THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 September 2011

Đình công lớn tại Sài Gòn, 65 ngàn công nhân bỏ việc

“…Một vụ đình công lớn xảy ra ở Sài Gòn kéo dài đã ba ngày qua tại công ty vốn đầu tư Ðài Loan 100%, sản xuất giày gia công cho nhiều hãng giày lớn và nổi tiếng ở ngoại quốc…

Hiện tổng số công nhân của Pou Yuen khoảng 65,000 người mà lúc thịnh đạt nhất cách đây mấy năm lên đến 80,000 người

…“Mỗi ngày, ở một nơi nào đó tại Việt Nam đều xảy ra một vụ đình công”. Youngmo Yoon, một chuyên viên về lao động Việt Nam của tổ chức Công Ðoàn Quốc Tế ILO nói với hãng tin tài chính Bloomberg…

Trong 4 tháng đầu năm 2011, đã có 336 [gần 3 vụ/ ngày] vụ đình công tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội…”(Bloomberg, 23/06/2011)

————————-

Cái “ác” của CPI giả mạo là, cty ngoại quốc tăng lương công nhân theo mức này, nhưng giá hàng hóa THẬT SỰ tăng cao ít nhất là GẤP 3 lần CPI.

Ví dụ, Cường Đô la thì không cần tăng quá nhiều tiền xài, do xe hơi không lên giá, còn thức ăn lên vài chục triệu đồng/ tháng chẳng thấm vào đâu với số anh ta xài hàng tỉ đồng/ tháng.

Nhưng với công nhân VN, và 90% dân chúng VN, thì thức ăn chiếm đến 82% thu nhập của họ – theo một cuộc nghiên cứu của Hàn quốc.

Như vậy, khi giá thức ăn tăng gần gấp đôi từ tháng 6 năm ngoái đến nay, đang khi lương tăng theo lạm phát “chỉ 20,82%”, thì làm sao dân chúng sống nổi. (AFP, 24/06/2011)

Lương phải tăng gấp đôi, chứ nếu chỉ tăng 21% thì công nhân bị sụt sức mua đến 40% (từ 100 đơn vị phải lên 200, nhưng chỉ được lên 120, thiếu 80 trên tổng số 200 cần thiết), do đó mà họ PHẢI ĐÌNH CÔNG.

Tình hình càng ngày càng KHẨN THIẾT, CPVN không thể ra chỉ thị bảo báo không đăng là yên việc, các cuộc đình công, đời sống công nhân thê thảm, tự được giải quyết.

Trong 6 tháng cuối năm, gần Noel, và sau đó là gần Tết, thì LẠM PHÁT chắc chắn lại càng tăng.

Lương không tăng kịp thì sẽ lại có đình công kinh hoàng toàn quốc, còn các công nhân viên chức, công an bộ đội không được tăng lương thì sẽ có bỏ việc, quốc gia đình đốn, như từng xảy ra bên LX cũ, làm sập cả nền KT và từ đó sập luôn khối CS từng vô cùng vững chắc.

Họ tịch thu tài sản, bắt bỏ tù dân mua bán USD, dân sợ quá, bán ra hết, thì giá phải TẠM giảm thôi – cho đến khi cạn kiệt hoàn toàn số USD “nhàn rỗi”, trong túi nhân dân.

Họ in 63 ngàn tỉ đồng ra mua vào 3 tỉ USD, la toáng lên rằng “VN đã ổn định ngoại tệ”, nghe có buồn cười không, nhưng nhiều báo ngoại quốc bị gạt, trích đăng lại.

Nay có 1 ông PGS.TS Việt Nam nói, và dùng 1 thành ngữ rất hay, “đó chỉ là té bùn sang ao”, chỉ việc từ túi dân qua túi nhà nước, chứ TOÀN XỨ VN có THÊM được đồng USD nào đâu.

Và ông này nói “khó tin kiều hối tăng”, chứ không lẽ mắng vào mặt ông Giàu là “LÁO KHOÉT”, khi ông Giàu nói “kiều hối tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II”, đang khi chính ông ta nói “giảm trong quý I”.(Vietstock, 11/05/2011)

Ôi giời ơi, dối trá ơi là dối trá.

Ồ ạt qua biên giới đánh bạc

Cách không xa cánh đồng đang vào vụ, sòng bạc Arun Bopea (Campuchia) hiện lên hoành tráng. Qua lớp cửa, hơn 200 người đang vây kín một trường gà hò hét, đa số họ là người Việt Nam.
> Bi kịch 'thế mạng' ở casino

Tại địa phận biên giới, những chiếc xe máy mang biển số nước bạn chở heo từ tỉnh Prey veng (Campuchia) chốc chốc lại chạy về hướng Hồng Ngự, Đồng Tháp. Trên đường vào vùng biên, nhiều loại xe không gắn biển số, tài xế không đội mũ bảo hiểm vẫn phóng bạt mạng.
Thấy khách bày tỏ muốn qua biên giới thử vận, một tài xe ôm gần khu vực cửa khẩu Dinh Bà hất hàm: "Có phải người địa phương không? Nếu là dân Đồng Tháp thì chỉ cần đưa giấy chứng minh cho mấy sếp là qua ngay thôi. Còn dân tỉnh khác thì ít nhất cũng phải có hộ chiếu".
Cửa khẩu
Qua khỏi cửa khẩu Dinh Bà hơn 1km có một sòng bạc bên tỉnh Prâyveng, Campuchia thu hút rất đông con bạc Việt. Ảnh: Thiên Phước.
Tỏ vẻ ngơ ngác vì không biết "luật" này, người khách cười: "Em chỉ mang... mỗi tiền để thử vận thôi anh hai".
Một người rẽ đám đông đang uống nước trước một quán cà phê tiến lại gần, giọng tỉnh bơ: "Tôi là thổ địa tại đây. Tôi sẽ dẫn ông đi nhưng phải chi 100 đồng (100.000 đồng) trà nước".
Tại cửa khẩu Dinh Bà, gã đàn ông này chỉ nói vài câu với những người gác cửa khẩu là được qua ngay. Tương tự tại cửa khẩu Bontia Chaccrây của tỉnh Prâyveng (Campuchia), "thổ địa" cũng chỉ đưa tay chào là đi qua.
Khác hẳn với cảnh nông dân Prey veng tất bật cày xới, thu rơm rạ chuẩn bị vụ lúa mới, cách đó không xa là sự nhộn nhịp của sòng bạc Arun Bopea mọc lên giữa đồng. Sự hoành tráng của một casino tương lai đã hiện diện rõ trong công trình đang ở giai đoạn cuối.
Kế bên, một sòng bạc cũ loang lổ màu thời gian tất bật đón khách ghé đến. Qua lớp cửa, cả 200 con người đang vây kín một trường gà dù không phải ngày cuối tuần. Ai cũng căng mắt vào 2 chú gà màu đỏ tía đang quần nhau phía dưới, hò reo ầm ĩ. Đa số họ là người Việt Nam.
Tương tự, ở bàn tài xỉu cạnh bên cũng có cả trăm người đang chen lấn, mặt đỏ phừng phừng, mồ hôi nhễ nhại. Ngồi giữa bàn tài xỉu là một người Campuchia cao lớn, bàn tay to bè ghì cứng hộp xí ngầu lắc liên tục. Anh ta là "nhà cái" của môn cờ bạc này.
Ngoài việc qua lại cửa khẩu, các con bạc cũng thường băng xuyên các cánh đồng giáp ranh vùng biên giới qua Campuchia. Ảnh: Thiên Phước
Ngoài việc qua lại cửa khẩu, các con bạc cũng thường băng xuyên các cánh đồng giáp ranh vùng biên giới qua Campuchia. Ảnh: Thiên Phước.
Ba thanh niên và một cô gái đứng cạnh không ngừng la lớn: "Đặt đi, đặt đi" trong khi cầm những thanh tre được quấn dây thun liên tay khều tiền của các con bạc vừa thua cuộc. Sau khi hộp xí ngầu được mở ra, thắng thua được họ chung chi nhanh chóng để sang một ván khác. Dù giữa đồng trống gió thổi lồng lộng nhưng lượng người tham gia đỏ đen quá đông nên không gian trở nên ngột ngạt, đặc quánh hơi người.
Sau lưng bàn tài xỉu này là một bàn thờ thần tài khói hương nghi ngút. Vài ba nông dân Campuchia ăn mặc lếch thếch, tay loang lổ bùn cũng tham gia sát phạt nhưng chung chi chỉ bằng những đồng Ria lẻ. Xung quanh cũng có nhiều "tụ" đang mải miết ăn thua bằng các "môn" bài bửu, ngầu hầm... của các con bạc người Việt ít tiền.
Ngoài trường gà toàn đàn ông tham gia, ở các bàn tài xỉu có đến hơn nửa là "quý bà" U40, thậm chí có người tóc đã pha sương, đa số là người Việt. Bãi giữ xe cho sòng bạc này có đến 80% mang biển số Việt Nam. Thậm chí một lũ trẻ đen đủi chen nhau mời vé số các tỉnh Bến Tre, Bình Dương... cho các con bạc cũng đều là dân vùng biên Việt Nam.
Bà Lý (57 tuổi, ngụ xã Tân Hộ Cơ) lách người ra khỏi đám đông tiến đến phía ban thờ thần tài cúi vái xì xụp. Quẹt ngang dòng mồ hôi trên gương mặt nhăn nheo, bà buồn bã cho biết vừa... cháy túi. Mỗi sáng thường ngày bà theo chồng đánh bắt cá tôm ở những cánh đồng mùa lũ, chiều về lại tranh thủ cùng vài người trong xóm sang sòng bạc đặt vài ván kiếm tiền. "Hầu như ngày nào bọn tôi cũng thua, cay lắm. Nhưng chẳng lẽ bỏ luôn nên phải tìm cách gỡ vốn chứ", bà Lý tuềnh toạc nói.
Bên trong một sòng bạc Campuchia./.Ảnh: Thiên Phước
Bên trong một sòng bạc Campuchia. Ảnh: Thiên Phước.
Còn ông Bảy (57 tuổi) nước da đen sạm, cổ quấn khăn rằn kể nhà ở gần Dinh Bà, sống bằng nghề làm mướn nhưng cũng là khách quen tại đây. “Làm mướn có bao nhiêu tiền đâu, thắng bạc mới có thể làm giàu”, ông này nói. Tuy nhiên, khi được hỏi có bao giờ ông thắng được vài triệu đồng? Ông Bảy quày quả bỏ đi không quên gắt gỏng: “Thua không hà”.
Anh Hây (35 tuổi) chạy xe ôm gần cửa khẩu Dinh Bà cho biết, từ khi bên Bontia Chaccrây mở sòng bạc, các đồng nghiệp của mình tuy không kiếm được bao nhiêu tiền nhưng cũng rất nghiện đỏ đen. Anh này từng chứng kiến gia đình người hàng xóm cũng chạy xe ôm như mình đã tan nát vì thua bạc. Sau khi mấy đứa nhỏ phải bỏ học, cha mẹ nó cũng bán đất trả bớt nợ rồi kéo nhau bỏ xứ đi làm thuê.
Theo Cục Cảnh sát hình sự, mỗi ngày có khoảng 3.000 người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc. Cuối tuần con số này tăng thêm 700-900 người. Không riêng gì vùng biên giới giáp ranh Đồng Tháp mà ở Kiên Giang, Long An, Tây Ninh… đều có sòng bạc “bao vây” các cửa khẩu bên phía Campuchia. Hiện dọc theo biên giới có trên 30 casino, 14 trường gà. Những sòng bạc này chủ yếu thu hút các tay chơi ở các tỉnh miền Tây, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Một cán bộ điều tra Cục cảnh sát hình sự cho rằng, tâm lý con bạc khi thua thường rất hay cay cú, liều lĩnh mượn tiền của những đường dây "vay nóng" để gỡ gạc. Nhưng kết cục lại thua sạch và không có cách nào trả nổi.
"Đã xảy ra trường hợp con bạc bị chặt ngón tay, cắt tai gửi về Việt Nam kêu người nhà mang tiền qua chuộc. Trong những ngày bị băng nhóm cho vay nặng lãi giam lỏng, nhiều con bạc bị đánh đập tàn nhẫn. Có người vì không chịu nổi đã nhảy lầu trốn, thiệt mạng", vị cán bộ nói.
Thiên Phước

Thư ngỏ của một công dân yêu nước

2011-09-06
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, cựu phó tổng thư ký Ủy Ban Trung Ương Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Việt Nam, trưa ngày hôm nay gởi một thư ngỏ lên cấp lãnh đạo

Source anhbasam
Luật gia Lê Hiếu Đằng phát biểu nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam ngày 27.07.2011.

Bức thư của luật gia Lê Hiếu Đằng yêu cầu giải thích việc cấm biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc và nội dung phát biểu mới đây của bộ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong vòng đối thoại thường niên Việt Nam Trung Quốc có phải là chủ trương của nhà nước hay không.

