THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 April 2012

Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark



Dân Làm Báo - Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty: VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt. Đó là thông tin chính thức được công bố. 

Trên trang blog của anh Huỳnh Ngọc Chênh, đăng tải một tài liệu "Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2012 của công ty Bản Việt" đề ngày 20 tháng 4, 2012 với nội dung:

VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho Công ty CP Phát triển Bất Động Sản Việt Hưng (Vihajico). Trong văn bản này Việt Hưng được ghi là đối tác chiến lược của VietCapital Bank và VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho đối tác chiến lược Việt Hưng. Việt Hưng nắm 5.670.000 quyền, mỗi quyền là 1000 đồng Việt Nam, tổng cộng giá trị của cổ phiếu là 5,6 tỷ VND. 



Người ký văn bản là Nguyễn Thanh PhượngChủ tịch Hội đồng quản trị của VietCapital Bank

Công ty Việt Hưng chính là Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) - Chủ dự án Ecopark.

Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng nước CHXHCNVN, người đã ký văn bản 1495/CP - NN cho dự án đô thị Ecopark - Văn Giang và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên công bố hôm 20/4/2012 do Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bản Việt ký cũng đã vừa được đăng tải bởi BBC:

Tóm lại: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Sự việc chỉ có dừng lại ở đó? 

Câu hỏi kế được đặt ra là Việt Hưng chỉ là đối tác chiến lược hay chính Nguyễn Thanh Phượng lại là một trong những thành phần lãnh đạo của Việt Hưng. 

Các trang mạng lề trái đang đăng tải thông tin về công ty này trong đó Tổng Giám đốc của Việt Hưng (Vihajico) là Đào Ngọc Thanh và Chủ tịch Hội đồng quản trị là Nguyễn Thanh Phượng. 

Tuy nhiên, dữ kiện trên thông tin của Ecopark vào ngày 21.08.2011 "Vihajico kỷ niệm 8 năm ngày thành lập (19/8/2003 – 19/8/2011)", thì chủ tịch HĐQT của Việt Hưng (Vihajico) là ông Lương Xuân Hà.

Dữ kiện về ông Lương Xuân Hà cũng tìm thấy trong bản tin Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh về thăm dự án Ecopark.

Và sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vihajico: (Cập nhật ngày: 01/12/2010)









Hiện nay, nếu có sự thay đổi nhân sự và Nguyễn Thanh Phượng trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Việt Hưng, chủ đầu tư dự án Ecopark thì thông tin này chưa được chính thức công bố. 

Tạm thời có thể kết luận: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Bạn đọc có thêm thông tin hoặc dữ kiện liên quan xin gửi về lienlacdanlambao@gmail.com

*

Toàn văn Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2012 Công ty cổ phần chứng khoáng Bản Việt (VCSC)




Báo Người Cao Tuổi: Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật



Ngọc Phi (Người Cao Tuổi) - Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào.
*

Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế. 

Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.

Xe gầu xúc đang hoạt động

Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào. 

CSCĐ chặn ngõ

Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .

SV ĐH Ngoại Thương “tố” bị bóc lột sức lao động ở Singapore



(Dân trí) -Một số SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội tham gia chương trình thực tập tại Singapore phản ánh rằng bị bóc lột sức lao động, bị phân biệt đối xử. Thông tin này được đăng tải trên một số diễn đàn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Vậy sự thật ra sao?
Theo phản ánh của một số sinh viên (SV) thì chương trình thực tập này có tên “Internship-Singapore 2012” do Ban Đào tạo Quốc tế - ĐH Ngoại thương ký kết với đối tác Interisland đến từ Singapore.
Trong thư phản ánh về Trường ĐH Ngoại thương, một số SV cho hay phải làm công việc nặng nhọc, làm ca kíp, không được cung cấp các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như lời hứa của đơn vị tuyển nhân lực. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng bị chậmtrả toàn bộ tiền trợ cấp từ ngày sang cho đến nay (tiền trợ cấp là 70 đô la Singapore mỗi tháng).
Sinh viên L.T.H cho hay: "Từ khi qua Singapore chúng em phải làm việc với một bảng phân công công việc rất thiếu khoa học và vô cùng mệt mỏi. Thời gian dành cho công việc thường xuyên đến 12 tiếng một ngày, hay thậm chí là hơn. Sau đó trở về nhà nằm nghỉ mà mệt phờ, đến ca làm tiếp theo lại lết người dậy đi làm. Công việc phần lớn của chúng em ở đây là đi đẩy xe lăn.... Công việc này rất là mệt mỏi và nặng nhọc. Điều quan trọng là chúng em chưa từng nghĩ rằng đó lại là công việc chính của chúng em ở đây. Thậm chí, tụi em còn buộc phải giúp khách cởi quần đi…vệ sinh".
“Bọn em đến đây là để trải nghiệm công việc, trải nghiệm cuộc sống chứ không đến đây để làm việc đến kiệt sức rồi vài tiếng sau thức dậy lại bắt đầu ăn uống rồi chuẩn bị đi làm” - L.T.T.T chia sẻ.
 
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay: Bộ GD-ĐT không cấm các trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập ở nước ngoài. Hiệu trường nhà trường căn cứ vào kế hoạch khung đào tạo từng ngành mà Bộ GD-ĐT công bố để bố trí thời gian thực tập cho hợp lý nhưng phải đảm bảo chương trình học.
Đơn vị tuyển dụng ký hợp đồng trực tiếp với SV
Trao đổi với Dân trí, ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết mục đích của chương trình “Internship - Singapore 2012” là giúp SV có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế, một môi trường hiện đại bậc nhất thế giới với kỷ luật lao động cao. SV sẽ có cơ hội thực hành ngoại ngữ, tiếp cận với tiếng Anh, cũng như nhiều ngôn ngữ khác tại Singapore. Bên cạnh đó còn được trải nghiệm cuộc sống tại nước ngoài, học tính tự lập và hòa đồng, làm việc theo nhóm.
Quá trình SV nộp hồ sơ để tham gia chương trình trải qua 4 bước. Đầu tiên nộp hồ sơ lên trường (nhà trường xét hồ sơ và gửi sang công ty tuyển dụng tại Singapore). Bước 2 là công ty tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp để chọn SV. Bước 3 là công ty tuyển dụng nộp hồ sơ của SV lên Bộ Lao động Singapore để xin giấy phép lao động cho từng SV. Cuối cùng là trường ĐHNTsang Singapore, kết hợp với đối tác để hướng dẫn SV về chỗ ăn ở, về cách đi lại trong Singapore bằng các phương tiện công cộng, hướng dẫn về môi trường làm việc, nội dung công việc (trong tuần đầu tiên).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để triển khai chương trình thực tập này, ĐH Ngoại thương đã ký kết với công ty Inter Island, là một công ty được phép của Bộ Lao động Singapore tuyển dụng lao động đến làm việc tại các công ty của Singapore. Inter Island hỗ trợ SV ĐH Ngoại thương tìm các vị trí, lo chỗ ăn, ở cho SV.
Ngoài ra, bản thân công ty này cũng ký hợp đồng lao động trực tiếp với các SV tham gia chương trình với những quy định rất rõ ràng. Cụ thể SV sẽ được hưởng mức lương 450 đô la Singapore (S$) cùng với 70 S$ hỗ trợ phụ cấp. Hợp đồng cũng khẳng định là SV không làm việc quá 44 giờ/ tuần (6 ngày/tuần - PV) và chấp nhận phải làm ca kíp. Đối với những trường hợp làm thêm giờ sẽ được trả lương tương xứng theo quy định của Bộ Lao động Singapore. Hợp đồng này cũng nêu rõ các công việc mà SV sẽ phải tham gia.
 

Bản hợp đồng ký kết giữa sinh viên và Công ty Inter Island nêu rõ các quy địnhvề chế độ và công việc tham gia.
Điều đáng chú ý là trong hợp đồng này chỉ đề cập đến việc SV được ở khu tập thể không đề cập đến việc được cung cấp các vật dụng sinh hoạt như nồi, xoong, Internet… theo như phản ánh.
“Tuy hợp đồng không có điều khoản cung cấp các đồ dùng nhà bếp nhưng để tạo điều kiện cho SV Ngoại thương, đối tác đã cung cấp thêm đồ dùng nhà bếp cho các em.” - ông Vũ Hoàng Nam chia sẻ thêm.
Theo GS.TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương thì toàn bộ thông tin về chương trình thực tập đã được nhà trường thông báo rõ ràng về nơi làm việc, công việc sẽ làm, các điều kiện chế độ làm việc cũng được thông báo rõ ràng. Cùng với việc SV hoàn toàn tự nguyện và trực tiếp ký hợp đồng với công ty Inter Island, hợp đồng cũng được phụ huynh ký xác nhận.
“Ở đây phải xác định SV đi thực tập, làm việc chứ không phải đi chơi, đi du lịch. Mỗi tháng các em được trả 520 S$ và tiền làm thêm giờ” - GS Châu nhấn mạnh.
Liên quan đến việc một số SV cho rằng mình buộc phải giúp khách là những người khuyết tật cởi quần đi…vệ sinh, GS Châu thẳng thắn nói: “Ngay cả như ở đời sống thường ngày chúng ta hoàn toàn có thể giúp những người khuyết tật làm việc này. Ở đây nếu quả đúng là SV có phải làm việc đó thật thì không có gì phải xấu hổ cả, nhất là khi mình được họ trả lương đàng hoàng”.
Qua thông tin cung cấp của nhà trường thì sau khi phỏng vấn, ĐH Ngoại thương đã đồng ý cho 48 SV tham gia thực tập đợt 1 tại Singapore, chia làm 2 nhóm: 11 SV thực tập tại các của hàng bán lẻ thời trang của tập đoàn WingTai và 37 SV làm tại công ty SATS tại sân bay quốc tế Changgi. Một số SV bức xúc phản ánh đều đang làm việc tại SATS. Trước khi cho SV đến, các đơn vị này bản thân lãnh đạo nhà trường cũng đã sang trực tiếp nắm bắt các công việc mà SV sẽ tham gia.
Những bất cập SV phản ánh đã được giải quyết
Lãnh đạo phòng Hợp tác Quốc tế - ĐH Ngoại thương cho biết, sau 2 tháng làm việc tại Singapore, SV có phản ánh về một số vấn đề bất cập và đều đã được nhà trường phối hợp với các đối tác giải quyết ngay. Cụ thể, vấn đề thời gian làm việc có một số ca làm việc rất mệt (từ 1h đến 9h sáng - do sân bay tại Singapore hoạt động 24/24): ca làm này đã được bỏ cho riêng SV ĐH Ngoại thương, riêng SV Ngoại thương không phải làm nữa (trừ trường hợp các bạn vẫn tình nguyện làm)
SV đều được công ty đưa đi làm và đón về khi các phương tiện công cộng tại Singapore hết thời gian hoạt động. Vấn đề thời gian nghỉ trưa cho riêng SV ĐH Ngoại thương được kéo dài hơn, phân bổ đúng vào giữa ca để SV Ngoại thương có thể thoải mái hơn. Vấn đề chậm tiềnphụ cấpđã được giải quyết, tiền phụ cấp hàng tháng đều sẽ được cố định gửi vào ngày 10 của tháng sau đó. SV ĐH Ngoại thương không muốn làm việc đối với bộ phận hỗ trợ đặc biệt tại sân bay (SSS) được phép chuyển sang các vị trí khác mà SV có nguyện vọng.
Theo GS.TS Hoàng Văn Châu, SV cần phải xác định các em đang đi thực tập và làm việc chứ không phải đi du lịch, thế nên có những cực nhọc trong công việc là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.
 

"Đầu tháng 5 chúng tôi sẽ sang Singapore tìm hiểu về những gì SV đã phản ánh" - ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế cho biết. 
 
Qua tìm hiểu của chúng tôi tại ĐH Ngoại thương sáng nay, ngay sau khi biết được vấn đề phản ánh được đăng tải lên báo chí, hàng loạt SV đang thực tập tại Singapore đã có những phản hồi nhìn nhận một cách thẳng thắn. Ngoài ra, các SV đang thực tập ở Singapore đều bày tỏ nguyện vọng với nhà trường là xin được tiếp tục ở lại để làm việc.
Mặc dù các SV đều có nguyện vọng được tiếp tục ở lại thực tập ở Singapore nhưng ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế ĐH Ngoại thương vẫn khẳng định: “Đầu tháng 5 này, chúng tôi sẽ sang Singapore tìm hiểu thực hư về những gì SV đã phản ánh. Với những trường hợp SV đã “cầu cứu” và cảm thấy vất vả, nếu có nhu cầu về Việt Nam thì nhà trường sẵn sàng tạo điều kiện cho các bạn về”.
Nguyễn Hùng

Bắt một người Trung Quốc vận chuyển 11,5kg heroin qua biên giới



Đồn Biên phòng cửa khẩu TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ Chen Wen Bo (ở Quảng Đông, Trung Quốc) cùng tang vật là 11,5kg heroin (tương đương 31 bánh heroin) chặn đứng đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới.
Chiều 21/4, sau khi khởi tố vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) đã bàn giao đối tượng và tang vật đến Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra, làm rõ.

Đây là đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới có thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, đối tượng chỉ đạo và thực hiện đều là người nước ngoài. Sau hơn 2 tháng dày công theo dõi, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Móng Cái đã lập công xuất sắc, bắt giữ đối tượng gây án cùng tang vật là 11,5kg heroin (tương đương 31 bánh heroin) chặn đứng đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới. 
 
Đối tượng và tang vật vụ án

Cửa khẩu Móng Cái mấy tháng gần đây xuất hiện một người ngoại quốc, thường xuyên làm thủ tục xuất cảnh qua biên giới. Có điều khác là, anh ta chỉ đóng dấu đi một chiều từ Trung Quốc về Việt Nam… Vậy khi về Trung Quốc, anh ta đi bằng đường nào? Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, cán bộ Đồn BPCK Móng Cái đã phát hiện những biểu hiện không bình thường của người thanh niên và tập trung lực lượng theo dõi, nắm bắt di biến động của đối tượng nghi vấn. 

20h ngày 18/4, tại khu vực biên giới Km1, phường Ka Long, TP Móng Cái, Đội tuần tra bảo vệ biên giới của Đồn BPCK Móng Cái đang thực hiện nhiệm vụ, phát hiện đối tượng đi vào khu vực biên giới để sang Trung Quốc, đã yêu cầu dừng lại để kiểm tra. Đối tượng mang theo 1 quyển hộ chiếu số G4260814; 2 giấy chứng minh số 445222198705064314 đều mang tên Chen Wen Bo (ở Quảng Đông, Trung Quốc).

Tiến hành kiểm tra chiếc túi xách kéo màu xanh do Chen Wen Bo mang theo phát hiện có 10 hộp bằng kim loại, bên trong các hộp đều chứa chất bột màu vàng nhạt (nghi là ma túy) được quấn bằng băng dính một mặt màu vàng, một mặt màu đen, tổng trọng lượng khoảng 11,5kg.

Trước dấu hiệu nghi vấn trên, Đội tuần tra đã đưa người, tang vật và mời người làm chứng về Đồn BPCK Móng Cái lập hồ sơ để điều tra làm rõ. Quá trình khám xét, còn thu giữ của Chen Wen Bo hai điện thoại di động Nokia, bên trong lắp thẻ sim Vinaphone và sim Trung Quốc, cùng nhiều tang vật khác có liên quan đến hoạt động phạm tội. 

Theo lời khai của Chen Wen Bo thì cách đây khoảng 2 năm, trong một lần lên sàn nhảy ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), quen một đối tượng, tự giới thiệu tên là Kris. Đối tượng này là người nước ngoài (da màu), không biết tên thật, tuổi và quốc tịch nước nào. Sau cuộc nói chuyện, Bo đã tâm sự với Kris về hoàn cảnh của mình, Bo không có việc làm, nhờ Kris giới thiệu giúp một công việc. Khi đó, Kris liền gợi ý bảo Bo sang Việt Nam xách hàng về Trung Quốc sẽ được trả công rất cao... Bo nhận lời và cách đây khoảng 1 tháng (Bo không nhớ cụ thể ngày nào) thì Kris gặp Bo ở Quảng Châu và bảo đi sang Việt Nam xách hàng về.

Lần đó, Kris mua vé máy bay và ứng tiền cho Bo chi phí ăn ở. Khi sang đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), Bo điện thoại cho Kris và Kris nhắn tin số máy của người cần giao dịch. Bo liên lạc với số điện thoại trên thì gặp một người phụ nữ bảo đến khách sạn Sài Gòn ở Hà Nội thuê phòng. Bo đến khách sạn thuê phòng xong thì gọi điện cho người phụ nữ này và nhận hàng ở gần khách sạn.

Bo cho biết: "Khi Bo ra đến địa điểm nhận hàng thì thấy 1 người phụ nữ da vàng nhưng quá trình giao dịch đều sử dụng tiếng Anh nên Bo không biết là người nước nào và tên là gì". Sau khi nhận hàng, người phụ nữ yêu cầu Bo đón xe từ Hà Nội xuống Móng Cái, đi qua đường biên giới về Trung Quốc.

Cũng với thủ đoạn như trên, cách đây khoảng một tuần Kris lại điện và bảo Bo sang Việt Nam nhận hàng. Sau khi nhận vé máy bay và tiền chi phí, Bo có hỏi Kris hàng đó là hàng gì mà trả công cao thế thì được Kris nói đó là một loại thực phẩm chức năng.

Do vậy, Bo không hỏi cụ thể là hàng gì và lấy ở đâu, mọi công đoạn và phương thức giao hàng, nhận hàng, đi lại thực hiện như lần 1, nhưng lần thứ hai giao hàng là một người phụ nữ khác. Lần thứ ba cũng thực hiện như 2 lần trước nhưng khi mang hàng ra đến bờ sông biên giới để sang Trung Quốc thì bị kiểm tra, bắt giữ

Theo Xuân Mai