THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 November 2011

9 người liên quan vụ hối lộ lớn nhất Cần Thơ

Công an Cần Thơ vừa kết thúc điều tra vụ đưa, nhận hối lộ liên quan cựu phó phòng Tư pháp thành phố. Ông này bị xác định đã nhận "phong bì" 6,5 tỷ đồng để làm ngơ cho hàng trăm trường hợp đăng ký lấy chồng nước ngoài.


>
Thêm 2 người trong vụ hối lộ lớn nhất Cần Thơ bị khởi tố


Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ chuyển kết luận điều tra sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố Phạm Thành Dũng (59 tuổi, nguyên phó Phòng Hành chính - Tư pháp Sở Tư pháp TP Cần Thơ) về tội “nhận hối lộ”. 

Nguyễn Hoàng Minh, cán bộ tư pháp phường An Lạc (Ninh Kiều, Cần Thơ) bị bắt vì đưa hối lộ cho bị can Dũng. Ảnh: Thiên Phước


Theo cơ quan điều tra, ông Dũng đã móc nối với nhiều người để "làm ngơ" cho hàng trăm trường hợp phỏng vấn tại Sở Tư pháp Cần Thơ được duyệt đăng ký lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. 

Khám xét nhà riêng của ông Dũng, cảnh sát thu một khẩu súng ngắn K59 với 7 viên đạn đã hết hạn cấp phép sử dụng. Với hành vi này, cựu cán bộ tư pháp bị đề nghị truy tố thêm tội “tàng trữ trái pháp vũ khí quân dụng”.

8 người khác liên quan vụ việc bị nhà chức trách đề nghị truy tố về tội "đưa hối lộ". Quá trình điều tra xác định, từ tháng 4/2009 đến tháng 11/2010, ông Dũng đã nhận tổng cộng 6,5 tỷ đồng của Trần Ngọc Trung, Nguyễn Hoàng Minh, Trần Thị Thanh Hường, A Hữu Thọ, Chế Thị Bích Trang, Nguyễn Thị Kim Hoàng, Trần Huệ Cơ, Bùi Hữu Tố. 

Theo nhà chức trách, khoản tiền ông Dũng đã nhận lớn hơn nhiều so với con số 6,5 tỷ đồng nhưng chứng cứ buộc tội chưa rõ. Việc ông Dũng khai chia cho hai ông sếp chừng 4,5 tỷ đồng cùng một số nhân viên tham gia phỏng vấn khoảng 1,1 tỷ đồng, cơ quan điều tra không có căn cứ để xử lý.

Thiên Phước

Ba cha con lưu trữ tài liệu chống phá Nhà nước

Ba cha con lưu trữ tài liệu chống phá Nhà nước
08/11/2011



(TTHN) – Bọn CS bắt đầu dùng 700 tờ báo lề phải để tấn công 3 người hùng yêu nước Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu.

Rất buồn khi nghe tin này.
Có lẻ ngày mai phải bắt đầu viết thư vận động chính khách Úc…một ngày buồn, thêm 3 chiến hữu vào vòng lao lý.

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.

Châu Xuân Nguyễn

Ba cha con lưu trữ tài liệu chống phá Nhà nước
Ngày 8-11, tại nhà bà Huỳnh Thị Hường (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ), đoàn thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam đã phát hiện ba cha con ông Huỳnh Ngọc Tuấn (SN 1965), Huỳnh Thục Vy (SN 1985) và Huỳnh Trọng Hiếu (SN 1989) lưu trữ 5 quyển vở có các bài viết chống phá Nhà nước.
Các bài viết này là của Tuấn, Vy và Hiếu, có nội dung tương tự những bài mà họ đã tung lên internet.



Huỳnh Ngọc Tuấn vẫn thản nhiên khi đoàn kiểm tra phát hiện ba cha con ông ta lưu trữ nhiều tài liệu chống phá Nhà nước

Ngoài ra, đoàn thanh tra còn phát hiện các phương tiện phục cho việc soạn thảo, phát tán bài viết gồm 1 bộ máy vi tính, 1 máy in và 1 USB.

Năm 1992, Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị bắt về hành vi chống phá Nhà nước và bị phạt tù 10 năm. Đến năm 2002, Tuấn ra tù và tiếp tục thực hiện hành vi chống phá Nhà nước.

Đoàn thanh đã lập biên bản và tạm niêm phong chứng cứ để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi chống phá Nhà nước của 3 bố con Tuấn.

Theo T. Phương (NLĐO)

Sổ phong quỷ - Hồ sơ Việt gian số 3 : Tay sai côn đồ Nguyễn Thị Lý - Phó chủ tịch hội phụ nữ phường Quang Trung.

VIDEO http://www.youtube.com/watch?v=Szz-ddEbMgM&feature=player_embedded

Sáng ngày 08/11/2011, ông Lu-i Vũ Quốc Dũng - một giáo dân trung kiên của Thái Hà đã bị người đàn bà côn đồ tên Nguyễn Thị Lý gây sự, chửi bới. Ngay sau đó, mụ Lý đã trả thù bằng cách dàn cảnh gọi điện thoại cho CA tiến hành bắt giữ phi pháp ông Vũ Quốc Dũng.

Nguyễn Thị Lý cũng chính là người đàn bà côn đồ đã xông vào nhà thờ Thái Hà để thực hiện hành vi khủng bố & mạt sát tu sĩ vào hôm 3/11 vừa qua.

Dựa trên những video tư liệu, Nguyễn Thị Lý đã cho thấy vai trò tay sai đắc lực của mình thông qua những hành vi chửi bới rất hung hăng & côn đồ tại khuôn viên nhà thờ Thái Hà.

Theo hồ sơ ghi nhận từ website Nữ Vương Công Lý, bà Nguyễn Thị Lý sinh năm 1955, quê tại Nam Định. Địa chỉ : Nhà 7, ngách 56, ngõ 100 Tây Sơn.

Chức vụ hiện nay của Lý là Phó chủ tịch Hội phụ nữ phường Quang Trung, đồng thời cũng là Tổ trưởng Tổ dân phố. Cũng theo Nữ Vương Công Lý, trên cương vị này, thị Lý đã có điều kiện điên cuồng đánh phá nhà thờ Thái Hà, lập nhiều "chiến công hiển hách". Nhất là vụ "xông pha" gây hấn ngày 03/11/2011.


Việt Gian tay sai Nguyễn Thị Lý hung hăng mạt sát linh mục, giáo dân hôm 03/11

Ngoài khả năng làm tay sai cho cán bộ phường Quang Trung, theo dư luận địa phương, Nguyễn Thị Lý còn chứng tỏ khả năng ...chôm chỉa bậc thầy qua lời kể của một người hàng xóm :

"...Theo như lời chị Mai là hàng xóm của thị Lý kể lại, có lần chị Mai mua túi thức ăn, đi ăn sáng ngồi cạnh thị Lý. Lúc chị chạy sang hàng chè thì quay lại túi thức ăn đã biến mất cùng thị Lý. Có người nói thị Lý đã nhìn thấy thị Lý xách đi. Chị Mai nghĩ Lý cầm nhầm đã đến nhà Lý hỏi xin. Bị thị Lý chửi mắng thậm tệ và cũng đe dọa gọi công an đến bắt..."


Ông Vũ Quốc Dũng (bên trái) là nạn nhân của bà Nguyễn Thị Lý

Như vậy, với một loạt "chiến tích" như : tay sai, côn đồ, ăn cướp của dân, những hành vi bất chấp đạo lý, bán đứng hàng xóm nhằm trục lợi... Nguyễn Thị Lý đủ "tiêu chuẩn" bị xếp vào Sổ Phong Quỷ, trong phần Hồ sơ số 3 về những kẻ tay sai Việt Gian hại dân, hại nước.

Bạn đọc nếu có thêm bất cứ thông tin, hình ảnh về tay sai Việt Gian Nguyễn Thị Lý, xin vui lòng cung cấp cho danlambao để nhanh chóng hoàn tất hồ sơ đưa ra trước công luận.

http://danlambaovn.blogspot.com/
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/so-phong-quy-ho-so-viet-gian-so-3-tay.html
++++++++++++++++++++++

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế : " Kính mời đồng bào ký tên ủng hộ lời kêu gọi cuả Ban Vận Động đòi “ THẢ NGAY TỨC KHẮC VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN TẤT CẢ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM ". Chúng tôi xin chân thành tri ân. "   ------>   http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/bac-si-nguyen-que-kinh-moi-ong-bao-ky.html

Sau khi ký tên trong trang http://www.vietnampetition.com/node/1, Các bạn nhớ vào email vừa đăng ký (thường là ở mục Spam) để xác nhận bằng cách nhấn vào đường dẫn trong lá thư mà Ban Vận Động gửi đến thì tên của bạn mới hiện ra trong danh sách ủng hộ. Và hạn chót: một tuần lễ trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2011.

THANKS,

Tin khẩn-Blogger Hùynh Thục Vi

Hiện tại Công an và An ninh Tỉnh Qủang Nam các loại, kể cả công an giao thông trên dưới 30 người, đang đến và bao vây gia đình Jane Hoang – Blogger Hùynh Thục Vi. Đang làm biên bản về các bài viết của 3 người trong gia đình. Náo động cả xóm. Hiện tại thì chúng đã niêm phong và tịch thu máy tính, máy in, USB. Có cả đội quân nhà báo tham gia. Xin thông báo để mọi người biết và lên tiếng với các tổ chức Quốc tế có biện pháp phản đối.

Tin khẩn: Sáng nay công an bắt giáo dân Thái Hà

RNs (08.11.2011) - Hà Nội - Sáng nay, 08.11.2011, ông Lu-i Nguyễn Văn Dũng, giáo dân trung kiên của nhà thờ Thái Hà ở 58 ngõ 100 Tây Sơn đã bị công an bắt. Vào hồi 7 giờ 30 sáng hôm nay ngày 08.11.2011, ông Dũng dắt xe ra khỏi cổng gặp bà Lý, tổ trưởng dân phố, nhà 7 ngách 56 ngõ 100 (bà Lý từng xông vào nhà thờ ngày 03.11 vừa qua la hét chửi bới tu sĩ, linh mục). Bà Lý gây sự với ông Dũng, gào tướng lên, chửi loạn xạ. Rồi lấy điện thoại gọi công an. Ngay tức khắc phó công an phường Quang Trung đã dẫn theo mấy công an bắt ông Dũng về đồn phường Quang Trung, số 91 phố Tây Sơn.

Hiện nay xe ô tô công an từ trên xuống công an phường đưa ông Dũng đi lên CATPHN.

Một sự việc nhỏ vì sao lại đưa lên số 87 CATP nơi phố chuyên những vụ án lớn? Tai sao sáng sớm bà Lý từ ngõ 56 lại sang ngõ 58 trước cửa nhà ông Dũng đứng sẵn để gậy sự? Tại sao chỉ nghe bà Lý gọi điện mà 4 công an đã nhanh chóng có mặt đưa ông Dũng đi?

Ông Lu-i Nguyễn Văn Dũng là người bị đài truyền hình HTV (Hà Nội) đã nói là ngăn cản những người dân bức xúc hôm 03.11.2011.

Tin thêm mới nhận từ Sài Gòn:

Hiện tại Công an, an ninh các loại, kể cả công an giao thông trên dưới 30 người, đang đến và bao vây gia đình Jane Hoàng (Huỳnh Thục Vy). Đang làm biên bản về các bài viết của 3 người trong nhà. Náo động cả xóm.

Người Buôn Gió


SOS: côn đồ nhà nước tấn công giáo dân Thái Hà, bắt đi một người

VRNs (08.11.2011)- Hà Nội – Sáng sớm hôm nay, ngày 8/11/2011, bà Lý, tổ trưởng dân phố khu vực Nhà thờ Thái Hà cùng với một nhóm côn đồ đã đến trước nhà ông Lu-i Nguyễn Văn Dũng, một giáo dân giáo xứ Thái Hà (nhà ở gần Nhà thờ Thái Hà) để chửi bới và gây hấn. Trong số đó bà Lý là người gây hấn mạnh nhất, la lối chửi mắng dữ tợn nhất. Bà Lý là người đã được đài phát thanh truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô sử dụng làm con rối trong vụ gây rối tại Nhà thờ Thái Hà vừa qua.

Ông Dũng phản ứng bằng cách nói lại bà Lý thì liền lập tức có 4 công an ập vào nhà ông Dũng bắt đưa lên công an phường Quang Trung, sau đó đưa ông về công an Tp Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo.

Ông Lu-i Nguyễn Văn Dũng năm nay gần 70 tuổi, là thành viên của Khóa Kỹ năng Truyền thông Công giáo offline III được Truyền thông Chúa Cứu Thế tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 6/2011. Ông là người luôn hăng hái chụp hình trong mọi biến cố xảy ra tại Thái Hà. Có lẽ vì thế mà lần này nhà cầm quyền Hà Nội chỉ đạo gây hấn để bắt ông, vì ông đã có những hình ảnh ngày 3/11 khi nhà cầm quyền đưa côn đồ đến tấn công Nhà thờ Thái Hà.

Ông Dũng đang nhận Giấy chứng nhận Khóa Kỹ năng truyền thông (17/6/2011)

Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức về vụ việc này.

'Công an Hà Nội có lúng túng khi cứu hộ 2 bé'

Trao đổi với VnExpress, đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho rằng, công tác cứu hộ vụ sập nhà ở phường Bách Khoa kéo dài là do địa hình phức tạp và cả sự lúng túng của lực lượng cảnh sát.
> 'Có thể cứu hộ 2 bé nhanh hơn nếu được trang bị đầy đủ'/ Sập nhà vì nổ khí gas, 2 cháu nhỏ chết thảm

- Ông nhìn nhận thế nào về công tác cứu hộ cứu nạn trong vụ nổ khí gas ở phường Bách Khoa ngày 3/11?

- Lúc xảy ra sự cố sập nhà ở phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), có 3 xe đến nhưng vì ngõ nhỏ sâu, xe không vào được. Việc cứu hộ, cứu nạn gần như chỉ bằng tay. Hơn nữa, nhà đang trong tình trạng sập, có người ở trong, việc lúng túng trong khâu cứu người trong sự cố này không phải là không có. Nhưng cái chính do là nhà xây tạm, không có khung nên khi sử dụng biện pháp cứu hộ phải lựa chọn các biện pháp tối ưu nhất trong điều kiện cho phép để cứu người nên tốn thời gian.

Trong quá trình thao tác ở thực địa, khi dùng kích thủy lực thì có dấu hiệu sập tiếp của sàn ở dưới. Do nhà xây tạm bợ, nếu mạnh tay sẽ sụt xuống tiếp. Khi cắt tấm bê tông, do không thể xác định chính xác vị trí của người bị nạn nằm ở đâu trên sàn nên phải làm rất rón rén. Đến khi tách được phần kích hở với sàn sập mà vẫn chưa thấy người, cứu hộ phải tiếp tục đục từng đoạn, không dám làm mạnh vì sợ mũi dùi trúng vào nạn nhân.
Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội Tô Xuân Thiều. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội Tô Xuân Thiều. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Một số người có mặt ở hiện trường cho rằng việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu hộ chưa ăn ý. Ông giải thích thế nào?
- Thao tác của cán bộ chiến sĩ tương đối đáp ứng được yêu cầu nhưng để thành thạo chưa thì tôi cho rằng cần tổ chức huấn luyện thêm. Hôm đó, tôi thấy các chiến sĩ trên xe cứu hộ có phương tiện gì thì gần như mang vào hiện trường hết. Nếu như thành thạo, có kinh nghiệm thì nhận định tình hình cần cái gì mới mang cái đấy chứ không mang hết vào.
- Ông đánh giá thế nào về mức độ chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ cứu nạn, cảnh sát PCCC của thành phố?
- Lực lượng cảnh sát PCCC của thành phố hiện có hơn 1.200 người, 40% trong số này được đào tạo chuyên nghiệp, còn 60% là công dân phục vụ có thời hạn và một số người được điều chuyển từ các cơ quan khác sang khi thành lập Sở (tháng 7 vừa qua). Số này cần phải tổ chức tốt hơn mới đảm đương được nhiệm vụ.
Hiện, Sở Cảnh sát PCCC thành phố chưa phủ hết các quận, huyện mà mới chỉ có 10 phòng, ở mỗi phòng có một đội cứu hộ cứu nạn. Cả thành phố hiện chỉ có 3 xe cứu hộ chuyên dụng song phương tiện trên xe cũng còn khá đơn giản như cưa, cắt nhưng cắt gỗ là chính chứ cắt bê tông không có; hoặc là kìm, banh cặp thủy lực đơn giản chứ không có hiện đại. Lực lượng còn thiếu những trang bị thiết yếu như hệ thống thống cẩu, xe cẩu, xe nâng, máy cào, xúc.
Cả thành phố hiện có 52 xe cứu hỏa song chỉ khoảng 30 xe còn hoạt động, có xe từ những năm 1960. Lực lượng cũng còn quá mỏng, theo quy chuẩn mỗi đơn vị phụ trách 3-5 km2 song hiện có đơn vị đang phải phụ trách địa bàn tới 60 km2...
Ảnh: Hoàng Hà.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường sập nhà khiến hai em nhỏ thiệt mạng sáng 3/11. Ảnh: Hoàng Hà.

- Theo ông, bài học gì cần rút ra cho công tác cứu hộ cứu nạn sau sự cố này?

- Sau này với các sự cố, khi điều lực lượng cần chính xác, cụ thể hơn. Cán bộ chiến sĩ sử dụng các thiết bị cần thiết chứ không mang nhiều quá. Ngoài ra, cần có quan hệ với các cơ sở, doanh nghiệp có phương tiện giúp việc được cho công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn để phối hợp khi cần thiết.

Mặt khác, chúng tôi cũng sẽ đề nghị ĐH PCCC mở lớp huấn luyện cho lực lượng cứu nạn cứu hộ để tác nghiệp thành thạo, chuyên nghiệp. Sở cũng đề nghị UBND thành phố mua thêm xe cộ cứu hộ cứu nạn, thiết bị dò tìm như camera hồng ngoại kiểu thọc sâu, loa cách âm đặt xuống đất nghe tiếng động để tìm kiếm nạn nhân trong sự cố...

Ở Hà Nội, những căn nhà dạng như nhà vừa sập không phải là ít. Vì thế, các gia đình cần học cách sử dụng bình gas, khí hóa lỏng đúng cách, học cách xử lý sự cố. Ví dụ như khi ngửi thấy mùi khí gas, đầu tiên cần khóa van bình gas, sau đó mở cửa sổ. Tuyệt đối không bật các công tắc điện (dù là công tắc của quạt) hoặc làm bất cứ điều gì để phát ra tia lửa điện. Ngay cả tra chìa khóa vào ổ khóa nếu làm mạnh gây va chạm cũng có thể phát ra tia lửa điện dẫn đến nổ khí gas.

Chúng tôi cũng sẽ có văn bản gửi UBND thành phố, chỉ đạo các ngành, sở xây dựng, phòng xây dựng các quận, huyện tăng cường kiểm tra khuyến cáo với những người ở trong các nhà tạm, nhà xây trái phép cần lưu ý việc chịu lực. Bình thường, nổ khí gas với nhà kiên cố, có khung chịu lực thì chỉ bung cửa chứ không sập nhà.
Nguyễn Hưng thực hiện

'Nhiều người cố lết ra nhưng đã bị lửa trên xe nuốt mất'

"Mọi người trong xe gào khóc thảm thiết, ai cũng cố lách qua khe ghế để bò ra ngoài. Khi chiếc xe bốc cháy dữ dội vẫn còn nhiều người ở trong lắm”, bà Lê Thị Đào nhớ lại giây phút kinh hoàng trong tai nạn sáng 7/11.


> Xe container tông ôtô khách, 10 người chết cháy / Những tiếng kêu cứu trong chiếc xe bị cháy

Theo nhận định ban đầu của công an Bình Thuận, chỉ vì ngủ gật mà tài xế Trần Thanh Thiên (23 tuổi, ngụ xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã để chiếc container lấn tuyến, đâm vào xe khách Hoàng Long đi ngược chiều rồi lao vào xe khách của Xí nghiệp vận tải Tiến Bộ (tỉnh Thái Bình) lúc 2h15 ngày 7/11. Đã có tổng cộng 10 người thiệt mạng và 23 người bị thương sau vụ tai nạn thảm khốc này.

Nằm trên giường bệnh, bà Lê Thị Đào (51 tuổi, ngụ Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) mặt mày bầm tím, còn nguyên vẻ bàng hoàng khi nhắc lại giây phút gặp nạn. Bà bảo lúc đó hầu hết mọi người đều ngủ say. Bỗng bà nghe một tiếng động rất lớn rồi người mình bị hất tung lên, lộn nhào về phía trước. Ngay sau đó chiếc xe cũng lật nhào. 

"Mọi người trong xe gào khóc thảm thiết, ai cũng cố lách qua khe ghế để bò ra ngoài. Tôi được mấy người dân đập cửa kính, kéo khỏi xe thoát nạn. Vừa ra ngoài thì chiếc xe bắt đầu bốc cháy dữ dội. Vẫn còn nhiều người ở trong lắm nhưng đã bị lửa trên xe nuốt mất”, giọng bà Đào đau đớn nói. 

Những nạn nhân bị thương nặng trong tai nạn. Ảnh: Cẩm Vân
Những nạn nhân bị thương nặng trong tai nạn. Ảnh: Cẩm Vân

Được điều trị ở khoa ngoại, ông Nguyễn Văn Khải (51 tuổi, quê Vũng Tàu) cho biết tuy may mắn thoát nạn nhưng ông rất buồn vì hay tin có quá nhiều người thiệt mạng. Ông kể lúc đó mình đang ngủ bỗng nghe tiếng va chạm kinh hoàng rồi thấy lửa và khói bao trùm cả xe. Mọi người trên xe chen lấn, nháo nhào chui qua cửa kính bị vỡ tìm đường thoát ra. 

"Tôi là người gần cuối thoát được. Nhìn lại phía sau vẫn còn vài người nữa cố lết ra phía ngoài nhưng không làm gì được”, ông Khải nói.

Còn anh Đồng (21 tuổi, quê Nghệ An) cho biết đã cùng người chú Hồ Văn Năng (20 tuổi) lên chiếc xe định mệnh mang biển số Thái Bình vào chiều 6/11, từ Bình Dương để về quê thăm gia đình. Năng dự định sẽ kết hợp khám sức khỏe để chuẩn bị đi nghĩa vụ quân sự. "Thế mà chú đã không thể đi bộ đội được nữa rồi...", người cháu bật khóc. Đồng bị thương ở ngực, nằm tại khoa Ngoại thần kinh lồng ngực Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, chiều 7/11 đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn hoảng loạn.

Phần đầu chiếc container gây tai nạn chỉ còn là đống sắt vụ. Ảnh: Hội An.
Phần đầu chiếc container gây tai nạn chỉ còn là đống sắt vụ. Ảnh: Hội An.

Hầu hết nạn nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, một số người bị thương nhẹ đã xin xuất viện.
Tại khoa hồi sức cấp cứu còn 4 bệnh nhân đang bị thương nặng, bao gồm cả gia đình bà Nguyễn Thị Nữ (45 tuổi), con gái bà là Nguyễn Thị Mùi và cháu nhỏ Võ Thị Huyền Tiên (4 tuổi) hôn mê. Bệnh nhân nặng còn lại là Nguyễn Thị Hoài (21 tuổi, Yên Thành, Nghệ An). Chị gái của Hoài là Nguyễn Thị Hường đã lập tức từ Vũng Tàu đón xe ra Bình Thuận khi nhận điện thoại báo tin em gặp nạn.

Chị Hường cho biết, Hoài về thăm quê sau một thời gian làm công nhân ở Vũng Tàu. Lúc xảy ra tai nạn, cô đang ngủ nên chỉ biết khi cú va đập quá mạnh. Một thanh niên ngồi bên cạnh đã đập cửa kính giúp cô thoát hiểm. 

Trong khi đó nhà xác Bệnh viện đa khoa Bình Thuận vang dậy tiếng khóc của các thân nhân người bị nạn. Có 8 người chết trong vụ tai nạn đã được nhận diện và làm thủ tục nhận xác. Hai thi thể do bị cháy, cơ quan pháp y đang tiếp tục làm những xét nghiệm để xác định nhân thân. Mẹ của tài xế xe container Trần Thanh Thiên vật vã khóc khi đưa thi thể con ra xe về quê nhà. 

Mẹ tài xế xe container khóc ngất. Ảnh: Cẩm Vân
Mẹ tài xế xe container khóc ngất. Ảnh: Cẩm Vân

Ông Trần Văn Trung – Phó công an xã Hồng Sơn (huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết vụ tai nạn thương tâm này xảy ra ngay trước nhà mình. Khi nghe tiếng động kinh hoàng, ông chạy ra ngay nên là người đầu tiên chứng kiến 2 chiếc xe tông vào nhau. Ôtô khách bị úp phần cửa lên xuống nên những người bên trong không thoát ra nhanh được. Mọi người bên ngoài phải dùng gạch, búa phá cửa kính để kéo nạn nhân ra.
Vài xe ôtô chạy ngang qua đã được người dân chặn lại yêu cầu chở các nạn nhân đi cấp cứu.

“Sự việc diễn ra quá nhanh. Chỉ khoảng 3 phút sau tiếng nổ thì lửa bốc cháy dữ dội. Tôi vẫn còn nghe thấy tiếng người gào khóc thảm thiết trong chiếc xe đang cháy đó nhưng không còn cứu được nữa. Khoảng 50 phút sau mọi người còn phát hiện thêm một người đàn ông bất tỉnh văng vào trong bụi cây cách đường khoảng 5m", Phó công an xã lạc giọng.
Hội An - Cẩm Vân

Đổ xô uống rượu huyết vì tin đồn cường dương

Nghe đồn uống rượu huyết của chim trời, đặc biệt là chim sẻ sẽ cường dương, tăng sinh lực, dân nhậu xứ Nghệ đang đổ đi săn lùng thức uống này, góp tay tận diệt các loài chim.
> Mùa tận diệt chim trời

 Hằng năm, sau mùa gặt, trên các cánh đồng của Nghệ An, Hà Tĩnh lại chi chít bẫy chim, bẫy cò. Người dân nông nhàn tranh thủ ra đồng để tận diệt chim trời, bán cho các nhà hàng, quán nhậu kiếm thêm thu nhập.
Ảnh: Chim trời biến thành mồi nhậu 

Nếu như trước đây, khi đánh được chim trời, người dân phải vặt lông, nướng chín rồi mới đưa đến nhập cho các nhà hàng hoặc mang ra chợ, thì nay chim sống được đưa ngay đi tiêu thụ mà không cần phải qua sơ chế.
Bước vào cổng một quán nhậu trên nằm ven thị trấn Xuân An, nhiều thực khách choáng ngợp bởi những chiếc lồng sắt được làm bằng lưới mắt cáo. Trong mỗi ngăn là các loại chim sẻ đồng, cu gáy, cuốc... đang nhảy nhót. Có khách yêu cầu rượu huyết chim. Ông chủ quán nhậu thò tay vào lồng bắt hơn chục con chim sẻ, lần lượt dùng lưỡi dao lam chích vào cổ từng con để máu chảy vào cốc rượu. Khi cốc rượu chuyển sang màu đỏ tươi cũng là lúc nó được dân nhậu chia đều thưởng thức.

Những chủ chim sẻ được nuôi nhốt trong các lồng sắt để phục vụ các thực khách. ảnh: N.K
Những chủ chim sẻ được nuôi nhốt trong các lồng sắt để phục vụ các thực khách. Ảnh: N. K

"Của này hiếm lắm, uống vào là biết 'lễ độ' ngay", thực khách rôm rả bàn luận về công dụng cường dương, bổ dưỡng, tăng cường sinh lực... của thứ đồ uống này.

Ông chủ quán cho hay, ban đầu dân nhậu chỉ thích huyết chim sẻ khiến giá loài này tăng gấp đôi, gấp ba bình thường. Sau đó, tin đồn rượu huyết tốt với cả các loại khác như cu gáy, cu gù, cuốc, gà nước, diệc... khiến các loài này dần cũng thuộc danh sách bị săn lùng. 

Từ ngày có tin đồn nói trên, các hàng quán dọc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), ven đê Tả Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, ven thành phố Vinh, Yên Thành, Quỳnh Lưu đều đông khách đến săn loại rượu này. 

"Những ngày cuối tuần, quán của tôi đông lên gấp 3, 4 lần ngày thường, chủ yếu là dân thành phố Vinh đánh ôtô xịn vào uống rượu huyết, ăn thịt chim. Trước đây giỏi lắm chỉ bán được vài chục con chim mỗi ngày nhưng nay nhà hàng nhập hàng trăm con vẫn không đủ bán", một chủ quán chia sẻ.

Ông chủ này cũng cho biết chim sẻ trước đây có giá 2-4 nghìn đồng mỗi con thì nay đã lên 8-10 nghìn, chim cuốc 25-30 nghìn, cu gáy gần 100 nghìn.

Không chỉ tìm đến các nhà hàng, quán nhậu, nhiều người ở xứ Nghệ còn tự sắm đồ nghề cho mình để thưởng thức huyết chim trời ngay... ngoài đồng. Những ngày này, trên các cánh đồng lúa của huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc có rất nhiều nhóm săn chim. Mỗi nhóm đều mang theo đồ nghề cắt huyết như can rượu, lưỡi dao lam, đá lạnh... Săn được chim là cả nhóm túm tụm lại cắt huyết ngay trên đồng.

"Cắt huyết uống trực tiếp như thế này mới chắc chắn, chứ giờ trong quán nhậu khách khứa đông như thế chả biết có được uống đồ thật không", một thợ săn chim tay cầm cốc rượu, mặt đỏ phừng phừng cho biết.

Một con chim Cuốc đang bị cắt huyết. ảnh: N.K
Một con chim cuốc đang bị cắt huyết. Ảnh: N.K.

Nhu cầu về chim sống ồ ạt cũng khiến giới săn chim thay đổi cách "hành nghề". Trước đây, họ chủ yếu dùng nhựa cây, keo dính chuột hoặc các loại bẫy, chim thu được đã chết hoặc rất yếu, phải bán giá rẻ thì nay, họ mua sắm loại máy phát tiếng kêu để dụ chim vào lưới, vào lồng rồi bắt gọn cả đàn.

"Dù chi phí có tăng nhưng săn được bao nhiêu thì các chủ nhà hàng, quán nhậu đến để thu mua hết bấy nhiêu. Nhờ chim đắt giá mà ngày may mắn chúng tôi cũng kiếm được bạc triệu", anh Nguyễn Văn Đức, một thợ săn chim ở huyện Hưng Nguyên cho biết.

Nói về tin đồn uống rượu huyết chim có tác dụng cường dương, một bác sĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An cho biết, thực tế có một số loài chim có tác dụng chữa một số bệnh như hen suyễn, còi cọc đã được đông y dùng lâu đời. Tuy nhiên việc uống rượu huyết các loại chim sẻ, cuốc đồng, cu gáy... để tăng cường dương thì đúng là tin đồn nhảm, hiện chưa có công trình khoa học nào nói về công dụng từ huyết các loại chim này.

"Các loại tiết chim khi uống sống với rượu thường rất dễ ngộ độc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên thực khách cần phải hết sức cẩn trọng", bác sĩ chia sẻ.

Một cán bộ chuyên ngành động vật học, Trường Đại học Vinh (Nghệ An) cho biết, việc đánh bắt chim trời một cách tràn lan kiểu tận diệt để làm mồi nhậu ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi sinh, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái trầm trọng

"Các loài chim như sẻ đồng, chim sâu, cuốc đều là thiên địch của nhiều loài sâu bọ, côn trùng có hại. Việc đánh bắt tràn lan như vậy sẽ khiến những loài này nhanh chóng bị tiêu giảm thậm chí là biến mất, gây nên hiện tượng mất cân bằng sinh thái, dẫn đến các loại dịch bệnh như cào cào, châu chấu, sâu bọ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của con người", chuyên gia này cho biết.

Mặt khác, trong số hàng nghìn con chim bị giết thịt mỗi ngày, có rất nhiều loài nằm trong danh mục sách đỏ cấm săn bắt, buôn bán thương mại, được pháp luật bảo vệ. Vô hình chung những người săn bắt và cả người ăn nhậu đã tiếp tay cho sự tuyệt chủng nhanh hơn của các loài chim quý hiếm.
Hà Nguyên Khoa

ĐẠI BIỂU QH NGUYỄN MINH HỒNG CÓ PHẢI LÀ TIẾN SĨ?

Danh thiếp kín học vị, chức danh, chức vụ

Ông Nguyễn Minh Hồng, Đại biểu QH tỉnh Nghệ An khóa 13, Nhà văn, Bác sĩ - người đã công bố học vị tiến sĩ ở rất nhiều ấn phẩm. Tôi không có đầy đủ các ấn phẩm có liên quan đến học vị tiến sĩ của ông Nguyễn Minh Hồng, mà chỉ có mấy cuốn: “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời”, “Truyện ngắn đặc sắc 2009”, “Cánh Sen”, “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Thân” và danh thiếp của ông Hồng.
Một số ấn phẩm của ông Hồng
Trong cuốn sách được coi là “kinh điển” của ông Nguyễn Minh Hồng – “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” (Nhà xuất bản Y học) được ông dành hẳn một trang để giới thiệu về học vị, danh hiệu, chức danh, phần thưởng cao quý…Theo đó, tác giả đã giới thiệu: Tiến sĩ, Bác sĩ, Nhà văn Nguyễn Minh Hồng.
Nguyên quán: xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Đại biểu Quốc hội khóa XII
Dành hẳn một trang để giới thiệu về mình
Tiếp đến là cuốn “Cánh Sen” (NXB Thanh niên), ông giới thiệu lại như trên, chỉ thêm là Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Trong cuốn “Truyện ngắn đặc sắc 2009” (NXB Văn học), ngay ở trang 1, tác giả đã cho dán thêm một nhãn kính biếu, giới thiệu truyện “Con mèo và cục mỡ” của mình ở trang 107 (cuốn này có 24 truyện ngắn của nhiều tác giả) và cũng không quên ghi là Tiến sĩ, Bác sĩ, Nhà văn.
Chúng tôi cũng rất may mắn có được tấm danh thiếp của ông Nguyễn Minh Hồng. Xin nói là tấm danh thiếp này được đính kèm  cùng với cuốn “Truyện ngắn đặc sắc” mà ông Hồng cho phát miễn phí ở các buổi vận động bầu cử QH khóa XIII vừa rồi.
Phần tiếng Việt trên tấm danh thiếp, ghi:
 Nguyễn Minh Hồng
Tiến sĩ – Bác sĩ – Nhà văn
Đại biểu Quốc hội khóa XII
(Phó Chủ tịch Hội Nghị sỹ sức khỏe của Quốc hội khóa XII)
Nhãn giới thiệu cũng không quên ghi
Tiễn sĩ, Bác sĩ, Nhà văn
….
Chúng tôi nghĩ rằng, với chừng ấy sách, tài liệu cho thấy ông Nguyễn Minh Hồng đã khẳng định, mình có học vị Tiến sĩ. Thậm chí trong cuốn “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Thân” (thân phụ của ông Hồng), tác giả Hoàng Chỉnh đã nói rõ, ông Nguyễn Minh Hồng là: “Tiến sĩ Triết học, Xã hội học” (Mỹ). Xin trích đoạn kết của cuốn sách trên, phần nói về “Con trai Nguyễn Minh Hồng tiếp nối người cha thân yêu” (trang 111, 112): “…Trải qua nhiều lần được cử đi học văn hóa và chuyên môn, anh đã từ một Y tá lên Y sỹ, và cuối cùng đã thành Bác sỹ X quang, Bác sỹ đa khoa. Từ văn hóa lớp 6, anh đã tốt nghiệp đại học, thànhTiến sỹ Triết học, Xã hội học (Mỹ)…”
Tôi có nhờ người hỏi tác giả về “xuất xứ” tiến sĩ của ông Nguyễn Minh Hồng, tác giả trả lời: Nghe ông ấy nói thế.
Tôi cũng đã cất công đến Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An để tìm hiểu về hồ sơ ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Hồng có ghi học vị tiến sĩ hay không? Một đồng chí có trách nhiệm cam đoan: Rất lạ, trong hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Minh Hồng không ghi trình độ là tiến sĩ.
Tại Website của Quốc hội, Tiểu sử của Đại biểu Nguyễn Minh Hồng, phần khai về trình độ học vấn chỉ ghi: Đại học.
Nhưng báo Vietnamnet lại ghi ông Nguyễn Minh Hồng là Tiến sĩ Tâm lí học.
Tại sao, ở các cuốn sách, danh thiếp đi vận động bầu cử, ông Nguyễn Minh Hồng đều ghi trình độ tiến sĩ, nhưng trong hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội lại không ghi thế? Vậy, ông Nguyễn Minh Hồng có phải là tiến sĩ không? Và nếu có thì học ở Trường Đại học nào? Có phải ở Mỹ và với các chuyên môn là Triết học và Xã hội học như tác giả Hoàng Chính nói không? Hay ông Hồng là Tiến sĩ Tâm lí học như báo Vietnamnet nói? Ngoài ra, còn có một số bài báo nói ông Nguyễn Minh Hồng là Tiến sĩ Y khoa.
Và nếu các thông tin trên đều đúng thì, quý hóa quá, Quốc hội ta, Nghệ An "choa" và dân tộc ta có một vị đại biểu có trình độ Tiến sĩ bốn chuyên ngành: Triết học, Xã hội học, Tâm lí học và Y khoa.
      Nguồn: Thắng Xòe

Cảnh báo nạn nhân thiệt mạng vì lũ lụt ở VN đa số là trẻ em


Đa số nạn nhân lũ lụt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trẻ em. Liên Hiệp Quốc cho biết như vậy vào ngày hôm nay.

Số trẻ em dưới tuổi 16 thiệt mạng trong các trận lũ lụt ở miền Nam và miền Trung Việt Nam là 65 em. "Lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là nguyên nhân báo động gây tử vong ở trẻ em, đa số các em là bị chết đuối", Liên Hiệp Quốc cảnh bảo như trên về việc đối phó với thiên tai. Ông Jean Dupraz của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nói rằng vấn đề ngăn ngừa chết đuối là ưu tiên hàng đầu của tổ chức này.
Các tổ chức của Liên Hiệp Quốc cùng với tổ chức Cứu trẻ em (Save the Children) đã cung cấp tổng cộng hơn 9000 phao và 3200 áo phao để giúp trẻ khỏi chết đuối.
Tin từ trong nước cũng cho biết hiện lũ ở các sông từ Quảng Bình đến Bình Định đang lên nhanh. Quảng Nam nhiều vùng bị ngập lụt, mất điện. Nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng dẫn đến tắc đường.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Philippines tăng thuế vào giấy nhập từ Việt Nam


Giấy xuất khẩu của Việt Nam có thể phải chịu mức thuế 4% tại Philippines. Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam vừa cho biết như trên vào ngày hôm nay.

Theo đó, mức thuế áp dụng cho sản phẩm giấy lớp mặt của Việt Nam tại Philippines kể từ năm 2004 đến năm 2008 là dưới 1%.
Trước đây, sản phẩm giấy của Việt Nam chiếm thị phần dưới 3% tại Philippines nên không bị áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của nước này. 
Tuy nhiên, kể từ nửa đầu năm 2010, thị phần giấy nhập khẩu của Việt Nam tăng lên 4,9% nên bị đưa vào danh sách áp dụng biện pháp tự vệ với mức thuế 4%.
Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương cho biết sẽ kiểm tra lại việc áp dụng biện pháp tự vệ của Philippines đối với sản phẩm giấy của Việt Nam.  

Nhiều vụ nổ container lạnh được vận chuyển từ VN


Nhiều hãng tàu quốc tế ngừng vận chuyển container lạnh từ Việt Nam sau khi liên tục xảy ra một số vụ nổ tại các cảng biển ở Việt Nam và trên thế giới.

Ngoài ra, một số tàu nước ngoài đã có thông báo ngừng kiểm tra tình trạng kỹ thuật hay sửa chữa liên quan đến gas của container lạnh tại cảng Cát Lái của Việt Nam.

Ngày 4/11, cảng Cát Lái đã họp với đại diện các hãng tàu tại Việt Nam và các bên đã đồng ý chỉ định một giám định nước ngoài có uy tín cùng với các cơ quan trong nước để điều tra để tìm ra nguyên nhân xảy ra các vụ nổ.

Trong thời gian từ tháng 4 đến nay đã xảy ra một số vụ nổ container lạnh có xuất xứ từ Việt Nam ở các cảng Cát Lái, Trung Quốc và Brazil. Nhiều cảng của Mỹ và EU gây sức ép khiến cho hầu hết các hãng tàu quốc tế cùng ngưng vận chuyển container lạnh từ Việt Nam.

Được biết, mỗi container lạnh không dừng kiểm tra ở Việt Nam sẽ làm thiệt hại cho Việt Nam từ 15 – 20 đô-la. Nếu tình trạng này không được giải quyết nhanh, container lạnh từ Việt Nam có thể sẽ bị xếp vào danh sách đen đối với các hãng tàu quốc tế.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Nam Định chỉ tuyển công chức từ đại học chính quy


2011-11-07

Tỉnh Nam Định không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc hệ thống dân lập, tư thục hay tại chức, mà chỉ tiếp nhận thành phần được đào tạo chính quy, dài hạn.

RFA photo

Khẩu hiệu "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" được kết bằng hoa tại Hà Nội vào kỳ thi đại học năm 2010

Dư luận phản ứng ra sao trước chủ trương "dụng nhân" một cách hạn chế của chánh quyền Nam Định, Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến từ nhiều phía từng phục vụ lâu năm ngành giáo dục.

Công lập giỏi hơn dân lập?

Theo giải thích với báo chí, ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định xác nhận rằng, từ năm 2011, tỉnh bắt đầu tuyển công chức theo hình thức đào tạo, có nghĩa là chỉ nhận hồ sơ từ các sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, công lập, bởi sau này các đối tượng đó sẽ là cấp lãnh đạo, hoạch định, quản lý chính sách cho tỉnh nhà.

Ông đánh giá là sinh viên tốt nghiệp các trường dân lập, tư thục không thể nào giỏi bằng trường công lập, vì chất lượng đào tạo ngoài công lập không cao.
Trong đợt thi tuyển dụng công chức tại Nam Định năm nay, có 256 người tốt nghiệp đại học công lập, hệ đào tạo chính quy tham gia. Trong số này tỉnh sẽ chọn 141 công chức thuộc 29 lãnh vực chuyên môn để bổ sung cho các phần sở cấp tỉnh và huyện. Có 5 trường hợp là những thí sinh tốt nghiệp đại học dân lập, tư thực, tại chức không được dự thi.

Đi một bước trước Nam Định, từ cuối năm ngoái, thành phố Đà Nẵng cũng quyết định không tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào phục vụ tại các cơ quan nhà nước với lý do được đưa ra là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Thông tin về việc Nam Định không tuyển công chức tốt nghiệp dân lập, tại chức được các giới sư phạm đón nhận ra sao? Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị đại học tư thục Phan Chu Trinh nhấn mạnh, mục tiêu trước mắt là xã hội hóa giáo dục, chứ không phải là chuyện công lập hay dân lập:

Tất nhiên khi muốn chọn người giỏi mình phải có những cái chuẩn để đánh giá từng người, chứ không phải đề ra chủ trương để loại bỏ một hệ trường nào, điều đó không phù hợp.

Ông Huỳnh Công Minh

"Ngày xưa, giáo dục ở trong một phạm vi ít, gọi là tinh hoa, bây giờ giáo dục nhắm đến đối tượng là cho toàn dân, theo tôi dù nhà nước nào đi nữa cũng chỉ đảm nhận được một phần giáo dục của xã hội, cho nên cần phải huy động các lực lượng của xã hội, những người có tâm huyết với giáo dục, tham gia vào việc giáo dục. Làm các trường tư là rất tốt, nhưng nhà nước cần có những chính sách, ví dụ đầu tư vào giáo dục thì được miễn thuế, tham gia vào công việc giáo dục chung của xã hội, đấy là việc rất cần. Đây là nhu cầu của toàn dân chứ phải của một số ít, nhà nước chỉ cần làm công việc thanh tra chất lượng của các trường, hầu đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt, đó là cái việc cần thiết."

Ông Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục, đào tạo thành phố Hồ Chí Minh không tán thành chủ trương của Nam Định và Đà Nẵng, chỉ tuyển dụng người tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy:

"Tôi không đồng ý với chủ trương này, thật ra vấn đề xã hội hóa của nhà nước thì việc mở các hệ trường tức là công lập, hay ngoài công lập thì chủ trương cũng như vậy, nếu như được quy định của nhà nước, cho mở trường để đào tạo thì không phân biệt là công lập, ngoài công lập hay dân lập, bởi lẽ những đơn vị này, người ta cũng có nhiệm vụ, chức năng, điều kiện để đào tạo. Những chủ trương phân biệt thì không phù hợp, tất nhiên khi muốn chọn người giỏi mình phải có những cái chuẩn để đánh giá từng người, chứ không phải đề ra chủ trương để loại bỏ một hệ trường nào, điều đó không phù hợp."

Nạn học giả mà bằng thiệt 

Ông Đặng, một cựu giáo chức, nhiều năm phục vụ các thế hệ học sinh phân tích về những nguyên tắc giúp sàng lọc tìm ra người tài giỏi:

Sinh-vien-hoc-vien-ngan-hang-250-.jpg
Sinh viên Học viện Ngân hàng Hà Nội. RFA photo
"Cái chủ trương cho học, dù là tự học để nâng cao văn hóa, kiến thức, trình độ, mọi lãnh vực là chuyện đáng phấn khởi, đáng hoan nghênh. Nhưng khi đó, phải đủ cân đủ lượng mới cấp bằng cho người ta, không thể nói chính quy khác với tại chức, Việt Nam làm ngược lại, mỗi cái có thước đo riêng, người ta quy định, nếu anh tốt nghiệp mà không chính quy thì không được đứng trên bục giảng dạy, còn tốt nghiệp tại chức, gọi là hành chánh sự nghiệp thì chỉ để giữ vững cái ghế họ thôi. 

Tệ hơn nữa là học giả mà bằng thiệt, trước kia bị quy vào tội sử dụng công chứng thư giả mạo, còn bây giờ thì làm giả đủ thứ giấy tờ, giấy tờ nhà đất, đóng dấu giả hết, bằng cấp cũng lung tung hết. Photoshop làm giả tốt hơn thiệt, trong một xã hội như vậy, tôi không bằng lòng cái hướng sử dụng bằng cấp như vậy, còn phản ứng của Nam Định, Đà Nẵng, xử lý là đúng, vì chất lượng kém quá làm sao mà dùng được, làm sao bỏ tiền ra mua vàng dởm mà ngang giá vàng thiệt được, không thể như vậy được. Lỗi là ở chỗ người đào tạo chứ không phải do nơi người sử dụng, cũng không do lỗi người học, trình độ kém quá mà anh cứ ráng nâng lên thì cuối cùng nó không giống ai."

... nếu anh tốt nghiệp mà không chính quy thì không được đứng trên bục giảng dạy, còn tốt nghiệp tại chức, gọi là hành chánh sự nghiệp thì chỉ để giữ vững cái ghế họ thôi. 

Ông Đặng, cựu giáo chức

Nhiều chuyên gia đầu ngành giáo dục, đào tạo như giáo sư Đào trọng Thi, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, giáo sư Phạm Minh Hạc, giáo sư Hồ Ngọc Đại, giáo sư Văn Như Cương đều cho rằng quyết định của Đà Nẵng là không hợp lý. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu Đà Nẵng thu hồi quyết định "cấm cửa" sinh viên tại chức vì dù được đào tạo chính quy cũng có người kém còn học tại chức, nhất định phải có người giỏi, không thể chỉ nhìn vào văn bằng mà xét đoán khả năng.

Một số đại biểu quốc hội và chuyên gia ngành giáo dục cũng cho rằng Luật Giáo dục của Việt Nam không phân biệt giá trị của hai loại hệ thống đào tạo chính quy và tại chức. Quyết định mà không căn cứ vào luật pháp, vào cơ sở khoa học là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Theo các quan chức này thì muốn tuyển dụng nhân tài có khả năng, đạo đức thì nên trước hết là tổ chức thi tuyển, kế đó là phỏng vấn các thi sinh, hai cuộc khảo sát này sẽ bổ sung cho nhau và tránh được sự đánh giá vội vã, kém chính xác.

Theo dòng thời sự:

Nên giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?


2011-11-07

Cách thức giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là quan tâm của nhiều người Việt trong và ngoài nước.

AFP PHOTO

Bản đồ khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

 

Sau đây mời quí vị theo dõi trình bày của một luật sư gốc Việt tại Canada, ông Vũ Đức Khanh, người từng có những đề xuất gửi cho chính phủ Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ thông qua đại sứ quán của các nước liên hệ về vấn đề liên quan. Bài phỏng vấn do Gia Minh thực hiện.

Thành lập ủy ban quốc tế

Trước hết luật sư Vũ Đức Khanh cho biết:

Tôi đề nghị phía TQ đứng ra đề nghị các phía có tranh chấp tại Biển Đông từ bỏ vấn đề chủ quyền và tuyên bố đặt toàn bộ vùng có tranh chấp dưới quyền tài phán của LHQ.

LS Vũ Đức Khanh

LS Vũ Đức Khanh: Hôm ngày 7 tháng 10 vừa qua tôi có gửi thư  cho chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Tôi đề nghị phía Trung Quốc đứng ra đề nghị các phía có tranh chấp tại Biển Đông từ bỏ vấn đề chủ quyền và tuyên bố đặt toàn bộ vùng có tranh chấp dưới quyền tài phán của Liên Hiệp Quốc. Từ đó họ thảo luận và đi đến thành lập một ủy ban quốc tế quản trị sự hợp tác và phát triển khu vực tranh chấp đó. Trong thư, tôi có đề nghị đặt tên tạm thời cho ủy ban đó là 'The International Committee for Management of the South China Sea Cooperation and Development'. (Ủy ban Quốc tế Quản trị Khu vực Biển Nam Trung Hoa về Hợp tác và Phát triển). 

Về vấn đề này tôi có trao đổi với phía Việt Nam trong buổi gặp hôm ngày 5 tháng 10 tại tòa Đại sứ Việt Nam ở Canada với ông tham tán Đào Ngọc Dinh.

Gia Minh: Ông nói đến tên the South China Sea mà nhiều người không bằng lòng, vậy có trở ngại gì không?

LS Vũ Đức Khanh: Tôi là con người rất thực tế, thực tiễn. Việc sử dụng tên Biển Nam Trung Hoa do tôi dựa vào tất cả những tài liệu quốc tế cho đến lúc này. Biển Nam Trung Hoa không có nghĩa là biển của Trung Hoa.

000_Hkg5005169-250.jpg
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, ảnh chụp hôm 14/06/2011. AFP PHOTO.
Đây là điều cần phải khẳng định với tất cả mọi người. Còn việc các quốc gia gọi thế nào là tùy quyền và cách nhìn của họ. Việt Nam gọi là Biển Đông, Philipppines gần đây gọi là Tây Philippines, Trung Quốc gọi là Nam Hải và Indonesia gọi là Biển Bắc… Đối với tôi vấn đề bây giờ không phải là tên gọi… Nếu tôi nói chuyện với người Việt Nam thì tôi gọi là Biển Đông để khỏi mếch lòng nhưng phải nhận định rõ đây là vấn đề vô cùng phức tạp mà không phải chỉ dựa vào tên là có thể giải quyết được vấn đề.

Gia Minh: Cũng có đề nghị nên gọi đó là Biển Đông Nam Á?

LS Vũ Đức Khanh: Tôi có nghe bên Quỹ Nguyễn Thái Học Foundation đưa ra vấn đề, và điều này được tranh cãi khá sâu rộng trong quảng đại quần chúng; nhưng đến nay vẫn chưa chính thức nên tôi không đưa vào. Tôi chỉ gọi tạm thời theo tên gọi hiện tại. Vấn đề không phải là tên mà cách giải quyết như thế nào mà thôi.

Vấn đề của thế giới

Gia Minh: Việt Nam có đề nghị giải quyết vấn đề dựa trên Công ước Liên  hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, đó là tích cực chứ?

Biển Nam Trung Hoa không có nghĩa là biển của Trung Hoa. Đây là điều cần phải khẳng định với tất cả mọi người. Còn việc các quốc gia gọi thế nào là tùy quyền và cách nhìn của họ.

LS Vũ Đức Khanh

LS Vũ Đức Khanh: Tôi hoàn toàn đồng ý về điều đó. Và chính vì thế nên tôi đề nghị với phía Trung Quốc. Hiện nay nhiều người cũng mong đợi Trung Quốc đưa vấn đề ra giải quyết với cơ chế quốc tế dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.

Theo tôi vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề của Trung Hoa. Biển Đông không phải là 'cái ao' của tất cả các nước trong khu vực. Biển Đông là con đường vận chuyển hàng hải có thể nói 'bận rộn' nhất trên thế giới hiện nay. Đây là con đường chiến lược nối với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tôi nghĩ đó không phải vấn đề của khu vực mà là vấn đề của thế giới. Mà là vấn đề của thế giới nên phải để cho thế giới giải quyết. Tôi đề nghị phía Trung Quốc đưa vấn đề này ra cho Liên Hiệp Quốc giải quyết. Tôi thấy khi đó không có vấn đề gì khi áp dụng luật quốc tế vào để giải quyết. 

vuduckhanh_nocredit_250.jpg
Luật sư Vũ Đức Khanh, ảnh chụp tại văn phòng của ông trước đây. File photo.
Vấn đề là phía Trung Quốc không muốn có sự can thiệp của các quốc gia nằm ngoài khu vực. Theo quan điểm của Trung Quốc là những nước trong khu vực này và Trung Quốc giải quyết vấn đề qua con đường song phương. Theo tôi cách tiếp cận vấn đề của Trung Quốc là sai, vì đây không phải là vấn đề song phương mà là đa phương và là vấn đề quốc tế. 

Tôi nhấn mạnh lại quan điểm của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, đưa ra tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010, rằng Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp này, mà Hoa Kỳ chỉ giúp đỡ các nước tranh chấp đi đến đàm phán và sử dụng một cơ chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. 

Tại cuộc họp Á châu - Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Trung Quốc một lần nữa lại nói phía Hoa Kỳ không có quyền  lợi gì trong khu vực mà chen vào để giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ đáp lại rằng chính sách nhất quán của Hoa Kỳ từ xưa đến nay đó là Hoa Kỳ là một lực lượng có mặt tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại nơi đó. Trong vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ không đứng hẳn về bên nào nhưng muốn làm chất kết nối giữa tất cả những quốc gia có cùng chung quan tâm đi đến một cơ chế quốc tế nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông. 

Theo tôi đề nghị của Hoa Kỳ chưa rõ ràng lắm, nhưng đây là bước cho thấy Hoa Kỳ sẽ là người trung gian cho một cuộc họp cấp quốc tế về vấn đề Biển Đông. 

Tôi xin báo là đang chuẩn bị một lá thư gửi cho tổng thống Obama về vấn đề Biển Đông. Đề nghị với chính quyền của tổng thống Obama trong mối bang giao giữa hai nước nên đặt thẳng vấn đề Biển Đông. Đồng thời thông qua con đường ngoại giao, chính quyền Obama nói chuyện với các quốc gia có tranh chấp, cũng như nói chuyện với tất cả các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông; đó là có cả Nam Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản, và Liên minh Âu Châu. 


Gia Minh: Vừa rồi ông có gặp đại diện Việt Nam tại đại sứ quán Canada, xin ông chia sẻ những điều đưa ra tại cuộc gặp đó?

LS Vũ Đức Khanh: Vào 2 giờ chiều ngày 5/10/2011 tôi gặp ông Đào Ngọc Dinh được sự ủy quyền của đại sứ Lê Sỹ Vương Hà trao đổi những điều mà chúng tôi cùng quan tâm. Gồm có ba vấn đề. Thứ nhất là vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc giữa những người Việt với nhau. Chúng tôi trao đổi về Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời chính sách đại đoàn kết của chính phủ Việt Nam với chủ trương hòa hợp - hòa giải dân tộc của những thế hệ thứ hai, thứ ba Việt Nam ở hải ngoại và trong nước. 

Thứ hai chúng tôi trao đổi về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam. Về chương trình này tôi có đệ trình cho chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng văn bản 'Hiến chương Tự do Nhân quyền Việt Nam'. Trong văn bản đó nêu lên những nguyên tắc tự do và quyền con người cơ bản mà Việt Nam đã long trọng cam kết với công pháp quốc tế cũng như trong Hiến pháp Việt Nam từ hiến pháp năm 1946 đến hiến pháp gần đây nhất là năm 1992. Tôi đã tổng lược tất cả những văn bản đó và cũng gửi Hiến chương Tự do Nhân quyền Việt Nam cho ủy ban sửa đổi hiến pháp làm cơ sở nghiên cứu để làm sao cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam cho phù hợp với những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời có những cơ chế để bảo đảm những quyền tối thiểu của con người trong xã hội Việt Nam.

Nội dung thứ ba là trao đổi về vấn đề Biển Đông như đã trình bày.

Tôi ghi nhận Tòa Đại sứ Việt Nam tại Canada có nhiều thiện chí, và không những tòa đại sứ Việt Nam tại Canada mà những cơ quan đại diện Việt Nam ở hải ngoại rất mong muốn được tiếp xúc tất cả các kiều bào Việt Nam để trao đổi những vấn đề có cùng chung quan tâm. 

Tôi có đề nghị phía tòa đại sứ tổ chức cho tôi và một phái đoàn gồm những anh chị em thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba ở hải ngoại - tức ở độ tuổi từ 20 - 35  lên đường đi Việt Nam. Mục đích để nghiên cứu, khảo sát cụ thể tình hình Việt Nam, cũng như có dịp trao đổi với những cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Việt Nam, cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn Luật sư Vũ Đức Khanh về những chia sẻ vừa rồi.

Theo dòng thời sự: