THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 June 2011

Làm thịt nhân tạo từ phân người?


Với giọng điệu đầy hài hước và hoài nghi, một loạt các báo đang dẫn lại tin từ trang Digital Trends cho hay một nhà khoa học Nhật đã tạo nên thịt từ chất thải của người.

Theo trang tin trên, nhà khoa học Nhật Bản Mitsuyuki Ikeda, từ phòng thí nghiệm Okayama tin rằng, trong phân mà con người thải ra vẫn còn chứa nhiều protein chưa được hấp thụ hết và rất nhiều các loại vi khuẩn.

Do đó, ông cùng các cộng sự trong nhóm nghiên cứu tổng hợp các chất còn thừa nói trên để sản xuất ra loại thịt nhân tạo.

Thịt nhân tạo có giá đắt gấp 10 đến 20 lần so với thịt bò con người ăn hàng ngày. Ảnh: TYT.

Loại thịt này được tạo màu sắc đỏ hồng để cho giống màu thịt bình thường và trộn với bột đậu nành. Các thành phần có trong thịt nhân tạo gồm 63% protein, 25% carbohydrate, 3% chất béo và 9% chất khoáng.

Digital Trends tung ra một video clip về thịt nhân tạo, trong đó có hình ảnh những người thử xơi loại thịt mới. Họ nói nó có mùi vị giống thịt bò.

Nhà khoa học Mitsuyuki Ikeda nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ảnh: TYT.

Do chi phí nghiên cứu và sản xuất đắt đỏ, nên giá thành món thịt này còn cao gấp 10 đến 20 lần so với giá thịt bò mà con người thường ăn. Nhưng giáo sư Ikeda hy vọng trong tương lai, giá thành của nó sẽ giảm đi nhiều.

  
 

Thu Hương

Cháy chợ Vinh, hơn 100 ki ốt bị thiêu rụi


20h tối 20/6, ngọn lửa bốc lên từ khu hàng lưới ngư cự và thuốc bắc rồi lan rộng ra các cửa hàng khác của chợ Vinh. Hàng trăm tiểu thương hoảng loạn giữa vùng khói đen bao trùm hàng nghìn m2.

Ảnh hiện trường vụ cháy chợ Vinh

Các ki ốt bị cháy nằm cạnh nhau gồm ki ốt thuốc bắc, lưới ngư cụ đánh cá, sách vở, đồ dùng và đồ điện... Tại hiện trường, hàng trăm tiểu thương cùng người dân chạy rầm rập, tiếng hò hét chữa cháy, cứu hàng vang dội. Ngọn lửa bốc cao nghi ngút, khói đen bao phủ toàn bộ khu vực đình chợ rộng hàng nghìn m2.

Ngọn lửa bốc lên lúc 20h. Ảnh: Nguyên Khoa.

Ngay khi nhận tin báo, các xe cứu hỏa và hàng trăm cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát 113, cảnh sát giao thông, công an thành phố Vinh, công an các phường lân cận chợ Vinh và cả lực lượng quân đội được huy động để tham gia chữa cháy. Đại tá Nguyễn Xuân Lâm, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cũng có mặt tại hiện trường chỉ đạo chữa cháy.

Thượng tá Trần Sỹ Phàng, Phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, đến 21h30, lực lượng cứu hỏa khống chế được ngọn lửa, không để lan ra các dãy ki ốt khác nhưng trong các ki ốt, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải dọn đường, dùng búa và các dụng cụ khác đập phá các cánh cửa cuốn bằng nhôm, đưa vòi rồng trực tiếp vào tận ngóc ngách các ki ốt để dập lửa…

Cảnh sát
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động đến hiện trường. Ảnh: Nguyên Khoa

Đến 22h30, hàng trăm tiểu thương đã bắt đầu tiếp cận được ki ốt của mình. Tuy nhiên, hơn 100 ki ốt đã bị thiêu rụi. Ngồi thẫn thờ bên cửa hàng thuốc bắc cháy rụi, anh Trần Văn Trọng cho biết, thiệt hại của gia đình anh khoảng 300 triệu đồng.

Chợ Vinh là khu chợ đầu mối lớn nhất bắc miền trung, sau nhiều lần bị cháy, khu chợ mới được xây lại khang trang, hiện đại.

Nguyên Khoa

Nhiễm DEHP liều 5-10g là bị ngộ độc


20/06/2011 14:53:23

Ngày 19/6, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có thông báo về liều gây độc của phụ gia tạo đục DEHP.

Theo thông báo này, trường hợp sử dụng thực phẩm nhiễm DEHP khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10g đã bị ức chế tiêu hóa.

Khi nhiễm DEHP liều cao hơn có thể bị tăng sinh tế bào gan, phổi, teo tinh hoàn, rối loạn nội tiết, dậy thì trước tuổi, ảnh hưởng đến thụ thai...

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho hay đang xây dựng bộ quy chuẩn an toàn với chất DEHP.

Tại VN, hiện đã có gần 50 sản phẩm ở nhiều ngành hàng, chủ yếu là nước giải khát mang tên các loại nước trái cây, bánh kẹo, thạch rau câu... được xác nhận nhiễm DEHP.

Tại TP.HCM, những mặt hàng được xác nhận nhiễm DEHP đến giữa tháng 6 đã được thu hồi xong, còn tại Hà Nội đang được tiếp tục thu hồi.

