THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
25 November 2011
Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc !
25/11/2011
Theo: Blog ABS
Ngày 23/11, báo “Tin tức quốc gia” và mạng Zindaa đã đăng bài “Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc”, có nội dung chính sau: Trong những năm gần đây, các công trình độ sộ mọc lên ngày càng nhiều cũng như ngành khai khoáng cũng đang phát triển mạnh. Vì vậy, trong các lĩnh vực đó, người ta đã núp dưới danh nghĩa không tìm được lao động lành nghề nhưng trên thực tế là người ta đang sử dụng lực lượng lao động rẻ tiền hơn (công nhân Trung Quốc). Vì thế, một mặt hàng nghìn người Trung Quốc được núp dưới danh nghĩa chuyên gia, còn số đông còn lại được đưa vào Mông Cổ thì lại núp dưới danh nghĩa đi du lịch.
Đây chính là nguyên nhân gia tăng hàng năm về số lượng du khách nước ngoài tới Mông Cổ, nhưng thực chất lượng du khách nước ngoài tăng chỉ là con số ảo. Không chỉ riêng Mông Cổ mà tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, người Trung Quốc di cư hàng loạt luôn kiếm được công ăn việc làm và có cuộc sống khấm khá hơn so với quê nhà. Đối với Mông Cổ, đã có bằng chứng lịch sử từ thời Mãn Thanh: hơn 10 nghìn đàn ông Trung Quốc nghèo khổ được đưa sang định cư tại khu vực đất đai màu mỡ của Mông Cổ (vùng thung lũng Orkhon Selenge). Những người này được giao nhiệm vụ phải lấy vợ Mông Cổ, trồng rau và định cư lâu dài tại đây, không được quay trở lại Trung Quốc và họ đã ở lại. Đã hơn 400 năm trôi qua, tất cả các thế hệ của những người này cho tới nay không phải là người Trung Quốc nữa nhưng họ vẫn duy trì được nòi giống Trung Quốc của mình.
Hiện Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới; người Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 trong tổng số 7 tỷ dân thế giới. Trung Quốc lại đang mất cân bằng về giới tính; Trung Quốc hiện dư thừa 15 triệu đàn ông đến tuổi lấy được vợ và con số này sẽ là 30 triệu trong năm 2012. Thực sự là có nhiều người đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ đang đến Mông Cổ để làm việc. Chỉ riêng tại quận Nalaikh (cách trung tâm Ulan Bato khoảng 40 km) có trên 100 nhà máy làm gạch, nung vôi và sản xuất vật liệu xây dựng của Trung Quốc. Các công nhân Trung Quốc đua nhau lấy vợ Mông Cổ, còn những người Trung Quốc chưa kịp lấy vợ Mông Cổ thì các cô gái Mông Cổ mặc váy ngắn luôn được chở đến để giải khuây cho họ. Không quá lời nói rằng, người Trung Quốc cũng đang tràn ngập tại tỉnh Nam Gô-bi (giáp với Trung Quốc). Người Trung Quốc còn cậy số đông, gây ẩu đả với người Mông Cổ, thậm chí còn đánh chết người Mông Cổ. Người Trung Quốc có tính cộng đồng rất cao; mỗi khi xảy ra ẩu đả thì họ luôn tập trung lại và dùng những vật dụng gì có trong tay để bảo vệ nhau.
Trong những năm 1960, tại Ulan Bato có cuộc đua xe đạp quốc tế; lúc đó trước Cung thể thao đã xảy ra cuộc ẩu đả lớn; nguyên nhân là một đồng chí Trung Quốc xô đẩy một vận động viên Mông Cổ suýt ngã, tranh cãi nổ ra, công an Mông Cổ đến can thiệp nhưng đã bị công nhân Trung Quốc đánh lại, thế rồi hai bên đã dùng gạch đá ném vào nhau làm nhiều người bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Thậm chí công nhân Trung Quốc lúc đó đang giúp Mông Cổ xây dựng cầu Enkhtaivan (Hòa bình) cũng chở gạch đá đến tham gia cuộc ẩu đả. Không còn cách nào khác, Mông Cổ phải huy động lực lượng công an và quân đội đến để lập lại trật tự. Hiện có thông tin nói đang xảy ra cuộc ẩu đả lớn tại khu vực đài truyền hình 25, đã có người bị thiệt mạng. Ngày 21/11 tại khu mỏ Oiu tolgoi, các công nhân Trung Quốc đã đánh chết 1 thanh niên Mông Cổ; trước đó 1 nữ công nhân Mông Cổ cũng bị đánh phải đi cấp cứu bệnh viện. Năm 2010, tại huyện Airag, tỉnh Đông Gô-bi, ông chủ người Trung Quốc đã dùng ô tô cán chết 1 thanh niên Mông Cổ.
Phải chăng người Trung Quốc xấu hay là Chính phủ Mông Cổ chưa đả động đến vấn đề nên thận trọng với Trung Quốc? Có một thực tế đáng lo ngại là 30 triệu đàn ông dư thừa của Trung Quốc đang nhòm ngó đến hơn 1 triệu phụ nữ Mông Cổ. Tất nhiên, không phải một lúc cả 30 triệu đàn ông Trung Quốc đó sẽ đến Mông Cổ mà chỉ có 500 nghìn công nhân – khách du lịch Trung Quốc sẽ đến Mông Cổ. “Các công nhân lành nghề Trung Quốc” đến Mông Cổ một cách công khai theo lời mời của Chính phủ, Bộ Lao động và Bảo vệ phúc lợi xã hội của Mông Cổ; họ không phải nộp thuế cho Quỹ hỗ trợ các nhà sử dụng lao động. Công nhân Trung Quốc làm thuê hàng tháng phải đóng thuế trên 200 nghìn tugrik (khoảng 170 USD) nhưng theo nghị định bí mật của Thủ tướng và Bộ trưởng Lao động và Bảo vệ phúc lợi xã hội (ban hành hồi tháng 5/2008) thì họ được miễn đóng thuế, chỉ nộp vài nghìn tugrik (chưa đến 2 USD). Điều đáng tiếc là những người thực thi pháp luật và Cục chống tham nhũng của Mông Cổ hoàn toàn không biết đến vấn đề này.
Chính sách đưa 10 nghìn đàn ông nghèo đói Trung Quốc sang Mông Cổ trồng rau dưới thời Mãn Thanh và việc đưa dần 30 triệu đàn ông dư thừa của Trung Quốc hiện nay sang Mông Cổ chẳng có gì khác nhau. Phụ nữ Mông Cổ thường bị ép buộc có thai để sinh con, trẻ con thường được nhận làm con nuôi. Trong các cuộc ẩu đả giữa người Mông Cổ và Trung Quốc, người Trung Quốc thường cao ngạo nói rằng: “Chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc cởi 1 cái quần bông ném ra cũng đủ đè bẹp chết hơn 02 triệu người Mông Cổ”. Vì vậy, không còn từ ngữ nào khác là phải thận trọng. Trong khi các lực lượng chính trị Mông Cổ suốt ngày tranh cãi nhau thì chính sách của nước láng giềng phương Nam (Trung Quốc) lại không ngừng áp sát Mông Cổ.
Nguồn: Zindaa
Hiện diện của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương – Cơ hội và thách thức
25/11/2011
Lê Ngọc Thống
Theo: viet-studies.info
-
Dư luận thế giới không bất ngờ việc trở lại của Mỹ với khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhưng rất ngạc nhiên bởi sự trở lại một cách “ngoạn mục”, có vẻ như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đến thế. Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này khi mà chiến trường Trung Đông, Apganixtan đã có dấu hiệu hồi kết về sự can thiệp tốn kém về sức người và của, khi mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đã, đang và sẽ đe dọa ,thách thức an ninh và ngôi bá chủ thế giới của Mỹ là yêu cầu bức thiết, tất yếu trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ. Dù Mỹ có che giấu bằng những ngôn từ ngoại giao nào… thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương là nhằm vào một trong những mục tiêu chủ yếu là bao vây, kiềm chế Trung Quốc trên hai lĩnh vực quân sự và Kinh tế, “đưa Trung Quốc vào luật chơi”.
Sự hiện diện của Mỹ làm khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tạm thời chia ra làm 3 nhóm lực lượng.
Nhóm lực lượng thứ nhất là Mỹ và các đồng minh quân sự gồm Mỹ-Nhật; Mỹ-Hàn; Mỹ-Philipin; Mỹ-Australia; Mỹ-Đài Loan…
Nhóm lực lượng thứ hai là còn lại những nước không liên minh trong đó có Việt Nam. Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào nhưng mối quan hệ mật thiết đặc biệt với Nga, Ấn Độ làm cho lực lượng này không thể coi thường.
Và nhóm lực lượng thứ ba là Trung Quốc – một quốc gia đang trỗi dậy hùng mạnh, với những ý tưởng vĩ đại…ai cũng biết.
Mối quan hệ giữa 3 nhóm lực lượng này mỗi khi có sự xung đột xảy ra thì nó biến động như thế nào, đối đầu hay đối tác? Trung lập hay liên minh?… rất dễ xác định. Bởi vì cứ xem cách hiện diện của Mỹ với khu vực thì rõ. Các nước trong khu vực, ngay cả Việt Nam (đang còn bị Mỹ cấm vận quân sự) cũng hoan nghênh sự hiện diện này. Các căn cứ quân sự trên Hàn Quốc, Nhật Bản của Mỹ như có sức sống trở lại, Liên minh Mỹ-Nhật , Mỹ – Hàn được tăng cường và củng cố… Những điều này cách đây 5 năm về trước Mỹ có nằm mơ cũng không được. Tại sao? Tại Trung Quốc và do…Mỹ đạo diễn.
Trung Quốc sau khi kinh tế phát triển, họ tăng cường tiềm lực quân sự đặc biệt là Hải quân. Mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là chiếm trọn Biển Đông. Sau đó là vân vân và vân vân…thế giới đều biết. Xét về lý thì đây là mục tiêu phi lý, cho nên không thể đạt được bằng lý lẽ, đàm phán… mà chỉ có thể đạt được bằng vũ lực hoặc dọa nạt. Do đó chiến lược của Trung Quốc luôn bắt đầu từ cơ sở hiếu chiến, ngạo mạn là tất yếu. Vốn thích phô trương thanh thế, tự ru ngủ mình, Trung Quốc được Mỹ thổi phồng lên nữa bằng lời nói và nhường nhịn một số đụng độ mang tính chiến thuật. Thiết nghĩ bài học về tai hại của hiếu chiến và ngạo mạn của Liễu Thăng, Tôn Sỹ Nghị chỉ xảy ra ở Việt Nam nào ngờ Mỹ cũng biết để đưa Trung Quốc vào tròng. Trung Quốc cho rằng đã qua rồi thời kỳ “ẩn mình trên núi luyện võ, chờ thời”. Giờ là lúc “xuống núi tuốt kiếm giành ngôi bá chủ”. Trung Quốc ngạo mạn “đề nghị” Mỹ chia phần một nửa Thái Bình Dương, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã suy yếu nên có thể lập lại trật tự theo cách của mình, mở rộng, tuyên bố những khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác… Với thái độ hung hăng, ngạo mạn, hiếu chiến, hành động ngang ngược, quyết đoán sẵn sàng dùng vũ lực khiến các nước trong khu vực lo ngại và cảnh giác trước một “hung thần” đang lên. Trung Quốc vô tình rơi vào cái bẫy giăng sẵn của Mỹ.. Trung Quốc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tưởng là Mỹ đã đuối sức, suy yếu sẽ nhường vai trò lãnh đạo cho Trung Quốc; tưởng tiềm lực quân sự tự xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ sẽ làm Mỹ chùn tay… Khi hiểu ra thì đã quá muộn, xung quanh đâu cũng là kẻ mình gây thù chuốc oán, trong khi đó Mỹ thì đường đường chính chính hiện diện ở khu vực châu Á Thái Bình Dương như một “Cảnh sát biển Thế giới” với đầy đủ sức mạnh vượt trội, sức mạnh thật sự chứ không phải được “bơm” như Trung Quốc. Đăc biệt Thoả thuận mới với Australia sẽ khôi phục lại dấu ấn đáng kể của người Mỹ ở gần Biển Đông sau 10 năm kể từ khi rời bỏ căn cứ quân sự Xubic-Philipin (Dù phong độ có lúc này lúc kia nhưng đẳng cấp của siêu cường số 1 thế giới có khác). Mỹ không như Trung Quốc tưởng, thậm chí bị “dính đòn” ở châu Phi khi các tử huyệt năng lượng bị Mỹ đánh chặn mà Trung Quốc vẫn chủ quan hành xử duy ý chí. Xem ra chiến lược mà những nhà vạch chiến lược của Trung Quốc đem thi thố không có tư tưởng mà chỉ có âm mưu, không có nghệ thật mà chỉ có thủ đoạn, lại mang nặng tư tưởng hiếu chiến, ngạo mạn vì thế luôn bị động đối phó, bất lực khi vỡ trận.
Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương không chỉ là quân sự mà còn hình thành một “Khối tự do thương mại” (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) không gồm Trung Quốc. Khu vực tự do thương mới mới ở Thái Bình Dương nhằm cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Mỹ trong khu vực không ít đặc quyền thương mại mà không dành cho Trung Quốc. Do đó dù Trung Quốc có bán hay cho các nước trong khu vực “vé để bước lên con tàu tăng trưởng kinh tế cao tốc của họ” như họ nói thì nay không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trung Quốc muốn gia nhập vào thì phải nâng giá đồng nhân dân tệ, chấm dứt trợ cấp các DNNN, bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà SX nước ngoài… mà nâng giá đồng nhân dân tệ thì chẳng khác nào xóa nợ cho Mỹ. Vì vậy gia nhập khối hay không đều là sự lựa chọn khó khăn cho Trung Quốc.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương khiến Trung Quốc bị bao vây về quân sự cũng như kinh tế. Vậy đây có phải là một thách thức, một nguy cơ cho an ninh Trung Quốc hay là cho tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc?. Dư luận thế giới, các quốc gia trong khu vực không khó để trả lời chính xác vấn đề này.
Thực ra, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng hành động của Trung Quốc dẫn đến sự căng thẳng khu vực là một yếu tố thúc đẩy tạo điều kiện cho sự hiện diện mang vẻ “có lý có tình” hơn. Điều này cơ bản cho thấy ngoài sự thách thức cho Trung Quốc thì đây là cơ hội cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Cơ hội đó là gì? Các nước liên minh với Mỹ không sợ Trung Quốc chèn ép , bắt nạt, mà chơi theo luật như Philipin chẳng hạn. Nhóm thuộc lực lượng thứ 2 như Việt Nam không liên minh quân sự vì họ đủ khả năng đương đầu với những thách thức an ninh từ phía Trung Quốc. Họ có cơ hội để trung lập, ổn định, hòa bình, áp lực từ phía Trung Quốc giảm đi và cũng có cơ hội sẵn sàng gia nhập vào nhóm thuộc lực lượng thứ nhất khi cần thiết.
Như vậy, điều mà Trung Quốc không muốn nhất đã xảy ra: Các nước lớn đã không để cho Trung Quốc một mình làm mưa làm gió ở Biển Đông và Thái Bình Dương. Mỹ đã từng tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Nga, Ấn Độ tuy không và có vẻ như trung lập nhưng lại hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam đặc biệt là quân sự để Việt Nam đủ sức bảo vệ lợi ích kinh tế của họ trên biển Đông. Xét cho cùng thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương dẫu sao cũng cảm thấy đỡ bất an hơn khi không có. Phải chăng đó là cơ hội cho các nước trong khu vực? Thời gian sẽ trả lời.
Vậy,Trung Quốc sẽ làm gì trong tình hình hiện nay? Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ và liên minh không? Philipin đã từng bị Trung Quốc “nhắc nhở” là hãy chuẩn bị tâm lý “nghe tiếng đại bác”, vậy liệu Trung Quốc có dám thử “độ tin cậy” của Liên minh quân sự Mỹ-Philipin không? Câu trả lời cũng có lẽ phải chờ đến năm 2012 bởi một giới lãnh đạo mới của Trung Quốc được bầu. Giờ đây giới lãnh đạo hiện tại chỉ có thể nghiên cứu để rút ra một bài học cho mình để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Chính sách nào, chiến lược nào, đường lối nào đã khiến chúng ta(Trung Quốc) bị các nước trong khu vực xa lánh, cảnh giác, sẵn sàng đương đầu trong khi Mỹ thì được coi như một “Cảnh sát thế giới”? vân vân và vân vân.
TẠ ƠN ĐỜI - THANKSGIVING
“Phạt nóng” người vi phạm giao thông trong hầm Thủ Thiêm
(TNO) CSGT và Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã tăng cường điều tiết, ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông khi qua hầm. Người điều khiển phương tiện giao thông trong hầm nếu vi phạm sẽ bị CSGT xử phạt "nóng" ngay khi vừa ra khỏi hầm.
>> Lái xe ẩu trong hầm Thủ Thiêm sẽ bị truy tố
Về lưu thông trong hầm, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn cho biết, do mới nên người dân còn nhiều lúng túng, đa phần các lỗi đều do chưa biết quy định và khi được nhắc nhở đã đi đúng. Số lỗi vi phạm so với ngày đầu tiên đã giảm dần.
Người dân quay đầu xe không đúng quy định khi ra - vô hầm - Ảnh: Nguyễn Oanh |
Lực lượng điều tiết giao thông hướng dẫn xe cộ đi đúng quy định - Ảnh: Nguyễn Oanh |
Một trường hợp vi phạm khi đi xe đạp vào hầm trong ngày đầu xe cộ được lưu thông - Ảnh: Diệp Đức Minh |
CSGT sẽ tăng cường phạt "nóng" xe cộ lưu thông không đúng quy định trong hầm - Ảnh: Nguyễn Oanh |
Các quy định khi lưu thông trong hầm Thủ Thiêm
1. Tốc độ và khoảng cách:
- Đối với xe ô tô:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 60 km/giờ + Tốc độ tối thiểu cho phép: 30 km/giờ + Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe: 30m
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Tốc độ tối đa cho phép là 40 km/giờ
2. Các hành vi nghiêm cấm: - Bấm còi - Bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định) - Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác - Dừng, đỗ xe
3. Trách nhiệm của người lái xe:
- Bật đèn ở chế độ chiếu gần - Mở radio sóng AM các tần số: 655KHz hoặc 610KHz hoặc 588KHz
Đồng thời, Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm khuyến cáo người lưu thông qua hầm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy.
|
>> Chính thức thông xe hầm Thủ Thiêm>> Ngày đầu thông xe hầm Thủ Thiêm: Xe chết máy, người đi xe đạp, đi bộ trong hầm
>> Thông xe hầm Thủ Thiêm >> Không còn thấm nước trong hầm Thủ Thiêm >> Lưu thông qua hầm Thủ Thiêm như thế nào? >> Dời lễ khánh thành hầm Thủ Thiêm >> Đại lộ Đông Tây "thay áo mới" sau 6 năm >> Lái xe ẩu trong hầm Thủ Thiêm sẽ bị truy tố >> Xây dựng phương án thu phí hầm Thủ Thiêm >> Ngày 20.11, thông xe hầm Thủ Thiêm >> Nghẹt thở xem diễn tập chữa cháy, cứu nạn trong hầm Thủ Thiêm >> Kiểm tra độ chống thấm 4 đốt hầm Thủ Thiêm >> Đổ mẻ bê tông cuối cùng của đường hầm Thủ Thiêm >> Đổ mẻ bê tông đầu tiên hợp long hầm Thủ Thiêm >> Cháy ở đường dẫn hầm Thủ Thiêm >> Kết nối thành công đốt hầm Thủ Thiêm cuối cùng >> Đốt hầm Thủ Thiêm cuối cùng đã về đích an toàn >> Chuẩn bị lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm số 4 >> Giải thích hiện tượng thấm tại hầm Thủ Thiêm >> Đốt hầm Thủ Thiêm số 3 vào vị trí lắp ráp >> Chuẩn bị lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm số 3 >> Vào nơi sâu nhất hầm Thủ Thiêm >> Thông đốt hầm Thủ Thiêm số 2 >> Đốt hầm Thủ Thiêm số 2 về đích an toàn >> Chuẩn bị lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm số 2 >> Thông đốt hầm số 1 với hầm dẫn phía Thủ Thiêm >> Đốt hầm Thủ Thiêm (số 1) đến vị trí lắp ráp an toàn >> Hành trình dìm hầm Thủ Thiêm >> 116 ngày dìm hầm Thủ Thiêm >> 4 đốt hầm Thủ Thiêm đạt chất lượng >> Kiểm tra độ chống thấm 4 đốt hầm Thủ Thiêm |
Bất cập tiền lương ngành y tế
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-11-24Các vấn đề bất cập trong lĩnh vực y tế công cộng đã kéo dài nhiều năm. RFA PHOTO Một mặt do cơ chế điều hành gây bất công trong ngành y mặt khác chính đồng lương đã đào sâu hố ngăn cách giữa bệnh nhân và y bác sĩ cũng như đẩy những người tài năng ra khỏi hệ thống nhà nước để gia nhập vào đội quân y tế tư nhân đang phát triển rầm rộ. Mời quý vị theo dõi qua bài viết của Mặc Lâm sau đây: Nếu đồng lương quá thấp đang là tác nhân gây trì trệ, dẫm chân tại chỗ của trí thức Việt Nam trong ngành giáo dục thì cũng chính đồng lương bất hợp lý trong ngành Y tế đã là động lực khiến y đức của y bác sĩ vấy bẩn cùng hàng loạt vấn đề khác đang xuất hiện ngày một dày đặc hơn tại các bệnh viện. Khi bệnh nhân trở thành nạn nhânBệnh nhân trở thành nạn nhân là bức tranh chung của rất nhiều bệnh viện hiện nay. Bắt đầu từ khâu nhập viện, các loại viện phí, tranh thủ được bác sĩ giỏi chăm sóc, được đối xử tốt hơn, chế độ thăm bệnh nhiều hơn và ngay cả mua thêm một chỗ nằm để chăm sóc thân nhân người bệnh cũng sẽ xảy ra nếu bệnh viện quá tải.
Những case cấp cứu bị từ chối chữa trị dẫn đến những cái chết của nạn nhân khiến người dân cả nước giật mình cho chính bản thân của từng người. Mấy ai ra đường mà có sẵn vài triệu trong túi để sẵn sàng trả viện phí khi bị bất tỉnh trong một tai nạn giao thông nào đó? Nhà nước không có bất cứ một ngân sách nào cho ngành Y tế để lấp lỗ hổng quan trọng này. Bệnh viện cho rằng không thể bù đắp những tốn kém cho một ca cấp cứu và do đó thái độ gần như làm ngơ đã gây phẫn nộ cho người dân. Cả bệnh viện và người dân đều có lý nhưng đơn vị chính thức chịu trách nhiệm trước vấn đề này là ai thì không cơ quan chính phủ hay đại biểu quốc hội nào đưa ra nhằm mổ xẻ vấn đề. Ngân sách dành cho Bệnh viện nói riêng và các công tác y tế nói chung từ nhiều năm qua đã cho thấy sự bất cập trong vấn đề lương bổng. Từ nhân viên hành chánh cho tới y bác sĩ, điều dưỡng viên tất cả đều nhận những khoản lương thấp đến tệ hại và nếu cầm đồng lương này để dùng vào sinh hoạt hàng ngày trong gia đình thì rất nhiều người chỉ có thể sống chưa quá 10 ngày trong tình hình kinh tế hiện nay. Bác Sĩ Trần Định Hiền phó GĐ Bệnh viện nhiệt đới TPHCM cho biết như sau: "Hồi trước giờ thì lương bổng nói chung ở Việt Nam riêng trong ngành y tế thì thường không đủ cho sinh hoạt. Như anh biết ví dụ như bác sĩ mới ra trường thì lương vào khoảng ba triệu đồng, tức 150 đô la Mỹ. Nếu lương lâu năm thì khoảng 7 tới 10 triệu đồng, tức khoảng 500 đô la Mỹ, với cái mức lương này thì vừa đủ thôi, chưa tính tới việc học hành của con cái. Đa số trong ngành y tế hiện nay thì bác sĩ phải làm ngoài giờ. Sau giờ làm việc của nhà nước rồi thì người ta mở phòng khám để kiếm thêm thu nhập." Kiếm thêm thu nhập không phải là điều cấm kỵ với xã hội Việt Nam tuy nhiên một bác sĩ sau khi thực hiện nghĩa vụ của mình tại bệnh viện và quay trở về nhà để kiếm thêm thu nhập thì khả năng nào có thể xảy ra? Sức khỏe của vị bác sĩ ấy, chênh lệch giữa đồng tiền hai nơi, không ai kiểm soát tại phòng mạch tư và với mật độ làm việc dày dặc như vậy thì một bác sĩ có toàn tâm toàn lực thi hành trách nhiệm của mình tại một bệnh viện công với đồng lương quá ít hay không? GS.TS Nguyễn Thị Kê, nguyên Giám đốc Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Bộ Y tế nhận xét: "Việc này không phải tại ngành y tế mà do sự điều phối của chính phủ chứ ngành y tế làm gì ra tiền? Muốn làm ra tiền thì ngành y tế phải giải quyết cơ chế nghĩa là làm cách nào lấy thu bù chi. Anh tìm những nguồn thu mà nguồn của ngành y tế chỉ trên người bệnh thôi chứ là cái gì? Mà nếu thu trên người thu bệnh thì liệu người bệnh của mình có đủ khả năng hay không, bởi vì cái đồng lương bây giờ nó không nhiều. Anh em người ta có những người tâm huyết là một phần, một phần nữa người ta không tìm được chỗ tốt hơn, họ đi làm để kiếm thêm thu nhập người ta gọi là chân trong chân ngoài cho nên không toàn tâm toàn ý đối với thời gian 8 tiếng làm việc với ngành y tế." Nhà nước nói gì?
