THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
04 June 2011
Mỹ tăng cường vũ khí mới, củng cố hiện diện tại Biển Đông
Theo AFP, thấu rõ sự quan ngại của các nước châu Á trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị An ninh khu vực châu Á, Singapore, vào hôm nay, 04/06/2011, tuyên bố : "Sự cam kết của Mỹ tại châu Á không thể suy giảm".
Ông Robert Gates cho biết, quân đội Hoa Kỳ sẽ được bố trí đội hình « duy trì hiện diện trên địa bàn Đông bắc Á » và « tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương ».
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, « lập trường của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải rất rõ ràng : Vì lý do kinh tế và thương mại, nên quyền lợi của nước Mỹ gắn liền với sự tự do giao thông trên biển».
Lãnh đạo bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhấn mạnh đến quyền lợi chiến lược của Mỹ tại Diễn đàn An ninh khu vực, gọi tắt là Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh nguy cơ xảy ra xung đột võ trang tại Biển Đông.
Ông nhận định là sẽ không tránh được một cuộc xung đột quân sự tại Biển Đông, trừ phi các nước trong vùng đạt được một « cơ cấu đa phương » cho phép giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp ôn hòa.
Các nước đồng minh của Washington, một mặt, lo sợ Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự, mặt khác, cảm thấy bất an vì không biết Hoa Kỳ, do thiếu hụt ngân sách, có giảm bớt ngân sách quốc phòng hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định ngược lại : Quân đội Hoa Kỳ sẽ gia tăng hiện diện tại Á châu một cách « vững chắc », chia sẻ các căn cứ quân sự trong vùng Ấn Độ Dương với hải quân Úc và đưa thêm chiến hạm cao tốc tới Singapore.
Cũng liên quan các loại vũ khí mới tăng cường tại địa bàn châu Á, ông Robert Gates nói đến chiến đấu cơ tàng hình, máy bay trinh sát không người lái, chiến hạm và các phương tiện chiến tranh không gian và tin học như là những bằng cớ xác định Hoa Kỳ tôn trọng lời hứa với đồng minh trong vùng chiến lược này.
Tuy không gọi đích danh Trung Quốc, nhưng bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giải thích rằng các loại vũ khí mới này nhằm trả đũa « những phương tiện công nghệ và vũ khí có thể được sử dụng trong tương lai để ngăn chận quân lực Mỹ đi vào các tuyến hàng hải then chốt ».
Quân đội Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách trong bối cảnh quân đội Trung Quốc rầm rộ mở rộng vùng hoạt động bao gồm Biển Đông, nhưng giới chức Washington cho thấy họ không dễ 'buông xuôi".Trong hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, giới quan sát nhận định phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates dẫn đầu có thái độ về vấn đề Biển Đông bớt mạnh mẽ hơn so với năm ngoái, khi ông tuyên bố Mỹ có mối quan tâm đặc biệt tới Biển Đông và khẳng định quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn liền với khu vực này. Ngoài ra, trong năm ngoái hàng loạt quan chức cấp cao của Mỹ cũng nhấn mạnh đến quyền lợi quốc gia của nước này trong vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông. Khi đó quan hệ quân sự Mỹ - Trung đang ở mức độ căng thẳng và quan điểm về Biển Đông của Mỹ đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.
Còn quan hệ quân sự Mỹ - Trung hiện nay đã có những cải thiện rõ rệt kể từ đầu năm, với liên tiếp các cuộc gặp song phương giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước. Trên đường tới dự Đối thoại Shangri-La 2011, ông Gates cũng nhấn mạnh đến mong muốn cải thiện hơn nữa quan hệ đối thoại với quân đội Trung Quốc. Quan điểm không muốn làm mất lòng Trung Quốc của ông Gates, cộng với việc Bắc Kinh cử phái đoàn rầm rộ nhất từ trước đến nay dự Đối thoại Shangri-La do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu, càng khiến giới quan sát có cơ sở khẳng định Mỹ sẽ không có có tiếng nói mạnh mẽ như trước về vấn đề Biển Đông. Thêm vào đó, ngân sách quốc phòng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bị cắt giảm mạnh, cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sách quân sự của nước này. Lầu Năm Góc được cho là đang trong quá trình sắp xếp lại lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Đông Nam Á. Mức độ thành công kế hoạch này sẽ phụ thuộc lớn vào việc ngân sách Lầu Năm Góc sẽ bị cắt giảm nhiều hay ít. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13/4 công bố một kế hoạch giảm chi tiêu cho quốc phòng xuống mức 400 tỷ USD trong 12 năm tới. Trong khi đó một số nghị sĩ và cả các nhà phân tích độc lập của Mỹ còn kêu gọi phải cắt giảm thêm. Với việc cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan dần kết thúc, tiết kiệm chi tiêu cho quốc phòng là trung tâm trong giải pháp ngăn chặn thâm hụt của chính phủ Mỹ hiện nay. Trong bối cảnh trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong chuyến dự Đối thoại Shangri-la lần cuối cùng trước khi nghỉ hưu được dự đoán sẽ mang theo sứ mệnh trấn an các đồng minh châu Á. Theo đó ông sẽ làm rõ rằng không nên coi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ dẫn tới việc thu hẹp sự hiện diện của quân đội nước này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bản thân giới chức Mỹ cũng lo ngại việc một số khu vực tại châu Á sẽ ngả về phía Trung Quốc, nếu Washington khiến họ nghĩ rằng Mỹ đang bỏ rơi nơi đó hoặc giảm sự ủng hộ về quân sự. Đáp lại điều này, trước thềm hội nghị an ninh tại Singapore, ông Gates tuyên bố sẽ sử dụng diễn đàn này để tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, bất chấp nguy cơ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. "Đã có nhiều nước tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, từ Singapore, Indonesia, Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Australia cho đến các đồng minh truyền thống của Mỹ như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ cần phải linh hoạt khi phát triển mối quan hệ với các quốc gia này", Foreign Policy dẫn lời ông Gates. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh việc đang tìm kiếm cách xây dựng mối quan hệ với những nước châu Á để giải quyết những thách thức đa dạng trong tương lai tại khu vực này, đồng thời cam kết duy trì vai trò của Mỹ như là một đối tác đáng tin cậy của các đồng minh trong khu vực. Nói cách khác, Mỹ đang muốn thể hiện rõ thông điệp họ không dễ dàng "buông" khu vực châu Á bao gồm Biển Đông để Trung Quốc có thể tự do hành động, bất chấp những khó khăn nội tại. Ông Gates không úp mở về điều này khi bình luận trước khi đến Singapore: "Người Trung Quốc không có ý định cố gắng cạnh tranh với chúng tôi trên tất cả các khả năng, nhưng tôi nghĩ họ đang có ý định phát triển các khả năng nhằm giúp họ có quyền tự do đáng kể trong hành động ở châu Á và mở rộng ảnh hưởng". Tuy nhiên, thế khó của Mỹ lúc này là vừa muốn khẳng định tiếp tục hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như trước, vừa không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Trung Quốc đang được cải thiện. Trong hơn 4 năm lãnh đạo Lầu Năm Góc vừa qua, ông Gates cũng coi quan hệ với Bắc Kinh là vấn đề ưu tiên đặc biệt. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington cũng luôn nóng lạnh thất thường vì chứa đầy những va chạm trên nhiều lĩnh vực, mà gai góc nhất là vấn đề Đài Loan. Đầu năm 2010, Bắc Kinh ngừng mọi liên hệ quân sự với Washington để phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Từ đầu năm nay quan hệ quân sự song phương đang có tiến triển và giới quan sát cho rằng ông Gates sẽ nhân Đối thoại Shangri-la 2011 để thúc đẩy xu hướng này trước khi rời nhiệm sở. Trong khi đó, trước nhận định Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng tại châu Á, bao gồm Biển Đông, lãnh đạo một số nước châu Á đã tuyên bố rõ họ không cần phải lựa chọn giữa Bắc Kinh hay Washington. Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm qua đã nêu rõ điều này. Ông Najib Razak cho rằng "cần phải tránh tình trạng đơn cực kiểu Chiến tranh Lạnh trong khu vực", do đó các châu Á không nên đặt mình trước sự lựa chọn làm đồng minh của Mỹ hay Trung Quốc. Theo đó các nước châu Á cần hợp tác với cả hai bên gồm một là siêu cường quân sự truyền thống và một là quyền lực đang lên của thế giới. Mỹ cũng tỏ ra khôn khéo khi Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, tuyên bố trước khi đi Singapore: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không". Đình Nguyễn |
Mỹ mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm nay tuyên bố sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự khắp Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác quốc phòng với các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore. Ảnh: AFP. |
Tuyên bố của ông Gates được đưa ra trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La, đang diễn ra tại Singapore. Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, bất chấp nguy cơ bị cắt giảm ngân sách về quốc phòng và chưa giải quyết xong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Mỹ sẽ vẫn mở rộng sự có mặt của quân đội trên khắp vùng Thái Bình Dương.
Theo đó sẽ có thêm những chiến hạm mới và công nghệ an ninh của Mỹ được triển khai nhằm bảo vệ các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển trong khu vực. Ông Gates khẳng định vấn đề ngân sách sẽ không ảnh hưởng tới chính sách này và tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước châu Á ngày càng lo ngại về sự mở rộng của quân đội Trung Quốc.
"Mỹ và châu Á sẽ càng trở thành mối quan hệ không thể tách rời trong thế kỷ này. Thực tế trên sẽ giúp giữ vững những cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh, trong khi vẫn duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và tư thế răn đe trên khắp vùng vành đai Thái Bình Dương", BBC dẫn bài phát biểu của ông Gates.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm: "Trong những năm tới, quân đội Mỹ cũng sẽ tăng cường thăm các cảng biển, đẩy mạnh hoạt động của hải quân và nỗ lực huấn luyện đa phương với nhiều nước trên toàn khu vực. Những hoạt động này không chỉ mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước bạn bè và đồng minh, mà còn giúp xây dựng năng lực chung để đối phó với các thách thức trong khu vực".
Bộ trưởng Robert Gates trong bài phát biểu được chờ đợi cũng nhắc lại thất bại lịch sử của cuộc can thiệp quân sự Mỹ vào Việt Nam trong những năm đầu sự nghiệp của ông trước đây, vốn được khởi sự từ công việc trong Cục tình báo trung ương CIA năm 1966. Theo ông những gì xảy ra sau đó đã cho nước Mỹ một bài học.
"Trái ngược với các dự đoán, sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam không có nghĩa là chấm dứt sự hiện diện của chúng tôi tại châu Á. Trên thực tế, như tôi đã đề cập từ trước, chúng tôi đã theo đuổi một mối quan hệ mới với Trung Quốc và đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực, bao gồm Việt Nam", ông Gates nhấn mạnh.
Chiến hạm USS John S. McCain của Mỹ thăm cảng Đà Nẵng năm 2010. Ảnh: US Navy. |
Ông chủ Lầu Năm Góc nêu rõ mối quan hệ quân sự của Mỹ với các đồng minh truyền thống là Nhật và Hàn Quốc sẽ được hiện đại hoá, trong khi quan hệ đối tác với Singapore và Australia được tăng cường. Cụ thể Mỹ và Australia sẽ phối hợp hải quân trong khu vực để ứng phó nhanh với các thảm hoạ nhân đạo, đồng thời mở rộng huấn luyện chung với Singapore nhằm đối phó với các thách thức mà quân đội hai nước cùng đối mặt tại Thái Bình Dương.
Đặc biệt, Mỹ sẽ triển khai tới Singapore một loại chiến hạm mới được phát triển chuyên hoạt động ở khu vực gần bờ. Loại tàu cơ động này có trọng tải nhỏ hơn so với chiến hạm thông thường chuyên chiến đấu ngoài biển khơi. Chúng sẽ không đóng thường trực tại Singapore mà hoạt động tại quốc đảo Đông Nam Á này theo từng dịp khác nhau.
Ông Robert Gates dự kiến sẽ nghỉ hưu và chuyển giao ghế bộ trưởng quốc phòng cho ông Leon Panetta, đương kim giám đốc CIA, vào cuối tháng này. Phiên họp về việc phê chuẩn chức vụ mới cho Panetta của Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 9/6 tới. Đây là lần thứ 7 ông Gates có mặt tại khu vực châu Á trong vòng 18 tháng qua và lần cuối cùng ông dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La.
Giai đoạn lãnh đạo Lầu Năm Góc trong hơn 4 năm rưỡi qua của ông Gates sẽ được nhớ đến với những thay đổi liên tục trong quan hệ quân sự Mỹ và Trung Quốc, vốn được ông luôn coi là vấn đề ưu tiên. Bắc Kinh và Washington đang cải thiện các đối thoại về quân sự nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết.
Đình Nguyễn
BÀI HÁT CHO 90 TRIỆU DÂN TRONG NƯỚC
LIBYA RISE UP (lời Việt và lời Anh)
NHỤC VONG QUỐC
Sử ca - Ngô Nguyên Trần
Nhìn nước non Việt đã bao lần trải qua thăng trầm
Giòng máu quật cường đã quyết liệt dẹp quân Bắc phương
nhưng lũ quân thù vẫn mưu định chiếm non sông Việt
Không ngừng xâm lấn từ văn hóa cho đến vùng biên cương.
Tràn nỗi căm hận thấy biển rừng bắc quân chiếm dần
Từng chiếc ngư thuyền bị chúng bắn chìm tại nơi biển Đông
Bao lớp ngư phủ phải cam lòng trước quân hung bạo
Ôi niềm đau đớn tận xương tủy khi thấy quân thù đang ngang ngược xâm lăng
Nỗi nhục vong quốc dâng cao trong lòng ta
Huyết lệ hoen khóe mắt khi xem gương hiền nhân
Lòng xót xa khi lắng nghe hịch tướng sĩ
càng thấy nhục lúc đọc lại văn bản
Bình Ngô Đại Cáo thiên cổ còn vang
Tiếng gọi tranh đấu trong tim ta bừng lên
Xóa nhục cho đất nước mong quê hương bình yên
Hoàng Trường Sa quân Bắc thù còn chiếm đóng
Là cháu con, ta quyết nguyện noi gương bao anh hùng
phá tan lũ giặc thù gìn giữ non sông
Là người Việt Nam, dù đi nghìn xa hướng về đất nước
cùng nhau vùng lên rửa nhục vong quốc đền ơn tổ tiên
*
Huyết lệ hoen khóe mắt khi xem gương hiền nhân
Lòng xót xa khi lắng nghe hịch tướng sĩ
càng thấy nhục lúc đọc lại văn bản
Bình Ngô Đại Cáo thiên cổ còn vang
Tiếng gọi tranh đấu trong tim ta bừng lên
Xóa nhục cho đất nước mong quê hương bình yên
Hoàng Trường Sa quân Bắc thù còn chiếm đóng
Là cháu con, ta quyết nguyện noi gương bao anh hùng
phá tan lũ giặc thù gìn giữ non sông
Là người Việt Nam, dù đi nghìn xa hướng về đất nước
cùng nhau vùng lên rửa nhục vong quốc đền ơn tổ tiên
*
Nhìn lũ quân thù rất thâm độc rẽ chia dân Việt
từng bước đã mua chuộc việt gian ác ôn
Dân nước Nam cùng vững tinh thần quyết tâm ngăn chận
Đem lòng yêu nước cùng nhiệt huyết
đứng lên phá tan giặc thù bắc phương
Dù khó, muôn đời vẫn không ngừng đắp xây quê nhà
Thề sẽ không nhường lũ hung tàn ngoại bang ác gian
quân thế tăng cường tiến trên đường mở mang công nghệ
hướng về lời xưa, cường quốc lân bang trên mọi phương diện thời nay
Một lòng cùng nhau, học tập thi đua, phát triển công nghệ
và các ngành kỹ thuật, chế tạo nhiều vũ khí để bảo vệ quê hương.
***
Source: http://motgocpho.com/forums/showthread.php?21043-BI-HT-CHO-90-TRI?U-DN-TRONG-N??C
Biểu tình chống Trung Quốc tại Los Angeles
Ngọc Trân, thông tín viên RFA2011-06-04Thứ Bảy này, hai hội đoàn thanh niên ở quận Cam, Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và Thanh niên Cờ Vàng, tổ chức buổi biểu tình tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles. Photo courtesy of ddcnd.org Cuộc biểu tình này nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn hai người bạn trẻ, anh Ngãi Vinh, đại diện cho Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và chị Ngọc Phương Nam, đại diện cho Thanh niên Cờ Vàng ở Nam Cali, mời quý vị cùng theo dõi. Phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Ngọc Trân: Được biết, anh ở trong Ban Tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles cuối tuần này. Xin anh cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính phối hợp với Thanh niên Cờ Vàng là gì?
Anh Ngãi Vinh: Thứ Bảy này, chúng tôi tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles là để lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã tự cho rằng họ có chủ quyền hơn 80% diện tích trên biển Đông của chúng ta, qua bản đồ "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ, để rồi dựa vào bản đồ đó, họ xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Trong vài năm qua, họ đã ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển nước ta, bắt giữ và bắn giết ngư dân chúng ta, khi những người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhất là gần đây ba tàu hải giám của Trung Quốc đã hành xử thiếu văn minh, ngang nhiên tấn công tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức biểu tình còn với mục đích hỗ trợ người dân trong nước, nhất là các anh em thanh niên, sinh viên, được quyền bày tỏ lòng yêu nước, chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc. Ngọc Trân: Anh vừa nói đến mục đích biểu tình cuối tuần này là để hỗ trợ thanh niên, sinh viên trong nước. Như anh đã biết, hơn 3 năm trước, sinh viên Việt Nam cũng đã hai lần tổ chức các buổi biểu tình tại Đại sứ quán và Lãnh Sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn, để phản đối chính phủ Trung Quốc hợp thức hóa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập Thành phố Tam Sa. Và những sinh viên này đã bị lực lượng an ninh gây khó dễ, cũng như nhà trường đã ngăn không cho sinh viên xuống đường, khi cho rằng, các bạn sinh viên còn nhỏ, chỉ nên lo học hành, chuyện bảo vệ đất nước hãy để nhà nước lo. Anh nghĩ sao về vấn đề này? Anh có nghĩ rằng, các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam, nên xuống đường phản đối Trung Quốc vào Chủ Nhật sắp tới, như lời kêu gọi đã được phổ biến trên mạng? Anh Ngãi Vinh: Tôi thấy ngăn cản yêu nước là vô lý. Trước hết, tôi tin rằng không có quy định nào về tuổi tác cho lòng yêu nước. Lịch sử Việt Nam đã ghi lại những tấm gương nhỏ tuổi đã thể hiện lòng yêu nước, như Trần Quốc Toản mới 15 tuổi, nhưng đã có tinh thần yêu nước khi thấy đất nước bị quân Nguyên xâm lược. Người thiếu niên anh hùng đó vẫn còn là tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên noi theo. Nên tôi tin rằng, người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, có quyền thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi tin rằng các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam chắc chắn không đợi ai "cho phép" yêu nước, mà sẽ noi gương yêu nước của Trần Quốc Toản và của bao thế hệ cha ông chúng ta. Tôi tin rằng các bạn trẻ sẽ xuống đường, thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi ngang ngược, xâm lược của Trung Quốc. Tổ quốc Việt Nam là của tất cả người dân Việt Nam. Không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không ai có thể ngăn cản người dân Việt Nam, nhất là tuổi trẻ Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước. Có tội với tiền nhân nếu để mất nướcNgọc Trân: Còn chị Ngọc Phương Nam, xin chị cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Cờ Vàng lần này?Là người Việt sống ở hải ngoại, chị nghĩ sao về hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước ta trong thời gian qua?
Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cùng với Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính, tổ chức buổi biểu tình thứ Bảy này, ngoài việc phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam và liên tục bắt bớ ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, chúng tôi còn phản đối nhà nước Việt Nam, đã không thể bảo vệ ngư dân. Tôi thấy, chưa có ngư dân nước nào bị Trung Quốc quấy nhiễu, hành hạ như ngư dân nước mình. Nhiều người đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc, đã phải mắc nợ, thậm chí phải bỏ nghề đánh cá, không dám đi biển, mặc dù cha ông họ đã bao đời làm nghề đánh cá trên vùng biển đó. Nhà nước Việt Nam đã không bảo vệ được ngư dân, yếu hèn và nhu nhược với quân xâm lược, lại còn hợp tác với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ nước ta, đã chiếm giữ trái phép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và nhiều phần đất ở biên giới của Tổ tiên để lại, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem họ là đồng chí, là anh em. Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận chính sách ngoại giao, dựa trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xâm phạm biển, đảo của mình, bắn giết ngư dân mình. Nhà nước Việt Nam cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên để tạo điều kiện cho họ đô hộ nước mình. Đấy là hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Ngọc Trân: Chị vừa nhắc đến nguy cơ đất nước rơi vào tay Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt hải ngoại không nên can dự, mà hãy để hai nước cộng sản đánh nhau. Chị nghĩ sao về ý kiến này? Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu cuộc chiến xảy ra? Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cũng như đa số người Việt hải ngoại nói chung, cho dù mang quốc tịch nước nào đi nữa, nhưng trong mình vẫn còn mang dòng máu Việt Nam, thừa hưởng di sản của tổ tiên để lại, đó là dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu, không thể ngồi nhìn Trung Quốc biến Việt Nam thành Tây Tạng hay Tân Cương. Lịch sử đã chứng minh, gần một ngàn năm người dân Việt sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đã phải sống trong tủi nhục như thế nào, đã bị họ đồng hoá ra sao. Nếu đất nước Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc, để người phương Bắc cai trị người dân Việt thêm một lần nữa, dân ta sẽ bị đồng hoá, lúc đó văn hóa Việt với 4.000 năm văn hiến sẽ không còn. Chúng tôi tin rằng, người Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều nghĩ rằng, chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng. Tôi tin rằng, không ai muốn thấy đất nước ta bị Trung Cộng cai trị. Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu Trung Quốc đánh Việt Nam? Có lẽ mọi người tự tìm câu trả lời cho riêng mình. Ngọc Trân: Xin cảm ơn anh Ngãi Vinh và chị Ngọc Phương Nam đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |