu một cây cầu mang nhiều giá trị như cầu Long Biên xem ra cũng không dễ, đòi hỏi người được giao thực hiện nhiệm vụ này phải có đủ trình độ hiểu biết, năng lực tài chính, tổ chức... Bà Nguyễn Nga liệu có đủ khả năng này không? 

Hẳn người dân thủ đô chưa thể quên, bà Nguyễn Nga chính là người tổ chức 2 Festival cầu Long Biên đầy tai tiếng năm 2009 và 2010 vừa qua. "Nhếch nhác, tạm bợ, mất vệ sinh, thiếu chuyên nghiệp" là những từ mà báo giới đã chỉ trích về 2 Festival của bà. Rồi ngay cả trong đề xuất "siêu dự án" biến cầu Long Biên thành bảo tàng ngày 15/7 vừa rồi của bà, người ta nghi ngờ hình ảnh Tháp Sen là hàng nhái của Trung tâm văn hóa Jean-Marie Tjibaou do kiến trúc sư người Ý Renzo Piano thiết kế.

Nếu thành phố thực sự quan tâm tới việc trùng tu nhằm gìn giữ cây cầu, sao không tổ chức hẳn một cuộc thi nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này? Để những nhà chuyên môn, bà con nhân dân cả trong và ngoài nước có cơ hội bày tỏ ý kiến đóng góp của mình, thể hiện tình yêu của mình với thủ đô ngàn năm văn hiến.

Làm gì để cầu Long Biên vừa giữ được vẻ đẹp vốn có, vừa vẫn là không gian sinh hoạt văn hóa - xã hội cho người dân? Hãy gửi tới Bee.net.vn ý kiến của bạn vào địa chỉ email tkts@bee.net.vn. Bee.net.vn mong độc giả hiến kế.

KTS Bùi Văn Ngàn

LS Huỳnh Văn Đông bị chính quyền phân biệt đối xử


2011-07-20

Trong khi hành nghề luật sư để bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình LS Huỳnh Văn Đông luôn gặp khó khăn, cản trở từ chính hệ thống tư pháp mà ông phục vụ.

AFP photo

Biểu ngữ phản đối sự bất công được treo tại một cửa hàng ở Hà Nội trước lệnh cưỡng chế di dời của chính quyền vào ngày 07/7/2011

Lý do ông bị phân biệt đối xử vì đã tranh cãi cho những người bị cáo buộc các tội danh chính trị và những lý luận cũng như chứng cứ ông đưa ra đã khiến cho toà án khó chịu đi đến chống lại ông. Mới đây tòa án tỉnh Bến Tre đã gửi công văn đến Luật sư Đoàn đòi có biện pháp đối với LS Huỳnh Văn Đông. 

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông để tìm hiểu thêm về công văn này.

Luật pháp không công minh

Mặc Lâm : Thưa luật sư, xin ông cho biết sau nhiều vụ mà ông đã bảo vệ cho những thân chủ bị cáo buộc với những tội danh chính trị thì luật sư rút ra được những kinh nghiệm gì về tòa  án Việt Nam ?

LS Huỳnh Văn Đông : Thưa anh, trong quá trình tham gia bào chữa các vụ án mang tính cách chính trị thì tôi nhận ra một điều rằng tất cả các tòa án từ Bắc chí Nam mà tôi đã từng tham gia thì tôi thấy một điều rằng là họ không xét xử trên cơ sở chứng cứ khách quan và những chứng cứ họ sử dụng là mang tính chủ quan và suy diễn; nó không có một chứng cứ trực tiếp nào để kết buộc các thân chủ của chúng tôi từ trước tới nay phạm các tội mà như họ đã cáo buộc. Đó là một đặc điểm chung mà tôi rút ra được trong quá trình hành nghề của mình.

Mặc Lâm : Đó là những việc mà luật sư gặp trong tòa, riêng về những người mà thi hành pháp luật chẳng hạn như công an thì họ có những cách đối xử với các bị can phải được gọi là hồ đồ. Luật sư có kinh nghiệm gì về việc này không ạ?

LS Huỳnh Văn Đông : Về các vi phạm trong quá trình điều tra của công an thì đó là một vi phạm có hệ thống. Tôi thấy rằng là việc bắt giam người một cách vô tội vạ và cứ gia hạn điều tra, rồi gia hạn điều tra hết lần này tới lần khác, có những trường hợp mà đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật, tôi khẳng định đó là việc làm có hệ thống, tại vì các chứng cứ cho tới thời điểm đưa ra xét xử vẫn không có gì mới ngoài những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập trước đó, nhưng người ta vẫn lấy lý do là kéo dài thời gian hoặc các vụ án phức tạp để mà gia hạn điều tra. 

Người ta vận dụng một điều luật trong Bộ Luật Hình Sự, đó là không cho luật sư tiếp xúc với khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra vì đó là những tội gọi là xâm phạm an ninh quốc gia, mà đó là cản trở lớn nhất đối với giới luật sư chúng tôi.

Mặc Lâm : Còn một khía cạnh nữa là như trường hợp của anh Điếu Cày đã xảy ra là sau khi anh ấy mãn hạn tù vẫn bị họ giữ lại với cáo buộc một tội danh khác và đồng thời tuyệt đối không cho người nhà biết tình trạng hiện thời của ảnh ra sao trong thời gian kéo dài cả năm nay. Theo luật sư, điều này có vi phạm gì đối với pháp luật Việt Nam hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Vi phạm lớn nhất ở đây ít nhất là cái quyền thăm nuôi của người nhà đối với bị can, bị cáo. Công an TP.HCM đã áp dụng việc cấm thăm gặp anh Điếu Cày tức là họ đã vi phạm pháp luật.

Người ta vận dụng một điều luật trong BLHS, đó là không cho luật sư tiếp xúc với khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra, và đó là cản trở lớn nhất đối với giới luật sư chúng tôi.

LS Huỳnh Văn Đông

Mặc Lâm : Dạ vâng. Trong trường hợp này thì người thân, người nhà của anh Điếu Cày có thể đưa đơn khiếu nại được hay không ở những cơ quan hay tòa án cao hơn, thưa luật sư?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi được biết người nhà của anh Điếu Cày đã khiếu nại, khiếu nại rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có một sự trả lời chính thức của cơ quan chức năng.

Mặc Lâm : Như vậy thì cả một hệ thống tòa án đã như vậy rồi thì làm sao mà bảo vệ được cho người dân thấp cổ bé miệng như là gia đình anh Điếu Cày, thưa ông?

LS Huỳnh Văn Đông : Việc bảo vệ ở đây, qua quá trình hành nghề thì chúng tôi nhận thấy một điều rằng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ cho các trường hợp như anh vừa nêu thì là một điều hết sức khó, bởi vì người thi hành pháp luật người ta đã không căn cứ vào quy định của pháp luật. Người ta thực hiện theo cái gọi là mệnh lệnh của cấp trên, đó là vi phạm luật một cách trắng trợn nhất mà Việt Nam đang phải đối diện, và thực tế nó là như thế.

Lũng đoạn tư pháp

Mặc Lâm : Theo luật sư, sau một thời gian va chạm với tòa án Việt Nam cũng như là với giới hành pháp Việt Nam thì luật sư có thấy rằng hành pháp có những biểu hiện gì để có thể nói là đang lũng đoạn tư pháp?

ls_huynh-van-dong-250.jpg
Luật sư Huỳnh Văn Đông. Photo courtesy of nuvuongcongly
LS Huỳnh Văn Đông :
 Sự lũng đoạn của nó đã có và hiện đang có, và tiếp tục sẽ có, bởi vì người ta làm việc trên một khía cạnh mà như tôi đã trình bày, đó là người ta không căn cứ vào pháp luật mà người ta căn cứ vào mệnh lệnh. Hệ thống pháp luật Việt Nam đang bị lũng đoạn, đặc biệt là ngành tư pháp.

Mặc Lâm : Còn riêng về những điều khoản mơ hồ như Điều 88 hay Điều 79 của Bộ luật hình sự thì luật sư có nghĩ rằng kỳ thay đổi hiến pháp lần này họ có thể nhìn lại những sai trái, những mơ hồ này để họ có sự điều chỉnh lại hai điều luật này hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi hy vọng là chức năng của đại biểu quốc hội ý thức được trách nhiệm và quyền hạn của mình. Tôi cũng khẳng định và tôi chắc chắn rằng họ nhìn ra được điều đó, họ nhìn ra những điều luật mà như anh vừa nói, đó là những điều luật mơ hồ mà bất kể một công dân Việt Nam nào cũng có thể phạm tội. Tôi hy vọng sẽ có sự sửa đổi trong kỳ sửa đổi tới đây.

Mặc Lâm : Chúng ta ai cũng thấy rằng về các tội danh chính trị thì tòa án Việt Nam, cũng như bên viện kiểm sát và công an thì họ rất là tích cực, thế nhưng theo luật sư các tội danh liên quan đến các lãnh vực như là tham nhũng, hối mại quyền thế, hay là lợi dụng chức vụ vi phạm pháp luật thì có được viện kiểm sát nghiên cứu kỹ lưỡng các bằng chứng để đưa ra trước tòa hay không ?

Sự lũng đoạn của nó đã có và hiện đang có, và tiếp tục sẽ có, bởi vì người ta làm việc không căn cứ vào pháp luật mà người ta căn cứ vào mệnh lệnh. 

LS Huỳnh Văn Đông

LS Huỳnh Văn Đông :Trường hợp đó thì tôi ít được tham gia, nhưng mà qua thông tin báo chí, đặc biệt là thông tin báo chí trong nước, thì chúng ta thấy một điều rằng những tội phạm đó không được nhà nước hay là không được cơ quan hành pháp, tư pháp, họ xem xét một cách đúng mức. Đặc biệt như vụ hối lộ tiền polymer, tôi được biết là bên cơ quan điều tra của Úc người ta đã điều tra vụ này rất là lâu nhưng mà đến nay thì Việt Nam vẫn chưa có một phản ứng nào. Hoặc là những vụ dân chết trong đồn công an, kết luận của bên giám định pháp y cũng như là cách hành sử sau đó của cơ quan chức năng thì tôi thấy chưa rõ ràng và người dân còn nhiều bức xúc.

Hạn chế quyền lợi LS

Mặc Lâm : Xin hỏi luật sư một câu nữa, trong khi luật sư tham gia các vụ án chính trị thì luật sư có bị hạn chế gì khi mà thực hiện nhiệm vụ của luật sư không ạ? Và những hạn chế đó cụ thể là như thế  nào ạ?

000_Hkg4764746-200.jpg
TAND TP. Hà Nội trong ngày xử TS Luật Cù Huy Hà Vũ 04/4/2011. AFP
LS Huỳnh Văn Đông :
 Tôi luôn luôn bị hạn chế. Hạn chế ở việc cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của pháp luật mà điều này người ta làm trái pháp luật một cách trắng trợn. Rồi hạn chế quyền tiếp cận hồ sơ, hạn chế quyền tranh tụng, hạn chế quyền phát biểu tại tòa, và thậm chí gần đây thì lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đưa ra một kiến nghị để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý tôi vì những việc làm không liên quan tới tòa án hoặc có liên quan nhưng mà không đáng kể.

Tôi đơn cử một ví dụ. Tòa án viện dẫn công văn yêu cầu Đoàn luật sư xử lý tôi thì trong đó có nói rằng tôi có phát biểu ở trên Diễn Đàn Paltalk sau phiên xử. Đó là việc sau phiên xử thì đó là quyền tự do thông tin của công dân, của cá nhân đối với báo chí. Hoặc là những hoạt động của Đảng Việt Tân hoặc các tổ chức chính trị khác họ có những động này những hoạt động kia thì đó là việc làm của họ, không phải của tôi, thì tại sao đưa vào đó, dựa vào đó như là những chứng cứ để kết tội tôi rằng là tôi đang giúp sức cho những tổ chức đó. Đó là thể hiện cái việc mà Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đang nhân danh công lý nhưng thực tế họ đang phỉ báng công lý.

Mặc Lâm : Và Luật Sư có nghĩ rằng những kết án này có thể làm cho luật sư đoàn có thái độ đối với Luật Sư hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi nghĩ rằng nếu như luật sư đoàn mà căn cứ vào các quy định của pháp luật và các quyền hạn của người luật sư theo quy định của luật luật sư, cũng như luật tố tụng hình sự trong quá trình hành nghề của mình, thì không có một lý do nào chính đáng để mà xét kỷ luật tôi cả. Và cái công văn của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre là một công văn vô giá trị

Mặc Lâm : Xin một lần nữa cảm ơn thời gian của LS Huỳnh Văn Đông đã dành cho chúng tôi thực hiện cuộc phòng vấn đặc biệt này. Cảm ơn ông ạ.

LS Huỳnh Văn Đông : Vâng. Xin cảm ơn anh.

THIÊN ĐÀNG THỜI BAO CẤP

a

a
a
a
a
a
a
a
a

a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a


Sổ đăng kí lương thực (thường gọi là "sổ gạo") của một hộ gia đình ở Hà Nội thời bao cấp.

Chiếc quạt tai voi Liên Xô có đế làm bằng gang và cánh quạt làm bằng da thời bao cấp.

Bộ khay và chén uống trà làm từ xác máy bay thời chiến tranh.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến và chiếc cặp lồng phổ biến thời bao cấp.

Tem phiếu mua bánh mì thời bao cấp.

Tem phiếu mua chất đốt thời bao cấp.

Gạt tàn làm từ xác máy bay thời chiến tranh.

Vỏ phích nước được gò từ xác máy bay thời chiến tranh.

Những hình ảnh và dòng chữ kỉ niệm khắc trên thân phích nước.

Ca sắt tráng men thời bao cấp.
.

Sổ mua phụ tùng thời bao cấp.

__._,_.___