THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 December 2010

Hầm bộ hành bị bỏ hoang


Hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng được xây dựng từ nhiều năm trước nhưng vẫn bị bỏ hoang.
Hầu hết gạch ốp tường đều đã bị bong tróc.
Chiếc khóa cửa bám đầy bụi vì lâu ngày không được sờ tới.
Bên trong hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến...
... bị vứt đầy rác.
Những thiết bị bằng sắt đều hoen gỉ.
Thậm chí, người dân cho hay, vũng nước ứ đọng nhiều tháng nay ở hầm trên đường Phạm Hùng.
Một số hầm đang được tu sửa...
... trở thành nơi ở của công nhân xây dựng.

>> Xem tiếp

Lê Hiếu

# Ti?ng Nói Anh QuangV (1) V? Láo Cá Chó C?a VC

 
# Tiếng Nói Anh QuangV (1) Về Láo Cá Chó Của VC
 
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1862/1862


Nói với anh QuangV, có lẽ mọi người trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) đều qúy mến anh.  Giọng nói anh mộc mạc, bình dân, nhưng rất lạ lùng là có lưỡi câu, thường hay dùng để móc họng mấy tên VC.  Vì lý do đó, mỗi khi anh nói ra, thiên hạ cưới lăn cười lóc, có người cười đến té ghế luôn.  Nhớ một lần, anh chị em trong diễn đàn muốn đóng góp một số tiền để tặng cho tù nhân 33 năm Trương Văn Sương, mọi người cộng lại đã mua tiếng hát của anh lên đến trên 3000 đô la.  Anh ca không hay, nhưng rõ ràng mọi người đều qúy mến.  Ngoài ra, anh có nhiều suy nghĩ rất độc đáo, mà những người lớn tuổi hơn anh, đôi khi cũng cần học hỏi, các op cũng đã từng bầu anh làm chủ room của Diễn Đàn Chính Trị, một diễn đàn đông người tham dự nhất trong hệ thống Paltalk, gần như lúc nào cũng có từ 400 đến 500 người. Đối với Paltalk, diễn đàn dưới 250 không phải trả tiền lệ phí, vì trên 250, nên diễn đàn hiện phải trả lệ phí 580 đô la một tháng. 
Xin được giới thiệu tiếng nói của anh QuangV cùng qúy vị, mong rằng qúy vị cùng hưởng ứng và lắng nghe tiếng nói rất đặc biệt, luôn có móc câu của anh, nghe nói anh sống ở Lào, làm nghề chăn voi.
http://mylinhng.multiply.com/photos/hi-res/1M/1081

Ngày 05 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Đoạn băng ghi âm MP3 thứ 1 của anh QuangV rất đặc biệt:
Attachment: QuangV 1.mp3
Attachment: QuangV 2.mp3

# Tie^'ng No'i Anh QuangV (1) Ve^` La'o Ca' Cho' Cu?a VC

# Tiếng Nói Anh QuangV (1) Về Láo Cá Chó Của VC
 
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1862/1862


Nói với anh QuangV, có lẽ mọi người trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) đều qúy mến anh.  Giọng nói anh mộc mạc, bình dân, nhưng rất lạ lùng là có lưỡi câu, thường hay dùng để móc họng mấy tên VC.  Vì lý do đó, mỗi khi anh nói ra, thiên hạ cưới lăn cười lóc, có người cười đến té ghế luôn.  Nhớ một lần, anh chị em trong diễn đàn muốn đóng góp một số tiền để tặng cho tù nhân 33 năm Trương Văn Sương, mọi người cộng lại đã mua tiếng hát của anh lên đến trên 3000 đô la.  Anh ca không hay, nhưng rõ ràng mọi người đều qúy mến.  Ngoài ra, anh có nhiều suy nghĩ rất độc đáo, mà những người lớn tuổi hơn anh, đôi khi cũng cần học hỏi, các op cũng đã từng bầu anh làm chủ room của Diễn Đàn Chính Trị, một diễn đàn đông người tham dự nhất trong hệ thống Paltalk, gần như lúc nào cũng có từ 400 đến 500 người. Đối với Paltalk, diễn đàn dưới 250 không phải trả tiền lệ phí, vì trên 250, nên diễn đàn hiện phải trả lệ phí 580 đô la một tháng. 
Xin được giới thiệu tiếng nói của anh QuangV cùng qúy vị, mong rằng qúy vị cùng hưởng ứng và lắng nghe tiếng nói rất đặc biệt, luôn có móc câu của anh, nghe nói anh sống ở Lào, làm nghề chăn voi.


Ngày 05 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Đoạn băng ghi âm MP3 thứ 1 của anh QuangV rất đặc biệt:
Attachment: QuangV 1.mp3
Attachment: QuangV 2.mp3

Tiền Giang: Cầu xây xong bỏ hoang


05/12/2010 09:03:35

Nhiều năm nay, người dân địa phương rất bức xúc vì cầu đã xây xong nhưng bị bỏ hoang không có người qua lại, gây lãng phí. Đó là cầu giao thông An Lợi nối liền hai ấp Mỹ An và Mỹ Lợi, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).

