THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 November 2012

Tôi yêu Việt Nam: Cả nước cùng nhau xác định chủ quyền



Dân Làm Báo - Trung Quốc lại tiếp tục thủ đoạn xâm lược bằng chiêu thức "cắm dùi". Sau bảng hiệu "Tam Sa", Đường lưỡi bò trên hộ chiếu là trò mới nhất. Phản đối, lên án tập đoàn bành trướng là điều cần nhưng không đủ. Việt Nam phải chủ động để xác định chủ quyền quốc gia một cách mạnh mẽ và rộng khắp; trong đó bên cạnh vai trò của nhà nước còn có sự tham gia của nhân dân Việt Nam là những người chủ của đất nước. Trước vụ việc "hộ chiếu lưỡi bò" Trung Quốc, từ  quần chúng cho đến nhà nước Việt Nam có thể:

Phía người dân Việt Nam: 

Đất nước không phải của riêng ai. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ tiên và gia tài để lại cho thế hệ mai sau là quyền của mọi công dân. Trong hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, trong khuôn khổ quyền công dân được quy định bởi Hiến pháp, chúng ta có thể: 

1. Cùng nhau tự phát, phát động phong trào Tôi Yêu Việt Nam qua đó xác định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là của Việt Nam. 

2. Tự thiết kế, đa dạng những mẫu áo có hàng chữ "Tôi Yêu Việt Nam - Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam". 

3. In trên áo và mặc ở chốn công cộng. 


4. Dán vào mũ bảo hiểm. 


5. In thành bảng viết, biểu ngữ và treo trước nhà của mình. 



6. Rủ bạn bè cùng nhau chụp hình nơi công cộng với biểu ngữ, bản viết sau đó phổ biến trên mạng. 

7. Rủ bạn bè cùng thực hiện một trang dữ kiện về tình hình Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông và đem đến các trường Trung Học, Đại Học để chia sẻ thông tin với các bạn trẻ. Khi đi mặt áo No-U, áo với hàng chữ Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. 

8. Phát triển phong trào No-U đang có tại Hà Nội và Sài Gòn thêm nhiều thành viên, sinh hoạt đa dạng, đồng thời mở rộng phong trào No-U đến các tỉnh thành khác, đặc biệt là môi trường sinh viên, học sinh. 

9. Tiếp tục tham gia và đẩy mạnh phong trào "Tẩy chay sản phẩm độc hại của Trung Quốc" 


10. Thực hiện mọi sáng kiến cá nhân, nhóm, gặp gỡ, bàn thảo biến lòng yêu nước, ý thức công dân thành hành động cụ thể. 

Phía nhà nước Việt Nam: 

Đất nước Việt Nam là sở hữu của gần 90 triệu người dân Việt. Trong khi đó, nhà nước với vai trò được quy định bởi hiến pháp, bên cạnh những phản ứng ngoại giao, có thể đẩy mạnh những chiến dịch để bày tỏ thái độ dứt khoát trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và biển đảo: 

1. Tại tất cả các cổng hải quan nơi người ngoại quốc trình hộ chiếu, treo bản lớn với hàng chữ Việt, Anh, Pháp, Trung: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

2. Cùng vị trí, treo bản đồ xác định Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển Đông thuộc chủ quyền VN. 

3. Khi người Trung Quốc đến Việt Nam, ngay tại chỗ vẽ hình lưỡi bò trên hộ chiếu, đóng con dấu lớn với hàng chữ bằng tiếng Việt, Trung khẳng định vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. 


4. Khắp Thủ đô và tỉnh thành treo các biểu ngữ xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 


5. Tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là tại các phiên họp quốc hội, treo biểu ngữ xác định chủ quyền để thể hiện ý nguyện của toàn dân mà các đại biểu quốc hội đang đóng vai trò đại diện cử tri. 


6. Tất cả các trang quảng cáo du lịch Việt Nam, các ấn phẩm tiếp thị du lịch đều có những hình ảnh, khẩu hiệu xác định chủ quyền. 

7. Các đặc phẩm hàng không phát cho khách trên các chuyến bay quốc tế (Heritage), mỗi số đều có một bài viết về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong đó xác định chủ quyền của Việt Nam. 


8. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí, giáo dục, du lịch tổ chức cuộc thi thơ, nhạc, tranh, ảnh, biếm hoạ về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. 

9. Phát hành bản đồ Việt Nam khổ lớn, xác định chủ quyền biển đảo và treo trong tất cả các lớp học ở mọi cấp. Bên cạnh là những câu viết xác định chủ quyền để nâng cao ý thức và sự quan tâm của học sinh, sinh viên. 

10. Bày bán những bản đồ này ở mọi hiệu sách. 


Tất cả việc làm này đều nằm trong khả năng của mỗi cá nhân hoặc nhà nước; thể hiện tinh thần dứt khoát, thái độ chủ động trong việc xác định và bảo vệ chủ quyền quốc gia; phù hợp với chính sách ngoại giao của một quốc gia văn minh, tự trọng nhưng cương quyết khi toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa.



Có hóa chất độc trong gà nhập lậu

Có hóa chất độc trong gà nhập lậuGà nhập lậu hàng ngày vẫn đổ về các chợ.



Hiện có 11 đường dây có tổ chức vận chuyển gà lậu từ các tuyến biên giới phía bắc vào Hà Nội tiêu thụ. Kết quả xết nghiệm cho thấy, trong gà nhập lậu có nhiều loại hóa chất độc hại chưa được xác định.
11 đường dây vận chuyển gà lậu
Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, trong những tháng đầu năm 2012, việc nhập lậu gia cầm (gà thải loại không rõ nguồn gốc) đã có những diễn biến phức tạp. “Đại lý” gà lậu lớn nhất trên địa bàn Hà Nội là chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín). Chỉ tính riêng chợ này hằng ngày có khoảng 60 - 80 tấn gà được đưa về tiêu thụ, trong đó gà lậu chiếm từ 14 - 24 tấn.
Từ đầu tháng 8 đến nay, do được kiểm soát chặt chẽ, lượng gà nhập lậu về chợ Hà Vĩ đã giảm hẳn, nhưng cũng còn tới 2 - 3 tấn/ngày. Cũng theo ông Thăng, ở chợ này có 16 hộ thường xuyên kinh doanh gà lậu, tuy nhiên nay đã tạm nghỉ.
Ông Thăng cho biết, hiện có 11 đường dây có tổ chức vận gà chuyển gà lậu từ các tuyến biên giới phía bắc đưa vào Hà Nội tiêu thụ; trong đó, Quảng Ninh 3 đường dây, Bắc Ninh 2, Hải Dương 1, Thái Bình 1, Hà Nam 1, Bắc Giang 2, Lào Cai 1. Các đối tượng vận chuyển rất chuyên nghiệp, có tổ chức.
“Các đối tượng này cũng sử dụng nhiều biển số giả trên một cung đường, tìm cách thay đổi lịch trình, ém hàng nếu thấy động, thậm chí huy động lực lượng, phương tiện chèn, ép khi bị kiểm tra. Hơn nữa, các đối tượng này còn huy động hàng trăm người hỗ trợ tẩu tán hàng khi bị phát hiện”- ông Thăng khẳng định
Nói về nguyên nhân của tình trạng gà nhập lậu ồ ạt nhập vào Việt Nam, ông Thăng nhận định do chênh lệch giá giữa gà nhập và gà trong nước. Cụ thể, giá gà thải loại không rõ nguồn gốc ở biên giới từ 15.000 đồng/kg, về đến Móng Cái (Quảng Ninh) có giá khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg và khi về đến các chợ giá lên đến 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, còn do sự phối hợp giữa các lực lượng có nhiều hạn chế, phân tán, chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của các cơ quan chức năng gây khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát gà “đầu trọc”. Chế tài xử lý đối với gia cầm không rõ nguồn gốc chưa đủ nghiêm minh với đối tượng vi phạm.
Thuốc kháng sinh quá giới hạn cho phép chiếm tới 20%
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu, qua kiểm tra các mẫu gà nhập lậu cho thấy, số mẫu có dư lượng thuốc kháng sinh quá giới hạn cho phép chiếm tới 20%. Vì vậy,  loại gà này không an toàn nên các nước khuyến cáo người dân không ăn. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục lấy mẫu để kiểm tra và đưa ra những khuyến cáo với người dân”- bà Thu nói.
Đại diện Bộ Y tế cũng khuyến cáo, trong gà nhập lậu có những hóa chất chưa biết rõ và nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người dân. Vì vậy, phải kiên quyết tiêu hủy loại gà này.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo các lực lượng chức năng phải thông tin đến người dân biết được loại gà này gây nguy hiểm đến sức khỏe, để từ đó họ sẽ không mua về ăn. Ông Thảo cũng khẳng định, đây là loại hàng hóa gây nguy hại cho sức khỏe nên phải có biện pháp xử lý nghiêm.
Tại buổi làm việc với TP. Hà Nội (ngày 9.11), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành  phải trả lời được hóa chất cụ thể tồn tại trong gà lậu, từ đó có biện pháp xử lý.
Phó Thủ thướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, nhân dân đang rất bức xúc về gà nhập lậu gây nguy hại trực tiếp, gián tiếp đến sức khỏe nhưng vẫn được nhập lậu vào trong nước. Phó Thủ tướng cho rằng, loại gà nhập lậu này gây nguy hại cho sức khỏe người dân, phá hoại sản xuất trong nước và còn gây thất thu ngân sách nhà nước. Do vậy, cần phải xử lý nghiêm gà nhập lậu.

theo báo laodong


Cua gạch cũng bị bơm phoócmôn!

Cua gạch cũng bị bơm phoócmôn!Con cua to, dây trói cũng to không kém. Ảnh: N.M.P


Lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn rồi được bơm vào trong con cua để "hoá phép" thành cua gạch trước khi tung ra thị trường.
Điều đáng sợ là sản phẩm này không phải là hàng hiếm trên thị trường.

Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30-50.000 đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn cũng gợi cảm hơn. Tiếc thay, trên nhiều thị trường hải sản bây giờ, nhan nhản cua gạch dởm!

Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết. Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”.

Vậy thì thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay!

Tuy nhiên, cua gạch “bơm” không dễ qua mặt các bà nội trợ khá giả và sành sỏi. Mỗi người đều có cách phân biệt riêng để tránh bị lừa.

Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long - mách nhỏ: “Trong ba loại cua gạch thường thấy trên các chợ đô thị vùng biển hiện nay gồm cua phía nam, cua phía bắc và cua Trung Quốc. Loại trừ chuyện đắt rẻ, cần phân biệt cua phía nam màu đồng hun. Cua phía bắc và cua Trung Quốc màu xanh xám.

Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi thiên xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”.

Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa như bỡn. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch.

Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ.

Một khi đã là món cua gạch (thật), trong đám cỗ vùng biển trước kia, chủ nhà thường đưa ra sau cùng, tránh cho người ăn khỏi cảm giác đầy và ngán. Nhưng bây giờ, quả thật con cua gạch đang bị đánh lộn sòng thành thứ thực phẩm bất lương.

Ông N - thợ mỏ hưu trí của Hà Lầm - than phiền: “Cả năm được một ngày hầu vợ ốm, ra chợ rước ngay phải cân cua gạch “dởm”, về bửa ra còn bị bà lão mắng cho. Vừa đau vừa nhục mà không biết kêu ai!”.

Mua cua, cũng còn phải để ý cả cái dây trói nữa. Thói thường, người mua mải ngắm cua mà quên cái dây trói. Con cua to ngót 1kg nhưng tháo dây ra có khi chỉ còn 5 lạng. Phát khiếp về mấy thứ dây trói như tàu chuối khô, cói bện, thừng vải, loại nào cũng ngâm cho sũng nước để tăng cân. Thành ngữ mới: “Gian như trói cua” là để chỉ các ông bà này vậy! 

Theo báo laodong