THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 February 2013

Thông tin mới nhất về chị Tạ Phong Tần



Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) - Chiều ngày 02 /02/2013 có thông tin từ người nhà của anh chị em tù nhân chính trị thăm nuôi tại trại giam Z30A Xuân Lộc, thuộc phân trại 05 Long Khánh, cho biết rằng Chị Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại giam cách đây 2 ngày từ trại Bố Lá đến K5 trại Z30A thuộc Thị xã Long Khánh - Đồng Nai.

Hiện nay chị Tần đang bị giam riêng, nhiều chị em cho biết có nhiều tiếng la cầu cứu của chị Tần vang vọng ở trên lầu, chứng minh cho thấy chị Tần bị giam riêng có thể là trong phòng đặc biệt, vì các trại giam ở Z30A của các phân trại không nghe tù nhân nói có buồng giam trên lầu. Trong mấy ngày qua các thông tin về chị Tần được báo chí theo dõi trên các trang mạng lề Dân và Quốc tế, có thể đây là động thái di chuyển Chị Tần nhằm tránh dư luận. 

Thông tin cũng cho biết thêm là hiện nay phân trại 05 thuộc trại Z30A tại thị xã Long Khánh có nhiều tù nhân nữ của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy và đấu tranh cho Dân Chủ VN như chị Dương Thị Tròn, Phạm Thị Phượng, Mai Thị Dung, Trần Thị Thúy, nay là chị Tạ Phong Tần và cùng vài người nữ tù nhân chính trị từ khu vực Tây nguyên thuộc tỉnh Đắc Nông đưa xuống. 

Thân nhân cũng cho biết thêm trong tuần vừa qua nhiều tù nhân bị tiêu chảy do trại cung cấp nước bẩn bơm từ ao hồ, giếng không được lọc, có nhiều bệnh nhân đang kêu cứu nhưng vô vọng trong bốn bức tường và kẽm gai.


Danh sách nghệ sĩ hải ngoại bị đề nghị cấm về nước diễn




Bên cạnh hai giọng ca nổi tiếng Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, vợ chồng diễn viên Quang Minh, Hồng Đào cùng ca sĩ Gia Huy, Mạnh Đình cũng bị xem xét không được biểu diễn tại VN.

Trong ngày 31-1, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM gửi văn bản lên Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị ngưng cấp phép biểu diễn ở Việt Nam với 6 nghệ sĩ kể trên. Ngoài ra, Sở đang thẩm định trường hợp hai ca sĩ Hoàng Anh Thư và Hà Thanh Xuân xem hai gương mặt này là ca sĩ sống trong nước hay hải ngoại để có hướng đề nghị xử lý thích hợp.

Trao đổi với PV, ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM - khẳng định lý do lớn nhất của việc đề nghị ngưng cấp phép biểu diễn là do các gương mặt nghệ sĩ nói trên đã xuất hiện trong đĩa hình mới nhất của trung tâm băng nhạc Asia (Mỹ) để "nói xấu bôi nhọ chính phủ nhà nước Việt Nam".

Vị đại diện lãnh đạo Sở cho biết vai trò và trách nhiệm của Sở là lập hội đồng thẩm định nội dung đĩa Asia mới nhất và gửi văn bản đề nghị lên Cục Nghệ thuật biểu diễn. Thẩm quyền quyết định vấn đề sẽ do Cục và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa ra. "Nhưng từ lâu, Cục và Bộ đều hiểu quan điểm của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM về vấn đề này. Với các nghệ sĩ vi phạm pháp luật Việt Nam, dù trước đó họ đã được cấp phép biểu diễn trong nước, chúng tôi cũng sẽ không tiếp nhận giấy phép của họ trên địa bàn thành phố", ông Nam nói.

Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cho PV biết Cục vẫn chưa nhận được văn bản từ Sở ở TP HCM. Dù vậy, ông Chương khẳng định những nghệ sĩ có hành vi chống đối lại lợi ích của đất nước thì Cục sẽ không cấp phép hoặc ngưng cấp phép cho biểu diễn ở Việt Nam. "Hiện nay, nhà nước đã tạo điều kiện rất nhiều cho nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn theo đúng chính sách hòa hợp dân tộc và hội nhập quốc tế. Nhưng rất tiếc có nhiều nghệ sĩ đã lạm dụng điều này để đi ngược lại lợi ích của dân tộc", ông Chương nói.

Cục trưởng cho biết, ngay khi nhận được văn bản đề nghị từ TP HCM gửi ra, Cục sẽ xem xét và gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để đưa ra quyết định xử cụ thể.

Năm 2007, đôi vợ chồng nghệ sĩ Quang Minh - Hồng Đào về Việt Nam biểu diễn sau một thời gian dài xa quê. Dịp này, nữ diễn viên hài Hồng Đào chia sẻ với báo giới trong nước: "Người nghệ sĩ đứng trên sân khấu luôn ý thức tình cảm khán giả là phần thưởng quý báu nhất. Thấy mọi người còn nhớ đến mình, còn tay bắt mặt mừng chúng tôi thật sự hạnh phúc, cảm giác diễn như những ngày còn chưa ra đi. Không ở đâu bằng ở quê mình".

Ngày 21-12-2012, nữ danh ca hải ngoại Thanh Tuyền cũng có show diễn trong nước, chủ đề 50 năm cuộc đời và âm nhạc. Trước đó, nữ ca sĩ cho biết đây có thể là chương trình cuối cùng mà chị biểu diễn ở Việt Nam. Ca sĩ Tuấn Vũ cũng đã về thăm quê trong nhiều năm qua. Năm 2001, anh từng bị lãnh đạo TP HCM không cho phép biểu diễn với lý do anh từng nghiện ma túy. Nhưng nhiều năm sau, khi luật lệ cởi mở và nới lỏng, nam danh ca hải ngoại này được biểu diễn thường xuyên ở các phòng trà ca nhạc trong nước.

Tháng 4-2011, anh còn tổ chức đêm nhạc tri ân khán giả.

Ca sĩ Mạnh Đình cũng đã về nước biểu diễn từ năm 2007.

Theo VNE

http://vietsn.com/forum/showthread.php?s=d1d103dbf3ca8eb3080829d187c22690&t=614262
See translation

An ninh gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến





2013-02-02
Đám tang của nhà văn Hoàng Tiến, một người bất đồng chính kiến, thành viên của Khối 8406, diễn ra hôm nay tại Hà Nội theo như lịch. Tuy nhiên những người đấu tranh cùng chí hướng với ông muốn tham gia đám tang đã bị cơ quan an ninh cản trở.
Ông Nguyễn Khắc Toàn, một người tham gia đám tang trong ngày hôm nay, từ Hà Nội cho biết một số thông tin liên quan như sau.

Tịch thu vòng hoa, băng tang

hoang-tien-200.jpg
Bàn thờ ở nhà tang lễ của nhà văn Hoàng Tiến. Photo courtesy of Thùy Linh's blog.
Ông Nguyễn Khắc Toàn:Vòng hoa có nội dung và băng tang được gắn trên đó là những người “Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội” – “Kính viếng hương hồn nhà văn Hoàng Tiến” thì cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất.
Một bức trướng khác của nhóm cựu đảng viên Đảng CSVN là ông Nguyễn Quang Khuê mà tôi xin đọc như sau: “Danh lợi xem khinh, trải tấm lòng son cùng chính khí - Nghĩa tình coi trọng tấm tám dân thấm với nhân văn”. Tấm trướng này cũng đã bị ngăn cản không cho vào.
Vòng hoa của nhóm thân hữu từ Đà Lạt gửi ra viếng nhà văn Hoàng Tiến gồm có nhà thơ Bùi Minh Quốc, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và ông Mai Thái Lĩnh thì cũng bị ngăn cản.
Một vòng hoa chúng tôi dự định lấy dòng chữ “Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam kính viếng GS nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa khác lấy tên là “Tập San Tự Do Dân Chủ kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa nữa do tôi mua để hỗ trợ đồng bào dân oan viết là “Đồng bào dân oan Việt Nam và các tỉnh Việt Nam kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, thì tất cả những nội dung này đều bị công an không cho phép.
Vòng hoa có nội dung và băng tang được gắn trên đó là những người “Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội” – “Kính viếng hương hồn nhà văn Hoàng Tiến” thì cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất.
Ô. Nguyễn Khắc Toàn
Nói chung, chiều hôm qua đại tá lãnh đạo phòng PA 42 của công an Hà Nội đã trực tiếp đến tận nhà để triệu tập tôi ra làm việc, và đã răn đe là nếu mà để phát hiện những dòng chữ này trên các vòng hoa, trên các băng tang và đến kính viếng, thì sẽ xử lý thôi.
Và cuối cùng thưa với anh là chúng tôi đã phải sửa chữa cho phù hợp để mà làm sao cho phía công an và phía chính quyền Việt Nam không gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến.
Gia Minh: Dạ vâng. Hoàng Tiến là người đã có đóng góp cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ trước đây thì phía chính quyền, có những ai đến để tham dự buổi lễ tang hôm nay không?
Ông Nguyễn Khắc Toàn: Để đề phòng việc chính quyền có thể can thiệp vào làm hỏng tang lễ này và có thể họ sẽ xen kẽ vào những câu chữ, những đoạn từ, những cụm từ, vân vân, hay trong nội dung của điếu văn, cho nên gia đình đã không hề nhờ chính quyền và kể cả Hội Nhà Văn đứng ra tổ chức tang lễ, mà gia đình đã tự tổ chức, tuy nhiên có kết hợp với một số những nhà văn yêu mến tấm gương đấu tranh vì dân vì nước, giải phóng dân tộc trong kháng chiến chống Pháp trước đây và đấu tranh cho dân chủ sau này của nhà văn Hoàng Tiến, cho nên đã để cho nhà văn Hoàng Quốc Hải (là bạn rất thân của nhà văn khi còn sống) đọc bài điếu văn rất hùng hồn, biểu dương tấm gương đấu tranh, sự nghiệp sáng tác văn học và cũng như là những gian truân mà nhà văn đã gặp phải khi sáng tác văn học và có những tác phẩm nhạy cảm.

Phá, không cho nghe điếu văn

hoang-tien-2-200.jpg
Tang lễ của nhà văn Hoàng Tiến. Photo courtesy of Thùy Linh's blog.
Trong khi nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc bài điếu văn khá dài, khoảng 4 trang, thì đến đoạn biểu dương tấm gương đấu tranh vì dân chủ của nhà văn Hoàng Tiến thì đã bị micro của phía an ninh khống chế đã vặn nhỏ xuống đến mức độ mà các nhân viên của chính nhà tang lễ đã phải vào sửa chữa và vặn to lên. Đến phút cuối của lễ truy điệu và đọc điếu văn của nhà văn Hoàng Quốc Hải thì có thấy ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn VN, đã hớt hải đi đến vội vàng và có ghi vào sổ tang. Và một số hội viên hội nhà văn khác rất yêu mến và có tên tuổi như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, rồi một vài vị khác cũng có mặt ở đây.
Gia Minh: Trong số nội dung những điều mà người ta nêu ra, những sáng tác của nhà văn Hoàng Tiến mà người ta nêu ra trong điếu văn thì đó là những sáng tác nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Khắc Toàn: Đến đoạn đó là bị an ninh can thiệp cho điều chỉnh micro và loa nhỏ xuống cho nên hầu hết mọi người không nghe được rõ, trừ những người đứng gần. Nhưng mà cũng rất may là các bạn hữu của nhà văn Hoàng Tiến đã nhanh chóng photocopy bản điếu văn do nhà văn Hoàng Quốc Hải (hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam) đọc thành hàng trăm bản và phát ra tại chỗ và phát trên xe ô-tô cho mọi người đến dự tang lễ. Và chắc chắn là văn bản này sẽ được phổ biến trên mạng internet.
đến đoạn biểu dương tấm gương đấu tranh vì dân chủ của nhà văn Hoàng Tiến thì đã bị micro của phía an ninh khống chế đã vặn nhỏ xuống đến mức độ mà các nhân viên của chính nhà tang lễ đã phải vào sửa chữa và vặn to lên.
Ô. Nguyễn Khắc Toàn
Gia Minh: Thưa ông, ông đã đi đưa tang nhà văn Hoàng Tiến về, xin ông chia sẻ những điều mà ông cũng như những người khác trong phong trào đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đã có được với nhà văn Hoàng Tiến trong thời gần đây trước khi ông qua đời.
Ông Nguyễn Khắc Toàn:Nhà văn Hoàng Tiến là một tấm gương đấu tranh rất mẫu mực và sáng chói cho anh chị em chúng tôi học tập và noi theo. Ngoài chuyện ông đấu tranh lên tiếng đòi tự do sáng tác, và cũng vì chuyện này mà ông đã lên tiếng chỉ trích những vấn nạn của chế độ từ rất sớm.
Theo điếu văn của nhà văn Hoàng Quốc Hải nói thì năm 39 tuổi ông đã phải về hưu non chỉ vì ông sáng tác ra một tác phẩm văn học mà trong điếu văn nêu rất là rõ. Ba mươi tuổi ông đã có tác phẩm đầu tay mang tên “Bóng đêm và ánh sáng” vào năm 1958 và là hội viên rất trẻ tuổi của Hội Nhà Văn Việt Nam từ sớm.
Trong quá trình đấu tranh thì thưa với anh, mười lăm tuổi ông đã tham gia cuộc cách mạng của đảng cộng sản, thế nhưng sau khi đảng cộng sản đã giành được chính quyền từ năm 1954 ở Miền Bắc thì ông mới vỡ lẽ ra, những cái gì lý tưởng của tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng, của xã hội công dân, thì đảng cộng sản đã không hề đem lại, mà thực chất chỉ là một chế độ độc tài, toàn trị, thủ tiêu hết tất cả những quyền tự do của con người, tự do dân chủ của người dân. Vì thế cho nên thưa với quý vị là ông ly khai rất là sớm cái thể chế này và hàng ngũ những người công chức phục vụ chế độ.
Thưa với anh, một điểm nữa mà anh chị em đấu tranh dân chủ thế hệ chúng tôi cũng hết sức ngưỡng mộ và biểu dương ông, đó là ngoài việc đấu tranh cho những quyền con người, quyền công dân cơ bản, thì nhà văn Hoàng Tiến là người tiên phong trong việc đấu tranh trong sạch hóa nội bộ hàng ngũ đấu tranh cho dân chủ.
Gia Minh: Cảm ơn ông Nguyễn Khắc Toàn là người vừa đi dự đám tang nhà văn Hoàng Tiến, đã có những chia sẻ liên quan đến tang lễ này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Diễn biến phiên xử vụ “Công Án Bia Sơn”



2013-02-02
Phiên tòa kéo dài từ ngày 28 tháng giêng đến hôm qua 1 tháng hai, xử 22 người trong vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên kết thúc mọi phần thủ tục và tranh tụng trước tòa, rồi phía Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Photo courtesy of Dân Làm Báo
Các bị cáo trong phiên xử vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên.
Một người tham dự phiên xử từ đầu đến ngày hôm qua, không muốn nêu danh, tường thuật lại những diễn biến mà người này theo dõi được trong 5 ngày xử án. Trước hết người này cho biết những mức án mà phía Viện Kiểm sát đề nghị.
Người dự tòa: Ông Phan Văn Thu tù chung thân, còn những bác lớn tuổi theo ông trước đây theo khung chênh lệch từ 13 đến 20 năm, như ông Vương Tấn Sơn, Lê Huy Lộc từ 19 đến 20 năm; và thấp xuống từ 16-17 năm, 13-14 năm cho những thanh niên trẻ.
Gia Minh: Các luật sư bào chữa có đưa ra những lập luận gì để bào chữa cho những người đó không?
Người dự tòa: Trong quá trình xét xử, sự bào chữa của luật sư rất ít, chỉ có hỏi một hai câu. Theo tôi thấy mang tính chất bào chữa ít lắm, không tích cực trong bào chữa. Sau khi Viện Kiểm sát đưa ra mức án, các luật sư đưa ra một số tình tiết để giảm nhẹ thôi. Không có bào chữa, mà chấp nhận tội danh đó là âm mưu lật đổ; nhưng do tính chất tôn giáo, và một số mê muội, chưa nhận thức rõ để làm tình tiết giảm nhẹ. Còn tội danh vẫn là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Gia Minh: Bản thân những người bị buộc tội, trước tòa họ có được phát biểu gì không?
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.
Người dự tòa: Vẫn đảm bảo được quyền và nghĩa vụ trước tòa là họ được tự bào chữa cho họ sau phần Viện Kiểm sát đưa ra, và họ được nói lời sau cùng. Trong tinh thần một tôn giáo, họ rất hiền lành, không có kháng cự gì hết.
Nói chung, trong kinh họ thuyết đầu tiên chỉ là một tôn giáo đơn thuần. Sau đó xuất hiện Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nên họ vô tình bình luận, bàn luận Bộ Sấm đó. Có những vấn đề đụng đến chính trị, nhưng trên tinh thần dựa theo Sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Họ khẳng định việc họ bị như hôm nay là do Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra. Nếu nói họ làm chính trị thì đó là chính trị thiên mệnh chứ không phải chính trị nhân mệnh. Họ là những người diễn giải, diễn bày Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả những từ ngữ mà phía chính quyền gọi họ ‘phản động’ chính là những từ ngữ trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra.
Gia Minh: Chứ họ không phản bác lại tội ghép cho họ là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’?
Người dự tòa: Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Tất cả đều thể hiện ra họ là những con người rất trung thực trước tòa. Họ khai báo không có điều gì đụng đến chính trị cả, động cơ từ đầu vào làm thuê làm mướn; sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người. Họ cũng là những người chân tu, có gốc tu sẵn nên khi nghe Phật Pháp từ một con người như vậy nên họ thích nghe.
Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người.
Người dự tòa
Chủ trương của họ cũng là‘tiền sinh thái, hậu tổ đình’. Xây dựng một khu sinh thái đó cho tất cả mọi người. Ông Phan Văn Thu có nói là không làm gì nguy hại đến cho ai cả. Khu sinh thái đem lại giải trí, vui chơi cho mọi người trong cảnh đẹp đó. Ông cũng thành khẩn trước tòa: nếu tòa thương phần nào thì thương, chứ ông không có việc làm chính trị nào hết.
Nói chung là một phiên tòa rất cảm động, đượm màu tôn giáo. Ai cũng nói về Phật Pháp, từ nhỏ đi tu, xuất gia vào chùa. Tất cả chỉ là Phật Pháp, chỉ có một số từ đụng đến chính trị là những từ mà họ luận trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm; ví dụ như Đại Nam Kinh Châu, Cửu Quốc Trùng Chính.
Phía chính quyền nói Đại Nam Kinh Châu là nước mà những người này muốn thành lập; những người đó thì nói ‘Đại Nam Kinh Châu’ trong Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến một nước Việt Nam sau này tốt đẹp hơn chứ không có gì lật đổ cả. Bản thân họ không có chuẩn bị cho một địa điểm, căn cứ, không có vũ khí. Họ chỉ vô tình bàn luận mà phải dính vào tội phải ra tòa như vậy.
Gia Minh: Phía luật sư có nói, trong trại có người khai rằng ông Phan Văn Thu có hứa trong năm 2013 này nếu thành công sẽ thưởng trâu vàng, bổng lộc; thì trước tòa họ có nói lại những điều đó thế nào không?
Người dự tòa: Phần này thì ‘con trâu’ là biểu tượng thưởng cho người nào có công.Tình cờ có người mua hay đặt đâu đó một số trâu vàng giá trị mỗi con là 700 ngàn đem về tặng cho ông Phan Văn Thu. Ông này mới lấy ra làm quà tặng cho những người nhiệt tình đóng góp vào công cuộc xây dựng khu sinh thái Đá Bia đó.
Việc thưởng đó là nhằm cổ vũ động viên tinh thần để mọi người làm việc. Theo luật nhân quả thì mình bỏ ra công sức bao nhiêu mình sẽ thu vào bấy nhiêu chứ không có gì mình trồng lên mà không hái quả được. Bây giờ cố gắng làm cho tất cả mọi người thì sau này mình cũng được sung sướng, vì bớt khổ thì được sướng vậy đó.
Gia Minh: Cám ơn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

“Công nghệ” làm lạp xưởng, chà bông siêu bẩn


 

Ngày 9/1, chúng tôi thâm nhập “lò” làm nguyên liệu lạp xưởng của bà Hòa ở số 88/10E ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM. Bước vào cổng, mùi hôi thối xộc lên nồng nặc. Khu vực chế biến che kín bởi bức tường cao gần 2m, cửa ra vào luôn chốt chặt.

Hôi không chịu nổi!

Trong lò chế biến rộng hơn 20m2, nền ximăng dơ bẩn, ngổn ngang xô chậu, máy móc. Nguyên liệu chuyển về được nhân viên cơ sở này đổ thẳng ra nền đất. Ruột heo, mỡ heo... nằm ngổn ngang khắp nơi. Khoảng chục nhân viên, người đi chân đất, người đi giày, người đi ủng “vô tư” giẫm đạp lên mỡ và nguyên liệu lạp xưởng. Một công nhân lắc đầu: “Vào khu vực chế biến mà không đi ủng thì chịu không nổi...”.

Cạnh đống mỡ chất cao trên nền nhà, hai thanh niên đang hì hục tách mỡ để cho vào lò. Có người còn giẫm hẳn cả chân lên ruột heo để vuốt chất thải ra ngoài. Nhiều chất nhầy nhụa văng tung tóe khắp sàn. Mùi hôi nồng nặc bốc ra từ đống ruột heo. Tức tốc, hai thanh niên bất chấp dơ bẩn, hốt đổ vào xô để một người làm tên Đông khệ nệ cho vào lò nấu. Thậm chí mỡ heo lấm lem đất cát cũng được những người này nhặt lại bỏ vào xô để chiên thành mỡ.

Những ngày cận tết, lò chế biến nguyên liệu lạp xưởng hoạt động hết công suất. Cứ vào thời điểm rạng sáng, các nhân viên của bà Hòa chạy xe máy đến các lò mổ heo trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh thu gom phế phẩm như ruột, mỡ... về phân loại. Mỗi ngày, cơ sở này thu gom gần 1 tấn phế phẩm về chế biến tại xưởng.
 Chế biến nguyên liệu ngay giữa nền nhà tại cơ sở bà Hòa
Chế biến nguyên liệu ngay giữa nền nhà tại cơ sở bà Hòa
Sáng 11/1, một người tên Cường chạy xe máy chở hai bao tải lòng heo... về “lò”. Tới cổng, hai người làm quẳng phịch bao tải xuống nền đất bẩn thỉu. Chất bầy nhầy từ bao tải ngấm lẫn với cát và bụi bẩn. Một phụ nữ tiếp tục lôi các bao tải mỡ vào trong cơ sở để phân loại. Phân loại xong, số mỡ này được tống thẳng vào lò mà không cần tẩy rửa. Nồi mỡ bốc hơi nghi ngút lẫn lộn với bụi bặm từ củi và bột cưa. Mùi hôi nồng nặc, ruồi muỗi bám đầy. Sau khi ép xong, mỡ được đổ ra một thau nhựa lớn chờ lắng đọng.

Mỡ sau khi chưng cất với công đoạn siêu “dơ bẩn” này sẽ được nhân viên của bà Hòa đóng vào loại can 20-25 lít đi bỏ mối khắp nơi. Một nhân viên nói: “Mỗi ngày lò này có thể nấu 400-500 lít mỡ. Dầu mỡ sẽ được giao cho các cơ sở sản xuất thực phẩm như lò sản xuất lạp xưởng, lò chiên giòn. Các loại khác như ruột heo dùng để bọc lạp xưởng được phân loại và bán với giá 230.000 đồng/kg cho các cơ sở làm lạp xưởng”.

Chà bông trộn bột mì
 
Chế biến nguyên liệu ngay giữa nền nhà tại cơ sở bà Hòa
Giẫm đạp lên chà bông gà ở cơ sở chà bông của bà Biền (358/19 đường TTH 02, khu phố 3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12)
Đầu tháng 1, chúng tôi tiếp cận cơ sở làm chà bông của ông Tú ở số 1902/17 khu phố 2, P.Tân Thới Hiệp, Q.12. Tại đây, năm thanh niên lực lưỡng, cởi trần, tay liên tục bốc, đảo để xé nhỏ thịt gà. Để sản xuất ra loại chà bông siêu rẻ chỉ với giá 65.000 đồng/kg, ông Tú dùng thủ thuật pha trộn với bột mì. Ông Tú bảo: “Đây này, giá chà bông gà rẻ nhất bỏ mối cho các tiệm bánh mì ở Đồng Nai là 65.000 đồng/kg. Tui nói thiệt 1kg gà khi sao lên chỉ cho ra được 250g chà bông thành phẩm, nên để bán cho mối với giá 65.000 đồng/kg chà bông thì phải thêm thật nhiều bột mì mới có lời”.

Không chỉ có thủ thuật độn bột mì vào chà bông, cơ sở chế biến này còn “phù phép” chà bông gà công nghiệp thành chà bông heo “thơm phức” để bán giá cao gần gấp ba lần. Ông Tú tiết lộ: “Loại chà bông này làm hoàn toàn bằng thịt gà công nghiệp. Nhưng để có được thứ này, cơ sở tui phải pha chất tạo mùi thịt heo, người ăn vào đảm bảo không phân biệt được đâu là chà bông heo, đâu là chà bông gà. Loại này giá chỉ 160.000 đồng/kg”. Cũng theo ông này, giá thịt heo nạc ngoài thị trường khoảng 100.000 đồng/kg và phải tốn hơn 3kg heo thịt mới cho ra 1kg chà bông heo thì giá trên thị trường của chà bông heo xịn ít nhất phải trên 300.000 đồng/kg.

Cách đó không xa, cơ sở chà bông của bà Biền ngụ ở số 358/19 đường TTH 02, khu phố 3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12 cũng chế biến... “siêu dơ”. Sáng 6/1, một xe đông lạnh chở thịt gà tới. Bà Biền cùng nhân viên hì hục khuân vác đổ gà ra một cái khay inox để chế biến. Những miếng thịt gà rớt ra ngoài nền đất nhớp nháp, đen sì được người làm ở đây nhặt cho vào nồi. Gà không cần qua công đoạn rửa sạch được cho thẳng vào nồi đun sôi. Ngay sau đó, chà bông thành phẩm được đổ ra một tấm bạt dơ bẩn. Lúc này, một thanh niên đi ra từ nhà vệ sinh thản nhiên giẫm đạp dép lên khu vực chế biến chà bông. Cạnh bên, một thanh niên khác cũng đạp cả hai chân lên đống chà bông giữa nền nhà.

Khi xay nhuyễn thịt gà xong, người làm bắt đầu chia nhỏ thịt gà ra từng xô để tiếp tục pha trộn với hóa chất. Một thanh niên tên Trương nhanh nhảu chạy lại góc nhà lấy một cái thau đặt lên bếp. Sau đó, nhân viên này pha chế tỉ lệ nước với các hóa chất, phẩm màu khác nhau để thành một loại tạp chất màu đen sóng sánh. Lúc này, Trương nhanh chóng cầm thau hóa chất múc đổ vào mỗi chảo một ca nhựa, sau đó tiếp tục lấy các chất “không tên” khác đổ vào. Trong quá trình chế biến, thịt gà bắt đầu đổi màu từ trắng nhợt sang vàng đậm. Trong quá trình “phù phép” , nhân viên phụ trách chế biến cũng phải lắc đầu, lấy khẩu trang che kín miệng.

Sau khi “phù phép màu” cho thịt gà xong, các chảo rang gà được đổ ra tấm bạt phơi khô. Trong quá trình trộn bột, các nhân viên cứ vô tư đi ra đi vào trên tấm bạt đựng chà bông nhớp nháp. Chà bông chế biến xong được phơi ngay lối đi ra vào của nhà vệ sinh. Thỉnh thoảng do lối đi hẹp, các nhân viên muốn vào trong lại phải nhảy qua hoặc giẫm lên chà bông thành phẩm.

Theo tìm hiểu, cơ sở sản xuất chà bông gà này đã hoạt động được khoảng bảy năm nay. Hằng ngày, cứ vào khoảng 4g, năm nhân viên của bà Biền bắt đầu chế biến món chà bông tẩm “hóa chất”. Chà bông sau khi được người làm chế biến xong, bà đóng gói và phân phối ra nhiều đầu mối ở địa bàn TP.HCM. Chồng bà Biền cho biết: “Có tất cả 4-5 loại giá từ 62.000- 250.000 đồng/kg, muốn lấy loại nào cũng có”.

Theo Nhóm PV CTXH
Tuổi trẻ

Kinh hoàng “lò” sản xuất nước mắm trong nhà vệ sinh

Sẻ không ngạc nhiên nếu VN là nước đứng đầu về ung thư.
Hy-vọng chính quyền VN vì tương lai dân tộc mà trừng trị thẳng tay với những cơ sở chế tạo , buôn bán đã pha chế những chất độc hại vào thực phẩm & dùng những phương tiện truyền thông để hướng dẩn người dântrong việc xử dụng thực phẩm.




Kinh hoàng “lò” sản xuất nước mắm trong nhà vệ sinh

31/01/2013 14:23

(TNO) Sáng nay 31.1, Cơ quan chức năng thị xã Thuận An, Bình Dương bất ngờ kiểm tra cơ sở của Công ty TNHH Hòn Mê (ấp Bình Đáng, phường Bình Hòa, TX.Thuận An), phát hiện nhiều đường ống dẫn nước lã, nước mắm từ phía nhà vệ sinh đi ra.

Lúc cơ quan chức năng kiểm tra, nhiều công nhân của công ty còn đang làm công việc đóng chai nước mắm được dẫn từ bồn nhựa (khoảng 500 lít) đặt sát nhà vệ sinh.
Cơ quan chức năng thu giữ hàng ngàn chai nước mắm đã
 dán nhãn
Cơ quan chức năng thu giữ hàng ngàn chai nước mắm đã dán nhãn
Phía bên trong nhà vệ sinh, một bồn nước (loại nhỏ) không có nắp được đặt trên bồn cầu và máy bơm nước, ống dẫn nước từ máy bơm trong nhà vệ sinh ra ngoài.
Hộp hóa chất dạng bột trong cơ sở sản xuất nước mắm
Hộp hóa chất dạng bột trong cơ sở sản xuất nước mắm
Tiếp tục kiểm tra, cơ quan chức năng còn phát hiện hàng chục kg muối ăn, hóa chất (màu trắng, dạng bột, xuất xứ từ Trung Quốc), hóa chất màu nâu (dạng lỏng) đựng trong nhiều can nhựa loại 20 lít.
Đường ống dẫn nước mắm từ trong bồn sát nhà vệ sinh ra chỗ đóng chai
Đường ống dẫn nước mắm từ trong bồn sát nhà vệ sinh ra chỗ đóng chai
Đại diện cơ sở sản xuất nước mắm này khai nhận loại hóa chất màu trắng được mua ở chợ Kim Biên (TP.HCM) dùng để pha vào nước mắm để hãm độ chua, độ mặn.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định nước mắm do cơ sở này sản xuất là do sự pha chế từ nước lã, hóa chất dạng bột, hóa chất màu dạng lỏng, muối ăn và nước mắm.
Đường ống dẫn “nước mắm” ra ngoài và đóng chai
Đường ống dẫn “nước mắm” ra ngoài và đóng chai
Cơ quan chức năng đã thu giữ tại cơ sở này hàng ngàn chai nước mắm đã đóng chai, dán nhãn mang các tên sau: Nước mắm cá cơm Hòn Mê, Nước mắm cốt nhĩ (hiệu 2 con cá cơm), Nước mắm cá cơm Phan Thiết Đại Phú, Nước mắm cốt nhĩ cá cơm Phan Thiết (hiệu hai con cá cơm), Nước mắm Đại Dương Phan Thiết…
Nhiều can hóa chất màu dạng lỏng để trong khu vực pha chế nước mắm
Nhiều can hóa chất màu dạng lỏng để trong khu vực pha chế nước mắm
Chưa hết, cơ quan chức năng còn phát hiện hàng ngàn chai mắm tôm Hậu Lộc, mắm tép Đồng Quê, mắm ruốc…. đều mang thương hiệu của Công ty TNHH Hòn Mê.
Người làm công lấy ra một can chất lỏng màu trắng…
Người làm công lấy ra một can chất lỏng màu trắng…
Đại diện cơ sở khai nhận đã cung cấp hàng trăm chai nước mắm mỗi ngày ra thị trường...
… và chỉ cho PV biết thêm nhiều bao muối ăn để trong khu vực sản xuất nước mắm
… và chỉ cho PV biết thêm nhiều bao muối ăn để trong khu vực sản xuất nước mắm
Các sản phẩm của Công ty TNHH Hòn Mê
Một trong các sản phẩm chính hãng của Công ty TNHH Hòn Mê

Ăn năn và Hối hận của một thành viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam: Thổn thức cho Việt Nam – Đoàn Văn Toại


Ăn năn và Hối hận của một thành viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam: Thổn thức cho
Việt Nam – Đoàn Văn Toại

Son Cao (facebook)

40 năm hiệp định Paris: Vinh và Nhục

http://www.caotraonhanban.org/index.php?option=com_content&view=article&id=519%3Athn-thc-cho-vit-nam-am-vn-toi&catid=19%3Adin-an-t-do&Itemid=25

Đoàn Văn Toại là một trong một số người trong Ban Chấp Hành của Tổng Hội Sinh Viên Sài gòn vào những năm cuối thập niên 1960-1970. Mê muội tin vào những lời tuyên truyền của Cộng sản, ông Toại gia nhập làm cán bộ nằm vùng, hoạt động cho họ. Lợi dụng sinh hoạt dân chủ của chánh quyền VNCH, tuân theo lệnh của CS, ông hô hào, phát động những cuộc xuống đường, biểu tình chống đối chánh quyền đương thời. Đến khi chiếm xong Miền Nam, bộ mặt thật, bản chất thật của CSBV đã lộ thật rõ: tàn ác, dã man, gian trá, cướp bóc đã làm cho ông và những người đồng chí của ông vỡ mộng. Chính ông và những đồng chí của ông khám phá thêm bản chất vô lương cùng thành tích giết, và sẵn sàng giết với chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” của CS. May cho ông và một một số đồng chí của ông đã đạt được ước nguyện thoát thân.
So với những người trong nhóm, sau khi đến bến bờ tự do, ông Toại còn chút lương tri của con người, đã can đảm lên tiếng thú nhận sự ngây thơ, mù quáng và bài học kinh nghiệm CS của mình. Tuy lời trần tình sám hối nầy được viết và đăng trên New York Time khá lâu, nhưng nhân đại Hội Việt Kiều được CS Hà Nội vừa tổ chức năm 2009, lời mật ngọt, ma mánh của chúng vẫn còn mê hoặc được một số người nên chúng tôi xin đăng lại bài học ê chề của một người trong cuộc. Bản chất thật của CS không bao giờ thay đổi, “con tắc kè” có thể thay đổi màu nhưng bản chất xù xì của nó vẫn còn nguyên vẹn. (CTNB)

Thổn thức cho Việt Nam
Đoàn Văn Toại

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.
Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?
Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đã lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.
Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia vào các hoạt động đòi hoà bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.
Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà bình và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang ‒ những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài.
Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.
Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi.
Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi, “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân hàng).
Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, và đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ, dĩ nhiên.
Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi đã tranh đấu với họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.
Một ngụ ý bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo uỷ ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi “sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào được đưa ra. Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầmn quyền cộng sản đã bắt giam hàng trăm ngàn người ‒ không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.
Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1 triệu.
Hoàng Hữu Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.
Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!
Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.
Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, một phòng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.
Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay vì chính họ.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà bình của Phật tử tại Sài Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Đại Đức Thiện Minh đã chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu. Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.
Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.
Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản. Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.
Còn có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.Nhưng rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:
‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xít-ta-lin
Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Đời đời nhớ ông – Tố Hữu).
Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.
Hơn thế nữa, Lê Duẩn , Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế”, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuý cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”.
Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.
Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.
Vậy mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã nói, “Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.
Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.
Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.
Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đình sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.
Sau cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói trong cuộc họp báo. “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”.
Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.
Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới.
Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.
Khi tôi còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”. Ông ta đã kết luận, “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.
Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn đang nằm tù, đã nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”. Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi, ‘Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.
Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ. Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học về sự thật.

Đoàn Văn Toại
Felix lược dịch


——————————————————————————–
Nguồn: A Lament for Vietnam, The New York Times, March 29, 1981