Cầu An Lợi, bắc ngang qua rạch Gò Cát nối liền 2 ấp Mỹ An và Mỹ Lợi, được đầu tư xây dựng với kinh phí khoảng 500 triệu đồng, do tỉnh Tiền Giang vận động Công ty TNHH B.O.T cầu Rạch Miễu tài trợ.

Do cầu chỉ một bên có đường, còn bên kia chưa mở đường đi nên trong hơn 3 năm qua cây cầu này không phát huy tác dụng trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và có dấu hiệu xuống cấp.

Hiện nay, tại một bên đường dẫn lên cầu (phần có đường đi), người dân vô tư phơi vỏ dừa dùng làm chất đốt, còn phía đường dẫn bên kia cầu thì cỏ dại mọc um tùm.. 

Chính quyền địa phương cho biết, theo kế hoạch xây cây cầu này trước và làm đường giao thông nối liền sau. Tuy nhiên, do không có kinh phí đền bù giải tỏa; trong khi đó các hộ dân nơi đây không đồng ý hiến đất nên chưa thể mở đường.

Theo TTXVN 


Quảng Ngãi: Quốc lộ 1A.... tan hoang


05/12/2010 19:15:24

 - Tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 98km nhưng hiện nay đều rơi vào một thực trạng chung: tan hoang!

Hiện có hàng ngàn hố sâu án ngữ giữa đường trên tuyến đường này, tạo thành những cái bẫy đối với người và phương tiện hàng ngày lưu thông qua lại.

Dù bị hư hỏng nặng nhưng cho đến nay (tức là đã hơn nửa tháng trôi qua kể từ ngày mưa lũ hoành hành ở Quảng Ngãi) nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra khắc phục.

Bee.net.vn ghi lại những hình ảnh "rợn người" này dọc tuyến Quốc lộ 1A ở Quảng Ngãi.

 

Hầm hố giăng đầy trên Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Hầm hố giăng đầy trên Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Có đến hàng ngàn cái bẫy như thế này ở Quốc lộ 1A qua tỉnh Quảng Ngãi
Có đến hàng ngàn cái bẫy như thế này ở Quốc lộ 1A qua tỉnh Quảng Ngãi
Đường nứt toác (đoạn qua TP.Quảng Ngãi)
Đường nứt toác (đoạn qua TP.Quảng Ngãi)
Cầu Châu Ổ bắt qua sông Trà Bồng (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xuống cấp nghiêm trọng
Cầu Châu Ổ bắt qua sông Trà Bồng (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xuống cấp nghiêm trọng
Sắt lộ ra trên mặt đường
Sắt lộ ra trên mặt đường
Người điều khiển xe gắn máy luôn phải đối mặt với nguy hiểm, nhất là vào ban đêm
Người điều khiển xe gắn máy luôn phải đối mặt với nguy hiểm, nhất là vào ban đêm

Sỹ Phượng


Xe Tết 2011 dự kiến đông khách vì mưa lũ

TPHCM:


(Dân trí) - Do đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho miền Trung và miền Bắc nên dự kiến người dân các miền này đang sinh sống, làm việc tại TPHCM sẽ về thăm quê đông hơn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Khách đi lại dịp Tết năm nay sẽ tăng cao

Khách tăng 6 - 8%

Theo ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông, dự báo lượng khách đến bến trong dịp Tết Nguyên đán năm nay sẽ cao hơn năm trước từ 6 - 8%. Nguyên nhân chính là vì những đợt mưa lũ cận Tết vừa qua gây thiệt hại nặng cho các tỉnh miền Trung, miền Bắc nên người dân vùng miền này sẽ nhân dịp Tết về thăm quê hương nhiều hơn.

Dự đoán lượng khách tăng cao nhất trong dịp Tết là các ngày 26, 27 và 28 tháng Chạp. Ngoài ra, các ngày 19, 20 (nhằm ngày thứ bảy và chủ nhật) và ngày 23 tháng Chạp dự kiến lượng khách cũng sẽ tăng đột biến vì các ngày trên là ngày giao điểm phụ thu giá vé Tết. 

Trong những ngày cao điểm trên, lượng khách đến bến dự kiến sẽ lên đến 50 - 56 ngàn lượt/ngày, có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng cục bộ. Tuy nhiên, bến xe đảm bảo sẽ có đủ xe cho hành khách về quê ăn tết. Bến xe Miền Đông đã lên kế hoạch cho 130 xe buýt tăng cường để giải tỏa khách trong 10 ngày phục vụ trước Tết (từ 21 - 30 tháng Chạp âm lịch) nên không lo thiếu xe.

Các tuyến có lượng khách tăng cao gồm các tuyến thuộc khu vực Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk…

Đặc biệt các tuyến thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định do số lượng xe đăng ký hoạt động tại bến thời gian qua giảm nhiều trong khi nhu cầu đi lại tăng mạnh dịp Tết nên sẽ rất khó khăn. Bến xe sẽ bố trí nhiều xe tăng cường cho các tuyến này.

Phụ thu cao nhất là 60%

Trong thời gian phục vụ Tết, cũng với lý do bù lỗ cho chiều xe chạy rỗng (từ Nam ra Bắc thì đông, từ Bắc vào Nam thì vắng), các nhà xe vẫn sẽ tiếp tục hình thức phụ thu theo giá vé trong dịp này, mức phụ thu cao nhất là 60% giá vé. Các doanh nghiệp không được bán vé quá mức phụ thu 60% trên và phải niêm yết giá vé công khai.