Tướng Vịnh cam kết với Trung Quốc sẽ cấm biểu tình

Thanh Trúc phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về nội dung thơ ngỏ này:
 
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi mới gởi đi hồi trưa nay. Thật ra thảo thì cũng không lâu lắm, và tôi có đem bàn bạc với một số anh chị em trong phong trào sinh viên cũ, tôi viết bức thơ ngỏ với tư cách công dân bình thường, nhưng đồng thời cũng là một người từng có quá trình đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ đất nước này.
Thật ra từ lúc tôi nghe ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình, sau đó là hàng loạt những việc làm có tính chất đối phó và có tính chất bôi xấu một số nhà trí thức rất là đáng trân trọng của mình, thì tôi rất là bức xúc.
Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. AFP
 
Tôi cũng đã ký tên vào danh sách những người phản đối lệnh cấm biểu tình đó. Trong tuyên cáo ngày 25 tháng Sáu năm 2011, chủ xướng ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều anh em sinh viên học sinh trước đây từng tham gia ghi tên mà có điều khoản thứ tư nói rằng nhà nước không có lý do gì mà ngăn chận những cuộc biểu tình yêu nước trong ôn hòa trật tự. Nhưng mà văn bản của ủy ban nhân  dân thành phố Hà Nội bất hợp pháp ở chỗ là không ai ký tên, đi ngược lại tinh thần của bản tuyên cáo của chúng tôi.
 
Rồi cộng thêm vào đó là qua thông tin thì tướng Vịnh đi Trung Quốc, theo cuộc đối thoại hàng năm về quốc phòng.
 
Trong buổi làm việc này thì ông Vịnh lại phát biểu những ý kiến tôi cho là vượt thẩm quyền. Nội dung gây phẫn nộ nhất đối với nhiều tầng lợp nhân dân trong đó có những anh em sinh viên học sinh đã từng đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được.
 
Cái đó là tướng Vịnh hoàn toàn không có quyền phát biểu như vậy. Chúng tôi đặt vấn đề trách nhiệm của các vị lãnh đạo cao cấp đảng và nhà nước là phải chăng đã có ai chỉ đạo vấn đề này, các vị có đồng ý với những ý kiến đó hay không thì phải trả lời minh bạch trước nhân dân Việt Nam. Bởi vì đây là công việc hoàn toàn nội bộ của một nước độc lập và tự chủ, do đó khi anh nói với Trung Quốc như vậy chứng tỏ anh không còn độc lập nữa.
Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam? 
luật gia Lê Hiếu Đằng
Đây là việc nội bộ của nhân dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề các đảng viên cao cấp của nhà nước hiện nay là phải làm rõ việc này trước công luận.
 
Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam?  
 
Còn nếu ngược lại, nếu không phải chủ trương chính thức của đảng và nhà nước thì phải nghiêm trị, đảng và nhà nước phải trả lời trước công luận vấn đề này.

Cách hành xử thiếu văn hóa của các cơ quan cửa quyền

Thanh Trúc: Thưa ông Lê Hiếu Đằng, khi viết một bức thư ngỏ như vậy ông có hy vọng ông sẽ được trả
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ  thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010. Source báo TQ
 
lời được giải thích, bởi vì sự trả lời đối với ông cũng là sự trả lời đối với những người cảm thấy cần hiểu được quan điểm của nhà nước?
tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng: Thật lòng mà nói tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời. Như vậy đối với tôi, một người tuy có quá trình đầu tranh nhưng so với đại tướng Giáp là một trời một vực, thì tôi cũng không hy vọng gì.
 
Nhưng ở đây ý tôi muốn nói, chẳng những nói với các vị lãnh đạo Việt Nam, mà muốn nói với nhân dân Việt Nam rằng trong xã hội chúng ta phải có những người dám nói lên những ý kiến để phê phán những sai trái những việc làm không đúng của cán bộ của những người lãnh đạo Việt Nam. Như vậy mới là một xã hội thật sự dân chủ.Nếu đứng trước những sai trái những việc làm không đúng mà ai cũng im lặng hết thì tình hình sẽ như thế nào, đất nước này sẽ đi về đâu.
vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Cũng như vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa. Ngay một người bình thường viết thư cho anh thì lịch sự anh cũng phải trả lời, huống hồ là đại diện của các tầng lớp nhân dân của nhân sĩ trí thức ký vào kiến nghị vào tuyên cáo mà hoàn toàn không  được trả lời. Chúng tôi muốn đưa ra công luận để bàn dân thiên hạ xem thử như thế nào, ai đúng ai sai.
 
Tôi cho rằng công khai minh bạch rất quan trọng để cái sai trái, cái ác cái xấu phải được phơi bày. Như vậy mới tạo một xã hội lành mạnh, phải làm cho người dân tin rằng chúng ta đang xây dựng một xã hội tốt đẹp cùng với giòng chảy hiện nay trên thế giới, tức là giòng chảy tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Xin cảm ơn ông Lê Hiếu Đàng và lời chia sẻ về bức thu ngỏ ông vừa gởi lên các nhà lãnh đạo cao nhất nước.

Thầy giáo bị cả làng vây đánh vì nghi trộm chó

(VTC News) - Nạn nhân là anh Phạm Văn Tấn giáo viên trường tiểu học Mã Thành (Yên Thành - Nghệ An). Hiện anh Tấn đang nằm điều trị tại bệnh viện 115 Nghệ An.
>> Kẻ trộm chó bị đánh ngất xỉu
>> Trộm chó bị té chết

Theo lời tường trình của anh Tấn, khoảng 20h30 ngày 2/9, anh với một đồng nghiệp khác tên Thanh đi chơi ở nhà người bạn. Do chưa quen đường, trời tối nên bị lạc, sau đó hai anh định rẽ vào một nhà dân để hỏi thì bị người này nghi ngờ, hô hoán có kẻ câu trộm chó.

Chỉ một phút sau, hàng chục người dân chạy ra bao vây, dùng gạch đá, gậy gộc...tấn công. Lợi dụng trời tối, anh Thanh may mắn chạy thoát được còn anh Tấn lĩnh toàn bộ trận đòn. Chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius cũng bị người dân đốt cháy rụi.
Nạn nhân được các bác sĩ băng bó phần thân, cơ thể chưa cử động được. 
Mãi khi hai đồng chí công an xã có mặt thì nạn nhân mới được giải cứu, và được đưa vào trạm xá xã Văn Thành sơ cứu. Do thương tích quá nặng, đến 10h sáng 3/9, anh Tấn được chuyển vào Bệnh viện 115 Nghệ An. Thông tin từ Bệnh viện 115 cung cấp, anh Tấn bị đánh với nhiều vết thương, hai mắt bị sưng tím, có hai vết đâm ở tay nghi là do vật nhọn tấn công. Qua kết quả chụp phim, nạn nhân bị chấn thương cột sống.

Trao đổi với báo chí, Thượng tá Phạm Xuân Khánh - Phó trưởng công an huyện Yên Thành cho biết: "Thông tin ban đầu từ dưới xã báo lên, tại hiện trường không tìm được chứng cứ chứng minh anh Tấn và bạn đi câu trộm chó. Chúng tôi đang yêu cầu Chủ tịch UBND xã, ban công an xã Văn Thành báo cáo bằng văn bản sự việc xảy ra hôm đó. Sự việc sẽ sớm có câu trả lời, khi đó ai sai sẽ xử lý người đó".

Hồng Thắng

22h 06/09/2011: TƯỜNG THUẬT ĐẶC BIỆT TỪ HÀ NỘI



Dưới đây là bản tường thuật về một cảnh tượng bất an của cuộc sống ở Thủ đô Hà Nội mà vợ chồng chúng tôi vừa bất ngờ trải qua cách đây ít phút, tại 65 Ngô Thì Nhậm, HN.

Bữa cơm chiều nay chỉ có hai vợ chồng. Hai con đã được gửi sang bà ngoại, vì tối nay chúng tôi có hai cuộc hẹn. Một cuộc hẹn bất thành vì người bạn ở SG ra chưa đi ăn cơm với người ở Quốc hội về. 21h chúng tôi đến quán bia Tiệp ở 65 Ngô Thì Nhậm, HN, khi đó mọi người đã có mặt khá đông đủ. Hôm nay sinh nhật một người trong những bạn biểu tình.


Ngồi chưa được bao lâu; tôi chưa cạn ly bia cốc cao, thì bất đồ, hai người mặc thường phục xông đến chỗ chúng tôi. Thì ra, hôm nay Lê Dũng đi lấy về một tấm băng - rôn gửi ở quán cafe Zic Zac (Nguyễn Xí) lần biểu tình trước, trên đó có ghi một câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Mặc dù băng rôn được cuộn lại và để trên bàn bên cạnh, chưa từng được mở ra.


Họ xông vào, mở tấm băng rôn và đòi tịch thu. Lã V.Dũng nói: Đây là tài sản của tôi. Nếu các anh muốn tịch thu, các anh lập biên bản đi.


Nhưng họ không dám! Vì đây là lời ông Trương Tấn Sang. Tôi gọi điện cho một người bạn khác để nhờ họ thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước ngay.

Liền ngay sau đí, gần một chục cảnh sát mặc cảnh phục quây lấy chúng tôi, đằng đằng sát khí với cả dùi cui trên tay, và yêu cầu mọi người xuất trình tờ tùy thân. Tôi biết đó là điều họ đã làm trái luật. Vợ tôi nói với tôi không cần phải đưa. Nhưng tôi và Lê Dũng đưa cho họ. Và tôi nói cho người chỉ huy biết tôi là ai. Người đó đã nhanh chóng nhận ra tôi.

Chí Đức vỗ tay vào vai một người cảnh sát. Lập tức anh này ăn vạ. Người này vu cho anh Chí Đức chống người thi hành công vụ và định bắt anh đưa về đồn. Lúc đó, không khí trong quán đã hết sức căng thẳng. Họ còn đòi đưa một số người khác về đồn. Tất cả mọi người hét lớn, phản đối.

Tôi nói với người chỉ huy: Các anh chẳng có lý do gì đề bắt bớ ở đây. Anh hãy lệnh cho lính của anh lui hết đi. Không nên tạo một không khí náo loạn tại phường sở tại của mình.

Lê Dũng cũng dùng hết mọi lý lẽ và nói nếu họ muốn bắt hết chúng tôi, xin báo để anh Nhanh đưa lệnh đến đây.




Sau một hồi đấu lý, cuối cùng, người chỉ huy thoắt đổi giọng và cười rồi vỗ vai tôi, nói rằng anh biết tôi rồi, và chúng ta đều là những người lớn, cần nhẹ nhàng với nhau để hiểu nhau. Và rằng, đề nghị mọi người cứ vui vẻ, không có vấn đề gì đâu. Họ lặng lẽ rút êm sau lời nói cười của viên chỉ huy.

Gần 22h, vợ chồng tôi ra về. Khi lấy xe, tôi trông thấy hàng chục cảnh sát thường phục và quân phục đứng khắp cả ngã tư quanh quán bia, với cả xe ô tô chực sẵn. Người chỉ huy lại gần tôi và bắt tay, nói rằng mong anh thông cảm. Tôi nói: Giờ đang là tháng trọng điểm đấu tranh với tội phạm. Nhưng các anh phải có cách nhìn nhận và hành xử sao cho không kinh động đến cuộc sống của người dân, đừng để người dân nghĩ rằng HN này, quận này, phường này bây giờ đã quá bất ổn rồi.

Mười phút sau đó các bạn của tôi đã xuống lấy xe và mỗi người đi mỗi ngả, trước sự chứng kiến của hàng chục cảnh sát quây xung quanh quán bia 65 Ngô Thời Nhậm. Không một ai bị bắt giữ, và tấm băng rôn không bị thu giữ.

Ngay khi sự kiện đang xảy ra, thì tin và ảnh đã được tung lên mạng internet (FB) và các trang điện tử khác. Lập tức các cuộc điện thoại, tin nhắn từ trong và ngoài nước gọi và gửi đến, thậm chí những người ở HN cũng đã kéo đến bên ngoài quán bia 65...

Hà Nội bây giờ không còn là một thành phố yên lành nữa! Thành phố có quá nhiều bất an, đến với bất cứ ai, lúc nào và ở bất cứ chỗ nào.

Đây thực sự là thành phố của công an.

22h55, ngày 06.09.2011.

Chùm ảnh của Binh Nhì:







Blog Nguyễn Xuân Diện


free countersFree counters

Công an lại bắt giữ Nhà báo Tạ Phong Tần


2011-09-06

Nhà báo Tạ Phong Tần, một tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, đã bị công an đến nhà bắt đi sáng nay mà không rõ nguyên do.


Công an phường không biết?

Nhà báo Tạ Phong Tần
Nhà báo Tạ Phong Tần
Từ thành phố Hồ Chí Minh, vợ blogger Điều Cày, bà Dương Thị Tân xác nhận với Thanh Trúc việc nhà báo Tạ Phong Tần bị bắt đi sáng nay từ căn nhà mà bà cho cô ở nhờ và chỉ cách nhà bà  khoảng ba trăm mét:   
Bà Dương Thị Tân:
  Thực sự  khi họ bắt cô Tạ Phong Tần vào lúc mấy giờ thì tôi không biết chính xác. Nhưng khi đứa  cháu tôi đi chợ, về đến nhà  khoảng hơn 8:30 một chút, cháu nói vừa nhìn thấy cô Tần ngồi ăn sáng với bạn cô Tần. 
Sau đó  tôi với con trai đi ra siêu thi và ra nhà thuốc để mua thuốc thì rất là nhiều an ninh đi theo tôi, toàn những gương mặt quen hơn ba năm nay, đi theo kè kè hai mẹ con.  Khi tôi dừng xe thì xe đứng đằng trước xe chặn đằng sau, bảo đảm là theo dõi sát sao, về nhà thì họ cũng theo đến tận nhà.  Tôi cũng lấy làm lạ lắm. Linh tính trong tôi nghĩ  là phải có chuyện gì sắp xảy ra cho gia đình của tôi. Tôi mới nói với con là bây giờ hai mẹ con mình sang kia để xem cô Tần có nhà không. Tôi chỉ linh tính một điều rất là xấu vì tôi gọi điện thoại cho cô không được. 
Nhà tôi cho cô Tạ Phong Tần ở nhờ là số 84Đ đường Trần Quốc Toản, phường Tám quận Ba. Khi sang thì cửa bị niêm phong, người thì chính ông trung tá Nguyễn Ngọc Thiệu nói là an ninh có lệnh bắt người ở trong nhà này. Tôi thấy cửa đóng và có một ổ khóa mới được quấn băng keo lại. Lúc bấy giờ người ta đã đưa cô Tạ Phong Tần đi từ lúc nào rồi tôi không biết. 
chính ông trung tá Nguyễn Ngọc Thiệu nói là an ninh có lệnh bắt người ở trong nhà này. Tôi thấy cửa đóng và có một ổ khóa mới được quấn băng keo lại. Lúc bấy giờ người ta đã đưa cô Tạ Phong Tần đi từ lúc nào rồi tôi không biết.
bà Dương Thị Tân
Cái nhà bên cạnh nói rằng công an khu vực nói nhà này niêm phong rồi, cần thì lên công an hỏi trung tá Nguyễn Văn Riết. Tôi lấy làm lạ vì nhà tôi công an niêm phong mà tôi lại không biết. Tôi là chủ nhà, cửa nhà tôi thì tôi cứ mở. Tôi đã kêu một cậu thợ khóa đến, khi cậu này định mở cửa thì công an phường chạy đến, nói "mày muốn làm ăn không, muốn làm ăn thì phải đứng lên ngay, không được mở khóa". Thế là cháu ấy nó sợ quá nó đi. 
Tôi mới nghĩ bụng là ở đấy có cây sắt xà beng thì tôi lấy tôi đẩy một cái thì nó bung cái khóa ra. Tôi mở cửa lên thì lập tức an ninh rồi công an phường rồi công an thường phục cũng nhiều lắm, tay lăm lăm bộ đàm xông vào trước cửa nhà tôi độ khoảng gần một chục người. Họ nói là nhà chị đã bị niêm phong, chị mở cửa lên không có người làm chứng là chị vi phạm nên phải lập biên bản. 
Tôi bảo thế vào nhà tôi niêm phong khi không có chủ nhà thì có vi phạm hay không? Luật pháp qui định  như thế, không có lý do nào muốn bắt người là bắt. Anh công an phường là trung tá Nguyễn Ngọc Thiệu nói với tôi là " an ninh người ta niêm phong chứ chúng tôi không biết, nếu muốn mở cửa thì lên an ninh người ta bàn giao lại cho chị".
Còn có mấy cậu mặc thường phục cứ đứng nói vào nhiều câu thì thú thật tôi bực mình tôi cũng nói bậy, bảo mày là cái thứ nào mà cứ xỏ mỏ vào đây. Thế là lập tức ba bốn công an phường nhao nhao lên là tôi ăn nói không lịch sự. Lúc bấy giờ nói chung là tranh cãi như thế  thôi. 
an ninh người ta niêm phong chứ chúng tôi không biết, nếu muốn mở cửa thì lên an ninh người ta bàn giao lại cho chị
công an phường 
-Thưa chị Dương Thị Tân, chị có thể đoán việc chị Tạ Phong Tần bị bắt mang đi là từ nguyên nhân nào không? 
Bà Dương Thị Tân: Theo tôi nguyên nhân chẳng qua là những bài báo mà cô Tần viết và đưa lên. Từ trước đến nay cô ấy vẫn là nhà báo tự do, giống những biên bản họ lập họ vẫn gọi cô ấy là nhà báo tự do. Còn việc bắt để làm gì thì thực sự tôi không có mặt ở đấy cho nên tôi không biết lệnh của họ là lệnh gì. 
-Cho tới lúc này, tình trạng căn nhà bà cho chị Tạ Phong Tần ở nhờ đó như thế nào? 
Bà Dương Thị Tân:Tôi đã phá cái khóa niêm phong ra, tôi khóa tạm một ống khóa cũ vào đấy. Tôi cũng vừa mới về đến nhà xong chứ còn đứng đấy cũng không nói được gì. Thực sự họ muốn vào nhà tôi lúc nào thì họ vào,  vì là họ đục ba cái lỗ rất to từ nhà ông cán bộ kế bên và họ có thể vào bất cứ lúc nào. Tất cả các cửa nhà  là họ phá ra hết để họ vào trong, lúc họ đi ra họ niêm phong lại. Họ dùng lối đó để có thể đột nhập vào nhà bất cứ lúc nào. 
-Về mặt pháp lý chị có định khiếu nại gì về căn nhà đó không? 
Bà Dương Thị Tân: Tôi đã từng khiếu nại ra ủy ban nhân dân phường Tám quận Ba khi họ phá nhà tôi họ xả nước thải. Tôi khiếu nại hai tháng liên tiếp nhưng ủy ban nhân dân phường không cho người xuống làm việc. 
Đến cuối tháng thứ hai tôi lên phường nữa thì họ xuống, họ cho cái nhà bên cạnh lợp tôn lại cho tôi và tô lại tường mà họ phá ra. Ở bên dưới thôi, còn ba cái lỗ ở bên trên cộng với những ống nước xả của nhà ông cán bộ ở trên tầng hai nhà tôi là họ không giải quyết. 
-Xin cảm ơn tất cả những thông tin bà đã cho chúng tôi biết 

Thư ngỏ của một công dân yêu nước


2011-09-06

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, cựu phó tổng thư ký Ủy Ban Trung Ương Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Việt Nam, trưa ngày hôm nay gởi một thư ngỏ lên cấp lãnh đạo

Source anhbasam

Luật gia Lê Hiếu Đằng phát biểu nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam ngày 27.07.2011.


Bức thư của luật gia Lê Hiếu Đằng yêu cầu giải thích việc cấm biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc và nội dung phát biểu mới đây của bộ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong vòng đối thoại thường niên Việt Nam Trung Quốc có phải là chủ trương của nhà nước hay không. 

Tướng Vịnh cam kết với Trung Quốc sẽ cấm biểu tình

Thanh Trúc phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về nội dung thơ ngỏ này:
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi mới gởi đi hồi trưa nay. Thật ra thảo thì cũng không lâu lắm, và tôi có đem bàn bạc với một số anh chị em trong phong trào sinh viên cũ, tôi viết bức thơ ngỏ với tư cách công dân bình thường, nhưng đồng thời cũng là một người từng có quá trình đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ đất nước này. 
Thật ra từ lúc tôi nghe ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình, sau đó là hàng loạt những việc làm có tính chất đối phó và có tính chất bôi xấu một số nhà trí thức rất là đáng trân trọng của mình, thì tôi rất là bức xúc. 
Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. AFP
Tôi cũng đã ký tên vào danh sách những người phản đối lệnh cấm biểu tình đó. Trong tuyên cáo ngày 25 tháng Sáu năm 2011, chủ xướng ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều anh em sinh viên học sinh trước đây từng tham gia ghi tên mà có điều khoản thứ tư nói rằng nhà nước không có lý do gì mà ngăn chận những cuộc biểu tình yêu nước trong ôn hòa trật tự. Nhưng mà văn bản của ủy ban nhân  dân thành phố Hà Nội bất hợp pháp ở chỗ là không ai ký tên, đi ngược lại tinh thần của bản tuyên cáo của chúng tôi. 
Rồi cộng thêm vào đó là qua thông tin thì tướng Vịnh đi Trung Quốc, theo cuộc đối thoại hàng năm về quốc phòng. 
Trong buổi làm việc này thì ông Vịnh lại phát biểu những ý kiến tôi cho là vượt thẩm quyền. Nội dung gây phẫn nộ nhất đối với nhiều tầng lợp nhân dân trong đó có những anh em sinh viên học sinh đã từng đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ cái danh dự cái lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được. 
Cái đó là tướng Vịnh hoàn toàn không có quyền phát biểu như vậy. Chúng tôi đặt vấn đề trách nhiệm của các vị lãnh đạo cao cấp đảng và nhà nước là phải chăng đã có ai chỉ đạo vấn đề này, các vị có đồng ý với những ý kiến đó hay không thì phải trả lời minh bạch trước nhân dân Việt Nam. Bởi vì đây là công việc hoàn toàn nội bộ của một nước độc lập và tự chủ, do đó khi anh nói với Trung Quốc như vậy chứng tỏ anh không còn độc lập nữa. 
Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam?  
luật gia Lê Hiếu Đằng
Đây là việc nội bộ của nhân dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam, chúng tôi đặt vấn đề các đảng viên cao cấp của nhà nước hiện nay là phải làm rõ việc này trước công luận. 
Việc đàn áp, việc cấm đoán biểu tình, rồi bôi nhọ một số nhân sĩ trí thức, cũng như ý kiến của tướng Vịnh phải chăng đã có sự thống nhất từ các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam?  

Còn nếu ngược lại, nếu không phải chủ trương chính thức của đảng và nhà nước thì phải nghiêm trị, đảng và nhà nước phải trả lời trước công luận vấn đề này.

Cách hành xử thiếu văn hóa của các cơ quan cửa quyền

Thanh Trúc: Thưa ông Lê Hiếu Đằng, khi viết một bức thư ngỏ như vậy ông có hy vọng ông sẽ được trả 
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ  thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010
Ngư dân Việt Nam không được bảo vệ thường xuyên bị Trung Quốc bắt -2009-2010. Source báo TQ
lời được giải thích, bởi vì sự trả lời đối với ông cũng là sự trả lời đối với những người cảm thấy cần hiểu được quan điểm của nhà nước? 
tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng: Thật lòng mà nói tôi cũng không mong có sự trả lời sòng phẳng và công khai về vấn đề này. Bởi vì kinh nghiệm của người dân trong một đất nước mà ngay cả bản thân đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gởi cho các vị lãnh đạo trong vấn đề bô xít Tây Nguyên, vấn đề phá bỏ hội trường Ba Đình, mà vẫn không được trả lời. Như vậy đối với tôi, một người tuy có quá trình đầu tranh nhưng so với đại tướng Giáp là một trời một vực, thì tôi cũng không hy vọng gì.
Nhưng ở đây ý tôi muốn nói, chẳng những nói với các vị lãnh đạo Việt Nam, mà muốn nói với nhân dân Việt Nam rằng trong xã hội chúng ta phải có những người dám nói lên những ý kiến để phê phán những sai trái những việc làm không đúng của cán bộ của những người lãnh đạo Việt Nam. Như vậy mới là một xã hội thật sự dân chủ.Nếu đứng trước những sai trái những việc làm không đúng mà ai cũng im lặng hết thì tình hình sẽ như thế nào, đất nước này sẽ đi về đâu. 
vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa.
luật gia Lê Hiếu Đằng
Cũng như vừa rồi có cái tuyên cáo cái kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhưng mà cũng không được trả lời. Thật ra vần đề trả lời công dân là một thái độ xử lý văn hóa tức một sự hành xử văn hóa. Không trả lời là không văn hóa. Ngay một người bình thường viết thư cho anh thì lịch sự anh cũng phải trả lời, huống hồ là đại diện của các tầng lớp nhân dân của nhân sĩ trí thức ký vào kiến nghị vào tuyên cáo mà hoàn toàn không  được trả lời. Chúng tôi muốn đưa ra công luận để bàn dân thiên hạ xem thử như thế nào, ai đúng ai sai. 
Tôi cho rằng công khai minh bạch rất quan trọng để cái sai trái, cái ác cái xấu phải được phơi bày. Như vậy mới tạo một xã hội lành mạnh, phải làm cho người dân tin rằng chúng ta đang xây dựng một xã hội tốt đẹp cùng với giòng chảy hiện nay trên thế giới, tức là giòng chảy tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.  
Xin cảm ơn ông Lê Hiếu Đàng và lời chia sẻ về bức thu ngỏ ông vừa gởi lên các nhà lãnh đạo cao nhất nước. 

Mục sư Nguyễn Công Chính bị tạm giam quá thời hạn


2011-09-06

Ông Nguyễn Công Chính, một mục sư từng lên tiếng về tình hình tự do của các giáo phái Tin Lành tại Tây Nguyên, bị bắt giam cách đây hơn bốn tháng để điều tra.

RFA files

Mục sư Nguyễn Công Chính, Hội Trưởng Hội Thánh Liên Hữu Tin Lành Đấng Christ Việt Nam

Đang bệnh rất nặng

Nay lệnh tạm giam đó đã qua thế nhưng thân nhân của ông vẫn chưa được gặp mặt và bản thân ông từ trong trại giam gửi giấy ra cho gia đình báo ông đang bệnh rất nặng.

Một số đồng đạo của mục sư Nguyễn Công Chính đưa thông tin lên mạng bày tỏ quan ngại của họ đối với tình hình sức khỏe của ông này trong trại giam hiện nay.

Thân nhân của mục sư Nguyễn Công Chính vào ngày 5 tháng 9 xác nhận thông tin ông này bệnh nặng trong trại giam, cũng như vấn đề lệnh tạm giam bốn tháng để điều tra đã qua mà gia đình không nhận được thông báo gì về việc giam giữ thêm đối với ông này. Bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính cho biết về điều này:

Thứ năm tuần rồi tôi có đến thăm nuôi. Hơn bốn tháng rồi mà vẫn chưa cho gặp mặt. Theo giấy mục sư Chính đưa ra do một ông công an trong trại giam đưa ra nói ông bệnh nặng:

"Trước khi bị bắt mục sư Chính đang uống thuốc điều trị viêm xoang chờ chừng 1 tuần nữa lên bàn phẫu thuật. Theo tôi như thế là bệnh nặng lắm rồi."

Trước khi bị bắt mục sư Chính đang uống thuốc điều trị viêm xoang chờ chừng 1 tuần nữa lên bàn phẫu thuật. Theo tôi như thế là bệnh nặng lắm rồi.

Bà Trần Thị Hồng

Bà cũng nêu ra thắc mắc về việc điều tra đã kéo dài hơn bốn tháng mà vẫn chưa có thể kết luận về những tội mà cơ quan chức năng Việt Nam qui cho chồng bà:

"Cách đây ba hôm tôi có nói với người ký giấy cho gặp mặt rằng đã hơn bốn tháng rồi sao không cho tôi gặp mặt chồng tôi. Họ có nói trong khi điều tra chưa có kết luận. Tôi bảo với họ bốn tháng điều mà mà không kết luận chứng tỏ chồng tôi không có tội, phải thả chồng tôi ra. Họ nói đó là vấn đề của cấp trên, điều tra chưa kết luận chứ không phải không có tội. Tôi nói tội gì phải trưng dẫn…"

Việc mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt giam để điều tra hơn bốn tháng qua hẳn nhiên có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình- vợ con, cũng như những người thân của ông. Bà Trần Thị Hồng cho biết về điều đó:

"Hôm mục sư Chính bị bắt tôi mới sinh được chín tháng thôi. Con đầu của tôi học lớp ba, đứa thứ hai lớp hai, một đứa mẫu giáo. Mẹ mục sư Chính khi ông bị bắt bà đang ở bệnh viện; cha mục sư Chính thì khi ông bị bắt mặc dù bị liệt ông cũng đòi ra tận trung ương để đòi công lý cho con ông."

ncc-danlambao.-250.jpg
Công an bắt và khám xét nhà MS Nguyễn Công Chính hôm 28/4/2011. Photo courtesy of bee.net
Ông Nguyễn Thanh Sơn, em trai của mục sư Nguyễn Công Chính, hiện sống với cha mẹ tại xã Gia Sier, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, cho biết bấy lâu nay ông cũng bị sách nhiễu vì là người thân của mục sư Nguyễn Công Chính:

"Tôi là em ruột của mục sư Chính, ở đây gặp khó khăn lắm. Từ năm 2005-2006 đến nay tôi bị ép chế liên tục."

Về thông tin này thì ông Đông, trưởng Công an Xã Gia Sier cho biết đã có giải quyết về vụ những người tấn công ông Nguyễn Thanh Sơn. Tuy vậy người trưởng công an xã còn cho rằng bản thân ông Nguyễn Thanh Sơn là đối tượng bài bạc tại địa phương:

"O ép gì đâu, xử lý rồi. Đối tượng kia đang xảy ra mấy vụ nữa nên họ đang truy bắt. Việc phản ánh bị o ép là không có thực tế. Anh muốn tìm hiểu phải đến trực tiếp để xem người ta giải quyết thế nào."

Chịu bất công đến bao giờ?

Ngay sau vụ bắt giữ mục sư Nguyễn Công Chính hồi ngày 28 tháng tư vừa qua và đưa về giam giữ tại trại T20, thành phố Pleiku, thì báo Công an Nhân dân có bài viết cho rằng ông Nguyễn Công Chính là mục sư tự phong và là kẻ phản động. Bài báo cho biết cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai thi hành lệnh bắt giam và khám xét nơi ở của ông về tội 'Phá hoại chính sách đoàn kết'.

Bà Trần Thị Hồng thì cho biết ý kiến của một số người láng giềng cùng ngụ tại tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku nói với bà sau khi ông Nguyễn Công Chính bị bắt hồi ngày 28 tháng tư vừa qua:

Bao nhiêu năm từ khi ông bà dọn đến chúng tôi thấy việc chính quyền làm quá bức xúc nhưng chúng tôi không thể nói gì được. Chúng tôi chỉ mong gia đình bà được bằng an thôi.

Một người hàng xóm

"Họ an ủi, nói mình sống dưới chế độ này phải chịu sự chèn ép thôi, chứ không làm gì được. Bao nhiêu năm từ khi ông bà dọn đến chúng tôi thấy việc chính quyền làm quá bức xúc nhưng chúng tôi không thể nói gì được. Chúng tôi chỉ mong gia đình bà được bằng an thôi."

Trường hợp của mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt tạm giam để điều tra nhưng qua bốn tháng theo qui định của luật pháp gia đình vẫn chưa được thông báo cụ thể bằng văn bản về việc tiếp tục giam giữ ông khiến cho gia đình và nhiều người thắc mắc. Đây là một trong những trường hợp bị bắt giữ gần đây mà cơ quan an ninh không tiến hành đúng theo những qui định của phát luật Việt Nam khiến nhiều người rất hoang mang.

Theo dòng thời sự:

Nhân sĩ trí thức khởi kiện Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội


2011-09-06

Một số nhân sĩ, trí thức Việt Nam vừa đệ đơn khởi kiện Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội vi phạm Luật Báo chí và Luật dân sự của Việt Nam vì đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn.

Source blog Nguyen Xuan Dien

Các ông Nguyễn Đăng Quang, TS Nguyễn Văn Khải "Ô-zôn", TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tiến Nam đến gặp TGĐ Đài PTTH Hà Nội, vào 15h30′ ngày 30 tháng 8 năm 2011, tại trụ sở Đài.


Vu khống, xuyên tạc

Đơn Khởi kiện đề ngày 5 tháng 9 do 10 vị nhân sĩ trí thức ký tên trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên…

Nguyên nhân việc phải đi đến kiện cáo một cơ quan truyền thông Nhà nước như Đài phát thanh Truyền hình Hà Nội là vì đơn vị này vào những ngày 21 và 22 tháng 8 vừa qua cho phát sóng chương trình với nội dung bị cho là vu khống, xúc phạm đến những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn. 

Theo những người trong cuộc thì việc phát sóng đó của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã vi phạm một số điều khỏan trong Luật Báo chí và Luật Dân sự của Việt Nam.

Vào ngày 26 tháng 8, một số người liên quan đã gửi thư yêu cầu Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xin lỗi và cải chính về những điểm được nói đã vu cáo, xúc phạm những người biểu tình khi gọi họ là 'phản động'.

Đến ngày 31 tháng 8, tổng giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ông Trần Gia Thái có thư trả lời phản hồi thư yêu cầu vừa nói; tuy nhiên cơ quan này không xin lỗi và cải chính theo như yêu cầu.
Khi ở Bờ Hồ người ta hát 'Dậy mà đi', " Lên đàng' thì tôi hát ' Chắc tay lưới, chắc tay súng", " Bám biểu quê hương", "Lướt sóng ra khơi".  Đây là những bài ca cách mạng mà Đảng đã dạy tôi; vậy tại sao gọi tôi là 'phản động'. Chính vì thế nên tôi kiện.
Nhà văn Nguyên Ngọc
Vì lý do đó những người liên quan phải làm đơn khởi kiện đề ngày 5 tháng 9 vừa qua. 

Một trong những người ký tên trong đơn khởi kiện có tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người thường được biết đến với tên 'ông già ozone' về những công trình khoa học nghiên cứu nước ozone của ông, cho biết ông phản 
Dâng hương trước Tượng Hoàng đế Quang Trung, đọc Đơn Khởi kiện, trước khi lên đường nộp đơn lên Tòa. Source anhbasam
Dâng hương trước Tượng Hoàng đế Quang Trung, đọc Đơn Khởi kiện, trước khi lên đường nộp đơn lên Tòa. Source anhbasam
đối những nội dung được phát sóng trên chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho rằng bản thân ông cũng như những người như nhà văn Nguyên Ngọc là những người 'phản động' :

"Ngày 14 tôi rất bận việc, tổi chỉ đi qua phố Lý Thường Kiệt. Khi qua đó nhiều người gọi tôi và tôi đến chào bác Nguyên Ngọc. Tôi là phận đàn em được gặp một người như bác Nguyên Ngọc rất vinh hạnh. Trên ảnh tôi thấy ảnh cười rất đẹp. Thế nhưng người ta gán cho là biểu tình, mà biểu tình thì đã sao! 

Tôi từng gặp nhiều như dân ở Đà Nẵng- phố Hòang Sa, ở Nha Trang phố Trường Sa, tôi thấy họ rất khổ. Đến ngày 19 tháng 8, một thuyền ở Quảng Trị lại bị bắt." 

Trước đó vào ngày 8 tháng 8, một tàu khác của ngư dân Việt Nam bị tàu Nhà nước Trung Quốc bắt. Tàu công quyền bắt mà lại buộc nộp tiền theo lối đường chui; tức kiểu xã hội đen chứ không được như Philippines, sau khi bắt họ mời đại sứ quán đến, đưa ra tòa bắt phạt tiền hoặc tha bổng. 

Kiểu bắt của Trung Quốc là kiểu ăn cắp, ăn cướp nên tôi không thể để ai bắn giết, cướp phá bà con ngư dân Việt Nam. 

Tôi không thể ngồi yên ở Hà Nội trước cảnh bà con khổ như thế. Khi ở Bờ Hồ người ta hát 'Dậy mà đi', " Lên đàng' thì tôi hát ' Chắc tay lưới, chắc tay súng", " Bám biểu quê hương", "Lướt sóng ra khơi".  Đây là những bài ca cách mạng mà Đảng đã dạy tôi; vậy tại sao gọi tôi là 'phản động'. Chính vì thế nên tôi kiện.

Xúc phạm nhân dân

Ông Lê Dũng, một kỹ sư tại Hà Nội và cũng là một blogger ký tên trong đơn khởi kiện nói lên nguyên nhân phải kiện HTV1:

"Trước chúng tôi có yêu cầu cải chính. Nếu họ xin lỗi thì chúng tôi cũng thôi không kiện nữa; thế nhưng họ vẫn bảo vệ những điều mà họ đã làm.
"

Các nguyên đơn khởi kiện có một số đề nghị gồm có yêu cầu tòa án xem xét giải quyết gồm việc xác định HTV1 đã có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, trong đó có những người khởi kiện; bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn và những người biểu tình khác, Đài truyền hình Hà Nội phải cho đăng phát biểu của những người biểu tình, đăng lời cải chính, xin lỗi vì đã cho phát những nội dung vu khống xuyên tạc, xúc phạm những nguyên đơn và những người biểu tình; cũng như xin lỗi cụ thể nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Nguyễn Huệ Chi và tiền sĩ Nguyễn Văn Khải và những người biểu tình khác về việc đăng hình ảnh của họ mà không xin phép trước….

Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP
Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP
Bản thân tiến sĩ Nguyễn Văn Khải tỏ ý cương quyết phải theo theo vụ kiện vừa nói đến cùng chứ không thể để chìm xuồng như những vụ lâu nay tại Việt Nam:

"Vấn đề thủ tục hành chính về kiện cáo ở Việt Nam rất dài. Ngay như tôi là lính chiến trường 17 năm. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2009 người ta mời tôi ra phường để viết giấy lĩnh tiền 'xương máu' chiến đấu trong Nam 17 năm. Người ta hành hạ tôi, tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa nhận được 650 ngàn đồng một tháng đó." 
Nếu mình không lên tiếng, người ta tiếp tục làm sai như thế thì sẽ ảnh hưởng, nhất là những nhân sĩ- trí thức
Blogger Lê Dũng
Trì trệ như thế vụ kiện sẽ kéo dài; dù kéo dài hay không tôi không cho phép gọi bác Nguyên Ngọc là 'phản động', gọi tôi là 'phản động'."

Blogger Lê Dũng cho biết tại Việt Nam chuyện kiện các cơ quan chức năng, nhất là những cơ quan truyền thông Nhà Nước, lâu nay không nhiều; thế nhưng cần phải tiến hành theo luật để những tình trạng vi phạm pháp luật không kéo dài nữa:

"Chúng tôi cũng không muốn mất thời gian, bỏ công sức ra đi kiện cáo như thế sẽ ảnh hửơng nhiều đến công việc đang làm. Tuy nhiên nếu không làm thì không được; nếu mình không lên tiếng, người ta tiếp tục làm sai như thế thì sẽ ảnh hưởng, nhất là những nhân sĩ- trí thức, các bác rất lớn tuổi có vị trí trong xã hội mà để người ta vu cáo như thế là không chấp nhận được đâu."


Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn diễn ra hồi ngày 5 tháng 6 vừa qua kéo dài đến ngày 21 tháng 8 được 11 chủ nhật. Mặc dù có những bắt bớ, trở ngại nhưng những người biểu tình cho rằng họ muốn ủng hộ Nhà Nước bày tỏ lòng yêu nước của người dân trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. 

Thế rồi các cơ quan chức năng, trong đó có truyền thông Nhà Nước như HTV1 vào cuộc và cho rằng những người biểu tình chống Trung Quốc gây hấn bị những thế lực xấu xúi giục, họ là những kẻ 'phản động'. Điều đó khiến những người yêu nước chân chính phải lên tiếng phản đối và nay kiện đòi phải thực thi đúng luật pháp Việt Nam. 

Theo dòng thời sự: