- Mưa liên tục và kéo dài nhiều ngày nay đã khiến các huyện vùng cao của Quảng
nam bị cô lập và nhiều khu dân cư biến thành “ốc đảo” giữa rừng...
Sáng 7/11, Ban phòng chống lụt bão các huyện vùng cao Nam, Bắc Trà My cho biết, sạt lở đất và thuỷ điện xả lũ đã gây ngập và chia cắt nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã. Hai huyện Nam, Bắc Trà My đã hoàn toàn bị cô lập từ nhiều ngày nay.
Tại xã Trà Giang, núi sạt đã vùi lấp 5 nhà dân. Trong đó nặng nhất là 2 hộ dân Nguyễn Thị Liễu và Châu Lễ (trú tại thôn 1 và thôn 2). Nhà chị Liễu bị quả đồi phía sau đổ sập xuống, làm vỡ tường sau, đất đá, nước bùn tràn vào nhà.
Còn nhà của ông Châu Lễ bị nước lũ sông Trường dâng cao do xả lũ và nước từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi bụi tre trước nhà và toàn bộ phần sân nền; nhà ở chỉ còn cách dòng lũ và vực sâu xói lở hơn 1m.
Chính quyền xã Trà Giang huy động lực lượng tại chỗ đến giúp đỡ, tháo dỡ nhà các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ, chuyển đến nơi an toàn.
Sáng 7/11, Ban phòng chống lụt bão các huyện vùng cao Nam, Bắc Trà My cho biết, sạt lở đất và thuỷ điện xả lũ đã gây ngập và chia cắt nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã. Hai huyện Nam, Bắc Trà My đã hoàn toàn bị cô lập từ nhiều ngày nay.
Tại xã Trà Giang, núi sạt đã vùi lấp 5 nhà dân. Trong đó nặng nhất là 2 hộ dân Nguyễn Thị Liễu và Châu Lễ (trú tại thôn 1 và thôn 2). Nhà chị Liễu bị quả đồi phía sau đổ sập xuống, làm vỡ tường sau, đất đá, nước bùn tràn vào nhà.
Còn nhà của ông Châu Lễ bị nước lũ sông Trường dâng cao do xả lũ và nước từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi bụi tre trước nhà và toàn bộ phần sân nền; nhà ở chỉ còn cách dòng lũ và vực sâu xói lở hơn 1m.
Sạt lở gây cô
lập nhiều khu dân cư tại Nam Trà My |
Chính quyền xã Trà Giang huy động lực lượng tại chỗ đến giúp đỡ, tháo dỡ nhà các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ, chuyển đến nơi an toàn.
Tại thị trấn Trà My và xã
Trà Tân có 20 nhà dân bị ngập lụt, lực lượng thanh niên xung kích địa phương đã
ra quân giúp đỡ thu dọn, vận chuyển đồ đạc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của
các hộ bị ngập.
Hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã ở Bắc Trà My đều bị chia cắt do nước lũ đổ về và sạt núi.
Hơn 20 điểm sạt lở lớn tại các tuyến đường Trà My đi Trà Bồng (Quảng Ngãi), tập trung chủ yếu ở xã Trà Giang. Tỉnh lộ 616 thuộc thôn 8 xã Trà Tân và tuyến đường liên xã về Trà Bui cũng bị đất đá, cây cối ngã đổ, vùi lấp toàn bộ nền đường, giao thông tắc nghẽn.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện, Phó ban trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Trà My cho biết: “Trước mắt những hộ dân bị hư hỏng nhà, huyện hỗ trợ mỗi hộ 30kg gạo để có cái ăn trong lúc di dời đến nơi ở tạm. Huyện đã bố trí 2 xe múc và xe tải cơ động để san ủi, xúc dọn, thông tuyến nhanh các tuyến đường huyết mạch về xã Trà Giang và Trà Bui, tránh cô lập dài ngày”.
Hiện thủy điện Sông Tranh II liên tục xả lũ với toàn bộ 6 cửa xả, lưu lượng nước 2.800m3/s làm nước hạ du sông Tranh dâng cao. Mực nước lũ băng qua ngầm sông Trường luôn giữ ở mức cao hơn 3m làm tuyến độc đạo lên 5 xã vùng cao của huyện Bắc Trà My và về huyện Nam Trà My hoàn toàn bị chia cắt từ nhiều ngày nay.
Thuỷ điện Sông Tranh 2 xả lũ cũng đã gây ngập lụt nhiều tuyến đường và các khu dân cư ở Nông Sơn.
Tuyến đường ĐT 611 Quế Sơn - Nông Sơn nước ngập từ 1- 2m; tại cầu Khe Le (Quế Trung) nước lũ cũng gây ngập sâu khoảng 1,5m. Các tuyến đường liên xã, liên thôn nội bộ ngập sâu từ 1 - 2m như tuyến đường Quế Trung - Quế Lộc, Sơn Viên; cầu Khe Sé (Quế Lâm), cầu Phốc (Quế Ninh); cầu Khe Rinh (Phước Ninh)…
Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở có thể xảy ra, huyện Nông Sơn đã lên phương án cụ thể di dời dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, đồng thời huy động lực lượng trực ứng cứu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.
Toàn bộ học sinh các trường tại các điểm ngập lũ do xả nước hồ chứa thuỷ điện đã cho nghỉ học từ nhiều ngày nay.
Hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã ở Bắc Trà My đều bị chia cắt do nước lũ đổ về và sạt núi.
Hơn 20 điểm sạt lở lớn tại các tuyến đường Trà My đi Trà Bồng (Quảng Ngãi), tập trung chủ yếu ở xã Trà Giang. Tỉnh lộ 616 thuộc thôn 8 xã Trà Tân và tuyến đường liên xã về Trà Bui cũng bị đất đá, cây cối ngã đổ, vùi lấp toàn bộ nền đường, giao thông tắc nghẽn.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện, Phó ban trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Trà My cho biết: “Trước mắt những hộ dân bị hư hỏng nhà, huyện hỗ trợ mỗi hộ 30kg gạo để có cái ăn trong lúc di dời đến nơi ở tạm. Huyện đã bố trí 2 xe múc và xe tải cơ động để san ủi, xúc dọn, thông tuyến nhanh các tuyến đường huyết mạch về xã Trà Giang và Trà Bui, tránh cô lập dài ngày”.
Sạt núi, cây đổ
vùi lấp đường trên tuyến Nam Quảng Nam lên Kon Tum qua địa bàn Nam
Trà My |
Hiện thủy điện Sông Tranh II liên tục xả lũ với toàn bộ 6 cửa xả, lưu lượng nước 2.800m3/s làm nước hạ du sông Tranh dâng cao. Mực nước lũ băng qua ngầm sông Trường luôn giữ ở mức cao hơn 3m làm tuyến độc đạo lên 5 xã vùng cao của huyện Bắc Trà My và về huyện Nam Trà My hoàn toàn bị chia cắt từ nhiều ngày nay.
Thuỷ điện Sông Tranh 2 xả lũ cũng đã gây ngập lụt nhiều tuyến đường và các khu dân cư ở Nông Sơn.
Tuyến đường ĐT 611 Quế Sơn - Nông Sơn nước ngập từ 1- 2m; tại cầu Khe Le (Quế Trung) nước lũ cũng gây ngập sâu khoảng 1,5m. Các tuyến đường liên xã, liên thôn nội bộ ngập sâu từ 1 - 2m như tuyến đường Quế Trung - Quế Lộc, Sơn Viên; cầu Khe Sé (Quế Lâm), cầu Phốc (Quế Ninh); cầu Khe Rinh (Phước Ninh)…
Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở có thể xảy ra, huyện Nông Sơn đã lên phương án cụ thể di dời dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, đồng thời huy động lực lượng trực ứng cứu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.
Một điểm sạt lở
vùi lấp đường tại Nam Trà My |
Toàn bộ học sinh các trường tại các điểm ngập lũ do xả nước hồ chứa thuỷ điện đã cho nghỉ học từ nhiều ngày nay.
Huyện Nam Trà My đã bị cô lập hoàn toàn từ nhiều
ngày nay. Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Nam Trà My,
đến sáng hôm nay (7-11), có 12 hộ dân được di dời khẩn cấp và 5 hộ khác đã được
sơ tán đến nơi an toàn do sạt lở núi.
Tương tự, các huyện Phước Sơn, Tây Giang cũng bị chia cắt do nước lũ thượng nguồn đổ về và các hồ chứa thuỷ điện xả lũ gây ngập.
Người dân tại các huyện vùng cao này cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh ngập lũ ngay trên núi cao.
Vũ Trung
Tương tự, các huyện Phước Sơn, Tây Giang cũng bị chia cắt do nước lũ thượng nguồn đổ về và các hồ chứa thuỷ điện xả lũ gây ngập.
Người dân tại các huyện vùng cao này cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh ngập lũ ngay trên núi cao.
Trẻ em thiệt mạng vì nghịch nước lũ
Chiều 7/11, Ban phòng chống lụt bão huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, một trẻ con đã bị thiệt mạng trong đợt lũ này do sẩy chân rơi xuống mương nước sau nhà. Nạn nhân là cháu Doãn Minh Huân, 6 tuổi, con của anh Đoàn Minh Hiền ở thôn Lãnh Thượng 1, thị trấn Đông Phú.
Theo ông Hà
Tất Phương - Chủ tịch thị trấn Đông Phú cho biết, ngay sau khi nhận tin báo vào
chiều tối hôm qua (6-11), xã đã cử lực lượng thanh niên xung kích và cơ quan
chức năng tìm kiếm.
Đến 18 giờ
chiều hôm qua, sau hai giờ tìm kiếm đã phát hiện xác cháu Huân dưới mương nước
sau nhà.
Nguyên nhân
cháu Huân thiệt mạng là do gia đình bất cẩn để cháu ra sau nhà nghịch nước lũ và
sẩy chân. Sáng hôm nay, gia đình đã tổ chức an táng cho cháu bé xấu số.
|
Vũ Trung