THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 November 2011

TẬP THỂ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CSVN TẠI PARIS HẠ CỜ MÁU TẠI SIÊU THỊ GÉANT

Những món hàng giả “không thể tin” tại Trung Quốc


Công nghệ làm giả, làm nhái đang trở thành vấn nạn kinh hoàng, phá nát lòng tin của người dân Trung Quốc. Có những đồ vật, thực phẩm tưởng chừng không thể dùng tiểu xảo để chế biến, chế tạo, nhưng vẫn bị những tên thiếu lương tâm giở chiêu "treo đầu dê, bán thịt chó" để móc hầu bao thiên hạ.

Sau đây là những vụ việc bê bối đã và vừa bị phanh phui, khiến dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ.

Dầu ăn làm từ nước cống và rác thải 

Hàng loạt cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép tại Trung Quốc đã ngang nhiên vớt dầu cặn từ cống rãnh và thức ăn thừa trong rác thải từ các nhà hàng, mang về lọc lấy dầu thành phẩm và phù phép thành những chai dầu ăn "mới keng" để tung ra thị trường. 

Sự việc bị phát giác khi một cư dân mạng cho đăng tải loạt ảnh hãi hùng chụp được cảnh sản xuất dầu ăn từ nước cống và rác thải ở quê mình. Theo người này, nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối, ươn rữa cũng được thu gom về xưởng để chế biến. Khu sản xuất vô cùng cóc cáy, bẩn thỉu. Nhưng để loại thực phẩm này có mặt trên thị trường, người sản xuất đã không quên đút lót nhà hàng và có quan hệ ngầm để qua được những cửa ải kiểm dịch nghiêm ngặt. 


Bột khoai lang làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa 

Giới chức ở miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ đột kích vào một trang trại lợn cũ và thu giữ hàng loạt kg bột khoai lang giả làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa. 

Theo tờ Tân Hoa Xã, xưởng chế biến này nằm ở thành phố Zhoushan, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mỗi ngày, xưởng cho ra lò một tấn bột khoai giả. Và công việc làm ăn gian dối được khởi đầu từ tháng 2 tới nay. Ít ai ngờ, loại bột trá hình được gắn mác cẩn thận với những lời quảng cáo mật ngọt: "Bột khoai lang nguyên chất thơm ngon" này lại là đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn của tình Hồ Nam lân cận. 

Bột khoai là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để làm mỳ hoặc làm mềm thịt trong các món ăn tại Trung Quốc. Vụ bê bối này một lần nữa khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về tính chất an toàn của thực phẩm có xuất xứ trong nước. 

"Rúng động" vì bê bối gạo nhựa 


Ành: Gạo cũng bị làm giả

Tờ Weekly HongKong mới đây tiết lộ, gạo giả làm từ hỗn hợp tạp phế lù, gồm: bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đang được bày bán tràn lan tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 

Một chuyên gia thực phẩm HongKong cho biết: "Những nhà sản xuất bất lương đã nhào nặn bột khoai tây, khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào để phù phép thành sản phẩm y thật. Nhưng khi nấu thành cơm, hạt gạo giả sẽ cứng ngắc và khô đét tới mức đáng ngờ". 

Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo, ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Trong đó, nhựa tổng hợp resin rất độc hại với cơ thể. 

Ngoài vụ việc bê bối này, trước đó, đài truyền hình Trung Quốc cũng đưa tin, một công ty tại Tây An, Thiểm Tây đã cho ra lò hàng nhái của gạo Vũ Xương nức tiếng nhiều vùng bằng cách cho thêm gia vị vào gạo thường và dễ dàng qua mắt thiên hạ. 

Truyền thống làm hàng nhái, hàng giả không phải mới bùng phát vài năm trở lại đây tại Trung Quốc. Thực chất, vào năm 1890, một tên tội phạm tinh quái người Trung Quốc đã lòe bịp người bán hàng bằng tờ đô la giả mạo làm bằng vải vụn. Chỉ với vài nét vẽ nguệch ngoạc bằng mực tàu, tên này đã biến mảnh vải cũ kỹ thành tờ tiền trị giá 250 USD. 

Lý do thật đơn giản và dễ hiểu. Thời điểm bấy giờ, người dân Trung Quốc vẫn chưa có nhiều cơ hội giao thương, buôn bán với nước ngoài, thậm chí chưa được mục sở thị hay trực tiếp sờ tay vào một đồng tiền Mỹ. 

Vụ việc đã từng trở thành câu chuyện hài hước, khiến giới truyền thông Trung Quốc thời bấy giờ tốn nhiều giấy mực. 

Tai lợn giả nghi làm từ nhựa 

Vụ việc hy hữu này vừa xảy ra tại thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Hoàng, một người tiêu dùng không may mua phải loại tai lợn giả mạo này đã phát hoảng khi phát hiện mùi vị của thực phẩm mua về rất nhạt nhẽo, vị lạ, mất mùi đặc trưng của thịt lợn.

Xuất xứ của 1kg tai lợn giả này là tại khu chợ thuộc quận Vũ Hồ, Tương Đàm. Sau khi đem số thực phẩm này tới trung tâm kiểm định chất lượng thực phẩm tại Tương Đàm kiểm tra, ông Hoàng càng "sởn gai ốc". Các nhân viên của trung tâm khẳng định, phần bì bên ngoài tai dễ bong tróc, cắt dọc tai lợn phát hiện thấy sợi cấu trúc rất khác so với tai lợn thường. Trong đó không thấy có các hạt chất béo, không có mạch máu. Đem một miếng nhỏ đốt thử thì miếng tai lợn bỗng tan chảy và bốc mùi khét lẹt như mùi kiềm. 

Ngay lập tức, các cửa hàng kinh doanh loại thực phẩm giả mạo này tại các khu chợ địa phương bị kiểm tra đột xuất. Ngày 1/11, lượng lớn tai lợn giả bị cơ quan chức năng thu giữ để tiến hành giám định chất lượng. 

Trứng vịt cao su tái xuất 

Hết gạo nhựa, bột khoai giả, tai lợn nhựa, mới đây, bà Lưu, một người dân tại quận Nam Dương, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc lại dính "phốt" hàng nhái khi tậu về những quả trứng vịt cao su. 

Bà Lưu hãi hùng kể lại, những quả trứng này có hình dáng giống hệt loại trứng bình thường. Nhưng khi luộc chín, lòng trắng trứng bỗng biến thành sắc vàng quái lạ với mùi hóa chất nồng nặc. Khi đem trứng rán lên thì chúng lại có độ đàn hồi, cháy khét như mùi cao su. 

Quả đáng tội, bà Lưu đã trót mua tới 20 quả trứng vịt loại này từ một đôi vợ chồng đẩy xe ba bánh bán rong ngoài chợ với mức giá 1 NDT/quả (tương đương 3.286 đồng) vào ngày 19/10 vừa qua. 

Khi sự việc được tiết lộ, hầu hết số trứng đã bị hỏng do biến dạng và có mùi hóa chất hắc nồng. Hiện, giới chức Trung Quốc đang ra sức điều tra về nguồn gốc của loại trứng vịt cao su này. Được biết, để làm nên những quả trứng rởm này cần phải sử dụng sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi làm thành lòng trắng và tartrazine, clo, canxi…chế biến thành lòng đỏ. 

Theo Datviet

. Bookmark the permalink.

Yêu cầu các tập đoàn, TCT nhà nước công khai tài chính


14/11/2011 22:10:06
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính công khai báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để tăng cường công khai, minh bạch thông tin về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Về các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII nhấn mạnh, phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Có phương án sắp xếp kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ. Đổi mới mô hình tổ chức và quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn; đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền đại diện chủ sở hữu và người quản lý trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, về cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý.

Thực hiện công khai kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

(Theo Chính phủ)

Tàu " nước ngoài " khai thác cát trên vùng biển VN ??


Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam vào cuộc để xác minh báo cáo về tình trạng tàu nước ngoài khai thác cát tại vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Kampuchia.

AFP

Một ghe chở cát khai thác ở Hội An, Việt Nam

Tin trong nước cho biết Đồn biên phòng 754 Gành Dầu ở Phú Quốc nói phía Kampuchia thuê tàu khai thác cát tại khu vực vừa nêu để bán sang Singapore.

Hoạt động khai thác này được ngư dân địa phương báo cáo diễn ra từ đầu năm nay. Hằng đêm đèn điện của các tàu hút cát sáng rực trên biển. Trong khi đó thiếu tá Trần Nguyên Lai, hải đội trưởng của Hải đội 401 cho biết, vào đầu tháng bảy vừa qua cảnh sát biển Việt Nam phát hiện ba tàu Trung Quốc mang số hiệu tham gia hoạt động chuyển cát khai thác được tại vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Kampuchia.

Tin nói giấy phép hải trình của ba tàu đó chạy từ cảng Quy Nhơn về Hạ Môn, Trung Quốc.Thế nhưng bị phát hiện chạy ngược ra Phú Quốc để thực hiện hợp đồng khai thác các với phía Kampuchia.

Bản tin trên mạng Bee.net cho hay cảnh sát biển Việt Nam đã áp giải cả ba tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam cho hay đã báo cáo cho Bộ Tài Nguyên- Môi trường.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề


2011-11-13

Tình trạng ô nhiễm do các làng nghề gây ra lại được các vị đại biểu quốc hội đưa ra mổ xẻ tại nghị trường. Có vị cho rằng tình hình ô nhiễm đó trầm trọng như một quả bom nguyên tử, khó tẩy rửa hơn cả chất da cam dioxin…

Source nguoilaodong

Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội (Từ Sơn, Bắc Ninh) bị ô nhiễm nhiều năm.

Vậy thực tế tình hình ra sao?

Mời quí thính giả cùng theo dõi trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này.

Chưa có gì thay đổi

Mới trong một kỳ họp quốc hội trước ủy ban khoa học - môi trường quốc hội cũng cử một đoàn kiểm tra đến các làng nghề ở khu vực miền Bắc để xem xét tình hình gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất từ các ngành nghề thủ công truyền thống gây nên.

Từ đó đến nay chỉ mới hơn nửa năm thôi, nhưng cảnh báo về nạn ô nhiễm ở các khu làng nghề lại được đưa ra.

Vậy có đúng không có chuyển biến gì trong việc cải thiện tình hình hay sao?

Một người dân làm nghề thủ công truyền thống tại làng lụa Vạn Phúc thừa nhận tình hình tại một số nơi vẫn còn bết bát không có gì thay đổi như ở làng làm miến dong mà ông đặt chân đến. Thực tế ở đó và nguyên nhân vì sao được ông cho biết:

Khi đến đó, đường làng, cống rảnh đều rất hôi, mùi chua, mùi hôi bốc lên khắp làng.

Một người dân làng lụa Vạn Phúc

"Tôi thấy làng nghề làm miến dong, nơi mà chúng tôi có đến xem, gây ô nhiễm mạnh nhất. Mỗi ngày người ta sản xuất mấy chục tấn củ dong riềng rồi thải ra chất bả, nước chua, rồi nước chứa tất cả các loại chất bẩn được chắt ra. Khi đến đó, đường làng, cống rảnh đều rất hôi, mùi chua, mùi hôi bốc lên khắp làng."

Tại khu vực làng lụa Vạn Phúc trước kia thuộc địa phận Hà Tây nay đã sát nhập về Hà Nội, theo người dân tại đó vẫn còn tình trạng các hộ thải nước dệt nhuộm ra ao hồ, sông ngoài; cũng như các hộ gia đình làm các nghề khác cũng thải theo những tuyến cống riêng của họ:

"Chất thải của làng dệt cũng thải ra chỗ chung chứ chưa có nơi tập trung lại để xử lý. Đã có thấy vấn đề nhưng chưa giải quyết nổi. Nước thải chảy theo nhiều đường quá, không có lối để tập trung vào một hướng, thế rồi nơi tập trung nước thải dồn vào là từ nhiều nguồn khác nhau nữa."

Chạy theo lợi nhuận

langdaNonNuoc2-250.jpg
Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. RFA photo.
Tình trạng ô nhiễm do các làng nghề gây nên cũng được thừa nhận vì quá chạy theo lợi nhuận của các gia đình làm nghề mà quên đi trách nhiệm xử lý những chất thải ra trong quá trình sản xuất, như trình bày của ông Lưu Duy Dần, phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam sau đây:

"Sắt Đa Hội mỗi năm sản xuất từ 900 đến 1000 tỷ đồng; nên người ta sản xuất với bất kỳ giá nào, không chú ý gì đến ô nhiễm môi trường. Ở đó ngay cả trẻ em học cũng không học được vì tiếng động rất lớn. Nguồn nước, không khí, tiếng động… gây ra bệnh là có thực.

Phần lớn tập trung ở những tỉnh như Bắc Ninh có làng Đa Hội, giấy Phong Khê, làng giết mổ, gạch ngói. Tại Hà Nội có những làng nghề gây ô nhiễm tập trung tại khu vực Hoài Đức chuyên chế biến sắn, 2:20 dong riềng, thực phẩm như tương Cự Đà."

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lưu Duy Dần dù tình trạng một số nơi càng lúc càng thêm trầm trọng, từ lần kiểm tra trước đến nay chưa có chuyển biến gì trong thực tế; nhưng với sự lên tiếng như vừa qua và gần đây là một điểm tích cực. Ông lý giải vì sao:

"Tình hình được cải thiện tức vấn đề đã được đưa ra công luận rồi. Đại chúng và các làng nghề có hiểu sâu hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần minh bạch ở điểm không phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm chỉ có những làng nghề tái chế nhựa, gạch ngói, sắt thép với lợi nhuận cao nên họ bất chấp môi trường.

Sắt Đa Hội mỗi năm sản xuất từ 900 đến 1000 tỷ đồng; nên người ta sản xuất với bất kỳ giá nào, không chú ý gì đến ô nhiễm môi trường.

PCT HH Làng nghề VN Lưu Duy Dần

Tại các làng nghề ở miền Trung và Nam không có gì trầm trọng lắm..

Vấn đề quan trọng hiện nay nhiều nơi có chú ý về môi trường, mở rộng diện tích mặt bằng."

Người dân từ làng lụa Vạn Phúc cũng nêu ra một số chuyển biến tại địa phương của ông trong việc giảm thiểu gây ô nhiễm cho môi trường từ hoạt động sản xuất loại lụa truyền thống nổi tiếng của địa phương đó. Theo ông các hộ dệt nhuộm lụa tại Vạn Phúc nay sử dụng các loại thuốc nhuộm tốt hơn giúp ô nhiễm giảm bớt đi:

"Mặt hàng truyền thống thôi chứ hiện nay chúng tôi sản xuất bằng các thiết bị cải tiến. Nhuộm bây giờ sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp chứ không như xưa.
Thuốc mà chúng tôi sử dụng hiện nay mức độ độc hại không cao vì chỉ sử dụng thuốc trực tiếp, acid là chính. Dung môi mức độ độc hại không cao, tỷ lệ thải ra môi trường không nhiều."

Lý do tồn tại

Trong thực tế Việt Nam đã có luật xử phạt gây ô nhiễm. Ngoài ra các địa phương cũng có nỗ lực như vừa nêu; thế nhưng có những lý do khiến không thể giải quyết nạn các làng nghề gây ô nhiễm như phân tích của ông Lưu Duy Dần sau đây:

"Vấn đề thứ nhất là mối quan hệ họ hàng trong dân: chủ tịch có quan hệ với xã đội trưởng, với dân nên xử phạt rất khó. Họ nể nang, oán trách nhau.

