THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 June 2012

Ruồi “tấn công” khu dân cư

(TNO) Khu dân cư phía nam cầu Trần Thị Lý thuộc P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng hiện bùng phát nạn ruồi do làng rau sử dụng phân hữu cơ để chăm bón.
Gần 8 năm qua, các hộ trồng rau ở đây đã tận dụng những khu đất dự án bỏ hoang để canh tác. Nạn ruồi bắt đầu bùng phát tại đây từ tháng 6 đến nay. Người dân các tổ dân phố 47, 48, 49, 50 và 55 P.Mỹ An hiện vô cùng bức xúc về tình trạng ô nhiễm do ruồi dày đặc.
Những người sống tại đây cho biết, ruồi thường không bu vào những luống rau, mà tập trung nhiều ở khu vực tập kết phân chuồng và phân cút ven các ruộng rau.
Nhưng kể từ đầu tháng 6 tới nay, thời tiết thay đổi, trời nắng nóng gay gắt, ruồi chuyển sang “tấn công” vào nhà dân nhiều bất thường. Theo phản ánh của người dân, sau các trận mưa giông mỗi buổi chiều, ruồi bu dày đặc cả nền nhà.
Nhiều gia đình đã phải dùng các vỉ dính để bẫy ruồi. Kết quả là ruồi dính dày đặc cả chục vỉ như vậy mỗi ngày. Nạn ruồi khiến các hàng quán bị ế ẩm, Trường mầm non Phượng Hồng trong khu vực cũng bị ảnh hưởng.
Các cô giáo ở Trường mầm non Phượng Hồng cho biết: biện pháp đặt máy đuổi ruồi, bẫy ruồi, lưới ruồi đều không ăn thua. Mỗi tháng nhà trường tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng cho chi phí diệt ruồi bằng nước tẩy rửa ngoại nhập, nhằm đảm bảo vệ sinh cho hơn 200 trẻ em đang theo học.
nạn ruồi ở đà nẵng
Chỉ trong 2 giờ đồng hồ sáng 12.6, ruồi dính bẫy dày đặc tại nhà dân ở tổ 47 P.Mỹ An - Ảnh: Nguyễn Tú
Người dân càng lo lắng hơn khi đang vào mùa nắng nóng cao điểm, nạn ruồi rất dễ kéo theo nguy cơ dịch bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ và người già trong khu dân cư.
Theo ông Nguyễn Văn Điển (Phó Chủ tịch Hội Nông dân P.Mỹ An), toàn phường có 9 ha đất trồng rau tận dụng từ các dự án bỏ hoang do 83 hộ dân địa phương canh tác.
Trong đó, riêng diện tích trồng rau gây ruồi ảnh hưởng khu dân cư rộng khoảng 7 ha, dọc theo các đường Hàm Tử, An Dương Vương, Nguyễn Tư Giản, Chương Dương, Mỹ An 6, 7, 8…
“Do các vùng trồng rau ở P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn và P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà bị giải tỏa nên nông dân nơi khác cũng tập trung về đây canh tác. Tuy việc tận dụng đất dự án bỏ hoang để trồng rau đã giải quyết được tình trạng lau lách um tùm cũng như tập kết xà bần, rác thải, nhưng lại phát sinh nạn ruồi”, ông Điển nói.
Hội Nông dân P.Mỹ An cho biết, trong thời gian tới sẽ tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân, đảm bảo vệ sinh chăm bón phân để hạn chế tình trạng ruồi.
Trước đó, vào đầu tháng 5 vừa qua, ruồi dày đặc cũng đã “tấn công” Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.Đà Nẵng khiến nơi nuôi dưỡng gần 200 người già, bệnh nhân tâm thần, người tàn tật bị đảo lộn sinh hoạt.
Nguyễn Tú

Học bổng du học quốc tế



Edulinks giới thiệu chương trình miễn học phí tại Phần Lan và nhiều suất học bổng du học giá trị tại Mỹ, Australia, Singapore, Malaysia... lúc 14h ngày 15/6 tại khách sạn Grand, 2 Nguyễn Du, Vũng Tàu.

Du học tại Phần Lan học sinh được miễn 100% học phí. Đây là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt với chất lượng cuộc sống trong top 4 thế giới. Trong quá trình học, sinh viên quốc tế được phép làm thêm 25 giờ một tuần.
Phần Lan có 2 kỳ nhập học tháng 1 và 9 hằng năm. Chương trình dành cho học sinh đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp PTTH, sinh viên có IELTS 6 hoặc TOEFL iBT 79. Hạn nộp hồ sơ trước ngày 15/8 cho kỳ nhập học tháng 1/2012 và trước tháng 2 cho kỳ nhập học tháng 9 hằng năm. Để giúp các em vượt qua kỳ thi đầu vào, Trung tâm Edulinks tổ chức lớp luyện thi 2 tháng trước mỗi kỳ tuyển sinh.
Ngoài ra, Edulinks còn giới thiệu chương trình học bổng đến 100% tại các nước Mỹ, Australia, Singapore và Malaysia.
Tại Mỹ, môi trường học tập rộng mở, chương trình học tập và nghiên cứu đa dạng với các trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới. Ngoài giờ học, sinh viên được phép đi làm bán thời gian và toàn thời gian trong các ngày nghỉ.
Học bổng 80% học phí cho các khóa học đại học và sau đại học tại các trường: Texas A&M System, WesternKentucky University, WestTexas AM University, University of Southern Indiana, Texas AM University Texarkana, Texas AM Corpus Christi, McNeeseState University, Eastern University, TrinityWestern University
Australia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Chất lượng giáo dục được chính phủ tiêu chuẩn hóa và kiểm soát rất chặt chẽ. Với chính sách hiện nay, sinh viên Việt Nam dễ dàng du học Australia hơn nhờ thủ tục đơn giản hóa: không cần chứng minh thu nhập, không yêu cầu IELTS/TOEFL, thời gian làm việc đổi lên 40 giờ cho 2 tuần, sau khi tốt nghiệp sinh viên được ở lại làm việc từ 2 đến 4 năm.
Học bổng từ 10% đến 100% học phí tại các bậc học tại các trường: ANU College, Monash University, Swinburne University of Technology, Taylors College, University of NewSouthWales, University of Queensland, Charles Sturt University, Curtin University Sydney, JamesCook University in Brisbane, RMIT University.
Singapore luôn đặt sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu. Những năm gần đây, rất nhiều sinh viên đã lựa chọn Singapore làm điểm đến cho mình vì chất lượng giáo dục cũng như điểm tương đồng với quê nhà. Chương trình học bổng 70% học phí cho học sinh giỏi đang được tuyển sinh tại Học viện quản lý EASB. Ngoài ra Học viện quản lý Nanyang miễn 50% phí đăng ký nhập học và giảm 1.000SGD cho khóa tiếng Anh.
Học sinh có thể tham gia tuyển sinh trực tiếp từ Học viện quản lý Nanyang, Singapore lúc 9h ngày 16/6 tại 439 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM.
Malaysia đã nhanh chóng trở thành trung tâm giáo dục xuất sắc trong khu vực trong những năm qua. Nhằm hỗ trợ sinh viên có cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng với chi phí thấp, các trường đại học tại Malaysia đem đến những suất học bổng 10%, 30%, 50% và 100% học phí. Sinh viên tham dự hội thảo sẽ được phỏng vấn học bổng trực tiếp với đại diện trường.
Liên hệ: Trung tâm du học Edulinks
439 Hoàng Văn Thụ, phường 4,quận Tân Bình, TP HCM.
Tel: (08) 3847.9525 – Fax: (08) 3847.9975.
Hotline: 0919 439 765 / 0919 639 765.
Email: info@edulinks.com.vn; Website: http://www.edulinks.com.vn/
Chi nhánh Hà Nội: 6 Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
(Nguồn: Edulinks)

Học bổng 50% học phí tại Mỹ



Ông Jerry Czub, đại diện tuyển sinh Đại học Massachusetts Dartmouth tổ chức buổi trao đổi thông tin tuyển sinh và học bổng lúc 17h ngày 17/6 tại 230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

University of Massachusetts Dartmouth (UMD) thành lập từ năm 1895, tọa lạc tại thành phố Dartmouth nằm ở phía Nam bang Massachusetts, Mỹ. Từ Dartmouth, chỉ mất một giờ lái xe tới Boston, 30 phút tới Providence, Newport, Cape Cod, khoảng 15 đến 25 phút đi xe tới những bãi biển đẹp nhất bờ Đông, Mỹ.
UMD là một cơ sở thuộc hệ thống Đại học Massachusetts. Đây là hệ thống đại học xếp thứ 56 trong top 200 đại học toàn cầu (theo Times of London’s 2010). Trường giành được một số thành tích như:
UMD thuộc nhóm trường Hạng 1 (Tier1) khu vực Đông Bắc Mỹ và là trường công lập số một khu vực Đông Bắc (Hiệp hội cao đẳng, đại học khu vực Đông Bắc Mỹ)
Trường được chứng nhận bởi các tổ chức kiểm định cao nhất về kinh doanh AACSB và về công nghệ ABET, đứng trong top 301 trường kinh tế tốt nhất Mỹ, theo Princeton Review 2010 và top 50 trường kỹ thuật tốt nhất Mỹ, theo US News and World Report.
UMD hiện đào tạo 90 chương trình học thuật cho 9.500 sinh viên. Sinh viên quốc tế được hỗ trợ tối đa trong quá trình học gồm: cố vấn trong học tập, tư vấn cá nhân, giáo viên dạy kèm miễn phí, tư vấn việc làm thêm…
Trường có liên kết gửi thực tập sinh tới nhiều công ty uy tín của Mỹ như Putnam Investments, Pricewaterhouse Coopers, Northwest Mutual, MetLife, và Raytheon...
Đặc biệt, UMD có chương trình chuyển tiếp đại học và dự bị thạc sĩ cho sinh viên quốc tế. Cụ thể, trường nhận học sinh tốt nghiệp O-level, A-level, miễn SAT; Học sinh được đảm bảo vào năm 2 đại học khi hoàn thành chương trình chuyển tiếp đại học một năm; Miễn GRE đối với chương trình dự bị MBA có đào tạo GMAT, không yêu cầu kinh nghiệm.
Trường có thời gian nhập học linh hoạt tháng 1, 5, 9 với quy mô lớp học nhỏ khoảng 26 sinh viên một lớp.
Học sinh có thể hoàn thành chương trình dự bị thạc sĩ và MBA trong 1,5 năm hoặc dự bị thạc sĩ và thạc sĩ kỹ thuật trong hai năm. Đặc biệt, trường có chương trình học bổng tới 50% học phí cho năm thứ nhất đại học (học phí chỉ còn 11.000 USD).
Các chuyên ngành: kinh tế, kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing, hệ thống thông tin quản lý; xây dựng, kỹ sý máy tính, khoa học máy tính, điện, cơ khí, vật lý, sinh học, toán học, lịch sử, triết học, khoa học chính trị, xã hội học, tâm lý học, tội phạm học, tiếng Anh…
MBA chuyên sâu về các ngành: kế toán, chính sách môi trường, tài chính, quản lý hệ thống y tế, kinh doanh quốc tế, marketing, lãnh đạo tổ chức, quản lý công, hệ thống thông tin và quản lý, phát triển bền vững.
Liên hệ: Công ty tư vấn du học Visco
Hà Nội: 230 Kim Mã, ĐT: 04.37261938, Email: viscohanoi@visco.edu.vn
Hải Phòng: 328C Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.
ĐT : 031.3950748/3786 158 Email: viscohp@visco.edu.vn
Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu;
ĐT: 0511.3552597/96; Email: viscodn@visco.edu.vn
TP HCM: 239 Cách mạng tháng 8, Nhà A02 Chung cư Văn hoá, phường 4, quận 3. ĐT: 08.38328416; 38390718; Email: viscohcm@visco.edu.vn
Web: http://www.visco.edu.vn;/ www.umd.navitas.com
Tư vấn online Ym!: duhocvisco; Skype: viscohanoi
(Nguồn: Visco)

'Nếu công bố tiếp clip phao thi, tôi không có đất sống'



Là người trực tiếp hướng dẫn học sinh quay clip ném "phao" ở THPT Đồi Ngô, thầy giáo Đỗ Việt Khoa khẳng định, gian lận ở Bắc Giang khá phổ biến. Nhưng nếu tiếp tục công bố clip ở các hội đồng khác, ông sẽ "không có đất sống".
Ném phao vẫn được kết luận 'tổ chức thi nghiêm túc'Giáo viên thu 'phao' sau giờ thi Toán ở Bắc Giang

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tại sao ông lại chọn Bắc Giang làm nơi tổ chức quay clip tiêu cực thi để lấy chứng cứ?
- Hai năm nay, các thầy cô ở miền Bắc gọi điện cho tôi nói rằng: "Thầy Khoa ơi, chúng tôi tiếc cho công sức của thầy quá, 'Hai không' hỏng hết rồi". Họ kể, chưa có giải bài tập thể nhưng giám thị để cho các em chép thoải mái. Năm ngoái, tôi lên một tỉnh miền núi phía Bắc và chứng kiến hội đồng thi có 7 phòng, 14 giám thị đều bỏ vị trí ra ngoài hết. Cháu tôi nói phao được mang vào thoải mái nhưng không có đáp án từ ngoài ném vào và tôi nghĩ mức độ đó bình thường.
Còn các thầy cô ở Bắc Giang gọi điện cho biết, tình trạng thi rất hỗn loạn, trường giải bài tập thể các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh học, sau đó photo rồi ném bài vào phòng... Tôi hỏi sao các thầy cô không chấn chỉnh thì họ bảo: "Chúng em sợ lắm, chẳng làm được như thầy đâu". Khi ấy tôi nói là năm tới sẽ nghĩ cách nhờ các thầy cô thu thập chứng cứ gian lận.
Đợt thi vừa qua, tôi chọn 3 huyện khác nhau ở Bắc Giang và nhờ hoặc thầy cô quay cho tôi, hoặc tìm các em học sinh dũng cảm nhất quay. Tôi bày cho họ cách dùng bút quay, ai không có tôi cho mượn. Ở trường Đồi Ngô, thầy Ngọc tìm được 3 học sinh nhưng chỉ có 2 máy quay nên chỉ làm được ở 2 phòng khác nhau. Một người đứng ở cổng trường quay lại diễn biến khu vực thi.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người dũng cảm tố cáo tiêu cực thi năm 2006 ở Hà Tây và sau đó được Bộ GD&ĐT mời đi dự lễ phát động phong trào "Hai không". Ảnh: Tiến Dũng.
- Vậy mục đích của việc tổ chức quay clip gian lận phòng thi của ông là gì?
- Việc này chẳng mang lại cho tôi lợi nhuận hay lợi ích gì mà chỉ để cho ngành giáo dục thấy rõ tình hình, chấn chỉnh 'Hai không' cho chúng tôi đỡ xấu hổ. Và các clip cho thấy gian lận ở Bắc Giang khá đại trà, riêng trường Đồi Ngô là trọn vẹn nhất. Lãnh đạo hội đồng chuyển đề cho những người không có chức năng giải, xong photo thu nhỏ đưa vào phòng. Riêng 3 môn Văn, Sử, Địa, họ để cho thí sinh quay cóp và không ngăn cản.
Tôi muốn làm thêm ở một số huyện nữa nhưng không có tiền để mua máy quay. Nếu tôi có 100 triệu đồng mua máy quay, có lẽ sẽ có hình ảnh ném phao ở cả tỉnh Bắc Giang. Còn clip của huyện Việt Yên và Lục Ngạn xin giữ bí mật vì clip ở một hội đồng thi Đồi Ngô khi công bố đã ảnh hưởng cả trăm người. Nếu công bố ở các hội đồng khác, tôi lại nhiều kẻ thù quá, không có đất sống.
Khi sử dụng học sinh để quay clip, ông đã tính toán thế nào về khả năng các em có thể bị kỷ luật vì vi phạm quy chế?
Việc liên lạc với thí sinh là của các thầy cô giáo sở tại. Đừng gọi học sinh là vật thí nghiệm, đó là sự hy sinh mất mát. Người Việt mình dở lắm, hay thờ ơ với đấu tranh, rất ghét người nào hay đi tố cáo, mặc dù họ đấu tranh cho đất nước tốt đẹp lên. Các em học sinh đáng được khen ngợi vì dám làm. Từ trước đến nay tôi không khuyến khích ai chống tiêu cực cả, chỉ dám nhờ các thầy cô địa phương và cảnh báo trước với họ là hậu quả nặng lắm, thầy cô nào sắp bỏ việc, sắp giã từ ngành thì hãy làm.
Còn quy chế của Bộ rất kỳ quái. Trong trường hợp này, máy quay là một cái bút, phục vụ cho việc viết, không thể phục vụ cho quay cóp bài được. Do đó, cái bút cũng giống như cái thắt lưng thôi, chỉ khác là nó giúp xã hội nhìn được diễn biến của sự việc, hoàn toàn không giúp em học sinh đó được gì. Quy chế do con người tạo ra để phục vụ kỳ thi nghiêm túc. Khi quy chế mà cản trở, chống lại việc tố cáo hành vi gian lận thì đó thì phải thay đổi ngay.
Nếu năm nay học sinh quay clip bị xử lý thì xin Bộ chấm dứt 'Hai không' ngay bởi sẽ không còn ai dám tố cáo đâu. Bộ có ngần ấy thanh tra, ngần ấy người mà những năm đi làm 'Hai không" chẳng quay được clip nào, chẳng phát hiện được tiêu cực gì. Trong khi một học sinh bé con con lại quay được.
Sau khi tố cáo hàng loạt sai phạm của lãnh đạo THPT Vân Tảo, thầy giáo Khoa bị trù dập nhiều năm và phải chuyển sang trường khác dạy. Ảnh: Tiến Dũng.
- Là người ủng hộ phong trào "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích", ông đánh giá thế nào về tỷ lệ tốt nghiệp tăng dần đều theo từng năm?
- Năm đầu tiên của 'Hai không', tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm mạnh, trường Vân Tảo của tôi trước đây đỗ 99% nhưng năm 2007 tụt xuống còn 29%. Phụ huynh và học sinh đi qua nhà tôi là réo lên chửi: "Khoa điếc!". Sau những năm phản ánh tương đối sát thực tế thì 3 năm trở lại đây tỷ lệ tốt nghiệp càng ngày càng khác xa và clip quay ở Bắc Giang đã lý giải vì sao.
Ví dụ, như Tuyên Quang, năm 2007 đỗ được 14,5% nhưng giờ đỗ 98%. Con số đó khác xa thực tế. Tuyên Quang có dám cho tôi chọn một trường bất kỳ thi thử, kinh phí hết bao nhiêu tôi chịu, nếu như kết quả được giữ nguyên. Còn kinh phí tỉnh phải trả nếu kết quả giảm dưới 50%. Tôi cá là tôi chọn một trường bất kỳ của họ, tỷ lệ đỗ không quá 50%.
Đây là phát biểu riêng của tôi, nhưng căn cứ vào những gì tôi nắm được từ thầy cô ở các tỉnh đó gửi về. Làm sao các tỉnh miền núi như Tuyên Quang lại đỗ tốt nghiệp cao hơn cả Hà Nội, Hà Tây và TP HCM. Tôi không tin chuyện đó và chúng ta đừng nhắm mắt vào khen, tâng bốc nó lên. Trong nghề giáo ai đó rung đùi tự hào với tỷ lệ đỗ cao, chứ những giáo viên chúng tôi chua chát lắm.
- Ông nghĩ gì nếu sự kiện ở Đồi Ngô được coi là dấu chấm hết cho 'Hai không'?
- Tôi vẫn hy vọng vào hai không. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã chuyển sang giữ chức Phó Thủ tướng, nhưng những người có tâm ở Việt Nam còn nhiều lắm. Không nói đến quan chức, một giáo viên bình thường cũng đem lại cho mình hy vọng cơ mà. "Hai không" có thất bại ở nơi này nơi kia nhưng vẫn có nhiều nơi không thất bại bởi người ta không dám công khai hóa ép uổng giáo viên phải cấy điểm, bắt giáo viên phải đi ném bài. Đồi Ngô (Bắc Giang) là cá biệt.
Tôi không chắc vụ việc ở Bắc Giang có được coi là một bước ngoặt để việc đấu tranh chống tiêu cực chuyển sang một giai đoạn mới hay không, chỉ biết rằng ngay trong lực lượng giáo giới, học sinh đều rất sợ đấu tranh. Ai làm cho thầy và trò cả nước sợ đấu tranh với cái xấu đến thế? Câu này xin hỏi các lãnh đạo, đừng hỏi tôi.
Nếu đợt này Bắc Giang cách chức lãnh đạo hội đồng thi, kỷ luật ở mức nặng nhất với những người trực tiếp đi ném bài là đình chỉ công tác, tôi chắc chắn sang năm sẽ không còn trường nào tiêu cực nữa. Còn nếu Bắc Giang xử lý xuê xoa, vẫn cảnh cáo nhắc nhở nhau thôi thì sang năm nó vẫn đâu vào đấy.
Trong đề thi Văn năm nay có một câu hỏi về sự dối trá. Thầy nhìn nhận thế nào khi chính trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều dối trá?
- Bệnh này là bệnh hơi đặc trưng của của người Việt. Tôi chắc rằng thông qua việc giải quyết vụ thi cử ở Bắc Giang, Bộ Giáo dục cũng chịu không giải quyết được thói dối trá. Cứ nhìn cách giải quyết như bây giờ, Sở GD&ĐT Bắc Giang chỉ đáng nhận điểm 0 về bài luận thói dối trá.
Nếu đặt mình ở cương vị lãnh đạo Sở hoặc Bộ Giáo dục, khi biết tin học sinh quay clip gian lận thi cử, đầu tiên tôi sẽ hoan hô em và điện thoại hỏi nhà học sinh ấy ở đâu để đến thăm và nhờ em mở clip cho xem. Sau đó, tôi sẽ yêu cầu công an tỉnh xử lý vụ việc, truy tố lãnh đạo hội đồng thi tội làm lộ bí mật quốc gia, phá hoại kỳ thi quốc gia, phá hoại phong trào "Hai không" rất lớn mà 64 giám đốc Sở cùng ký.
Năm 2006, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, giám thị Đỗ Việt Khoa dũng cảm công khai tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây (cũ). Ngay năm đó, Bộ GD&ĐT phát động phong trào 'Hai không': "Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử". Thầy Khoa được Bộ trưởng Giáo dục tới thăm, tặng bằng khen và trở thành "Người đương thời" trên VTV3.
Từ đó, dù liên tục bị đe dọa, thầy giáo Đỗ Việt Khoa vẫn tiếp tục theo đuổi việc chống tiêu cực ngay tại ngôi trường mình đang dạy. Tuy nhiên, sau 4 năm kiên trì chống tiêu cực, tháng 5/2010, thầy giáo Đỗ Việt Khoa quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do thầy giáo có 20 năm đứng trên bục giảng xin nghỉ việc là vì sự thờ ơ của Sở GD&ĐT Hà Nội trong việc giải quyết tiêu cực tại THPT Vân Tảo.
Khi biết tin thầy Khoa xin ra khỏi ngành, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ rà soát lại toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc của thầy Khoa. Tuy nhiên, sau đó vụ việc lại rơi vào quên lãng. Hiệu trưởng mắc hàng loạt sai phạm về tài chính, liên kết đào tạo... chỉ bị "rút kinh nghiệm" thì thầy Khoa bị buộc phải chuyển trường khác, sau 4 năm bị người đứng đầu nhà trường trù dập, đe dọa.
Tiến Dũng - Hoàng Thùy

Về nơi đá đắt như vàng !!



12/06/2012 06:34:40
 - Từ năm 2007 đến nay, xã Suối Giàng bỗng trở nên sôi nổi vì cơn sốt đá cảnh. Hàng trăm người đổ xô lên núi tìm đá, thương lái từ khắp nơi đổ về thu mua đá khiến cho cuộc sống của người dân chốn rẻo cao Suối Giàng đang yên bình lặng lẽ bỗng trở nên náo nhiệt như thành phố. Cũng từ đây, nhiều người biết đến Suối Giàng với những hòn đá cảnh tuyệt đẹp có giá đắt như vàng.
Số phận của con người mong manh bên những hòn đá treo lưng chừng vách núi.
Số phận của con người mong manh bên những hòn đá treo lưng chừng vách núi.

Băng ngàn tìm đá mồ côi

Đá mồ côi là tên gọi do dân chơi đá cảnh ở Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái đặt cho những hòn đá tồn tại độc lập, không dính với khối đá nào, chúng thường có đường nét và những hình thù kỳ lạ, hấp dẫn... Đã bốn năm nay đá mồ côi trở thành món đồ quý giá được dân chơi đá cảnh tìm mua với giá cao khiến người dân quanh vùng rầm rộ lên Suối Giàng tìm đá cảnh cùng với ước vọng đổi đời.

Mất nửa ngày lặn lội qua các triền núi đá thuộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, anh thanh niên người Mông tên Vàng A Dê hổn hển moi từ lòng đất lên một hòn đá to bằng nửa người ôm. Dê bảo đây là hòn đá mồ côi, một loại đá rất được dân chơi đá cảnh ưa chuộng. Chỉ cần đem hòn đá này ra khỏi rừng bán là có tiền đong gạo giúp cả nhà sống được nửa tháng.

Quãng đường vận chuyển từ nơi nhặt được hòn đá mồ côi đến trung tâm xã Suối Giàng chỉ chừng 4km nhưng đường đi lại cực kỳ khó khăn, phải trèo qua những ngọn dốc cao vút và mấy con suối trơn tuột như lươn.

Vàng A Dê nhớ lại hồi phong trào săn đá cảnh mới bùng phát năm 2007: Khi đó thanh niên trai tráng ở Suối Giàng ra sức lên rừng săn đá mồ côi. Một hòn đá bằng cái ba lô cũng nặng tới 70kg và phải mất nửa ngày mới khiêng ra khỏi bìa rừng. Còn những hòn đá to như cái chum, vại thì phải mất tới hai, ba ngày, thậm chí cả tuần mới đưa được ra trung tâm xã.
 
Nhiều người phải độ chiếc xe win thêm 4 cái giảm xóc, rồi đưa xe vào rừng để vận chuyển đá. Một hòn đá to bằng cái chum cần một người lái xe và 5 - 6 người đi kèm giữ cho hòn đá khỏi đổ...

Đầu năm 2011, do lượng người vào rừng khai thác đá cảnh quá đông nên đá mồ côi cũng hết dần, đến nay hiếm hoi lắm người dân mới nhặt được đá mồ côi có hình dáng đẹp. Đá mồ côi dần cạn, nhiều người chuyển sang khai thác những loại đá có giá khác như đá vân, đá ngọc...

Theo sự hướng dẫn của phu đá Vàng A Dê, chúng tôi xuôi con dốc ngoằn nghèo xuống khu vực Cây Năm xã Suối Giàng khi bóng chiều chạng vạng. Từ trong bìa rừng, từng đoàn xe máy vẫn lóp ngóp bò qua những cung đường nhỏ xíu như sợi chỉ vắt qua một bên sườn núi còn bên kia là vực thẳm.

Từ Cây Năm, chúng tôi vòng xe qua một mỏ đá ở thôn Suối Lóp cách đó chừng 15 phút chạy xe. Tại đây có gần hai mươi người đang khẩn trương vác đá lên xe thồ và thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về. Một phu đá tên Sủng A Ban bảo: "Năm nay đá mồ côi khan hiếm, chúng tôi chuyển sang đào đá vân, đá ngọc để bán cho các xưởng chế tác đá cảnh. Chúng tôi chỉ cần đem đá ra đến Cây Năm đã có người hỏi mua".
Phu đá Vàng A Dê cố nhấc hòn đá vân nặng gấp đôi cơ thể mình.
Phu đá Vàng A Dê cố nhấc hòn đá vân nặng gấp đôi cơ thể mình.

Đá đắt như vàng

Theo chân cánh phu đá, chúng tôi đến một địa điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm. Theo lời của nhiều phu đá thì hiện tại, đây là nơi thu mua đá lớn nhất đỉnh Suối Giàng.

Trong lúc tếu táo với cánh phu đá, tôi cao hứng buông lời ngã giá cho một khối đá vân to bằng cái vại là một triệu rưỡi. Trong lúc ngã giá, một người phụ nữ không biết xuất hiện từ lúc nào bỗng cười lớn mà bảo: "Ba triệu chưa nhấc nổi viên này em ơi. Em không thấy viên này có cả vân đỏ, xanh, hồng à? Viên này phải tầm sáu triệu mới nhấc được!". Nói rồi người phụ nữ lẳng lặng bỏ đi nơi khác.

Một số phu đá bảo, đó là người chuyên thu mua đá cảnh ở Suối Giàng rồi đem bán lại cho các xưởng chế tác đá dưới chân núi. Sau khi thỏa thuận giá với dân, thương lái sẽ đánh ô tô lên tận nơi để chuyển đá xuống núi, cả bãi đá mấy chục khối chỉ cần chuyển trong nháy mắt là xong.

Rời Cây Năm, chúng tôi đến khu vực bán đá cảnh ở trung tâm xã Suối Giàng. Tại đây có 3 - 4 hộ dân thu mua đá cảnh. Cầm vào một hòn đá mồ côi có hình quả tim, anh bạn đồng nghiệp bảo: "Hòn đá này cao lắm chỉ ba, bốn mươi triệu". Nghe anh bạn tôi phát giá quá ngây thơ, ông chủ nhà tên Tùng ra giới thiệu: "Hòn đá mồ côi có hình quả tim giá gần một tỷ, còn mấy bức tranh đá làng nhàng cũng phải vài trăm triệu đồng".

Nhân tiện lúc vắng khách ông Tùng mách nhỏ chúng tôi cách chọn mua và định giá đá cảnh: "Đá mồ côi có bề mặt xù xì, gai góc, loại đá này chỉ cần đem về ngâm với xà phòng, nước rửa bát vài ngày rồi lấy bàn chải kỳ cọ lớp đất bám ở ngoài đi là được. Còn đá vân, đá ngọc thì phải đánh bóng bằng giấy giáp và đục đẽo để tạo hình".

Không có một khung giá nào cho mặt hàng đá cảnh. Ông Tùng tiết lộ: Giá cả phụ thuộc vào sở thích và hứng thú của người mua. Giá đá ở đây dao động từ chục triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Chẳng hạn như một hòn đá mồ côi có hình trái tim, hình người mẹ địu con, thiếu nữ e ấp... được phát giá tới 200 - 600 triệu đồng mà người dân không bán... Ngoài ra, những loại đá vân, đá ngọc giá từ vài triệu cho đến 150 triệu đồng.
Một điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm xã Suối Giàng.
Một điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm xã Suối Giàng.

Giỡn mặt tử thần

Khi bóng đêm bao trùm khắp bầu trời Suối Giàng, chúng tôi lại lọc cọc trở về thị trấn cách đó trên 10km để nghỉ ngơi đợi ngày hôm sau theo đám phu đá đi tìm đá cảnh.

Sáng hôm sau, khi rẻo cao Suối Giàng còn chìm sâu trong sương mù, chúng tôi lóp ngóp dậy để ngược lên mỏ đá Suối Lóp, xã Suối Giàng theo chân phu đá. Chúng tôi thấy một người đàn ông dáng đi tập tễnh cố cưỡi lên chiếc xe win cũ rích rồi cẩn thận nhích ga từng tí một để điều khiển chiếc xe lên núi.

Người đàn ông đó tên là Vàng A Tình, 46 tuổi. Tình là dân nơi khác đến đây săn đá cảnh. Năm 2008, gã dùng xe máy lai một hòn đá vân ra ngoài bìa rừng. Nhưng khi đi được nửa đường thì gã bị ngã xe và bị hòn đá đè gãy chân trái. Sau khi chữa vết thương gã tiếp tục trở lại với công việc đào đá cảnh lấy tiền sinh sống.

Khi đến khu vực khai thác đá, một nhóm người ngồi trên lưng chừng núi thi nhau khoan, đục những phiến đá to bằng cái bàn. Một lát sau tiếng máy khoan lặng đi nhường chỗ cho tiếng lăn cùng cục chát chúa phát ra từ những viên đá va đập vào nhau. Thấy đá lăn dữ quá, một nhóm phu đá chừng năm người đang đi dưới chân núi hò nhau chạy tán loạn rồi núp sau những mỏm đá to hơn, đề phòng đá lăn vào người.

Nhìn thấy nét mặt của chúng tôi căng thẳng, một phu đá vỗ vai tôi an ủi: "Làm đá như thế này thì tai nạn là chuyện bình thường, như cơm bữa ấy mà. Cùng lắm thì gãy tay thôi. Mấy năm nay chúng tôi khai thác đá đã có ai bị chết do đá đè đâu, cứ yên tâm đi". Nói rồi phu đá cười sằng sặc bỏ đi. Nghe xong câu nói đó tôi rùng mình và chợt nghĩ đến số phận mong manh của những con người ngày ngày treo mình trên vách đá vì miếng cơm manh áo.
Hòn đá mồ côi hình quả tim được bày tại một nhà dân ở Suối Giàng.
Hòn đá mồ côi hình quả tim được bày tại một nhà dân ở Suối Giàng.
"Từ đầu năm 2012 đến nay, lượng đá cảnh khai thác giảm dần, đặc biệt là loại đá mồ côi trở lên khan hiếm. Lượng thương lái đến Suối Giàng săn đá cũng ít đi trông thấy. Tuy nhiên, cơn sốt đá cảnh không phải là đã dừng lại mà chỉ tạm lắng xuống, vì những đại lý thu mua đá ở khắp nơi trong huyện vẫn còn tích trữ được nhiều đá trong kho, khi bán hết họ sẽ tiếp tục thu mua đá và lúc đó cơn sốt đá cảnh sẽ quay trở lại".        
Giàng A Thào (phu đá ở huyện Văn Chấn)

Quách Dương

Miền Bắc sắp mưa dông, Hà Nội lại lo ngập



12/06/2012 15:32:18
Từ chiều và tối 12/6, một đợt mưa dông lớn có thể xuất hiện tại miền Bắc và miền Trung, cắt hẳn đợt nắng nóng cục bộ kéo dài 4 ngày qua. Đợt mưa dông này dự báo kéo dài trong vài ngày. Sau đó, miền Bắc bước vào những ngày mát mẻ.
TIN LIÊN QUAN

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, do chịu tác động của một khối không khí lạnh nén rãnh áp thấp xuống Bắc Bộ nên miền Bắc và bắc Trung Bộ có thể có mưa dông lớn trong một vài ngày tới.

Đợt mưa dông này sẽ cắt hẳn nắng nóng cục bộ trong những ngày qua khiến thời tiết trở lại mát mẻ.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo, khả năng xảy ra ngập úng cục bộ tại các đô thị lớn ở miền Bắc, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ.
fv
Hà Nội ngập nặng trong trận mưa lớn tối 22/5 vừa qua.

Hiện nay, trước tình hình mưa lớn diễn biến phức tạp, Hà Nội luôn lo ngập vì năng lực thoát nước của thành phố còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.

Ông Lê Vũ Quảng Sương, Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư (Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội) cho biết: “Căn cứ theo khái niệm về ngập của Bộ Xây dựng và năng lực thoát nước của Hà Nội thì chúng tôi tính toán với lượng mưa 50-100 mm thì Hà Nội có 21 điểm úng ngập.

21 khu vực trọng điểm về úng ngập đã tồn tại trong nhiều năm qua và hiện được đầu tư bằng dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 đang triển khai thi công, dự kiến đến 2014 mới hoàn thành”.

Trong khi chờ đợi dự án này hoàn thiện và đi vào hoạt động thì hiện nay, ông Sương cho biết, có 4 phương án mà công ty đưa ra để chống ngập cho thành phố, gồm: Duy tu, duy trì và khai thác tối đa năng lực thoát nước hiện có; Sử dụng, khai thác hiệu quả các công trình xây dựng cơ bản; Tăng cường công tác ứng trực mỗi khi có mưa lớn, triển khai công nhân, thiết bị, xe cộ, trạm bơm di động để giải quyết điểm úng ngập và phối hợp với CSGT để hướng dẫn người dân và giải pháp phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan (khí tượng, CSGT, NN&PTNT) để chủ động xử lý kịp thời các tình huống khi có ngập úng xảy ra.

Ngoài 21 điểm úng ngập thường xuyên như Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, Lê Duẩn (cửa ga Hà Nội), Tôn Đản - Lê Lai (khách sạn Thủy Tiên - Thành ủy), ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh, ngã tư Điện Biên - Nguyễn Tri Phương, Ngọc Khánh, phố Đội Cấn, ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du, ngã ba Nguyễn Công Trứ - Ngô Thì Nhậm, phố Thái Thịnh (trước cửa Viện châm cứu), ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ... thì Hà Nội còn có 24 điểm đen úng ngập khác mới phát sinh.

Để tăng năng lực thoát nước cho thủ đô, ngoài các công trình lớn được đầu tư của Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội thì còn các dự án khác của Sở GTVT, công trình cống hóa khác…

Riêng công ty thoát nước Hà Nội chỉ có thể đầu tư được các điểm nhỏ, phạm vi không lớn nhưng hiệu quả cao vì giải quyết được bức xúc tức thời. Ngoài ra là các dự án quy mô lớn hơn do thành phố đầu tư như dự án cải tạo thoát nước khu vực Dịch Vọng, Đào Duy Anh – Hoàng Tích Trí…

Theo VNN

Chỉ người tắm lõa thể tại sông Hồng mới hiểu!



12/06/2012 06:27:16
(Kienthuc.net.vn) - Mấy ngày hôm nay, những hình ảnh của người tắm nude tự phát tại bãi sông Hồng lại tiếp tục xuất hiện và lan truyền trên internet. Trao đổi với Kienthuc.net.vn, GS.TS. Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á cho rằng “đừng trở lại cuộc sống hoang dã như thế”.
GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng tắm nude tại Việt Nam đã có từ rất lâu đời trong truyền thống của người Mường, người Thái... Những cô gái của các dân tộc này thường lên đầu nguồn các con suối để “tắm tiên”. Đó là một tập tục, một nếp sống lâu đời mang theo bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, ở người Kinh thì chưa bao giờ có thói quen này.
“Tắm tiên” đã tồn tại và phần nào được chấp nhận ở phương Tây như ở Đức có cả “Hội tắm chuồng”, hay một số quốc gia khác hình thành cả những bãi tắm “nude” rất lớn… “Việc xuất hiện “tắm tiên” ở bãi sông Hồng không biết có phải ảnh hưởng của phương Tây hay không nhưng nó không phù hợp với văn hóa của người Việt”.
Loã thể ở bãi sông Hồng. Ảnh: Internet
“Văn hóa của chúng ta là văn hóa “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” chứ không phải phơi bày ra tất cả những chỗ kín trên cơ thể. Thậm chí, chúng ta còn phải dựa vào quần áo để tôn lên vẻ đẹp cơ thể như sử dụng áo để nâng ngực…” 
Với những ý kiến cho rằng, tắm nude là một nhu cầu được trở về với cuộc sống tự nhiên, GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng nhu cầu này tất cả mọi người trên thế giới đều có. Tuy nhiên, trở lại tự nhiên, hòa nhập tự nhiên cũng cần phải văn minh chứ không phải trở lại cuộc sống hoang dã.
“Mỗi người Việt Nam có một ông Khổng Tử ngồi giữa rốn, đó là những giá trị đạo đức quý báu mà cha ông để lại cho con cháu cần phải được gìn giữ, che đậy, bảo vệ”
“Nếu nói lõa thể là có thể sống gần với tự nhiên hơn thì cần phải xem xét lại. Những ý kiến bảo vệ cho quan điểm này chủ yếu là suy luận của những người ngoài cuộc. Trong khi đó chỉ những người trực tiếp tắm nude mới hiểu hết là họ muốn gì. Cảm giác thoải mái là của những người bên ngoài nhìn vào”.
“Việc tắm nude một cách công khai tại sông Hồng như hiện nay tôi cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình”, GS.TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh.
GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình với tắm loã thể ở bãi sông Hồng. Ảnh: Internet
Trao đổi thêm về giao lưu văn hóa, ông cho rằng thế giới hiện nay là “cộng sinh văn hóa”, văn hóa dân tộc không thể bó kín được. Tuy nhiên, giá trị văn hóa không phải nhìn vào sự biến đổi vật chất. Người Việt Nam hiện nay tiêu tiền đô, đi máy bay Boeing, hát nhạc Rap,... nhưng không thể là người Mỹ được. Vì, văn hóa là giá trị trong ý thức con người được bộc lộ ra bên ngoài.
“Đối với những cái mới chúng ta không cấm mà nên cổ vũ người ta lựa chọn theo hệ giá trị của người Việt”, GS. TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh.
Vũ Chương

Hiện tượng công ty nước ngoài “thâu tóm” doanh nghiệp Việt Nam



2012-06-11
Để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh, nhất là như tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, khi tình trạng phá sản và thua lỗ của các doanh nghiệp lên đến mức báo động, thì hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang được xem là một trong những biện pháp cứu gỡ.
RFA photo
Bộ tài chính Việt Nam
Gần đây những hoạt động này tại Việt Nam là do sự thúc đẩy của các công ty đầu tư từ nước ngoài. Hiện tượng này tốt hay xấu?

Biện pháp sinh tồn

Trong thời buổi lãi suất cao, tín dụng bị siết chặt, doanh nghiệp khó vay vốn để phát triển như hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đang trở thành lối ra cho nhiều doanh nghiệp.
Nói một cách đơn giản nhất, M&A có thể hiểu là các doanh nghiệp sáp nhập vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì thế, khi môi trường kinh doanh càng trở nên cạnh tranh khó khăn, thì hiện tượng các doanh nghiệp “dựa vào nhau” để sống càng có đất phát triển.
Ngành dễ đi vào sáp nhập- RFA photo
Ngành dễ đi vào sáp nhập- RFA photo
Hoạt động M&A hình thành và phát triển tại Việt Nam từ khoảng năm 2005, đến thời điểm này các lĩnh vực mà M&A tập trung mạnh nhất hiện nay là vào các ngành tài chính, ngân hàng, công nghiệp, công nghệ thông tin viễn thông và gần đây nhất là lĩnh vực bất động sản. Lý do cũng thật dễ hiểu, vì những ngành này tại Việt Nam hiện là những ngành đang có sức cạnh tranh mạnh nhất, đồng thời cũng chính là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các chính sách lãi suất, tín dụng của Chính phủ, họ cần đến M&A để tái cấu trúc, tồn tại và phát triển.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trần Quang Huy, thành viên sáng lập và là Giám đốc Bộ phận Dự án của công ty Luật Bross và Cộng Sự chuyên về các hoạt động tư vấn M&A và đầu tư tài chính, nhận xét bức tranh chung về hoạt động mua bán sáp nhập tại Việt Nam thời điểm gần đây:
"M&A hiện tại xuất hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng nổi lên ở lĩnh vực ngân hàng bởi với tình hình tài chính Việt Nam như bây giờ thì có rất nhiều các ngân hàng nhỏ đang gặp rất khó khăn trong việc hoạt động và xu hướng sáp nhập lẫn nhau là một xu hướng tất yếu. Tôi nghĩ thời gian tới, năm nay và sang năm tới, xu hướng này càng rõ nét hơn, vì tại Việt Nam không dễ dàng thực hiện thủ tục phá sản. Vì thế ngân hàng có xu hướng sáp nhập lớn nhất, sau đó sẽ là các công ty liên quan đến bất động sản vì các nhà phát triển bất động sản của Việt Nam vốn rất ngắn và không có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển bất động sản tương đối ngắn hạn và chụp giật, vì thế các công ty bất động sản sẽ phải mua bán, sáp nhập để tồn tại trong chuyện này."
Ngoài ra luật sư Huy còn giải thích thêm những công ty hiện đang sử dụng vốn vay ngắn hạn, chịu tác động của lãi suất vay quá cao cũng chính là đối tượng của hoạt động mua bán sáp nhập.

65% do nước ngoài

Theo thông tin ghi nhận, số lượng các vụ mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trong những lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp và công nghệ thông tin chiếm đến hơn 90% thị trường M&A tại Việt Nam. Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức doanh thu từ mảng M&A tăng trưởng đến 24% trong năm ngoái tại Việt Nam, giữa lúc doanh thu của toàn khu vực Châu Á lại sụt giảm tới 10%.
Việt Nam hiện đang được xếp thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dự kiến tốc độ tăng trưởng của toàn bộ hoạt động M&A trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở mức trên 30% ở Việt Nam.
Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu như Thomson Reuters hay IMAA và AVM – là những tổ chức chuyên nghiên cứu về M&A, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 4 tỷ đô la, tăng hơn gấp đôi so với con số 1,7 tỷ đô la của năm 2010. Trong tổng số 4 tỷ đô la này thì có đến 2,6 tỷ là các giao dịch liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm đặc biệt trong xu thế M&A tại Việt Nam năm vừa qua là chính các doanh nghiệp nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nước ngoài là những người tham gia với nguồn lực tài chính mạnh hơn cũng như có kinh nghiệm quản trị kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp nội địa, họ được tạo điều kiện bình đẳng khi gia nhập vào cuộc chơi M&A tại Việt Nam.
Giải thích về điều này, bà Phương Anh, trưởng phòng chính sách tài chính của một Ngân hàng thương mại tại Hà Nội cho biết:
"Sân chơi sát nhập và cạnh tranh là sân chơi rất bình đẳng, Việt Nam đã gia nhập WTO, nên cũng có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào sân chơi này. Vì các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều vốn và kinh nghiệm quản lý hơn nên họ chiếm ưu thế trong việc sát nhập và cạnh tranh. Theo tôi, nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý là yếu tố chính, đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế hơn trong thời gian gần đây."
Hình thức M&A đang nở rộ tại Việt Nam, ngoài những vấn đề cần tìm hiểu như bên bán, bên mua, thì vấn đề đáng quan tâm hơn lại là bối cảnh “hậu” M&A, nghĩa là những hoạt động sau khi hai công ty đã trở thành một. Vì khi hợp nhất các công ty khác biệt về nhân sự, đường hướng kinh doanh, thị phần, chưa kể cả sổ sách kế toán, tài chính thì khâu “hậu” M&A sẽ là bài toán mà các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm. Ghi nhận tiếp về những vấn đề này, luật sư Trần Quang Huy cho biết thêm:
"Hậu M&A là một quá trình nhiều vấn đề, để sao cho hoà hợp bộ máy của đơn vị sát nhập và đơn vị được sát nhập. Rõ ràng sẽ có một loạt vấn đề liên quan đến việc chuẩn hoá về các vấn đề từ nhân sự, đào tạo, chuẩn mực form mẫu, các hệ thống quy trình nội bộ. Những vấn đề tiếp theo là liên quan đến hệ thống tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, khớp với nhau, chạy theo một mô hình chuẩn. Vì thế, phải khớp nối những vấn đề từ nhân sự, tài chính, pháp lý. Chẳng hạn những vấn đề pháp lý như: đăng ký biến động đất đai, tên chủ sở hữu khác nhau, một loạt các tài sản của đơn vị bị sát nhập, bị mất đi, chưa kể là những vấn đề liên quan đến văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu, xây dựng hình ảnh cả các chiến thuật và chiến lược marketing nữa."
Lãi suất mới hạ
Lãi suất mới hạ
M&A là vấn đề tất yếu của nền kinh tế thị trường. Hoạt động mua bán sáp nhập này đã tồn tại rất lâu từ các thị trường trên thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Ở những lĩnh vực càng nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, như tài chính ngân hàng, bất động sản, thì sẽ càng xuất hiện nhiều hiện tượng M&A.
Có thể thấy, các công ty có vốn tốt, hoạt động quản trị tốt, tài chính minh bạch thì sẽ dần dần ngày càng chiếm ưu thế hơn trong cuộc chơi này, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị về nguồn lực tài chính, kỹ năng quản lý… thì đến một lúc nào đó, họ cũng sẽ bị thâu tóm như một lẽ đương nhiên.

Đảng CSVN 'triển khai nghị quyết' ở Bắc Mỹ

Ông Đào Ngọc Dung khi được bổ nhiệm là bí thư Đảng ủy khối các cơ quan trung ương
Ông Đào Ngọc Dung (ngoài cùng bên trái) đang thăm Canada và Hoa Kỳ

Một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam đang ở Bắc Mỹ nhằm “nắm tình hình công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng, cộng đồng ở ngoài nước”.

Thông Tấn xã Việt Nam cho biết dẫn đầu đoàn là một ủy viên trung ương, ông Đào Ngọc Dung, cũng là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Tháp tùng ông Dung còn có các cán bộ lãnh đạo của Văn phòng trung ương Đảng, Đảng ủy ngoài nước và Thanh tra chính phủ.

Đoàn đã đến Canada từ ngày 4/6 và đã đến Mỹ từ ngày 8/6 với các trạm dừng chân ở New York, Washington và San Francisco cho đến ngày 14/6.

Chỉnh đốn Đảng
Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong chuyến du thuyết của phái đoàn này đến Mỹ và Canada là tuyên truyền phổ biển Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Bên cạnh đó phái đoàn của ông Dung cũng sẽ nghe báo cáo về công tác xây dựng Đảng và công tác vận động cộng đồng người Việt ở hai quốc gia này.

Tại Canada, phái đoàn đã có buổi làm việc với toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ các bộ phái bộ Việt Nam tại nước này và gặp gỡ nói chuyện với cộng đồng Việt kiều ở Toronto.
Ông Dung đã nhấn mạnh với các đảng viên tại Canada về tầm quan trọng của Nghị quyết trung ương 4 và yêu cầu các đảng viên phải quán triệt.

Ông Lê Văn Thái, ủy viên Thường vụ của Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương đã có bài thuyết trình về Nghị quyết này vốn có tên gọi “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Giải thích lý do Đảng cho ra đời Nghị quyết này, ông Thái cho biết do Đảng luôn xem công tác xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

Lý do thứ hai là do nhiệm vụ chính trị vốn ngày càng “nặng nề, khó khăn” nên đòi hỏi Đảng phải nâng cao “sức chiến đấu”.

Thứ ba là trong Đảng hiện đang có nhiều “yếu kém, tiêu cực, phức tạp” đang gây mất niềm tin trong đảng viên và nhân dân, ông Thái thừa nhận.
"Ngọt khi thấy chính quyền Việt Nam đã nhìn ra nhiều vấn đề và đang tìm cách giải quyết nó…Đắng vì cách giải quyết của Việt Nam hôm nay vẫn không phải là thật triệt để, tận gốc vấn đề."
Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương
Lý do cuối cùng của Nghị quyết trung ương 4, theo ông Thái, là sự “chống phá sự nghiệp đổi mới” của “các thế lực thù địch”.

Chính vì bốn lý do nêu trên mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc xây dựng chỉnh đốn Đảng là “có ý nghĩa sống còn” đối với Đảng cũng như chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ông Thái cũng nhắc lại ba nội dung chính của Nghị quyết trung ương 4 để các đảng viên ở Mỹ và Canada quán triệt: đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức của đảng viên; nâng tầm của các lãnh đạo để đáp ứng được việc hội nhập quốc tế và xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Một Việt kiều ở Toronto, Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, viết trên mạng rằng ông được dự buổi trò chuyện của ông Đào Ngọc Dung với một số người Việt.

Ông Cương nói buổi gặp để lại “cả vị ngọt và đắng”.

“Ngọt khi thấy chính quyền Việt Nam đã nhìn ra nhiều vấn đề và đang tìm cách giải quyết nó…Đắng vì cách giải quyết của Việt Nam hôm nay vẫn không phải là thật triệt để, tận gốc vấn đề,” theo ông Cương.

Ông Đào Ngọc Dung từng bị khiển trách và phân công công tác khác vào năm 2006 khi bị phát hiện vi phạm quy chế thi cử.

Khi còn là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, một cơ quan tập hợp thanh niên Việt Nam theo Đảng Cộng sản, ông Dung bị phát hiện gian lận trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện hành chính quốc gia vào năm 2006.

Tuy vậy, sau vụ này, ông tiếp tục nắm giữ các cương vị bí thư Ban cán sự đảng của đảng bộ nước ngoài, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc rồi Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 11 vào đầu năm 2011, ông Dung tiếp tục đắc cử vào Ban Chấp hành trung ương và không lâu sau đó được phân công làm bí thư Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay?



cafef.vn - 3 NĐT trở thành cổ đông lớn của STB trước ngày 1/3/2012 chỉ sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, UBCK mới công bố quyết định xử phạt.

UBCK vừa công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) do không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn.

Ba cổ đông này (xem thêm) đều đã mua cổ phiếu STB đến mức sở hữu trên 5% từ trước ngày 1/3/2012, nhưng không công bố thông tin, nên phải chịu mức phạt tổng cộng 180 triệu đồng. Xung quanh quyết định này, từ thị trường có những câu hỏi nghi vấn như sau:

Thứ nhất, hành động mua đến mức sở hữu lớn của 3 cổ đông này thực hiện trước 1/3/2012 và đều trở thành cổ đông lớn sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, ngày 8/6/2012, UBCK mới công bố quyết định xử phạt, vì sao?

Ở đây, cần nói rõ là với hệ thống công nghệ hiện có, từ lâu, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), cơ quan thuộc quyền quản lý của UBCK, đã giám được tận chân sở hữu chứng khoán của từng tài khoản nhà đầu tư.

Thực tế, VSD và UBCK có thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ về sự biến động sở hữu chứng khoán của từng tài khoản. Vậy, việc ra quyết định xử phạt cổ đông lớn “mua chui” cổ phiếu STB sau 3 tháng, khi cuộc thâu tóm STB của nhóm cổ đông Eximbank đã xong xuôi - liệu có công bằng với STB, cán bộ nhân viên Ngân hàng và các cổ đông gốc STB hay không?

Vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK

Thứ hai, vụ việc nhóm cổ đông lớn Eximbank có ý định thâu tóm Sacombank bùng nổ từ ngày 29/2/2012 khi Chủ tịch Eximbank công bố đã nhận ủy quyền đến 51% cổ phần STB trong điều kiện kiện STB chưa chốt danh sách cổ đông để tổ chức đại hội, khiến dư luận đặt ra câu hỏi lớn: những ai cùng liên minh mua lượng lớn cổ phiếu STB nhằm mục đích thâu tóm?
UBCK ngay sau đó (ngày 1/3/2012) đã có công văn yêu cầu cả EIB và STB báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.
Sự im lặng của nhà quản lý cho đến khi cuộc thâu tóm ngã ngũ, nên phải hiểu như thế nào trong cuộc chiến nóng bỏng giành quyền kiểm soát Sacombank - một DN niêm yết lớn trong TOP 10 DN có giá trị vốn hóa lớn nhất TTCK?

Thứ ba, vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng “mất lúc nào không biết”, khi những quy định và giám sát thực hiện quy định pháp lý về M&A không chặt chẽ như hiện nay. Trên TTCK, ai có tiền đương nhiên có quyền mua cổ phiếu, nhưng pháp luật ở đâu nếu những đối tượng “mua chui” cổ phiếu vì mục đích thâu tóm DN, lại chỉ bị phạt vài chục triệu đồng?

M&A vốn là một hoạt động bình thường trên TTCK. Nhưng M&A là một hoạt động rất nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên ở đó, cần hơn hết là sự công bằng của luật pháp, sự minh bạch và công khai của các đối tượng tham gia M&A theo đúng quy chuẩn của luật pháp. Vụ STB bị thâu tóm là một bài học lớn cho các DN, nhưng ở đó còn có những câu hỏi ngỏ, rất cần nhà quản lý lên tiếng trả lời.

Ông Nông Quốc Tuấn kiêm vị trí mới





BBC - Con trai cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và hiện nắm vị trí lãnh đạo Đảng của tỉnh Bắc Giang sẽ kiêm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tương đương Thứ trưởng.

Theo quyết định ngày 8/6 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký theo quyết định của Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Nông Quốc Tuấn, sẽ kiêm thêm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Hiện Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là ông Giàng Seo Phử, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

Quyết định mới nhất được đánh giá là bước thăng tiến cho ông Nông Quốc Tuấn, con trai của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Một nguồn tin nói ông Tuấn cũng có thể được cơ cấu để tham gia vào Ban Chỉ đạo Tây Bắc, vốn được thành lập năm 2004 để bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ.

Đây là một trong ba cơ quan nắm các vùng quan trọng nhưng cũng nhạy cảm về an ninh của Việt Nam (gồm Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).

Đứng đầu Ban Chỉ đạo Tây Bắc hiện là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã xảy ra ở tỉnh Bắc Giang, và một số người đã từng kéo về Hà Nội để đòi hỏi quyền lợi của họ.

Hồi tháng Ba, một tòa án quân đội kết án tù năm người ở tỉnh này với tội danh gây rối trật tự

Họ bị bắt tháng Tám năm ngoái, sau vụ đụng độ lớn giữa khoảng một ngàn người dân với công an, bộ đội xung quanh tranh chấp đất đai.

Thời gian gần đây, dư luận tại Việt Nam đồn đại nhiều về chuyện gia đình của cựu Tổng Bí thư tuy không thể kiểm chứng được qua các nguồn chính thống.

Trong đó có tin nói ông Nông Đức Mạnh và Nông Quốc Tuấn mâu thuẫn sau khi người cha tái giá.

Người vợ mới của cựu lãnh đạo Đảng là một doanh nhân và cũng là đại biểu Quốc hội.

Cũng xuất hiện trên mạng một lá thư, mà tác giả tự nhận là con gái ông Mạnh, tố cáo người mẹ kế.

Những tin đồn này không được kiểm chứng, và một số giới chức được BBC liên lạc đều từ chối bình luận, nhưng được người dân ở Hà Nội bàn tán nhiều.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120611_nongquoctuan_career_move.shtml 

Bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn làm Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc
SGTT.VN - ông Nông Quốc Tuấn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc.

Ông Nông Quốc Tuấn 
Ông Nông Quốc Tuấn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang năm 2010.

Quyết định điều động, bổ nhiệm số 698/QĐ-TTg được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8/6, vừa được công bố.

Theo đó, căn cứ quyết định số 528 ngày 4.6 vừa qua của Bộ Chính trị cũng như ý kiến của Bộ Chính trị tại văn bản số 3281 tại văn bản ban hành sau đó 3 ngày, Thủ tướng lệnh điều động, bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc. Ông Nông Quốc Tuấn hiện là Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Ông Tuấn đã từng được bổ nhiệm chức Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc tháng 1.2008 trước khi được luân chuyển về địa phương, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang tháng 4.2009. Tháng 8.2010, tại đại hội đột xuất Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ông Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và đảm nhiệm chức vụ này cho đến nay. Tháng 1.2011, ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ XI.

Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm UB Dân tộc và ông Nông Quốc Tuấn được giao chịu trách nhiệm thi hành quyết định của Thủ tướng.

THEO DÂN TRÍ