THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 May 2011

ViDEO - Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay tại Hà Nội sáng ngày 18/5/2011


Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ Treo Trên Cầu Ngang Qua Xa Lộ trên đường vào Đại Lộ Thăng Long


VIDEO

















Đáp LỜI KÊU GỌI VÀ TÂM THƯ của  các anh chị em Tuổi Trẻ Yêu Nước trong Nam…nghe lại cái audio nhiều lần sao thấy thấm quá… các anh đã đứng dậy, Tuổi Trẻ Yêu Nước Hà Nội làm sao ngồi yên được phải làm gi đáp lời sông núi chứ.

Chúng tôi vốn lớn lên trong cái xã hội bưng bít, chỉ được nhìn cờ "đỏ sao vàng" bị chụp dưới biểu tượng "hình búa liềm"  thật là ghê. Hôm nay thấy cây cờ vàng ba sọc đỏ treo ở Thành phố Cần Thơ đẹp quá…lại là biểu tượng của Tự Do thì là cao cả quá, ước mơ quá cho nên chúng tôi Tuổi Trẻ Yêu Nước tại Hà Nội treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để đồng bào miền Bắc chiêm ngưỡng  biểu tượng Tự Do đang đến.

Dưới đây là đọan Video cờ vàng ba sọc đỏ treo trên xa lộ đang tiến vào Đại Lộ Thăng Long, Hà Nội và Cây cờ Vàng Ba Sọc Đỏ treo trên cây cầu bắt ngang qua xa lộ tại gần thành phố Hà Nội…và một số địa điểm khác rạng sáng ngày thứ Tư (18/05/2011).

Tuổi Trẻ Yêu Nước Thăng Long thành Hà Nội

Source:  http://www.tuoitreyeunuoc.com/archives/2639



* Cờ Vàng Tung Bay Tại TP Cần Thơ ngày 30/4/2011

http://diendanchinhtri.blogspot.com/2011/04/co-vang-tung-bay-tren-thanh-pho-can-tho.html


free counters

# Ta?n Ma.n Ngày 30/4 & Thâ'y Gì Qua Nghi. Quyê't Ddoàn Kê't - GS Pha.m M Hoàng

 
 

Tản mạn ngày 30 tháng 4

 

Sài Gòn, 30/4/2003, 11 giờ trưa. Ðường xá hôm nay vắng hơn mọi khi. Nhiều người đã lợi dụng hai ngày nghỉ để đi xa hoặc ở nhà.

 

Tôi thuộc loại người thứ hai.

 

Vào thời điểm này 28 năm về trước, một đoàn xe tăng của cộng sản húc đổ cổng Dinh Ðộc Lập. Một chế độ cáo chung, một chế độ mới được thiết lập.

 

Ngày hôm nay. Ðứng ngắm nhìn thành phố. Cũng một đoàn xe, nhưng là một đoàn xe hai bánh đang lưu thông trên đường. 99% vượt đèn đỏ!

 

28 năm sau, Việt Nam nói chung và bộ mặt hòn ngọc Viễn Ðông nói riêng có thay da đổi thịt. Nhưng bộ mặt đường phố, bộ mặt xã hội vẫn còn đầy rẫy những xấu xa, tệ hại, bất công, nghèo đói.

 

28 năm sau. Chế độ vẫn thường tự hào đạt mức tăng trưởng cao nhất Á châu. Nhưng trong một bài viết gần đây, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thú nhận Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và với đà tăng trưởng này, 60 năm nữa, chúng ta sẽ bắt kịp... Thái Lan, một nước mà chúng ta đã từng sánh vai trước năm 1975.

 

60 năm nữa Thái Lan sẽ không ở đó mà đợi chúng ta, và ngay ngày hôm nay, 28 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn còn loanh quanh bên mấy cái đèn đỏ, mấy con kênh, mấy sô nước mùa khô (để uống) và mấy sô nước mùa mưa (để chống lụt).

 

***

 

Sau khi chiếm được miền Nam, chế độ cộng sản đã lùa dân đi khai mương, khai thông các con rạch đen quánh. Nhiều người lúc ấy dù sợ, dù buồn nhưng vẫn thấy đây là một công việc hữu ích và là một thành công của chế độ. 28 năm sau. Cũng vẫn con kênh ấy, nhưng không phải là một màu xanh như họ thường hứa hẹn mà nó còn ô nhiễm và bẩn thỉu hơn gấp trăm lần khi trước. Hiện nay Sài Gòn có tổng cộng 5 con kinh với chiều dài tổng cộng 76km. Mỗi ngày chúng phải gánh gần 100 tấn rác, cộng thêm với 53.000 tấn đang có sẵn, người ta không biết đến bao giờ thì chúng sẽ ngừng chảy. Hiện nay là mùa khô, có nhiều nơi lòng sông cạn đến đáy, các thuyền bè neo bến đều đậu trên bùn và người ta phải ngày đêm sống chung với những mùi xú uế ngoài sức tưởng tượng. Trong những điều kiện ấy, 43.000 gia đình lấn chiếm giòng chảy, nheo nhóc sống trong những điều kiện vệ sinh vượt mức báo động và ngày ngày vẫn góp phần vào công cuộc ô nhiễm hóa môi trường kinh rạch.

 

Sau 28 năm, người ta không biết đến bao giờ các giòng kinh có được màu xanh như kẻ chiến thắng đã hứa!?

 

***

 

Trong những năm tháng chiến tranh, bộ máy tuyên truyền cộng sản đã không ngừng tố cáo các xấu xa quân đội Mỹ đem đến, đặc biệt là ma túy và mãi dâm. Họ nói chỉ riêng Sài Gòn đã có 200 ngàn gái mãi dâm - và điều này cũng lừa được nhiều người, trong đó có nhiều trí thức. Mãi đến sau này, một nữ cán bộ cao cấp đã thố lộ rằng ngay cả trong chiến tranh bà ta cũng thấy con số này quá lố, vì Sài Gòn lúc ấy chỉ khoảng 1,8 triệu, cho như nữ chỉ chiếm một nửa là 900 ngàn, trừ đi 30% là người già và con nít thì chỉ còn khoảng 600 ngàn. Như thế cứ 3 phụ nữ là có một gái mãi dâm, nghĩa là hầu như gia đình nào cũng có, kể cả gia đình tôi - tức người nữ cán bộ ấy.

 

Con số này ngày nay hầu như không được nhắc tới - có thể vì ngượng - nhưng có thể vì tình trạng mãi dâm bây giờ còn vượt xa cái mức ngày xưa (cái mức thật sự). Theo Ủy Ban Nhân Dân TP-HCM thì hiện nay trên địa bàn thành phố (chỉ) có khoảng 20 ngàn gái mãi dâm (trên tổng số 6 triệu dân quả là quá ít so với tỷ lệ 200 ngàn/1,8 triệu trước 75!!). Nhưng đây là con số kiểm soát được, con số thực thì không ai biết. Mà mãi dâm lại kéo theo ma túy và HIV. Theo thống kê chính thức, Sài Gòn ngày nay có khoảng 25 ngàn con nghiện và 14 ngàn nhiễm HIV. Con số thực được Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước lượng nhiều hơn gấp 5 lần. Tỉ lệ nhiễm HIV lây lan qua gái mãi dâm lên đến 26%. Ðây là một con số kinh khủng vì ở Thái Lan, trong những thời điểm nóng nhất của đại dịch HIV thì tỉ lệ này chỉ mới 18%. Phải 60 năm nữa chúng ta sẽ bắt kịp Thái Lan về kinh tế, nhưng về khía cạnh này, dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ 28 năm, chúng ta đã qua mặt họ!

 

Trong bài phỏng vấn nhân ngày 30/4/2003, Nguyễn Minh Triết, bí thư thành ủy TP-HCM đã hùng hồn tuyên bố sẽ cơ bản ngăn chặn nạn ma túy mãi dâm. Một điều mà ngay ký giả phỏng vấn cũng thấy khó làm. Cách đây hơn một năm, vào tháng 1/02, lúc con nghiện là 15 ngàn, nhiễm HIV 9.600, ông Triết cũng đã tuyên bố từa tựa như thế.

 

28 năm trước, con số 200 ngàn gái mãi dâm ở Sài Gòn, biết đâu cũng chính ông Triết phịa ra, cũng như ông tiếp tục phịa như ngày hôm nay.

 

***

 

Ngày 30/4 là một mốc lịch sử. Ðối với cộng sản thì cái mốc này màu đỏ, là một ngày phải ăn mừng. Thế cho nên các chiến dịch, các thi đua trong xã hội thường lấy ngày này làm thời điểm kết thúc, đặc biệt là các công trình xây dựng. Tuy nhiên việc này đã tạo ra biết bao phiền hà cho các xí nghiệp, các công nhân và cuối cùng là làm trò cười cho thiên hạ. Số là khi khởi động công trình, người ta thường hay dự tính hoàn tất vào các ngày lễ của chế độ như 3/2, 30/4, 19/5, 2/9... nhưng khi bắt tay vào việc thì không suôn sẻ như dự kiến ban đầu. Chỗ thì đền bù giải tỏa không kịp, chỗ thì vướng dây điện, chỗ thì kẹt ống nước, hoặc các trở ngại kỹ thuật khác làm chậm trễ việc thi công. Trễ thì trễ nhưng bắt buộc phải khánh thành vào các dịp lễ để còn "báo công với Bác" và làm vinh danh cho chế độ ưu việt.... nên mọi chuyện đều phải khẩn trương hoặc ngược lại phải đình trệ nhiều hạng mục khác để cắt băng khánh thành đúng ngày tháng. Hậu quả trước tiên là chất lượng công trình không bảo đảm, thứ nữa là nhiều công đoạn bị xáo trộn đưa đến việc kéo dài thời gian thi công. Tại Sài Gòn có ít ra là 4 công trình lớn đang ở trong tình trạng này.

 

Ở Cầu Ông Lãnh, công nhân hối hả hoàn tất lắp đặt chấn song, trải đá chuẩn bị tưới nhựa đường dẫn lên cầu để thông xe kỹ thuật, thế nhưng dưới dạ cầu vẫn còn bề bộn ngổn ngang đủ loại vật tư, đặc biệt là rác bốc mùi hôi thối khắp khu vực. Ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, công trình được khánh thành ngày cách đây đúng một năm, ngày 30/4/2002. Thế nhưng từ sự cố hầm Văn Thánh bị lún nên công trình lại bỏ dở cho đến nay vẫn chưa hoàn thành. Toàn bộ tuyến đường hầu như bỏ trống không ai quản lý nên rác đầy đường, cát đá vương vãi khắp tuyến. Còn tuyến đường Xuyên Á có nhiều đoạn, ngày 26/4 vừa qua cắt băng khánh thành một đoạn, phần còn lại phải đợi ít ra là đến hết năm. Người dân thắc mắc tại sao không hoàn thành toàn bộ dự án mà phải đợi lễ này lễ nọ để khánh thành rồi sau đó gây biết bao phiền hà. Nhà nước thì bắt buộc phải có hình thức uy nghi vào các dịp lễ trong khi dân người dân chỉ mong một tuyến đường đi lại thuận tiện hơn là các nghi thức rình rang để rồi sau đó các đơn vị lại tiếp tục đủng đỉnh kéo dài thời gian.

 

Cứ đến ngày 30/4 là khánh thành, là ăn mừng để rồi cả năm sau đó phải suốt ngày chịu đựng.

 

***

 

Trong suốt thời gian chiến tranh và cho đến cả sau này, cộng sản vẫn luôn luôn nói đến các loại thuốc khai quang đã tàn phá nghiêm trọng đến rừng Việt Nam. Luận điệu này đã lừa cả thế giới cho cả đến ngày nay. Tuy nhiên có sống trong lòng chế độ, có tiếp xúc với những người làm công tác bảo vệ rừng hoặc qua các thông tin trên báo, đài, người ta mới thấy rõ ràng là tài nguyên rừng ngày nay đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những vụ phá rừng hoặc để khai thác gỗ, hoặc để canh tác và rất nhiều vụ lại cho chính cán bộ kiểm lâm bao che.

Từ Bắc chí Nam, người ta phá rừng ở khắp nơi. Tại Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, một nơi rừng đẹp có tiếng với đủ chủng loại, và cũng là nơi lâm tặc hoành hành dữ dội, cán bộ kiểm lâm chỉ về phía những ngọn đồi trọc và ngậm ngùi: cách đây 5 năm, chúng tôi vào đây lắm khi còn lạc mà bây giờ thì thế đấy.... Tại Buôn Mê Thuột, một quan chức bộ canh nông buổi sáng đi họp băng qua một cánh rừng rậm rạp và rất đẹp, đến chiều về thì cánh rừng trên hoàn toàn biến mất. Hỏi ra mới biết lâm tặc đã dùng cưa máy cưa ngang một loạt cây, sau đó chúng chỉ cần đẩy một số cây là cả khu rừng hàng trăm cây khác sẽ đổ theo. Tại Cà Mau, theo số liệu người Pháp để lại thì năm 1940 có 1 triệu mẫu. Ðến năm 1975, sau bao năm chiến tranh tàn phá, còn lại 600 ngàn mẫu. Năm 1983, 150 ngàn mẫu...

 

Thắng giặc Mỹ rồi, ta sẽ xây dựng đất nước tươi đẹp hơn xưa. Ðúng thế, chẳng còn bao lâu gần 15 triệu mẫu rừng sẽ chỉ còn lại vài cây vú sữa để hồn Bác còn nhớ đến miền Nam.

 

***

 

Tháng 2/03, Hà Nội điên tiết lên vì vụ hai dân biểu Mỹ đệ trình dự luật HR1019 về tự do thông tin tại Việt Nam. Bộ ngoại giao của nước dân chủ nhất thế giới đã tuyên bố cho đến nay, ở Việt Nam có 486 cơ quan báo chí với trên 600 ấn phẩm. Hằng năm, có trên 550 triệu bản báo được xuất bản. (...) Hiện nay, có trên 80% số hộ nghe được đài Tiếng nói Việt Nam và 70% số hộ xem được chương trình của Ðài Truyền hình Việt Nam (...) Người dân cũng có mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin rộng rãi trên mạng Internet".

 

Quả thực đúng như thế! Bà Phan Thúy Thanh không nói sai. Tuy nhiên cho dù có 1000 tờ báo và 100% bắt được đài thì có cắt nghĩa được gì khi tất cả đều do đảng kiểm soát. Các quyết định của nhà nước về chính trị đều được đăng tải hoặc tóm tắt nơi trang nhất của các báo, kể cả những báo vô tội vạ như Phụ Nữ, Kiến Thức Phổ Thông, Sinh Viên... Sự thao túng, kiểm soát đến cọng lông cọng tóc này cũng không chừa một ai, kể cả các báo nước ngoài. Vào trung tuần tháng 4/03, Phan Văn Khải đã làm mọi người ngạc nhiên khi tiếp Hòa Thượng Huyền Quang. Báo Le Monde - một tờ báo uy tín của Pháp ngày 19/4 chạy hàng tít: Hà Nội mở lại đối thoại với giáo hội Phật giáo đối kháng. Cái tựa này quả là một điểm tốt về ngoại giao, về nhân quyền. Nhưng cho dù thế, trong bài viết 130 hàng này, cơ quan kiểm duyệt nhà nước cũng đã tận tình lấy bút lông tô đen 43 hàng trên khắp các ấn bản Le Monde nhập vào Việt Nam!

 

Riêng về cái sự tự do sử dụng thông tin rộng rãi trên mạng Internet thì có ở trong nước mới thấy cái cơ cực khi tìm cách truy cập các tin tức của các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền ở hải ngoại. Bị chặn hết, không còn cách nào để truy cập. Vì thế chúng tôi mong mỏi các bạn ở hải ngoại biết về vi tính, làm sao tìm ra một phương thức để phá thủng bức tường lửa mà nhà nước dân chủ nhất thế giới này đang thiết lập để chúng tôi còn có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

 

28 năm thực thi dân chủ và sử dụng thông tin rộng rãi trên mạng Internet. Chẳng bao lâu nữa trên đầu mỗi người Việt Nam sẽ được trực tiếp gắn ăng-ten để thâu nhanh 20 đài phát thanh và truyền hình nhà nước. Và về khía cạnh này thì không riêng gì Thái Lan, mà Việt Nam sẽ bỏ xa cả thế giới.

 

***

 

Chiều 29/4/03, bà tổ trưởng đi nhắc nhở treo cờ giữa những cái nhìn của người dân hàm chứa nhiều ẩn ý. Mới cách đây vài hôm, báo chí đã phê phán nhiều ngôi nhà, trong đó có nhiều cơ quan nhà nước treo cờ quá phỉ báng. Chỗ thì treo cờ bạc phếch, màu đỏ đã xuống cấp thành màu vàng nên chẳng còn nhận ra ngôi sao, chỗ thì treo ngược ngôi sao, và phỉ báng nhất là có nơi cờ rách nát, chỉ còn một phần năm của chiều dài.

 

Cảm tình của người dân đối với lá cờ hiện nay như thế nào? khó biết trong một tập thể 80 triệu con người. Nhưng trong quốc hội thì rõ ràng hơn. Trong kỳ họp cuối năm 2002, một đại biểu đã đề nghị mọi người phải hát quốc ca chứ không để nhạc như hiện nay. Cả hội trường lặng đi. Vị đại biểu này bồi thêm: "ai chưa thuộc thì phải tập và phải hát thật nghiêm túc". Ơ! hóa ra là các ông bà đại diện cho nhân dân không biết hát à? Rồi "hội trường lặng đi" là vì sao? Chẳng qua là vì các ông bà phần chẳng thuộc, phần chẳng mấy quan tâm. Ðến như các vị mà không quan tâm đến các biểu tượng của quốc gia thì trách gì thằng dân đi treo lá cờ rách hoặc phai màu.

 

28 năm sau, có lẽ không chỉ riêng lá cờ phai màu.

 

Sài Gòn, 30/4/2003

Phan Kiến Quốc.

 

Thấy gì qua Nghị Quyết Ðại Ðoàn Kết Dân Tộc?

 

Ngày 20/3/2003 vừa qua, Ban chấp hành trung ương đảng CSVN vừa nhóm họp và ban hành Nghị Quyết lần thứ 7 (khóa 9) với nội dung liên quan đến 3 vấn đề - nhưng đúng ra chỉ quanh một vấn đề chính - vấn đề gai góc đang tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đảng: đại đoàn kết dân tộc.

 

Nghị Quyết nêu lên và phân tích chi tiết 3 vấn đề nổi cộm: đại đoàn kết, vấn đề dân tộc và tôn giáo. Cả 3 vấn đề đang gặp những khó khăn nghiêm trọng mà tựu trung chúng đến từ các nguyên nhân sau:

- bất công lan tràn trong xã hội, tình trạng tham nhũng, hối lộ làm dân chúng chán ngán, xa rời với các guồng máy đảng và nhà nước khiến các chính sách, các vận động không đạt hiệu quả.

- những "diễn biến phức tạp" trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đào sâu hố phân cách giàu nghèo giữa thành thị với thôn quê, và ngay cả giữa thành thị với thành thị ngày càng sâu khiến một bộ phận "không nhỏ" trong xã hội xa rời với đảng.Tình trạng khiếu kiện của người dân càng lúc càng nhiều.

- tình hình tại các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và những vùng có đông người "dân tộc" (người thiểu số) chưa thực sự được ổn định. Vấn đề tranh chấp đất đai và tôn giáo vẫn còn là những ngòi nổ âm ỉ.

- khả năng kiểm soát và thao túng các tôn giáo lớn không như ý muốn củaa đảng. Các giáo hội "quốc doanh" và nhân sự được nhào nặn không đủ cân lượng để tạo niềm tin trong giáo dân chứ đừng nói gì đến việc thay thế các giáo hội chính thống. Mặt khác, ngày càng nhiều các vụ khiếu kiện đòi lại đất đai, tài sản của giáo hội bị trưng thu.

- ý thức và khả năng của cán bộ kém, không giải quyết rốt ráo các vấn đề. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã không giữ được vai trò của mình là vận động, đoàn ngũ hóa người dân đi theo đảng. Công tác dân vận không đạt.

- và sau cùng, các thế lực thù nghịch ngày đêm chống phá công cuộc xây dựng và tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Chúng thường xuyên xuyên tạc, vu khống, lôi kéo, vận động,... gây tai hại nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng chia rẽ và phá hoại khối đại đoàn kết để gây ly gián, chia rẽ nội bộ đảng, nhà nước và nhân dân.

 

Ðọc suốt bản nghị quyết này thì thấy các diễn biến tiêu cực thì rẫy đầy nhưng các biện pháp xem ra không có gì mới, cũng vẫn toàn những điều cũ rích như: tăng cường và phát huy vị thế lãnh đạo của đảng, tích cực và tham gia xây dựng bảo vệ đảng, đẩy mạnh giáo dục ý thức chính trị, mở rộng dân chủ (làm như Việt Nam đã có dân chủ từ bao đời), xây dựng đội ngũ quản lý, thu hút các tầng lớp thanh niên vào các phong trào ngoại vi do MT quản lý... Các biện pháp này còn mang tính cách mị dân, lừa bịp bằng những con số như đến năm 2010 phải giảm hộ nghèo tại các vùng có người dân tộc xuống dưới 10% trong khi ngay tại TP Hồ Chí Minh là nơi chiếm 1/4 tổng sản lượng của các nước - trên 300 phường xã mới chỉ có 3 được công nhận là không còn hộ nghèo (được gọi là nghèo nếu mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/năm, tương đương 200 USD/năm).

 

* * *

 

Nhưng một điều thật khó hiểu khi một nhà nước, một đảng phái được bầu lên với một tỷ lệ 98% cách đây chưa đầy một năm lại lên tiếng báo động thiếu đoàn kết. Vả lại, thiếu đoàn kết thì đã sao? đừng so sánh với các nước Âu Mỹ nhưng hãy thử nhìn chung quanh - từ Thái sang Phi - là hai nước có dân số xấp xỉ Việt Nam, đều là những dân tộc tương đối gần gũi nhau - ở những nước này, trung bình cứ 5, 7 năm là có một biến cố chính trị hoặc một biến động xã hội mà họ đâu có đặt vấn đề ra một cách nghiêm trọng như Việt Nam, một quốc gia tỷ lệ đắc cử hầu như "tuyệt đối". Cả hai nước này đều có những khó khăn về chủng tộc, về tôn giáo, về chính trị, cũng cần sự đoàn kết toàn dân nhưng đâu có đặt nó như một vấn đề sinh tử như đảng ta, một đảng cai trị không hề có một tiếng nói đối lập, một đảng kiểm soát từ cái lông cái tóc người dân. Không lẽ chúng ta cứ mang hậu quả chiến tranh ra để biện minh? Mà nếu biện minh thì tại sao lại biện minh cho sự mất đoàn kết? Trong nghị quyết 10.000 chữ này không hề một lần nhắc đến hậu quả chiến tranh.

 

Vậy thì sự mất đoàn kết nó đến từ đâu và tại sao cả Ban chấp hành trung ương đầy quyền uy phải "nháo nhào" lên như thế? Vì những lý do sau:

 

Người cộng sản đã biết rất rõ và biết từ lâu về suy nghĩ của người dân đối với đảng. Tất cả những gì viết trên báo và phát trên đài đều chỉ phản ảnh không đầy 10% sự thật. Sự thật là người dân, trong đó có rất nhiều đảng viên không đồng tình với chính sách của đảng, nếu không muốn nói là bất mãn. Những "ý đảng lòng dân", "lòng tin sắt đá vào đảng"...đều là những câu nói suông và trống rỗng. Nhưng trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay, không ai còn dũng cảm đứng lên nói những điều mình nghĩ hay nói hộ cho người khác. Một nhà báo đã từng viết "Trong xã hội ta đang tồn tại một hiện tượng: làm ngơ cho đến lúc không thể làm ngơ. Vậy đằng sau sự làm ngơ trước những đau khổ của đồng loại ấy là gì, phải chăng lại là sự thao túng của đồng tiền và sự xuống cấp về đạo lý" (Nhị Ngọc, Pháp Luật 13/1/03). Thái độ mũ ni che tai trước những vấn nạn trong xã hội, của đất nước, trước những đau khổ của tha nhân đã ngự trị trong con người Việt Nam và ngày càng lan rộng trong cộng đồng. Ðối với đảng, sự thờ ơ này đã giúp cho họ tiếp tục ngự trị nhưng đồng thời nó lại tạo ra một sức ì vô cùng to lớn: ngày nay đảng khó có thể vận động người dân tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước. Các phong trào như xây nhà tình thương (cho các bà mẹ cán binh cộng sản), quyên góp, các cuộc mít tinh, hội thảo, các buổi học tập nghị quyết... đều mang nặng tính hình thức và không có một kết quả cụ thể.

 

Gần đây nhất ta có thể thấy qua các cuộc mít tinh phản đối Mỹ đánh Irak. Các trường học, các đoàn thể được các cơ quan chủ quản điều động đến nơi biểu tình gióng kèn đánh trống và hô những khẩu hiệu đã soạn sẵn. Ðể có sắc thái dân tộc, nhà nước còn cho "điều" các thôn nữ trên bản trên làng, những người suốt đời chỉ biết cây ngô cây sắn xuống để biểu dương tình đoàn kết với nhân dân Irak, một nước mà có lẽ chưa đến 10% người đi biểu tình biết nó nằm ở đâu !Tất cả đều diễn ra trong 3 ngày, đến ngày 25 - đúng là ngày cường độ chiến tranh trở nên khốc liệt thì hoàn toàn im ắng. Người ta có cảm tưởng đảng chỉ muốn phản đối đến đấy rồi thôi. Còn người dân thì ì ra đấy, bảo hô là hô, bảo phất là phất. Sự thụ động này là kết quả của bao năm đảng "suy nghĩ hộ" cho dân.

 

Trong tầng lớp trí thức, sự thụ động này mang một hậu quả khá quan trọng. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một người có nhiều công trình về khảo cổ và nghiên cứu về dân tộc học đã viết:"Có xã hội công dân, tức là có quyền làm chủ tư tưởng của mình, có quyền phản bác người khác hay là người trên mình và đặc biệt có một lớp người cấp tiến đại diện và phát ngôn cho tư tưởng của mình. [...] Ở những nước văn minh, tầng lớp trí thức phải đóng được vai trò này. Ở chúng ta thì ai? Sự chọn lọc tự nhiên không có nên phải thay bằng sự chọn lọc nhân tạo, bộ máy đảng và chính quyền kiêm luôn việc định hướng ấy [...] Bởi thế trong nếp nghĩ của số đông chúng ta vẫn có thói quen phó mặc cho họ thay luôn "cái đầu" của mình. Diện mạo trí thức chúng ta hôm nay xét kỹ vẫn chưa khác xa sĩ phu thuở xưa bao nhiêu. [...] Và lý do khiến kẻ sĩ không còn là mình vì thiếu dân chủ. Theo tôi, đã đến lúc cần phải nghiên cứu những cái khác với cái truyền thống được coi là bình thường này. [...] Kẻ sĩ của chúng ta phải có tầm nhìn như vậy" (Nguyễn Huệ Chi, Công Ðoàn, Ðặc San Xuân Quý Mùi 2003).

 

Sự thụ động này ăn sâu vào suy nghĩ và hành động con người, nó dần dẫn đến tình trạng ý thức công dân suy đồi. Và đây là một vấn đề vô cùng trầm trọng trong xã hội Việt Nam. Bao lâu người ta còn bình tâm vứt một con chuột chết ra đường hoặc tọng nguyên một bao đựng ống hút plastic - là một chất không tự hủy - xuống cống thì ngày đó vẫn còn cảnh đường xá nhếch nhác, cống rãnh ứ đọng. Bao lâu người ta còn ngang nhiên chiếm lòng lề đường, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều thì đừng nói đến "nếp sống văn minh của người Sài Gòn" như dự thảo của Hội Ðồng Nhân Dân TPHCM cho năm 2003. Bao lâu người ta còn nhẫn tâm đốn hàng trăm hecta rừng gỗ quý thì ngày đó còn phải sống chung với lũ lụt cùng các mất mát về sinh thái, môi trường. Bao lâu người ta còn bỏ túi 30% tiền đầu tư vào xây dựng cơ bản thì ngày ấy vẫn còn cảnh công trình kém chất lượng và ngân quỹ thất thoát trầm trọng. Tất cả những thứ mất mát ấy không thể chỉ tính ra bằng tiền mà còn là một sự thụt lùi hàng chục năm so với các nước trong vùng. Tất cả những thứ ấy đều do ý thức công dân quá kém, hậu quả của hàng chục năm sống với thành tích ảo, với sự bao che, dung túng, nói tóm lại với một sự giả dối, lừa bịp.

 

Riêng về khía cạnh tôn giáo được nêu lên trong bàn nghị quyết này đã cho thấy đây là một vấn nạn không nhỏ. Ðảng đã nhào nặn ra hai giáo hội Phật giáo và Tin Lành, một Ủy Ban Ðoàn Kết Công Giáo, và cứ vài năm lại tổ chức linh đình các Hội nghị cho các giáo hội trên, cắm đủ thứ ăng-ten vào các chùa, các nhà thờ, khuyến khích nhiều tu sĩ vào Mặt Trận Tổ Quốc, cho xây nhà thờ, chùa chiền đồ sộ... Tất cả những áp lực và vuốt ve đó cũng chưa làm cho đảng an tâm và hầu như nó có tác dụng ngược. Càng buông lỏng, các tín hữu lại trở về với các giá trị, với giáo hội, với giáo lý truyền thống và xa rời với các tổ chức có bàn tay ảnh hưởng nhà nước. Ðức Cha Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn trong lá thư ngày 15/12/2002 đã viết: "Phát huy tinh thần liên đới trong cộng đồng dân tộc. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người và các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của mọi tổ chức công dân, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển vững bền, cho sự thăng tiến lâu dài của con người, gia đình và xã hội". Giáo hội truyền thống không chấp nhận một sự đoàn kết kiểu quốc doanh.

 

Tất cả những "diễn biến tiêu cực" này đảng đều biết và biết từ rất lâu nhưng tại sao bây giờ mới lên tiếng báo

động? Có nhiều nguyên nhân.

 

Trước tiên niềm tin vào đảng đang suy sụp trầm trọng - đặc biệt qua các sự kiện gần đây: vụ cháy ITC, vụ xét xử Năm Cam, cộng thêm với nạn tham nhũng nở rộ lên như nấm sau mưa, càng làm gắt càng thấy nhiều và phức tạp vì cơ chế chồng chéo. Vụ Irak gần đây cũng cho thấy khả năng vận động và kết quả quá ư khiêm tốn càng làm lộ rõ sự mất tin tưởng hay đúng ra chỉ tin tưởng trên báo chí và khẩu hiệu.

 

Tất cả những phức tạp trong xã hội hiện nay muốn giải quyết rốt ráo cần phải có sự đồng tình tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân cũng như sự thi hành nghiêm chỉnh, trong sáng của cán bộ. Hai việc này to lớn còn hơn lấp bể vá trời, nhưng có lẽ theo đảng, việc thứ nhất xem ra dễ làm hơn. Vả lại có thất bại thì có lẽ cũng chẳng ai biết, vì bản thân bản nghị quyết 7, ngay cả đảng viên cũng còn chưa biết nữa là...

 

Một lý do khác, sự đấu tranh bền bỉ của các thành phần đối kháng trong nước, dù nhỏ nhoi, khiêm tốn nhưng cũng có một hiệu quả nào đó trong nhân dân và gặt hái được sự ủng hộ của nhiều đoàn thể, chính giới ngoại quốc. Song song, nỗ lực của đồng bào hải ngoại và các phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền không ngừng nghỉ từ bao năm qua cũng đã góp phần không nhỏ vào suy nghĩ của đồng bào trong nước cũng như tạo một áp lực thường xuyên lên nhà cầm quyền. Trong bản nghị quyết trên, các "thế lực thù địch" đã được nhắc đi nhắc lại 15 lần.

 

***

 

Ðối với những quốc gia còn đang gặp nhiều khó khăn, đại đoàn kết dân tộc là điều kiện cần thiết. Ðối với đảng CSVN, có lẽ nó là vấn đề sinh tử, nhưng chắc chắn rằng nghị quyết này cũng sẽ rơi vào quên lãng vì chẳng ai để ý đến nó và nhất nữa, dân tộc lúc nào cũng đoàn kết nhưng chỉ có điều đây là thứ đoàn kết không như ý đảng muốn.

 

Sài Gòn, 25/3/2003

Phan Kiến Quốc

 

 

Chủ tịch xã 'muốn nghèo' bị xóa tên ứng cử HĐND

Sau khi bị kỷ luật Đảng vì cấp sổ hộ nghèo cho chính gia đình mình, một chủ tịch xã ở Tiền Giang đã bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử hội đồng nhân dân xã.
> Chủ tịch xã muốn được nghèo

Chiều 18/5, Ủy ban bầu cử huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết đã xóa tên ông Ngô Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Lý Tây ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND xã. Lý do là vị chủ tịch này đã để giảm sút uy tín cá nhân khi bị phát hiện tự cấp sổ hộ nghèo cho chính gia đình mình vào đầu năm 2011 để được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.

Qua xác minh của đoàn kiểm tra, bản sao sổ hộ nghèo của gia đình ông Minh xuất hiện tại một trường cấp 3 trên địa bàn để con ông được hưởng đãi ngộ học tập theo diện hộ nghèo.

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Minh hứa sẽ xóa tên những thành viên trong gia đình ra khỏi danh sách hộ nghèo để xã chọn một hộ nghèo khác thay thế. Với sai phạm trên, ông Liêm đã bị Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Châu Thành kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng.

Thiên Phước

CSVN diễn tập ‘chống bạo loạn’ ở Thanh Hóa trong lúc dân đói

VŨ KHÍ DÙNG ĐỂ ĐÀN ÁP VÀ GIẾT DÂN, BẢO VỆ ĐẢNG THAM NHŨNG PHẢN QUỐC.

Tỉnh Thanh Hóa, hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011, đã tổ chức một cuộc "diễn tập phương án xử lý tình huống gây rối, gây bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin" qui mô.

Cuộc diễn tập quy mô này được cho là lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, nơi mà gần 1/4 triệu người ở các huyện dọc theo miền biển đến miền núi, hiện đang phải đối mặt với cái đói vì mùa màng thất bát và người nông dân mất đất.

Theo tin của báo Thanh Hóa, cuộc diễn tập được chỉ thị từ Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 13.

Tin cho hay, cuộc diễn tập có sự chứng kiến và "chỉ đạo: của Trung Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An Ðặng Văn Hiếu, Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng nhiều cơ quan và lực lượng khác nhau.

Không thấy báo Thanh Hóa mô tả chi tiết cuộc diễn tập nhưng các hình ảnh cho thấy các lực lượng cứu hỏa dập lửa, cảnh sát cơ động dàn hàng chống bạo loạn và có cả xe thiết giáp tham gia diễn tập.

Hồi cuối tháng 2, 2011, một cuộc diễn tập tương tự cũng được tổ chức tại thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận với 500 sĩ quan và binh lính tham gia.

Trước đó, một cuộc diễn tập qui mô có cả tàu, máy bay trực thăng với hơn một ngàn cán bộ nhiều ngành khác nhau tập luyện "chống khủng bố, giải cứu con tin" ngay ở sông Hồng, Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2010.


Công an và quân đội CSVN diễn tập "chống gây rối, gây bạo loạn" ở Thanh Hóa ngày Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011. (Hình: Báo Thanh Hóa)

Cuộc tập luyện "chống gây rối, gây bạo loạn" ở Thanh Hóa được tiến hành chỉ ít ngày sau khi nhà cầm quyền Hà Nội giải quyết xong một vụ mà họ gọi là "tụ tập trái phép" ở Mường Nhé tỉnh Ðiện Biên với số lượng người tham dự có thể từ hơn 5 ngàn đến hơn 8 ngàn người.

Theo một số nguồn tin không chính thức, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải điều động một lực lượng quân sự nhiều hơn một trung đoàn có cả chiến xa và trực thăng yểm trợ để đối phó với cuộc biểu tình người Hmong.

Cùng với cuộc diễn tập "chống gây rối, gây bạo loạn" nhằm đối phó với dân, báo Thanh Hóa hôm Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 phỏng vấn ông Vương Văn Việt, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông này loan báo số gạo cứu đói cho dân sắp được cấp phát.

Nạn nói kinh niên ở Thanh Hóa một phần, theo báo điện tử của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày 13 tháng 5, 2011, là do nhà cầm quyền cưỡng bách dân đóng thuế quá nặng đến độ họ không còn gì để sống. Vừa thu hoạch vụ mùa xong, từ thôn tới xã tới siết thuế và đủ các loại "phí" làm người nông dân bắt đầu phải đi vay nợ mới từ đây.

Sự đói khổ quá sức chịu đựng vì sưu cao thuế nặng hoặc sự đàn áp tôn giáo dễ dẫn tới bạo động, có thể là nguyên nhân thúc đẩy nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội luôn luôn nghĩ tới các bài bản đối phó với quần chúng.

Báo điện tử Nông Nghiệp Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa tin từ ngày 27 tháng 4, 2011 rồi một số báo như Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị cũng tìm hiểu và đưa tin, viết phóng sự chứng tỏ nạn đói ở Thanh Hóa có thật và cần cứu đói khẩn cấp.

Gần 3 tuần lễ sau thì ông Việt đại diện nhà cầm quyền tỉnh mới nói sắp có gạo. Ông cũng không quên chỉ trích một số huyện đã báo cáo láo khi sử dụng "số liệu cứu trợ trong dịp tết Tân Mão vừa qua để báo cáo."
Cuộc diễn tập có cả xe thiết giáp của quân đội. (Hình: Báo Thanh Hóa)

Tắc trách gây chết người: Sao không khởi tố?


Thời gian gần đây, có nhiều vụ chết người thương tâm do sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị quản lý, thi công công trình công cộng ở TP.HCM. Song đến nay vẫn chưa có vụ nào được khởi tố, gây bức xúc trong dư luận.

Hiểm nguy rình rập

Ngày 13.5, cháu Trần Định (8 tuổi, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Võ Văn Vân) trên đường đi thi về nhà, trượt chân ngã xuống hố sâu, mắc kẹt vào cống hộp và chết ngạt. Hố sâu này nằm trước cổng trường nơi cháu Định học, là hạ nguồn của dòng kênh T15 - lằn ranh giữa xã Phạm Văn Hai và xã Vĩnh Lộc B. Phía trên hố là mặt đường vừa san lấp không có rào chắn. Hố sâu có hai miệng cống hộp, cống vừa xây dựng xong để thoát nước trong khu tái định cư Vĩnh Lộc. Bà Trương Thị Kim Cương, mẹ cháu Định, tức tưởi: nhiều lần họp phụ huynh, thấy cống nguy hiểm nên đã có ý kiến đơn vị thi công nên làm rào chắn nhưng vẫn không thấy ai làm và con bà trở thành nạn nhân.

Chuyện dây cáp viễn thông lòng thòng gây án mạng rõ ràng thấy trách nhiệm của hai đơn vị: điện lực và viễn thông... Còn chuyện hố cống thì rõ ràng là trách nhiệm của đơn vị thi công

Luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo

Trước đó, tối 19.4, ông Lý Văn (83 tuổi, ngụ P.14, Q.8) đạp xe đến ngã tư Trần Phú - Nguyễn Tri Phương (Q.5) thì bị dây cáp điện thoại thòng xuống đường cuốn vào bánh xe, kéo ông té ngã, sau đó tử vong.

Việc người dân chết hoặc bị thương vì tắc trách của đơn vị thi công hay quản lý các công trình công cộng như trên thời gian gần đây không là chuyện hiếm. 

Người dân thành phố vẫn chưa quên được cái chết của cô Hoàng Thị Thanh Truyền (22 tuổi, quê Bình Định) hồi giữa tháng 4.2009 khi cô đi ngang qua đường Âu Cơ (P.Tân Thành, Q.Tân Phú) bị dây điện trung thế rớt xuống trúng xe. Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định đường dây điện nói trên là do Điện lực Tân Phú quản lý và vào cuộc điều tra nhưng kết luận sau cùng là không thể xử lý hình sự.

Một cán bộ của Công an Q.Tân Phú cho biết: "Cơ quan CSĐT đã tiến hành lấy lời khai của rất nhiều người liên quan đến công tác quản lý đường dây điện. Thậm chí, cắt đoạn dây điện bị cháy đứt mang ra tận Hà Nội giám định nhưng cho thấy vị trí đứt là do sấm sét gây ra. Chính vì vậy không đủ chứng cứ để khởi tố hình sự". Tương tự, vụ em Cồ Quốc Duy (14 tuổi, ngụ Q.5, học sinh lớp 8) bị trụ đèn chiếu sáng công cộng tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu, Q.5 (Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM quản lý) rò rỉ điện gây nên cái chết thương tâm cũng không xử lý hình sự được.


Xe taxi lọt hố tử thần do thi công cẩu thả - Ảnh: Minh Nam 

Không khó quy trách nhiệm

Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn luật sư TP.HCM) nói: "Án mạng xảy ra là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị xử lý thì quá vô lý". Giải thích lý do, một cán bộ của Công an Q.Tân Bình (xin giấu tên) phân tích: "Các vụ bị điện giật gây chết người, cơ quan CSĐT gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm chứng cứ buộc tội để xử lý hình sự. Việc giám định dây điện cũ bị đứt hay bị tác động ngoại lực làm đứt không khó nhưng quy trách nhiệm cho một cá nhân, tổ chức nào thì rất khó. Đa số các vụ việc trên là vô ý nên để chứng minh được ý thức của con người rất khó. Bởi lẽ, nhân viên kiểm tra đúng định kỳ vẫn không phát hiện ra rò rỉ điện gây chết người, làm sao xử lý?". Theo vị cán bộ này, chỉ khi người dân đã gọi điện báo nhiều lần vị trí đó bị rò rỉ điện nhưng nhân viên đó không sửa chữa ngay, gây ra chết người thì mới dễ quy tội.

Phản bác lập luận này, luật sư Hoàng Cao Sang nói nhân viên được phân công quản lý tuyến đường này rõ ràng đã không làm hết trách nhiệm, thiếu kiểm tra, có dấu hiệu của tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính".

Cũng theo luật sư Sang, không thể xác định pháp nhân nên không biết quy trách nhiệm cho ai mà theo quy định của luật thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, còn hình sự thì những cá nhân được giao phụ trách tuyến đường này phải chịu.

Dưới một góc độ khác, luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo (Công ty luật Đại Việt - Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định hoàn toàn có thể khởi tố hình sự vụ án ngay khi xảy ra vụ án để vào cuộc điều tra, tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm thuộc về ai để tiếp tục khởi tố bị can, xử lý hình sự. "Chuyện dây cáp viễn thông lòng thòng gây án mạng rõ ràng thấy trách nhiệm của hai đơn vị: điện lực và viễn thông. Điện lực không chỉ cho thuê trụ điện mà còn có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn, khi nhận thấy có sự cố thì phải có trách nhiệm xử lý ngay. Còn đơn vị viễn thông cũng phải thi công an toàn, thu xếp gọn gàng những dây cáp không sử dụng, kiểm tra thường xuyên. Còn chuyện hố cống thì rõ ràng là trách nhiệm của đơn vị thi công", luật sư Thảo nói.

Luật sư Thảo cho rằng cá nhân nhân viên, cán bộ được phân công phụ trách, quản lý dây cáp trên tuyến đường này hoặc thi công tuyến đường là những người phải bị khởi tố bị can đầu tiên vì đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Còn sau khi điều tra nếu có liên quan đến những người khác thì khởi tố tiếp nếu chưa đủ dấu hiệu thì đình chỉ điều tra.

Đàm Huy - Lê Nga

Cục Hàng không có thể phạt HLV Taekwondo


Tại cuộc gặp gỡ sáng nay, ông Lê Minh Khương từ chối ký vào biên bản mà Thanh tra Cục Hàng không VN nhận định rằng vị HLV đã vi phạm hành chính trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4.
>Nhân chứng vụ HLV Lê Minh Khương quay sang tố nhau
>Dựng lại hiện trường vụ HLV Taekwondo

9h sáng nay HLV Lê Minh Khương và người đại diện pháp lý Luật sư Trần Thu Nam có mặt ở Cục Hàng không VN, sẵn sàng cho buổi trao đổi thông tin giữa các bên. Luật sư Trần Thu Nam rất kỳ vọng về buổi gặp gỡ này và mong muốn nhà chức trách hàng không sớm đưa ra được kết luận để dứt điểm vụ việc.

Hiện trường chuyến bay VN1169 được tái hiện lại bằng các vai diễn của nhân chứng dưới sự có mặt của Thanh tra Cục Hàng không VN. Ảnh: Q.C.

"Tuy nhiên, chúng tôi rất thất vọng. Thanh tra Cục Hàng không VN gặp chúng tôi chỉ để cho đúng thủ tục chứ không phải để trao đổi thông tin và mang một dụng ý tốt", ông Nam nhận xét.

Ông Nam cho biết tại cuộc gặp gỡ này, Thanh tra Cục Hàng không VN yêu cầu HLV Lê Minh Khương trình bày lại diễn biến sự việc. Sau khi ông Khương trình bày khái quát sự việc, Thanh tra Cục đưa ra biên bản xác định rằng vị HLV Taekwondo đã sai khi không tuân thủ các hướng dẫn của tiếp viên trên máy bay.

Tại cuộc gặp, Thanh tra cũng đưa ra biên bản xác định vi phạm mà ông Khương đã không ký tại sân bay Đà Nẵng - nơi sự cố xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4. "Thân chủ tôi đã không ký vào biên bản này và bỏ về", ông Nam nói.

Luật sư Trần Thu Nam cho rằng, cách làm việc của Cục Hàng không VN có vấn đề. Đầu tiên là tuyên bố của lãnh đạo Cục rằng sẽ xử phạt HLV Lê Minh Khương, khi sự việc vừa xảy ra. Sau đó, họ lấy ý kiến các nhân chứng và dựng lại hiện trường mà không có mặt ông Khương. "Như vậy, cách làm việc này không bình thường và có thể sẽ đẩy vụ việc đi xa hơn nữa. Tôi và thân chủ của tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để sẵn sàng đương đầu với tình huống xấu nhất có thể xảy ra", ông Nam khẳng định.

Theo kế hoạch ban đầu, sau buổi làm việc với HLV Lê Minh Khương, Thanh tra Cục Hàng không VN sẽ công bố kết luận cuối cùng liên quan đến vụ cưỡng chế trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4. Tuy nhiên, một lãnh đạo Cục cho rằng ông Khương chưa ký vào biên bản vi phạm hành chính nên phải hoãn công bố kết luận.

Vị lãnh đạo này vẫn bảo vệ quan điểm của mình rằng HLV Lê Minh Khương đã vi phạm hành chính khi không tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh trên máy bay. Chiều nay, Cục tiếp tục họp bàn để thống nhất lại các tình tiết trong vụ việc, trước khi ra tuyên bố kết luận chính thức.

Vụ việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4 được dư luận chú ý bởi lần đầu tiên Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị kiện với lý do cư xử thiếu chuyên nghiệp và xúc phạm hành khách. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa các nhân chứng là những người nổi tiếng trong làng showbiz cũng khiến sự việc bị đẩy đi quá xa.

Chưa hết, sự cố trên chuyến bay VN1169 cũng được coi là hy hữu khi lần đầu tiên Thanh tra Cục Hàng không VN đã phải vào cuộc và ròng rã trong nhiều ngày tiếp xúc với các nhân chứng, tập hợp hồ sơ rồi tái hiện lại các tình tiết trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong một cuộc thăm dò mới đây, phần lớn độc giả VnExpress tham gia ý kiến cho rằng Vietnam Airlines sai, trong khi các ý kiến cho rằng HLV Lê Minh Khương sai chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng cũng nhiều độc giả tin cái sai thuộc về cả hai phía, nên mới dẫn tới việc ông Khương bị cưỡng chế khỏi máy bay.

Hồng Anh

Hà Nội hạ mức đầu tư 'chống ùn tắc' còn 9,2 tỷ USD


Trước những ý kiến cho rằng mức đầu tư 13 tỷ USD để giải quyết ùn tắc giao thông là quá cao, chiều 17/5, UBND Hà Nội đã rà soát, điều chỉnh xuống còn 9,2 tỷ USD. Hàng loạt công trình lớn dự kiến hoàn thành trong 5 năm tới.
Hà Nội cần 13 tỷ USD để giải quyết ùn tắc'13 tỷ USD cho giao thông Hà Nội là quá lớn'

Theo kế hoạch tới năm 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn), đường nối Nhật Tân - Nội Bài, đường 1A cũ đoạn Cầu Chui - Cầu Đuống, đường 1A cũ đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi, quốc lộ 2 đoạn Phù Lỗ - Nội Bài…

Các tuyến vành đai sẽ hoàn thành, như vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái. Với đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ được chuẩn bị đầu tư cùng với tuyến đê Hữu Hồng (từ cầu Nhật Tân đến cầu Chương Dương)

Vành đai 2 sẽ hoàn thành đoạn Nhật Tân - Bưởi, cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng và đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở. Vành đai 3 sẽ hoàn thành toàn tuyến từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long.

tắc đường
Hà Nội cần nhiều tuyến đường hướng tâm và vành đai để giải quyết ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà.

Các tuyến đường trục chính nội đô sẽ được hoàn thành, như: Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh - La Thành, Yên Hòa - Bảo tàng Dân Tộc học, Kim Mã - Trần Phú, Tôn Thất Tùng - vành đai 3, Núi Trúc - Sơn Tây, Tây Thăng Long...

Các cây cầu qua sông cũng được đại diện ban ngành rà soát và đưa ra tiến độ thực hiện như hoàn thành các cầu Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu Đuống. Ngoài ra, thành phố sẽ chuẩn bị đầu tư các cầu mới, như: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát.

Hà Nội cũng phấn đấu hoàn thành 2 tuyến đường sắt đô thị là Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông đến năm 2015.

Theo đề án đã được chỉnh sửa, Sở Giao thông Vận tải đề xuất nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông thành phố là 190.487 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hơn 7.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố hơn 130.000 tỷ đồng, vốn ODA 12.500 tỷ đồng và vốn xã hội hóa là 40.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh, đến năm 2015 Hà Nội cần có đột phá như giải quyết ách tắc cục bộ tại 9 nút giao và các đường ngang; hoàn thành tuyến vành đai 3, vành đai 2 trên cao và các trục hướng tâm như các quốc lộ 32, 6, 1A cũ và đường Tây Thăng Long; xây dựng xong đường sắt đô thị và xe buýt nhanh.

"Hà Nội phải có các vành đai và đường trục đô thị là điểm nhấn để giải quyết ách tắc cục bộ. Các quận cũng phải có đường trục chính", ông Khôi nhấn mạnh.

Trước đó, ông Trần Đức Vũ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, nhận định thành phố cần chốt một số công trình trọng điểm là điểm nhấn chứ không đầu tư dàn trải và chốt một số mốc hoàn thành.

Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng bày tỏ, cần xác định công trình nào được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố cần xác định các công trình giao thông phía tây và nội đô được đầu tư trước để thúc đẩy những khu đô thị vệ tinh phát triển ở khu vực này.

Đoàn Loan

Nứt đất bất thường ở Lâm Đồng ngày càng trầm trọng


18/05/2011 21:48:36

- Ngày 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa có kết luận chính thức về tình trạng nứt đất bất thường ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng). 

TIN LIÊN QUAN

Trong khi đó, những vết nứt này ngày càng lan rộng và xuất hiện thêm hàng chục vết nứt mới so với ban đầu.

Đáng chú ý, nhiều vết nứt trên đường Nguyễn Văn Trỗi – đường nối liền với quốc lộ 27 đi hai tỉnh Đắk Lắk và ĐắK Nông vết nứt cắt ngang đường những ngày đầu chỉ khoảng 5cm, nay đã mở rộng khoảng từ 25 - 30cm, sâu tới 7 – 8m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mô tả ảnh.

Vết nứt tạo ra sự chênh lệch giữa hai nền đất

 Sự chênh lệch giữa hai nền đất chỗ sâu nhất trên đường Hai Bà Trưng đã lên tới khoảng 25cm khiến xe cộ đi lại rất khó khăn. 
  
Nứt đất bất thường tại khu vực này đã đẩy 24 hộ dân lâm vào cảnh sống thấp thỏm trong sợ hãi. Tuy trước đó UBND huyện Di Linh đã đưa ra phương án hỗ trợ cho những gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng từ 3 – 5 triệu đồng nhưng người dân vẫn băn khoăn không biết đi hay ở.

Anh Nguyễn Phú Sơn nói: "Ở lại thì cả nhà phải sống trong cảnh nớp nớp lo sợ sập đất, sập nhà, ăn không ngon, ngủ không yên, mà chuyển đi thì không biết đi đâu, lấy tiền đâu để mua đất, xây nhà!..".

Mô tả ảnh.

24 người dân trong vùng bị ảnh hưởng thấp thỏm sống trong sợ hãi

Trao đổi với PV Bee.net.vn, PGS. TS Lê Ngọc Thanh - Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM cho biết, vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt đất bất thường tại thị trấn Di Linh. Hiện Viện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng khẩn trương triển khai các nghiệp vụ xác định chính xác nguyên nhân.

Trước đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra 4 nguyên nhân đã gây ra hiện tượng trên là khai thác nước ngầm quá mức; đứt gãy kiến tạo Bảo Lâm - Tam Hiệp (do nội sinh); khai thác than bùn và do địa hình.

Tuy nhiên, cả 4 nguyên nhân trên đều mới chỉ là phỏng đoán bằng hiện tượng, chưa được kiểm chứng bằng cơ sở khoa học.

Khắc Lịch 

Phản ứng của dân về vận động bầu cử


2011-05-17

Vận động bầu cử là một sinh hoạt không thể thiếu trong bất cứ cuộc bầu cư nào của một chế độ dân chủ.

AFP photo

Chuẩn bị treo băng-rôn tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011

Bởi thông qua cuộc vận động cử tri mới biết được chủ trương và các chương trình hành động của một ứng viên. 

Sự chất vấn của cử tri đối với ứng viên là một hoạt động không thể thiếu trong các cuộc vận động bầu cử, tuy nhiên các hình thức này được tổ chức ra sao trước kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp sắp tới? 

Ngày 22 tháng 5 sắp tới người dân trên cả nước lại có cơ hội chọn người đại diện cho mình vào quốc hội, cơ quan được xem là quyền lực nhất nước cũng như tại các cơ quan đại diện người dân ở các địa phương là Hội đồng Nhân dân.

Sự háo hức trước khi bầu cử đối với nhiều nước nơi mà người dân thực sự quan tâm tới lá phiếu của mình được thể hiện qua các cuộc vận động tranh cử do chính phủ tổ chức, và chính tại đây, cử tri nghe và chất vấn ứng viên một cách công khai để từ đó chọn cho mình ứng viên nào tin tưởng nhất.

Tại Việt Nam từ hơn một tháng qua, các cuộc ra mắt cử tri cũng tổ chức công khai và báo chí loan tải trên trang nhất hàng ngày từng lời hứa của cử tri này hay các chất vấn chung chung của một cuộc họp vận động tranh cử nào đó. 

Báo chí cũng đưa tin các cuộc ra mắt cử tri của các lãnh đạo hiện đang nắm giữ các vị trí cao nhất nước. Điển hình là đương kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10 tháng 5 vừa qua đã cùng với 4 ứng viên Quốc hội khác của khóa 13 thuộc tổ bầu cử số 3 tại thành phố Hải Phòng có cuộc tiếp xúc với cử tri thuộc quận Kiến An, và trường Đại học Hải Phòng.

Người dân bức xúc

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân thì lại có cuộc tiếp xúc với cử tri tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang. Trong lần tiếp xúc này phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gặp chống đối từ nhiều cử tri. Người dân đến mong gặp ông để hỏi cho ra lẽ những gì mà kỳ bầu cử trước đây ông đã hứa với họ nhưng không thực hiện. Tuy nhiên những người này bị ngăn cản bởi lực lượng công an bảo vệ không cho tiếp xúc với ông Phó Thủ tướng. 

000_Hkg4906384-200.jpg
Vận chuyển biểu ngữ tuyên truyền bầu cử tại Hà Nội ngày 17 Tháng 5 năm 2011. AFP photo
Chúng tôi ghi lại trực tiếp những ngăn trở này qua điện thoại khi anh Nguyễn Văn Thành cố vào nơi ông Phó Thủ tướng phát biểu nhưng bị công an ngăn cản, trước tiên là lời của anh Thành:

"Tôi đã đăng ký chỗ này, hai cái anh ở trong phòng chỗ công an kia kìa! ảnh bảo phải đăng ký để nó có số thứ tự để người ta sắp xếp tránh rối loạn bởi vì nó đông quá mà thời gian ở đây chỉ có hai tiếng thôi. Tôi đăng ký ngay cái phòng chỗ công an đang ngồi đấy. Ngày hôm qua hai người ngồi đấy! Cho đến bây giờ thì không cho tôi vào thì mất hết quyền công dân của chúng tôi chứ! Chúng tôi cũng là con người chứ! Thế thì ngoài 8 xã ra đây, chúng tôi không phải là công dân là con người à? Vậy thì trong việc này như thế nào đây?"

Và đây là tiếng nói viên công an gác cổng:

"Không phải là thành phần tham dự hội nghị anh hiểu chưa? Đấy, các anh muốn gửi đơn điếc gì thì lát nữa trong giờ giải lao thì mấy anh vào gửi.."

Anh Thành:" Chuyện đơn từ chúng tôi gửi chỗ khác cũng được. Vấn đề là hôm nay chúng tôi muốn trực tiếp với ông Nguyễn Thiện Nhân, trước khi ông ấy ra mắt với trách nhiệm của một người…"

CA: "Anh muốn dự anh muốn xem thì cứ thoải mái…"

Anh Thành: "Đây, chúng tôi muốn vào muốn dự muốn xem nhưng người ta không cho vào!"

Một người dân khác là chị Nguyễn Thị Liên lên tiếng trong khi đứng trước cửa hội trường vì chị và hàng chục người khác không được vào tham dự chất vấn Phó Thủ tướng, chị Liên cho biết:

Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Anh Phùng Văn Liệu 

"Làm thì láo báo cáo thì hay" thôi chứ thực tế người dân bọn tôi đông lắm mấy chục người, vào đây có đơn từ rồi muốn đòi cái quyền lợi. Đòi những cái gì mà ông ấy đã viết giấy ông ấy hứa với chúng tôi nhưng mà không gặp được.

Có văn bản ông ấy hứa với chúng tôi mà bây giờ hết 5 năm rồi bây giờ ông ấy sang khóa mới mà vẫn chưa giữ lời hứa, và công an không cho bọn tôi vào. Dân đang chửi bới rồi họ là dân ở Quang Tiến mà, bọn tôi chỉ đòi đúng quyền lợi, đúng pháp luật do các ông ấy đề ra chứ tôi có đòi hỏi gì đâu?"

Một người khác nữa là anh Phùng Văn Liệu thẳng thắn cho biết anh sẽ không bỏ phiếu vì nhận thấy nó rất vô nghĩa đối với người dân, và đặc biệt trong trường hợp của anh:

"Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Bầu cử cho ai? Bầu cử để làm gì? Lãnh đạo ai? Chúng tôi rất bức xúc. Hôm nay chúng tôi yêu cầu các anh nhờ đến ở trên có tiếng nói về yêu cầu mong muốn của nhân dân giải quyết đúng luật của nhà nước thôi chứ chúng tôi không đòi hỏi hơn!"

Giáo dân bất mãn

Vào ngày 29 tháng 4 tại một họ đạo công giáo thuộc giáo phận Thái Bình, một cuộc vận động bầu cử xảy ra đã làm cho giáo dân tại đây bức xúc. Giáo dân của nhà thờ giáo xứ Trung Châu huyện Khoái Châu cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng khi nhà thờ của họ bị biến thành hội trường để tuyên truyền cho cuộc bầu cử.

baucu-250.jpg
Pa-nô tuyên truyền cho cuộc bầu cử sắp tới. RFA photo
Người lãnh trách nhiệm tổ chức không ai khác hơn là linh mục Phạm Văn Tuyên, chánh xứ nhà thờ Trung Châu. Ông hợp tác với Mặt trận Tổ quốc huyện để tổ chức "Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân" cho giáo dân, đặc biệt các ban ngành, trùm trưởng các xứ, họ thuộc huyện Khoái Châu.

Trả lời báo chí, linh mục Tuyên cho biết ông đã trao đổi với Đức Cha Nguyễn Văn Đệ và ngài đồng ý với ông những việc ông làm, vì thế những chuyện tổ chức "hội nghị" như hôm nay, không cần phải xin phép.

Để xác minh lời nói của linh mục Tuyên, chúng tôi hỏi thăm Giám mục Nguyễn Văn Đệ và được ngài cho biết:

"Xin cám ơn câu hỏi này chắc chắn là "không" hoàn toàn theo ý riêng của ngài và không hợp và tôi đã nói là không chấp thuận được, hoàn toàn không chấp nhận cái việc làm của cha Tuyên. Đáng tiếc do báo chí nó đăng lên như vậy cho nên nó bum xum hết mọi cái, chứ còn không ai chấp nhận đâu. Có một vài người đôi khi do cá tính thế nọ thế kia, gây hiểu lầm cho rất nhiều người."

Trong khi hội nghị tuyên truyền diễn ra giáo dân ngồi trong nhà thờ cầu nguyện và từ chối tham gia hội nghị. Họ không ra mặt phản đối nhưng thái độ bất hợp tác này đã làm mất đi tinh thần mà hội nghị cố tìm tại một xứ đạo vẫn giữ truyền thống bảo vệ đức tin bằng cách không cho việc tuyên truyền được phép vào nơi thờ phượng.

Những cuộc vận động bầu cử bị tẩy chay này cho thấy tâm tình người dân nay đã thay đổi. Họ cần người tài đức thật sự đại diện cho họ. Uy tín của lời hứa với cử tri là thước đo để cử tri tiếp tục bỏ phiếu tin cẩn của mình.

Tuyên truyền cho bầu cử là điều cần thiết nhưng tuyên truyền tại một nơi trang nghiêm dành cho thờ phượng không những trở thành đề tài châm biếm cho người đứng ra tổ chức, mà nhà nước sẽ bị mang tiếng là có ý định Đảng hóa nhà thờ qua sự thỏa hiệp của một vài linh mục. 

Theo dòng thời sự: