THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 August 2011

Luật sư Huỳnh Văn Đông bị kỷ luật xóa tên


2011-08-13
Một luật sư trẻ từng tham gia những vụ án được cho là nhạy cảm ở Việt Nam là Luật sư Huỳnh Văn Đông, vừa bị đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nơi anh sinh hoạt, kỷ luật xóa tên.
Photo courtesy of nuvuongcongly
Luật sư Huỳnh Văn Đông

Lý do vì sao?

Gia Minh trình bày trong phần sau.
“Theo đề nghị của Ban Khen thưởng - Kỷ luật thì LS Đông có ý kiến gì nữa không?
LS Huỳnh Văn Đông: Ý kiến cuối cùng là đề nghị Ban Khen thưởng - Kỷ luật phải xem xét một cách tích cực nhất, hợp lý nhất tất cả những kiến nghị mà các cơ quan gửi tới. Đã hành nghề luật sư phải tôn trọng sự thật và tôn trọng chứng cứ, những gì mang tính qui chụp không có căn cứ rõ ràng, đề nghị Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật bỏ qua không xem xét.”
Quí thính giả vừa nghe đoạn ghi âm những phát biểu cuối cùng của luật sư Huỳnh Văn Đông trước khi Ban Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh Dak Lak hội ý ra quyết định cuối cùng về những điều mà họ cho là vi phạm cũng như ý kiến được các tòa án khác báo về yêu cầu phải có biện pháp kỷ luật với luật sư Huỳnh Văn Đông.
Và quyết định đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8 là xóa tên luật sư Huỳnh Văn Đông khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak. Quyết định này được đưa ra bởi bốn thành viên Ban Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh này gồm ông chủ tịch kiêm chủ nhiệm đoàn luật sư Dak Lak, Chu Đức Lưu, hai vị phó chủ nhiệm là luật sư Tạ Quang Tòng và luật sư Nguyễn Hàn Lâm, cùng một ủy viên là luật sư Phan Thanh Sơn. Một ủy viên của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak vắng mặt là luật sư Lưu Thị Thu Hiền.
Luật sư Chu Đức Lưu vào sáng ngày 13 tháng 8 cho biết về quyết định kỷ luật đó như sau:
LS Chu Đức Lưu: Hôm qua Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật họp xem xét các hành vi vi phạm kỷ luật của anh Đông áp dụng hình thức xóa tên.
Gia Minh: Những hoạt động thế nào mà bị xóa tên như thế, thưa luật sư?
Quyết định có ghi rõ cơ sở xử lý, anh cứ liên hệ với anh Đông.
LS Chu Đức Lưu
LS Chu Đức Lưu: Quyết định có ghi rõ cơ sở xử lý, anh cứ liên hệ với anh Đông. Khoảng thứ hai hay thứ ba mới nhận được.
Gia Minh: Đã có trường hợp nào xử lý như thế chưa?
LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm thì xử lý, ai không vi phạm thì thôi.
Gia Minh: Vậy từ trước đến nay chưa ai bị xử lý như thế?
LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm gì thì xử lý cái đó thôi.
Gia Minh: Xóa tên nghe ra nặng?
LS Chu Đức Lưu: Đó là luật sư Đông nói. Anh hãy mở điều lệ ra xem vi phạm điều gì.
Gia Minh: Được biết LS Đông tham gia phiên tòa ở Bến Tre và họ gửi yêu cầu đến cho Dak Lak, và đoàn luật sư Dak Lak có điều tra lại không?
LS Chu Đức Lưu: Phải có xác minh cho khách quan chứ. Điều gì họ đúng thì chấp nhận đúng, còn điều gì chưa đúng thì thôi.
Gia Minh: Vậy họ có phản ánh điều gì không đúng?
LS Chu Đức Lưu: Cái đó có gì anh Đông báo lại. Điều này dài dòng lắm mà tôi không nói qua điện thoại được. Tôi cũng có việc bận.

Vi phạm an ninh quốc gia?

arton11136-9e81a-250.jpg
Bảy nhà dân chủ bị đưa ra xét xử ngày 30/5 tại tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre. Photo courtesy of Viettan.
Ngoài lý do không đóng đoàn phí trong vòng nửa năm qua mà Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nêu ra, thì cơ sở để gạch tên luật sư Huỳnh Văn Đông ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak còn được cho biết là vì luật sư Huỳnh Văn Đông không chấp hành yêu cầu của tòa án huyện Krong Bak tham gia bào chữa theo phân công.
Một lý do thứ ba được nêu lên là vì có văn thư yêu cầu từ Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, cho rằng luật sư Huỳnh Văn Đông đã vi phạm đạo đức luật sư khi tham gia bào chữa cho hai bị cáo Trần Thị Thúy và Phạm Văn Thông vào phiên xử hồi ngày 30 tháng 5 về tội danh hoạt động nhằm lật đổ nhà nước CHXHCNVN của những người này; cũng như sau phiên xử luật sư Huỳnh Văn Đông đã trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, mà tòa án tỉnh Bến Tre cho rằng những nội dung trả lời là chống đối nhà nước Việt Nam.
Ngay tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8, luật sư Huỳnh Văn Đông giải trình về việc đóng đoàn phí là muốn đóng luôn cho cả năm, chứ với số tiền không lớn mà hằng tháng phải từ Krong Bak lên tại thành phố Buôn Mê Thuột để đóng cho đoàn thì quá ‘lắt nhắt’, bất tiện. Còn việc không tham gia công tác như yêu cầu của tòa Krong Bak là vì bản thân luật sư Huỳnh Văn Đông không nhận được văn thư gửi đến cho văn phòng, nơi mà chỉ một mình luật sư phải quán xuyết hết mọi việc, nên có lúc phải đi vắng; và văn thư không được bỏ lại trong thùng thư, nên không biết.
Còn những cáo buộc mà tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre nêu ra và yêu cầu Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak phải kỷ luật thì luật sư Huỳnh Văn Đông có ý kiến ngay tại phiên họp kỷ luật vào chiều ngày 12 tháng 8 như sau:
“Trong phần bào chữa của tôi có phần nào không liên quan đến vụ án, xin cũng cho tôi biết. Mà nếu có phần không liên quan thì không có ảnh hưởng đến ‘an ninh quốc gia’. Rõ ràng, trong tất cả những bào chữa và những phát biểu của tôi sau phiên tòa đối với báo giới, tôi thấy không có gì ‘vi phạm an ninh quốc gia’; mà tôi chỉ nói lên với tư cách con người với con người đang giao tiếp với nhau, và tôi kể lại, trình bày lại sự việc tôi chứng kiến và tham gia trên cơ sở sự thật. Điều đó không thể nói ‘vi phạm an ninh quốc gia’ được’.”
Rõ ràng, trong tất cả những bào chữa và những phát biểu của tôi sau phiên tòa đối với báo giới, tôi thấy không có gì ‘vi phạm an ninh quốc gia’;
LS Huỳnh Văn Đông
Xin được nhắc lại, luật sư Huỳnh Văn Đông từng tham gia với luật sư Lê Trần Luật trong việc bào chữa cho tám giáo dân giáo xứ Thái Hà tại phiên xử phúc thẩm hồi ngày 27 tháng 3 năm 2009.
Một trong tám người là bà Lê Thị Hợi nhắc lại một số điều mà bà nhớ về luật sư Huỳnh Văn Đông:
“Thời điểm bấy giờ ông Đông rất công minh, chính trực. Lâu quá rồi không gặp lại anh ấy nữa. Lúc tham gia ông ấy cũng nói lên được những điều đúng của mình, ông cũng rất mạnh mẽ. Trước tòa ông ấy cũng nói lên lòng của ông để bảo vệ thân chủ. Ông ấy phẩn nộ vì không đồng tình với phiên tòa, đưa ra những bản án như thế ông cũng bức xúc, và trình bày như thế.”
Qua những trình bày từ phía luật sư Huỳnh Văn Đông và việc thoái thác trả lời của luật sư Chu Đức Lưu, chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật và chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Dak Lak, người ta có thể thấy có nhiều khuất tất sau quyết định kỷ luật xóa tên luật sư Huỳnhh Văn Đông ra khỏi luật sư đoàn tỉnh Dak Lak.
Biện pháp này cũng không khác gì với biện pháp mà một số vị luật sư khác tại Việt Nam đã gặp phải chỉ vì công khai bênh vực cho những người dân oan bị mất tài sản, đất đai hay chịu sự oan khiên quá lâu… Đó là trường hợp của các luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Trần Luật….trong những năm qua.

Theo dòng thời sự:

Một người chết trong nhà tạm giữ của công an

Thứ Bảy, 13/08/2011, 08:12 (GMT+7)

TT - Chiều 12-8, đại tá Nguyễn Nhất Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - xác nhận Lê Văn Trận (26 tuổi, ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) chết trong tư thế treo cổ trong nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Hòa.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Theo ông Tâm, bảo vệ nhà tạm giữ Công an huyện Đông Hòa phát hiện vụ việc khoảng 23g ngày 11-8. Ngày 12-8, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó ngày 11-8, Lê Văn Trận cùng bảy thanh niên khác ở TP Tuy Hòa và huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) bị Công an huyện Đông Hòa bắt khẩn cấp vì liên quan đến vụ hiếp dâm hai cô gái ở bờ biển xã Hòa Hiệp Trung chiều tối 9-8.

DUY THANH

Quan chức CSVN lại thăm tàu chiến Mỹ

Cập nhật: 04:30 GMT - thứ bảy, 13 tháng 8, 2011

Chiến đấu cơ trên boong của USS George Washington
USS George Washington có thể chở được 70 chiến đấu cơ

BBC - Vài ngày sau khi Trung Quốc thử tàu sân bay đầu tiên, Hoa Kỳ mời đoàn quan chức Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington đậu ở ngoài khơi.

Một nguồn khả tín cho BBC hay đoàn cán bộ được chở bằng phi cơ ra tham quan và tham dự một số hoạt động trên tàu vào thứ Bảy 13/08.
Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này vừa quay trở lại làm công việc tuần tra biển Tây Thái Bình Dương (Biển Đông) vào hôm thứ Sáu 12/08 sau 5 ngày cho các thủy thủ nghỉ ngơi ở Thái Lan.
Trên đường về căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, tàu này dừng chân ở hải phận quốc tế ngoài khơi Việt Nam.
Một hàng không mẫu hạm khác của Hoa Kỳ là USS Ronald Reagan với thủy thủ đoàn hơn 5.000 người cũng bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới Hong Kong vào hôm thứ Sáu.

Tuy chuyến thăm của tàu Ronald Reagan có sự chuẩn thuận của Trung Quốc, sự xuất hiện cùng lúc của hai hàng không mẫu hạm khổng lồ trong khu vực chắc chắn sẽ gửi thông điệp về một sự tiếp tục hiện diện hùng mạnh của hải quân Hoa Kỳ tại đây.

Sự xích lại gần nhau hơn của Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng, cũng là điều mà Bắc Kinh không thể không chú ý.

Hợp tác hải quân

Đây là không phải lần đầu tiên quan chức Việt Nam được mời ra khơi thăm tàu sân bay của Mỹ.

Tháng Tám năm ngoái, trong đợt hoạt động chung giữa Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ với hải quân Việt Nam nhân 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, các quan chức và sỹ quan Việt Nam đã tới quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu USS George Washington đậu cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý.

Trước đó, vào tháng Tư 2009, hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.
Đầu tháng Bảy 2010, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.

USS George Washington, với hơn 5.500 thủy thủ, là hàng không mẫu hạm chủ lực của Hạm đội 7.
Tàu này có thể chở trên 70 chiến đấu cơ cùng 1,5 triệu kg bom đạn.

VN mua tên lửa phòng thủ của Nga


Nga phóng thử tên lửa xuyên lục địa hôm 9/8/2011

BBC - Việt Nam là bạn hàng lớn của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí

Có tin tập đoàn NPO Mashinostroenia của Nga chuẩn bị ký hợp đồng bán hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.

Được biết Việt Nam sẽ vay tín dụng của Nhà nước Nga cho hợp đồng này và hai bên đang thảo luận các điều kiện sơ bộ của hợp đồng.
Việc chuyển giao hệ thống tên lửa này cho Việt Nam bởi vậy được cho là sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014.

Một số hãng thông tấn của Nga trích nguồn quân sự nói NPO đã tìm hiểu thị trường Việt Nam từ năm 2007. Hiện công ty này đã được tổng thống Nga cho phép xuất khẩu vũ khí mặc dù chưa có sự hợp thức hóa về mặt pháp lý.

Việt Nam và Nga đã có một số hợp đồng mua bán vũ khí. Năm 2010, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam một hệ thống Bastion khác có giá 150 triệu USD.

Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300 km và bảo vệ khu vực bờ biển có chiều dài 600 km.

Chạy đua vũ trang?

Tham vọng quân sự của Bắc Kinh đang ngày một bộc lộ rõ khi ra mắt hàng không mẫu hạm lần đầu tiên trong lần ra khơi thử nghiệm hôm 11/8/2011.

Hành động này làm dấy lên các quan ngại về tranh chấp lãnh hải trong đó, năm 2010, Trung Quốc đã liên quan đến nhiều cuộc đụng độ hải quân với Nhật Bản, Philipines và Việt Nam.

Gần đây nhất, Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam mà Bộ quốc phòng nước này gọi đây là 'hoạt động thường niên'.

Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Các chuyên gia đã cảnh báo hoạt động hiện đại hóa quân đội và nâng cao năng lực của Trung Quốc sẽ kéo các nước khác theo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, gây đe dọa cho an ninh khu vực.

Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ



Một cuộc tập trận của Giải phóng quân Trung Quốc (ảnh chỉ có tính minh họa)
Môt số blogger TQ đã có lần nói về kế hoạch 'đánh Việt Nam'

Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.

BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên".
Dư luận người dân tỏ ra quan ngại trong khi giới hữu quan nói họ 'ghi nhận' giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Chiều thứ Năm 11/08, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo: "Bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được".

Tuy nhiên, bà Nga nói phía Việt Nam đã biết và "ghi nhận" thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm".

Cũng về việc tập trận này, một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...

Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, người theo trường phái cứng rắn, ký.

Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.

"Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.

'Tấn công Việt Nam trong 30 ngày'

Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.

Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.

Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.

Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.

Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy.

Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Quảng Tây vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.

Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".

Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.

Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".

"Không có gì khiến cho tôi tin cả."

TỈNH CÀ MAU: HƠN 1.000 CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG CỦA HÁN TẶC NHẬP CƯ LẬU, LÀM VIỆC CHUI TẠI CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

 
Vi Toàn Nghĩa (danlambao) - Thưa các bác! Các bác vừa họp xong kỳ họp đầu tiên - tôi thấy ti vi bảo rằng: Thành công tốt đẹp! Riêng tôi, thì chưa thấy các bác nói gì! Có lẽ buổi đầu tiên chỉ gặp mặt để liên hoan và chúc mừng cho thắng lợi của bầu cử - trong tình hình nước sôi lửa bỏng về mọi mặt của lòng dân - Tôi tự hỏi, thế nước như thế này liệu có là lãng phí thời gian?

Thưa các bác! Rất tin tưởng vào các bác - qua lá phiếu bó buộc mọi niềm tin đều đã chuyển nhượng cho các bác cả. Có rất nhiều nhiều điều muốn ngỏ cùng các bác nhưng hôm nay tôi chỉ muốn trình với các bác một vài suy nghĩ mà tôi đang lo lắng nhiều nhất:

Có một lãnh đạo nói thế này: "...ta nghèo nên phải bán khoáng sản..." (tôi không cần để ý ai nói).

Vậy các bác có biết trên thế giới ở đâu bán nhiều khoáng sản nhất không? Không những nhiều mà toàn khoáng sản quý hơn nhôm: đồng, vàng, đá quý... thậm chí cả kim cương. Họ bán nhiều, bán hàng trăm năm rồi và hiện vẫn còn đang bán, bán nữa. Đó là châu Phi. Thế các bác thấy đời sống của dân họ thế nào: sướng? khổ? Ai là người giàu trong xã hội ấy? Mong các bác vào google tự trả lời - nhà nước cho các bác máy tính rồi mà.


Ta bán bô xít sao chẳng giống bán than? dự án này mang tính chất "bán lấy đươc" "bán bằng mọi giá" chưa xong đường cũng bán. Kiểu xuất khẩu này mang tính: "cung tiến" hơn là xuất khẩu bình thường. Chắc các bác cũng tự thấy!

Ta đã "gương mẫu" đi đầu trong phong trào "toàn dân bán khoáng sản - nhà nước và nhân dân cùng đào".

Xót xa lắm các bác ơi! Mỗi khi thấy báo cánh phải đưa các phóng sự ảnh rừng chắn biển miền Trung tan hoang vì khai thác ti tan, rồi man gan, thiếc, an ti moan... Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng... Hết vài "nhiệm kỳ" của các bác thì còn gì cho con cháu nữa các bác ơi!?

Máy bay thì làm bằng đuy ra - một hợp kim của nhôm, vỏ quả tên lửa bằng hỗn hợp nhôm và ma nhê để gây cháy không thể dập tắt - ta đang bán nhôm cho ai đây? Liệu có chắc nhôm ta xẽ thành máy bay ném bom vào đầu ta? Thành tên lửa để giết dân ta?

Kế hoạch tươi sáng của ta là "đến năm xyz chúng ta xẽ là một nước công nghiệp hiện đại"; thế nhưng lúc ấy còn kim loại đâu mà hiện đại nữa hỡi các bác?.

Thưa các bác! tôi cũng có một ông thầy - giáo sư và là viện sĩ của nhiều viện khoa học nước ngoài, là UVTW, ĐBQH - cụ có nói thế này "nước ta kim loại gì cũng có, nhưng trữ lượng không nhiều lại phân bố không tập trung, muốn khai thác hết phải đào, phải xẻ tung đất nước lên, không bao giờ có thể hoàn thổ sinh thái được". Vậy đây rõ ràng là một dự án vô lương tâm với thế hệ đang sống và vô trách nhiệm với thế hệ mai sau.

Thưa các bác! Tất cả niềm tin, tương lai của dân tộc qua lá phiếu đã chuyển nhượng cho các bác cả. Các bác là những người dân chúng tôi mong mỏi ở tinh thần trách nhiệm với dân với nước. Các bác chớ đem "quyết tâm chính trị " ra dọa nạt chúng tôi, mà phải xem cái gì lợi cho dân cho nước thì nên làm. Lợi ích của dân phải thể hiện ngay trong tên của dự án; Ví như "đường sắt cao tốc ", sẽ làm nhưng không phải bây giờ dân ta còn đang chóng mặt vì "cao tốc" lạm phát, đồng bào Thanh Hóa còn phải ăn cả thóc giống.

Không biết các bác nghĩ sao? Nhưng với riêng tôi dự án Bô xít với quy mô đang có là CỰC KỲ PHẢN ĐỘNG! (xin nhắc lại - với riêng tôi).

Trên quan điểm "nhìn thẳng - nói thật " tôi đã nói hết (riêng vấn đề này . Rất mong với tấm lòng, sự tinh tương, hiểu biết các bác sẽ xứng đáng với niềm tin của chúng tôi.
Cần trao đổi thêm xin các bác cứ tùy tiện đánh giây thép cho tôi theo số:
(+84)962412242

TỈNH CÀ MAU: HƠN 1.000 CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG CỦA HÁN TẶC NHẬP CƯ LẬU, LÀM VIỆC CHUI

TẠI CÔNG TRINH NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
Thứ Sáu, 12/08/2011 00:15

 Do cơ quan chức năng xử lý thiếu kiên quyết nên số lao động “chui” ngày càng đông

Chiều 11-8, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã có công văn chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm đối với hơn 1.000 lao động là công nhân quốc phòng người Trung Quốc làm việc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau.
 
Nhà thầu cố tình “lách” luật
Công trình Nhà máy Đạm Cà Mau khởi công vào tháng 7-2008, do nhà thầu chính là Công ty CP Khoa học Kỹ thuật Ngũ Hoàn (Trung Quốc) và 5 nhà thầu phụ khác thi công. Ngày 4-8-2011, tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau kiểm tra và phát hiện số lao động trên tại công trình này. Đó cũng là lần thứ 4 các ngành chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện lao động nước ngoài không phép tại đây.
 
Không được ra ngoài, một lao động Trung Quốc giải sầu bằng bia hơi sau bữa ăn
 
Các nhà thầu cho rằng số lao động này không có giấy phép là do không xin được chứng chỉ nghề nghiệp và thiếu hồ sơ cá nhân. Mặt khác, trong quá trình xây dựng cần số lượng lao động lớn, nhiều loại thợ khác nhau, song điều kiện này lao động địa phương không đáp ứng được. Ông Văn Tiến Thanh, Phó trưởng Ban Quản lý dự án khí – điện – đạm Cà Mau, còn cho rằng: “Do nhà thầu Trung Quốc trả công thấp nên lao động tại chỗ không thích vào làm việc. Ngoài ra, hiệu suất làm việc của lao động Trung Quốc cao hơn và kỷ luật tốt hơn”.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, cho biết: Nhà thầu và ban quản lý dự án chưa từng đặt vấn đề yêu cầu tuyển lao động với sở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nhà thầu nước ngoài cần số lượng trên 500 lao động thì phải liên hệ với ngành LĐ-TB-XH địa phương tìm giúp và thông báo tuyển dụng ít nhất 1 lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu quá 2 tháng mà địa phương không đáp ứng được thì nhà thầu mới tính đến việc tuyển lao động nước ngoài. Trong vụ này, nhà thầu đã bỏ qua quy định trên”.
 
Ngày càng nhiều hơn
Có mặt tại khu lán trại dành riêng cho hàng ngàn lao động người Trung Quốc trên công trường Nhà máy Đạm Cà Mau vào chiều 10-8, đập vào mắt chúng tôi là những dãy nhà nhếch nhác và ẩm mốc biệt lập với bên ngoài bởi những dãy hàng rào khép kín. Nhiều công nhân trên người đầy những hình xăm vằn vện. Họ làm việc quần quật suốt 9 giờ mỗi ngày chỉ nhận được khoản tiền công 100.000 đồng. Mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh… đều được gói gọn trong không gian ngột ngạt dành cho hơn 1.000 con người. 
 
Theo một cán bộ địa phương, điều kiện làm việc và ăn ở như thế sẽ rất khó chấp nhận đối với lao động Việt Nam. Có thể nhà thầu Trung Quốc sử dụng những lao động này để họ dễ khai thác sức lao động và dễ quản lý. Ông Lê Thanh Tòng cho biết: “Những lần trước chúng tôi đã xử phạt mỗi lần 20 triệu đồng đối với nhà thầu và một lần đề nghị Bộ Công an trục xuất 16 lao động người Trung Quốc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau về nước. Tuy nhiên, không hiểu sao cứ mỗi lần kiểm tra, số lao động người Trung Quốc không phép lại tăng hơn so với lần trước”.
Xử lý lỏng lẻo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định: “Để xảy ra tình trạng hàng ngàn người Trung Quốc lao động không có giấy phép kéo dài tại Cà Mau là lỗi của tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau do ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, làm tổ trưởng. Họ đã buông lỏng việc quản lý và khi phát hiện thì chậm báo cáo để UBND tỉnh sớm có hướng chỉ đạo xử lý”. Ông Nguyễn Tiến Hải cho biết quan điểm của tỉnh là đề nghị nhà thầu bổ sung ngay hồ sơ của số lao động người Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau. Số nào đủ điều kiện thì cho ở lại làm việc tiếp, số không đủ điều kiện thì sẽ bị đề nghị trục xuất về nước.
Bài và ảnh: DUY NHÂN
Nguồn: Người Lao động

Pháp yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng


AFP

12/8/2011
Phát ngôn Bộ Ngoại Giao Pháp đã nhắc lại với Đại Sứ Việt Nam tại Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do cho blogger người Pháp gốc Việt bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia vị tội lật đổ, Bộ Ngoại Giáo Pháp cho biết.
«Đại sứ Việt Nam tại Pháp, Dương Chí Dũng đã được triệu tập ngày hôm qua tại Bộ Ngoại Giao. Ông đã được thông báo về sự mối quan tâm sâu sắc về bản án đối với ông Phạm Minh Hoàng ngay ngày hôm sau phiên tòa diễn ra ngày 10/08 tại TP. HCM», bà Christine Fages, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao đã tuyên bố trong một buổi gặp gỡ báo chí. «Chúng tôi đã lập lại mong muốn của chúng tôi là phán quyết này phải được tái xét để ông Phạm Minh Hoàng được trả tự do trong thời gian sớm nhất», bà nói thêm, sau lời yêu cầu thứ nhất được đưa ra hôm thứ tư vừa qua.
Bộ Ngoại Giao Pháp nhân dịp này đã nhắc lại sự gắn bó của mình với tự do tư tưởng, đồng thời đánh giá blogger này đã «bị cáo buộc vì có những ý kiến phê bình chính phủ Việt Nam».
Người đứng đầu ngành Ngoại Giao Liên Hiệp Âu Châu, bà Catherine Ashton, hôm thứ năm vừa qua cũng đã đòi hỏi phải trả tự do cho người bảo vệ Nhân Quyền này, một vị giáo sư 56 tuổi, bị bắt ngày 13/8/2010. Đối với nền tư pháp Việt Nam, ông bị xem là can phạm «tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân», có những hành động «nghiêm trọng xâm phạm nền an ninh quốc gia», thẩm phán đã kết án ông như thế sau một phiên toàn chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ.