THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 December 2011

Vợ 'quan' chơi cờ tiền tỷ không dám ra đường


Trong lúc chồng bị tạm giữ vì tình nghi đánh bạc, vợ Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng không dám ra đường vì sợ "xã hội đen" chặn đường xiết nợ.
Chuyện 'nổi tiếng' của hai quan chức đánh cờ tiền tỷ'Quan' chơi cờ tướng 5 tỷ đồng mỗi ván bị bắt

Tối ngày 25/12, Công an tỉnh Sóc Trăng đã gia hạn lệnh tạm giữ hình sự đối với ông Nguyễn Thanh Lèo (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng) và Trần Văn Tân (Giám đốc Trung tâm Sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3). Tại cơ quan điều tra, ông Tân vẫn tỏ ra bình tỉnh nhưng rít thuốc liên tục. Còn ông Lèo tinh thần khá suy sụp, nét mặt rũ rượi.

Trước đó, người môi giới cho ông Lèo và ông Tân cờ bạc là Nguyễn Thanh Hùng còn gọi là Hùng "Cải Lương" đã đến cơ quan điều tra trình diện. Bước đầu người này thừa nhận đã đến nhà ông Lèo xiết nợ nhưng cho rằng không dọa giết mà chỉ đòi tiền đơn thuần khi nghe ông Tân nói ông Lèo chậm trả.

Bước đầu, ông Tân với ông Lèo bị cho là đã nhiều lần đánh cờ tướng ăn tiền ở các địa điểm khác nhau hàng năm trời. Ban đầu họ chỉ cá cược bằng vé số cho vui. Trong tổng số nợ 22 tỷ đồng, ông Lèo đã trả ông Tân được khoảng 5 tỷ bằng tài sản, đất đai. Hiện có thông tin ông Lèo vỡ nợ khoảng 18 tỷ đồng (ngoài khoản nợ của ông Tân) nhưng con số này chưa được nhà chức trách xác nhận.

Một nguồn tin cho biết, trong ngày 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng sẽ có cuộc họp bất thường để có hướng chỉ đạo xử lý sai phạm liên quan đến cán bộ tham gia cược cờ tướng mỗi ván hàng tỷ đồng.

Biệt thự của gia đình ông Lèo. Ảnh: Thiên Phước

Vài ngày qua, nhiều người thân, bạn bè tìm đến căn biệt thự của ông Lèo để thăm hỏi, động viên vợ ông này "vượt qua cú sốc" khi chồng "bị nạn".

Dáng người cao to, vẻ thành đạt nhưng mấy ngày qua vợ ông Lèo trở nên ủ dột, than vắn thở dài khi gặp khách. Bà cho biết, từ hơn tháng trước đã thấy tinh thần chồng sa sút, mặt mày hốc hác nhưng cứ tưởng ông lo nhiều việc ở cơ quan nên hay về muộn. Có hôm bà nghe ông Lèo bị ai đó dọa chém rồi rượt té, về nhà thấy tay chân xây xát thì ông bảo bị ngã xe máy vì huyết áp tăng đột ngột.

Cũng theo vợ ông Lèo, mấy hôm trước có hơn chục người mặt mày bặm trợn ngày ngày ngồi trước cổng nhà. Sinh nghi, bà gặng hỏi chồng nhiều lần mới biết những người đó đến đòi nợ. "Tôi vẫn cứ nghĩ chồng mang nợ vì tham gia hùn hạp làm ăn, xây dựng công trình thua lỗ chứ không ngờ đó là nợ của trò đỏ đen", giọng người vợ sầu não. Cùng lúc mẹ ông Lèo bước lên phòng khách, mắt đỏ hoe, luôn miệng trách con trai sao quá dại đi đánh cờ tướng ăn tiền.

Vợ ông Lèo cho biết thêm, có lần thấy ông mấy đêm không về nên ghen, tưởng vị Phó giám đốc có người phụ nữ khác bên ngoài. Đến giờ bà mới biết ông mất thời gian cho cái trò cá cược cờ tướng để rồi phải đổ nợ. Từ ngày chồng tạm giữ, bà không dám bước chân ra khỏi cổng rào vì sợ "xã hội đen" chặn đường.

"Hồi trước nghe ổng nói đánh cờ tướng với bạn bè nên về nhà trễ tôi cứ tưởng họ chỉ ăn thua vài tờ vé số, ít chai bia uống cho vui. Tôi không ngờ giờ vỡ chuyện ra mới biết ổng đánh cờ với chủ quán Cánh Buồm, cược nhau tiền tỷ", bà vợ nói.

Nơi công an ập vào bắt giữ hai quan chức đánh cờ cược tiền tỷ. Ảnh: Thiên Phước
Nơi công an ập vào bắt giữ hai quan chức đánh cờ cược tiền tỷ. Ảnh: Thiên Phước

Trước đó, ông Lèo đã đến cơ quan công an trình báo việc bị ông Tân xiết nợ. Theo trình bày của ông Lèo, thời gian qua ông và ông Tân đã nhiều lần đánh cờ tướng ăn tiền, mỗi ván từ 1 đến 5 tỷ đồng. Sau nhiều lần đỏ đen, ông Lèo thiếu ông Tân tổng cộng 22 tỷ. Dù đã cố gắng hết sức, ông chỉ trả ông Tân được 5 tỷ đồng. Do đòi nợ không được, ông Tân đã thuê "giang hồ" đến nhà ông Lèo xiết nợ và dọa giết chết cả nhà ông.

Tối 22/12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng đã bắt quả tang ông Lèo và ông Tân đang đánh cờ tướng ăn tiền tại quán Thy Tài.

Thiên Phước

Sập cầu, 7 người gặp nạn


26/12/2011 20:39:33
 - Vào lúc 12h ngày 26/12, một vụ sập cầu đang xây đã xảy ra ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm 2 người mất tích, 5 người khác thoát chết. 

Hai nạn nhân mất tích gồm Trương Văn Hội (22 tuổi), quê huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và Nguyễn Minh Quang (32 tuổi), quê ở TP Quy Nhơn (Bình Định). Một công nhân bị thương nặng là Nguyễn Hồng Vũ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam). 4 người còn lại cũng được người dân cứu sống kịp thời. 

