THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 January 2012

Rác y tế


Lê Văn Xiếng (danlambao) Năm 1990 ảnh hưởng từ cách mạng Đông Âu, văn nghệ Việt Nam bỗng dưng khởi sắc trong thời gian ngắn. Người ta biết đến các tác phẩm như "Cái đêm hôm ấy - đêm gì?" của Phùng Gia Lộc, "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp. Trong kịch nghệ thì có Lưu Quang Vũ xuất sắc với các kịch bản:"Tôi và chúng ta""Hồn trương ba, da hàng thịt"... Sự rạng rỡ dù thoáng chốc nhưng dấu ấn hiện thực đậm nét trong tâm trí người thưởng ngoạn. Nhà văn Nguyên Ngọc có công đầu trong thời kỳ bừng sáng nầy. Sau khi báo Văn Nghệ bị thay Tổng biên tập vì đi "chệch hướng", văn chương nói chung lại trở lại con đường cũ. Kịch nghệ cũng cùng chung số phận.

Văn chương không nhất thiết hư cấu hay bóng bẫy mới làm phong phú cuộc sống, mà đi vào hiện thực để ghi lại những bi kịch của đời người. Nếu không có Ngô Tất Tố, chúng ta không biết thân phận bi đát của người nông dân dưới thời thực dân và phong kiến. Chị Dậu đã bán khoai, bán bầy chó và bán cả con của mình để nộp sưu thuế cho chồng. Nếu không có Phùng Gia Lộc, chúng ta cũng không biết cảnh bắt sưu thuế tàn bạo thời bao cấp dưới "chính quyền nhân dân" và bọn cường hào mới ác ôn không thua bọn thực dân phong kiến. 

Trong truyện "Tướng về hưu" (*), chi tiết gây ấn tượng với tôi nhất là chuyện dùng thai nhi chết nuôi đàn chó berger. Cô dâu là bác sĩ phụ khoa ở một bệnh viện sản, hàng ngày nạo phá thai cho hàng chục bệnh nhân. Những thai nhi nhiều tháng có hình hài con người thì càng giá trị về nguồn đạm để nuôi đàn chó mau lớn. Thứ thực phẩm đầy chất bổ ấy hẳn không cần chế biến, cứ để nguyên xi vào phích đá cho khỏi thối rữa, chiều mang về nhà là xong. Sự sung túc của gia đình không hẳn nhờ sáng kiến kinh doanh chó quí trong thời bao cấp, mà là tận dụng nguồn "thịt" không tốn tiền để nuôi lớn loại chó kén ăn. Cô con dâu nhà tướng Thuần mặc nhiên xem xác thai nhi là một loại thịt. Ông tướng về hưu dù quen với chết chóc vẫn thấy ghê tởm việc làm thiếu nhân tính bằng câu nói: "Khốn nạn, tao không cần sự giàu có nầy."

Nhưng có điều ông tướng không nghĩ ra, xã hội sau lưng ông đã trở thành khốn nạn không phải vì kiệt quệ "hạt gạo cắn đôi" giải phóng miền Nam, cũng không phải vì thời đại tân tiến con dâu ông đang sống, mà chính lý tưởng vô thần ông đang phục vụ gây ra. Nhân danh lý tưởng ấy, người ta đã đày đọa con người trong xã hội thiếu vắng mọi thứ kể cả đạo đức. Đành rằng không nhất thiết thánh hóa những vong linh sinh non chết yểu như nhiều người đã làm, nhưng việc vứt bỏ không thương tiếc những sinh mạng kém may mắn ấy đã làm lương tâm chúng ta nhức nhối. Đạo đức ở đâu khi con người coi xác đồng loại mình như một loại thịt?

Chuyện không chỉ xảy ra trong quá khứ, chuyện đang xảy ra mỗi ngày chung quanh chúng ta. Ngày 24/01/2012 trên báo RFA có bài viết "Không có Tết cho nhóm bảo vệ sự sống(**) của Tường An nói về công việc thầm lặng của nhóm thanh niên công giáo Nghệ An. Trưởng nhóm J.B Nguyễn Hữu Chắc kể lại như sau: 

"Tháng 6 năm 2007 chúng tôi về Vinh để chơi cùng với 1 số anh em bạn, trong đó có anh Frăng-xi –cô Phạm Xuân Diệu mà hiện giờ đang bị cầm tù. Trong lúc anh em đi chơi, thì đi ngang qua một bãi rác của thành phố Vinh, tôi thấy có mấy con chó nó lằng nhằng, lằng nhằng nó tha… Nhìn từ xa thì mình thấy nó giống hình một đứa trẻ thì anh em chúng tôi chạy tới, dừng lại. 

Thì quả đúng đó là một đứa trẻ sơ sinh mà người ta đẻ hay người ta phá thai gì đó mà người ta vất ở bãi rác... Thế thì khi thấy thảm cảnh đó thì anh em chúng tôi tìm cách chôn đứa bé đó và sau đó chúng tôi đi hỏi thăm thì biết được đó là vấn đề phá thai. Và anh em chúng tôi bàn với nhau là phải làm một cái gì đó"

Công việc của anh chị em làm là lén lấy các thai nhi chết trong các đống rác y tế đem về chôn cất. Việc làm nhân ái như thế đã gặp sự khó khăn từ chính quyền và cả những người không phải chính quyền như thày cô giáo, nhân viên y tế, bác sĩ các bệnh viện. Người ta gắn cho các anh chị là "phản động", là "thù địch". Phía chính quyền sợ những việc làm phơi bày mặt trái của xã hội mà họ đang trách nhiệm là điều hiểu được, nhưng những người không dính dáng gì tới chính quyền cũng a dua nói theo thì thật đáng trách. Cái hiệu ứng áp bức - sợ hãi của chế độ toàn trị nầy đã lên tới đỉnh điểm. Nó không chỉ chủ động tàn nhẫn mà còn bắt người khác cũng hành động tàn nhẫn như mình.

Trong thủ thuật phá thai bằng sinh non (Kovac's), có khi em bé vẫn còn sống khi bị vứt ra đống rác y tế. Vẫn theo lời của JB Nguyễn Hữu Chắc: "Có những bào thai vẫn còn thoi thóp sống nhiều giờ sau khi đưa về, được họ rửa ráy, khâm liệm rồi mới chôn cất."

Bào thai nhiều tháng tuổi không thể nạo nên phải dùng thủ thuật sinh non. Sinh non bình thường em bé được chăm sóc trong lồng kính, còn "sinh non" kiểu phá thai là phải vất đi, dù nó đã chết hay còn thở. Hành động vất đứa trẻ như thế thật tàn nhẫn. Người mẹ, vì nhiều lý do, có thể không hiểu hết mọi chuyện, nhưng bác sĩ y tá là những người chuyên môn lẽ nào không ý thức được những tình huống gần như giết người nầy. Nhưng nếu buộc phải làm, bệnh viện không có cách nào khác thay vì vứt những bào thai như thế vào rác y tế?

Cá nhân tôi không suy nghĩ cực đoan trong vấn đề phá thai và quyền phá thai hợp pháp, vì cho rằng người phụ nữ có quyền chọn lựa phá thai nếu họ không muốn nuôi con bất đắc dĩ. Về mặt kinh tế toàn dân, hạn chế sinh đẻ để giữ dân số ở mức ổn định là cần thiết và đúng đắn. Nhưng sự thật đang xảy ra trên đất nước ta hẳn làm nhức nhối mọi người về đạo đức và trách nhiệm. Phá thai được công nhận hợp pháp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng vứt bỏ thai nhi còn thoi thóp thở có lẽ chỉ có ở Việt Nam.

Những nỗ lực của anh chị em công giáo trẻ thật đáng trân trọng. Vai trò của tôn giáo và những đoàn thể xã hội thiết tưởng không thể thiếu nếu muốn phát triễn một xã hội hài hòa bền vững. Tôn giáo giúp con người hướng thiện và xa lánh điều ác, tổ chức xã hội điều chỉnh sự phát triển theo khuynh hướng lành mạnh. Triệt tiêu hoặc vô hiệu hóa những hoạt động xã hội độc lập với chính quyền là một việc làm nguy hiểm. Xã hội nào cũng cần có những hoạt động của các nhóm thiện nguyện, không ăn lương chính quyền, không bị chính quyền khống chế và hoạt động theo lương tâm. Họ là cái thắng để sự vận động của xã hội không quá đà, lệch hướng. 

Chủ nghĩa vô thần khiến con người xa rời những giá trị căn bản về đạo đức. Cách coi xác hài nhi là "rác y tế" của các bệnh viện có nạo phá thai hiện nay là sự thể hiện vô trách nhiệm nhất. Một trong những sai lầm phản động của chủ thuyết Mác là coi tôn giáo như thuốc phiện, để từ đó những tên đồ đệ vô thần mặc sức tạo ra những xã hội vô thần, mất nhân tính. Xin mượn lời của trưởng nhóm Bảo Vệ Sự Sống thay lời kết cho bài viết ngắn nầy: 

"Tôi nghe kể lại là đã có một thời là con cái tự hào, hãnh diện vì giết được cha mẹ, gọi cha mẹ bằng thằng, bằng con, rồi đem ra đấu tố rồi giết. Rồi bây giờ cha mẹ mang con cái ra giết, tự hào hãnh diện vì chuyện mình làm. Nó nguy hiểm quá, nó ghê gớm quá. Tôi chỉ gửi đến bà con cái tâm huyết thật sự từ đáy lòng tôi như vậy." 

Nhóm Bảo Vệ Sự Sống - Tổng Giáo phận Hà Nội và mộ bia các thai nhi


Luật sư nhận bào chữa miễn phí cho ông Vươn


Ngày 29/1, luật sư Nguyễn Duy Minh, người nhận bào chữa miễn phí cho ông Đoàn Văn Vươn và người thân trong gia đình đã có mặt tại Hải Phòng để làm các thủ tục.
'Chưa minh bạch trong việc cưỡng chế đất ở Hải Phòng'

Sau khi nhận đơn của bà Nguyễn Thị Thương đề nghị bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp miễn phí cho chồng là ông Đoàn Văn Vươn, luật sư Nguyễn Duy Minh (Văn phòng Luật sư Duy Minh, TP HCM) đã ra Hà Nội. Luật sư này cho biết, trong ngày 29/1, ông sẽ về Tiên Lãng (Hải Phòng) sau đó làm việc với cơ quan điều tra Hải Phòng làm các thủ tục cần thiết nhận bào chữa cho ông Vươn và những người thân trong gia đình.

Sau vụ cưỡng chế, nổ súng ngày 5/1, sáu người trong gia đình ông Vươn đã bị khởi tố với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

"Sự việc xảy ra, dư luận bức xúc trong khi đó chưa ai đứng ra nhận trợ giúp pháp lý cho gia đình ông Vươn nên tôi làm. Đối với tôi, đây là một việc làm bình thường", luật sư Minh chia sẻ. Cũng theo vị luật sư này, do mới nhận bào chữa, chưa tiếp cận đầy đủ hồ sơ nên ông chưa thể đánh giá về các bước tiếp theo.

Trước đó, luật sư Nguyễn Duy Minh đã gặp gỡ nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ để tham khảo và trao đổi nghiệp vụ thêm về Luật Đất đai. Trước đó, ông Đặng Hùng Võ đã lên tiếng khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân. Ông cho biết, sẵn sàng đối chất với huyện Tiên Lãng về vấn đề này.

Sau vụ nổ súng, cưỡng chế, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị phá sập. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Hiền (em dâu ông Vươn) cho biết từ sau khi gửi đơn tố giác đoàn cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng về hành vi hủy hoại tài sản công dân đến nay, gia đình bà chưa nhận được hồi âm. Bà Hiền cho biết, đầu tuần gia đình sẽ tiếp tục gửi đơn đến tổng Thanh tra Chính phủ.

Theo đơn tố giác, người thân trong gia đình ông Vươn đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ hành vi hủy hoại ngôi nhà hai tầng và các tài sản trên phần đất không thuộc diện bị cưỡng chế. Không chỉ bị thiệt hại về ngôi nhà và các tài sản mà sau khi vụ án xảy ra, nhiều người lạ còn tháo cống và dùng kích điện để vét sạch tôm, cua, cá vược, cá trắm trong khu đầm gia đình ông Vươn nuôi thả, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ngoài đơn tố giác này, bà Thương, bà Hiền cùng một số người dân xã Vinh Quang đã ký vào đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, đề nghị làm rõ phát ngôn của lãnh đạo thành phố Hải Phòng cáo buộc người dân xã Vinh Quang đập phá nhà ông Vươn.

Cũng theo bà Hiền, đến hết ngày 22/1 (29 tháng chạp), các lực lượng và người lạ mới rút khỏi khu vực đầm của gia đình, phần diện tích chưa có quyết định cưỡng chế (21 ha trong tổng số 40,3 ha). Sáng 23/1 (mùng 1 Tết, người nhà ông Vươn đã ra dựng lều ngay tại vị trí ngôi nhà hai tầng bị san phẳng để giữ đầm.

Ngày 5/1, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương. Vụ nổ súng không chỉ tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế ở Hải Phòng mà còn làm chấn động dư luận cả nước.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bên cạnh việc vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng của những người trong gia đình ông Vươn, nhiều vấn đề cũng đã được đặt ra như tính pháp lý của quyết định thu hồi đất khai hoang; thẩm phán ký vào thỏa thuận tạo cơ sở cho việc đình chỉ vụ kiện chính quyền của gia đình ông Vươn; cũng như việc chính quyền phá hủy nhà ông Đoàn Văn Vươn ngoài khu vực cưỡng chế.

Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch UBND Hải Phòng kiểm tra làm rõ trách nhiệm vụ cưỡng chế đất. Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã vào cuộc

Nguyễn Hưng

TRỜI ƠI XÃ HỘI VIETNAM PHÁT TRIỂN ( mà chế cây súng kỳ dzị choy )

Việt Nam chế tạo thành công súng phóng lựu cầm tay

29/01/2012 19:15:52

Các cán bộ khoa học thuộc Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã hoàn thành công trình nghiên cứu thiết kế, chế thử súng phóng lựu cầm tay tiếp đạn ổ quay cỡ 40mm kiểu MGL Mk-1 (súng phóng lựu).

Sản phẩm chế thử gồm súng phóng lựu và kính ngắm quang học kiểu RDS đồng bộ, qua kiểm tra đã đạt được các yêu cầu đặt ra về mặt kỹ, chiến thuật.

Súng phóng lựu kiểu MGL Mk-1. Ảnh tư liệu.
Súng phóng lựu kiểu MGL Mk-1. Ảnh tư liệu.

Súng có trọng lượng 6,3kg; ổ quay chứa tối đa 6 viên đạn, tốc độ bắn 18phát/phút, có thể tự động tiếp đạn sau mỗi phát bắn. Súng sử dụng được các loại đạn cỡ 40mm như đạn sát thương M406, đạn khói M79T...

Súng phóng lựu cầm tay bán tự động tiếp đạn ổ quay cỡ 40mm kiểu MGL, hiện đang được quân đội nhiều nước sử dụng do có nhiều ưu điểm như tốc độ bắn cao, uy lực lớn, cấu tạo gọn nhẹ, có thể trang bị cho cá nhân và sử dụng phù hợp với các đơn vị cấp phân đội.

Việc nghiên cứu chế thử thành công loại súng này mở ra khả năng sản xuất hàng loạt để đưa vào trang bị trong quân đội ta.

Theo Quân đội nhân dân

Đứng, quỳ, bò... quay lại Hà Nội sau Tết


29/01/2012 13:36:39

 - Đến sáng hôm nay (29/1), ngày cuối cùng của kì nghỉ Tết, tình trạng quá tải, ùn ứ đã tái diễn tại các bến xe. Hành khách lại kêu ca phải đứng quỳ, bò... trên các chuyến xe khách.

Bến xe đông nghẹt

9h sáng tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), trong khi khu vực đón khách xe đỗ la liệt vắng tanh, thì khu trả khách đông nghẹt xe nối đuôi nhau đợi vào bến. Mỗi chuyến xe vào là khách lại ùn ùn đổ xuống khệ nệ tay xách nách mang.

Bến xe Nước Ngầm thì ngay lúc 4h sáng đã đông nghẹt khi hàng chục chuyến xe từ Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung kéo về trả khách và xuất bến luôn để kịp giờ đón lượt khách kế tiếp.

 

Xe giường nằm nhồi nhét khách
Xe giường nằm nhồi nhét khách

 

Chủ nhà xe Huy Hoàng tuyến Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Hà Nội cho biết: "Đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội mất tới 8 giờ đồng hồ. Để phục vụ lượng khách đông gấp 5 lần ngày thường chúng tôi phải xin tăng chuyến chạy đêm chiều Hương Sơn – Hà Nội từ 2 lên 3 chuyến trong các đêm mùng 5, 6 và 7 Tết".

Bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm… cũng rơi vào tình trạng đông nghẹt, ùn ứ.

Trong hai ngày mùng 6- 7 Tết, đội ngũ xe ôm, taxi ở bến xe đi không hết khách, làm không hết việc. Tại khu vực xe buýt, hành khách đứng xếp hàng dài đợi xe, mỗi xe xuất bến đều chật kín khách.

Xe chật, vé tăng

Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các xe khi vào bến đều chật kín người, mọi khoảng trống trên xe đều được tận dụng để nhồi khách và để đồ.

Với những chuyến xe giường, ghế nằm chạy đường dài từ các tỉnh miền Trung ra thì hành khách được xếp nằm, ngồi thêm la liệt dưới gần giường, sàn xe...