Luật có nhiều nhưng không sát thực tế. Ý thức cộng đồng không cao. Từ đó gây ra thiếu trách nhiệm. Luật không được thi hành đầy đủ. Chính sách nhiều quá. Rồi mối quản lý nằm ở Bộ Nông Nghiệp, Công Thương, Môi trường, đâu là đầu mối quản lý."

Lang-nghe-nuoc-man-PTheit-rfa-250.jpg
Làng nghề sản xuất nước mắm lâu đời ở Phan Thiết. RFA photo.
Người dân ở làng lụa Vạn Phúc nêu ra hướng giải quyết của địa phương thế nhưng chưa thực hiện được cũng vì lý do sau: 

"Việc thành lập khu xử lý tập trung đã có chủ trương với hướng các khu làm nghề nhuộm tập trung vào một khu vực với hệ thống xử lý nước riêng. Tập trung nước vào một khu mới có điều kiện xử lý. Hiện diện tích để các gia đình ra để sản xuất chưa làm xong.

Riêng chỗ chúng tôi đã làm việc với tập đoàn Jaica hai đợt rồi để nghiên cứu việc xử lý chất thải nhuộm cho dân, nhưng cuối cùng không có điều kiện làm đành phải bỏ."

Về phía cơ quan chức năng cao nhất là Bộ Tài Nguyên- Môi trường trong lĩnh vực này, ông thứ trưởng ông Bùi Cách Tuyến nói đã có những hỗ trợ để các làng nghề có thể phát triển mà không gây ô nhiễm như thông tin nêu ra lâu nay:

"Có những hỗ trợ lâu nay từ Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài nguyên - Môi trường. Gần đây Quốc hội cũng có chương trình hỗ trợ khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Hiện đã có qui hoạch tập trung cho các làng nghề. Nơi đang có những làng nghề thì người ta đang làm như vậy."

Thống kê cho thấy tại Việt Nam có gần 4600 làng nghề. Trong số này có 1300 làng nghề đã được công nhận. Ngoài ra có 3200 làng có nghề. Khu vực này tạo ra công ăn việc làm cho chừng 11 triệu lao động. Chừng một phần ba lao động nông thôn tham gia sản xuất của các làng nghề.

Vấn đề thứ nhất là mối quan hệ họ hàng trong dân: chủ tịch có quan hệ với xã đội trưởng, với dân nên xử phạt rất khó. Họ nể nang, oán trách nhau.

PCT HH Làng nghề VN Lưu Duy Dần

Từ bao đời nay, những nghề truyền thống là một phương kế mưu sinh của người dân, nhất là trong những lúc nông nhàn. Xưa kia đất rộng, người thưa, mọi chất thải ra có được môi trường dường như lớn hơn vì ít cư dân sinh sống nên phân tán đi mà người ta không nhận thấy.

Rồi nguồn lợi có được từ các nghề truyền thống, hay nghề tay trái cũng góp phần làm cho cuộc sống người dân tốt hơn. Đồng thời những mặt hàng truyền thống của từng địa phương đó cũng góp phần làm nên nét văn hóa độc đáo riêng của làng có nghề.

Tuy nhiên, qua thời gian, đến lúc con người ngày càng đông, nhiều đô thị mọc lên, các làng nghề xả thải trở thành một vấn nạn, cũng như các khu sản xuất công nghiệp khác nếu không được tập trung lại và có hệ thống xử lý các chất thải chung nhau theo phương pháp khoa học.

Tình trạng không được giải quyết kịp thời nên ô nhiễm ngày càng trầm trọng là không thể tránh khỏi.

Bản thân các làng nghề có lỗi hay không, nếu như cơ quan chức năng xây dựng đầy đủ các cơ sở hạ tầng để xử lý mọi chất thải ra.

Cảnh báo của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp lần này không có gì mới; duy chỉ mức độ là mạnh thêm như cảnh báo tình trạng ô nhiễm do các làng nghề gây ra được ví như 'bom nguyên tử' và khó dọn sạch như chất dioxin…

Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.


Theo dòng thời sự: