THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 March 2011

Đặc công nước sẽ quây bắt rùa hồ Gươm

Tuần tới, khi thời tiết trên 20 độ C, Hà Nội sẽ huy động 70 người tham gia bắt rùa để đưa vào phòng khám chữa bệnh, trong đó có 20 lính đặc công của Quân khu thủ đô.
Chen chân xem quây bắt rùa hồ GươmQuây bắt Rùa hồ Gươm không thành

*Clip: Toàn cảnh vây bắt rùa hôm 8/3

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Tổng giám đốc Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT, đơn vị chịu trách nhiệm lai dắt rùa hồ Gươm, cho biết tuần tới khi thời tiết trên 20 độ sẽ tiến hành bắt rùa. Phương án bắt rùa đã được trình UBND thành phố Hà Nội.

Theo đó, KAT sẽ huy động lực lượng chuyên trách gồm 50 người và 20 lính đặc công nước từ Quân khu thủ đô để hỗ trợ bắt rùa. Ngoài ra, còn có lực lượng công binh phối hợp lai dẫn rùa về bể chứa.

Trên bờ hồ Hoàn Kiếm sẽ có lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông, trật tự phân luồng, ngăn người dân tiếp giáp hồ, để hạn chế sự tiếp xúc của rùa với đám đông. Ông Khôi cho rằng, một nguyên nhân khiến rùa hoảng sợ, thoát lưới trong lần vây bắt trước là do đám đông quá lớn xung quanh, chưa kể bị một công nhân thoát nước nhảy lên lưng cụ.

bắt rùa
Nhiều người không có chuyên môn tham gia bắt rùa ngày 8/3. Ảnh: Hoàng Hà.

Rút kinh nghiệm từ lần vây bắt hụt, công ty KAT sẽ tập duyệt trước khi bắt chính thức, lực lượng lai dẫn sẽ không đưa rùa đi sát bờ như lần trước và ngăn không cho người dân tiếp xúc với rùa.

Lưới để bắt rùa đã được một công ty thủy sản nhập từ Nhật Bản, có độ dày gấp 5 lần lưới đã bị rách, kích thước dài 200 m, rộng 5 m.

Đề cập về khả năng rùa không nổi vào những ngày tới dẫn tới khó phát hiện để bắt, ông Nguyễn Ngọc Khôi cho biết, ngày nào ông cũng ra hồ Hoàn Kiếm nghiên cứu và vẫn định vị được hướng đi của rùa.

Ngày 8/3, các lực lượng chức năng đã vây bắt rùa hồ Gươm. Sau khoảng 3 giờ, rùa đã đâm thủng lưới và thoát ra ngoài.

Đoàn Loan

Dân Hà Nội biểu tình yêu cầu xử lý công an Thịnh Liệt đánh chết người

nguon: http://danluan.org/node/8111


Hà Nội – Sáng nay, 10/03/2011, dân chúng Hà Nội xuống đường biểu tình phản đối công an phường Thịnh Liệt đánh chết người do không đội mũ bảo hiểm.


Được biết, ngày 28/2, ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng), bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đánh gẫy cổ, đã tử vong sáng 08/03, tại Bệnh viện Việt Đức. Báo Dân Trí điện tử viết: "người nhà nạn nhân cho biết, ông Tùng tử vong vào hồi 6 giờ 25 sáng 08/03."


Ông Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi, có mẹ già còn sống, năm nay đã được 90 tuổi.


Người buôn gió 's blog viết: "Thật là lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan. Người dân chứng kiến ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh."


Có phóng viên quay phim, nhưng không rõ thuộc báo nào hay công an hay các blogger.


Blogger Người buôn gió cho biết tiếp: "Rất nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Đến lúc 11 giờ, vẫn còn rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật"

___________________________________________

Ảnh lấy từ blog Dân Làm Báo:

cathinhliet1s.jpg

cathinhliet3s.jpg

cathinhliet5s.jpg

cathinhliet6s.jpg

cathinhliet7s.jpg

cathinhliet9s.jpg

Nguồn: Dân Làm Báo



Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết

nguon: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Policeman-beats-a-citizen-causing-spinal-cord-injury-and-death-03092011122637.html

Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.

Source DanTri.com

Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự .


Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.
Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây 

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.
Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường. 
Chị Trịnh Kim Tiến
Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe
Ông Trịnh Xuân Tùng khi vừa được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức
Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com
ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: "Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?", rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng. 
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Van xin cũng không được

Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?
Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi. 
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: "Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi. Source VietGiaiTri.com
này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi". 
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu. 
Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Chị Trịnh Kim Tiến

Cô em và em có nói là: "Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi. 
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là "Bố ơi, bố có đau không?", bố em trả lời "Có, bố đau lắm". "Bố có muốn đi viện để khám không?", bố bảo "Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi", nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là "Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước", thì cái người đánh bố em – ông trung tá Nguyễn Văn Ninh - bảo rằng "Đỡ vài cái vả ấy!".

Bị đánh gẫy cổ đến chết

Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?
Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức. 
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì. 
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.
Chị Trịnh Kim Tiến

Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2. 
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8. 
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Chị Trịnh Kim Tiến

Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ. 
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.




Mạng người chỉ đáng 150 ngàn đồng tiền phạt
Vụ trung tá công an đánh chết dân
nguon: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=127889&z=157

HÀ NỘI (NV) - Trung tá công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã đánh chết dân vì người này cò kè đòi bớt tiền phạt.

Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh gãy cổ, tê liệt toàn thân. (Hình gia đình cung cấp).

Cụ bà Nguyễn Thị Cúc, 88 tuổi, mẹ của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng bị trung tá Công an phường Thịnh Liệt tên Nguyễn Văn Tùng đánh ở bến xe Giáp Bát ngày 28 tháng 2, 2011 rồi chết ở bệnh viện Việt Ðức sáng ngày 8 tháng 3, 2011 tố cáo như vậy.

Trong lá đơn tố cáo đề ngày 8 tháng 3, 2011, cụ Nguyễn Thị Cúc kể lại vụ việc xảy ra ở bến xe Giáp Bát dẫn đến vụ đánh hội đồng làm con trai bà cụ chết, dựa theo lời kể của vợ con nạn nhân và các nhân chứng.

Khởi sự vụ việc là ông Trung Tá Nguyễn Văn Ninh xông tới "chộp xe, giật chìa khóa, kéo xe" của người tài xế xe ôm Phạm Quang Hùng vào lề đường đổ lỗi ông Tùng "không đội mũ bảo hiểm."

"Ông Hùng không chấp nhận lỗi đó vì lúc con tôi để gọi điện thoại là xe đang đứng yên một chỗ, không tham gia giao thông trên đường. Con tôi ngồi đằng sau có nhận sai nhưng ông Ninh gạt đi, không nói chuyện với con tôi mà cứ đôi co với ông Hùng rồi túm cổ áo ông Hùng." Cụ Cúc kể trong đơn tố cáo.

Cụ kể tiếp rằng: "Trước sự việc đó, con tôi có gạt tay anh Ninh ra và nói anh là công an, anh không thể xử sự như vậy được. Ngay lập tức, ông Ninh gọi thêm ba bốn người dân phòng đứng ở bên trong lao vào đánh con tôi. Một anh công an và hai người dân phòng giữ ông Hùng lại còn ông Ninh dùng dùi cui phang vào gáy con tôi, một số dân phòng khác lao vào đánh đấm, dùng chân đá thúc vào bụng, khóa trái tay con tôi và gọi xe ô tô của phường đưa con tôi về đồn."

Bụng ông Tùng phình trướng vì bị đánh sưng, dập hết nội tạng. (Hình do gia đình cung cấp)

Nằm không cục cựa dưới đất vì trận đòn quá khủng khiếp đến gẫy cổ, liệt chân tay và dập nội tạng, nhưng ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, vẫn bị còng tay rồi lôi về trụ sở công an phường dù nạn nhân kêu rên.

Khi gia đình vợ con ông Tùng được một người tốt bụng tới nhà ở phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng cấp báo, họ chạy tới trụ sở công an phường Thịnh Liệt lại không được cho phép thăm ông.

"Gia đình tôi đến nơi, công an trực ban không cho chúng tôi vào gặp chỉ nghe thấy tiếng con trai tôi kêu rên hết sức đau đớn 'anh bị đánh đau quá, chân tay không cử động được, đưa anh đi cấp cứu đi, không anh chết mất.' Gia đình tôi khẩn khoản xin các anh công an cho gia đình tôi đưa con tôi đi cấp cứu nhưng công an phường không đồng ý và cũng không cho vào thăm con và nói: 'Ông ấy giả vờ ăn vạ đấy.'" Cụ Cúc kể trong đơn tố cáo.

Cụ thuật lại lời của người con gái của cụ: "Bọn họ tàn nhẫn lắm, khi anh Tùng mệt kêu cứu, kêu khát nước, cháu Tiến đã đi mua nước cho anh Tùng con đứng tại cửa phường (vì không được cảnh sát trực ban cho vào) còn nghe thấy anh Tùng kêu da diết: 'Tôi đau quá, đỡ tôi dậy với,' thì có một anh Công an đứng đấy đã nói rằng: 'Khi nãy mày còn to mồm lắm cơ mà, giờ này mày còn kêu đỡ, ai đỡ cho mày, có mà đỡ cho mấy cái vả vào mặt mày đấy.'"

Trước sự tàn nhẫn, vô nhân đạo của đám công an, ông Tùng kêu lên với vợ con: "Em ơi cứu anh với, con ơi cứu bố với, mau đưa anh đi cấp cứu đi không anh chết mất."

Cánh tay bầm tím vì bị đánh bằng dùi cui. (Hình: gia đình cung cấp).

Thân nhân của ông Tùng "khẩn khoản mặc cả với cảnh sát trực ban của phường: "Anh hãy giải quyết cho người nhà tôi được đi cấp cứu đi, mạng sống con người là quan trọng, người nhà tôi đúng sai tôi chưa rõ, còn nếu người nhà tôi sai người nhà tôi phải chịu trách nhiệm với pháp luật." Nhưng đã bị lờ đi.

Bị đánh từ khoảng 4 giờ 30 chiều, mãi đến 21 giờ 30 ông Tùng mới được chở đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai nhưng vẫn bị còng. Vì tình trạng thương tích quá nặng, ông Tùng được chuyển sang bệnh viện Việt Ðức lúc 19 giờ ngày hôm sau (1 tháng 3, 2011). Tại đây bác sĩ cho biết ông Tùng đã gãy 2 đốt xương sống cổ (số 4 và 5) "liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp phải thở bằng máy, nguy cơ tử vong cao."

Theo lời kể của một người bán hàng gần đó, ông Ninh đòi phạt tội không đội mũ bảo hiểm 150,000 đồng nhưng ông Tùng "mặc cả" 100,000 đồng. Ông Ninh không chịu dẫn tới chuyện túm cổ ông tài xế xe ôm và ông Tùng nhảy vào can thiệp. (TN)

Re: #2 Va(n Pho`ng So+? Di Tru' Hoa Ky` Ddo'ng Cu+?a Va`o 31/3/2011

Chưa tháng 4 mà cá gì chị Thuấn, sao chị không vào link xem thử, mà võ
đoán như vậy.
PS:
 
 
Sở Di Trú Hoa Kỳ đóng cửa văn phòng Sài Gòn

WESTMINSTER - Sở Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đóng cửa vĩnh viễn văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại Sài Gòn, từ ngày 31 tháng 3, 2011, theo thông cáo báo chí gởi ra hôm 8 tháng 3.

Thông cáo cho biết, từ ngày 25 tháng 3, văn phòng sẽ ngừng nhận đơn mới. Riêng các đơn đang được cứu xét sẽ được chuyển qua văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.

Trả lời phỏng vấn Người Việt qua điện thoại, bà Mariana Gitomer, phát ngôn viên USCIS, làm việc tại Los Angeles, giải thích rằng, cơ quan này "có trụ sở và văn phòng khắp nơi trên thế giới," việc đóng, hay mở cửa một văn phòng "không có ý nghĩa gì quan trọng cả."

Bà Mariana Gitomer nói: "Chỉ là thỉnh thoảng chúng tôi duyệt xét lại ngân sách của USCIS cùng nhu cầu của các văn phòng trên thế giới, để điều chỉnh việc phân phối nhân và tài lực hợp lý và hữu hiệu hơn."

Trả lời câu hỏi của Người Việt, có phải nhu cầu giải quyết hồ sơ di trú của người Việt Nam cho USCIS đã giảm đi so với những năm trước, bà Mariana Gitomer nói "không hẳn là như thế."

Bà giải thích thêm: "Năm 1998, văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại TP Hồ Chí Minh được mở cửa, phần lớn là để cứu xét rất nhiều hồ sơ xin con nuôi của công dân Hoa Kỳ, thời đó bị tồn đọng. Dần dà, nhu cầu giải quyết những hồ sơ này không còn nữa, thay vào đó là những hồ sơ khác, như cấp giấy phép nhập cư cho sinh viên xin đi du học, giấy xin phép qua Hoa Kỳ làm việc, giải quyết những hồ sơ tị nạn, đơn xin nhập cư theo gia đình hay việc làm, v.v..."

Cũng theo lời bà Mariana Gitomer, việc đóng cửa văn phòng "không có nghĩa là nhu cầu giảm đi" so với trước kia, nhưng theo thời gian, một số những việc xét đơn đã được hệ thống hóa, được theo dõi chính xác và hữu hiệu hơn bằng computer, với dữ liệu được chứa tại trung ương (Hoa Kỳ) cho nên việc có văn phòng tại địa phương "bớt đi vai trò thiết yếu."

Bà Mariana Gitomer khẳng định "sẽ không có việc hồ sơ sau khi bị chuyển sẽ bị trì hoãn hay thất lạc," vì tất cả hồ sơ được USCIS nhận đều được cho một mã số theo thứ tự của ngày nộp đơn, thêm vào đó, "dữ liệu trong hồ sơ được chuyển vào database của USCIS," cho nên việc xét đơn vẫn theo đúng thứ tự ưu tiên "như không hề có việc chuyển đơn."

Thông cáo báo chí của USCIS cho biết, sau ngày 25 tháng 3, những đơn xin nhập cư, hay đơn khiếu nại, trước đây được chấp nhận bởi văn phòng USCIS tại Sài Gòn, nay có thể nộp cho Lãnh Sự Quán Mỹ ở đây (Sài Gòn).

Phòng Lãnh Sự sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những trường hợp được USCIS ủy quyền, và sẽ chuyển những hồ sơ xét duyệt di trú còn lại sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.

Ðộc giả muốn biết thông tin tổng quát về về Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, có thể vào trang mạng http://hochiminh.usconsulate.gov, hoặc gọi vào tổng đài tự động của Tòa Lãnh Sự, 84-8-3520-4200, hoặc gửi thư đến:

Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ
Số 4 Lê Duẩn, Quận 1
Tp.HCM, Việt Nam

Ðộc giả cần liên lạc với văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan có thể gọi số điện thoại 662-205-5352, hay gửi email về inquiries@dhs.gov hoặc gửi thư qua đường bưu điện.

Nếu gởi thư, địa chỉ gửi thư là:

Gửi thường:

DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546

Gửi khẩn cấp:

DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan
Bangkok Thailand 10330

Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ, là bộ phận riêng để phục vụ công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân Hoa Kỳ.

Theo thông cáo báo chí, và theo lời giải thích của bà Mariana Gitomer, sau này, các đơn bảo lãnh của công dân Hoa Kỳ, đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam, sẽ phải nộp theo địa chỉ tại Thailan.

Hà Giang/Người Việt
 
In a message dated 3/10/2011 8:52:52 P.M. Eastern Standard Time, dothuan@sbcglobal.net writes:
 

Chac la cá thang tu roi ; dau co thay gi tren trang web cua Toa Dai Su My dau ?

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/


Do Thi Thuan
http://vietnamconghoa.com/
http://biendongnama.tk/
http://anhduong.net
http://hoangvan.net
____________________

"Bo Thi, Bac Ai, Thuong Yeu, Diu Dang" la 4 chia khoa de vao cua dao



--- On Thu, 3/10/11, mylinhng@aol.com <mylinhng@aol.com> wrote:

From: mylinhng@aol.com <mylinhng@aol.com>
Subject: [GoiDan] Re: # Va(n Pho`ng So+? Di Tru' Hoa Ky` Ddo'ng Cu+?a Va`o 31/3/2011
To: Mylinhng@aol.com
Date: Thursday, March 10, 2011, 5:47 PM

 

1) Thụy Điển đóng cửa Tòa Đại Sứ,
2) Anh chấm dứt chương trình viện trợ,
3) Hoa Kỳ đóng cửa Văn Phòng Sở Di Trú,
4) Dân rút tiền khỏi ngân hàng để mua vàng và đô la dự trữ (nhà nước cấm),
5) Giá cả gia tăng phi mã, xăng, điện, gạo, thịt,...
6) Thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế khánh tận, không còn tiền trả nợ và nhập cảng,
7) Trào lưu lật đổ các chế độ độc tài tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, Algeria,
Jordan, Iran, Albania, Bắc Hàn, Tàu Cộng... đã và đang tiến triển,
 
Đây có thể là những sự kiện báo hiệu cho sự sụp đổ sắp tới của nhà cầm quyền Hà Nội. 
 
Lẽ dĩ nhiên, bây giờ muốn du lịch qua Mỹ chắc không dễ đâu, nếu muốn đi phải làm 
đơn trước ngày đóng cửa thì họa may được chấp thuận. 
 
 
In a message dated 3/10/2011 8:21:32 P.M. Eastern Standard Time, Mylinhng@aol.com writes:
# Văn Phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Vào 31/3/2011
 
 
Văn phòng USCIS ở tp HCM đóng cửa
Duyho 09 Mar 2011, 09:29
1, 2 - bottom
(Tầm Nhìn) Trong thông cáo đưa ra ngày hôm nay 8 tháng 3, 2011, Sở Di Trú Hoa Kỳ cho hay sẽ đóng cửa văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại TP Hồ Chí Minh kể từ ngày 31/3/2011.
Tất cả các hồ sơ xét duyệt di trú được chuyển sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.
Liên lạc vp tại 84-8-3520-4200, hoặc qua địa chỉ:
American Consulate General
4 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City
Vietnam
The Consular Section will send other applications and petitions to the USCIS Field Office in Bangkok, Thailand.
Individuals may contact the USCIS Bangkok Field Office by telephone, 02-205-5352 (within Thailand) or 011-662-205-5352 (from the United States); fax, 02-255-2917; or e-mail, inquiries@dhs.gov . The mailing address is:
Regular Mail
Express Mail
DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546
DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan
Bangkok Thailand 10330

--
You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "VN - POST" group.
To post to this group, send email to VN-Post@googlegroups.com
To unsubscribe from this group, send email to
VN-Post+unsubscribe@googlegroups.com
For more options, visit this group at
http://groups.google.com/group/VN-Post

__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___

Re: # Va(n Pho`ng So+? Di Tru' Hoa Ky` Ddo'ng Cu+?a Va`o 31/3/2011

1) Thụy Điển đóng cửa Tòa Đại Sứ,
2) Anh chấm dứt chương trình viện trợ,
3) Hoa Kỳ đóng cửa Văn Phòng Sở Di Trú,
4) Dân rút tiền khỏi ngân hàng để mua vàng và đô la dự trữ (nhà nước cấm),
5) Giá cả gia tăng phi mã, xăng, điện, gạo, thịt,...
6) Thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế khánh tận, không còn tiền trả nợ và nhập cảng,
7) Trào lưu lật đổ các chế độ độc tài tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, Algeria,
Jordan, Iran, Albania, Bắc Hàn, Tàu Cộng... đã và đang tiến triển,
 
Đây có thể là những sự kiện báo hiệu cho sự sụp đổ sắp tới của nhà cầm quyền Hà Nội. 
 
Lẽ dĩ nhiên, bây giờ muốn du lịch qua Mỹ chắc không dễ đâu, nếu muốn đi phải làm 
đơn trước ngày đóng cửa thì họa may được chấp thuận. 
 
 
In a message dated 3/10/2011 8:21:32 P.M. Eastern Standard Time, Mylinhng@aol.com writes:
# Văn Phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Vào 31/3/2011
 
 
Văn phòng USCIS ở tp HCM đóng cửa
1, 2 - bottom
(Tầm Nhìn) Trong thông cáo đưa ra ngày hôm nay 8 tháng 3, 2011, Sở Di Trú Hoa Kỳ cho hay sẽ đóng cửa văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại TP Hồ Chí Minh kể từ ngày 31/3/2011.
Tất cả các hồ sơ xét duyệt di trú được chuyển sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.
Liên lạc vp tại 84-8-3520-4200, hoặc qua địa chỉ:
American Consulate General
4 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City
Vietnam
The Consular Section will send other applications and petitions to the USCIS Field Office in Bangkok, Thailand.
Individuals may contact the USCIS Bangkok Field Office by telephone, 02-205-5352 (within Thailand) or 011-662-205-5352 (from the United States); fax, 02-255-2917; or e-mail, inquiries@dhs.gov . The mailing address is:
Regular Mail
Express Mail
DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546
DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan
Bangkok Thailand 10330

--
You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "VN - POST" group.
To post to this group, send email to VN-Post@googlegroups.com
To unsubscribe from this group, send email to
VN-Post+unsubscribe@googlegroups.com
For more options, visit this group at
http://groups.google.com/group/VN-Post

Sở Di Trú Hoa Kỳ đóng cửa văn phòng Sài Gòn

Hồ sơ 'không thất lạc, giải quyết đúng thứ tự'  

Hà Giang/Người Việt

 
WESTMINSTER - Sở Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đóng cửa vĩnh viễn văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại Sài Gòn, từ ngày 31 tháng 3, 2011, theo thông cáo báo chí gởi ra hôm 8 tháng 3.
Thông cáo cho biết, từ ngày 25 tháng 3, văn phòng sẽ ngừng nhận đơn mới. Riêng các đơn đang được cứu xét sẽ được chuyển qua văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.
Trả lời phỏng vấn Người Việt qua điện thoại, bà Mariana Gitomer, phát ngôn viên USCIS, làm việc tại Los Angeles, giải thích rằng, cơ quan này "có trụ sở và văn phòng khắp nơi trên thế giới," việc đóng, hay mở cửa một văn phòng "không có ý nghĩa gì quan trọng cả."
Bà Mariana Gitomer nói: "Chỉ là thỉnh thoảng chúng tôi duyệt xét lại ngân sách của USCIS cùng nhu cầu của các văn phòng trên thế giới, để điều chỉnh việc phân phối nhân và tài lực hợp lý và hữu hiệu hơn."
Trả lời câu hỏi của Người Việt, có phải nhu cầu giải quyết hồ sơ di trú của người Việt Nam cho USCIS đã giảm đi so với những năm trước, bà Mariana Gitomer nói "không hẳn là như thế."
Bà giải thích thêm: "Năm 1998, văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại TP Hồ Chí Minh được mở cửa, phần lớn là để cứu xét rất nhiều hồ sơ xin con nuôi của công dân Hoa Kỳ, thời đó bị tồn đọng. Dần dà, nhu cầu giải quyết những hồ sơ này không còn nữa, thay vào đó là những hồ sơ khác, như cấp giấy phép nhập cư cho sinh viên xin đi du học, giấy xin phép qua Hoa Kỳ làm việc, giải quyết những hồ sơ tị nạn, đơn xin nhập cư theo gia đình hay việc làm, v.v..."
Cũng theo lời bà Mariana Gitomer, việc đóng cửa văn phòng "không có nghĩa là nhu cầu giảm đi" so với trước kia, nhưng theo thời gian, một số những việc xét đơn đã được hệ thống hóa, được theo dõi chính xác và hữu hiệu hơn bằng computer, với dữ liệu được chứa tại trung ương (Hoa Kỳ) cho nên việc có văn phòng tại địa phương "bớt đi vai trò thiết yếu."
Bà Mariana Gitomer khẳng định "sẽ không có việc hồ sơ sau khi bị chuyển sẽ bị trì hoãn hay thất lạc," vì tất cả hồ sơ được USCIS nhận đều được cho một mã số theo thứ tự của ngày nộp đơn, thêm vào đó, "dữ liệu trong hồ sơ được chuyển vào database của USCIS," cho nên việc xét đơn vẫn theo đúng thứ tự ưu tiên "như không hề có việc chuyển đơn."
Thông cáo báo chí của USCIS cho biết, sau ngày 25 tháng 3, những đơn xin nhập cư, hay đơn khiếu nại, trước đây được chấp nhận bởi văn phòng USCIS tại Sài Gòn, nay có thể nộp cho Lãnh Sự Quán Mỹ ở đây (Sài Gòn).
Phòng Lãnh Sự sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những trường hợp được USCIS ủy quyền, và sẽ chuyển những hồ sơ xét duyệt di trú còn lại sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.
Ðộc giả muốn biết thông tin tổng quát về về Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, có thể vào trang mạng http://hochiminh.usconsulate.gov, hoặc gọi vào tổng đài tự động của Tòa Lãnh Sự, 84-8-3520-4200, hoặc gửi thư đến:
 
Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ
Số 4 Lê Duẩn, Quận 1
Tp.HCM, Việt Nam
 
Ðộc giả cần liên lạc với văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan có thể gọi số điện thoại 662-205-5352, hay gửi email về inquiries@dhs.gov hoặc gửi thư qua đường bưu điện.
Nếu gởi thư, địa chỉ gửi thư là:
 
Gửi thường:
DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546
 
Gửi khẩn cấp:
DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan
Bangkok Thailand 10330
 
Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ, là bộ phận riêng để phục vụ công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân Hoa Kỳ.
Theo thông cáo báo chí, và theo lời giải thích của bà Mariana Gitomer, sau này, các đơn bảo lãnh của công dân Hoa Kỳ, đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam, sẽ phải nộp theo địa chỉ tại Thailan.

# Va(n Pho`ng So+? Di Tru' Hoa Ky` Ddo'ng Cu+?a Va`o 31/3/2011

# Văn Phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Vào 31/3/2011
 
 
Văn phòng USCIS ở tp HCM đóng cửa
1, 2 - bottom
(Tầm Nhìn) Trong thông cáo đưa ra ngày hôm nay 8 tháng 3, 2011, Sở Di Trú Hoa Kỳ cho hay sẽ đóng cửa văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại TP Hồ Chí Minh kể từ ngày 31/3/2011.
Tất cả các hồ sơ xét duyệt di trú được chuyển sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.
Liên lạc vp tại 84-8-3520-4200, hoặc qua địa chỉ:
American Consulate General
4 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City
Vietnam
The Consular Section will send other applications and petitions to the USCIS Field Office in Bangkok, Thailand.
Individuals may contact the USCIS Bangkok Field Office by telephone, 02-205-5352 (within Thailand) or 011-662-205-5352 (from the United States); fax, 02-255-2917; or e-mail, inquiries@dhs.gov . The mailing address is:
Regular Mail
Express Mail
DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546
DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan
Bangkok Thailand 10330

Nhà cầm quyền Việt Nam điên lên vì sức mạnh internet


Nhà cầm quyền Việt Nam điên lên vì sức mạnh internet

Không phải tự nhiên mà Tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận và Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trong một số báo (số 4 (220) năm 2011) đã đăng năm Bài viết cáo buộc Hoa Kỳ đứng sau lưng các biến cố chính trị đang tiếp diễn ở Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời lên án Bà Hillary Clinton, Ngọai trưởng Hoa Kỳ đã công khai yểm trợ kế họach dùng các phương tiện thông tin của Internet để thúc đẩy các dân tộc nổi lên chống chính phủ của họ.

Trong số các bài này, đáng chú ý nhất là Bài viết  "Vì sao người ta đòi Việt Nam không được "hạn chế Internet" ? của Tác giả Bắc Hà.

Ngòai ra còn phải kể đến  Bài  "Tự do báo chí vì lợi ích quốc gia, dân tộc" của Hưng Hà đăng trong Báo Quân đội Nhân dân ngày 27/2/1011.

Cả hai Bài báo đếu tập trung lên án những người bị vu cáo là "các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước" và những cá nhân và tổ chức quốc tế lên án chính sách kìm kẹp tự do ngôn luận và tự do sự dụng  Internet tại Việt Nam.

Bắc Hà phản ảnh sự lo ngại của đảng CSVN trong bài viết của mình : "Ở Việt Nam, ngay sau khi xảy ra sự kiện bạo loạn, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước như vớ được vàng, họ xem đây là cơ hội để kích động các lực lượng chống đối đẩy mạnh hoạt động chống phá Nhà nước theo kịch bản mà người ta đã thực hiện thành công ở Ai Cập, Tuy-ni-di. Chúng tung lên mạng nhiều bài phân tích, bình luận, gợi ý vận dụng những kinh nghiệm thắng lợi ở Bắc phi, Trung Đông vào Việt Nam. Người ta cho rằng "tình hình Việt Nam và Ai cập khác nhau – sự độc tài ở Việt Nam là "đảng phiệt", do đó, chống độc tài ở đây là chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản"; hoặc cộng sản sẽ không bao giờ nhượng bộ, "ra đi" như ở Ai Cập, Tuy-ni- di, cho nên phải dùng sức mạnh áp đảo của đông đảo nhân dân; Tranh thủ sự ủng hộ của quân đội là việc người ta đã nghĩ đến, họ nói: "nếu quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ Đảng Cộng sản thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm hơn".Không phải như vậy sao ? Sở dĩ đảng CSVN còn đứng vững được cho đến hôm nay  không phải vì đã được "nhân dân đồng tình ủng hộ", hay "đảng đã có quan hệ máu thịt với nhân dân" như đảng tuyên truyền mà hòan tòan do Quân đội và lực lượng cảnh sát công an ăn lương của dân để bào vệ chế độ, làm chỗ tựa lưng cho đảng  tồn tại.

Bằng chứng đảng không thật lòng khi viết rằng : " Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc." (Điều lệ Đảng mới bổ sung, sửa chữa tại Đại hội đảng XI ngày 19/1/2011)

Tại sao ? Bởi vì hai giai cấp "công nhân" và "lao động" lại là những thành phần bị đảng bóc lột và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội ngày nay.

Những người cầm đầu đảng cứ thử đốt đuốc đi tìm xem trong số 200 Ủy viện Trung ương đảng khoá XI có người nào là đại biểu của giới công nhân và lao động khố rách áo ôm được ngồi mát ăn bát vàng không hay tòan là người của phe cánh ăn trên ngồi trốc đã tự cho mình có quyền ngồi trên đầu dân lãnh đạo. Đến khi hết nhiệm kỳ hay nghỉ hưu , hoặc có địa vị cao trong đảng, trong chính quyền  đã gài con cháu mình vào Trung ương để tiếp tục ăn theo theo chế độ cha truyền con nối ?

Bằng chứng Nông Quốc Tuấn, con cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh;  Nguyễn Thanh Nghị,con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng;  Nguyễn Xuân Anh,con Nguyễn Văn Chi, cựu Trưởng ban Kiểm tra Trung ương  đảng  và Nguyễn Chí Vịnh, con tướng Nguyễn Chí Thanh, người đã bị ngăn lại nhiều lần vì kém tiêu chuẩn đạo đức đã được  vào Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá XI là một tỷ dụ.
Thế rồi đảng cũng nói trong Điều lệ rằng : " Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản" là những mục đích và tiêu chuẩn chỉ mới đạt được một điều đó là "độc lập".

Các mục tiêu cơ bản còn lại, kể từ năm 1946 cho đến bây giờ (2011), vẫn còn nguyên trên giấy với nhửng tấm bánh vẻ khổng long đã tả tơi hay tan theo mây gió.

Vì vậy, cho dù tất cả những nguyên nhân như độc tài, gia đình trị, tham nhũng, bất công xã hội và không có tự do đã khơi ngòi cho Cuộc cách mạng tự phát của nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã hội dủ trong xã hội Việt Nam cho điều kiện một cuộc nổi dậy của nhân dân bị trị. Vấn đề còn lại là thời gian mà thôi.

Do đó, nếu đảng CSVN vẫn đứng nguyên để đi theo Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh , hòan tòan không do dân yêu đảng, muốn trao quyền lãnh đạo cho đảng như đảng đã tuyên truyền mà  đảng phải trông cậy vào  lượng công an, cảnh sát và trên một triệu quân đội được đảng nuôi ăn để đổi lấy sự  trung thành tuyệt đối.

Nhưng bài học ở Tunisia và Ai Cập vẫn còn nóng hổi. Một quân đội dưới quyền lãnh đạo trên 20 năm của Tổng thống Ben Ali của Tunisia và 30 năm dưới quyền cai trị độc tài của Tổng thống Hosni Mubara ở Ai Cập đã quay lung đứng về phía nhân dân tự phát vùng lên đòi dân chủ, tự do và cải tạo xã hội.

Bắc Hà phê bình tiếp rằng, khi có người hy vọng Quân đội Nhân Dân sẽ có lúc sẽ xoay chiều khi nhận ra đâu là chân lý để đưa đất nước tiến lên ngang tầm với các dân tộc láng giềng và để được  sống trong một quốc gia có dân chủ và quyền bình đẳng được tôn trọng thì những người " ở nước ngoài sẽ tưởng rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tính từng ngày! Còn những người đang sống ở trong nước thì ngỡ rằng những kẻ viết những bình luận phân tích trên đang nằm mơ hoặc mắc chứng hoang tưởng."Đúng hay sai chỉ có tương lai mới trả lời được, nhưng nếu Bắc Hà và đảng CSVN can đảm thì thử tổ chức một Cuộc trưng cầu ý kiến nhân dân, có  Quốc tế và các tổ chức nhân dân bên ngòai Việt Nam kiểm soát , xem đảng CSVCN có còn được người dân tín nhiệm nữa hay không ?

Vì vậy, chừng nào đảng CSVN chưa dám lấy vàng thử lửa thì hãy khoan nói những điều chủ quan.

Tác gỉa Bắc Hà viết tiếp để biện bạch cho hành động đàn áp tự do ngôn luận, một điều đã được Hiến pháp 1992 công nhận: " Trở lại câu chuyện ở Việt Nam, phụ họa cho ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ, người ta đã post lên mạng nhiều bài chỉ trích Việt Nam bắt bớ, cầm tù một số blogger như trường hợp cogaidolong – Lê Nguyễn Hương Trà hoặc "Điếu cày"- Nguyễn Văn Hải và cả Cù Huy Hà Vũ đã tung lên mạng những bài viết và trả lời phỏng vấn… rằng họ là những người yêu nước, họ có quyền tự do ngôn luận, báo chí theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết… Ai cũng biết vấn đề ở đây không phải là sử dụng phương tiện thông tin gì mà là ở nội dung thông tin đó ra sao. Việc những blogger nói trên bị bắt là do họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Có nhiều nội dung, trong đó cả việc xâm phạm bí mật riêng tư của cá nhân, nhất là việc tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bằng những hình thức khác nhau."Lý do bắt giữ những tiếng nói đòi dân chủ, tự do và chỉ trích những việc làm sai trái của nhà nước như trường hợp Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được ngụy tạo như "vi phạm pháp luật Việt Nam", hay "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"  hòan tòan không đứng vững. Nếu những người bị Nhà nước quy kết tội danh được xét xử tại các Tòa án không phải của Nhà nước CSVN thì họ hòan tòan vô tội, bởi vì Tòa án của Việt Nam là thứ Tòa án, trong các vụ án chính trị, đều là "vừa đá bóng, vừa thổi còi" xét xử theo lệnh đảng  chứ không theo luật.

INTERNET LÀ CỦA AI ?

Vì vậy, khi tranh luận về quyền tự do thông tin trên làn sóng điện tử Internet thì Bắc Hà cũng phân bua : " Lại nói về khái niệm "tự do Internet"- chưa có cá nhân, tổ chức nào định nghĩa về khái niệm này. Song, nếu đọc qua những bài nói về chủ đề này của các nhà dân chủ, nhân quyền phương Tây thì người ta thấy ngay đây là một thủ thuật chơi chữ của các chính trị gia. Khía cạnh mập mờ ở đây chính là ở chỗ Internet là một thành quả của nền văn minh nhân loại, khi một quốc nào bị vu cho tội vi phạm "tự do Internet" thì có nghĩa chính phủ đó đang đi ngược lại nền văn minh nhân loại, là chế độ độc tài, là lạc hậu, bảo thủ, quân phiệt…, làm như vậy người ta dễ tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, nhất là giới trẻ."

Lối cãi lý của Bắc Hà chỉ lọt tai những ai muốn cãi chầy cãi cối thế nào là quyền tự do của nhân loại khi sử dụng Internete để liên lạc hay thông tin cho nhau.

Bằng chứng khi Nhà nước CSVN  bắt những người sử dụng Internet để truyền tài tư tưởng của họ mà không có có hành động bạo lực hay cổ võ bạo lực gây bất ổn định xã hội hay lật đổ chính quyền thì không phải là độc tài, đàn áp tự do ngôn luận và dân chủ thì là cái gì ?

Việt Nam cũng xây hết bức tường lửa này đến bức tường lửa khác để ngăn chận thong tin từ nước ngòai vào Việt Nam, ngọai trừ những kênh riêng được  dành riêng cho các cơ quan đảng và nhà nước thì việc làm này có phản dân chủ và chống quyền được thông tin của người dân không ?

Do đó khi Bắc Hà khoe rằng : "Những ai quan tâm đến tình phát triển Inernet ở Việt Nam thì đều nhận thấy rằng: Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu trong khu vực trên lĩnh vực này. Hiện nay có tới gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số. Một chuyên gia nước ngoài nhận định rằng Internet không chỉ phát triển rộng rãi ở Việt Nam mà "công nghệ 3G đang phổ cập tại đây, loại công nghệ mà không phải nước nào cũng có", thì không khác gì bảo rằng : "Ở Việt Nam  hàng gì cũng có, nhưng bạn chỉ được  mua hàng của chúng tôi làm ra hay  phải có phép của chúng tôi  bạn mới được  mua hàng khác."

Nhưng những mạng nhà nước cho phép không phải là những kênh bị liệt vào loại "nhậy cảm" có nội dung làm chói tai đảng.

Hay  còn biện bạch như người Phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nan Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báp chiếu  17/2 (2011) thì : "Việt Nam coi trọng quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến Pháp và thực tế. Ở Việt Nam, Internet được tạo điều kiện thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.

Cũng như các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Nếu vi phạm, mọi đối tượng đều bị xử lý theo pháp luật."

Bà Nga đã nói như thế khi được yêu cầu lên tiếng về lời chỉ trích Việt Nam đã vi phạm quyền tự do sử dụng  Internet của các  Nhà báo tự do (Bloggers) của Bà Ngọai trường Hillary Clinton trong bài diễn văn nói về sức mạnh và quyền tự do thông tin của Internet tại Đại học George Washington ngày 15-2 (2011).

Bà Nga còn nói thêm rằng : "Trong các quan hệ quốc tế, mọi khác biệt cần được trao đổi trên cơ sở xây dựng, tôn trọng hiểu biết lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau."Các Bài viết trong Tạp chí Cộng sản và một số báo điện tử của đảng CSVN còn lên án kế họach viện trợ tài chính 25 triệu Mỹ kim của Hoa Kỳ dành cho các tổ chức muốn bành trướng tự do thông tin và quyền sử dụng Internet của các dân tộc trên thế giới như là hành động của Hoa Kỳ muốn xúi bẩy các dân tộc nổi lên chống chính quyền của họ theo ý muốn của Mỹ.

Đến lượt Hưng Hà  của Báo Quân đội Nhân Dân thì Tác gỉa này đã quay mũi sung vào các lực lượng tưởng tượng để bênh vực cho điều được giọi là "tự do báo chí" của Việt Nam.

Trong bài viết ngày 27/02 (2011) Hưng Hà nói : "  Trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tự do tôn giáo"… các thế lực thù địch thường sử dụng chiêu bài "tự do ngôn luận", "tự do báo chí", vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Mục tiêu là làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí, tiến tới gây mất ổn định và rối loạn về tư tưởng xã hội.

Mới đây, có tổ chức báo chí và quan chức ngoại giao nước ngoài lại đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam. Họ xuyên tạc rằng Việt Nam "có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers khi họ phổ biến các thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên"; rằng Việt Nam đang "siết chặt kiểm soát internet, từ các quán cà phê internet tới trang mạng Facebook"; rằng Việt Nam là nước trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên internet", và đòi thúc đẩy "tự do báo chí", "tự do internet"!.Tác gỉa của những lời chỉ trích không ai khác hơn là Tổ chức Freedom House và Bà Ngọai trưởng Clinton, người đã đánh trúng "tim đen" của đảng CSVN trong Bài diễn văn ngày 15-2 (2011).

Hưng Hà phê bình Bà Clinton rằng : " Đó là cách nhìn nhận và đánh giá thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát triển internet ở Việt Nam, cho thấy thái độ thiếu thiện chí của họ đối với Việt Nam. Những luận điệu trên không có gì mới và chúng được tung ra nhằm hậu thuẫn những người cố tình lợi dụng tự do internet và tự do báo chí để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa những thông tin ngụy tạo, truyền bá những thông tin thiếu xác thực, chưa được kiểm chứng, thậm chí cả những ý kiến mạo danh các lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên blog cá nhân, lên các trang mạng phục vụ ý đồ cá nhân."Hưng Hà ngon trớn nói tiếp : " Những ai đòi Việt Nam mở rộng hơn nữa "tự do báo chí", "tự do internet" cần phải hiểu đúng hơn về các khái niệm trên. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người, nhưng tự do báo chí không có nghĩa là vô tổ chức, là đổi trắng thay đen, là tự do đảo lộn chính-tà… Chúng ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân. Thực chất "tự do báo chí" và tự do internet mà một số thế lực mong muốn là kiểu tự do vô chính phủ, hoàn toàn trái với dân chủ đích thực. Quyền tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào lợi dụng tự do báo chí để chống lại Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng đều phải thực hiện."Nhưng ngôn ngữ đao to búa lớn đe dọa kiểu hàng tôm hàng cá, cả vú lập miệng em chỉ phản ảnh một thái độ sợ hãi tự do báo cghí, khiếp đảm trước sức mạnh của tự do Internet như đã và đang xẩy ra  trong các Cuộc cách mạng tự phát đứng lên chống độc tài của các dân tộc ở Bắc Phi và Trung Đông.

Nhưng khi khoe có tự do báo chí hay tự do Internet phải trong vòng kỷ cương của luật pháp không được phát biểu trái chiều với hệ thống thông tin một chiều của nhà nước thì  tự do ngôn luận này chỉ còn là thứ tự do trong rọ mõm lợn (heo), như Công an đã để lại tấm ảnh lịch sử bịt miệng  Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án cách nay ít năm.

Ngoài ra khi bênh vực chính sách tự do  báo chí và Internet của đảng thì Hưng Hà cũng quên không giải thích tại sao khi đã có tự do mà lại chỉ  có báo nhà nước, không cho ra báo tư nhân ?

Và tại sao đảng lại sợ đa nguyên, đa đảng đến  hơn sợ Cọp ?

Như vậy có phải đội ngũ tuyên truyền của đảng  đã sợ đến phát run  trước các phong trào quần chúng nổi lên ở Trung Đông hay Lãnh đạo  đảng đang điên lên vì các yếu tố cho một cuộc cách mạng hoa Nhài ở Việt Nam cũng đã chín mùi ? -/-
Phạm Trần

(03/011)