THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 May 2012

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam lần thứ 18



2012-05-10
Ngày 11/5 hằng năm được quy định là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Hoa Kỳ.
RFA photo
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ chức tại tòa nhà Hart của Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 10/5/2012.


Cộng đồng quốc tế quan tâm 

Hôm nay, 10 tháng 5, tại tòa nhà  Hart của Thượng Viện Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ  chức. Ngày 11/5 hằng năm được quy định là ngày Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam theo nghị quyết chung SJ-168 của Quốc Hội Hoa Kỳ và luật số 103-258 được tổng thống Bill Clinton ký ban hành năm 1994. 
Tại buổi lễ kỷ niệm lần này, có sự  tham dự của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế-Amnesty International, Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền-Human Rights Watch, Trung Tâm Nhân Quyền Công Lý Xã Hội Robert Kennedy, Hội Y Sĩ Bảo Vệ Nhân Quyền, Uỷ Ban Nhân Quyền Hàn Lâm Viện Quốc Gia Mỹ,Tổ chức Freedom Now, Liên Minh Nhân Quyền Á Châu. 
Đồng thời, phái đoàn các quốc gia như Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng...cùng các đoàn thể người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và Australia cũng có mặt trong buổi lễ kỷ niệm.
Phát biểu khai mạc buổi lễ năm thứ 18 Ngày Nhân Nhân Quyền Cho Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ John Cornyn nhấn mạnh rằng đây là thời điểm đề nghị với Quốc Hội yêu cầu Nhà Trắng gây áp lực lên chính quyền Hà Nội phải ngừng lại hành động vi phạm nhân quyền, chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo cũng như tự do ngôn luận để đổi lấy mối quan hệ mật thiết về kinh tế với Hoa Kỳ.
Chúng tôi yêu cầu chính quyền các quốc gia trên thế giới cũng như Hoa Kỳ đừng quên Việt Nam. Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay rất là tồi tệ, không có tôn trọng nhân quyền.
Ông Rupert Abbott
Trong tình hình chuyển biến mạnh mẽ về dân chủ ở Miến Điện trong thời gian gần  đây cho thấy sự khích lệ cũng như dấu hiệu lạc quan khi cộng đồng quốc tế cùng quan tâm đến các quốc gia có tình trạng nhân quyền bị đàn áp mà trong đó có Việt Nam. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia không tôn trọng nhân quyền và không thực hiện trách nhiệm của mình khi ký kết vào Bản Tuyên Bố Nhân Quyền Quốc Tế. Ông Rupert Abbott, chuyên viên nghiên cứu nhân quyền Campuchia-Lào và Việt Nam thuộc Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, phát biểu trong buổi lễ như sau:
“Chúng tôi yêu cầu chính quyền các quốc gia trên thế giới cũng như Hoa Kỳ đừng quên Việt Nam. Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay rất là tồi tệ, không có tôn trọng nhân quyền. Miến Điện đã thay đổi một cách tích cực và nhanh chóng khi chính phủ Miến Điện tiến hành cải tổ. Điều này nhắc nhở ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn còn đàn áp người dân không được quyền thể hiện chính kiến của mình. Có rất nhiều tù nhân chính trị. Vì vậy phải chú ý nhiều hơn nữa đến Việt Nam. Tất cả các quốc gia trên thế giới nên gây áp lực lên các lãnh đạo Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền, phải thả tự do cho các tù nhân lương tâm. Đó là điều mà chính quyền phải làm”. 

Đạo Luật Tự Do cho Việt Nam

DoHongAnh250
Ông Đỗ Hồng Anh, chủ tịch công đồng Việt Nam vùng DC-MD-VA, trưởng ban tổ chức. RFA photo
Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren sẽ đệ trình dự luật gọi là “Đạo Luật Tự Do cho Việt Nam” cho biết bà sẽ làm hết khả năng của mình để vận động Quốc Hội thông qua dự luật mà bà kiến nghị với hy vọng Việt Nam sẽ có được tự do dân chủ trong tiến trình thay đổi chung của khu vực tiếp bước theo sau Miến Điện. Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren cho biết:
“Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ cho phong trào đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam tại đây. Điều mà chúng tôi cần làm bây giờ là yêu cầu các vị dân biểu ở Quốc Hội thuộc cả hai đảng cùng thông qua dự luật mà tôi kiến nghị, gọi là “Đạo luật Tự Do cho Việt Nam” nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã có các vị dân biểu đồng bảo trợ như Dân Biểu Loretta Snchez, Dân Biểu Gerry Connolly, Dân Biểu Frank Wolf. Sẽ có nhiều vị dân biểu khác đồng bảo trợ cho dự luật này. Chúng tôi không biết dự luật này sẽ được thông qua hay không nhưng nếu càng có nhiều dân biểu ủng hộ thì cơ hội sẽ càng lớn.”
Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, người luôn đồng hành với cộng đồng Việt Nam trong quá trình đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam cho đài RFA biết kế hoạch của bà trong những ngày sắp tới. Bà Loretta Sanchez nói:
“Chúng tôi sẽ thảo luận với Hội Đồng Quân Sự và Hộ Đồng Chính Sách Hoa Kỳ cùng với các vị dân biểu phải làm chậm lại quá trình bình thường hóa quân sự với Việt Nam cho đến khi chính quyền Việt Nam cho thấy có sự thay đổi về nhân quyền ở quốc gia họ. Điều may mắn, tôi là người đóng vai trò chủ đạo trong Hội Đồng cho nên tôi sẽ có quyền quyết định đẩy lùi bất kỳ ai muốn tiến hành mà không cân nhắc đến những điều mà chúng tôi quan tâm, chẳng hạn như là vấn đề về nhân quyền, hay những vấn đề liên quan đến điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam để bắt giữ những công dân yêu chuộng tự do. Việt Nam không có biểu hiện thay đổi thì tôi vẫn muốn duy trì chống đối việc bán vũ khí cho Việt Nam.”
Hoa Kỳ một quốc gia với nền tảng tôn trọng nhân quyền với các quyền căn bản như tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội…Các vị dân biểu tham dự buổi lễ đều quyết tâm theo đuổi con đường hỗ trợ đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam cũng như cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà người dân bị bắt bớ, sách nhiễu, không được tôn trọng. Các phái đoàn cộng đồng như Trung Hoa, Lào, Tây Tạng cùng với cộng đồng Việt Nam có một niềm tin chắc chắn rằng nền tự do dân chủ sẽ nhanh chóng đến với người dâ_n sở tại ở mỗi quốc gia mình khi mà người dân Miến Điện đang hân hoan chờ đón nền tự do dân chủ sẽ là hiện thực trong nay mai.
Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam là hoạt động hằng năm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt để lên tiếng về tự do dân chủ, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận cho Việt Nam. Hòa Ái tường trình từ tòa nhà Thượng Viện, Quốc Hội Hoa Kỳ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.