12/06/2012 06:34:40
- Từ năm 2007 đến nay, xã Suối Giàng bỗng trở nên sôi nổi vì cơn sốt đá cảnh. Hàng trăm người đổ xô lên núi tìm đá, thương lái từ khắp nơi đổ về thu mua đá khiến cho cuộc sống của người dân chốn rẻo cao Suối Giàng đang yên bình lặng lẽ bỗng trở nên náo nhiệt như thành phố. Cũng từ đây, nhiều người biết đến Suối Giàng với những hòn đá cảnh tuyệt đẹp có giá đắt như vàng.
Số phận của con người mong manh bên những hòn đá treo lưng chừng vách núi. |
Băng ngàn tìm đá mồ côi
Đá mồ côi là tên gọi do dân chơi đá cảnh ở Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái đặt cho những hòn đá tồn tại độc lập, không dính với khối đá nào, chúng thường có đường nét và những hình thù kỳ lạ, hấp dẫn... Đã bốn năm nay đá mồ côi trở thành món đồ quý giá được dân chơi đá cảnh tìm mua với giá cao khiến người dân quanh vùng rầm rộ lên Suối Giàng tìm đá cảnh cùng với ước vọng đổi đời.
Mất nửa ngày lặn lội qua các triền núi đá thuộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, anh thanh niên người Mông tên Vàng A Dê hổn hển moi từ lòng đất lên một hòn đá to bằng nửa người ôm. Dê bảo đây là hòn đá mồ côi, một loại đá rất được dân chơi đá cảnh ưa chuộng. Chỉ cần đem hòn đá này ra khỏi rừng bán là có tiền đong gạo giúp cả nhà sống được nửa tháng.
Quãng đường vận chuyển từ nơi nhặt được hòn đá mồ côi đến trung tâm xã Suối Giàng chỉ chừng 4km nhưng đường đi lại cực kỳ khó khăn, phải trèo qua những ngọn dốc cao vút và mấy con suối trơn tuột như lươn.
Vàng A Dê nhớ lại hồi phong trào săn đá cảnh mới bùng phát năm 2007: Khi đó thanh niên trai tráng ở Suối Giàng ra sức lên rừng săn đá mồ côi. Một hòn đá bằng cái ba lô cũng nặng tới 70kg và phải mất nửa ngày mới khiêng ra khỏi bìa rừng. Còn những hòn đá to như cái chum, vại thì phải mất tới hai, ba ngày, thậm chí cả tuần mới đưa được ra trung tâm xã.
Nhiều người phải độ chiếc xe win thêm 4 cái giảm xóc, rồi đưa xe vào rừng để vận chuyển đá. Một hòn đá to bằng cái chum cần một người lái xe và 5 - 6 người đi kèm giữ cho hòn đá khỏi đổ...
Đầu năm 2011, do lượng người vào rừng khai thác đá cảnh quá đông nên đá mồ côi cũng hết dần, đến nay hiếm hoi lắm người dân mới nhặt được đá mồ côi có hình dáng đẹp. Đá mồ côi dần cạn, nhiều người chuyển sang khai thác những loại đá có giá khác như đá vân, đá ngọc...
Theo sự hướng dẫn của phu đá Vàng A Dê, chúng tôi xuôi con dốc ngoằn nghèo xuống khu vực Cây Năm xã Suối Giàng khi bóng chiều chạng vạng. Từ trong bìa rừng, từng đoàn xe máy vẫn lóp ngóp bò qua những cung đường nhỏ xíu như sợi chỉ vắt qua một bên sườn núi còn bên kia là vực thẳm.
Từ Cây Năm, chúng tôi vòng xe qua một mỏ đá ở thôn Suối Lóp cách đó chừng 15 phút chạy xe. Tại đây có gần hai mươi người đang khẩn trương vác đá lên xe thồ và thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về. Một phu đá tên Sủng A Ban bảo: "Năm nay đá mồ côi khan hiếm, chúng tôi chuyển sang đào đá vân, đá ngọc để bán cho các xưởng chế tác đá cảnh. Chúng tôi chỉ cần đem đá ra đến Cây Năm đã có người hỏi mua".
Đá đắt như vàng
Theo chân cánh phu đá, chúng tôi đến một địa điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm. Theo lời của nhiều phu đá thì hiện tại, đây là nơi thu mua đá lớn nhất đỉnh Suối Giàng.
Trong lúc tếu táo với cánh phu đá, tôi cao hứng buông lời ngã giá cho một khối đá vân to bằng cái vại là một triệu rưỡi. Trong lúc ngã giá, một người phụ nữ không biết xuất hiện từ lúc nào bỗng cười lớn mà bảo: "Ba triệu chưa nhấc nổi viên này em ơi. Em không thấy viên này có cả vân đỏ, xanh, hồng à? Viên này phải tầm sáu triệu mới nhấc được!". Nói rồi người phụ nữ lẳng lặng bỏ đi nơi khác.
Một số phu đá bảo, đó là người chuyên thu mua đá cảnh ở Suối Giàng rồi đem bán lại cho các xưởng chế tác đá dưới chân núi. Sau khi thỏa thuận giá với dân, thương lái sẽ đánh ô tô lên tận nơi để chuyển đá xuống núi, cả bãi đá mấy chục khối chỉ cần chuyển trong nháy mắt là xong.
Rời Cây Năm, chúng tôi đến khu vực bán đá cảnh ở trung tâm xã Suối Giàng. Tại đây có 3 - 4 hộ dân thu mua đá cảnh. Cầm vào một hòn đá mồ côi có hình quả tim, anh bạn đồng nghiệp bảo: "Hòn đá này cao lắm chỉ ba, bốn mươi triệu". Nghe anh bạn tôi phát giá quá ngây thơ, ông chủ nhà tên Tùng ra giới thiệu: "Hòn đá mồ côi có hình quả tim giá gần một tỷ, còn mấy bức tranh đá làng nhàng cũng phải vài trăm triệu đồng".
Nhân tiện lúc vắng khách ông Tùng mách nhỏ chúng tôi cách chọn mua và định giá đá cảnh: "Đá mồ côi có bề mặt xù xì, gai góc, loại đá này chỉ cần đem về ngâm với xà phòng, nước rửa bát vài ngày rồi lấy bàn chải kỳ cọ lớp đất bám ở ngoài đi là được. Còn đá vân, đá ngọc thì phải đánh bóng bằng giấy giáp và đục đẽo để tạo hình".
Không có một khung giá nào cho mặt hàng đá cảnh. Ông Tùng tiết lộ: Giá cả phụ thuộc vào sở thích và hứng thú của người mua. Giá đá ở đây dao động từ chục triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Chẳng hạn như một hòn đá mồ côi có hình trái tim, hình người mẹ địu con, thiếu nữ e ấp... được phát giá tới 200 - 600 triệu đồng mà người dân không bán... Ngoài ra, những loại đá vân, đá ngọc giá từ vài triệu cho đến 150 triệu đồng.
Giỡn mặt tử thần
Khi bóng đêm bao trùm khắp bầu trời Suối Giàng, chúng tôi lại lọc cọc trở về thị trấn cách đó trên 10km để nghỉ ngơi đợi ngày hôm sau theo đám phu đá đi tìm đá cảnh.
Sáng hôm sau, khi rẻo cao Suối Giàng còn chìm sâu trong sương mù, chúng tôi lóp ngóp dậy để ngược lên mỏ đá Suối Lóp, xã Suối Giàng theo chân phu đá. Chúng tôi thấy một người đàn ông dáng đi tập tễnh cố cưỡi lên chiếc xe win cũ rích rồi cẩn thận nhích ga từng tí một để điều khiển chiếc xe lên núi.
Người đàn ông đó tên là Vàng A Tình, 46 tuổi. Tình là dân nơi khác đến đây săn đá cảnh. Năm 2008, gã dùng xe máy lai một hòn đá vân ra ngoài bìa rừng. Nhưng khi đi được nửa đường thì gã bị ngã xe và bị hòn đá đè gãy chân trái. Sau khi chữa vết thương gã tiếp tục trở lại với công việc đào đá cảnh lấy tiền sinh sống.
Khi đến khu vực khai thác đá, một nhóm người ngồi trên lưng chừng núi thi nhau khoan, đục những phiến đá to bằng cái bàn. Một lát sau tiếng máy khoan lặng đi nhường chỗ cho tiếng lăn cùng cục chát chúa phát ra từ những viên đá va đập vào nhau. Thấy đá lăn dữ quá, một nhóm phu đá chừng năm người đang đi dưới chân núi hò nhau chạy tán loạn rồi núp sau những mỏm đá to hơn, đề phòng đá lăn vào người.
Nhìn thấy nét mặt của chúng tôi căng thẳng, một phu đá vỗ vai tôi an ủi: "Làm đá như thế này thì tai nạn là chuyện bình thường, như cơm bữa ấy mà. Cùng lắm thì gãy tay thôi. Mấy năm nay chúng tôi khai thác đá đã có ai bị chết do đá đè đâu, cứ yên tâm đi". Nói rồi phu đá cười sằng sặc bỏ đi. Nghe xong câu nói đó tôi rùng mình và chợt nghĩ đến số phận mong manh của những con người ngày ngày treo mình trên vách đá vì miếng cơm manh áo.
Đầu năm 2011, do lượng người vào rừng khai thác đá cảnh quá đông nên đá mồ côi cũng hết dần, đến nay hiếm hoi lắm người dân mới nhặt được đá mồ côi có hình dáng đẹp. Đá mồ côi dần cạn, nhiều người chuyển sang khai thác những loại đá có giá khác như đá vân, đá ngọc...
Theo sự hướng dẫn của phu đá Vàng A Dê, chúng tôi xuôi con dốc ngoằn nghèo xuống khu vực Cây Năm xã Suối Giàng khi bóng chiều chạng vạng. Từ trong bìa rừng, từng đoàn xe máy vẫn lóp ngóp bò qua những cung đường nhỏ xíu như sợi chỉ vắt qua một bên sườn núi còn bên kia là vực thẳm.
Từ Cây Năm, chúng tôi vòng xe qua một mỏ đá ở thôn Suối Lóp cách đó chừng 15 phút chạy xe. Tại đây có gần hai mươi người đang khẩn trương vác đá lên xe thồ và thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về. Một phu đá tên Sủng A Ban bảo: "Năm nay đá mồ côi khan hiếm, chúng tôi chuyển sang đào đá vân, đá ngọc để bán cho các xưởng chế tác đá cảnh. Chúng tôi chỉ cần đem đá ra đến Cây Năm đã có người hỏi mua".
Phu đá Vàng A Dê cố nhấc hòn đá vân nặng gấp đôi cơ thể mình. |
Đá đắt như vàng
Theo chân cánh phu đá, chúng tôi đến một địa điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm. Theo lời của nhiều phu đá thì hiện tại, đây là nơi thu mua đá lớn nhất đỉnh Suối Giàng.
Trong lúc tếu táo với cánh phu đá, tôi cao hứng buông lời ngã giá cho một khối đá vân to bằng cái vại là một triệu rưỡi. Trong lúc ngã giá, một người phụ nữ không biết xuất hiện từ lúc nào bỗng cười lớn mà bảo: "Ba triệu chưa nhấc nổi viên này em ơi. Em không thấy viên này có cả vân đỏ, xanh, hồng à? Viên này phải tầm sáu triệu mới nhấc được!". Nói rồi người phụ nữ lẳng lặng bỏ đi nơi khác.
Một số phu đá bảo, đó là người chuyên thu mua đá cảnh ở Suối Giàng rồi đem bán lại cho các xưởng chế tác đá dưới chân núi. Sau khi thỏa thuận giá với dân, thương lái sẽ đánh ô tô lên tận nơi để chuyển đá xuống núi, cả bãi đá mấy chục khối chỉ cần chuyển trong nháy mắt là xong.
Rời Cây Năm, chúng tôi đến khu vực bán đá cảnh ở trung tâm xã Suối Giàng. Tại đây có 3 - 4 hộ dân thu mua đá cảnh. Cầm vào một hòn đá mồ côi có hình quả tim, anh bạn đồng nghiệp bảo: "Hòn đá này cao lắm chỉ ba, bốn mươi triệu". Nghe anh bạn tôi phát giá quá ngây thơ, ông chủ nhà tên Tùng ra giới thiệu: "Hòn đá mồ côi có hình quả tim giá gần một tỷ, còn mấy bức tranh đá làng nhàng cũng phải vài trăm triệu đồng".
Nhân tiện lúc vắng khách ông Tùng mách nhỏ chúng tôi cách chọn mua và định giá đá cảnh: "Đá mồ côi có bề mặt xù xì, gai góc, loại đá này chỉ cần đem về ngâm với xà phòng, nước rửa bát vài ngày rồi lấy bàn chải kỳ cọ lớp đất bám ở ngoài đi là được. Còn đá vân, đá ngọc thì phải đánh bóng bằng giấy giáp và đục đẽo để tạo hình".
Không có một khung giá nào cho mặt hàng đá cảnh. Ông Tùng tiết lộ: Giá cả phụ thuộc vào sở thích và hứng thú của người mua. Giá đá ở đây dao động từ chục triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Chẳng hạn như một hòn đá mồ côi có hình trái tim, hình người mẹ địu con, thiếu nữ e ấp... được phát giá tới 200 - 600 triệu đồng mà người dân không bán... Ngoài ra, những loại đá vân, đá ngọc giá từ vài triệu cho đến 150 triệu đồng.
Một điểm tập kết đá cảnh ở Cây Năm xã Suối Giàng. |
Giỡn mặt tử thần
Khi bóng đêm bao trùm khắp bầu trời Suối Giàng, chúng tôi lại lọc cọc trở về thị trấn cách đó trên 10km để nghỉ ngơi đợi ngày hôm sau theo đám phu đá đi tìm đá cảnh.
Sáng hôm sau, khi rẻo cao Suối Giàng còn chìm sâu trong sương mù, chúng tôi lóp ngóp dậy để ngược lên mỏ đá Suối Lóp, xã Suối Giàng theo chân phu đá. Chúng tôi thấy một người đàn ông dáng đi tập tễnh cố cưỡi lên chiếc xe win cũ rích rồi cẩn thận nhích ga từng tí một để điều khiển chiếc xe lên núi.
Người đàn ông đó tên là Vàng A Tình, 46 tuổi. Tình là dân nơi khác đến đây săn đá cảnh. Năm 2008, gã dùng xe máy lai một hòn đá vân ra ngoài bìa rừng. Nhưng khi đi được nửa đường thì gã bị ngã xe và bị hòn đá đè gãy chân trái. Sau khi chữa vết thương gã tiếp tục trở lại với công việc đào đá cảnh lấy tiền sinh sống.
Khi đến khu vực khai thác đá, một nhóm người ngồi trên lưng chừng núi thi nhau khoan, đục những phiến đá to bằng cái bàn. Một lát sau tiếng máy khoan lặng đi nhường chỗ cho tiếng lăn cùng cục chát chúa phát ra từ những viên đá va đập vào nhau. Thấy đá lăn dữ quá, một nhóm phu đá chừng năm người đang đi dưới chân núi hò nhau chạy tán loạn rồi núp sau những mỏm đá to hơn, đề phòng đá lăn vào người.
Nhìn thấy nét mặt của chúng tôi căng thẳng, một phu đá vỗ vai tôi an ủi: "Làm đá như thế này thì tai nạn là chuyện bình thường, như cơm bữa ấy mà. Cùng lắm thì gãy tay thôi. Mấy năm nay chúng tôi khai thác đá đã có ai bị chết do đá đè đâu, cứ yên tâm đi". Nói rồi phu đá cười sằng sặc bỏ đi. Nghe xong câu nói đó tôi rùng mình và chợt nghĩ đến số phận mong manh của những con người ngày ngày treo mình trên vách đá vì miếng cơm manh áo.
Hòn đá mồ côi hình quả tim được bày tại một nhà dân ở Suối Giàng. |
"Từ đầu năm 2012 đến nay, lượng đá cảnh khai thác giảm dần, đặc biệt là loại đá mồ côi trở lên khan hiếm. Lượng thương lái đến Suối Giàng săn đá cũng ít đi trông thấy. Tuy nhiên, cơn sốt đá cảnh không phải là đã dừng lại mà chỉ tạm lắng xuống, vì những đại lý thu mua đá ở khắp nơi trong huyện vẫn còn tích trữ được nhiều đá trong kho, khi bán hết họ sẽ tiếp tục thu mua đá và lúc đó cơn sốt đá cảnh sẽ quay trở lại".
Giàng A Thào (phu đá ở huyện Văn Chấn)
|
Quách Dương