 

Xếp hàng lấy đồ sau khi xuống xe
Xếp hàng lấy đồ sau khi xuống xe

 

Tùng - sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân quê Hà Tĩnh than thở: "Năm nay em đã cẩn thận gọi đặt vé trước nhưng không được. Lên xe thì đã đông kín khách, em muốn nằm nhưng các anh nhà xe bảo đông khách thế này thì chỉ có nằm sàn. Em đồng ý len vào sàn xe, cứ tưởng có 1 mình mình nằm sàn, hóa ra đã có mấy anh ngóc đầu dậy hỏi chuyện…".

Anh Sỹ (quê Nho Quan – Ninh Bình) vừa bước khỏi cửa xe thở phào nhẹ nhõm: "…Thế là thoát khỏi khổ ải, hơn 3 tiếng "vừa đứng, vừa quỳ vừa bò" (đứng một chân dưới sàn xe, quỳ một đầu gối còn lại lên ghế và bò ôm lấy vai ghế để khỏi ngã) trên xe đến khổ".

Anh Sỹ gạt mồ hôi nói tiếp: "Xe đi từ Nho Quan – Ninh Bình ra Hà Nội khoảng 120km, xe 24 chỗ mà các bác nhà xe khéo xếp thế nào được gần 50 khách cả người lớn và trẻ con. Giá vé thì tăng gần gấp rưỡi. Ngày thường 70.000đ/vé thế mà hôm nay ngồi, đứng, quỳ… chỉ cần có mặt trên xe là phải trả 100.000đ".

 

Chen chúc lên xe buýt
Chen chúc lên xe buýt

 

Ngoài những hành khách dồn về Hà Nội bằng ô tô thì lượng người đi bằng xe máy cũng lũ lượt kéo về Hà Nội khiến cho nhiều tuyến đường: Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Giải Phóng… bắt đầu xuất hiện lại tình trạng ùn tắc cục bộ.

Thu Huyền

Ký ức chiến tranh ,Huế Mậu Thân 1968 (Vài hình ảnh sưu tầm)









































































image hosted on flickr

Vài hình ảnh về "Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 "

HMS Warrior đưa nguời di cư rời Hải Phòng xuôi Nam, 1954
Nguồn: lycos.co.uk

17thParalell

Vĩ tuyến  17

hiep_dinh_geneve_2

dicu1954_2

vn54_03
Photobucket
Có rất nhiều trại định cư đã thành công, đã trở thành nơi ăn chốn ở vĩnh viễn cho người di cư 
Nguồn: National Geographic, số tháng Sáu, 1955 
Photobucket
Dốc Mơ: cứ mỗi ngày có thêm 100 căn nhà mới được dựng lên.
Nguồn: National Geographic, số tháng Sáu, 1955 (trang 872) 
Photobucket
Dù chưa lo kịp vấn đề cơm áo, họ đã nghĩ ngay đến việc phải có trường học cho con em họ.
Nguồn: National Geographic, số tháng Sáu, 1955 

Cuộc di cư 1954-1955 là cơ hội để con người có cơ may làm người: Rạch Bắp
Nguồn: National Geographic Số tháng 6, 1955

Hình chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam. (HÌNH ẢNH: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân Hoa Kỳ).

Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư. (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm). 

Cảnh chợ trời tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam

'Tàu há mồm' LST đón người di cư từ Bắc vào Nam


Nhìn lại cuộc di cư đẫm máu 1954
http://vietcatholic.com/News/Html/19469.htm

++++++++++++++++++++++++++++++

Nhìn lại cuộc di cư đẫm máu 1954

Ngày 21.7.2004 tới đây là đúng 50 năm kể từ ngày đất nước bị Pháp và Việt Minh thỏa thuận chia đôi, từ đó nhiều chuyện đau thương đã xẩy ra trên quê hương. Những người đã phải bỏ quê hương miền Bắc ra đi năm 1954 đã quyết định tổ chức ngày họp mặt tại Orange County để ôn lại những kỷ niệm xưa và nghiền ngẩm bài học lịch sử.

Cuộc tháo chạy khỏi vùng Cộng Sản năm 1954 vẫn còn đờ sờ trước mắt nhiều người, nó bi thảm không khác gì cuộc tháo chạy 1975, thế nhưng một số người mang nặng mặc cảm tội lỗi đã làm công cụ cho Cộng Sản trong suốt cuộc chiến Việt Nam, nay đang cố gắng dùng phịa sử để bóp méo biến cố lịch sử này, mô tả cuộc chiến chống Cộng của nhân loại và của người Việt như là một "cuộc thánh chiến chống cộng" để bôi bác. Những gì Cộng Sản đã phịa ra năm 1954 và sau đó để giải thích cuộc di cư vĩ đại ra khỏi vùng Cộng Sản chiếm đóng vào 1954, lại được nhóm này đưa ra nhai lại!

NHỮNG GIỜ QUYẾT ĐỊNH

Năm 1954, Pháp bắt đầu gặp nhiều khó khăn về cuộc chiến Đông Dương nên đã cùng Việt Minh mở hội nghị tại Genève để giải quyết vấn đề này. Hội nghị khai mạc ngày 26.4.1954 và thật sự bàn về Đông Dương kể từ ngày 8.5.1954.

Việt Minh vốn chủ trương "vừa đánh vừa đàm", nên khi cuộc thương thuyết đang diễn ra, họ đã dùng toàn lực dứt điểm Điện Biên Phủ để tạo ưu thế trên bàn hội nghị. Ngày 7.5.1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Thua trận này, Pháp mất khoảng 5% lực lượng ở Đông Dương.

Lúc đó lực lượng của Pháp tại Đông Dương còn khoảng 440.000 quân, trong đó có 124.600 quân là người Âu Châu và người Phi Châu. Riêng lực lượng quân đội quốc gia Việt Nam tuy đã có quân số lên đến 249.517 người, nhưng khả năng chiến đấu còn rất yếu. Điều này cũng dể hiểu, vì quân đội quốc gia Việt Nam còn quá non trẻ.

Ngày 11.5.1950, theo đề nghị của Thủ Tướng Pháp, Quốc Hội Pháp chấp thuận cho chính phủ Việt Nam được thành lập quân đội. Ngay sau đó, Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập quân đội quốc gia Việt Nam. Đến tháng 2 năm 1952, quân đội quốc gia Việt Nam đã có khoảng 120.000 quân cbính quy và 50.000 phụ lực quân. Kể từ ngày 1.7.1952, Việt Nam được chia thành 4 Quân Khu: Đệ Nhất Quân Khu là Nam Việt, Đệ Nhị Quân Khu là Trung Việt, Đệ Tam Quân Khu là Bắc Việt và Cao Nguyên Bắc Việt, và Đệ Tứ Quân Khu là Cao Nguyên Trung Việt. Đến đầu tháng 6 năm 1954, trước khi ký Hiệp Định Genève, quân đội quốc gia có 205.613 chính quy và 43.904 phụ lực quân, tổng cộng là 249.517 quân, chia ra như sau: 

  • Đ1QK: 63.550 chính quy và 29.282 phụ lực quân;
  • Đ2QK: 30.023 chính quy và 1.854 phụ lực quân;
  • Đ3QK: 73.367 chính quy và 6.709 phụ lực quân;
  • Đ4QK: 38.673 chính quy và 6.059 phụ lực quân;
Với quân số như trên, người Pháp còn có thể tiếp tục cuộc chiến không có gì khó khăn, nhưng dư luận Pháp không còn muốn quân đội Pháp ở lại Đông Dương nữa vì quá tốn kém. Tại hội nghị Genève, Pháp đề nghi lấy vĩ tuyến 18 (ngang sông Gianh) chia đôi lãnh thổ Việt Nam, trong khi đó Việt Minh đòi lấy vĩ tuyến 16 (ngang Đà Nẵng). Mọi người tiên đoán hai bên rồi sẽ thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) để phân chia. Mọi sự phản đối của chính phủ quốc gia Việt Nam đều không được Pháp quan tâm. 

ĐỐI PHÓ VỚI GIỜ PHÚT ĐEN TỐI

Trong cuốn hồi ký Con Rồng An Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại cho biết khi thấy tình thế nguy ngập, ông nghĩ rằng chỉ có một người duy nhất dám đương đầu với Pháp, đó là ông Ngô Đình Diệm. Ông đã mời ông Diệm đến và thuyết phục ông nhận chức Thủ Tướng. Không hề có áp lực nào của Hồng Y Spellman hay Vatican như bọn viết phịa sử "cuộc thánh chiến chống Cộng" thường rêu rao. Chính phủ Pháp biết chuyện đó, nhưng nghĩ rằng ông Diệm là người ngang bướng, không thể thích ứng với tình thế mới được. Chống chọi giỏi lắm ông cũng chỉ làm Thủ Tướng được 6 tháng là cùng. Sau đó, mọi sự sẽ diễn ra như Pháp đã dự tính. Theo Đại Tá Edward G. Lansdall, lúc đó Hoa Kỳ đã chuẩn bị một con gà khác để thay thế, đó là Bác sĩ Phan Huy Quát, còn Pháp muốn tái xử dụng cựu Thủ Tướng Trần Văn Hữu. Nhưng mọi sự đã không xẩy ra như người Pháp và người Mỹ đã tính.

Ngày 16.6.1954, Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh số SL 38/QT cử ông Diệm làm Thủ Tướng thay thế ông Bửu Lộc với toàn quyền quân sự và dân sự. Ngày 25.6.1954 ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh.

Ngày 26.6.1954, Pháp mở cuộc hành quân Auvergne, triệt thoái khỏi Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình và Nam Định về tập trung xung quanh Hà Nội và Hải Phòng để tránh những thiệt hại trước khi đình chiến. Dân chúng miền Bắc rất hoang mang. Ngày 30.6.1954 Ông Diệm ra Hà Nội quan sát tình hình và được đón tiếp rất long trọng. Người ta hy vọng ông có thể giúp làm cho tình hình sáng sủa hơn.

Thủ Hiến Nguyễn Hữu Trí vận động xin vũ khí để đánh Việt Minh và bảo vệ vùng châu thổ Bắc Việt nhưng Pháp không chấp nhận. Thật ra, ông Nguyễn Hữu Trí, một lãnh tụ Đại Việt, chỉ có trong tay Đoàn Quân Thứ gồm một số cán bộ công dân vụ, không quen chiến đấu, nên dù có được trang bị võ khí cũng không thể đương đầu với Việt Minh.

Ngày 5.7.1954 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ. Ngày 8.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm triệu tập Hội Đồng Nội Các và quyết định thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt và cử Bác Sĩ Hoàng Cơ Bình làm Thủ Hiến Bắc Việt thay ông Nguyễn Hữu Trí từ chức, kiêm luôn Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Ủy Ban này có ông Trần Trung Dung làm Ủy Viên Dân Sự và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vận làm Ủy Viên Quân Sự. Ngày 9.7.1954, quyết định này được hợp thức hóa bằng Dụ số 11. Theo Dụ này, Ủy Ban được dành quyền thay hai Tổng Trưởng Quốc Phòng và Tổng Trưởng Nội Vụ để giải quyết các vấn đề hành chánh, chính trị và quân sự tại miền Bắc. Ngày 12.7.1954 Ủy Ban bắt đầu hoạt động.

Ngày 16.7.1954, chính phủ quốc gia Việt Nam đã ra thông cáo tuyên bố 3 điểm: (1) Hiệp Định Genève không có giá trị đối vối chính phủ và nhân dân Việt Nam. (2) Thống nhất lãnh thổ trong hòa bình và tự do, và (3) Cương quyết bảo vệ quyền thiêng liêng của Dân Tộc về nền Thống Nhất lãnh thổ, Độc Lập quốc gia và Tự Do của con người.

Chính phủ quốc gia Việt Nam chấp nhận tổng tuyển cử với 4 điều kiện: Giải tán quân đội Việt Cộng, giải tán các tổ chức độc tài mệnh danh là "tổ chức nhân dân", cho dân chúng có thời gian để nhận định và lựa chọn chế độ, và cuộc bầu cử phải do Liên Hiệp Quốc giám sát.

Ngày 19.7.1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố tại Genève rằng chính phủ quốc gia Việt Nam không chấp nhận chia cắt Việt Nam và yêu cầu đặt Việt Nam dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Những cuộc biểu tình chống chia đôi đất nước đã diễn ra nhiều nơi. Tướng Ely của Pháp tuyên bố sẽ xử dụng mọi biện pháp để ngăn chận các cuộc biểu tình chống Pháp và nếu cần sẽ cho lệnh bắt ông Diệm.

Ngày 21.7.1954, Hiệp Định Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh, gồm có 47 điều khoản và một phụ lục. Sau đây là những điểm chính:

  • 1.- Định một giới tuyến quân sự từ cửa sông Bến Hải, theo giòng sông đến làng Bồ Hồ Su và biên giới Lào – Việt.
  • 2.- Lập một khu phi quân sự 5 cây số bề rộng bên này và bên kia giới tuyến để làm "khu đệm".
  • 3.- Thời hạn để hai bên rút quân là 300 ngày, kể từ ngày Hiệp Định có hiệu lực.
  • 4.- Việc ngưng bắn được ấn định như sau: 8 giờ ngày 27.7.1954 tại Bắc Việt, 8 giờ ngày 1.8.1954 tại Trung Việt và 8 giờ ngày 11.8.1954 tại Nam Việt.
  • 5.- Trong thời hạn 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu này sang khu bên kia.
  • 6.- Ủy Hội Quốc Tế sẽ giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp Định.
Một Bản Tuyên Ngôn Chung đính theo Hiệp Định có nói rằng một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát quốc tế.

Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đưa ra một bản tuyên bố chống lại hiệp ước này vì cho rằng hiệp ước đã được ký kết bất chấp các nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam. Chính Phủ Việt Nam dành toàn quyền tự do hành động để bảo vệ quyền của dân tộc Việt Nam được độc lập và tự do.

Ngày 22.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố cực lực chống việc chia đôi đất nước và ra lệnh treo cờ rủ để tang. 

Hai Ủy Viên của Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt là ông Trần Trung Dung và Tướng Nguyễn Văn Vận được triệu hồi vào Sài Gòn để trình bày về tình hình. Sau khi họp bàn, chính phủ thấy rằng sau khi quân Pháp rút, Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt sẽ không thể đối đầu với Việt Minh được, nên ngày 6.8.1954 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quyết định hủy bỏ Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt và ký Sắc Lệnh số SL 61/NV cử Luật sư Lê Quang Luật, Bộ Trưởng Thông Tin, làm Đại Biểu Chính Phủ "phụ trách công việc ở Bắc Việt, nhất là việc tản cư người tỵ nạn." 

CUỘC DI CƯ VĨ ĐẠI

Điều 14, đoạn b, của Hiệp Định Genève quy định:

"Trong thời gian kể từ khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang ở vùng giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy."

Trong Lời Tuyên Bố Cuối Cùng ngày 21.7.1954, ở đoạn 8 có nói:

"Phải triệt để thi hành những điều khoản trong hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sống."

Lúc đầu, Việt Cộng cho di cư khá dễ dàng. Người Công Giáo ý thức rằng không thể có tự do tôn giáo dưới chế độ cộng sản nên đa số quyết tâm ra đi. Về sau, Việt Cộng thấy rằng số người bỏ làng mạc di cư vào Nam ngày càng đông, sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị và làm cho tiềm năng nhân lực và kinh tế miền Bắc yếu đi nên đã tìm cách ngăn chận.

a) Phong trào di cư bùng nổ: Cùng với sự triệt thoái của quân đội Pháp ra khỏi vùng Nam Trung Châu Bắc Việt, đồng bào thuộc các tỉnh Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình, Nam Định và Phủ Lý vội vàng chạy về Hà Nội. Đồng bào ở Thái Bình theo đường bể ra Hải Phòng. Tiếp theo, đồng bào ở các vùng quanh Hà Nội như Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Yên cũng hốt hoảng chạy về Hà Nội. Phong trào di cư đã bùng nổ 3 ngày trước khi Hiệp Định Genève được ký kết. Ngày 17.7.1954, Pháp phải mở chuyến tàu đầu tiên chở người di cư đến Sài Gòn.

Phong trào di cư ngày càng lan rộng. Những đồng bào ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hòa Bình cũng tìm cách chạy về Hà Nội. Sau đó, đến lượt đồng bào ở ba tỉnh miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ở Liên Khu IV là vùng bị Việt Cộng chiếm đóng và cai trị từ 1945, cũng tìm cách di cư.

b) Các cuộc đàn áp đẩm máu: Trước phong trào di cư ồ ạt này, nhà quyền Cộng Sản đã tìm cách ngăn chận. Các cuộc đàn áp đẩm máu đã xẩy ra. Sau đây là một vài thí dụ điển hình:

1.- Vụ Ninh Bình: Công an đã bắt 30 linh mục đứng ra hướng dẫn phong trào di cư. Giáo dân đã phản đối rất mạnh, công an phải thả ra. Quảng đường từ Bích Câu đến Bùi Chu đầy nghẹt người. Từ Bùi Chu đến Cựa Gà còn gay cấn hơn. Bọn công an và bộ đội giả dạng dân chúng chạy ra níu kéo lại. Người di cư phải vật lộn với họ từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa mới đến được Cựa Gà. Tại đây, công an lại phong tỏa các đò ngang không cho qua sông. Họ tập trung đồng bào lại và khuyên không nên đi. Đến 5 giờ chiều, họ đem xe đến mời đồng bào trở về Hậu Hải. Đồng bào không chịu lên xe.

2.- Vụ La Châu: Cuộc ra đi của khoảng 3000 đồng bào ở giáo xứ La Châu, Giao Thủy, còn khó khăn hơn. Việt Cộng cho phá sập cầu Nam Điền nên đồng bào không qua sông được. Đồng bào tìm mọi phương tiện để qua sông, một số nhảy xuống sông bơi qua, nhưng bơi không tới, bị chết đuối. Đa số gia đình có đàn bà và trẻ con, không thể bơi qua sông được nên đành phải quay trở về.

3.- Vụ Trà Lý: Đêm mồng 5 rạng ngày 6.11.1954, một tiểu hạm của Hải Quân Pháp đang tuần tiểu ngoài khơi Trà Lý thì được một thuyền đánh cá đến gần và báo tin cho biết có khoảng 2.000 người đang lâm nguy trên một bãi cát ngoài biển Trà Lý, nếu không cứu kịp, họ sẽ bị chìm xuống biển. Tiểu hạm này liền báo cho các tàu La Capricieuse, LMN-9052, LCT-9065 xin đến tiếp cứu. Đến 8 giờ sáng ngày 6.11.1954, Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến cũng đã được thông báo về vụ này. Đô Đốc Jozzan liền ra lệnh cho các tàu ở Hải Phòng và Đà Nẵng phải đến Trà Lý cứu những người đang bị nạn.

Theo một sĩ quan của Tàu La Capricieuse kể lại, sáng ngày 6.11.1954, Tàu 151-L9035 vào cứu đầu tiên, với được 900 người đưa về Hải Phòng. Tàu LSM-9052 và LCT-9065 cho xuồng máy vào cứu tiếp. Đến 1 giờ sáng ngày 7.11.1954, đã có 1.445 người nữa được vớt đưa lên tàu LCT-9065.

Một số người, nhất là đàn bà và trẻ con, khi vội vàng chen chúc nhau leo lên xuồng mày đã bị rơi xuống biển. Các thủy thủ đã ném phao theo cho họ, nhưng họ không biết bơi nên không bám vào được, đã bị chìm luôn.

4.- Vụ Lưu Mỹ: Ngày 18.12.1954, 189 gia đình thuộc thôn Lưu Mỹ, xã Trù Sơn, huyện An Sơn, tỉnh Ngệ An, đã đến trụ sở xã nộp đơn xin di cư. Việt Cộng coi đây là một tổ chức phản động nên tìm bắt những người mà họ nghi đã xách động hay lãnh đạo dân chúng, đó là các ông Phạm Văn Như, Lê Hữu Bằng, Nguyễn Văn Hương, Đinh Thế Xuyên và Nguyễn Văn Cung. Ông Phan Văn Như trốn về được đã báo cho mọi người biết. Dân chúng liền kéo nhau đến trụ sở xã yêu cầu thả những người bị bắt, nhưng họ không thả.

Biết trước thế nào cũng bị khủng bố, dân Lưu Mỹ đã tổ chức những toán tự vệ để canh phòng. Đêm 7.1.1955, công an đến bắt một số người đem về thẩm vấn rồi đến sáng 8.1.1955 thả ra. Sau đó, Việt Cộng đưa bộ đội tới bao vây thôn Lưu Mỹ. Một cuộc xô xát đã xẩy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 13.1.1955. Có 11 người bị chết và nhiều người bị thương. Nhiều người đã bị bắt dẫn đi.

5.- Vụ Ba Làng: Ngày 8.1.1955, tại Ba Làng, huyện Gia Tỉnh, tỉnh Thanh Hòa, có khoảng 20.000 người đã tập trung tại trụ sở xã yêu cầu được cho đi di cư đúng như điều 14b của Hiệp Định Genève đã quy định. Việt Cộng đã huy động cả một Trung Đoàn đến dẹp. Một cuộc xô xát đã xẩy ra. Bộ đội nổ súng bắn, có 4 người bị chết và 6 người bị thương. Sau đó, Việt Cộng lập tòa án nhân dân ở làng bên, đem những người tổ chức và kháng cự ra xét xử. Kết quả 2 người bị tuyên án khổ sai chung thân, 4 người bị án 20 năm và 22 người bị án 12 năm. Khoảng 60 người đã bị bắt đưa đi mất tích.

6.- Vụ Mậu Lâm: Theo những người trốn đi di cư kể lại, vào tháng 2 năm 1955 đã xẩy ra một cuộc xô xát đẩm máu giữa những người đòi đi di cư với bộ đội Việt Cộng tại xã Mậu Lâm, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Khoảng 2000 dân đã rầm rộ kéo nhau lên đường đi di cư. Việt Cộng liền cho 2 đại đội thuộc Sư Đoàn 304 ra chận lại. Một cuộc xô xát đã xẩy ra. Có 5 bộ đội bị thương. Bộ đội liền xã súng bắn, có 11 người dân bị chết, nhiều người bị thương và hơn 200 người bị bắt.

7.- Vụ Cửa Lò: Biết rằng theo Hiệp Định Genèvè, người dân có quyền tự do di cư trong hạn 300 ngày, nhiều người dân Cửa Lò, Nghệ An, đã tìm cách ra đi bằng đường bộ hay đường biển, nhưng không ai thoát được. Tất cả hoặc bị bắt lại, hoặc bị chết vì kiệt sức ở trong rừng hay ngoài biển. Cuối cùng, họ đã lập được kế để chạy thoát. Đêm 1.1.1956, bổng nhiên lửa cháy dữ dội đầu làng. Trong khi công an và bộ đội đang lo chửa cháy, dân làng vội vàng xuống thuyền ra khơi, bọn công an không hay biết gì. Đoàn thuyền đi đến trưa hôm sau thì thấy có tàu chiến Pháp xuất hiện ở ngoài khơi. Họ cột một cái áo trắng lên cây sào và vẩy. Tàu chiến Pháp biết có người đang kêu cứu, đã cho tàu chạy sát vào các thuyền của họ và vớt tất cả lên tàu. Đến 2 giờ đêm 2.1.1954, tàu cập bến Hải Phòng. Mọi người đều sung sướng reo hò, nhưng không ai quên được một em bé 12 tuổi tình nguyện ở lại đốt làng để cầm chân bọn công an và bộ đội, không biết số phận em sau đó ra sao.

Tóm lại, tại các xứ Công Giáo, vì việc ra đi có lãnh đạo, có kế hoạch và có tổ chức, nên số thoát được nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, đa số đều phải ở lại. Một thí dụ cụ thể: Mặc dầu bị kiểm soát rất chặt chẽ, ở xã Xuân Liên có ba thôn, tại thôn Hạ có 95 gia đình đã thoát đi toàn vẹn, 28 gia đình bị dang dở. Tại thôn Lạc Thủy, có 124 gia đình trốn thoát được. Tại thôn Liên Thượng, hơn 30 gia đình đã đi được.

Theo một tài liệu mà nhân viên an ninh lúc đó bắt được, Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam (sau này đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam) ước lượng rằng nếu không có biện pháp ngăn chận, sẽ có khoảng 5 triệu người bỏ miền Bắc ra đi. Sự kiện này sẽ đưa đến những kết quả tai hại về cả phương diện chính trị lẫn kinh tế. Vì thế, Trung Ương Đảng đã ra chỉ thị phải tìm cách ngăn chận phong trào di cư lại.

Để giải thích hiện tượng người người bỏ miền Bắc ra đi này, Việt Cộng đã nhiều lần tuyên bố rằng đồng bào miền Bắc đã bị "cưỡng ép" di cư và chính phủ Ngô Đình Diệm cũng như người Mỹ đã tuyên truyền rằng "Đức Mẹ đã vào Nam" để đánh lừa đồng bào công giáo chạy theo. Trò bịp bợm này đã được lặp đi lặp lại trong nhiều bộ phim tuyên truyền, và cũng được dùng để giải thích tình trạng đồng bào bỏ nước ra đi sau 30.4.1975.

Điều đáng buồn cười là hiện nay luận điệu đó lại được bọn bồi bút như Bùi Kha của nhóm Giao Điểm đã lặp lại trong bài "Ngô Đình Diệm, tại sao ông thất bại?" đăng trên GiaoDiem.net, tháng 9 năm 2003 hay "Tiến Sĩ" Lê Cung chép lại một cách trình trọng trong tác phẩm ấu trỉ mang tên "Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963"! 

KẾT QUẢ CỦA CUỘC THÁO CHẠY

Ngày 6.8.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã gởi văn thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp viện trợ để di chuyển khoảng 100.000 người di cư từ Bắc vào Nam. Trong thư phúc đáp ngày 8.8.1954, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cung cấp cho chính phủ Việt Nam những vật dụng cần thiết để di tản đồng bào muốn di cư ra khỏi vùng sẽ trao lại cho Việt Minh và sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để bảo đảm rằng viện trợ của Hoa Kỳ đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu của chính phủ và dân chúng Việt Nam.

Mỗi ngày, các phi cơ của Pháp có thể di tản khoảng 3.400 người từ Hà Nội và Hải Phòng đến Sài Gòn. Hải Quân Pháp cũng được xử dụng để thực hiện việc di tản. Tuy nhiên, với những phương tiện sẵn có, Pháp không thể vận chuyển hết số người di tản trong thời gian ấn định được. Theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu tới phụ giúp. Theo sự ước tình, phải di tản ít nhất 200.000 người ra khỏi Hà Nội và Hải Phòng trước ngày 10.9.1954. Đô Đốc Felix Stump đã ra lệnh cho các tàu đổ bộ thuộc Hạm Đội Tây Thái Bình Dương vào Hải Phòng và các cảng ở miền Trung (Đồng Hới) để di tản từ 80.000 đến 100.000 người.

Để hoàn thành cuộc di tản vĩ đại này:

  • Về hàng không, Pháp đã thực hiện 4.280 chuyến bay, vận chuyển được 213.635 người.
  • Về tàu thủy, Pháp thực hiện 338 chuyến và Mỹ 109 chuyến, vận chuyển được 555.037 người.
  • Những người di tản bằng phương tiện riêng hay vượt qua sông Bến Hản thì không kể.
Xin chân thành cám ơn chính phủ Pháp và chính phủ Hoa Kỳ lúc đó.

Đầu tháng 8 năm 1954, chính phủ đã thành lập Sở Di Cư để lo việc tản cư, tiếp cư và định cư. Nhưng về sau, vì phong trào di cư bùng nổ quá lớn, chính phủ đã phải thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn để phụ trách công việc này. Lúc đầu, ông Ngô Ngọc Đối được cử làm Tổng Ủy Trưởng. Sau đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và ông Ngô Ngọc Đối đã thuyết phục Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi đứng ra thành lập "Ủy Ban Hổ Trợ Di Cư" để yểm trợ Phủ Tổng Ủy Du Cư và Tỵ Nạn về tinh thần lẫn vật chất. Trong vài trò này, Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi đã đi vận động các tổ chức quốc tế yểm trợ phong trào di cư của Việt Nam.

Kết quả: Đã có 860.206 người di cư được đưa vào Nam, chia ra như sau:

  • Thiên Chúa Giáo: 677.389 người (Công Giáo: 676.348 người, Tin Lành: 1.041 người)
  • Phật Giáo: 182.817 người
Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân còn lại ở miền Bắc khoảng 750.000 người với 254 linh mục và 7 Giám Mục, chia làm 10 Giáo Phận. Ngoài ra, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Dooley cũng đã ở lại với Giáo Hội miền Bắc. 

Các trại định cư đã được lập từ Quảng Trị đến Cà Mau. Có tất cả 315 trại định cư dành cho 508.999 người, chia ra như sau:

  • Nam phần: 206 trại với 393.354 người.
  • Trung phần: 59 trại với 61.094 người.
  • Cao nguyên: 50 trại với 54.551 người.
NHỮNG TÊN ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG

Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Cộng. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.

Lúc đó tôi mới 15 tuổi, nhưng đã cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi. 

Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.

Công việc của chúng tôi cũng không có gì khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào, lấy lý lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn hai ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung Úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một phòng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ bên kia sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, sẽ có hàng chục ngàn người ở Hà Tĩnh xin ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm gì để giúp đỡ họ.

Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến thì trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Cộng tổ chức biểu tình "hoan hô Cách Mạng" liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ gì cả!

Sáng 8.8.1954, Trung Úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đống Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!

Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy!

Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi để lên đường vào Đằ Nẵng, anh ấy đã cúi đầu xuống và thở dài: "Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi!"

Lời tiên đoán đó đã đúng 20 năm sau!