Vi Toàn Nghĩa (danlambao) - Thưa các bác! Các bác vừa họp xong kỳ họp đầu tiên - tôi thấy ti vi bảo rằng: Thành công tốt đẹp! Riêng tôi, thì chưa thấy các bác nói gì! Có lẽ buổi đầu tiên chỉ gặp mặt để liên hoan và chúc mừng cho thắng lợi của bầu cử - trong tình hình nước sôi lửa bỏng về mọi mặt của lòng dân - Tôi tự hỏi, thế nước như thế này liệu có là lãng phí thời gian?
Thưa các bác! Rất tin tưởng vào các bác - qua lá phiếu bó buộc mọi niềm tin đều đã chuyển nhượng cho các bác cả. Có rất nhiều nhiều điều muốn ngỏ cùng các bác nhưng hôm nay tôi chỉ muốn trình với các bác một vài suy nghĩ mà tôi đang lo lắng nhiều nhất:
Có một lãnh đạo nói thế này: "...ta nghèo nên phải bán khoáng sản..." (tôi không cần để ý ai nói).
Vậy các bác có biết trên thế giới ở đâu bán nhiều khoáng sản nhất không? Không những nhiều mà toàn khoáng sản quý hơn nhôm: đồng, vàng, đá quý... thậm chí cả kim cương. Họ bán nhiều, bán hàng trăm năm rồi và hiện vẫn còn đang bán, bán nữa. Đó là châu Phi. Thế các bác thấy đời sống của dân họ thế nào: sướng? khổ? Ai là người giàu trong xã hội ấy? Mong các bác vào google tự trả lời - nhà nước cho các bác máy tính rồi mà.
Ta bán bô xít sao chẳng giống bán than? dự án này mang tính chất "bán lấy đươc" "bán bằng mọi giá" chưa xong đường cũng bán. Kiểu xuất khẩu này mang tính: "cung tiến" hơn là xuất khẩu bình thường. Chắc các bác cũng tự thấy!
Ta đã "gương mẫu" đi đầu trong phong trào "toàn dân bán khoáng sản - nhà nước và nhân dân cùng đào".
Xót xa lắm các bác ơi! Mỗi khi thấy báo cánh phải đưa các phóng sự ảnh rừng chắn biển miền Trung tan hoang vì khai thác ti tan, rồi man gan, thiếc, an ti moan... Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng... Hết vài "nhiệm kỳ" của các bác thì còn gì cho con cháu nữa các bác ơi!?
Máy bay thì làm bằng đuy ra - một hợp kim của nhôm, vỏ quả tên lửa bằng hỗn hợp nhôm và ma nhê để gây cháy không thể dập tắt - ta đang bán nhôm cho ai đây? Liệu có chắc nhôm ta xẽ thành máy bay ném bom vào đầu ta? Thành tên lửa để giết dân ta?
Kế hoạch tươi sáng của ta là "đến năm xyz chúng ta xẽ là một nước công nghiệp hiện đại"; thế nhưng lúc ấy còn kim loại đâu mà hiện đại nữa hỡi các bác?.
Thưa các bác! tôi cũng có một ông thầy - giáo sư và là viện sĩ của nhiều viện khoa học nước ngoài, là UVTW, ĐBQH - cụ có nói thế này "nước ta kim loại gì cũng có, nhưng trữ lượng không nhiều lại phân bố không tập trung, muốn khai thác hết phải đào, phải xẻ tung đất nước lên, không bao giờ có thể hoàn thổ sinh thái được". Vậy đây rõ ràng là một dự án vô lương tâm với thế hệ đang sống và vô trách nhiệm với thế hệ mai sau.
Thưa các bác! Tất cả niềm tin, tương lai của dân tộc qua lá phiếu đã chuyển nhượng cho các bác cả. Các bác là những người dân chúng tôi mong mỏi ở tinh thần trách nhiệm với dân với nước. Các bác chớ đem "quyết tâm chính trị " ra dọa nạt chúng tôi, mà phải xem cái gì lợi cho dân cho nước thì nên làm. Lợi ích của dân phải thể hiện ngay trong tên của dự án; Ví như "đường sắt cao tốc ", sẽ làm nhưng không phải bây giờ dân ta còn đang chóng mặt vì "cao tốc" lạm phát, đồng bào Thanh Hóa còn phải ăn cả thóc giống.
Không biết các bác nghĩ sao? Nhưng với riêng tôi dự án Bô xít với quy mô đang có là CỰC KỲ PHẢN ĐỘNG! (xin nhắc lại - với riêng tôi).
Trên quan điểm "nhìn thẳng - nói thật " tôi đã nói hết (riêng vấn đề này . Rất mong với tấm lòng, sự tinh tương, hiểu biết các bác sẽ xứng đáng với niềm tin của chúng tôi.
Cần trao đổi thêm xin các bác cứ tùy tiện đánh giây thép cho tôi theo số:
(+84)962412242
TỈNH CÀ MAU: HƠN 1.000 CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG CỦA HÁN TẶC NHẬP CƯ LẬU, LÀM VIỆC CHUI
TẠI CÔNG TRINH NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
Thứ Sáu, 12/08/2011 00:15
Do cơ quan chức năng xử lý thiếu kiên quyết nên số lao động “chui” ngày càng đông
Chiều 11-8, ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã có công văn chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm đối với hơn 1.000 lao động là công nhân quốc phòng người Trung Quốc làm việc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau.
Nhà thầu cố tình “lách” luật
Công trình Nhà máy Đạm Cà Mau khởi công vào tháng 7-2008, do nhà thầu chính là Công ty CP Khoa học Kỹ thuật Ngũ Hoàn (Trung Quốc) và 5 nhà thầu phụ khác thi công. Ngày 4-8-2011, tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau kiểm tra và phát hiện số lao động trên tại công trình này. Đó cũng là lần thứ 4 các ngành chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện lao động nước ngoài không phép tại đây.
Không được ra ngoài, một lao động Trung Quốc giải sầu bằng bia hơi sau bữa ăn
Các nhà thầu cho rằng số lao động này không có giấy phép là do không xin được chứng chỉ nghề nghiệp và thiếu hồ sơ cá nhân. Mặt khác, trong quá trình xây dựng cần số lượng lao động lớn, nhiều loại thợ khác nhau, song điều kiện này lao động địa phương không đáp ứng được. Ông Văn Tiến Thanh, Phó trưởng Ban Quản lý dự án khí – điện – đạm Cà Mau, còn cho rằng: “Do nhà thầu Trung Quốc trả công thấp nên lao động tại chỗ không thích vào làm việc. Ngoài ra, hiệu suất làm việc của lao động Trung Quốc cao hơn và kỷ luật tốt hơn”.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, cho biết: Nhà thầu và ban quản lý dự án chưa từng đặt vấn đề yêu cầu tuyển lao động với sở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nhà thầu nước ngoài cần số lượng trên 500 lao động thì phải liên hệ với ngành LĐ-TB-XH địa phương tìm giúp và thông báo tuyển dụng ít nhất 1 lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu quá 2 tháng mà địa phương không đáp ứng được thì nhà thầu mới tính đến việc tuyển lao động nước ngoài. Trong vụ này, nhà thầu đã bỏ qua quy định trên”.
Ngày càng nhiều hơn
Có mặt tại khu lán trại dành riêng cho hàng ngàn lao động người Trung Quốc trên công trường Nhà máy Đạm Cà Mau vào chiều 10-8, đập vào mắt chúng tôi là những dãy nhà nhếch nhác và ẩm mốc biệt lập với bên ngoài bởi những dãy hàng rào khép kín. Nhiều công nhân trên người đầy những hình xăm vằn vện. Họ làm việc quần quật suốt 9 giờ mỗi ngày chỉ nhận được khoản tiền công 100.000 đồng. Mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh… đều được gói gọn trong không gian ngột ngạt dành cho hơn 1.000 con người.
Theo một cán bộ địa phương, điều kiện làm việc và ăn ở như thế sẽ rất khó chấp nhận đối với lao động Việt Nam. Có thể nhà thầu Trung Quốc sử dụng những lao động này để họ dễ khai thác sức lao động và dễ quản lý. Ông Lê Thanh Tòng cho biết: “Những lần trước chúng tôi đã xử phạt mỗi lần 20 triệu đồng đối với nhà thầu và một lần đề nghị Bộ Công an trục xuất 16 lao động người Trung Quốc không có giấy phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau về nước. Tuy nhiên, không hiểu sao cứ mỗi lần kiểm tra, số lao động người Trung Quốc không phép lại tăng hơn so với lần trước”.
Xử lý lỏng lẻo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định: “Để xảy ra tình trạng hàng ngàn người Trung Quốc lao động không có giấy phép kéo dài tại Cà Mau là lỗi của tổ quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau do ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, làm tổ trưởng. Họ đã buông lỏng việc quản lý và khi phát hiện thì chậm báo cáo để UBND tỉnh sớm có hướng chỉ đạo xử lý”. Ông Nguyễn Tiến Hải cho biết quan điểm của tỉnh là đề nghị nhà thầu bổ sung ngay hồ sơ của số lao động người Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trình Nhà máy Đạm Cà Mau. Số nào đủ điều kiện thì cho ở lại làm việc tiếp, số không đủ điều kiện thì sẽ bị đề nghị trục xuất về nước. |
Bài và ảnh: DUY NHÂN
Nguồn: Người Lao động