(Theo Tuổi trẻ)

Các hãng máy bay đọ hàng khủng


21/06/2011 07:10:39
 - Triển lãm lần này xuất hiện chiếc "máy bay xanh" Gulfstream G450 -  kết quả của sự hợp tác giữa nhóm chế tạo Safran của Pháp và hãng chế tạo máy bay Mỹ Honeywell.

Triển lãm hàng không và không gian quốc tế  Le Bourget khai mạc ngày  20 tháng 6 và kéo dài trong vòng 1 tuần. Đây là cơ hội cho các hãng chế tạo máy bay giới thiệu các mẫu mới nhất của mình. Năm 2009, triển lãm đã thu hút được 360 000 lượt khách tham quan.

Triển lãm luôn là cuộc tranh đua giữa 2 ông lớn trong ngành chế tạo máy bay là Airbus của Pháp và Boeing của Mỹ. Hãng Boeing mang đến triển lãm hai mẫu máy bay mới là 747-8 Super Jumbo và 787 Dreamliner.

Máy bay 747-8 Super Jumbo của Boeing. Ảnh : Eric Piermont, AFP
Máy bay 747-8 Super Jumbo của Boeing. Ảnh : Eric Piermont, AFP
 
Airbus, hãng chế tạo máy bay có lượng đặt hàng lớn nhất, tin tưởng vào mẫu A320 sẽ thu hút được các hãng hàng không vì loại này tiết được 15 % khí đốt.

Hãng Comac của Trung Quốc, trong lần đầu tiên góp mặt tại triển lãm đã mang đến mẫu C919, máy bay dân dụng thương mại đầu tiên được sản xuất tại Trung Quốc. Nó có thể gạt 2 gã khổng lồ trên trong thị trường hàng không Trung Quốc.

Những tiến bộ gần đây của ngành sản xuất máy bay làm hài lòng các nhà bảo vệ môi trường. Máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời Solar Impule có thể bay cả ngày lẫn đêm mà không thải khí gây ô nhiễm môi trường. Nó đã mất 16 tiếng để bay từ Bruxelles đến sân bay Bourget để tham dự triển lãm.

Chiếc Gulfstream G450 cũng là loại máy bay chạy bằng nhiên liệu sinh học. Nó có những động cơ điện nhỏ nhằm giảm sự tiêu hao nhiên liệu của động cơ phản lực . Chiếc "máy bay xanh" này là kết quả của sự hợp tác giữa nhóm chế tạo Safran của Pháp và hãng chế tạo máy bay Mỹ Honeywell.

máy bay của tương lai ZEHST, ảnh : Eric Piermont, AFP
Máy bay của tương lai ZEHST.  Ảnh: Eric Piermont, AFP
 
Cũng được giới thiệu trong triển lãm Bourget, chiếc máy bay hướng tới tương lai nhất là ZEHST, bay với tốc độ siêu thanh, chỉ với 2,5 tiếng có thể bay từ Paris đến Tokyo. Không gây ô nhiễm cũng không thải khí CO2, chiếc máy bay của tương lai bay với tốc độ nhanh hơn 4 lần so với tốc độ âm thanh.
 
Thanh Xuân (Theo Le Monde)

CPI trong tháng 6 tăng 1,21%


Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 ở Hà Nội tăng 1,21% so với tháng năm. Tổng Cục Thống kê Hà Nội cho biết như vừa nêu.

Theo đó, CPI tại Hà Nội tháng này tăng 20,27% so với cùng kỳ năm  ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng tại đây tăng 15,7% so với 6 tháng đầu năm 2010.
Trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông không tăng, 10 nhóm hàng còn lại đều tăng so với tháng trước, dẫn đầu là  nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Theo đánh giá của chuyên gia trong nước, CPI 6 tháng đầu năm tăng cao nhưng đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số CPI tăng chậm.

Cảnh báo bão với gió cấp 8 từ Bình Thuận đến Cà Mau


Sáng nay, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Ludong của Philippines khoảng 90 km về phía Bắc, sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 8 cấp 9.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc với vận tốc 15-20 km/giờ và sẽ có khả năng biến thành bão.
Theo Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Trung Ương Việt Nam, vùng biển Đông bắc biển Đông có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật lên đến cấp 10 và biển động mạnh.
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau gió mạnh có thể lên đến cấp 8, biển động và mưa rào và dông.
Các tỉnh Bắc Bộ chiều tối sẽ có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió cấp 2, cấp 3.
Tây Nguyên và Nam Bộ cũng sẽ có mưa, mưa rào và dông rãi rác, gió cấp 3.
Sáng nay, bộ Y tế đã có công văn triển khai việc phòng chống áp thấp nhiệt đới. 

Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc


2011-06-20

Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng, vẫn nóng sốt vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.

Screen capture

Báo chí Trung Quốc đưa những hình ảnh chặn bắt tàu đánh cá Việt Nam.


Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu  Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài chuyện chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc?  Thanh Trúc có bài tìm hiểu như sau: 

Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp vào trong lãnh vực của Việt Nam. 
Báo chí ở trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề kỹ nghệ hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm tất cả những kho dầu khí ở biển Đông. Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính. 

Đó là lời tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan, cũng từng là giảng sư Đại Học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương: 
Họ tiếp tục cái chính sách cũ, gọi là cái lối nhìn hay cái tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, cái chiến thuật bành trướng của họ. 
Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành  vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một.
GS.Trần Văn Đoàn


Để thực hiện chính sách bành trướng, giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách:
Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành  vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ rộng quá ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng biên cương và tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa. Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói  Hongkong phải nghe.  
Họ cũng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan gần 34% lệ thuộc vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn. 
Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không  để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn, và lúc đó Việt Nam khó thể có độc lập được. 

họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói  Hongkong phải nghe
GS.Trần Văn Đoàn
Về mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó phát xuất thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra, là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài để đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong:
Lấy thí dụ rất có thể là ông Tập Cận Bình được đặt ra làm tổng bí thư cho năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội. 
Chính vì đó quân đội đã áp lực Tập Cận Bình để tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền  hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để canh tân. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của nhóm Tứ Nhân Bang. 
Bản đồ các quốc gia tranh chấp vùng Biển Đông. Source us-china-institude
Bản đồ các quốc gia tranh chấp vùng Biển Đông. Source us-china-institude
Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho bọn cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Cả hai ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình lên rất có thể dùng phương pháp này. Nếu thắng được Việt Nam và các  nước Đông Nam Á, ngay cảnh cáo được cả Nhật nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách đập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay. 

Có hay không có cuộc chiến Biển Đông

Dưới mắt ông Trần văn Đoàn, trong vấn đề biển Đông, mới nhất là hôm thứ Năm Trung Quốc huy động một tàu tuần lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, thì chuyện cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc: 
Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước. 
Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước. 
GS.Trần Văn Đoàn
Đó cũng là chiến thuật mà bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại hội nghị Đối Thoại An Ninh ở Singapore tuần trước: 
Ông Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới hai mươi bảy lần chữ "hoà bình". Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hoá cái bản chất của người Trung Quốc. 
Vấn đề thừ hai, trong thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì họ sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có ngồi vào bàn thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc gọi là lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã chiếm được một bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng.  Đó là tính cách của Trung Quốc.  

Hôm thứ Hai vừa qua, trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do về sự kiện Việt Nam tập trận bắn đạn thật tại nơi cách vùng tranh chấp Hoàng Sa khoảng 250 kilômét, ông Greg Autry, đồng tác giả quyển sách Death By China, Thần Chết Trung Quốc, cho rằng trong vấn đề biển Đông Trung Quốc chẳng làm gì cả ngoài việc dương oai và thể hiện sức mạnh của mình, vì thế phản ứng của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý :   
Đây là cơ hội để Việt Nam trực tiếp gởi thông điệp đến Trung Quốc, luôn có tư tưởng rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà không cần biết cộng đồng quốc tế phản ứng thế nào. 
Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi thực sự Trung Quốc có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ chung quanh, nhất là Việt Nam, hay không, giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định:
Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề mặt thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất  Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó còn đói  kém có thể từ ba trăm đến bốn trăm triệu người. Cứ tưởng tượng ba bốn trăm triệu đó nỗi loạn lên thì xem cái ông Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không.

Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cái lực cái đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thoả mãn cái tinh thần yêu nước để quên cái nghèo đói của họ đi. Nhưng mà cái đó chỉ nhất thời. Khi cái tạm thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc. 
Điểm thứ hai người Trung Quốc bên ngoài rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi noí đến quyền lực đến tài sản vấn đề cướp đất của nhau. Đó là cái thường xảy ra ở Trung Quốc và cả Việt Nam, không giống bên Âu Châu hay Mỹ Quốc. Tôi không sợ cái tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng. 

Theo giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dầu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diểu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân: 
Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó. 
Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn  kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hoá Trung Quốc. 

Theo dòng thời sự:

Đại biểu làm gì khi người dân họ đại diện đang phẫn nộ


2011-06-20

Hình ảnh, âm thanh của ba cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra liên tiếp vào 3 ngày chủ nhật 5, 12 và 19 tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội và Saigon đã được trực tiếp phổ biến đến người Việt trong và ngoài nước qua đủ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Source Bolg Nguoibuongio

Đoàn tuần hành hôm 19 tháng 6, 2011 tại Hà Nội kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ



Mỗi cuộc tập họp quy tụ trên dưới một ngàn người, hầu như tất cả các thành phần xã hội đều tích cực hưởng ứng, dường như chỉ có các quan chức nhà nước và đại biểu quốc hội là không thấy có mặt, để cùng bày tỏ thái độ với dân chúng cả nước. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày chi tiết.

Nhân dân sôi sục nhà nước nhún nhường

Không chấp nhận hành động khiêu khích của Bắc Kinh, xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên cho tàu hải giám cắt cáp hai tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và Viking của Việt Nam, ba cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc đã diễn ra trên các đường phố Hà Nội và Saigon với địa điểm tập họp là sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh xuống đường biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội, vẫn tập họp được rất đông số người tham gia:
"Qua việc mà tôi đã chứng kiến ở quán café Trung Nguyên thì tôi thấy ngày 19 vẫn giữ được số lượng đông đảo và khí thế hùng hậu, như thế vẫn là tốt rồi, có gì đâu?"
Khi được hỏi vì sao không thấy bóng dáng các viên chức nhà nước và các đại biểu quốc hội, qua ba lần biểu tình liên tiếp, giáo sư Nguyễn Huệ Chi giải thích:
"Cũng đơn giản thôi, bởi vì quan hệ giữa mình với Trung Quốc vẫn trên danh nghĩa là hữu hảo, ràng buộc với nhau bởi những hiệp định này khác, cho nên những người trong tổ chức chánh quyền  mà xuất hiện, tự khắc sẽ dể bị phía bên kia, đối phương họ chất vấn, khó cho mình. Họ tránh đi là vì thế. Số người ra ở đi hầu hết là tự phát, trong dân tính tự phát như thế là yêu nước rất cao. 
bởi vì quan hệ giữa mình với Trung Quốc vẫn trên danh nghĩa là hữu hảo, ràng buộc với nhau bởi những hiệp định này khác, cho nên những người trong tổ chức chánh quyền  mà xuất hiện, tự khắc sẽ dể bị phía bên kia, đối phương họ chất vấn, khó cho mình. Họ tránh đi là vì thế.
giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Chứ nếu như được dẫn dắt bởi nhà nước hay một tổ chức nào đấy, tôi thấy không hay và cái đó sẽ không nói được nhiều như người ta tự xuất hiện. Cũng có thể, các quan chức có sự tránh né nào đó thì tôi không rõ, riêng tôi thì vì hai bên có những ràng buộc, mà người ta phải giữ, nếu không thì đối phương sẽ lên tiếng chất vấn và khó cho mình hơn."
Luật sư, cựu thẩm phán tòa án tối cao Hà Nội, ông Trần Lâm giải thích, ở Việt Nam, người dân chưa được xuống đường, tuần hành, biểu tình, ba cuộc tập trung với quy mô  lớn vừa rồi là việc hiếm thấy:
"Không cho các tổ chức quần chúng được tự động hô hào đi biểu tình, các tổ chức được phép của nhà  nước mà hoạt động chỉ có trên hình thức thôi, khi có đấu tranh chính trị, không dám làm. Không có đảng phái nào khác và cấm không được biểu tình, không có cơ sở để đưa quần chúng xuống đường, làm sao người nọ gọi người kia mà thành được. Phải có tổ chức, có người cầm đầu đứng ra, ở Việt Nam hiện nay người ta ngăn cản việc đó. Trong nhân dân người ta cũng đã sôi sục lắm rồi, chứ không phải không có đâu, tự người ta hội
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hơn 400 người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà. Source Nguoibuongio
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hơn 400 người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà. Source Nguoibuongio
họp với nhau rồi đi, những người khác thấy vậy thì đi theo, thành ra đám biểu tình, chứ quần chúng cấu kết với nhau vì những nguyên tắc chung của xã hội thì không có
".

Cái gì cũng phải có lệnh của "Trên"

Theo ông thì việc tham gia biểu tình của các quan chức và đại biểu quốc hội là chuyện không thể chấp nhận dưới chế độ cầm quyền hiện hữu:
"Không thể được, các ông viên chức nhà nước, đại biểu quốc hội, danh nghĩa thì nói là người của dân, thực chất vẫn là người của đảng và nhà nước. Nhà nước mà tổ chức biểu tình thì ông ấy sẽ đi hết, không thiếu ông nào cả, nếu tổ chức hay đảng phái nào khác thì ông ấy không dám đi, mà đảng phái cũng không dám tổ chức, vì sáng tổ chức thì tối bị bắt rồi, dù khẩu hiệu rất chính đáng, ví dụ như phải chống Trung Quốc, không để lấn áp ta, không để Trung Quốc lấy nước ta, dù hoàn toàn đúng đắn, hợp lý nhưng cũng không được biểu tình. Khi đã tập họp thành tổ chức  rồi thì khó lắm, không dạy dổ được, không quản lý được. Các tổ chức phải làm theo đường lối của đảng, công việc đảng bảo làm gì thì làm, chứ không phải tự động mình thích làm gì thì làm."
Mỗi cuộc tập họp quy tụ trên dưới một ngàn người, hầu như tất cả các thành phần xã hội đều tích cực hưởng ứng, dường như chỉ có các quan chức nhà nước và đại biểu quốc hội là không thấy có mặt, để cùng bày tỏ thái độ với dân chúng cả nước. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày chi tiết.

Nhân dân sôi sục nhà nước nhún nhường

Không chấp nhận hành động khiêu khích của Bắc Kinh, xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên cho tàu hải giám cắt cáp hai tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và Viking của Việt Nam, ba cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc đã diễn ra trên các đường phố Hà Nội và Saigon với địa điểm tập họp là sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh xuống đường biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội, vẫn tập họp được rất đông số người tham gia:
"Qua việc mà tôi đã chứng kiến ở quán café Trung Nguyên thì tôi thấy ngày 19 vẫn giữ được số lượng đông đảo và khí thế hùng hậu, như thế vẫn là tốt rồi, có gì đâu?"
Khi được hỏi vì sao không thấy bóng dáng các viên chức nhà nước và các đại biểu quốc hội, qua ba lần biểu tình liên tiếp, giáo sư Nguyễn Huệ Chi giải thích:
"Cũng đơn giản thôi, bởi vì quan hệ giữa mình với Trung Quốc vẫn trên danh nghĩa là hữu hảo, ràng buộc với nhau bởi những hiệp định này khác, cho nên những người trong tổ chức chánh quyền  mà xuất hiện, tự khắc sẽ dể bị phía bên kia, đối phương họ chất vấn, khó cho mình. Họ tránh đi là vì thế. Số người ra ở đi hầu hết là tự phát, trong dân tính tự phát như thế là yêu nước rất cao. 
bởi vì quan hệ giữa mình với Trung Quốc vẫn trên danh nghĩa là hữu hảo, ràng buộc với nhau bởi những hiệp định này khác, cho nên những người trong tổ chức chánh quyền  mà xuất hiện, tự khắc sẽ dể bị phía bên kia, đối phương họ chất vấn, khó cho mình. Họ tránh đi là vì thế.
giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Chứ nếu như được dẫn dắt bởi nhà nước hay một tổ chức nào đấy, tôi thấy không hay và cái đó sẽ không nói được nhiều như người ta tự xuất hiện. Cũng có thể, các quan chức có sự tránh né nào đó thì tôi không rõ, riêng tôi thì vì hai bên có những ràng buộc, mà người ta phải giữ, nếu không thì đối phương sẽ lên tiếng chất vấn và khó cho mình hơn."
Luật sư, cựu thẩm phán tòa án tối cao Hà Nội, ông Trần Lâm giải thích, ở Việt Nam, người dân chưa được xuống đường, tuần hành, biểu tình, ba cuộc tập trung với quy mô  lớn vừa rồi là việc hiếm thấy:
"Không cho các tổ chức quần chúng được tự động hô hào đi biểu tình, các tổ chức được phép của nhà  nước mà hoạt động chỉ có trên hình thức thôi, khi có đấu tranh chính trị, không dám làm. Không có đảng phái nào khác và cấm không được biểu tình, không có cơ sở để đưa quần chúng xuống đường, làm sao người nọ gọi người kia mà thành được. Phải có tổ chức, có người cầm đầu đứng ra, ở Việt Nam hiện nay người ta ngăn cản việc đó. Trong nhân dân người ta cũng đã sôi sục lắm rồi, chứ không phải không có đâu, tự người ta hội
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hơn 400 người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà. Source Nguoibuongio
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hơn 400 người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà. Source Nguoibuongio
họp với nhau rồi đi, những người khác thấy vậy thì đi theo, thành ra đám biểu tình, chứ quần chúng cấu kết với nhau vì những nguyên tắc chung của xã hội thì không có
".

Cái gì cũng phải có lệnh của "Trên"

Theo ông thì việc tham gia biểu tình của các quan chức và đại biểu quốc hội là chuyện không thể chấp nhận dưới chế độ cầm quyền hiện hữu:
"Không thể được, các ông viên chức nhà nước, đại biểu quốc hội, danh nghĩa thì nói là người của dân, thực chất vẫn là người của đảng và nhà nước. Nhà nước mà tổ chức biểu tình thì ông ấy sẽ đi hết, không thiếu ông nào cả, nếu tổ chức hay đảng phái nào khác thì ông ấy không dám đi, mà đảng phái cũng không dám tổ chức, vì sáng tổ chức thì tối bị bắt rồi, dù khẩu hiệu rất chính đáng, ví dụ như phải chống Trung Quốc, không để lấn áp ta, không để Trung Quốc lấy nước ta, dù hoàn toàn đúng đắn, hợp lý nhưng cũng không được biểu tình. Khi đã tập họp thành tổ chức  rồi thì khó lắm, không dạy dổ được, không quản lý được. Các tổ chức phải làm theo đường lối của đảng, công việc đảng bảo làm gì thì làm, chứ không phải tự động mình thích làm gì thì làm."  
Đại biểu quốc hội Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông ủng hộ những cuộc biểu tình chống sự khiêu khích và chủ trương bành trướng của Bắc Kinh:
"Người Việt Nam, một lòng đoàn kết đứng lên chống quân xâm lược, vùa qua các vị đụng độ trên Biển Đông có liên quan đến chủ quyền của nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viễt Nam,  cương quyết đòi Tung Quốc chấm dứt ngay hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề này, Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nhưng Trung Quốc luôn có ý đồ bành trướng ra Biển Đông. Việt Nam kiên trì đảm bảo mối quan hệ láng giềng, nhưng đã đến lúc, mọi sự kiềm chế có giới hạn của nó cho nên khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, người dân không ai bảo ai đã tập họp để thể hiện thái độ của mình trước hành đông của Trung Quốc. Tôi thấy đây là việc làm tự phát của người Việt Nam,  phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam, cương quyết bảo vệ từng tất đất thiêng liêng của tổ quốc, không để cho các thế lực nước ngoài xâm phạm vùng biển, vùng trời và đất liền của mình."
Là đại biểu quốc hội hay là người dân, chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và cấp có thẩm quyền, cho nên sau này nếu tình hình căng thẳng, có chủ trương và được phép của "Trên", công chức hay người dân sẽ thực hiện quyền của mình
ĐBQH Lê Văn Cuông
Theo ông thì khi nào được phép của "Trên", người dân, trong đó có các công chức mới được tham gia biểu tình:
"Hành động hay biểu thị thái độ của người dân, trên mãnh đất Việt Nam, phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, và sự cho phép của các cấp có thẩm quyền. Từ trước tới giờ cũng có nhiều cuộc biểu tình thể hiện sự ủng hộ hay phản đối, nhưng phải nằm trong khuông khổ pháp luật. Là đại biểu quốc hội hay là người dân, chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và cấp có thẩm quyền, cho nên sau này nếu tình hình căng thẳng, có chủ trương và được phép của "Trên", công chức hay người dân sẽ thực hiện quyền của mình, tham gia để tỏ thái độ đồng tình hay phản đối trước những vấn đề chính trị diễn ra ở đất nước mình."
Cuộc tập họp biểu tình phản đối Trung Quốc hôm chủ nhật 19 tháng 6 vừa qua tại Saigon bất thành,  vì gặp sự ngăn cản mạnh mẽ của chánh quyền, người dân bị phân tán bằng đủ mọi cách, nhiều trường hợp bị công an "đóng chốt", "cầm chân" quanh nhà xảy ra. Liệu phong trào "toàn dân xuống đường" có thể được khơi lại, trong những ngày tới hay không?  Mời quý vị đón nghe vào buổi phát thanh sau.

Theo dòng thời sự:

Người Houston giúp người Cồn Dầu tị nạn


2011-06-20

Người Việt khắp nơi trên thế giới đang hướng về biển Đông và Hà Nội-Sài Gòn để theo dõi hành vi của Trung quốc cùng phàn ứng của người dân Việt. Và người Việt hải ngoại cũng không quên những giáo dân Cồn Dầu lánh nạn tại Thái Lan.

Ảnh website nuvuomgcongly

Công an chống bạo động chặn đứng đám tang cụ Hồ Nhu ở Cồn Dầu - Ảnh nuvuongcongly.


Cuộc sống khó khăn

Vào cuối tuần qua, trên một ngàn người tham dự buổi tiệc gây quĩ do Cộng đoàn Công Giáo Galveston-Houston tổ chức. Đây là buổi tiệc gây quĩ lần thứ tư của người Việt tại Texas để giúp nạn nhân Cồn Dầu đang lánh nạn tại Thái Lan. Ông Trịnh Tiến Tinh, trưởng ban tổ chức chia sẻ lý do có buổi gây quĩ:"Những người Cồn Dầu đang bị bức bách, đang là những người tị nạn chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Việt Nam, và họ đang rất cần sự giúp đỡ" Hiện diện trong buổi gây quĩ, tiến sĩ Nguyễn đình Thắng thuộc BPSOS cho biết hiện đang có 55 người Cồn Dầu tị nạn tại Thái Lan. Lý do những người này phải rời nơi chôn nhau cắt rốn để trốn đi Thái là vì họ bị truy lùng gắt gao sau cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng 5 năm 2010 của nhà nước Việt Nam trong ngày tang lễ của cụ bà Hồ Nhu - Đặng thị Tân. Một số người đã bị bắt giam và một người đã bị công an đánh chết. "Trước khi nhắm mắt lìa đời thì cụ bà chỉ muốn được chôn cạnh người chồng quá cố thành ra thân nhân nhất định thực hiện lời ước nguyện của Bà nhưng rồi công an nhất định không cho vào. Họ phong tỏa cái nghĩa trang với mục đích là giải thể toàn bộ, xóa trắng xứ đạo Cồn Dầu với lịch sử 135 năm." 
cảnh sát của Thái Lan có thể bắt bất cứ lúc nào và vẫn có quyền giam họ lại, vẫn có quyền trục xuất 
TS Nguyễn Đình Thắng-BPSOS 
Công an dàn quân chặn đám tang cụ Hồ Nhu- Ảnh nuvuongcongly.com
Công an dàn quân chặn đám tang cụ Hồ Nhu- Ảnh nuvuongcongly.com
Trong số 55 người này thì 49 người đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tại Bangkok thừa nhận tư cách tị nạn. Dù vậy cuộc sống của họ tại Thái Lan vẫn rất khó khăn trong khi đang chờ được đi định cư tại một quốc gia thứ ba, như lời tiến sĩ Nguyễn đình Thắng: "Tất cả những người đó, dù có qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hay không thì họ vẫn là cư ngụ bất hợp pháp trên đất nước Thái Lan và cảnh sát của Thái Lan có thể bắt bất cứ lúc nào và vẫn có quyền giam họ lại, vẫn có quyền trục xuất. Họ phải sống trốn tránh, ẩn náu, không dám ra ngoài. Đi chợ thì phải canh lúc tờ mờ sáng sớm, hoặc là thật khuya, khi không có nhiều người theo dõi nhưng tội nhất là trẻ em vì trẻ em bên đó hoàn toàn thất học, đâu có dám đi ra ngoài..." Tin tức về những nạn nhân Cồn Dầu tại Thái Lan đã được các cơ quan truyền thông đại chúng tại Texas loan truyền rộng rãi nên trong tháng trước một phái đoàn gồm 7 người từ Texas đã đi Thái Lan để tìm hiểu. Linh Mục Joseph Vũ Thành, chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo phận Galveston – Houston chia sẻ: "Gần đây tình trạng của một số anh chị em tị nạn tại Thái Lan trở nên bi đát nên những cơ quan truyền thông đã loan báo cho người dân Houston biết. Sau đó có một phái đoàn đi qua tận Thái Lan và qua những phúc trình của họ thì chúng tôi thấy đó là một tình trạng khẩn trương. Thế nên Hội đồng Công giáo Việt Nam tại Houston họp nhau lại và thấy cần gây quĩ cho họ. Trước hết đó là dấu chỉ mình chia sẻ với những lo âu để cho họ biết có người đang nghĩ đến họ chứ họ không bị bỏ rơi . Sau đó nữa thì lo cho họ chén cơm manh áo hàng ngày bởi vì họ đang trong tình trạng bất hợp pháp không thể đi ra ngoài, không thể đi lại dễ dàng được..." Một người trong phái đoàn đi Thái Lan về là Linh mục Bác sĩ Phạm hữu Tâm cho biết tình cảnh của nạn nhân Cồn Dầu hiện đang tị nạn tại Thái Lan làm ông vô cùng xúc động: 
họ cũng sợ công an Cộng sản Việt Nam qua bắt dẫn độ về Việt Nam. 
LM Phạm Hữu Tâm 
"Điều xúc động thứ nhất là khi thấy những người này rất khao khát được niềm tin tôn giáo. Khi ở Việt Nam họ ở trong xứ đạo thuận thành, mỗi ngày được tham gia lễ nghi tôn giáo, mà khi qua Thái Lan thì trong suốt thời gian hơn một năm họ phải sống trốn tránh không được tham gia những nghi thức tôn giáo. Điều thứ hai là họ cũng rất tội nghiệp; họ sống trong sự sợ hãi, trốn tránh. Họ sợ cảnh sát Thái Lan bắt họ vì họ là những người nhập cảnh bất hợp pháp. Nếu bị bắt thì họ bị tù và sau đó bị trục xuất về Việt Nam. Đồng thời họ cũng sợ công an Cộng sản Việt Nam qua bắt dẫn độ về Việt Nam. Đối với họ niềm ao nước để có thể được đi tị nạn ở một quốc gia khác, được thực thi quyền công dân, được sống trong cảnh tự do rất quan trọng" 

Giới trẻ mở rộng tấm lòng  

Có rất nhiều người trẻ tham dự buổi gây quĩ để giúp nạn nhân Cồn Dầu nói riêng và những người Việt phải rời bỏ quê hương đi tị nạn tại Thái Lan, Cô Mary nói rằng cô và những người khác đến buổi gây quĩ để hỗ trợ những người Việt đang lánh nạn tại Thái Lan: Dù chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt trên 36 năm, dù các trại tị nạn đã đóng cửa từ lâu, nhưng hiện vẫn có rất nhiều người Việt đang lánh nạn tại Thái Lan và những quốc gia khác và đang chờ để được đi định cư tại các nước tự do. Chúng tôi xin mượn lời của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng để chấm dứt bài phóng sự này: 
Người tị nạn chính trị Nguyễn Ngọc Quang trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Bangkok- Photo thongtinberlin.de
Người tị nạn chính trị Nguyễn Ngọc Quang trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Bangkok- Photo thongtinberlin.de
"Hiện nay ngoài số giáo dân Cồn Dầu là 55 người là con số chính thức nhưng thực sự ra là nhiều hơn như vậỵ, không những ở Thái Lan mà còn ở nhiều quốc gia khác thì còn có khoảng 500 người. Mới chạy sang cũng rất nhiều do cuộc đàn áp trước khi có đại hội Đảng vừa rồi và sau khi xảy ra những biến động ở Trung Đông và Bắc Phi, là cách mạng Hoa Lài đó, thành ra sự đàn áp trong nước càng ngày càng gia tăng. Do đó những thành phần mà tranh đấu cho Tự do Tôn giáo, những thành phần dân oan, những thành phần trong Khối 8406, nhiều nhóm tranh đấu cho Dân chủ, Nhân quyền khác, thậm chí có những tổ chức chỉ thuần túy tương trợ cho nhau thôi, thí dụ như là nhóm cựu tù chính trị, cựu tù nhân tôn giáo hoặc là cựu thuyền nhân bị trả về nước hồi hương... họ đến với nhau để tương trợ thôi, cũng đã bị đàn áp rất nặng nề bởi vì bây giờ bất kỳ ai thì chính quyền Cộng sản cũng nghi ngờ. Thành ra gần đây rất nhiều người phải chạy sang Thái Lan để lánh nạn"

Hội thảo an ninh Biển Đông


2011-06-20

Một cuộc hội thảo về biển Đông quy tụ những học giả của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ đượctổ chức tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington từ ngày 20 đến 21 tháng 6.

RFA PHOTO

Hội thảo an ninh biển Đông ở Washington ngày 20 tháng 6 năm 2011.

 

Có mặt tại buổi hội thảo, Việt Hà của đài chúng tôi gửi về bài tường trình.

Bày tỏ quyền lợi của mình

Hội thảo an ninh tại khu vực biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức ở Washington trong hai ngày 20 và 21 tháng 6 hứa hẹn là một diễn đàn với nhiều trao đổi sôi nổi giữa các học giả và những người quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, nhất là vào giữa lúc những căng thẳng tại khu vực này đang gia tăng trong những tháng gần đây.

Ngay trong bài phát biểu mở đầu buổi hội thảo, cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, John Negroponte nhìn nhận những xung đột về lợi ích trên biển Đông giữa các nước trong khu vực:

Rõ ràng là có sự xung đột về lợi ích giữa các nước và các nước có sự diễn giải khác nhau đối với phạm vi về nguồn lợi hợp pháp trên biển.

Ô. John Negroponte

"Rõ ràng là có sự xung đột về lợi ích giữa các nước và các nước có sự diễn giải khác nhau đối với phạm vi về nguồn lợi hợp pháp trên biển, và đây cũng là trường hợp xảy ra tại biển Đông khi nhiều nước đã bày tỏ cho các nước khác biết về quyền lợi của mình theo nhiều cách khác nhau qua ngoại giao và trong một số trường hợp là sử dụng sức mạnh quân sự để xác định và bảo vệ quyền lợi của mình."

Bài thuyết trình được nhiều người chú ý nhất và nhận được nhiều câu hỏi nhất trong chương trình buổi sáng đầu tiên là của giáo sư Su Hao, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học ngoại giao Trung Quốc. 

Giáo sư Su Hao mở đầu bài thuyết trình của mình bằng cách chứng minh về chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông qua các dẫn chứng lịch sử. Ông nói Trung Quốc đã có chủ quyền về lịch sử không chối cãi đối với biển đông từ 2000 năm. Từ đời nhà Tống cách đây vài trăm năm, Trung Quốc đã có một cơ quan phụ trách hành chính về khu vực này và đã có đội tàu đi tuần trên biển. 

Giáo sư Su Hao cũng nói đến những luận điểm dựa trên quy tắc quốc tế mà ông cho là ủng hộ quan điểm về chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc: 

DSC00006-250.jpg
Giáo sư Su Hao, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học ngoại giao Trung Quốc tại Hội thảo an ninh biển Đông ở Washington ngày 20 tháng 6. RFA PHOTO.
"UNCLOS là một cơ sở pháp lý quan trọng và Trung Quốc đã tham gia hiêp ước này. Cho nên chủ quyền của Trung quốc trên biển Đông cũng được luật quốc tế đảm bảo. Ngoài ra còn các cơ sở pháp lý quốc tế khác mà chúng tôi có thể dùng để bảo vệ quan điểm của mình. Cộng đồng quốc tế thời hiện đại đã chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông. Cuối cùng là trong hệ thống luật quốc tế có một nguyên tắc là nếu một nước đã có tuyên bố về chủ quyền và một số nước đã chấp nhận tuyên bố này. Tuy nhiên rất tiếc là hiện có một số nước đã thay đổi quan điểm của mình." 

Theo ông thì Trung Quốc coi biển Đông là một mối quan tâm nhưng không phải là một mối quan tâm sống còn như đối với Tây Tạng và Đài loan. Điều này khác hẳn với những lời nói trước đây của Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc

Ông cũng miêu tả mối lợi của Trung Quốc trên biển Đông đã tràn sang các nước khác ở khu vực và vì vậy cần phải có sự hợp tác chia sẻ quyền lợi cùng các nước. 

Giải quyết tranh chấp qua đa phương

Theo giáo sư Su Hao, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn duy trì một chính sách hòa hợp, giải quyết vấn đề qua hòa bình và tránh sử dụng vũ lực. Và vì vậy cho đến giờ Trung Quốc là một cường quốc không có kẻ thù. 

Đại diện học giả Trung Quốc nói Trung Quốc kêu gọi việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo đàm phán song phương nhưng cách tiếp cận đa phương cũng có thể coi là một giải pháp.

Theo tôi thì việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách. Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương.

GS Su Hao

"Theo tôi thì việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách. Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương để thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực biển Đông." 

Giáo sư Su Hao cũng cho rằng việc Hoa Kỳ tham gia một cách tích cực để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông cũng được Trung Quốc chào đón.

Tuy nhiên trong phần nói về những thách thức tại khu vực này, giáo sư Su Hao lại cho rằng những can thiệp của Mỹ có nhiều khi không tích cực và đó là lý do vì sao Trung Quốc không chào đón những can thiệp này.

Liên quan đến những diễn biến gần đây trên biển Đông, giáo sư Su Hao cho rằng hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc lo lắng và những hành động của Trung Quốc không phải là hiếu chiến như những học giả nước ngoài nhìn nhận. Ông nói:

"Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc lo lắng và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với biển Đông." 

Đại diện của ASEAN tại hội thảo lần này là ông Termsak Chalermpalanupap,  Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN. Ông Chalermpalanupap khẳng định quan điểm của ASEAN đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông qua hợp tác và theo luật quốc tế. 

DSC00008-250.jpg
Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN tại Hội thảo an ninh biển Đông ở Washington ngày 20 tháng 6. RFA PHOTO.
Ông cũng nói đến những nỗ lực mà ASEAN đã làm nhằm đưa tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông thành một bản quy tắc có tính ràng buộc nhưng cả 20 lần đề nghị đều bị Trung Quốc từ chối. Hiện ASEAN đang đưa ra đề nghị thứ 21 liên quan đến vấn đề này. 

Ông Chalermpalanupap nêu quan điểm khác với đại diện từ phía Trung Quốc đối với những hành động của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, mà ông gọi là hiếu chiến. 
Theo thông tin mới nhất từ ASEAN thì hiện khối này đã có kế hoạch tiếp tục bàn thảo về vấn đề này để có thể đưa COC lên một mức cao hơn.

Người đại diện của ASEAN cũng cho rằng có lẽ dể có thể giải quyết vấn đề biển Đông, việc đổi tên biển từ biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á hay biển hữu nghị có thể sẽ hợp lý hơn.

Các học giả đến từ Nhật bản và Ấn độ có mặt trong buổi hội thảo sáng 20 tháng 6 cũng bày tỏ sự quan ngại trước những hành động của Trung Quốc trên biển Đông vì cả hai nước này cũng có những tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc trên biển. Học giả đến từ Ấn Độ, ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho rằng những tranh chấp tại biển Đông cũng làm Ấn độ quan tâm vì thái độ hành xử của Trung Quốc ở đây cũng giúp Ấn độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn độ và với biển Ấn độ dương. 

Buổi chiều 20 tháng 6, các học giả tiếp tục cuộc thảo luận về những diễn biễn gần đây trên biển Đông. Chúng tôi sẽ có bài phỏng vấn tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện quan hệ quốc tế Việt Nam, người có bài thuyết trình về các diễn biến trên biển Đông trong hội thảo này. 

Theo dòng thời sự: