THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
18 February 2012
VIDEO - VỤ CƯỠNG CHẾ TRANG TRẠI ÔNG NG.XUÂN NGỮ Q9 SAI GÒN
Chính quyền quận 9 TPHCM trả thù người tố cáo:
UBND TPHCM chấp thuận cho nhóm cơ hội Q9 tàn phá, cưỡng đoạt lấy tài sản và san bằng nhà ông Ngữ để chiếm đất.Vì ông này cung cấp lời ông H tố cáo Ô. Ng.V.Thành Phó CT UBND Q.9:
- Tặng cho bạn Ô H. 2 căn nhà là tài sản Quốc gia để có được bằng ĐH KT.
- Cấp cho con bố nuôi bà Lê, Phó Bí thư TTQ.Uỷ Q.9, 4 nền nhà tái định cư mặt tiền đường Man Thiện, Q.9. Người này bán 2 nền được 3 tỷ.
Ghi Chú
DanAp - DatDai
Bà Bùi Hằng 'vẫn tuyệt thực'
Bà Bùi Hằng 'vẫn tuyệt thực'
BBC .UK - Cập nhật: 07:09 GMT - thứ bảy, 18 tháng 2, 2012
Hình ảnh đầu tiên của bà Bùi Hằng từ những người đến thăm chụp được sau ba tháng ở trại Thanh Hà.
Con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị đưa vào trại giáo dục vì cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” cuối năm ngoái, cho hay mẹ mình vẫn tuyệt thực.
Anh Bùi Trung Nhân, đi cùng một nhóm bằng hữu của bà Hằng, đi đến trại Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc ngày hôm nay.
Tuy vậy chỉ có con trai bà Hằng được phép vào gặp mẹ sáng thứ Bảy trong cơ sở đào tạo Thanh Hà.
Anh Nhân cho BBC biết: “Sức khoẻ mẹ em có khá lên nhưng vẫn bị bệnh ngoài da.”
Anh nói thêm rằng mẹ mình vẫn “còn tuyệt thực từ ngày 28/1 đến bây giờ”.
Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, nói với BBC từ ngoài cổng trại Thanh Hà: “Tôi đi cùng một đoàn gồm rất nhiều các bác các chú lên Thanh Hà thăm chị Hằng.”
“Chúng tôi và các bác ở đây chỉ được đứng ở ngoài từ rất xa, nhìn qua hàng rào và phải dùng ống kính tele thì mới chụp được ảnh chị Hằng,” ông Dũng nói.
“Trông chị rất già, nói chung có vẻ tiều tụy,” ông Dũng nhận xét.
Mặc dù không được vào gặp mặt, ông Dũng cho biết “mọi người vẫn đang ở đây làm đơn yêu cầu để được gặp”.
“Nhưng từ sáng đến giờ các anh ấy cứ họp lên họp xuống và nói rằng chưa trả lời được.”
"Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo đi cùng và các chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương"
Lê Dũng, một người bạn
“Các anh cứ từ chối là quy định nọ kia nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu vì đây là quyền công dân. Mọi người từ mỗi nơi trên cả nước, những người bạn kéo đến để được nhìn bằng mắt tình trạng của chị là như thế nào, nhưng các cán bộ chỉ giải thích là chưa được.”
Vào buổi tối cùng ngày, ông Dũng cho BBC biết ban quản lý trại và những người tới thăm nhưng không được vào trại cũng đã ký vào biên bản về chuyến đi thăm không thành này do điều mà ban quản lý trại mô tả là "chưa có tiền lệ" này.
"Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo đi cùng và các chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương"
"Chắc là môi trường khắc nghiệt quá, nhìn chị tàn tạ hơn trước, vì chị tuyệt thực lâu nên môi chị tím ngắt và mặt nhăn nheo" ông Lê Dũng nói.
“Tường thuật trực tiếp”
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Trong khi đó, một số trang mạng cá nhân tỏ sự chú ý đặc biệt đến sự việc này.
Trang blog của ông Nguyễn Xuân Diện, một trong những người đến thăm chị Hằng, đăng tải một bài “tường thuật trực tiếp” chuyến thăm của đoàn gồm 27 người, tính cả một cháu bé hơn hai mươi tháng tuổi.
Bài viết có đăng tải những hình ảnh theo thứ tự thời gian cũng như bức ảnh chị Hằng được chụp bằng ống kính tele như miêu tả.
Các bức ảnh khác còn cho thấy một đoàn xe ôtô bốn chỗ đời hiện đại trong đó có hai chiếc mang biển Hà Nội và một chiếc mang biển Phú Thọ xếp hàng dài bên ngoài khu vực trại giáo dục Thanh Hà.
Theo ông Nguyễn Xuân Diện, những người đến thăm bà Hằng hôm nay gồm có Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, Phương Bích, ông bà Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng…
Một số thân hữu, trên Facebook, đăng tải bức hình bà Hằng từ ngoài hàng rào với dòng ghi chú: “Bức ảnh này sẽ đi vào lịch sử."
Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.
Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi "thiếu lịch sự" nơi công cộng.
Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói 'thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần' là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.
Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam "thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị".
Thông cáo này nói: "Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận."
BBC .UK - Cập nhật: 07:09 GMT - thứ bảy, 18 tháng 2, 2012
Hình ảnh đầu tiên của bà Bùi Hằng từ những người đến thăm chụp được sau ba tháng ở trại Thanh Hà.
Con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị đưa vào trại giáo dục vì cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” cuối năm ngoái, cho hay mẹ mình vẫn tuyệt thực.
Anh Bùi Trung Nhân, đi cùng một nhóm bằng hữu của bà Hằng, đi đến trại Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc ngày hôm nay.
Tuy vậy chỉ có con trai bà Hằng được phép vào gặp mẹ sáng thứ Bảy trong cơ sở đào tạo Thanh Hà.
Anh Nhân cho BBC biết: “Sức khoẻ mẹ em có khá lên nhưng vẫn bị bệnh ngoài da.”
Anh nói thêm rằng mẹ mình vẫn “còn tuyệt thực từ ngày 28/1 đến bây giờ”.
Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, nói với BBC từ ngoài cổng trại Thanh Hà: “Tôi đi cùng một đoàn gồm rất nhiều các bác các chú lên Thanh Hà thăm chị Hằng.”
“Chúng tôi và các bác ở đây chỉ được đứng ở ngoài từ rất xa, nhìn qua hàng rào và phải dùng ống kính tele thì mới chụp được ảnh chị Hằng,” ông Dũng nói.
“Trông chị rất già, nói chung có vẻ tiều tụy,” ông Dũng nhận xét.
Mặc dù không được vào gặp mặt, ông Dũng cho biết “mọi người vẫn đang ở đây làm đơn yêu cầu để được gặp”.
“Nhưng từ sáng đến giờ các anh ấy cứ họp lên họp xuống và nói rằng chưa trả lời được.”
"Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo đi cùng và các chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương"
Lê Dũng, một người bạn
“Các anh cứ từ chối là quy định nọ kia nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu vì đây là quyền công dân. Mọi người từ mỗi nơi trên cả nước, những người bạn kéo đến để được nhìn bằng mắt tình trạng của chị là như thế nào, nhưng các cán bộ chỉ giải thích là chưa được.”
Vào buổi tối cùng ngày, ông Dũng cho BBC biết ban quản lý trại và những người tới thăm nhưng không được vào trại cũng đã ký vào biên bản về chuyến đi thăm không thành này do điều mà ban quản lý trại mô tả là "chưa có tiền lệ" này.
"Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo đi cùng và các chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương"
"Chắc là môi trường khắc nghiệt quá, nhìn chị tàn tạ hơn trước, vì chị tuyệt thực lâu nên môi chị tím ngắt và mặt nhăn nheo" ông Lê Dũng nói.
“Tường thuật trực tiếp”
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Trong khi đó, một số trang mạng cá nhân tỏ sự chú ý đặc biệt đến sự việc này.
Trang blog của ông Nguyễn Xuân Diện, một trong những người đến thăm chị Hằng, đăng tải một bài “tường thuật trực tiếp” chuyến thăm của đoàn gồm 27 người, tính cả một cháu bé hơn hai mươi tháng tuổi.
Bài viết có đăng tải những hình ảnh theo thứ tự thời gian cũng như bức ảnh chị Hằng được chụp bằng ống kính tele như miêu tả.
Các bức ảnh khác còn cho thấy một đoàn xe ôtô bốn chỗ đời hiện đại trong đó có hai chiếc mang biển Hà Nội và một chiếc mang biển Phú Thọ xếp hàng dài bên ngoài khu vực trại giáo dục Thanh Hà.
Theo ông Nguyễn Xuân Diện, những người đến thăm bà Hằng hôm nay gồm có Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, Phương Bích, ông bà Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng…
Một số thân hữu, trên Facebook, đăng tải bức hình bà Hằng từ ngoài hàng rào với dòng ghi chú: “Bức ảnh này sẽ đi vào lịch sử."
Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.
Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi "thiếu lịch sự" nơi công cộng.
Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói 'thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần' là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.
Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam "thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị".
Thông cáo này nói: "Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận."
Subscribe to:
Posts (Atom)