THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 May 2012

Ruồi bu kín bữa ăn của người dân



(Dân trí) - Gần nửa tháng nay, người dân khu vực tổ 8, Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), bị ruồi tấn công khiến cuộc sống bị ảnh hưởng.
Chị Hoa bán quán chè ở đây cho biết: “Bình thường thì ít nhưng khi nấu ăn hay tới giờ ăn là ruồi ở đâu bay tới nhiều lắm. Tôi bán quán chè chưa kịp đậy ruồi đã bu kín. Nhiều khi khách vào ăn, ruồi vây quanh ly khiến không ai dám ăn…”.
 
Ruồi bu kín khu bếp của Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng
Theo ông Nguyễn Đức Liên, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng, không biết từ nguyên nhân nào mà gần nửa tháng nay, Trung tâm xuất hiện ruồi dày đặc vào lúc giờ nấu ăn, đặc biệt là khi mọi người ăn cơm.
Hiện trung tâm có gần 200 cán bộ và các đối tượng xã hội được trung tâm nuôi dưỡng, trong đó có 50% là người già neo đơn. Việc ruồi xuất hiện nhiều khiến trung tâm lo ngại dịch bệnh, ngộ độc, dịch tả nên đã mua thuốc diệt và khử trùng. Ngoài ra, Trung tâm còn nhờ Trung tâm y tế dự phòng TP Đà nẵng lên phun thuốc diệt ruồi, tình trạng có giảm nhưng vẫn còn nhiều.
Chị Dương Thị Tiếp làm việc 3 năm tại trung tâm cho biết: “Từ khi vào làm đến giờ, năm nay mới thấy ruồi nhiều như vậy. Mỗi ngày tôi lau nhà 4-5 lần bằng thuốc diệt ruồi nhưng lau xong, ruồi vẫn xuất hiện như cũ”.
Không diệt ruồi được và lo sợ chúng mang nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, Trung tâm đã có biện pháp dùng mùng treo phủ kín cơm, thức ăn. Hiện trung tâm vẫn phải thường xuyên vệ sinh khu bếp và dụng cụ chế biến, đồng thời tiếp tục cho thức ăn vào mùng để phục vụ mọi người.
Cơm cũng phải dùng mùng để che đậy ruồi. (Ảnh: K.O)
Ruồi không chỉ ảnh hưởng đến bữa ăn mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già nơi đây. Nhiều cụ già cho biết, ngủ không được vì ruồi đậu quanh người.
Hiện chưa biết nguyên nhân ruồi xuất phát từ đâu nhưng theo ông Nguyễn Đức Liên và người dân khu vực, có thể ruồi xuất phát từ bãi rác Khánh Sơn, cách trung tâm khoảng 1km vì thời tiết nắng nóng, bãi rác có mùi hôi nên ruồi phát sinh.
Theo Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, ông Phan Châu Tuấn, cho biết, sẽ cho lực lượng kiểm tra quanh khu vực tổ 8 xem có hộ dân nào chăn nuôi, trồng trọt, sử dụng phân tươi làm ruồi phát sinh hay không.
Ông Tuấn cũng cho biết, hằng năm thỉnh thoảng một số hộ dân ở gần bãi rác Khánh Sơn cũng bị nạn ruồi hoành hành nhưng năm nay chưa xảy ra tình trạng này mà Trung tâm bảo trợ xã hội cách bãi rác khoảng 1 km lại xuất hiện ruồi dày đặc.
 Công Bính

Trung Quốc tịch thu trái cây xuất khẩu của Philippines

(TNO) Trung Quốc ngày 11.5 đã tịch thu các lô hàng chuối xuất khẩu của Philippines do nghi ngờ trái cây nhiễm sâu bệnh, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Theo AFP, báo chí Philippines đưa tin hàng tấn chuối của Philippines bị thối rữa tại các cảng ở Trung Quốc, trong khi giám đốc Cục Công nghiệp trồng trọt Philippines Clarito Barron khẳng định các lô hàng chuối xuất khẩu đã được kiểm dịch nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
 
Các công nhân đang kiểm tra chuối xuất khẩu của Philippines - Ảnh: AFP
Ông Barron cho hay các quan chức kiểm dịch thực phẩm Trung Quốc thông báo cho Philippines biết rằng tất cả trái cây xuất khẩu của Philippines sẽ phải đối mặt với những đợt thanh tra, kiểm dịch nghiêm khắc hơn sau khi Trung Quốc phát hiện nhiều loại côn trùng trong lô hàng chuối bị thối rữa của Philippines nêu trên.
Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt hơn đối với dứa và đu đủ của Philippines sau khi chính quyền Trung Quốc phát hiện chúng bị nhiễm sâu bệnh trong lô hàng ngày 2.5, AFP dẫn lời phát biểu của ông Barron trên đài phát thanh DZBB ở Manila, Philippines.
Ông Barron cho biết Philippines đã phản ứng lại, khẳng định các loại côn trùng, sâu bệnh tấn công các lô hàng dừa Philippines xuất qua Trung Quốc hồi tháng 3, chứ không phải chuối.
Tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời ông Stephen Antig, Chủ tịch Hiệp hội 18 doanh nghiệp trồng chuối xuất khẩu Philippines cho hay các doanh nghiệp Philippines xuất khẩu chuối sang Trung Quốc bị tổn thất khoảng 236.000 USD bởi chuối xuất khẩu sang Trung Quốc bị hư chỉ trong vòng ba ngày.
Tuy nhiên, ông Barron cho rằng vụ Trung Quốc siết chặt kiểm kịch trái cây xuất khẩu của Philippines không liên quan gì đến vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông.
Theo AFP, chính phủ Philippines đã đề xuất nhiều biện pháp để giải quyết bế tắc thương mại giữa Philippines và Trung Quốc sau lô hàng chuối bị nhiễm sâu bệnh nêu trên, bao gồm cả việc gửi thanh tra viên đi kèm để giám sát các lô hàng xuất khẩu, nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng gì.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chuối của Philippines lớn thứ hai sau Nhật Bản.
Trong năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn chuối Philippines, trị giá khoảng 60 triệu USD.
Phúc Duy

Tin tặc từ Trung Quốc lại tấn công website của Philippines

(TNO) Các tin tặc được cho là từ Trung Quốc đã liên tục tấn công những website của Philippines vào ngày 11.5, trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, theo hãng tin ABS-CBNnews.
Theo đó, tổng cộng bảy website của Philippines - trong đó có hai website chính phủ - bị đánh sập và thay đổi giao diện.
 
Ảnh chụp màn hình website 
http://etesda.ieti.edu.ph bị tin tặc Trung Quốc tấn công và thay đổi giao diện ngày 12.5
Tin tặc thay đổi giao diện các website này bằng một dòng chữ tiếng Anh “bị người Trung Quốc tấn công”, và một dòng chữ bằng tiếng Hoa, kèm theo lá cờ Trung Quốc cùng một bản nhạc không lời.
Đến ngày 12.5, người dùng internet vẫn không thể truy cập các website này.
Website của Đại học Philippines là một trong số những website bị tin tặc Trung Quốc tấn công đầu tiên trong tháng 4 vừa qua.
Tuần rồi, website của tờ Philippine Star cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công, thay đổi giao diện.
Một chuyên gia công nghệ thông tin Philippines cảnh báo những dịch vụ quan trọng ở Philippines như ngân hàng, viễn thông có nguy cơ bị tấn công.
Phúc Duy

Chen sập cổng tìm một chỗ học cho con

(TNO) Hàng trăm người thức trắng đêm, đội mưa, ướt lướt thướt, ngủ gật, rồi chen lấy xô đẩy... nhưng vẫn không mua được hồ sơ xin học cho con.
 
Đúng 6 giờ sáng nay, cánh cổng trường PTCS Thực Nghiệm đổ sập xuống vì không chịu được sức đè, đẩy của hàng trăm người - Ảnh: Ngọc Thắng
Như tin đã đưa, bất chấp trận mưa nặng hạt đêm 11.5, hàng trăm phụ huynh vẫn che ô, mặc áo mưa xếp hàng đợi xin học cho con vào học lớp 1 tại cổng trường PTCS Thực Nghiệm (50 Liễu Giai, Q.Ba Đình, Hà Nội).
Trời càng về sáng, lượng người đổ về tập trung trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm mỗi lúc một đông. Khoảng hơn 4 giờ sáng 12.5, nhiều người qua đường không khỏi lắc đầu lè lưỡi khi chứng kiến cảnh chen lấn xô đẩy của vài trăm con người. Ai cũng muốn giành được vị trí sát cánh cổng trường hơn để chen được vào mua hồ sơ khi cổng mở.
Theo một số phụ huynh, năm nay, trường chỉ nhận 140 học sinh. Vì thế, cuộc đua vào ngôi trường giáo sư Ngô Bảo Châu từng học tập càng trở nên căng thẳng.
Chị Phùng Thị Linh, 30 tuổi, nhà ở phố Vạn Bảo đi xếp hàng xin học cho con gái đầu lòng cho hay, 2 giờ đêm qua phải thức dậy ra xếp hàng vì lo không đến lượt. Đến hơn 4 giờ sáng, chị Linh phải gọi điện giục chồng ra tăng cường nhưng vẫn không tiếp cận được cánh cổng trường. “Cứ nghĩ 6 giờ sáng trường mở cửa cho vào xếp hàng, mình đi từ 2 giờ là ăn chắc. Vậy mà, khi đến đây đã có cả trăm người vây kín cổng trường”, chị Linh nói.
Đúng 6 giờ sáng, một cánh cổng trường PTCS Thực Nghiệm đổ rầm xuống vì không chịu nổi sức đè, sức đẩy của hàng trăm người. Rất may, khi cổng sắt đổ xuống không có ai bị thương. Một nhân viên bảo vệ của trường cho biết, mặc dù đã tăng cường hết lực lượng nhưng không ngăn được lượng người quá đông. Bảo vệ đành bất lực nhìn dòng người xô đẩy, chen lấn ùa vào sân trường.
Hàng rào thứ 2 được lập ngay trước khu vực bàn bán hồ sơ cũng nhanh chóng bị đám đông xô đổ trong vòng không quá 3 phút.
Khoảng 2 phút sau, nhà trường phát loa thông báo, do tình hình hỗn loạn không thể kiểm soát nên nhà trường tạm hoãn việc bán hồ sơ và mời phụ huynh giải tán.
Tuy nhiên, không ít người vẫn không tin vào tai mình nên tiếp tục nán lại khu vực sân trường. Không ít người còn chưa hoàn hồn sau khi thoát chết không bị cánh cổng sắt đổ vào. Nhiều người thất vọng, bước lững thững đi về, kết thúc một đêm thức trắng, và những cuộc chen lấn kinh hoàng, chỉ vì mong muốn con, cháu mình được học trường tốt.
Một số hình ảnh "khó tin" về việc xin học cho con vào trường PTCS Thực Nghiệm vào rạng sáng nay 12.5:
 
Trời càng sáng, lượng người đổ về xếp hàng xin học cho con càng đông


Sau một đêm thức trắng, nhiều người mệt mỏi ngủ gục ngay trên xe máy


Nhiều người tranh thủ ăn bánh, nạp năng lượng để có thêm sức "chiến đấu"


Gần đến giờ mở cửa, nhiều người phần vì sốt ruột, phần vì bị chen lấn đã phải trèo lên cổng trường

Trắng đêm, “chen bẹp ruột” vẫn không xin học cho con 6


Khoảng 6 giờ sáng, hàng trăm người xô lấn, chen, đẩy, đùn đổ cổng trường để tranh nhau tràn vào mua hồ sơn xin học cho con tạo thành khung cảnh hỗn loạn ở sân trường 

Một số khác xé hàng rào để tiếp cận bàn bán hồ sơ nhanh hơn


Tập trung trước hàng rào ngăn khu vực bàn bán hồ sơ...

Khoảng 6 giờ sáng, hàng trăm người xô lấn, chen, đẩy, đùn đổ cổng trường để tranh nhau tràn vào mua hồ sơn xin học cho con 9
... tuy nhiên, hàng rào mong manh đó cũng không tồn tại được lâu trước đám đông
Khoảng 6 giờ sáng, hàng trăm người xô lấn, chen, đẩy, đùn đổ cổng trường để tranh nhau tràn vào mua hồ sơn xin học cho con 10
Cổng trường PTCS Thực Nghiệm bị đổ một cánh khi đám đông phụ huynh tràn vào trong sân trường

Trắng đêm, “chen bẹp ruột” vẫn không xin học cho con 11
Những gì còn sót lại sau cuộc chen lấn xô đẩy ùa nhanh vào sân trường để mua hồ sơ

Trắng đêm, “chen bẹp ruột” vẫn không xin học cho con 12
Tuy nhiên, lúc này vẫn có phụ huynh chạy thục mạng vào

Trắng đêm, “chen bẹp ruột” vẫn không xin học cho con 13
Lực lượng bảo vệ đành bó tay trước "sức mạnh" của hàng trăm phụ huynh

Trắng đêm, “chen bẹp ruột” vẫn không xin học cho con 14
Do tình hình mất trật tự ngoài tầm kiểm soát, nhà trường đã phải thông báo hoãn bán hồ sơ và đề nghị phụ huynh giải tán


Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố nán lại để chờ đợi quyết định bán hồ sơ của nhà trường. Nhiều người chưa hết hoàn hồn sau đêm xếp hàng xin học cho con kinh hoàng
Ngọc Thắng- Lê Quân

Lâm Đồng: Nhiệt liệt chào mừng "chương trình ăn chơi" của cán bộ, đảng viên Nhà nước



ChuKa(Danlambao) - Theo quảng cáo trên truyền hình Lâm Đồng, “sự kiện” ăn chơi, nhảy múa của một ngàn cán bộ Trung Ương và các tỉnh, thành diễn ra từ ngày 11 đến 14/5 tại Đà Lạt với tên gọi chương trình “Giao lưu văn hoá - thể thao truyền thống văn phòng chính phủ, văn phòng UBND các tỉnh, thành phố phía Nam”. Thực chất, đây là sự kiện đã có “truyền thống” ăn chơi suốt nhiều năm nay.

Lần năm 2012 này, các quan chức ở các tỉnh, thành và cận thần trung ương quyết định ăn chơi tại một trong những thành phố chơi bời đắt đỏ nhất Việt Nam : Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt thanh bình bị xáo trộn, khắp các đường phố của nhiều phường phất phơ những tấm pa-nô treo gắn la liệt. Từ đường Hồ Tùng Mậu, Trần Quốc Toản, Yersin đến Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu… Các tấm quảng cáo ghi rõ “đơn vị thực hiện: UBND TP Đà Lạt” nhưng số giấy phép và ngày thực hiện để trống. Chắc sự kiện của quan thì cần gì phải tuân thủ luật (?!). 

Đơn vị thực hiện dán chữ ''UBND tỉnh Lâm Đồng'' chồng lên thay "UBND TP Đà Lạt"
- Phần "Giấy phép số" lại để trống

Trong một ngàn cán bộ, đảng viên tham gia, đương nhiên thành phần chủ yếu vẫn là các đảng viên. Chưa kể đội ngũ phục vụ từ đi lại, ăn, chơi, ngủ… cũng cả vài trăm người nữa. Tỉnh Lâm Đồng thành lập ban bệ tiền sự, hậu sự đồ sộ, giao cho Trung tâm văn hoá thể thao của tỉnh xây dựng kịch bản, tập dượt và Đài PHTH tác nghiệp để phát trực tiếp trên sóng truyền hình khắp 37 tỉnh, thành. Vậy là có khoảng 45 triệu dân của 36 tỉnh, thành “được” thưởng thức trực tiếp chương trình ăn chơi nhảy múa của các công bộc. 

Học sinh dân tộc thiểu số phải tập tiết mục dưới trời sắp mưa để phục vụ đêm khai mạc "đại lễ ăn chơi"
của các bác, các chú cán bộ

Tất nhiên là rất rất tốn kém tiền của phải chi tiêu cho những ngày quan chức, cận thần ăn chơi. Ngoài ngân sách nhà nước lấy từ thuế của dân, các vị còn được cung phụng của các quốc doanh và dân doanh. Riêng tại Lâm Đồng, có tới gần 20 đơn vị phải méo mặt vì bị tài trợ cho cuộc ăn chơi này, trong đó có cả đại gia, cả tiểu gia trong nước và nước ngoài các ngành ngân hàng, du lịch, sản xuất, kinh doanh… Riêng 36 tỉnh, thành khách (và có thể hơn nữa) các vị ăn chơi ra đi đương nhiên có các mạnh thường quân bị hỗ trợ hoặc được hỗ trợ, không ai có thể biết được. Gọi là “tí lộ phí cho bác đi công tác”. Các bác tha hồ được ăn, được phán, được bỏ tài khoản mang về. Thu nhập khá nhưng đâu phải tham nhũng (!). 

Khắp các đường phố Đà Lạt như: Hồ Tùng Mậu, Trần Quốc Toản, Yersin đến Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu... treo la liệt các pa-nô quảng cáo "chương trình ăn chơi" của cán bộ


Trong lúc dân nhiều nơi còn đói, lương công chức lẹt đẹt. Trong lúc Lâm Đồng còn gần 200 ngàn hộ dân nghèo và cận nghèo; nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa còn đứt bữa; trẻ em thất học, thiếu đồ mặc… Trong lúc Đảng Cộng Sản đang phát động học và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, và nhiều chống: chống tham nhũng, chống suy thoái, chống lãng phí, chống đầu tư công bất hợp lý, chống vân vân và vân vân. Sự kiện này chống gì, chắc chống….dân ?!! 
*
Trước cổng UBND tỉnh Lâm Đồng
Theo BTC, dự kiến 37 đoàn tham gia, ước tính khoảng 1.500 vận động viên (34 đoàn chính thức; 3 đoàn mời tham gia: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Giang).

Còn tại danh sách BTC công bố cụ thể của 37 đoàn có 1.245 vị. Chưa kể thành phần phục vụ được huy động từ nhiều cơ quan trong tỉnh Lâm Đồng như công an, văn hoá, thể thao, y tế, các trường học, các doanh nghiệp, du lịch, báo chí (riêng báo Lâm đồng có tới 4 phóng viên đăng ký, còn nhà đài vài chục người tác nghiệp)… Tổng số người tham gia “sự kiện” chắc bằng lực lượng chức năng cưỡng chế ở Văn Giang.
Trong ngày khai mạc, băng rôn được thay thế ''Đơn vị thực hiện'' UBND 
tỉnh Lâm Đồng dán chồng lên UBND TP Đà Lạt
Các ''cán bộ'' đang ''giao lưu'' tại Trung tâm thể thao
Về kinh phí, chỉ riêng phần công khai trong “kế hoạch từ nguồn vận động tài trợ” là 3 tỉ đồng. Mục đích để chỉ các nội dung sau (trích nguyên văn kế hoạch): 

- Chi giải thưởng: Cúp, Huy chương, tiền thưởng...
- Chi in, ấn: Chụp hình, quay phim, cờ, logo các loại, thẻ Ban Tổ chức, cán bộ, vận động viên, nước uống tại các điểm thi đấu...
- Chi tặng phẩm: quà tặng vận động viên đạt giải, trọng tài, cờ lưu niệm các đoàn, hoa, thêu cờ luân lưu...;
- Chi thông tin truyền thông: HTV, Báo, bài viết và tin tức, trang trí (băng rôn, cờ phướn, phông chính pano + cổng chào...);
- Chi phí tổ chức: Lễ khai mạc, trồng cây lưu niệm, bế mạc, chi phí sân bãi, liên hoan tống kết, họp mặt lãnh đạo các tỉnh và Trưởng đoàn;
- Chi phí bồi dưỡng: Trọng tài, tình nguyện viên, ...;
- Chi phí cho đơn vị tổ chức sự kiện và quảng cáo;
- Chi phí khác ....
Nhà khách uỷ ban tỉnh, nơi bế mạc và chấm món ăn
Đấy là chưa tính phần chi phí huy động từ ngân sách nhà nước cho cán bộ đi công tác và nguồn tài trợ của các địa phương khác. Theo kế hoạch, phần này nhằm chi phí “về phương tiện đi lại, chi phí ăn, nghỉ trong thời gian”. Một ngàn rưỡi cán bộ, đảng viên đến Đà Lạt ngốn một khoản tiền cũng không dưới 5-7 tỉ đồng nữa, đấy là phải bỏ ra, không tính bỏ túi. 

Ban Tổ Chức còn mở một website có đầy đủ các văn bản chỉ đạo, nội dung của cuộc ăn chơi nhảy múa, hát hò này.

Mời quý vị đọc tại:

Thật kinh hãi và phẫn uất !

ChuKa

Tôi trực tiếp quan sát vụ công an đánh nhà báo




Lê Hiền Đức (Nguyễn Tường Thụy Blog) - Clip về việc công an đánh đập hai nhà báo của VOV ngày 24/4/2012 không có gì phải nghi ngờ. Khi hai nhà báo bị đánh, tôi đang đứng ở một vị trí trên cao, nhìn rất rõ ràng từ đầu đến cuối, phân biệt được người mặc sắc phục công an, người đeo băng đỏ hay là bọn xã hội đen. Chúng trèo, nhảy qua tường vào khu nghĩa trang liệt sĩ túm lấy một thanh niên đang mặc áo trắng đánh túi bụi. Tôi còn nhìn rất rõ kẻ bám vào tường bên kia để với sang đập vào đầu anh thanh niên áo trắng. Hắn đội mũ sắt, màu tím sẫm, khác với những mũ sắt có màu xanh cứt ngựa.

Chúng túm vào đánh hội đồng người mặc áo trắng hung hãn như một lũ khát máu, lâu lâu mới được đánh đồng loại.

Uất nghẹn và căm phẫn vô cùng, tôi xăm xăm từ tầng cao chạy xuống định xông ra giằng lấy người thanh niên vô tội đó mà nói rằng: “Hãy đánh tôi đây này. Tôi sẵn sàng thế mạng cho người thanh niên kia bởi họ còn trẻ, họ còn cống hiến được nhiều cho đất nước, cho nhân dân. Còn tôi già rồi, tôi sẵn sàng chết thay cho anh ấy”.

Thấy tôi quyết liệt quá, các bà, các chị và các cháu thanh niên ôm chặt lất tôi. Họ muốn bảo vệ tôi, không cho tôi ra nơi nguy hiểm. Không ra được, tôi ngồi khóc vì tôi không bảo vệ được dân tôi.

Những gì tôi xem trong đoạn clip hoàn toàn khớp với những gì tôi nhìn thấy hôm ấy, Thế mà khi báo cảo thủ tướng trong hội nghị trực tuyến, ông Nguyễn Khắc Hào, phó chủ tịch thường trực tỉnh Hưng Yên dám nói là video này là do bọn phản động làm giả để vu không, bôi nhọ chính quyền.

Xin hỏi ông Hào: “Ông có nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó không? Khi ấy, ông ngồi ở xó xỉnh nào mà dám nói sai sự thật như thế?

Chính quyền không tự bôi nhọ mình thì ai bôi nhọ được.

Còn tôi, một người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho đất nước, cho cách mạng, tôi không thể nào nói khác sự thật.

Sau khi ông Nguyễn Khắc  Hào báo cáo láo với thủ tướng, tôi có gọi điện nói chuyện trực tiếp với ông thì ông ấy trả lời tôi rằng: “Bác ơi, con chỉ là phát ngôn thôi, con nói đúng là ý của bí thư, chủ tịch và lãnh đạo tỉnh nói chung”. 

Việc công an đánh đập dã man hai nhà báo là đã rõ ràng. Vấm đề là chính quyền Hưng Yên có muốn xử lý đến nơi đến chốn không thôi. Nhưng nếu họ vẫn áp dụng bài bản quen thuộc như làm nửa vời hay đợi thời gian cho chìm xuống là cách làm có hại hơn cả cho sự tồn vong của chế độ.

12/5/2012

Lê Hiền Đức

Thanh tra vào buồng nhà dân đào móng - Cán bộ Giải phóng mặt bằng “đoán” sai.



TĐ Thắng (Danlambao) - Đây là câu chuyện xảy ra thuộc “Dự án: Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 45, đoạn KM47 + 200 đến Km 51+562” qua địa bàn xã Định Long – Huyện Yên Định – Thanh Hóa.

Dự án xây dựng, nâng cấp Quốc lộ 45 được sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định và đơn vị thi công khởi công ngày 17/03/2010. Theo kế hoạch của Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn (Đơn vị trúng thầu) thì đoạn đường này sẽ được thi công trong vòng 18 tháng (Kể từ ngày khởi công), tuy nhiên sau hơn 2 năm dự án này vẫn “nằm phơi” trong khâu giải tỏa mặt bằng.

Trước mắt tôi là ngôi nhà cấp 4 được xây dựng năm 1988, căn nhà cũ nay đã cũ hơn vì ô uế do bụi bặm của đoạn đường đã “treo” trong tiến độ thi công. Ông Trịnh Đình Là, chủ căn nhà cho biết “Gần 3 năm nay, gia đình chúng tôi không thể làm được việc gì ngoài việc đóng cửa và quét bụi. Trong khi đó, từ trước năm 1985 đến nay, do ở mặt đường nên gia đình tôi chủ yếu dựa vào quán tạp hóa chè nước làm nguồn sinh nhai nuôi 6 người con khôn lớn”.

(Đóng cửa chờ …. giải tỏa)

Chủ căn nhà cho biết thêm: "Chúng tôi không phải vì không tuân theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho quê nhà, nhưng do cán bộ trong Ban giải tỏa mặt bằng đo diện tích đất để tính giá đền bù thiếu khoa học và không chính xác, gây thiệt hại cho công dân nên chúng tôi chưa nhận tiền đền bù đất. Còn về phần tài sản gắn liền trên đất thì Ban giải tỏa đã bỏ qua rất nhiều chi tiết và tài sản có giá khác. Đặc biệt, phần móng của căn nhà này Ban giải tỏa đã “đoán” sai, chỉ lập hồ sơ thanh toán có 1,2 mét. Trong khi đó móng căn nhà này đã được gia đình chúng tôi dựng rất kiên cố, có bề sâu so với mặt đất hơn 3,5 mét (Gây thiệt hại cho chúng tôi đến tận 2,3 mét !?!?)".


(Toàn cảnh ngôi nhà, gian buồng cách khu giải tỏa hơn 10 mét)

Chiều ngày 27/04/2012, đoàn cán bộ thuộc các cơ quan của huyện Yên Định và UBND xã Định Long triệu tập các gia đình “chưa nhận tiền và chưa đồng ý giải tỏa mặt bằng” đến để trả lời chất vấn, đồng thời thành lập ban thanh tra khảo sát thực tế tại 2 hộ gia đình thuộc diện giải tỏa. Tại căn nhà ông Là chúng tôi thấy một hố sâu đã được Ban thanh tra giám sát đào ngay trong... buồng và sát mép bờ tường (rộng chừng 1,5 mét, xâu 2,5 mét và đã ngập nước). Điều đáng để nói không những hố đào khảo sát này “được đào” trong buồng mà thực tế hố này được đào cách xa vị trí “phải giải tỏa theo quy định” tận 10 mét. Và hơn nữa kết quả thanh tra kết luận: Móng nhà ông Trịnh Đình Là sâu tận... 3,2 mét (Khác với độ xâu để tính giá đền bù được Ban giải tỏa mặt bằng đã xác định năm 2009 là 1,2 mét?!?!).

(Hố đào khảo sát móng được đào ngay trong buồng)

Ông Là đưa bản Biên bản làm việc của đoàn Thanh tra cho chúng tôi xem, bức xúc nói: "Các chú thấy đó, giá tính giá đền bù tài sản cách đây hơn 2 năm chúng tôi vẫn chưa nhận do cán bộ đo, tính sai, lúc đó vàng chỉ khoảng 2 triệu đồng/chỉ, sau gần 3 năm chúng tôi tiến không tiến, lùi không dám lùi, chỉ đóng cửa nhà quán quét bụi, giờ giá vàng đã lên hơn 4 triệu/chỉ. Đúng là cách làm việc như “Thầy bói xem voi” như vậy có tội cho dân tình chúng tôi không ?!?!”

Chúng tôi ra về mà lòng băn khoăn, không rõ với số tiền đền bù như đã quy định, ông Là có thể đủ để dựng được căn nhà lợp Brô đủ rộng bằng 1 gian so với căn nhà cũ không. Lòng lại xót xa trước cải tuổi xế chiều của ông bà, con cái thì đông đúc mà đất đai nhà cửa lại rơi vào diện thu hẹp để giải phóng. Trên là câu chuyện chẳng của riêng ai, ở bất cứ ngõ ngách nào của thôn 5 xã Định Long – Huyện Yên Định – Thanh Hóa, ai ai cũng biết, cũng lắc đầu mà ngao ngán. Thôi thì cá nhân tôi cũng chỉ biết viết lên đây, để cùng suy ngẩm.