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế thừa nhận việc lương bổng đang là vấn đề rất lớn của nhiều ngành chứ không riêng cho ngành y tế. Lý do ông đưa ra là hoàn cảnh kinh tế Việt Nam chưa cho phép chính phủ giải quyết tình trạng lương bổng hợp lý hơn, ông nói: "Tôi công tác tại Bộ Y tế từ năm 1995 đến nay đã mười mấy năm rồi tôi không thề trả lời hoàn toàn chính xác được. Nói chung tình hình lương bổng hiện nay chả cứ gì ngành Y tế đâu mà các ngành khác người ta cũng cảm thấy là chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Chuyện đó thì người yêu cầu mong muốn cũng cần biết là tình hình đất nước Việt Nam không phải giàu có như những nước khác cho nên mong muốn có một bậc lương thì là nguyện vọng chính đáng nhưng đạt được thì không đơn giản, không phải là dễ dàng giải quyết được. Nếu túi tiền của mình giới hạn mà người khác yêu cầu lương cao hơn thì vấn đề này không dễ dàng đáp ứng." Nếu y bác sĩ còn khả dĩ tìm thêm thu nhập ngoài giờ thì các người khác sẽ sống ra sao với câu hỏi lương bổng như vậy? Câu trả lời đã xuất hiện từ lâu đó là họ sẽ bắt chẹt người bệnh bằng cách tìm cho ra những yêu sách. Họ sẽ chứng tỏ quyền hạn của mình để vòi vĩnh người nhà nạn nhân...tất cả hình thành một hình ảnh không đẹp cho ngành y vốn lấy câu "lương y như từ mẫu" làm thước răn mình. GSTS Nguyễn thị Kê nhận xét lý do khiến y đức của nhiều y bác sĩ có vấn đề như sau: "Trách nhiệm của y tế đối với bệnh viện thì chừng mực nào đó thôi. Đạo đức của ngành y tế có xuống cấp, của người phục vụ trong ngành y tế, của y bác sĩ và đạo đức thiếu. Người ta quen thói có tiền mới làm không có tiền thì thôi. Kiểu nó đi vào kinh tế thị trường nhưng cái tư tưởng thì không biến đổi kịp với kinh tế thị trường cho nên nó nảy sinh ra những tư tưởng không lành mạnh. Đấy là thực trạng của xã hội hiện nay và cũng là thực trạng của ngành y tế vì ngành này rất nhạy cảm, nó trực tiếp tác động lên những con người nên nó nhạy cảm lắm. Ngành giáo dục cũng thế nhưng mà lương của ngành giáo dục được tăng khá nhưng lương của ngành y tế vẫn chưa được tăng." Một tình trạng khác nảy sinh khi làn sóng đầu tư bệnh viện tư nhân nở rộ trên nhiều thành phố lớn. Nhu cầu thu nhận các bác sĩ giỏi trong nước đã giải quyết phần nào lương bổng hợp lý cho các bác sĩ có tay nghề cao, nhưng ngược lại, hiện tượng chảy máu chất xám ra khỏi các bệnh viện công làm cho tình hình càng tồi tệ thêm. Người dân vốn đã nghèo, được chữa trị trong những bệnh viện nghèo nàn tính nhân ái nay lại chịu thêm sự nghèo nàn về tay nghề của các bác sĩ nữa thì sự bất công xã hội càng đào sâu hơn. Đó là chưa nói tới việc kinh phí đào tạo cho những vị bác sĩ này mất trắng. Bác Sĩ Trần Định Hiền phó GĐ Bệnh viện nhiệt đới TPHCM chia sẻ tình trạng này:
"Hiện nay có tình hình là bệnh viện tư tại Việt Nam được cho phép mở rất nhiều. Thí dụ như ở Sài Gòn bệnh viện tư người ta trả lương rất cao. Bác sĩ mới vào bệnh viện tư người ta trả 1.000 đô la một tháng. Thu hút các bác sĩ trẻ ở bệnh viện công sang bệnh viện tư rất nhiều. Không có chính sách gì hết về vấn đề này nên khi bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo ra thì bị thu hút sang khu vực tư nhân. Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi vì chỗ nào cung cấp đủ cho người ta sống thoải mái thì người ta đi vì không có một cái ràng buộc nào cả!" Giải phápCâu hỏi về đồng lương của ngành y tế có thể giải quyết bằng cách nào được bà Phạm Chi Lan, nguyên tư vấn kinh tế cho Văn phòng Thủ tướng Chính phủ gợi ý: "Hiện nay nhà nước đang đưa ra chương trình tái cấu trúc nền kinh tế thì theo tôi nếu làm tốt thì có thể giải phóng được rất nhiều nguồn lực đang bị các doanh nghiệp nhà nước lớn hay những chương trình đầu tư công sử dụng mà kém hiệu quả. Chính vì sự kém hiệu quả đó nó không làm cho nhà nước có nhiều nguồn lực để thực hiện chương trình cải cách lương trong khu vực nhà nước phục vụ cả xã hội như y tế và giáo dục. Chỉ cần bớt đi những thất thoát, những lãng phí của những doanh nghiệp lớn của nhà nước hoặc là của những dự án đầu tư công thì đã có nguồn ngân sách thực hiện chương trình cải cách lương sớm hơn nữa chứ không cần phải chờ tới 10 năm nữa." Người dân chờ đợi trong những ngày tới giữa các kỳ họp quốc hội sẽ có ý kiến của đại biểu nào đó đánh động vấn đề bức xúc này của người dân để có giải pháp thiết thực và hợp lý cho vấn đề lương bổng hiện nay. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay tuyên bố việc Trung Quốc cho phép khai thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi có tin ngày 22/11, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã cấp phép cho một công ty du lịch đưa khách đi tham qua từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa. Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định việc làm trên của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam. "Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông Lương Thanh Nghị nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay. "Mọi hoạt động của nước ngoài tại khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần DOC", ông Nghị đề cập Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông mà Trung Quốc ký với ASEAN. Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại rằng hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung trong khu vực và tất cả các nước trên thế giới. "Các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)", ông Nghị nói. "Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, và hướng tới xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)". Cũng trong buổi họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ triển khai quân đội ở Australia. "Chúng tôi mong rằng việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới", ông Nghị cho hay. Trong chuyến công du châu Á vừa rồi, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ triển khai tổng cộng 2.500 thủy quân lục chiến tới miền bắc Australia. Phan Lê |
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn
25/11/2011 07:31:09 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ "chốt" phiên chất vấn tại kỳ họp này của Quốc hội với việc trực tiếp đăng đàn trong buổi sáng nay, 25/11. Thủ tướng tập trung giải trình 3 đột phá lớn trong điều hành kinh tế - xã hội năm 2012. Sau phần trả lời chất vấn của 5 Bộ trưởng, hôm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thành viên Chính phủ cuối cùng đăng đàn phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
Thủ tướng được dành ít thời lượng đầu buổi chất vấn để báo cáo, trình bày về chính sách điều hành kinh tế - xã hội năm 2011 cũng như đường hướng cụ thể cho năm 2012. Thủ tướng tập trung vào 3 nhóm giải pháp đột phá lớn về thể chế kinh tế, về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Đây cũng là những vấn đề rất nhiều đại biểu "truy" các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc NHNH, Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng GTVT 2 ngày qua. Ít ngày trước, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kinh tế xã hội năm 2012, kế hoạch 5 năm 2011-2015 với các phương án điều hành, chỉ tiêu cơ bản thống nhất như đề xuất Thủ tướng đã ký trình. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 được "chốt" ở mức 6% và sẽ "tăng tốc" ở giai đoạn sau để trung bình 5 năm đạt mức 6,5-7%. Lạm phát năm tới sẽ được khống chế dưới 10% và sẽ giảm xuống 5% vào 2015. Sau phần báo cáo, giải trình thêm, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi, chất vấn về những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Theo tổng hợp của UB Thường vụ Quốc hội, có 7 chất vấn bằng văn bản gửi đến Thủ tướng, về chế độ chính sách với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, về các vùng kinh tế trọng điểm, về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và về xây dựng sân golf trong sân bay. Đúng 1 năm trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, cuối năm 2010. Phiên chất vấn khi đó đã diễn ra khá "nóng" với những vấn đề về điều hành, quản lý kinh tế, chủ trương làm đường sắt cao tốc, khai thác bô xít, sai phạm tại Vinashin… (Theo Dân Trí) |
Nhân Mùa Tạ Ơn Trên Đất Mỹ (2011), Xin Được Cám Ơn Các Anh: Người Thương Phế Binh/VNCH
(11/24/2011) Tác giả : Mường Giang Nhân Mùa Tạ Ơn Trên Đất Mỹ (2011), Xin Được Cám Ơn Các Anh: Người Thương Phế Binh/VNCH Mường Giang Kính tặng tất cả TPB/VNCH Những ngày tháng Tư năm đó, không biết sao mà trời bỗng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sàigòn. Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo. "Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi Dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi Tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn? Cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi" Bốn câu thơ cổ trong bài "Lương Châu Từ" của Vương Hàn (687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về? Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến cũ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu. Tất cả đã thành cổ tích. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xa cũ. Chúng ta, tất cả đều là những người VN tội nghiệp, trót đầu thai lộn trong thế kỷ này, nên đã cùng nối vai lần lượt bước lên những giàn lửa đỏ. Cuối cùng, kẻ chết thì bị dầy mồ, tan xác, còn người sống, nếu không sống kiếp mây chiều lang thang, thì cũng lết lê phận bèo trong vùng giặc chiếm, để gục đầu thương hận, mà khóc cho quê hương vì đâu máu xương chất ngất, vì đâu mà kiếp sống của con người, tới nay vẫn không bằng cây cỏ bên đường. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm trong nhớ, vào những ngày đầu đời, mẹ bỏ con trong gánh, dầm mưa chạy loạn, giữa tiếng bom đạn, máy bay gầm thét, của Việt Minh và Pháp. Tóm lại, chúng ta đều ra đời và trưởng thành trong tiếng súng, cùng với bom đạn làm rách vỡ da thịt của quê hương. Rồi cũng vì người, vì tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, mà giốc cả tuổi trẻ, đời trai, vào cốc men đắng cay, uống cạn hạnh phúc của chính mình. Đất nước hai mươi năm chinh chiến, hai mươi năm dài hờn hận, đã dày vò người lính miền Nam, trong mưa bom đạn xéo trùng hằng. Rốt cục những người nằm xuống, những kẻ ra đi hay ở lại chịu cảnh ngục tù khổ sai của VC, ai nấy cũng đã trả xong cái nợ "da ngựa bọc thây", tủi nhìn từng trang lịch sử của nước nhà, bị giặc thù bôi nhọ và khép kín. Trưa 30-4-1975 Sàigòn thất thủ, miền Nam VN từ bên này cầu Hiền Lương, trên sông Bến Hải, chạy ngang vĩ tuyến 17, tới mũi Cà Mâu, đã chính thức thuộc về lãnh thổ Xã Hội Chủ Nghĩa đệ tam quốc tế cộng sản, có tổng đài ở tận Nga Sô. Cũng từ giờ phút đó, khi mà chiếc mặt nạ hòa bình của người cộng sản đã cởi, để lộ những khuôn mặt thật của các thây ma vô hồn, lạnh băng và hung hiểm, thì cũng là lúc, đồng bào mới sực tỉnh và thương tiếc người lính VNCH. Nhưng than ôi tất cả đã muộn rồi, họ đã ngã gục không phải tại chiến trường vì đạn pháo của VC, mà ngay trên hè phố Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Sàigòn... bởi chính những viên đạn ích kỷ, hám danh, những miệng lưỡi ngòi bút, của chính phe mình. Ai chẳng một lần về với đất? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Chỉ tội nhất là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận và những vết thương lòng. Họ không chết mà chỉ bị thương nặng và tất cả đã gởi lại chiến trường một phần thịt da của mẹ, ở Khánh Dương, Tháp Chàm, Phan Thiết, Xuân Lộc... và ngay tại Sàigòn, vào lúc mà cây cột đèn cũng muốn chạy, để khỏi bị VC nhổ đem đi bán. Họ ở lại làm vật hy sinh cản xe tăng, hứng đại pháo của giặc thù, để kiếm thêm một chút thời gian, một bầu trời an toàn, một dòng sông lặng sóng, giúp cho mọi người từ dân tới lính, bình yên di tản ra nước ngoài, để tiếp tục sinh con đẻ cháu, ăn học thành tài và thành người ngoại cuộc.. Nay thì từ quan tới lính, ai cũng kiếm cách đi khỏi quê nhà, bỏ lại những bóng ma của quá khứ và những người thương phế binh sống sót, tủi hờn, đang lê lết phận bèo khắp đầu đường xó chợ. Thời gian có thay đổi, lịch sử cũng sang trang nhưng thân phận của người thương binh và gia đình của họ, chẳng có gì mới lạ, vẫn lấy nước mắt làm mưa rửa mặt hằng ngày. Buổi trước, khi VC tràn vào, họ bị bỏ lại ở những quân y viện, làng phế binh, không còn đại bàng, đồng đội và hậu phương. Bây giờ thì dần hồi chết đói, chết nhục trong thiên đàng xã nghĩa, trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn phương, vinh quy bái tổ, áo gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không làm sao mà đếm hết, những cấp chỉ huy và đồng đội cũ. Có làm lính mới cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngã đoạn trường. Có làm dân thời ly loạn mới biết được thế nào là mạng sống của con người, giữa bom đạn vô tình, héo úa còn thua cây cỏ. Có là người thương phế binh sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, mới thật tội nghiệp cho tuổi trẻ bạc phước vô phần. Thê thiết tận cùng là đời của người lính về chiều lại còn mang thương tật. Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời? "ngày xưa, là lính vì đời chiến đấu là cầu đem người sang sông, hôm nay làm ma cô đơn, gục chết bên vệ đường..." Tất cả hình như chỉ còn có kỷ niệm sau cuộc đổi đời. Là định mệnh mà chúng ta, những kiếp trai thời loạn phải gánh chịu theo vòng đời nổi trôi của dòng sông lịch sử, dù vô lý, dù hờn căm, dù bất công thương hận. Mất nước nhà tan, nguời lính sống sót sau cuộc chiến, rã ngũ tan hàng đầu sông cuối bể, tha phương thì dần chết trong men đời cay đắng, còn tù ngục chịu cảnh nhục hờn. Nhưng tất cả giờ cũng đã đi hết rồi, chỉ còn ở đây là những thương phế binh xa cũ, những hồn ma cô quạnh, sống với quá khứ liệt oanh, qua những vết thương đời không hề hối hận: "Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc Trong vết thương người bạn nín rên Người chết mấy ngày không lấy xác Thây sình mặt nát, lạch mương tanh..." (Tô Thuỳ Yên) Ta thán phục, ta hãnh diện biết bao, khi đọc được những trang sử cũ. Sẽ vui cười hớn hở cùng với tiền nhân qua những lần giết đuổi giặc Tống, Mông, Minh, Thanh.. tận ải Chí Lăng, trên sông Bạch Đằng, đốt tàu Pháp tại Vàm Nhật Tảo. Không biết những trang quân vương dũng tướng thời xưa, hành xử thế nào mà muôn người như một, khiến cho người trong nước, già trẻ lớn bé, đều nguyện một lòng giết giặc cứu nước tại Hội Nghị Diên Hồng. Sau này mới vỡ lẽ, thì ra đó là tinh thần trách nhiệm, cũng như bổn phân của kẻ sĩ thời tao loạn. Hay đúng hơn, đó là đức tính cao quí của thanh niên-sĩ phu, dù họ chỉ là những người bình dân ít học. "Tôi không là tôi nữa, Từ khi được xuất ngũ Có quạ đen đậu trên đầu Có bao nhiêu đợi chờ đau khổ. ..." Thanh niên VN thời nào cũng vậy, tất cả đều đặt trách nhiệm làm trai trên hết, nên chúng ta ngày nay mới còn có đất nước, để mà vui sướng, đau khổ. Hỡi ơi, có làm lính mới hiểu phận bèo của lính, có là thương phế binh, sau khi được xuât ngũ, mới thấm thía được nỗi buồn của một kẻ tàn tật, mất tất cả, ngoài người mẹ già từ quê xa, đang đợi con trở về. Thê thiết quá cũng như đau đớn tột cùng, kiếp lính chiều tàn là thế. Sự thật là vậy, có khi còn đau đớn trăm chiều. Ai đã tùng thấy chưa, cảnh vợ lính hay người yêu, chỉ một lần vào thăm người thân nơi quân y viện, rồi chẳng bao giờ quay lại, ngoài những giọt lệ cá sấu, vô tình còn vương vãi đó đây. Ai có một lần ngược xuôi trên các nẻo đường thiên lý, tình cờ hội ngộ những chàng trai tàn tật còn rất trẻ, những người mù, què, mặt mày in đầy thương-sẹo bởi đạn bom, đang lần mò ngửa tay chờ bố thí của mọi người. Họ là lính chiến của một thời oanh liệt, là thương phế binh QLVNCH đó, họ đau khổ mang thương tật không phải do bẩm sinh, mà vì đời, vì người gánh chịu: Làm người bình thường, sống trong thời loạn, đã phải khốn khổ vì miếng cơm manh áo, huống chi phận lính nghèo, lãnh đồng lương chết đói, vậy mà còn bị trí thức nguyền rủa, là lính đánh thuê cho Mỹ. "Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà, thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về..." "Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ..." (Phạm Duy). Nhưng chiến tranh chứa dứt và vẫn còn khốc liệt, nhưng người xưa nay đã thành tàn phế, vô dụng, lê lết đời tàn xuân héo, lần mò trở về làng xưa, với những kẻ thân yêu, mong chút tình thân đùm bọc. Ai có cảm thông chăng người lính mù trẻ tuổi vì đạn B40, lần mò trên chiếc xe lăn, quanh bến phà, bến xe, miệng hát tay đờn kiếm sống? Có thương không những người lính trận, bán thân bất toại, lê lết khắp các nẻo đường phố thị, để bán vé số, sách báo, đắp đổi qua ngày. Và còn nữa, còn trăm ngàn thảm kịch của tuổi thanh niên thời loạn, chân gỗ tay nạng, mắt mũi vàng khè, khô nám, luôn đau đớn bởi những hậu chứng, sau khi giải phẫu. Nhưng họ vẫn lao động để sinh tồn, đi biển, làm nông, lết lê trên ruộng trên sóng, đội nắng tấm mưa. Kiếp sống phận bèo của người phế binh là thế đó, nên phải chiếm đất cắm dùi, cũng là chuyện bình thường. Hai mươi năm chinh chiến, dù có gọi bằng một thứ danh từ gì chăng nữa, thì xác của nam nữ thanh niên hai miền đất nước, cũng đã chất cao như núi, máu chảy thành sông. Rốt cục chỉ có cái vỏ độc lập, hòa bình, tự do, thống nhất. Người cả nước đói vẫn đói và đời sống càng bị tù hãm tứ phiá, bởi cổ được mang nhiều thứ gông, cả cộng sản, lẫn tư bản và đảng cầm quyền. Nhưng thê thiết nhất vẫn là những người phế binh VNCH. Ngày xưa lúc chế độ cũ còn, được nói, được hưởng đủ thứ quyền lợi, thế nhưng họ vẫn sống bèo bọt, cực nghèo. 30-4-1975, VC vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình. 19-4-1975 tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết. 30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sàigòn. Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi giặc về? Có ai cầm được nước mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu ra cổng. Người sáng dắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống tiếp kiếp lính bèo. Cuộc đổi đời nay đã xa lắc nhưng mỗi lần nhớ cứ tưởng mới hôm qua hôm nay. Ba mươi sáu năm rồi ta còn sống được, để nói chuyện văn chương chữ nghĩa trên đất người, đã là điều đại phúc. Trong lúc đó nơi quê nhà ngàn trùng xa cách, những người phế binh năm nào, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng chắc chắn một điều, dù họ có sống hay đã chết, thì hận nhục, thương đau cũng đâu có khác gì bóng ma trơi, những mảng đời nghèo hèn tăm tối. Đâu có ai muốn nhắc tới những thân phận hẩm hiu trong vòng đời tục lụy, kể cả những cấp chỉ huy cũ, hiện đổi đời giàu sang, mồm to miệng thét ở hải ngoại. - Xin hãy thương lấy họ, hãy cứu vớt họ đang trôi nổi trong ngục tù nghiệt ngã. - Phế binh cũng là một phần của tập thể cựu quân nhân hải ngoại. - Hãy rớt một chút ân thừa cho những thây người còn sống sót trong bể hận trầm luân. - Hãy cho họ một chút tình thương trong cơn hấp hối. - Hãy dành cho họ một chút không gian nho nhỏ, trong căn nhà VN to lớn, đã được các cộng đồng tị nạn hoàn thành trên khắp nẻo đường viễn xứ, để họ an tâm chờ đợi luân hồi và một vòng hoa tặng người chiến sĩ ca khúc khải hoàn, mà chắc chắn phải có trong thời gian gần. Ngày xưa người chinh phụ, giữ sạch tâm hồn và băng trinh tuổi ngọc, để đợi chồng ngoài quan tái, hy vọng cuộc chiến mau tàn, để phu phụ trùng phùng, kết lại mối duyên xưa: "Xin vì chàng xếp bào cởi giáp Xin vì chàng giũ lớp phong sương Vì chàng tay chuốc chén vàng Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng Liên ẩm, đối ẩm, đòi phen Cùng chàng lại kết, mối duyên đến già..." (Chinh Phụ Ngâm) Nhưng người chinh phụ VNCH lại không có cái diễm phúc đó, vì khi quê hương vừa ngưng tiếng súng, lập tức từ quan quân cho tới sĩ thứ, những người bại trận, lớp lớp vào tù. Lính chết đã rục tử thi vẫn bị dầy mồ, lính bị thương tàn phế bị xua đuổi ra khỏi cuộc sống. Thử hỏi trên thế gian này, có kiếp người nào, đáng thương hơn người lính VNCH? "Dấu binh lửa nước non như cũ, Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương" (Chinh Phụ Ngâm) Cuộc đời thanh niên thời loạn ly, rốt cục chỉ còn lại nỗi buồn thiên cổ, xin hãy nâng ly rượu sầu lên môi mà nhớ. Nghiêng mình, cúi đầu cảm tạ những vị ân nhân, đã và đang hết lòng cưu mang, giúp đỡ tận tình "Thương Phế Binh, gia đình kể cả cô nhị quả phụ VNCH", hiện đang sống kiếp trầm luân rách đói, trong địa ngục VN. Xóm Cồn Ha Uy Di Tháng 11-2011 - Mường Giang https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/ |