Cầu Bà Dầu có chiều dài 107, rộng 3,5 mét nối xã Bình Dương và Bình Thới, bắc qua sông Trà Bồng. Cầu Bà Dầu do một cá nhân là ông Cao Ngọc Liên ở TP.HCM (người con của xã Bình Dương) bỏ vốn xây dựng giúp người dân địa phương.
 
Cầu Bà Dầu bị sập
Cầu Bà Dầu bị sập


Các công nhân sống sót kể lại, nhóm công nhân 7 người này đang tham gia đổ bê tông nhịp cầu cuối cùng dài 35m của cầu Bà Dầu thì bất ngờ cầu bị sập khiến cả 7 người rơi xuống sông. Cầu do Công ty Nam Thành Việt nhận thi công. 

Hiện lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang tìm kiếm tung tích 2 nạn nhân mất tích. Công an Quảng Ngãi cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ sập cầu này. 

Đến 19h tối nay vẫn chưa tìm thấy thi thể 2 nạn nhân mất tích dưới sông Trà Bồng trong vụ sập cầu.
 
Khi đổ được 7 mét khối bê tông thì nhịp cầu bất ngờ đổ
Khi đổ được 7 mét khối bê tông thì nhịp cầu bất ngờ đổ
Thợ lặn tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích
Thợ lặn tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích
Huy động ca nô tìm kiếm
Huy động ca nô tìm kiếm
Đến nay vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân mất tích
Đến nay vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân mất tích
Hàng ngàn người hiếu kỳ ra xem vụ sập cầu nghiêm trọng
Hàng ngàn người hiếu kỳ ra xem vụ sập cầu nghiêm trọng


Sỹ Phượng

Đà Nẵng thưởng Tết cao nhất 75 triệu đồng


26/12/2011 20:28:23
 - Ngày 26/12, Sở LĐTT&XH TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa có biểu tổng hợp về tình hình tiền lương năm 2011 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Âm lịch ở các doanh nghiệp trên địa bàn.
TIN LIÊN QUAN

Theo đó, ở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 17 triệu đồng, Tết âm lịch là 30,5 triệu đồng. Ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp nhà nước thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 20 triệu đồng, Tết Âm lịch là 75 triệu đồng. Loại hình doanh nghiệp dân doanh theo thứ tự là 12 triệu đồng, 64 triệu đồng; doanh nghiệp FDI là 100 nghìn đồng và 58 triệu đồng.
 
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng cao
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng cao


Biểu  mẫu cũng cho biết, thưởng tết Âm lịch thấp nhất là 500 nghìn đồng thuộc về loại hình doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI. Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH TP Đà Nẵng, nhìn chung tình hình thưởng Tết Dương và Âm lịch năm nay ở các doanh nghiệp trên địa bàn có giảm so với năm ngoái do tình hình sản xuất ở các dơn vị gặp nhiều khó khăn. 

Hoàng Dương

“Lật tẩy” các cơ sở bán thịt bò Kobe giả mạo


26/12/2011 17:52:41
  - Ngày 26/12, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục thú y TP.HCM cho biết, Chi cục này sẽ nhanh chóng thành lập đoàn thanh kiểm tra về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm thịt bò Kobe (Nhật Bản) đang được bán tại một số nơi trên địa bàn. 
TIN LIÊN QUAN

Việc thanh kiểm tra này nhằm giám sát vấn đề vệ sinh thú y (VSTY) cũng như lý giải các vấn đề liên quan tới mối lo ngại của người dân hiện nay về việc mua, ăn thịt bò này liệu có bị nhiễm phóng xạ không sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tại Nhật. Trong đó, mối lo nhất cần lý giải là nguồn thịt bò đang được "quảng bá" tại nhiều nhà hàng ở TP HCM là có đúng hãng Kobe nhập về từ Nhật hay là chỉ là hàng giả, là mạo danh.
 
Nhân viên Nhà hàng Nhật Nishimura ( 253 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận TP.HCM) đang trình diễn một trong những món ăn được chế biến từ bò Ko Be
Nhân viên Nhà hàng Nhật Nishimura (TP.HCM) đang trình diễn một trong những món ăn được chế biến từ bò Kobe

Cho tới nay, thịt bò Kobe vào Việt Nam chưa được phép nhập khẩu theo con đường chính ngạch, giữa 2 bên chưa có những cam kết thương mại về các vấn đề VSTY, điều kiện chăn nuôi, những cam kết đảm bảo sản phẩm không nhiễm bệnh gia súc nhất là những bệnh tật mới trên gia súc mà thế giới cảnh báo.

Cục thú y VN và các cơ quan liên quan cũng đang rà soát lại các văn bản liên quan tới qui trình thủ tục pháp lý về đường đi của nguồn hàng này vào VN, bằng con đường nhập lậu, mạo danh, hay bằng con đường "Chứng thư giả"…như một một số nghi ngại được đưa ra gần đây cũng cần xem xét. Trong đó, vai trò của ngành Công thương trong trách nhiệm kiểm soát chất lượng hàng hóa, nhãn mác là quan trọng.

Thanh tra Chi cục thú y TP.HCM sẽ tiến hành đột xuất đồng loạt kiểm tra các cơ sở nhập khẩu thịt gia súc tươi, các nhà hàng, quán ẩm thực đang có quảng cáo bán thịt bò Kobe. Nếu cơ sở không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc hàng hóa, vi phạm qui định ATVSTP , qui định VSTY, giấy kiểm dịch ….đều kiên quyết bị xử lý. 

Cũng theo ông Thảo, thực tế về "mặt mũi" của loại thịt bò Kobe ra sao nhiều người dân VN khó có cơ hội tiếp xúc. Thậm chí, cán bộ trong ngành thú y cũng chỉ mới có điều kiện nhìn thấy trên các tài liệu quảng cáo của một số công ty Nhật Bản chào hàng, hay một số dịp khi ra nước ngoài công tác. 

Thịt bò Kobe (tại Hoygo-Nhật Bản) được nuôi theo một qui trình "lý tưởng", từ nguồn thức ăn đặc biệt tới cách nuôi, chế biến…được nâng lên thành một món ăn kỳ diệu của Nhật Bản và lâu nay được coi là một món ăn sành điệu của giới doanh nhân có điều kiện với giá cực kỳ mắc tính bằng tiền USD. Một tô phở bò Kobe được bán tại một số Nhà hàng TP.HCM được tính tới giá 500.000 đồng. Một đĩa thịt bò Kobe đã chế biến 800.000 -1.000.000 đồng.

Bùi Hương

Phát hiện độc tố gây ung thư trong sữa Trung Quốc


26/12/2011 17:04:51
 - Chính phủ Trung Quốc ngày hôm nay (26/12) đã phát hiện hàm lượng cao Aflatoxin - độc tố gây ung thư có trong sữa do một trong những công ty bơ sữa hàng đầu của nước này sản xuất. 

Theo đó, Cơ quan giám sát chất lượng của chính phủ Trung Quốc đã phát hiện hàm lượng cao Aflatoxin - độc tố do nấm mốc gây nên trong sữa do Tập đoàn Mengniu sản xuất. 

Thông báo của Mengniu cho biết, số sữa trên được sản xuất tại một trong những nhà máy của tập đoàn này tại tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên đã được kiểm định trước khi bán ra, do vậy sữa nhiễm độc chưa bị tiêu thụ trên thị trường. 

Trung Quốc hiện đang nỗ lực trừng phạt các hoạt động vi phạm an toàn thực phẩm nhằm trấn an người dân và khôi phục lại uy tín của chính phủ sau một loạt các vụ xì căng đan đình đám.
 
Sữa chứa độc tố Aflatoxin hàm lượng cao có nguy cơ gây ung thư
Sữa chứa độc tố Aflatoxin hàm lượng cao có nguy cơ gây ung thư

Năm 2008, sữa từng là trung tâm của vụ bê bối an toàn thực phẩm lớn nhất ở Trung Quốc khi hóa chất công nghiệp melamine bị phát hiện đã được bổ sung bất hợp pháp vào các sản phẩm bơ sữa để làm cho hàm lượng protein cao hơn. 

Ít nhất 6 trẻ em đã tử vong và khoảng 300.000 người khác đổ bệnh khi uống sữa có chứa melamine.

Các vấn đề an toàn thực phẩm được phát hiện trong nhiều loại hàng hóa, từ dược phẩm tới dầu ăn. Tháng 9 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã bắt 32 người về việc sản xuất dầu ăn từ đồ bỏ đi vớt ở cống ránh. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Aflatoxins có trong sữa sau khi bò ăn phải các loại thức ăn bị nấm mốc và làm tăng nguy cơ ung thư, đặt biệt là ung thư gan. 

Mengniu cho biết, các sản phẩm sữa nhiễm độc của tập đoàn đã bị tiêu hủy và tập đoàn này cũng đã xin lỗi người tiêu dùng. 

Minh Phạm (Theo AFP)

"Quan" đánh cờ mỗi ván 5 tỉ khóc đòi tự tử


26/12/2011 11:31:24

Đến tối 25/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục tạm giữ hình sự để điều tra mở rộng đối với ông Nguyễn Thanh Lèo - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng và ông Trần Văn Tân - Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3.

Ông Nguyễn Thanh Lèo - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng - Ảnh:
Ông Nguyễn Thanh Lèo.  Ảnh: TTO

Báo Tuổi trẻ cho biết, theo thông tin ban đầu, khi làm việc với cơ quan điều tra, tinh thần ông Lèo hoảng loạn, liên tục ôm mặt khóc và đòi tự tử. 

Riêng ông Tân thừa nhận hành vi đánh cờ ăn tiền nhưng số tiền không nhiều. 

Sáng 25/12, tinh thần ông Tân vẫn tỉnh táo, thậm chí có biểu hiện thách thức cơ quan điều tra, nhưng đến cuối buổi chiều, khi biết vụ việc được báo chí thông tin, tinh thần ông này đã suy sụp.

Sáng cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng cũng triệu tập Nguyễn Thanh Truyền (con ông Nguyễn Thanh Hùng, còn gọi là Hùng "cải lương" - đã trình diện cơ quan điều tra trước đó). 

Truyền là người được ông Hùng giao đứng tên một số lô đất xiết nợ của ông Lèo ở P.2, TP Sóc Trăng.

Bước đầu người này thừa nhận đã đến nhà ông Lèo xiết nợ nhưng cho rằng không dọa giết mà chỉ đòi tiền đơn thuần khi nghe ông Tân nói ông Lèo chậm trả.

Một nguồn tin cho biết trên VnExpress, trong ngày 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng sẽ có cuộc họp bất thường để có hướng chỉ đạo xử lý sai phạm liên quan đến cán bộ tham gia cược cờ tướng mỗi ván hàng tỷ đồng.

Cũng theo báo này, vài ngày qua, nhiều người thân, bạn bè tìm đến căn biệt thự của ông Lèo để thăm hỏi, động viên vợ ông này "vượt qua cú sốc" khi chồng "bị nạn".

Dáng người cao to, vẻ thành đạt nhưng mấy ngày qua vợ ông Lèo trở nên ủ dột, than vắn thở dài khi gặp khách. Bà cho biết, từ hơn tháng trước đã thấy tinh thần chồng sa sút, mặt mày hốc hác nhưng cứ tưởng ông lo nhiều việc ở cơ quan nên hay về muộn. Có hôm bà nghe ông Lèo bị ai đó dọa chém rồi rượt té, về nhà thấy tay chân xây xát thì ông bảo bị ngã xe máy vì huyết áp tăng đột ngột.

Cũng theo vợ ông Lèo, mấy hôm trước có hơn chục người mặt mày bặm trợn ngày ngày ngồi trước cổng nhà. Sinh nghi, bà gặng hỏi chồng nhiều lần mới biết những người đó đến đòi nợ. "Tôi vẫn cứ nghĩ chồng mang nợ vì tham gia hùn hạp làm ăn, xây dựng công trình thua lỗ chứ không ngờ đó là nợ của trò đỏ đen", giọng người vợ sầu não. Cùng lúc mẹ ông Lèo bước lên phòng khách, mắt đỏ hoe, luôn miệng trách con trai sao quá dại đi đánh cờ tướng ăn tiền.

Vợ ông Lèo cho biết thêm, có lần thấy ông mấy đêm không về nên ghen, tưởng vị Phó giám đốc có người phụ nữ khác bên ngoài. Đến giờ bà mới biết ông mất thời gian cho cái trò cá cược cờ tướng để rồi phải đổ nợ. Từ ngày chồng tạm giữ, bà không dám bước chân ra khỏi cổng rào vì sợ "xã hội đen" chặn đường.

"Hồi trước nghe ổng nói đánh cờ tướng với bạn bè nên về nhà trễ tôi cứ tưởng họ chỉ ăn thua vài tờ vé số, ít chai bia uống cho vui. Tôi không ngờ giờ vỡ chuyện ra mới biết ổng đánh cờ với chủ quán Cánh Buồm, cược nhau tiền tỷ", bà vợ nói.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

Chìm tàu ở Quảng Nam:"Nếu có áo phao tốt biết chừng nào!"


26/12/2011 15:09:23
 - Tính cho đến 10h15 sáng nay (26/12), 5 nạn nhân trong vụ lật tàu ở biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vẫn chưa tìm được tung tích. Tâm lý hoang mang, lo sợ và đau thương bao trùm lên khu vực Cửa Đại. 

Người người nườm nượp ra vào bờ biển. Thời gian ngày một dài hơn, đồng nghĩa với hy vọng sống sót của họ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. 

Với tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam "còn nước còn tát", đội cứu hộ, cứu nạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm. Bên cạnh đó, 2 tàu của ngư dân BKS Qna-3989 và BKS Qna-02421 cũng được huy động để tiến hành trục vớt. 

Từ 18h hôm qua đến 11h30 hôm nay, tức đã gần 18 tiếng đồng hồ tìm kiếm, đội cứu hộ, cứu nạn chỉ trục vớt được thân tàu bị nạn và một số vật dụng trên tàu. Số người ngóng trông về biển khơi mỗi lúc một đông hơn. Mỗi khi tàu cứu hộ, cứu nạn tiến sát vào bờ, dòng người lại nín thở chờ đợi. Họ kỳ vọng "chết phải tìm thấy xác". 

Một ngư dân nghẹn ngào nói: "Khó mà hy vọng lắm. Nếu còn sống thì đã trôi dạt vào bờ biển, người dân đã trình báo với chính quyền. Sóng to, gió lớn như thế này chắc khó lòng mà toàn thây, không dám nói là sống sót".

Trong dòng người đang khắc khoải chờ đợi có anh thanh niên Trần Minh Phúc (24 tuổi, trú tại Cửa Đại, Hội An), người đầu tiên phát hiện chiếc tàu bị lật. Anh kể: "Khoảng 12h ngày 25/12, tôi cùng 2 người bạn đi câu cá. Đang câu, đến khoảng 12h25, tôi nghe có tiếng kêu cứu, hô hoán từ ngoài khơi. Quay mặt nhìn lại thì thấy có một con tàu đang nhấp nhô trước dòng sóng dữ. Ước lượng khoảng cách từ địa điểm tàu bị lật đến bờ chừng trên một cây số, tôi liền la to để bà con ngư dân huy động người ra cứu".
 
"Sau gần 1 giờ vật lộn với sóng dữ, con tàu bị lật. Đa số mọi người bị trôi dạt vào bờ, một số bị chìm xuống đáy. Khi ấy tôi nhanh tay vơ lấy cuộn dây thừng dài của ngư dân để quăng ra xa, một số người đã bám được dây vào bờ. Còn nạn nhân Nguyễn Thị Phương, tôi cũng may mắn vớt được, nhưng khi vớt lên thì chị đã tái ngắt. Khi ấy tôi đoán chị chỉ bị lạnh quá nên huy động người đưa đi cấp cứu. Nhưng có ai ngờ, chị đã tử nạn trên đường đến bệnh viện", anh Phúc xót xa nhớ lại.

Cũng theo lời anh Phúc, lúc ấy trên boong tàu có nhiều thùng phao nên một số người đã bám vào đó rồi được sóng đánh dạt vào bờ. Hầu hết nạn nhân được ngư dân cứu sống đều không tìm thấy áo phao cứu sinh.
 
"Nếu như có áo phao cứu sinh thì tốt biết chừng nào!", anh Phúc nói.

Theo dự đoán của anh Phúc, những người chưa tìm thấy xác rất có thể đã bị sóng đánh dập ngoài biển khơi. Có một điều anh Phúc vẫn áy náy là anh nhìn thấy con tàu chao đảo ngoài biển khơi mà đành bất lực vì không biết số điện thoại đồn biên phòng. Trước khi có sự giúp đỡ bằng tàu thuyền của Hải quân và bộ đội biên phòng, ngư dân nơi đây đã cứu sống được nhiều nạn nhân của con tàu.
 
Một thông tin được cơ quan công an cung cấp thêm: Chiếc tàu Qna-0063 do anh Phạm Xuân Phương (45 tuổi, quê tại Hội An, là bộ đội Cù Lao Chàm) điều khiển. Chiếc tàu bị nạn là tàu gỗ đã cũ, không trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hộ, cứu nạn. Khi tàu chuẩn bị cập bến thì bị sóng to đánh gãy bánh lái nên không thể di chuyển được. Tiếp đó là sóng tràn lên boong tàu, gió lớn đã vật ngã con tàu này.
 
Một số hình ảnh về công tác cứu hộ, cứu nạn:
 
thân boong tàu được lực lượng Hải quân trục vớt khi tối.
Thân boong tàu được lực lượng Hải quân trục vớt khi tối.
thân boong tàu được lực lượng Hải quân trục vớt khi tối.
 
cảnh tàu ngư dân đang phối hợp để trục vớt và tìm kiếm những nạn nhân  trên con tàu bị nạn.
Cảnh tàu ngư dân đang phối hợp để trục vớt và tìm kiếm những nạn nhân trên con tàu bị nạn.
Đám đông người vẫn tụ tập để chờ đợi tin vui từ biển khơi.
Đám đông người vẫn tụ tập để chờ đợi tin vui từ biển khơi.
Những lều chõng giả chiến đã được cơ quan công an và bộ đội dựng từ tối hôm qua để thúc trực cùng đội cứu hộ, cứu nạn tiến hành trục vớt.
Những lều chõng dã chiến đã được cơ quan công an và bộ đội dựng từ tối hôm qua để túc trực cùng đội cứu hộ, cứu nạn tiến hành trục vớt.
anh Trần Minh Phúc đang  tường thuật lại sự việc với cơ quan báo chí.
Anh Trần Minh Phúc đang tường thuật lại sự việc với cơ quan báo chí.
Xe cứu thương đã đứng đợi trong tư thế sẵn sàng từ 18 giờ 30 phút ngày hôm qua đến giờ.
Xe cứu thương đã đứng đợi trong tư thế sẵn sàng từ 18 giờ 30 phút ngày hôm qua đến giờ.

Dương Văn Út

Tướng Nhanh: Con cháu tôi không thể “phun mưa”, chửi CSGT


26/12/2011 17:29:52

 - Sáng nay (26/12), Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định: "Tôi có niềm tin là con cháu tôi không cư xử như nhổ nước bọt, chửi các đồng chí CSGT".

TIN LIÊN QUAN

Trả lời câu hỏi thời gian vừa qua xuất hiện hàng loạt người vi phạm giao thông bị cảnh sát kiểm tra, xử phạt đã xưng là con em của lãnh đạo (trong đó có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh) để "xin xỏ" doạ dẫm, người đứng đầu Công an TP Hà Nội cho biết: "Tôi có niềm tin là con cháu tôi không cư xử như nhổ nước bọt, chửi các đồng chí CSGT".

"Cách đây vài tuần, tôi có nhận được thông tin một đối tượng đi xe BMW X6 khi bị CSGT xử lý vi phạm đã nói "sẽ gọi cho đồng chí Nhanh và đồng chí Chung". Từ nước ngoài, tôi gọi điện về yêu cầu bắt giữ và xử lý thật nghiêm".

"Có một số đối tượng ở ngoài xã hội, người ta mạo danh người này, người kia. Không chỉ mạo danh tôi mà còn mạo danh con em của nhiều lãnh đạo. Nhưng phải xử lý nghiêm các trường hợp này mới đảm bảo trật tự xã hội và trật tự an toàn giao thông" - Tướng Nhanh thẳng thắn.

 

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh

 

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh có quan điểm xử lý kiên quyết, triệt để: nặng thì khởi tố bắt tạm giam, nhẹ hơn thì xử lý hành chính (cảnh cáo, phạt tiền…). Nếu công an đơn vị nào, quận nào, phường nào mà tha thì sẽ xử lý đơn vị đó ngay.

Bên cạnh đó, Tướng Nhanh cũng yêu cầu thủ trưởng công an các cấp phải giáo dục lại thái độ cán bộ khi xử lý người vi phạm bởi một số trường hợp khi nói có thể gây bức xúc cho người vi phạm, đặc biệt là thanh niên.

"Năm 2011, chúng tôi giao cho cơ quan kiểm tra các vụ chống người thi hành công vụ thì cơ bản đều được xử lý đúng. Khi xét xử tại tòa án, các mức án hơi nhẹ, hầu hết là án treo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù thì mức án rất thấp nên không đủ sức răn đe".

Ngoài ra, khi lập tổ 141 thì Công an TP đã lập cả 1 tổ Cảnh sát hình sự để xử lý các đối tượng vi phạm.

Quan điểm của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội là không can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông.

Tiến Dũng

TP.HCM: Thưởng Tết Tây cao nhất 700 triệu đồng


26/12/2011 14:49:13
 - Ngày 26/12, Sở Lao động Thương binh XH TP.HCM đã có báo cáo nhanh về mức thưởng Tết Dương lịch và âm lịch năm 2012 của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, mức thưởng Tết Dương lịch năm nay cao nhất là 700 triệu đồng, thuộc về 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cũng tại loại hình doanh nghiệp này, mức thưởng trung bình dành cho người lao động ở vào khoảng 3,89 triệu đồng/người. Thấp nhất thì người lao động cũng đã được nhận 611 ngàn đồng.

Còn ở loại hình doanh nghiệp vốn nhà nước, mức thưởng cao nhất là 33,7 triệu đồng/người, bình quân thì mỗi người lao động đều có thể nhận 3 triệu đồng/người. Các doanh nghiệp tư nhân thì mức thưởng cao nhất là 88,25 triệu đồng/người, còn nếu doanh nghiệp có vốn đóng góp của nhà nước thì cao hơn 1 chút, 89 triệu đồng/người.
 

e
Ảnh:IE

Đối với Tết Nguyên Đán 2012, cao nhất là ở mức 400 triệu đồng/người là 1 doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp loại hình này cũng thưởng Tết âm lịch cho người lao động bình quân gần 3,5 triệu đồng/người.

Các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước thưởng Tết cho người lao động cao nhất là 356 triệu đồng/người, còn các doanh nghiệp tư nhân thưởng cao nhất là 135 triệu đồng/người. Các doanh nghiệp vốn 100% của nhà nước thì thưởng thấp hơn, 130 triệu đồng/người.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, năm nay, do gặp nhiều khó  khăn trong sản xuất và kinh doanh, giá cả có nhiều biến động mạnh, lợi nhuận thu về còn hạn chế nên mức thưởng dành cho người lao động giảm đáng kể so với cùng kỳ của năm ngoái. Mức giảm cao nhất có thể từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng.

Bùi Hương

Cận cảnh biệt thự tỷ phú chốn vĩnh hằng


26/12/2011 16:11:12

 - Cách trung tâm Hà Nội 80km, Công viên Vĩnh Hằng tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc 2 xã Phú Sơn và Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội. Công viên được xây dựng và đưa vào phục vụ từ năm 2003 nhằm phục vụ nhu cầu an táng của người dân Hà Nội.

Theo thông tin từ ban quản lý Công viên Vĩnh Hằng thì đến nay, hầu hết diện tích của "Khu biệt thự" đã được mua hết, còn "khu chung cư" chỉ còn khoảng 2.000 ngôi xây sẵn.

Giá cho một ngôi mộ "chung cư" là 11,5 triệu đồng khi chôn cất chỉ thêm 2 triệu đồng nữa là hoàn thiện. Trong khi những "khu biệt thự" chỉ riêng tiền đất đã có giá tới vài trăm triệu đồng thậm chí cả tỷ đồng.

Xu hướng hiện nay của những khách hàng đến với Công viên Vĩnh Hằng là thường mua đất làm khu mộ gia đình và dòng họ vì theo họ những người đã khuất cũng có nhu cầu đoàn tụ với ông bà tổ tiên, tiện cho sự thăm viếng và tu sửa của con cháu.

Ở đây, nhiều ngôi mộ thiết kế khá hiện đại như khu biệt thự nhà vườn của người sống, có công viên, xích đu, cây cối được trồng rất đẹp mắt. Có nhiều khu mộ được xây dựng chi phí lên tới vài tỷ đồng trên diện thích rộng hàng trăm mét vuông.

Theo anh Hùng, một thợ xây ở Công viên Vĩnh Hằng thì năm nay nhiều dòng họ có xu hướng xây quần thể mộ bằng đá khối được chạm khắc tinh xảo có chi phí đắt gấp cả chục lần so với các khu mộ khác.

"Có vẻ đối với họ thì tiền không thành vấn đề, người ta chỉ thích phô trương là chính chứ hầu hết các khu mộ chỉ xây lên rồi để đấy chờ..." - anh Hùng nhận định.

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng biệt thự người âm

Một khu mộ được xây theo lối kiến trúc cổ Á Đông

Một khu mộ được xây theo lối kiến trúc cổ Á Đông

Cổng khu mộ xây bằng đá xanh nguyên khối.
…người ta có thể sẽ nghĩ đó là phủ của một vị quan thời xưa
…người ta có thể sẽ nghĩ đó là phủ của một vị quan thời xưa
Người và ngựa đá giống như lăng tẩm vua chúa ở Huế.
Người và ngựa đá giống như lăng tẩm vua chúa ở Huế.
 Bình phong theo phong cách Huế.
Một góc nhìn khác.
Một khu lăng mộ dòng họ có kiến trúc hiện đại.
Mọi thứ sạch sẽ mát mắt.
Khu mộ này hướng ra không gian thoáng đạt.
Những khu mộ có cả bàn ghế để thân nhân nghỉ ngơi khi đến viếng.
Mỗi khu mộ dáng vẻ riêng biệt nhưng tất cả đều đồ sộ, công phu.
Một ngôi mộ đang được xây theo hình dáng kim tự tháp Ai Cập.
Một khu mộ đang xây dựng hứa hẹn một quy mô đồ sộ không kém những khu đã xây.

Bài: Hoàng Linh
Ảnh: Thu Hiền

Hình ảnh lịch sử Việt Cộng bán nước Ô NHỤC ẢI NAM QUAN!


 
Hình ảnh lịch sử Việt Cộng bán nước 
Ô NHỤC ẢI NAM QUAN!
Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non

Thượng Tân Thị
Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam! Từng cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết qủa từ công cuộc nhuộm đỏ mạo danh "độc lập, tự do, hạnh phúc" theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng bọn. Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực hiện: "Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!". Họ cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt thay cho Trung Cộng. Ô nhục! Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại!

Chấp bút cho đề tài "Ải Nam Quan", thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là qúa đủ để khẳng định "Ải Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến dâng của Đảng CSVN!". Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hình Hồ-Mao và màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn! Hãy xác tin rằng: "Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau" là mãi mãi!
 
Bây giờ chết mẹ đảng ta,
Đám chệch tràn lan khắp nước nhà,
Chẳng thà bám đít bu theo Mỹ,
Thoát cảnh lầm than ôi xót xa.
 
Thêm một lần nữa, chính thực tế cho thấy, từ khi lãnh đạo CSVN đã cam kết tôn trọng "16 chữ vàng" trong quan hệ với Trung Quốc mỗi khi lãnh tụ hai nước gặp nhau "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" - đã được dân chúng trong nước sửa lại thành "láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai", theo "tinh thần 4 tốt": láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt...
Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là "láng giềng tốt", một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là "đồng chí tốt", một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là "bạn bè tốt", một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là "đối tác tốt"...
 
============ ========= ========= ========= =======
 
Kẻ bán Ải Nam Quan là ai?
Kẻ bán Ải Nam Quan và bán luôn cả cơ đồ dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng chính là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Máu bán nước ăn sâu vào từng đời của bọn lãnh đạo CSVN. Để chứng minh rõ ràng những tội lỗi của bọn bán nước buôn dân này vẫn còn những hình ảnh làm tang chứng. 
Hình G1. HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950


HCM bí mật sang Quảng Tây ngày 16.01.1950. HCM là người trùm khăn đứng thứ hai bên phải hình)
Việc qua lại giữa hai Đảng CS Trung-Việt liên tục diễn ra tại cổng Nam Quan. Tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Trung Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành "Mục Nam Quan" (chữ "Mục" có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết…), đồng thời cả hai chính phủ Trung-Việt thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. Cùng năm, thỏa thuận theo Chánh Vụ Viện Trung Cộng, Việt Nam mở cửa tự do cho hai cửa khẩu Bình Nhi – Nam Quan. Năm 1953 đã có 276.000 lượt qua lại cổng Nam Quan giữa hai bên.

Hình G2. HCM bang giao với TC tại cổng Nam Quan trong những năm 1950

- Tháng 2 năm 1954, hai bên chính phủ Hà Nội-Bắc Kinh soạn ra "Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới".
- Ngày 26.09.1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN xuất phát từ cổng Nam Quan tham dự hội nghị tại Nam Ninh.
- Ngày 10.11.1954, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN là Phạm Văn Đồng đi từ cổng Nam Quan sang Bằng Tường tiếp tục đi Bắc Kinh ra mắt Chu Ân Lai.
Hình G3. Phạm Văn Đồng ra mắt Chu Ân Lai

- Ngày 26.02.1955, khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Trấn Nam Quan. Hồ Chí Minh đọc diễn văn chúc mừng tại cổng Nam Quan.
Hình G4. HCM và CÂL yến tiệc xa hoa tại Bắc Kinh tháng 06/1955

- Tháng 12.1958, hai huyện Ninh Minh, Long Tân kết hợp với Bằng Tường (Trấn Bằng Tường) thành lập huyện Mục Nam.
- CSVN phản ứng! Ngày 27.04 đến 02.05.1959, Trung-Việt hội nghị vấn đề biên giới tại Bằng Tường. Ngày 10.05.1959, chính phủ Trung Cộng quyết định xóa bỏ đơn vị "huyện Mục Nam". Ninh Minh, Long Tân , Bằng Tường trở về đơn vị hành chính cũ.
- Ngày 04.09.1959, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Bằng Tường hội đàm cùng Hồ Chí Minh vấn đề biên giới Trung-Việt.
- Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.
Hình G5. Cây si do PVĐ trồng (???)


Cây si do PVĐ trồng (?) nhìn từ bên phía VN. Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN)

Hình G6. Cây si PVĐ nhìn từ bên cổng Hữu Nghị Quan của TC




Hình G7. Cây si PVĐ nhìn từ trên lầu thành Hữu Nghị Quan. Cụm nhà trắng là Hải Quan TC xây lại trên nền "nhà tròn". Xa thẳm bên kia là cột Km0 hiện tại.

- Ngày 09.04.1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh "hội đàm" tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan. "Hội đàm" về nội dung gì thì cả hai bên đều không công bố. Chỉ biết rằng cuộc "hội đàm" mờ ám tại Mục Nam Quan của hai lãnh đạo cộng sản Trung-Việt được viết trong sách giáo khoa của bọn Trung Cộng là "mở ra một trang sử mới cho quan hệ Trung-Việt".
Hình G8. Lầu 2 tại Mục Nam Quan với nguyên trạng cuộc "hội đàm" giữa CÂL và HCM



Hình G9. Bảng vàng ghi lại sự kiện

- Ngày 05.03.1965, Quốc Vụ Viện Trung Cộng và chính phủ CSVN cử hành lễ đổi tên "Mục Nam Quan" thành "Hữu Nghị Quan". Tham dự phía bên Việt Nam có Tổng lãnh sự VN trú tại Nam Ninh và đoàn chính phủ VN đến từ Lạng Sơn.
…Và kể từ sau đó, chính phủ CSVN đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Trung Cộng để tiếp nhận viện trợ vũ khí tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.
Hình G10. Hữu Nghị Quan năm 1965. Biểu ngữ của TC và hình Mao Trạch Đông phơi vào phần lãnh thổ VN



Hình G11. So sánh với hình ảnh Mục Nam Quan năm 1959. Đoàn đại biểu CSTC lễ phép chụp ảnh tại cổng Nam Quan bên phía VN




Hình G12. Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan


Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ và Thiết đạo binh: công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN

Hình G13. Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN


Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Hướng về TC đồng thanh hô lớn: "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!". Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TC)

Hình G14. Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN



Hình G15. Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN. Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN




Hình G16. Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính HCM ký tặng hoặc do PVĐ ban thưởng.




Hình G17. Năm 1968, Hồ - Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN


http://www.canhthep .com/modules. php?...3031066&cpag=1http://www.youtube. com/watch? v=ywZrFnoRg0g
Hình G18



"Nam man! Ta cho ngươi cơm ăn, áo mặc, ta cho ngươi súng đạn, nhưng chính ngươi đã lấy súng đạn bắn vào da thịt ta!" (người anh em đồng chí TC nói!)

Hình G19. Hoa Kiều tại Việt Nam bị cưỡng chế hồi hương năm 1978.

- Ngày 25.08.1978, khoảng trên 200 quân Việt Nam dùng vũ lực bắt buộc Hoa kiều phải hồi hương đi vào khu vực Hữu Nghị Quan. Lúc 17g30 cùng ngày, ngay trước cổng Hữu Nghị Quan, quân Việt Nam đánh chết 6 người, 82 người bị thương, 15 người chạy thoát. Công tác viên phía Trung Cộng lên tiếng cảnh cáo và xung đột đã xảy ra giữa hai bên cán bộ Trung-Việt. Ba ngày sau, quân Việt Nam tiếp tục tràn lên vùng biên giới tìm kiếm những Hoa kiều đang bỏ trốn… Chiến tranh biên giới Trung-Việt bắt đầu từ đây, cuộc chiến mà Trung Cộng lấy cớ "tự hào" là "Tự Vệ Phản Kích". Ải Nam Quan thêm một lần nữa chứng kiến xung đột Trung-Việt. Nhưng từ sau cuộc chiến này, Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi "Km0" thần thoại, nằm cách xa cổng Nam Quan hàng trăm thước.
Hình G20. Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành "Hữu Nghị Quan"



Hình G21. Trung Cộng ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau chiến thắng



Hình G22. Trao trả tù binh 
- Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại "Km0" trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan
Hình G23. Phụ ảnh tham khảo "Cột Mốc Số 18" giả mạo (?)
Đây là "Cột Mốc Số 18" mà TC cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan. Khác với "Cột Mốc Số 18" theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bầy nơi chương I). Trên cột mốc này khắc rằng: "BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài, Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam". Lịch sử nào ghi rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới Thạch? Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản Giốc. Những cột mốc thật sự của Hiệp ước Pháp-Thanh đã tiêu biến nơi đâu ? Không ai biết rõ hơn biên giới Trung-Việt bằng Đảng CSVN, nhưng họ có nói gì không về hiện tượng này? Lặng câm! Ta nên nhớ, trong đề cương của Đảng CSVN do HCM soạn ra vào năm 1940 đã chủ trương một cách mù quáng: "Không công nhận bất cứ văn kiện, hiệp ước nào của thực dân Pháp thay mặt VN ký kết với quốc gia khác!" Sự ra đời của "Km 0" cho đến nay vẫn rất khó hiểu. Theo "truyền thuyết", "Km 0" ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí. Có thực sự là PVĐ trồng cây si để đánh dấu vị trí biên giới Trung-Việt hay không? Hay chỉ đơn thuần là việc trồng cây kỷ niệm một sự kiện nào đó? (thói màu mè của CSVN). Năm 1958, chính tay PVĐ đã ký văn bản dâng biển cho Trung Cộng, bản đồ Bắc Việt thì Đảng CSVN dâng cho Trung Cộng vẽ, trong thời điểm lệ thuộc sự viện trợ của Trung Cộng thì làm sao nói chuyện căng thẳng biên giới, lãnh hải được. Còn cây si là cây si nào? Cây si thuộc loại cây nhiệt đới có sức tăng trưởng và phát tán rất nhanh. Không thể nào cho rằng cây si mà PVĐ trồng là cây si đứng sau cột "Km0". Hãy xem hình (so sánh với cây si trước cổng HNQ ở chương II).

Hình G24
Năm 1979, hai tên Trung Cộng đang chỉ vào vị trí cột mốc "Km0". Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960, như một thỏa thuận "hữu nghị" khi HCM dành trọn Ải Nam Quan để tiếp nhận vũ khí của TC gây máu lửa trên miền Nam Việt.
Hình G25. "Km0" trong những năm 1990. Biên phòng VN đứng gác nhưng quay mặt về phía VN. Đáng nể!
Hình G26. "Km0""Km0" trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan "Hữu Nghị" và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu . Lúc này trên cột còn ghi "Hữu Nghị Quan" và "cây si PVĐ" còn đóHình G27. "Km0" mất chữ Quan
"Cây si PVĐ" bị đốn bỏ dã man vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ "Hữu Nghị". Đảng CSVN không dám nhận thêm chữ "Quan". Xóa bỏ vĩnh viễn lịch sử để làm vừa lòng đàn anh TC!

Hình G28
 "Km0" của VN trơ trọi so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc Môn" của Trung Cộng phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!
Hình G29
 "Km0" trong những ngày năm 2006. Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TC.
Hình G30
 Nhìn sang bên phải để thấy rõ hơn cổng đường hầm cao tốc Nam-Hữu và Cổng kiểm soát của Hải quan TC.
Hình G31
 Ngang với "Km0" là giao điểm Quốc lộ 322 (điểm cuối) của TC và Quốc lộ 1A (điểm khởi đầu) của VN! "Trung Quốc Quốc Đạo 322 Chung Kết Điểm"
Hình G32
Nhìn sang VN. Đi thêm khoảng 100m nữa mới tới Cổng kiểm soát của Hải quan VN. Khoảng cách "thủ lễ" đã xuống dưới chân Ải Nam Quan trong thời cộng sản. Không còn nằm trước mặt cổng Nam Quan như ngày xa xưa. Đúng vậy! Ải Nam Quan nào là của VN? Bọn Ô nhục! Hàng trăm thước đất của Ải Nam Quan là cả một đoạn đường dài hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam, nơi mà tổ tiên Trung Cộng phải bao lần cay đắng nuốt hận…Đất biển tổ tiên mất qúa dễ dàng! Đảng CSVN vẫn một mực nói như Trung Cộng, công nhận lãnh thổ bắt đầu từ cột "Km0". Đảng CSVN đã chà đạp lên hồn thiêng sông núi, thay ngọai bang thảm sát dân tộc, giết chết lịch sử quê hương!
Hình G33. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!
Ngày 18.10.2005, Việt cộng TT Nguyễn Tấn Dũng ra đón khách Trung Cộng ngay tại Km0. Ôi, tư cách của một TT? Hai tay xun xoe chào đón quan thầy Trung Cộng. Không ai trong đám cộng sản thời đại này còn "bản lĩnh" đi qua lại Cổng Nam Quan để đón khách như Hồ Chí Minh của những năm 1950. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!

Hình G34
 Ngày 28.12.2005, cao tốc Nam Hữu chính thức khai thông nối vào khởi điểm Quốc lộ 1A của Việt Nam
Hình G35
Những người dân quê Đồng Đăng bị bắt đứng ra chụp hình ngay tại giao giới biên cảnh Trung-Việt. Họ đứng trên khởi điểm của QL 1A như làm nhân chứng cho lịch sử bán nước của Đảng CSVN. Những khuôn mặt muộn phiền, ngơ ngác.

Hình G36
Ngay cả những đứa bé Trung Cộng mù lòa cũng được nắm tay cho sờ vào thành tích của cha ông chúng! Còn người Việt Nam? Có ai dám cảm tử cầm máy ảnh ra chụp tại khu vực này hay không? Thi nhân Bùi Minh Quốc bị cấm cố vì tấm hình ôm cột mốc Trung-Viêt. Nhà báo Điếu Cày có mấy tấm chụp tại Thác Bản Giốc mà giờ còn nằm trong Chí Hòa. Và tôi cũng từng bị biên phòng VN hành hung khi tay lăm le chiếc máy ảnh nơi vùng biên cảnh "Hữu Nghị"!

Hình G37
Khách du lịch Trung Cộng thảnh thơi qua lại, nhàn nhã như ở nhà. Chụp hình ư? Chuyện nhỏ! Đố tên biên phòng VN nào dám làm khó dễ!

Hình G38
 Bước một bước là qua đến VN! Hai con xẩm trong góc có khung là vị trí của Km0 Ô nhục!
Hình G39
 Đứng hai chân trên biên giới!
Hình G40
 Và ngồi lên "Km0" của bọn Nam man! Chúng ta là chủ nhân của lãnh thổ VN!
Hình G41
 Hải quan hai bên Trung-Việt trao đổi công tác tại Km0 (tháng 04.2007)
Hình G42
Những hoạt động của Trung Cộng tại Ải Nam Quan ngày càng rầm rộ, hoành tráng. Từng đợt học sinh trên các miền được đưa về Hữu Nghị Quan để nghe giáo dục về lòng yêu nước! "Tổ Quốc Tại Ngã Tâm Trung" (Tổ quốc trong tim ta)

Hình G43
Cựu chiến binh trong chiến trận biên giới Trung-Việt hành hương Thế hệ nào của Việt Nam sẽ được tường tận sự ô nhục này. Việc đòi hỏi Trung Cộng trả lại vùng đất thiêng của tổ quốc Việt Nam không phải dễ dàng! Sẽ lại đổ máu như hàng trăm năm trước!

Hình G44
Tháng 11 năm 2007, kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị Quảng Tây. Có cả đại biểu VN tham dự, ngồi trên mảnh đất tổ tiên bị ngoại bang xâm chiếm không biết họ nghĩ gi? Hay là họ vẫn cười? Vận động trong sạch môi trường biên cảnh Trung-Việt. Bản đồ VN đã nối vào khu tự trị Quảng Tây!