THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 February 2013

Mua mứt tết, được giấy vụn!



Anh Quang bóc 1 gói mứt Tết ghi trọng lượng 600g, nhưng mọi người hết sức ngỡ ngàng bởi bên trong hầu hết là... giấy vụn.

Mua mứt tết, được giấy vụn!
Anh Quang bóc 1 gói mứt Tết ghi trọng lượng 600g, nhưng mọi người hết sức ngỡ ngàng bởi bên trong hầu hết là... giấy vụn.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Qúy Tỵ, thị trường bánh, mứt tại TP Lào Cai đang bước vào những ngày sôi động. Bên cạnh những cơ sở kinh doanh quan tâm đến chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lại có không ít các cơ sở kinh doanh, nhất là các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tỏ ra coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
 
Theo chân Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh đến kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh hàng bao gói sẵn. Sau khi Đoàn kiểm tra thủ tục giấy tờ, chúng tôi kiểm tra mặt hàng bao gói mà cơ sở này kinh doanh. Anh Quang, cán bộ Đội Quản lý thị trường tỉnh bóc cho đoàn xem một gói mứt tết có trọng lượng ghi trên nhãn là 600g.
 
Sau khi bóc gói mứt, mọi người trong đoàn hết sức ngỡ ngàng bởi bên trong hầu hết là giấy vụn. Anh Quang lấy mứt được xếp trên một lớp mỏng của bề mặt đem ra cân, trọng lượng của mứt không có vỏ giảm xuống còn 300g. Vậy là người tiêu dùng đã bị móc túi 300g còn lại.

Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ cũng như hóa đơn, chứng từ về sản phẩm mứt Tết trên thì chủ cơ sở chỉ trả lời qua loa là nhập từ Hà Nội chứ không biết chính xác nguồn gốc từ đâu.

Đây chỉ là một trong nhiều cơ sở móc nối với những cơ sở sản xuất mứt Tết thủ công làm mứt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cũng là mứt Tết, nhưng khi chúng tôi bóc thử sản phẩm của những thương hiệu có tiếng trên thị trường như Kinh Đô, Hữu Nghị... thì trọng lượng bên ngoài bao bì ghi bao nhiêu, bên trong khi cân lên vẫn đúng vậy. 

Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài một số cửa hàng lớn và các siêu thị, nhiều loại mứt, hoa quả sấy khô được bày bán tại các chợ và một số cửa hàng thực phẩm không niêm yết xuất xứ. Các sản phẩm này thường được đựng trong túi bóng to và bán theo kg. Có khoảng hơn 20 loại hoa quả khô: Táo, mơ, nho, đào, hồng, đậu sấy… với đủ màu sắc được đựng trong túi bóng to hoặc được đóng gói sẵn vào bì, nhưng không thấy ghi hạn sử dụng, thành phần, nơi sản xuất, xuất xứ, công bố chất lượng sản phẩm… Nếu người tiêu dùng có hỏi thì được nghe các câu trả lời khác nhau, lúc là hàng có xuất xứ từ Hưng Yên, Vĩnh Phúc, lúc thì ở Hà Nội…
 
Mặc dù thời gian gần đây, các sản phẩm thực phẩm, bánh kẹo Trung Quốc đã được hạn chế, nhưng lượng hàng hoa quả sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn “thẩm thấu” qua nhiều cách vào chợ và được gắn mác hàng Việt Nam để bán giá cao hơn. Có một số loại mứt dẻo màu sắc rất sặc sỡ, bắt mắt, nhưng chữ in ngoài bao bì bằng tiếng Trung Quốc hoặc hoàn toàn không có bất cứ một thông tin nào. Hơn nữa, cùng một sản phẩm nhưng giá mỗi nơi mỗi khác và chênh lệch rất đáng kể. Đó là chưa kể đến chất lượng của những sản phẩm này.

Trước tình trạng trên, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng hãy chọn sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín trong nước, không nên vì giá rẻ mà mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Theo Hồng Loan
Lào Cai Online

Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp



Phạm Trần (Danlambao) - Kế hoạch được gọi là “Tổng tấn công và nổi dậy” mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 của quân Cộng Sản nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại, nhưng quân Cộng sản đã chiếm được Sài Gòn ngày 30/04/1975 không vì biến cố quân sự ấy mà do Hoa Kỳ không giữ lời hứa trả đũa cuộc xâm lăng của Hà Nội và đồng thời không viện trợ đủ để quân đội Việt Nam Cộng hòa bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Đó là sự thật cho dù phía Cộng sản có đổi trắng thay đen lịch sử như thế nào chăng nữa.

Hà Nội biết rõ điều đó và không bao giờ dám phủ nhận việc Hoa Kỳ để cho họ được giữ ở miền Nam khoảng 150,000 quân đem từ miền Bắc vào trước ngày ký Hiệp định Paris 1973 là do Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon muốn rút khỏi cuộc chiến Việt Nam bằng mọi giá để được tái đắc cử Tổng thống năm 1972, dù biết rằng miền Nam Việt Nam sẽ khó đứng vững nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn trong khi quân miền Bắc vẫn tiếp tục vào miền Nam đánh phá để xé bỏ “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.

Vì vậy lịch sử của cái được gọi là “Đại thắng Mùa Xuân 1975”, hay như bà đạo diễn Lê Phong Lan, Tác giả bộ phim tài liệu “Mậu Thân 1968” hô hoán tự khoe rằng “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất đất nước năm 1975” cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu.

Nổi dậy trong mơ

Hồi ấy chiến trường đã nghiêng về phía quân Cộng sản từ sau Hiệp định Paris được ký kết ngày 20/01/1973 vì 3 lý do chính: 

Quân Cộng sản ở miền Nam tiếp tục nhận được viện trợ súng đạn và lương thực của Trung Cộng và khối Liên Sô (trước thời kỳ đổ vỡ 1991) để xâm chiếm miền Nam. 

Lực lượng Cộng sản được tự do tăng viện vào chiến trường miền Nam mà không còn bị Không quân Mỹ đánh phá trên các ngả đường xâm nhập vào Nam, quan trọng nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, trên hai lãnh thổ Lào và Cao Miên. 

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiếu vũ khí để chống lại các cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản và lực lượng Không quân và Hải quân của miền Nam cũng không đủ khả năng oanh tạc các điểm tập trung và đường xâm nhập của quân miền Bắc vào Nam.

Vì vậy dòng chảy của cuộc chiến ở miền Nam đã đi từ kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng cách giảm thiểu tham dự trực tiếp của binh sĩ Hoa Kỳ ở chiến trường để quân đội Việt Nam Cộng hòa tự bảo vệ lãnh thổ nhưng Mỹ vẫn yểm trợ không quân khi được yêu cầu để không cho quân Cộng sản xâm nhập thêm từ miền Bắc vào. 

Sự thành công giữ vững lãnh thổ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong mùa hè năm 1972 trên khắp mặt trận đã chứng minh điều đó. Nhưng từ khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi miền Nam theo những điều khoản chỉ có lợi cho phía Cộng sản trong Hiệp định Paris 1973 thì tình hình chiến trường đã dồn quân dội VNCH vào thế bị động vì không còn nhận được sự trợ giúp về hỏa lực của Hoa Kỳ như trước nữa.

Sự mất cân bằng lực lượng ở chiến trường là như thế nên điều được gọi là “chiến thắng” của người Cộng sản cũng chẳng vẻ vang gì như các “sửa gia” miền Bắc tô vẽ lên để làm phim.

Cũng nên biết điểm quan trọng nhất của hai cuộc chiến Mậu thân 1968 và mùa Xuân 1975 là ngoại trừ ở một số nhỏ khu vực lãnh thổ ở miền Nam bị mất vào tay quân Cộng sản, người dân miền Nam đã không hề “nổi dậy” để tiếp tay cho quân Cộng sản “dành lại chính quyền về tay nhân dân” như tuyên truyền của Hà Nội trước đây và bây giờ qua cuốn phim “Mậu Thân 1968” của bà Lê Phong Lan.

Bằng chứng rõ nhất là đã không hề có chuyện “đông đảo nhân dân” được “giải phóng khỏi ách kìm kẹp của Mỹ-Ngụy” như tuyên truyền ngụy tạo của miền Bắc và của tổ chức Mặt trận Giải phóng miền Nam do miền Bắc dựng lên để “miền Nam hóa” cuộc chiến xâm lăng của đảng CSVN đã đề ra từ năm 1960.

Cũng chẳng có một tấc đất nào của VNCH đã do “nhân dân nổi dậy” chiếm lấy để lập “chính quyền nhân dân” trao cho Cộng sản cai trị như mơ ước của người Cộng sản.

Chuyện xảy ra ở chiến trường Thừa Thiên năm 1968 đã chứng minh cho thất bại thành lập chính quyền ở Huế dù quân Cộng sản đã chiếm cố đô 26 ngày trong Tết Mậu Thân 45 năm trước đây.

Hãy nghe lời kể của Tiến sỹ Lê Văn Hảo, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế với Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia, RFA) về vai trò “bù nhìn” của ông trong vụ Mậu Thân: 

“Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm Cộng Sản chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.”

Nguyễn An: Tức là ông không biết những cái gì thêm ngoài những điều mà đài phát thanh nói?

Tiến sỹ Lê Văn Hảo: Tôi không thể biết được bởi vì tôi không có mặt ở Huế mà nó đâu có dám để cho tôi về Huế vì anh biết khi nó đề nghị một chức vụ như vậy là cả một sự áp đặt. Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa. Anh có thấy tính chất đe dọa đàng sau lời đề nghị đó không?

Nguyễn An: Đây là một chi tiết rất là mới bởi vì hồi xưa cho đến bây giờ người ta cứ tưởng rằng là những đoàn quân họ chiếm đóng Huế hai mươi mấy ngày đó là Ông về trực tiếp điều hành công việc ở đó, thì hóa ra hoàn toàn không có chuyện này!

Tiến sỹ Lê Văn Hảo: Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức. 

Nguyễn An: Thưa Ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?

Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Không! Tôi không có về lúc đó, lúc đấy là chỉ có mấy anh CS về đánh nhau ở dưới thành phố thôi, chớ còn tôi họ đâu có dám đưa tôi về! Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi cũng miễn cưởng mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về.”

(Nguyễn An, RFA, 02-02-2008)

Bằng chứng này có làm cho Hà Nội và bà Lê Phong Lan nhức nhối khi tung ra cuốn phim “Mậu Thân 1968” không, hay nó đã biến thành công cụ phản tuyên truyền? Đó phải chăng cũng là lý do tại sao vào giờ chót miền Bắc đã phải thay đổi kế hoạch được thêu dệt là “khởi nghĩa” trong trận Mậu Thân 1968?

Hãy đọc lời của Bà Lê Phong Lan viết về nội dung cuốn phim: 

“Khi soạn thảo kế hoạch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đề ra ba khả năng của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Một là giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, làm cho ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng, đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta. Hai là giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng phải đối phó với tình huống Mỹ còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn. Ba là sau tổng tấn công và nổi dậy, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân giải phóng phải lui về thế thủ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.

Trong đó Bộ Chính trị quyết tâm cố gắng giành thắng lợi hoàn toàn, tức thực hiện khả năng một.

Đại tá Vũ Ba kể, 13 ngày trước giờ nổ súng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Lê Duẩn gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam (ngày 18-1-1968). “Bức điện đó đại ý nói kế hoạch này chỉ nhằm làm lung lay ý chí xâm lược của địch, buộc địch phải chuyển giai đoạn chiến lược chứ không khẳng định mục tiêu giành chính quyền về tay nhân dân” - Đại tá Vũ Ba nói.

Nhưng khi triển khai thực hiện trên thực tế, ba khả năng của kế hoạch này đã được chuyển dần thành mục tiêu thực hiện trận quyết chiến chiến lược, giành chính quyền về tay nhân dân. Đại tá Nguyễn Ngọc Lân nói: “Khi phổ biến ở dưới thì Trung ương Cục chỉ thị cho các địa phương là chỉ phổ biến khả năng một chứ không phổ biến các khả năng khác để khỏi ảnh hưởng đến quyết tâm. Từ chỗ tính toán các khả năng như vậy, chúng ta dồn sức để dứt điểm. Cho nên chúng ta xài xả láng. Tức là có bao nhiêu xài hết”.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng tình báo H63, nhớ lại: “Lúc đó có những đồng chí cán bộ nói đánh trận này thôi chứ sau còn giặc đâu nữa mà đánh. Anh em lại bị hút vào cái khả năng một, tức là khả năng lấy luôn Sài Gòn. Lấy luôn và coi như hết giặc”.(báo Pháp Luật, Tp. HCM,01/02/2013)

Nhưng “giặc” chẳng những không hết mà đã đánh bại quân CS trên khắp mặt trận Mậu Thân 1968 và gây tổn thất nặng nề cho cả quân chính quy miền Bắc và du kích miền Nam, thường được gọi là “Việt Cộng”.

Bằng chứng hụt hẫng

Tại mặt trận Sài Gòn, bà Lê Phong Lan huyênh hoang: 

“Trong Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Sài Gòn-Gia Định được xác định là chiến trường trọng điểm của trọng điểm, nơi có các mục tiêu quan trọng mà bằng bất cứ giá nào ta cũng phải đánh, để đánh thẳng vào ý chí xâm lược của kẻ thù. Nhiệm vụ xung kích, tiên phong được giao cho các chiến sĩ lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định.

Cố Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) từng nói: “Đầu tiên là dùng lực lượng xung kích (biệt động) chiếm lĩnh các mục tiêu. Sau biệt động tới thanh niên, sinh viên để hỗ trợ, trang bị súng cho biệt động giữ mục tiêu. Mục tiêu đây là cửa mở, chiếm cửa mở để đại quân (bấy giờ dùng đại quân nhưng sau này không đúng), các tiểu đoàn mũi nhọn tiếp ứng, vào chiếm hẳn mục tiêu”.

Đúng giờ G, các chiến sĩ biệt động đồng loạt tấn công vào năm mục tiêu chiến lược quan trọng. Đội 3 đánh Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn. Đội 4 đánh chiếm đài phát thanh. Đội 5 đánh Dinh Độc Lập. Đội 6 và 9 đánh Bộ Tổng tham mưu. Đội 11 đánh chiếm Tòa Đại sứ Mỹ. Nhiệm vụ chiếm và giữ cửa mở được lực lượng biệt động Sài Gòn hoàn thành, thậm chí hoàn thành vượt mức thời gian được giao. Thế nhưng vào phút chót, đại quân - các tiểu đoàn mũi nhọn đã không thể xuất hiện để tiếp ứng. Khi buộc phải đơn thương độc mã chiến đấu giữa vòng vây kẻ thù đông hơn gấp bội lần thì sự hy sinh của họ dường như là một tất yếu. 88 chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu thì có đến 56 người đã hy sinh, số ít còn lại hầu hết đều rơi vào tay giặc và bị đày ra Côn Đảo.” (báo Pháp Luật, Tp. HCM,03/02/2013)

Đại quân là lực lượng chính quy miền Bắc được ngụy trang dưới cái tên “quân giải phóng” mà theo lời cáo giác của Bà Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế của cái gọi là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (hay Mặt trận Giải phóng miền Nam) đã “chủ ý” đẩy “lính Việt Cộng” miền Nam vào chỗ thiêu thân trong trận Mậu Thân!

Không có tài liệu nào để lại cho biết số thiệt hại của quân miền Nam là bao nhiêu nhưng chắc là nhiều lắm!

Sau đây là lời nhìn nhận của bà Lê Phong Lan căn cứ theo lời kể của những người sống sót: 

“Do thời gian hành quân gấp rút, địa hình trắc trở, nhiều đơn vị vừa hành quân vừa đánh địch nên phần lớn không kịp thời gian theo đúng kế hoạch. Thêm vào đó, tuyến phòng thủ của địch ở vùng ven khá mạnh nên dù chiến đấu rất anh dũng nhưng hầu hết các tiểu đoàn mũi nhọn và các đơn vị bộ đội địa phương trên năm mũi tấn công vào Sài Gòn đã không thể thực hiện nhiệm vụ tiếp ứng cho lực lượng biệt động đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong nội thành. Quân số các tiểu đoàn cũng bị thương vong nặng sau mỗi trận đánh, có tiểu đoàn chỉ còn lại 1/5 đến 1/10 quân số.

Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, kể ngày mùng 5 tết Mậu Thân, tại sở chỉ huy cơ bản đóng ở phía sau, Tư lệnh Hoàng Văn Thái không nhận được báo cáo từ chiến trường gửi về. Biết tình hình chiến trường rất căng thẳng và gay cấn, vị tư lệnh liền phái ông xuống chiến trường gặp tướng Trần Văn Trà để báo cáo nguyên văn rằng: “Dựa vào tin tức của các đài phát thanh phương Tây, như anh đã biết, ta có thể đánh giá là bước đầu cơ bản ta đã giành được thắng lợi. Thắng lợi chiến lược quan trọng. Ý nghĩa thắng lợi to lớn đến đâu, hiện giờ ta chưa có thể hình dung được”. (báo Pháp Luật, Tp. HCM,03/02/2013)

Cuối cùng, bà Lê Phong Lan được phép tiết lộ tổng số thương vong của quân CS trong trận Mậu Thân: 

“Để làm nên chiến thắng vô giá của sự kiện Mậu Thân 1968, quân dân ta đã phải gánh chịu những hy sinh, mất mát to lớn. Theo thống kê của Cục Tác chiến, mặt trận đường 9 có gần 4.000 liệt sĩ, mặt trận Trị Thiên có gần 5.000 liệt sĩ. Con số tương ứng ở đồng bằng Khu 5 là gần 11.000 liệt sĩ, Tây Nguyên gần 3.500 liệt sĩ, Khu 6 gần 1.300 liệt sĩ, Khu 10 gần 500 liệt sĩ, Đông Nam Bộ gần 14.200 liệt sĩ, Khu 8 khoảng 2.500 liệt sĩ, Khu 9 hơn 3.500 liệt sĩ.

Tổ quốc và dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, trong đó có gần 45.000 người đã ngã xuống trong Mậu Thân 1968 để Tổ quốc mãi trường sinh.” (báo Pháp Luật, Tp. HCM, 05/02/2013)

Tuy nhiên, theo tin đồng minh của VNCH thì họ ước lượng đã có từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến sau 3 đợt tấn công trừ tháng 01 cho đến tháng 9/1968.

Thương vong của quân đội đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.

Tổn thất thường dân trong vụ Mậu Thân không có thống kê chính thức, nhưng riêng ở mặt trận Huế thì đã có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu như đã diễn ra ở khu vực Khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa. 

Phía Cộng sản Việt Nam thì đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa gây ra như lời bà Lê Phong Lan nói trong cuốn phim.

Nhưng liệu sự dối trá này có bịp được những người dân Huế còn sống sót hay thân nhân của những oan hồn hãy còn vất vưởng đó đây ở 23 địa điểm họ bị hành quyết bởi lính Cộng sản?


(02/013)


Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng đe dọa trong tranh chấp biển



Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua kêu gọi Trung Quốc tránh đối đầu mà nên tìm kiếm cuộc đối thoại hòa bình với Nhật và các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Nhật lên tiếng vụ 'Trung Quốc ngắm bắn'
Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào tàu Nhật Bản

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo Trung Quốc ngừng đe dọa các nước trong khu vực. Ảnh: AFP
AFP đưa tin, trong cuộc nói chuyện với các sinh viên tại đại học Georgetown, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết ông đã kêu gọi người đồng cấp phía Trung Quốc tiến hành đàm phán để tháo gỡ hàng loạt các bất đồng về lãnh thổ với các nước trong khu vực.
Khi được hỏi về căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, ông Panetta bày tỏ lo ngại rằng "tình hình tranh chấp lãnh thổ này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát". "Mỗi quốc gia có thể phản ứng theo cách có thể làm trầm trọng thêm khủng hoảng", ông nói thêm.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng sau khi Nhật nói Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào một tàu chiến của Nhật Bản trên biển Hoa Đông hồi tuần trước. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi hành động trên là "nguy hiểm" và "khiêu khích".
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nói Trung Quốc, Mỹ và các nước cần làm việc với nhau để giải quyết những "thách thức chung", bao gồm nạn cướp biển, thiên tai và tranh chấp lãnh thổ.
"Tuy nhiên với Trung Quốc, tôi nói về cơ bản, 'Đây là lợi ích của chính các bạn, các bạn sẽ được lợi khi hợp tác với các nước khác để giải quyết các vấn đề. Để đạt được lợi ích của chính các bạn với một khu vực Thái Bình Dương hòa bình, từ đó có thể phát triển thịnh vượng, các bạn phải đóng góp vào đó'", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu.
"Không thể có một Trung Quốc luôn đe dọa các nước khác. Không thể có một Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thô của nước khác và tạo ra các tranh chấp lãnh thổ", ông Panetta nói.
Trung Quốc và Nhật, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á có bất đồng về chủ quyển trên quần đảo không người ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với một số nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên khu vực Biển Đông. Các tranh chấp lãnh thổ trên biển kể trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa các bên và làm dấy lên lo lắng về bất ổn trong khu vực.
Vũ Hà

Nhiều ràng buộc mua bán vàng với Ngân hàng Nhà nước



Doanh nghiệp cần đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch, khi mua bán phải có tiền đặt cọc, được ngân hàng bảo lãnh, và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi nếu vi phạm chất lượng và quy định thanh toán.
>Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị mua bán vàng miếng

Dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước vừa được công bố, một bước tiếp theo trước khi cơ quan này chính thức bước chân vào thị trường vàng. Hai đối tượng được phép tham gia mua bán với Ngân hàng Nhà nước là doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Điều kiện duy nhất để họ được tham gia là phải có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Tuy nhiên, các thủ tục và yêu cầu đi kèm khá chặt chẽ. Các đơn vị muốn mua bán trước hết phải nộp hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải cử người đại diện có đủ thầm quyền để quyết định và ký các văn bản trong giao dịch mua bán với Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đấu thầu tập trung, người đại diện này được khuyến cáo phải có mặt trực tiếp để tham gia mua bán.
Doanh nghiệp muốn mua bán vàng với doanh nghiệp phải được bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp muốn mua bán vàng với doanh nghiệp phải được bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Ảnh: Anh Quân
Để chắc chắn về tài chính, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các bên tham gia cả mua, lẫn bán đều phải đặt cọc. Nếu là ngân hàng, phải đặt cọc, thanh toán tiền mua vàng miếng, nhận tiền thanh toán bán vàng miếng qua tài khoản đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Với doanh nghiệp, họ phải đặt cọc, thanh toán và nhận tiền thanh toán qua tài khoản đồng Việt Nam mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) của ngân hàng thương mại bảo lãnh đặt cọc, thanh toán cho doanh nghiệp. Giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được tính trên giá trị thanh toán mua, bán vàng miếng theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Khi nộp đăng ký mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp phải nộp kèm theo cam kết bảo lãnh của ngân hàng. Khối lượng vàng miếng đăng ký phải bảo đảm số tiền đặt cọc (trường hợp doanh nghiệp bán) hoặc tổng số tiền đặt cọc và thanh toán mua vàng miếng (trường hợp doanh nghiệp mua) tương ứng không vượt quá giá trị bảo lãnh.
Trường hợp đăng ký mua, bán vàng miếng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không được Ngân hàng Nhà nước đáp ứng, số tiền đặt cọc được hoàn trả toàn bộ nhưng nếu là lỗi từ phía doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước được hưởng toàn bộ số tiền đặt cọc trên.
Ngân hàng Nhà nước cũng quy định các đơn vị kinh doanh vàng miếng có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, khối lượng vàng miếng bán cho cơ quan này và đảm bảo an toàn với vàng khi vận chuyển.
Dự thảo thông tư quy định loại vàng duy nhất sử dụng trong giao dịch là vàng miếng SJC hàm lượng 99,99%, loại một lượng, do Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc tổ chức sản xuất. Các bên chủ yếu mua bán theo hình thức giao ngay, tức là theo giá vàng được thỏa thuận tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán, giao, nhận vàng trong thời hạn hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày giao dịch.
Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng giao dịch với bên nếu bán vàng không bảo đảm chất lượng, vi phạm quy định về đặt cọc, thanh toán, giao nhận không đúng thời hạn quy định 3 lần và vi phạm 3 lần các quy định về thông tin, báo cáo. Thời gian ngừng giao dịch với những vi phạm này là 6 tháng. Ngân hàng Nhà nước sẽ hủy quan hệ giao dịch nếu doanh nghiệp, ngân hàng bị thu hồi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận kinh doanh hoặc bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không được xem xét thiết lập lại quan hệ mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm kể từ khi bị hủy quan hệ giao dịch.
Các quy định mang tính kỹ thuật trong giao dịch mua bán, như thời điểm mua bán, tổng khối lượng mua bán, khối lượng cho từng lô giao dịch, số lô tối thiểu và tối đa trong giao dịch cũng như giá mua, bán... vẫn chưa được nêu chi tiết trong dự thảo thông tư. Một nguồn tin cho hay, các quy định này đã được thể hiện trong quy chế đấu thầu Ngân hàng Nhà nước gửi đi lấy ý kiến những đối tượng có liên quan, chứ không công bố rộng rãi.
Trước đó, dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc Ngân hàng Nhà nước tham gia mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước cũng đã được công bố và gửi đi lấy ý kiến các bên. Nhiều khả năng cả ba văn bản này sẽ được ký ban hành sớm sau Tết, đảm bảo hành lang pháp lý cho việc Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tham gia thị trường, nhằm kéo giá trong nước sát với thế giới, và lâu dài nhằm tăng dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối quốc gia.
Theo kế hoạch trước 30/6, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu tổ chức đấu thầu để bán vàng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Đây cũng được coi như một động thái hỗ trợ các ngân hàng thương mại thực hiện tốt yêu cầu tất toán trạng thái huy động vàng.
Song song với việc Ngân hàng Nhà nước sắp tham gia mua bán vàng, một giải pháp quan trọng là tăng nguồn cung cho thị trường vàng thông qua việc cho tạm xuất vàng miếng các thương hiệu khác và nhập về vàng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cũng đã được thông qua. Hiện thị trường còn tồn một lượng vàng miếng thương hiệu khác rất lớn chưa được chuyển đổi thành vàng miếng SJC, nếu biện pháo này được triển khai, nguồn cung trên thị trường sẽ dồi dào hơn.
Lệ Chi - Song Linh

Đón Xuân trong nỗi ngậm ngùi



2013-02-07
Tết Nguyên Đán năm 2013 đang đến. Mọi người đang nô nức đón chào năm mới nhưng gia đình vợ con của bốn anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh, Đoàn Văn Vệ vẫn không có nụ cười.
AFP photo
Phụ nữ thôn quê miền bắc những ngày giáp Tết Quý Tỵ

Quạnh hiu ngày Tết

Những người đàn bà nông dân hiền lành phải một mình vất vả, vật lộn với công việc mưu sinh, nuôi dạy các con và từng ngày vẫn mong ngóng tin tức của chồng. Họ không còn tha thiết gì đến ba ngày Tết. Họ đang sống trong những ngày tháng đầy lo âu, tuyệt vọng và đau buồn.
Chưa chắc Tết đi khi mà sự việc nhà em chưa có ra làm sao thì chắc là chúng em không bao giờ có niềm vui với bất kỳ cái Tết nào cả. Từ ngày xảy ra sự việc thì chúng em đã gặp muôn vàn khó khăn rồi. Cái điều mà chúng em ở bên ngoài nuôi con đấy thì chúng em có thể chịu đựng được. Còn về vấn đề tinh thần với các anh ở trong đấy thì đến bây giờ đã hơn một năm trôi qua rồi bọn em cũng chưa được biết tình hình của các anh như thế nào. Bởi vì chúng em cũng chưa được gặp các anh ấy. Đó cũng là điều nặng nề nhất đối với chúng em. Bởi vì chúng em rất lo về tình hình sức khoẻ cho các anh ấy.
Không biết ở trong ấy họ đối xử với người nhà mình như thế nào. Bởi vì một năm qua rồi họ chưa làm một cái gì để tạo được một cái niềm tin cho chúng em cả mà chỉ là gây những cái gì mà mình thất vọng cơ quan chính quyền thành phố Hải Phòng. Đến bây giờ, chúng em khẳng định rằng với tầm cỡ của Trung Ương thì chúng em không có cái gì để hy vọng cả chị ạ. Bởi vì Thủ Tướng đã có kết luận rồi tất cả đều là sai trái từ chính quyền. Đến bây giờ, họ vẫn để nguyên như vậy. Họ vẫn chưa giải quyết được một cái việc gì mà Thủ Tướng đề ra cả. Bọn em không biết nó như thế nào và không biết tin vào đâu.”
Bà Phạm Thị Hiền, vợ anh Đoàn Văn Quý đã tâm sự những nỗi lo của bà suốt hơn một năm không được gặp mặt, không được tin tức gì của chồng. Ngày Tết đối với bà và gia đình không còn có ý nghĩa gì.
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn nói rằng gần đến ngày Tết nhưng bà không còn lòng dạ nào nghĩ đến. Bà tâm sự trong nỗi lo lắng:
Nam giới là trụ cột gia đình, giờ chỉ còn hai chị em với đàn cháu nhỏ thì cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Ăn Tết em cũng chưa có dự định gì cả.
Thôi thì dù muốn dù không cũng phải lo cho các cháu có cái Tết cổ truyền Việt Nam. Chớ nói thật với chị là em nghĩ băn khoăn. Một năm nay, gia đình chỉ tiếp tế quà vào chớ không được gặp. Gia đình cũng làm đơn bảo lãnh để người nhà gặp người thân trong gia đình nhưng mà đâu có được gặp đâu. Họ cứ bảo trong lúc điều tra thì cũng không cho gặp. Tháng trước, họ đưa cáo trạng rồi mà cũng không được gặp
.”
Nam giới là trụ cột gia đình, giờ chỉ còn hai chị em với đàn cháu nhỏ thì cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Ăn Tết em cũng chưa có dự định gì cả.
Bà Nguyễn Thị Thương
Mỗi năm, khi tháng Chạp bắt đầu, người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều nhớ đến vụ án cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng vào buổi sáng ngày 5 tháng 1 năm 2012. Vụ án ông Đoàn Văn Vươn đã trở thành vụ án lịch sử. Bởi vì lần đầu tiên, sau 65 năm đảng cộng sản Việt Nam cai trị miền Bắc, và 38 năm cai trị miền Nam, người nông dân Đoàn Văn Vươn, một hình tượng tiêu biểu, đại diện cho những người bị áp bức đã nổi dậy chống lại những cán bộ đã cướp đất, phá hoại tài sản gia đình ông, đẩy cả dòng họ, vợ con ông vào cảnh không nhà, không cửa, không đất dung thân trong những ngày đông giá rét của tháng Chạp. Ông Bùi Văn Chương, một dân oan của tỉnh Khánh Hoà, đã đánh giá ông Vươn là một tấm gương anh hùng. Ông nói:
"Chính quyền thì nó mạnh, bây giờ nó rải khắp cả cái nước Việt Nam. Nó cướp hết rồi. Chẳng ai còn tin vào chính quyền Việt Nam nữa. Ai tin vào chính quyền Việt Nam người đó bị bệnh tâm thần đó. Bằng chứng là Việt Nam không có nhân quyền, con người ở đó loạn hết rồi. Thực sự em không bằng ông Đoàn Văn Vươn đâu. Ông Đoàn Văn Vươn là dạng một anh hùng, có trình độ. Cái xã hội thì nầy nó hỏng gán cho mình cái tội nầy thì nó gán cho mình cái tội khác. Tại vì thật sự nó là tham nhũng. Vì chế độ độc tài thì cái sợi dây tham nhũng để đi liên kết với nhau. 80 chục triệu người dân nhưng chỉ có một Đoàn Văn Vươn. Em cũng khâm phục Đoàn Văn Vươn. Có trình độ đó chị. Em cũng muốn học tập theo Đoàn Văn Vươn nhưng em chưa được như vậy.”

Không còn biết tin vào đâu

000_Hkg8252528-250.jpg
Cụ già bán bánh chiều 26 tết Quý Tỵ ở Hà Nội, ảnh minh họa. AFP photo
Đối với gia đình bà Thương, ngày 5 tháng 1 năm 2012, đã ghi khắc thêm một kỷ niệm đau buồn đáng nhớ nhất của bà sau cái chết của đứa con ruột trong những ngày đầu gian truân, khai phá, chinh phục vùng đất Cống Rộc. Những người phụ nữ và trẻ em gia đình nhà họ Đoàn đã bàng hoàng, kinh sợ khi phải chứng kiến một buổi sáng trên một đất nước thanh bình, bỗng dưng hàng trăm công an, bộ đội có súng ống, có dùi cui, chó săn chuyên nghiệp đã bao vây, dàn trận rầm rộ tấn công ngôi nhà nhỏ bé của họ như đang đánh với kẻ xâm lược. Người nông dân Đoàn văn Vươn, đã phải tự vệ bằng cách dùng súng hoa cải chống trả và máu đã đổ. Có 7 công an và bộ đội bị thương.
Là phận dân đen, chỉ biết làm ăn lương thiện, không chức, không quyền. Dĩ nhiên, anh em gia đình ông Vươn sẽ được chính quyền chăm sóc tận tình bằng cách đem tống giam vào ngục tối. Xem như số phận của họ đã được chính quyền định đoạt.
Mặc cho dư luận lên án, mặc cho lời của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu làm rõ vụ cưỡng chế bất hợp pháp. Nhưng đã hơn một năm trôi qua, vụ án của dòng họ Đoàn vẫn dậm chân tại chỗ. Họ bị giam cầm như những tội phạm nguy hiểm dám chống lại chính quyền bằng vũ khí tự vệ. Lời nói của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giống như nước chảy qua cầu.
Bà Hiền, bà Thương cho biết càng ngày họ càng thấy tuyệt vọng, mất niềm tin vào công lý, luật pháp để đi tìm lẽ công bằng cho chồng. Nhất là tháng Một vừa qua, Viện Kiểm Sát Nhân Nhân tỉnh Hải Phòng đã tống đạt cáo trạng kết tội 4 anh em ông Đoàn Văn Vươn vào tội “giết người”. Riêng bà Hiền và bà Thương bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ. Ngoài ra, em trai ông Vươn là ông Đoàn Văn Thoại và ông Phạm Thái, anh ruột của bà Hiền, đang có lệnh truy nã từ hơn 1 năm qua.
Cái vụ án nhà em đặc biệt là họ không có tìm nguyên nhân mà chỉ nói cái hậu quả mà gia đình em làm. Em cho đấy là một điều hoàn toàn vô lý.
Bà Hiền
Ngoài ra, bản cáo trạng còn đòi hỏi gia đình ông Vươn phải bồi thường tiền thương tật và danh dự cho những người đến tấn công nhà ông. Nhiều người cười mỉa mai rằng chuyện đời xem bộ tréo cẳng ngỗng bởi kẻ cướp mà đòi bồi thường thiệt hại và danh dự mới là chuyện lạ. Bà Hiền cho rằng hành động của gia đình bà là hành động tự vệ. Bởi gia đình bà đã chống lại hành động cướp bóc trắng trợn của nhóm người tự mệnh danh là đầy tớ của dân:
Quyết định nầy là hoàn toàn phi lý vì giết người mà chưa có người chết. Bọn em không có giết người mà giết cướp, giết giặc. Chúng em cho đấy là giết giặc. Chính quyền Huyện Tiên Lãng, cũng như Tỉnh Hải Phòng cũng là những tên cướp những tên giặc luôn. Chúng em có giết thì là giết giặc chớ không phải giết ngưòi. Em muốn là ra trưóc tòa họ phải chứng minh rằng đây là những người đang thi hành công vụ. Họ cứ ra cáo trạng đi nhưng mà sau nầy ra toà họ sẽ giải trình cái cáo trạng đó như thế nào? Họ quy cho gia đình chúng em tội giết người nhưng người chết ở chỗ nào? Người chết ở đâu? Nhìn cái bản cáo trạng thì họ không nói đến nguyên nhân mà chỉ nói đến hậu quả thôi. Tất cả cái việc gì khi mà họ đưa ra xét xử thì cũng phải tìm cái nguyên nhân đã. Cái vụ án nhà em đặc biệt là họ không có tìm nguyên nhân mà chỉ nói cái hậu quả mà gia đình em làm. Em cho đấy là một điều hoàn toàn vô lý.
Với chị em em thì họ kết tội rằng chống người thi hành công vụ. Nó lại càng phi lý hơn nữa khi mà cưỡng chế xảy ra thì chúng em đang ở trên đê. Trước đó, họ nói là chồng của các bà làm thì các bà phải biết. Các bà phải có trách nhiệm. Sau nầy, chúng em bắt họ phải chứng minh rằng những người nầy là những người đang thi hành công vụ.”
Bà Thương không giấu được sự lo âu. Giọng bà yếu ớt như lời than thở:
Cái cáo trạng mà nói về gia đình em giết người nhưng chưa có chết một người nào cả, mà cho là hai chị em chống lại người thi hành công vụ thì em nghĩ nó bất công quá! Nhà vất vả như thế mà dồn ép gia đình em thì cuối cùng nhà em phải đứng lên. Nó áp bức đến đường cùng chớ gia đình em cũng đâu có muốn thế.”

Mong chờ công lý

giaoduc.net-250.jpg
Khu nhà của vợ con ông Vươn, ông Quý. Photo courtesy of giaoduc.net
Dư luận đang theo dõi hàng ngàn vụ án xảy ra tại Việt Nam và họ đã đặt ra câu hỏi “có phải chăng đây là giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam khi tình trạng loạn xứ quân đã xuất hiện một cách công khai?” Mỗi Tỉnh có một ông vua và mỗi ông tự đặt ra cho mình một quyền hạn tối thượng, một luật pháp riêng để cai trị và làm vua một cõi? Bởi vì trên bảo dưới chẳng muốn nghe. Cảnh loạn quan, loạn quân đã khiến cho hiện tượng quan lại từ trên xuống dưới tha hồ cướp bóc, tham ô, hối lộ bất chấp lẽ công bằng, luân thường đạo lý và luật pháp. Bà Phạm Thị Hiền còn nghĩ rằng bề ngoài Thủ Tướng nói để trấn an sự phẫn nộ của công chúng. Nhưng bên trong là sự chỉ đạo ngầm cho nên việc xử án dậm chân tại chỗ. Vợ không được thăm chồng, con không được nhìn mặt cha. Bà nói:
Em cho rằng không biết là trong đấy nó hàm một cái ý gì nữa. Nếu bình thường mà Thủ Tướng chỉ thị thì giải quyết rất là nhanh. Nhưng đến bây giờ thì em nghĩ là Thủ Tướng chỉ nói để làm yên lòng dân lúc đó thôi, Thủ Tướng không thể nói khác được. Nhưng thực ra Thủ Tướng nói ra nhưng Thủ Tướng không chỉ thị, không làm. Em cũng không hiểu là Thủ Tướng nói để làm cái gì. Hay là Thủ Tướng buộc phải nói như thế. Em hy vọng rằng Thủ Tướng tiếp tục chỉ thị không thể để như thế nầy được. Cái đấy chỉ là lời nói bên ngoài, còn trong ruột đấy thì em nghĩ rằng có thế giới ngầm, chỉ đạo ngầm mà mình không thể biết được. Nhưng trên thực tế họ nói như thế mà họ không thực hiện thì em thấy cái việc đó Thủ Tướng chưa sát sao, chưa muốn giải quyết cho nó công bằng hợp lý.”
Chỉ tội cho những người vợ, người mẹ và những trẻ thơ vô tội đã trở thành nạn nhân của những cuộc cưỡng đoạt đất đai tài sản một cách bất công, vô lý. Các em đau khổ khi nhìn thấy gia đình tan nát, cha mẹ chia ly, tù tội. Những người phụ nữ như bà Hiền, bà Thương, phải sống trong cảnh cô quạnh không ai giúp đỡ những công việc đồng áng nặng nhọc để nuôi con, nợ nần vay mượn trong những năm bắt đầu lập nghiệp vẫn chưa trả hết. Bà Thương cho biết:
Chị ơi! Em chỉ mong muốn làm sao mà họ xử cho công lý, công bằng để những người nhà em về để gia đình đoàn tụ, làm ăn trang trải nợ nần và dạy đàn con nên người.”
Em chỉ mong muốn làm sao mà họ xử cho công lý, công bằng để những người nhà em về để gia đình đoàn tụ, làm ăn trang trải nợ nần và dạy đàn con nên người.”
Bà Nguyễn Thị Thương
Tết là ngày vui trọng đại của dân tộc Việt, ngày của sum họp, ngày của tiếng cười hân hoan trong sự đoàn viên, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, từng ngày từng giờ họ mòn mỏi chờ đợi ngày chồng, anh, em họ bị đem ra trước vành móng ngựa. Bà Phạm Thì Hiền nghĩ rằng sự chờ đợi và niềm hy vọng của bà rất mong manh. Bà không còn tin vào công lý và luật pháp của tỉnh Hải Phòng. Bà nói:
Ở chế độ nầy thì chị em em cũng không có nhiều hy vọng đâu chị ạ. Nhưng mà mình cũng chịu thôi. Chấp nhận làm mà chị. Bọn em không có gì ân hận cả. Bọn em vẫn tiếp tục theo dõi và chúng em biết bên cạnh mình còn rất nhiều người như các chị, còn có nhiều tập đoàn, và rất nhiều những tổ chức nhân quyền thế giới chẳng hạn, họ vẫn luôn theo dõi những vụ việc nhà em cho chúng em rất là yên tâm.”
Ai cũng mơ ước có một mùa xuân vui tươi, hạnh phúc và an bình. Nhưng tại Việt Nam còn có biết bao người mẹ, người vợ, người chị, người em và biết bao nhiêu bé thơ đang khóc thầm trong ngày Tết khi nhớ nhung, chờ đợi bóng dáng người thân trở về nhà đoàn viên trong những ngày xuân. Và ngày Tết Nguyên Đán đối với họ chỉ còn đọng lại trong tim nỗi chua xót, ngậm ngùi.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.