Cụ thể, các tuyến từ Ninh Thuận trở ra Bắc sẽ phụ thu 40% từ ngày 21 - 23 tháng Chạp, phụ thu 60% từ ngày 24 - 30 tháng Chạp; phụ thu 20% từ mùng 1 - 3 Tết Tân Mão. 

Các tuyến đi các tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng sẽ phụ thu 60% từ ngày 24 - 30 tháng Chạp, phụ thu 20% từ mùng 1 - 3 Tết. Các tuyến đi Bà Rịa - Vũng Tàu phụ thu 40% từ 26 tháng Chạp đến hết mùng 6 Tết. Các tuyến đi Đồng Nai phụ thu 40% từ 26 tháng Chạp đến hết mùng 3 Tết. Các tuyến đi miền Tây phụ thu 40% từ ngày 27 tháng Chạp đến hết mùng 2 Tết.

Ngoài ra, năm nay Bến xe Miền Đông cũng sẽ tổ chức bán trước vé xe Tết từ ngày 1 tháng Chạp âm lịch (từ 7h30 - 17h) cho hành khách đi trong dịp cao điểm (từ 24 - 28 tháng Chạp). Hành khách có thể mua trước vé xe đi lại dịp Tết tại các quầy số 17 - 20 ở Bến xe Miền Đông.

Tùng Nguyên


Việt Nam sẽ thành lập trung tâm điều phối ghép tạng


(Dân trí) - Năm 2011, Bộ Y tế sẽ ban hành 5 thông tư, nghị định liên quan đến việc ghép tạng, đồng thời tiến hành thành lập trung tâm điều phối ghép tạng trực thuộc Bộ Y tế, cũng như tiến hành thành lập Hội ghép tạng Việt Nam.

Đó là những thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên công bố trong Hội thảo Khoa học "Chiến lược ghép tạng tại Việt Nam", vừa diễn ra tại TPHCM ngày 03/12.

 

Theo Thứ trưởng Xuyên, 12 trung tâm ghép tạng trên cả nước đã ghép tạng của người cho còn sống cho 400 bệnh nhân. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 11/2010, mới chỉ có 17 trường hợp được ghép thận, 15 người được ghép gan và 1 người được ghép tim từ người đã chết não đồng ý hiến tặng tạng.

 

Như vậy, số người hiến tạng lại rất ít và còn bị giới hạn với nhiều loại tạng cần như tim, phổi… trong khi nhu cầu của người bệnh cần tạng để ghép ngày càng tăng. Thêm nữa dù đã có luật hiến, cho tạng có hiệu lực từ năm 2007, nhưng đến nay số người chết não đồng ý hiến tặng tạng cho bệnh nhân có nhu cầu vẫn còn rất thấp.

 

Theo GS Francis L. Delmonico, Chủ tịch Hội ghép tạng Thế giới, Việt Nam cần thúc đẩy việc thông tin, giáo dục cho xã hội hiểu, ủng hộ việc hiến tạng, nhất là đối với những người đã chết não. Đồng thời có chính sách bảo vệ, chăm sóc cho người hiến cũng như người nhận. Ngoài ra, việc ghép tạng cần được lồng vào chương trình y tế quốc gia để có sự điều hòa, điều phối hầu cung cấp cách minh bạch, công bằng các tạng được cho cũng như người cần tạng để ghép.

 

Hiện nay tỷ lệ người chết hiến tặng tạng trên thế giối rất cao nhất là các nước thuộc Châu Âu (79%), Châu Mỹ (60%), Châu Úc (44%). Riêng Châu phi và Châu Á thì số người hiến tạng sau khi qua đời rất thấp chưa tới 10%.

 

Ngọc Thanh


Cây cầu sắp sập đã... sập hẳn

Quảng Nam:


(Dân trí) - Trong khi đơn vị thi công đang tiến hành lắp đặt giàn bailey trên các trụ cầu Gò Nổi (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) để người dân lưu thông tạm, thì cây cầu xập xệ này đã sập hẳn.
 >> Hàng ngàn người dân vô tư đi trên cây cầu sắp sập


Đoạn cầu Gò Nổi bị sập (ảnh do bạn đọc cung cấp).

 

Theo thông tin Dân trí có được, chiều qua 3/12, cầu Gò Nổi đã gãy sụp khi đang được sửa chữa tạm. Đoạn cầu bị sập nằm giữa trụ số 5 và số 6.

 

Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương hai đầu cầu đã lập hàng rào phong tỏa cầu.

 

Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Phan Phước Long - Chủ tịch UBND xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) - cho biết: Trong mấy ngày qua, đơn vị thi công bắt đầu tu sửa, gia cố cầu Gò Nổi. Đến khoảng hơn 15 giờ ngày 3/12, người dân phát hiện trụ số 5 và số 6 bắt đầu có dấu hiệu lún nên đã báo cho chính quyền địa phương phong tỏa xe cộ không cho người dân lưu thông. Đến khoảng 16 giờ thì nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống sông.

 

Theo ông Phong, sau khi sự cố xảy ra, vì nhu cầu đi lại, người dân vẫn tiếp tục lưu thông bằng đò ngang rất nguy hiểm vì đò đi qua lại dưới những đốt dầm còn lại của cầu cũng đang có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

 

Sự cố cầu sập đã khiến khu vực Gò Nổi bị mất điện, tuyến cáp quang đặt theo thành cầu từ thị trấn Nam Phước phục vụ cho người dân ba xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong (huyện Điện Bàn) bị đứt; toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc như internet, điện thoại bàn khu vực này bị tê liệt. VNPT Quảng Nam cũng đã phân công lực lượng nối tạm tuyến cáp trong đêm 3/12, đến sáng 4/12 sẽ dựng trụ băng qua sông kéo dây vào khu vực này.

 

Ngoài ra, tuyến ống cấp nước cũng bị gãy đôi theo nhịp cầu sập, hàng ngàn hộ dân tạm thời không có nước dùng.

 

Hiện các đơn vị đang tích cực sửa chữa cầu Gò  Nổi, khắc phục sự cố.

 

Công Bính


Người đàn bà không chốn nương thân cũng không dám về quê


(Dân trí) - Không chồng, không con, không một mảnh đất cắm dùi, có nơi chôn nhau cắt rốn nhưng 12 năm nay bà không dám về quê…

Mong ước cuối đời của bà Liên là có tiền về quê để thắp nhang cho cha mẹ
 
Đó là hoàn cảnh đáng thương của bà Phạm Thị Liên (62 tuổi), đang ở nhờ hơn 20 năm nay tại hội trường của tổ dân phố 1, phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai.

Ở vào cái tuổi gần đất xa trời, lại sống trong cảnh cô quạnh, bà không dám ví mình như nải chuối chín trên cây. Bởi, chuối trên cây còn có anh em, họ hàng bên cạnh xúm xít, còn bà, hơn 20 năm nay vò võ một thân một mình, có quê nhưng không dám về. Bà kể:

 

Bà vốn sinh ra tại mảnh đất Thanh Hà, Hải Dương, khi đất nước còn chiến tranh, cũng như bao người con yêu nước, năm 1971 bà đi thanh niên xung phong vác đạn, đào hầm, khoét núi tại Quân khu 3, trung đoàn 2, đơn vị đội 4. Đất nước giải phóng, bà trở về quê tiếp tục tăng gia sản xuất.

Rồi chẳng hiểu cơ duyên nào đã đưa đẩy bà đến mảnh đất Gia Lai này vào năm 1984. Sau 4 năm tham gia xây dựng nông trường cà phê Iasao, bà chuyển sang làm công nhân cho nhà máy chế biến cà phê 331. Cứ tưởng, từ đây công việc của bà sẽ được ổn định đến suốt đời, nhưng đến năm 1992 nhà máy giải thể, không dám quay về quê với hai bàn tay trắng, mà về quê cũng không nhà cửa đất đai. Vậy là một mình bà lam lũ trụ lại ở mảnh đất đại ngàn này với đủ thứ nghề từ nhổ cỏ thuê, hái cà phê thuê… để mưu sinh.

Ở mảnh đất đại ngàn bà cũng không có gì là hạnh phúc, vậy hỏi cớ gì bà không dám về quê một lần khi cuối đời? 

Cha mất từ khi bà mới lên 5, một mình mẹ bà vật lộn nuôi các anh chị em bà khôn lớn, ai cũng lập gia đình con cháu đề huề. Riêng bà, cái kiếp này đã không cho bà lấy chồng, sinh con đã đành, nhưng tuổi xuân bà cũng đã cống hiến sức mình cho đất nước, giải phóng bà không quản khó khăn lênh đênh với nhiều nghề để mưu sinh. Nhưng đổi lại, cuối đời bà lại sống trong buồn hiu, cô quạnh, bệnh tật.

26 năm xa quê làm ăn, người ta thì nhà này, xe nọ, còn bà mảnh đất cắm dùi cũng không có, mỗi lần căn bệnh gai cột sống nặng hay viêm đại tràng phát tác, được hàng xóm đưa đi cấp cứu nhưng bà cũng chỉ có mỗi cái thẻ bảo hiểm hộ nghèo để làm phương tiện chữa bệnh.

Sống như vậy, hỏi làm sao bà dám về quê chứ, mà về quê cũng đâu có phải là dễ dàng? 

Đi thanh niên xung phong, bây giờ muốn làm chế độ trợ cấp cho người có công với đất nước nhưng giấy tờ gốc của bà không còn. Cùng đi với bà ở làng có 4 người, một người đã hy sinh từ lâu, một người theo chồng vào Nam, còn một vẫn ở quê, bà muốn làm lại giấy tờ cũng dễ dàng lắm, chỉ cần về quê xin giấy xác nhận của bạn ở quê mang lên chính quyền địa phương đóng dấu là xong. Có vậy thôi mà 12 năm nay bà không dám đặt chân về làng để làm?

Về quê chứ có phải là nơi đô thị đâu, cả họ nhà bà, chưa tính chú bác, anh em thì cháu, chắt cũng dễ đến cả trăm đứa rồi. Họ hàng thì đông như vậy, có mỗi người cô đi làm ăn xa cả mấy chục năm trời, người này người kia đến hỏi thăm, cháu chắt đến đòi kẹo. Vậy lúc đó làm sao ăn nói với bọn trẻ con được đây? Chẳng nhẽ bà chỉ chuẩn bị vài ba trăm tiền xe, về đến quê làm xong giấy tờ lo cho bản thân mình rồi lại quay trở vào hưởng thụ một mình? 

Mà nói thật, mỗi ngày hết vài ba nghìn tiền mua rau để sống qua ngày bà còn phải lo từng bữa chứ lấy đâu ra vài ba trăm nghìn để về quê. Đến bây giờ, mỗi khi bệnh tật của bà tái phát, bà cũng chỉ biết nằm một chỗ rên rỉ nhờ hàng xóm đến chở đi bệnh viện, uống vài ba viên thuốc được cấp theo tiêu chuẩn của bảo hiểm y tế hộ nghèo rồi lại bước bộ từ bệnh viện về đến nhà.

Bà cho biết thêm, năm ngoái bà còn đi hái thuê cà phê mỗi tháng cũng được vài trăm, nhưng năm nay do bệnh ngày càng nặng, bà chỉ ở nhà nuôi 12 con gà để lấy trứng bán mua gạo. Còn tiền thức ăn, mỗi tháng bà được cấp 120 nghìn tiền trợ cấp tuổi già bà giành mua rau và thuốc thang: "Không chồng con, nhà cửa, đất đai, không lương… lại bệnh tật, tôi cũng chỉ mong chết sớm được ngày nào thì đỡ khổ ngày đó. Nhưng trước khi chết tôi cũng chỉ mong được về quê thắp một nén nhang lên bàn thờ cha mẹ để tạ lỗi mà khó quá", bà tâm sự.
                                                                                        Thiên Thư

Vinashin: Tài thật. Tài đến thế là cùng!


" … Chao ôi! Lãnh đạo ta tài thật. Tài đến thế là cùng. Thử hỏi trên thế gian này có bao giờ và ở nơi đâu lại có những tài năng kiệt xuất đến nhường này? Số tiền gần 5 tỉ USD là một tài sản lớn, rất lớn ngay cả với những nước giàu có như Mỹ, Nhật, Đức… chứ không nói gì đến nước nghèo kiết xác như ta. Nó lớn đến mức chỉ để in được ra theo quy trình in USD âm phủ ở phố Hàng Mã cũng phải mất cả tháng. Thế mà các bác chỉ "xắn tay áo" đi vài đường "quyền tái cơ cấu" là đâu đã vào đó…"
*
Mới cách đây mấy tháng, con tàu Vinashin chìm trong đổ vỡ. Trong phát biểu của một Đại biểu Quốc hội tại nghị trường, số nợ cả trong và ngoài nước tới một trăm ngàn tỉ đồng. Công nhân thất nghiệp, nhiều tháng không có lương. Tầu bè, máy móc mua về cái thì quá đát, cái thì không đồng bộ, cái lạc hậu đang trở thành đống sắt han gỉ. Hàng hóa sản xuất ra kém chất lượng, không có người mua, nhiều hợp đồng bị hủy. Chỉ tính riêng tiền lãi ngân hàng đã lên đến hàng chục tỉ đồng/ngày. Lãnh đạo tập đoàn tham nhũng, làm trái quy định, đưa anh em, người nhà vào thao túng những vị trí then chốt. Nhiều công ty con trên bờ phá sản và công ty mẹ, con tàu Vinashin đang trên đà trở thành… con tầu Titanich chờ ngày chìm lỉm xuống đáy đại dương.
Trước tình hình bi đát trên, lãnh đạo cử Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng ban tái cơ cấu Vinashin. Và như một phép màu, chỉ hơn một tháng sau, con tầu sắp đắm Vinasin bỗng căng buồm lướt sóng ra khơi, báo hiệu những bình minh rực rỡ hiện hữu phía chân trời. Vị tân Chủ tịch Tập đoàn hùng hồn tuyên bố: Vinashin vay thì Vinashin trả. Các cơ quan thông tấn báo chí, Đài truyền hình Trung ương… rầm rộ khúc khải hoàn ca.
Chao ôi! Lãnh đạo ta tài thật. Tài đến thế là cùng. Thử hỏi trên thế gian này có bao giờ và ở nơi đâu lại có những tài năng kiệt xuất đến nhường này? Số tiền gần 5 tỉ USD là một tài sản lớn, rất lớn ngay cả với những nước giàu có như Mỹ, Nhật, Đức… chứ không nói gì đến nước nghèo kiết xác như ta. Nó lớn đến mức chỉ để in được ra theo quy trình in USD âm phủ ở phố Hàng Mã cũng phải mất cả tháng. Thế mà các bác chỉ "xắn tay áo" đi vài đường "quyền tái cơ cấu" là đâu đã vào đó. Lãnh đạo ta tài thật. Toàn những người kiệt xuất.
Xem ra mới thấy cái UB Nobel ấy, nó ngu lắm, có mắt như mù. Mỗi năm trao có mấy cái Nobel về kinh tế mà năm nào cũng chung, cũng đụng, nhiều khi vài ba vị giáo sư, tiến sĩ chia chác nhau một giải. Nếu họ phát hiện cái võ "tái cơ cấu Vinashin" của ta, hẳn sẽ đến tận nơi mà mời các bác sang thủ đô Thụy Điển nhận giải. Không. Đấy là bí quyết gia truyền, là bí mật quốc gia, chúng ta quyết không để lộ cho thiên hạ biết các bác nhé. Biết, họ học mót mất thì nguy, thậm nguy. Ta mất bản quyền.
Nói khẽ với nhau thôi, cả lão Ôbama của nước Mỹ, rồi Ủy ban kinh tế Liên minh châu Âu nữa, toàn bọn dốt nát, ăn hại tiền dân, có mỗi cái kinh tế thế giới mà lúc nào cũng lo ngay ngáy, sợ đứng sợ ngồi. Nếu có đôi mắt tinh đời, chắc chắn chúng nó phải mời, phải lạy, phải mang kiệu đến rước bằng được các vĩ nhân của công trình tái cơ cấu này về làm quân sư, cố vấn. Ví dụ mỗi tháng các bác kiếm được 5 tỉ USD, mỗi năm tròm trèm 60 tỉ USD. Ví dụ thế thì loại đại gia, tỉ phú đô la như Bin ghết có mà xách dép. Chao ôi khi đó, kinh tế thế giới sẽ phát triển huy hoàng, rực rỡ. Cái đói, cái nghèo sẽ chỉ còn nằm trong ký ức và mấy trang viết ôn nghèo kể khổ của mấy thằng nhà văn, nhà thơ vốn thiếu thiện chí, hay bới bèo ra bọ. Cứ nghĩ đến cảnh tiền USD nhiều như lá rụng bên bờ hồ Hoàn Kiếm mỗi độ thu sang mà ngất ngây con gà tây vì sung sướng.
Các bác ạ, các bác tài giỏi thế mà thiên hạ ngu, thế giới ngu, nhân gian cũng toàn một lũ ngu. Thôi, các bác không thèm chấp với chúng nó, không thèm chỉ bảo cho chúng nó làm gì cho mệt xác. Cổ nhân đã dạy đại để rằng: Mang lời khôn mà bảo người ngu như mang vàng bạc vứt ra đường cái. Hay các bác về Hội Nhà văn Việt Nam? Với tài năng và trí tưởng tượng siêu nhân của các bác mà viết truyện thần thoại, cổ tích hay khoa học viễn tưởng thì chắc chắn sẽ lưu danh vạn cổ.
Từ ngày tận mắt chứng kiến việc tái cơ cấu Vinashin, nhiều doanh nhân học tập rất sáng suốt và trở nên thành đạt. Ví dụ như cái cô bán hàng cơm đầu phố nhà chúng em, "hàng thì chán, bán thì đắt", lũ đàn em còn suốt ngày thì thụt chọn miếng nào ngon là ăn vụng, ăn trộm. Chủ nợ rập rình ngoài ngõ. Hàng quán đóng cửa đến nơi. Thế mà như có phép thần, cái quán ấy hồi sinh mạnh mẽ. Sau này tìm hiểu, mới biết mỗi khi hàng thiu, hàng ế là ông bố già lại hạ lệnh cho đám anh em phải "giải cứu con tin" bởi nếu để nó sập tiệm thì lũ con cháu của ông cụ chết đói. Và khi đó, bà chủ quán lại vác những cơm thừa, canh cặn đến nhà mấy ông anh, bà chị làm ở giao thông, dầu khí bắt mua. Biết là hàng thiu, hàng ế nhưng vì lệnh của bố nên vẫn phải mua, phải trả tiền sòng phẳng rồi ăn được thì ăn mà không ăn được thì cho chó, cho mèo, đổ xuống cống, xuống rãnh. Chỉ thương ông anh cả nhà ấy vốn ăn chay trường, mỗi lần nhận đống hàng thịt thà, cá mú mặt tái xanh, tái vàng như… tái cơ cấu.
Trở lại với những thành công vang dội trong việc tái cơ cấu Vinashin, để ghi nhớ công ơn cất đi món nợ 1,5 triệu đồng/ cho mỗi người dân, có lẽ nên phát động sâu rộng trong đời sống nhân dân một phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng cách quyên góp tiền của đúc tượng đồng, bia đá để ghi nhớ công ơn to lớn này.
Còn loại nhà văn nhà veo như em, tiền bạc không có, xin được dâng tặng các bác câu nói của cố Nhà văn Nam Cao cách đây 60 năm trong tác phẩm Đôi mắt: Tài thật. Tài đến thế là cùng!…
Nguyễn Hoàng

Việt Nam xuất khẩu 180 ngàn tấn hạt điều năm 2010


Việt Nam xuất khẩu một trăm tám chục nghìn tấn hạt điều các loại, thu về trên một tỷ đô la năm 2010, được coi là mức cao nhất trước nay.

Được biết theo dự kiến trước đó thì kế hoạch xuất khẩu hạt điều năm nay vào khoảng 1.700 tấn, thế nhưng đến lúc này thì đã bán ra ngoài hơn 1.800 tấn.

Ngành hạt điều xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi vì sản lượng điều giảm mạnh tại các nước Brazil, Ấn Độ, Indonesia, dẫn tới tình trạng mức cầu tăng và mức cung giảm.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt điều số một thế giới, đưa mặt hàng này vào danh sách những sản phẩm đạt trên một tỷ đô la năm nay.

Những khó khăn trong ngành hạt điều xuất khẩu là tiềm lực doanh nghiệp không đủ mạnh, sản xuất đơn lẻ, một số lớn chưa phù hợp tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Ngoài những thử thách vừa kể, cây điều còn bị cạnh tranh bởi cây cao su vì phải lo giữ giá cao liên tục trong nhiều năm qua, trong lúc Việt Nam phải cố nâng cao uy tín hạt điều của mình trên thị trường quốc tế.


Vì sao Công an Việt Nam không được mờ

i?

2010-12-04

Cuối tháng trước, hơn 600 cảnh sát của cả liên bang lẫn tiểu bang, chưa kể sự tham gia của nhân viên nhiều cơ quan công quyền tại Úc như: Hải quan, Di trú, Thuế,… đã tiến hành kiểm tra khoảng 60 căn nhà tọa lạc tại tiểu bang Victoria, để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa.

Photo courtesy of Wikipedia

Cây cần sa

 

Theo một số cơ quan truyền thông ở Úc, đa số nghi can dính líu đến việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria là người Việt.

Vì sao lại có thực trạng đáng tiếc đó? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật thêm…

Tại sao lại nhắm vào người Việt?

Chiến dịch mà hệ thống bảo vệ pháp luật của Úc cũng như tiểu bang Victoria triển khai hôm 23 tháng 11 để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa được xem là chưa từng có trong lịch sử. Theo các cơ quan truyền thông Úc, riêng tiểu bang Victoria đã điều động đến 630 cảnh sát, chưa kể lực lượng cảnh sát liên bang, nhân viên Hải quan, nhân viên Di trú, nhân viên cơ quan Thuế,… tham gia chiến dịch này.

Những thông tin ban đầu về chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa còn cho biết, cùng thời điểm này, cảnh sát của New Zealand đã mở một chiến dịch tương tự.

Tại tiểu bang Victoria, đợt khám xét đồng loạt 68 căn nhà ở những khu vực có nhiều người Việt cư ngụ hồi cuối tháng 11 đã giúp hệ thống công quyền Úc loại trừ được khoảng 8.000 cây cần sa đang chờ thu hoạch. Họ còn loan báo đã tịch thu được một lượng lớn thuốc lắc và tiền mặt, tài sản trị giá chừng 22 triệu đô la Úc.

Theo hệ thống truyền thông Úc, cảnh sát Úc xem đây là những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Họ đã theo dõi hoạt động trồng và kinh doanh cần sa suốt hai năm qua và những tổ chức tội phạm này được cho là có "liên hệ chặt chẽ với Việt Nam". Những nhóm tội phạm vừa kể không chỉ phạm tội tại Úc mà còn hoạt động ở New Zealand, họ đã làm ra và buôn bán lượng cần sa, bạch phiến trị giá chừng 400 triệu đô la rồi chuyển phần lớn số tiền thu được về Việt Nam.

Để có thêm thông tin về diễn biến của chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, chiều 2 tháng 12, chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon – Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria...

34 bị bắt, một chết và còn có thể bắt thêm

Trân Văn: Thưa ông, kết quả của đợt truy quét cần sa tại bang Victoria như thế nào rồi?

nguyen-van-bon-250.jpg
Ông Nguyễn Văn Bon. Photo courtesy of 8406vic.blogspot.com.
Ông Nguyễn Văn Bon: Theo chúng tôi được biết, những người bị bắt đang chờ ra tòa.

Chúng tôi cũng vừa mới làm việc với Sở Di trú của Úc và được biết là đại đa số nghi can đều tạm cư bất hợp pháp tại Úc. Khi họ đã bị bắt thì công việc cũng đã xong, chúng tôi không theo dõi những người này được xử như thế nào.

Tuy nhiên ngày hôm qua có tin, trong lúc bị giam thì có một nghi can tử nạn. Chúng tôi không biết sự vụ như thế nào. Vấn đề đó còn nằm trong vòng điều tra của cảnh sát cho nên chúng tôi không biết rõ.

Trân Văn: Thưa ông, trong đợt bố ráp này tại tiểu bang Victoria, cảnh sát bắt được bao nhiêu người?

Ông Nguyễn Văn Bon: Cảnh sát bắt được khoảng 34 người. Tuy nhiên cảnh sát vẫn đang điều tra về một số người khác và cũng có thể sẽ bắt thêm nữa.

Đến giờ này, cảnh sát không thông báo cho chúng tôi biết con số chính xác là bao nhiêu.

Trân Văn: Trong số 34 nghi can bị bắt thì có bao nhiêu là người Việt?

Ông Nguyễn Văn Bon: Họ không nói rõ có bao nhiêu là người Việt. Họ chỉ cho biết đại đa số là người Việt tạm cư bất hợp pháp ở đây.

Trân Văn: Ông có biết họ đến Úc bằng cách nào không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Úc có nhiều loại visa khác nhau. Hai loại visa mà họ có thể lạm dụng được là visa du lịch để thăm thân nhân, thăm viếng nước Úc và visa du học. Đó là những loại visa mà họ thường sử dụng để đến đây tạm cư bất hợp pháp, làm những chuyện phạm pháp như vậy.

Trân Văn: Trước sự kiện đa số những người trồng cần sa bị cảnh sát địa phương bắt là người Việt thì cộng đồng người Việt sống tại tiểu bang Victoria tại Úc nghĩ gì và phản ứng như thế nào?

Cộng đồng của chúng ta sống tại tiểu bang Victoria rất là không hài lòng về việc người Việt tới đây dưới hình thức du lịch hoặc là du học và trồng cần sa hoặc là buôn bán bạch phiến như vậy.

Ông Nguyễn Văn Bon

Ông Nguyễn Văn Bon: Cộng đồng của chúng ta sống tại tiểu bang Victoria rất là không hài lòng về việc người Việt tới đây dưới hình thức du lịch hoặc là du học và trồng cần sa hoặc là buôn bán bạch phiến như vậy. Nó gây một cú sốc.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên tách rời, đây không phải là thành viên trong cộng đồng của chúng ta ở tại Victoria. Có tin cho biết là những người này đến từ Hải Phòng.

Trân Văn: Thưa anh, dù sao đi nữa thì họ cũng là người Việt…

Ông Nguyễn Văn Bon: Chúng tôi không phủ nhận họ là người Việt. Nếu họ làm đúng theo luật pháp, chúng tôi sẵn sàng lên tiếng và có thể hỗ trợ họ. Tuy nhiên, ở xứ sở tự do như thế này, họ đã chọn "tự do phạm pháp" thì phải để nước Úc xử lý họ đúng theo luật pháp của nước Úc.

Trân Văn: Hồi nãy anh có cho biết, dựa trên thông tin của hệ thống truyền thông Úc thì những người bị bắt do trồng cần sa đều là những người tạm cư phải không ạ?

Ông Nguyễn Văn Bon: Đại đa số là những người tạm cư…

Trân Văn: Và đến từ Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Bon: Dạ đúng!

Trân Văn: Tình hình này có xảy ra ở những tiểu bang khác không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Chắc anh cũng còn nhớ, trước đây có một vụ rất là lớn, đó là một phi công của Vietnam Airlines đã vận chuyển số tiền mặt từ bốn đến năm triệu. Khi cảnh sát bắt anh chàng phi công này tại Sydney thì anh chàng phi công này mới khai số tiền đó là tiền bán thuốc phiện để mang về Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ, điều này chẳng những xảy ra tại các tiểu bang khác mà hiện giờ, nó còn xảy ra tại các nước khác nữa chứ không riêng tại Úc đâu.

Một bên phản đối, một bên im lặng

vietnam-airlines-250.jpg
Máy bay Boeing 767-300 của hãng hàng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài. AFP photo.
Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, ngay sau khi chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria được triển khai, tối 23 tháng 11, với tư cách Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria, ông Nguyễn Văn Bon đã phải công bố một thư ngỏ, xác nhận, hành vi phạm pháp của một số người Việt trên đất Úc đã hủy hoại thanh danh của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, vốn đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua.

Trong thư, ông Bon cho biết, cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản luôn luôn ủng hộ và tiếp tay với cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Đồng thời kêu gọi chính phủ mạnh tay với những kẻ phạm pháp vì cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến.

Thế còn chính quyền Việt Nam? Suốt mười ngày qua, chính quyền Việt Nam không hề có bất kỳ ý kiến nào về sự kiện vừa đề cập. Kể cả khi hệ thống truyền thông Úc dẫn nhiều nguồn tin, ý kiến cho biết, các tổ chức tội phạm liên quan đến ma túy trên đất Úc có "liên quan chặt chẽ với Việt Nam".

Có những dấu hiệu cho thấy, trước, trong và sau chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, cảnh sát Úc đã, đang, cũng như sẽ còn phối hợp chặt chẽ với cảnh sát của New Zealand. Tại sao không thấy thông tin nào về sự tham gia của Công an Việt Nam trong chiến dịch này?

Nguyên nhân có thể là từ chính Công an Việt Nam. Chẳng hạn hồi tháng 6 năm 2005, cảnh sát Úc đã từng bắt giữ ông Trần Đình Đang - phi công của Vietnam Airlines vì đã vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô la từ Úc về Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2008, cảnh sát Úc tiếp tục bắt giữ ông Lại Quốc Việt, một phi công khác cũng của Vietnam Airlines vì tham gia vận chuyển trái phép 3,7 triệu đô la ra khỏi Úc. 

Tuy những khoản tiền khổng lồ trong những vụ vận chuyển trái phép này đã chính thức được phía Úc xác định là lợi nhuận bất hợp pháp vì thủ đắc từ kinh doanh ma túy, song chưa bao giờ người ta nghe Công an Việt Nam loan báo kết quả điều tra về những vụ rửa tiền ấy tại Việt Nam.

Theo dòng thời sự: