THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 August 2011

Giá vàng biến động, giao dịch trầm lắng

Giá vàng biến động loạn xạ trong sáng nay, thay vì đua nhau đi mua hoặc bán như mọi hôm, người dân đang có xu hướng 'án binh bất động' nghe ngóng tình hình.
> Giá vàng rập rình lên xuống

Tại Hà Nội, ghi nhận của VnExpress.net, tâm lý phân vân, lo lắng đã lan tới người dân khi thấy giá biến động quá nhanh. Sau khi ồ ạt bán ra vì sợ giá xuống, đến sáng nay, khi giá vàng chạm ngưỡng 46 triệu đồng một lượng, rất nhiều người đến cửa hàng chỉ với mục đích thăm dò giá.
Vàng
Vàng tăng giá vào đầu giờ sáng nhưng càng đến trưa, giá càng đi xuống khiến cho giao dịch tại phố Trần Nhân Tông ở Hà Nội ảm đạm. Ảnh: Tuệ Minh.

Đại diện công ty Phú Quý nhận định, hiện tại, giá trong nước phụ thuộc chủ yếu vào quốc tế. Chính sách nhập khẩu vàng của Nhà nước gần như chỉ có tác động trong 2 ngày trước, còn bây giờ gần như ít người quan tâm. Tỷ lệ mua bán trong sáng nay cân bằng, ông này nhận định.

Trong khi đó, tại Bảo Tín Minh Châu, ông Hoàng Hữu Định, phụ trách kinh doanh cho biết đầu giờ sáng, khi giá cao lên người dân có xu hướng bán ra.

Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn DOJI, bà Trần Như My cũng xác nhận, thời điểm này, xu hướng mua bán không rõ ràng, chủ yếu người dân đang thăm dò, chờ giá xuống sẽ gom vào.

Theo tiết lộ của bà My, từ sáng, khi giá lên 46 triệu đồng, các nhà buôn đua nhau bán ra, chủ yếu là vàng miếng và các sản phẩm vàng ngoài không phải của SJC. Số lượng đơn vị này thu mua được từ nhà buôn khoảng 1.000 cây. Người đi mua sáng nay vẫn chủ yếu là khách nhỏ lẻ, chờ giá thấp là mua vào. Số lượng bán ra sáng nay của đơn vị này đạt khoảng 500 lượng. Tuy nhiên theo Giám đốc kinh doanh của DOJI, xu hướng mua bán đã chậm hơn vì giá đang biến động theo thế giới.

Tại TP HCM,giao dịch dường như ngưng lại, người dân chủ yếu án binh bất động để nghe ngóng tình hình.
"Tôi chạy đến hiệu vàng ngó xem tình hình gía cả thế nào thôi. Mặc dù hôm qua mới bán 5 chỉ vàng nhưng giờ bảo mua vào tôi thực sự không dám", một khách hàng tại hiệu vàng trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 chia sẻ.
vàng
Giao dịch tại nhiều cửa hàng ở Hà Nội sáng nay khá thưa thớt, dù giá cao hơn so với chiều hôm qua. Ảnh: Tuệ Minh.

Các chủ hiệu vàng bán lẻ quanh các chợ Bến Thành, chợ Tân Định, quận 1, chợ An Đông, quận 5...cũng cho biết, tình hình giao dịch sang nay chậm hẳn so với mọi hôm. "Sáng giờ giá nhảy liên hồi nên hầu như không có khách nào dám mua bán lúc này", chủ hiệu vàng trên đường Lê Lợi, Q1, TP HCM cho hay.

Lượng mua bán không đáng kể nhưng do giá thay đổi quá nhanh khiến việc niêm yết giá vàng mỗi nơi một khác.

Trong khi Bảo Tín Minh Châu đến 10h15 vẫn công bố mua vào ở 44,30 triệu đồng, một vài cửa hàng bên cạnh lại để giá mua bán thấp và cao hơn với chênh lệch lên tới cả trăm nghìn đồng mỗi lượng. Lúc này, công ty Phú Quý báo giá mua vào ở 44,40 triệu đồng và bán ra ở 45 triệu đồng. Giá bán tương đương, còn chiều mua cao hơn Bảo Tín Minh Châu 100.000 đồng một lượng.

Còn tại khu vực TP HCM, chỉ tính quanh chợ Tân Định, quận 1 (TP HCM), có 5-6 tiệm vàng liền kề nhau nhưng lúc 10h, các hiệu này có mức giá mua bán rất khác. Có nơi mua vào 45 triệu đồng, bán ra 45,5 triệu, nơi thì mua bán 44,9-45,2 triệu đồng...

Theo giải thích của một chủ hiệu vàng tại đây, do giá biến động nhanh nên niêm yết là một chuyện, còn khi khách giao dịch thì sẽ công bố giá bằng miệng ngay tại thời điểm diễn ra mua bán chứ không áp dụng giá trên bảng. "Nếu khách mua bán nhiều thì có thể cân nhắc mức giá mềm hơn nữa", bà chủ nói.

Trong khi đó, một chủ hiệu khác thì lý giải, hiện nay giá vàng biến động loạn xạ nên hiệu bà áp dụng hình thức mua bán liền tay. Tức mua đâu bán đó, canh được giá hợp lý thì bán ngay. Do đó, nhiều khi giá vàng SJC mua vào của hiệu cao hơn giá của các đơn vị khác nhưng bán ra thì thấp hơn. "Giá hiện giờ chủ yếu do mình tự cân nhắc là chính", chủ hiệu nói.

Một chủ hiệu kim hoàn trên đường Lê Thánh Tôn cho biết, để kích thích giao dịch, giá bán ra của cửa hiệu chị thường "mềm" hơn so với giá của Tổng công ty vàng SJC. Nguyên nhân là do khi đến mua số lượng vàng lớn, đơn vị thường được chia vàng với giá thấp hơn giá công ty đang niêm yết. Nhờ vậy mà giá bán ra có thể thấp hơn đôi chút. "Mình phải bán giá thấp hơn thì mới mong có khách đến mua, nếu không họ đến các đầu mối lớn để giao dịch hết", chị nói.

Các chủ hiệu vàng sáng nay liên tục nghe điện thoại khách hỏi thăm giá. Ảnh: Lệ Chi

Nhiều điểm kinh doanh có xu hướng thu hẹp biên độ mua bán so với những ngày trước để kích thích giao dịch thay vì giãn biên độ ra 1-2 triệu đồng như năm 2009.

Tập đoàn DOJI lúc 13h cũng công bố mua bán chênh nhau chỉ 300.000 đồng, ở 44,9-45,2 triệu đồng (mua vào - bán ra). Khoảng cách thu hẹp hơn 100.000 đồng so với sáng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lớn tại TP HCM để khoảng cách mua bán ở

Tuy nhiên, chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Công Tường, Phó trưởng phòng Kinh doanh, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC khẳng định, dù khách mua với số lượng nhiều hay ít thì công ty đều bán theo giá niêm yết lúc giao dịch chứ không có chuyện thoả thuận giá.

Nhiều chuyên gia nhận định, giá vàng thị trường vật chất hiện nay thực sự rất bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người dân và nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng để tránh bị kéo sâu vòng xoáy của giá vàng.

'Cò mồi' đại náo phố vàng
Từ nhiều ngày nay, tại phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), giới đầu cơ đã vào cuộc để làm rối thị trường vàng. Lượn lờ khắp các tiệm vàng, ngồi uống trà, tán phét về giá và dự đoán xu hướng, những "cò mồi" tiêm nhiễm sự hoang mang cho không ít người có nhu cầu mua, bán thực.

Không khó để nhận diện các nhà đầu cơ chính hiệu, chủ yếu là phụ nữ. Khoác túi xách, dáng vẻ hớt hải, tỏ thái độ quan tâm đến vàng và làm điệu bộ như một khách đi mua, nhưng nếu thấy người dân lao xe lên vỉa hè, ngay lập tức họ sẽ túm lại và hỏi han đủ kiểu. 

Ngồi uống nước trên vỉa hè phố Trần Nhân Tông, một nhà đầu cơ trạc 50 tuổi cho biết, với tình hình hiện nay, cứ giá xuống mua vào là hợp lý. Tuy nhiên, rất nhiều "cò" khác lại xúi khách hàng bán ra và dự đoán có thể giá còn hạ nữa. Một số khác túm tụm với nhau, giả vờ như đang trao đổi, nhưng cố tình nói khá lớn để những người có tiền thật, vàng thật nghe thấy và bị ảnh hưởng tâm lý. 

Theo lời anh Tiến, bảo vệ một công ty kinh doanh vàng tại đây, "cò" đã xuất hiện từ những ngày giá vàng liên tục lên xuống. "Những người này đến rất sớm, lượn lờ ra vào trước cửa hàng, không bán không mua nhưng liên tục xúi khách khiến họ rối trí. Đến khi thấy có lợi, chúng sẽ mua vào hoặc bán ra và ăn chênh lệch", anh nói.
Lệ Chi - Tuệ Minh

Việt Nam sẵn sàng thảo luận về nhân quyền với EU và Hoa Kỳ

by Rfa Vietnamese on Thursday, August 11, 2011 at 7:09am
 
Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán về vấn đề nhân quyền với các nước EU và Hoa Kỳ. Đó là nội dung phát biểu của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay.

Trung Quốc tập trận gần biên giới VN



Một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc
Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.

Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.

Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.

Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.

Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.

'Trả giá đắt'

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).

Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.

Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".

Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.

"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."

Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".

"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."

VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc



Bộ đội biên phòng Việt Nam (ảnh của SGGP)
Việt Nam có 12 tỉnh biên giới phía Bắc

BBC - Tin cho hay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa có cuộc họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.

Báo Nhân dân đưa tin Hội nghị Tăng cường An ninh Biên giới Đất liền, Bờ biển vừa được tổ chức sáng thứ Tư 10/08 tại TP Sapa, tỉnh Lào Cai.
Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường niên.

Tuy thời điểm của cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu tổ chức không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Không rõ cuộc họp của lực lượng biên phòng Việt Nam có liên quan gì tới hoạt động của nước láng giềng hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Bản tin ngắn trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho hay hội nghị do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức có sự tham gia của "12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc là: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình".

Thế trận biên phòng toàn dân

Được biết Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã có bài phát biểu tại hội nghị, trong đó ông nhấn mạnh "tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới" và sự phối hợp giữa lực lượng biên phòng và chính quyền các địa phương.

Thông điệp của bộ đội biên phòng là trong thời gian tới, trọng tâm sẽ được đặt vào việc "tập trung xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, đảm bảo an ninh-trật tự biên giới quốc gia".

Lãnh đạo bộ đội biên phòng Việt Nam nói chủ trương của lực lượng vẫn là "giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển".

Bảy tỉnh phía Bắc của Việt Nam có biên giới đất liền với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Ngoài ra, một số tỉnh có biên giới trên biển với Trung Quốc và biên giới đất liền với Lào.

Cuối tháng trước, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam do Trung tướng Chính ủy Võ Trọng Việt dẫn đầu, đã có chuyến công cán tại Quân khu Quảng Châu và Vân Nam (thuộc Quân khu Thành Đô) của quân đội Trung Quốc.

TQ chiếm 90% các gói thầu EPC ở VN

Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đang xây dựng

 BBC - Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đang bị chậm trễ trong xây dựng

Thống kê trên báo Việt Nam cho hay tuy đầu tư trực tiếp không cao nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc lại chiếm lĩnh thị trường tổng thầu EPC trong các công trình thượng nguồn.

Thông tin trên chuyên trang diễn đàn doanh nghiệp VNR500 của báo điện tử VietnamNet nói tuy lượng đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn FDI, nhưng "tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung

Quốc đảm nhiệm" với tư cách tổng thầu EPC.

Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng trong đó nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật tới cung ứng vật tư, thiết bị, thi công công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
Bản tin trên trang VNR500 nói thực tế chưa có thống kê chính thức, nhưng 90% là tỷ lệ ước tính của "các quan chức ngành công thương".

Thông tin nói trên tuy không hẳn mới, nhưng nó một lần nữa cho thấy đang có quan ngại trước sự hiện diện ồ ạt của các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khai khoáng, năng lượng... thuộc loại tối quan trọng của quốc gia.

Dự án kinh tế trọng điểm

Bộ Công Thương được dẫn nguồn đưa ra con số vào tháng 7/2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam.
"41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng."

Trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.

Về khai thác bauxite, các công ty Trung Quốc áp đảo thị trường.

Lĩnh vực năng lượng điện được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc.

Hai tập đoàn Điện khí Thượng Hải và Tập đoàn Đông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1...

Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án Vũng Áng, Kiên Lương. Gói thầu dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương được nói trị giá tới 2 tỷ đôla, ký với nhà thầu Trung Quốc hồi tháng 7/2010.

Điều đáng chú ý là đa số các dự án đang bị chậm tiến độ.

Lý do các doanh nghiệp Trung Quốc hay thắng thầu được cho trước hết là vì giá thấp, trong khi theo Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, "cơ chế đấu thầu ở Việt Nam thực chất là đấu thầu về giá".

Tuy nhiên, các nhà thầu Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam không những công nhân lao động, mà cả nguyên vật liệu và trang thiết bị.

Hiệp hội Cơ khí đánh giá như vậy "vô hình chung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho nước bạn và làm gia tăng nhập siêu".

Trái cây ở VN

 
Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài "tuổi thọ" bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.
 
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” - ông Thuận “trình
 diễn” màn thúc chín cho mít - Ảnh: Khương Văn
"Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều"
 
Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: "Mua trái non vậy sao chín được?". Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: "Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe". Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.Từ "tắm" đến chích hóa chất Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: "Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín". Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng "chẻ" cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ "tắm" thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: "Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt". Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: "Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...". Và "hàng" ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã "tắm" thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
 
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: Khương Văn
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái 
 
Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: "Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm". Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: "Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml". Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể "chẻ" cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn. Đã sử dụng "công nghệ" được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: "Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều". Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. "Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn" - bà Mai khẳng định.
 
Những trái sầu riêng đã được “tắm” hóa chất ở vựa bà Trang (xã Nhân Nghĩa,
 huyện Cẩm Mỹ,




 Đồng Nai) -
  Ảnh: Ngọc Khải
Những trái sầu riêng đã được "tắm"
 
Kéo dài "tuổi thọ" Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ "mánh". Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có "công nghệ" xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng. Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: "Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều". Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: "Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít". Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài. Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: "Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn". Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn. Ông Huynh phân trần: "Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên".
NGỌC KHẢI - KHƯƠNG VĂN

"Hãi hùng" mực khô giả cua tàu công giống y như thật

 
 
 
 
Khi nướng lên, ăn có vị lạ, tanh, không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thấy bã, xơ. Có con nướng lên có màu tía như rau dền...Chị Phan Thị Thanh ở quận Ngô Quyền -Hải Phòng cho biết: "Tuần trước, khi đi tàu từ miền Nam ra, tôi mua 3 gói cá mực khô, mỗi gói 6 con giá hơn 50.000 đồng. Tuy nhiên, khi nướng lên, ăn thấy có vị khác lạ, tanh và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ. Có con nướng lên có màu tía như rau dền...
Mực giả đuôi được gắn bằng keo
... Khi cả nhà đem cá mực do một người bạn ở Cát Bà tự tay phơi cho thì thấy có nhiều điểm khác biệt".

Vừa nói, chị Thanh cho chúng tôi xem 4 con cá mực khô lạ. So sánh với cá mực khô gửi từ Cát Bà thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo.

Quan sát kỹ, phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên. Khi đem nướng, thì cá mực lạ có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, nhưng râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường. Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường.

Đặc biệt khi nướng, cá mực này không cong vào tự nhiên mà vẫn thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong như cá mực bình thường. Chị Thanh cho biết: "Tôi nghe người bạn ở Cát Bà nói về cá mực khô giả nhưng không tin. Đến khi mua phải và nướng lên ăn có vị khác lạ thì mới tá hỏa. Họ làm giả giống y như thật, ăn cũng có vị cá mực, nếu không có cá mực thật do người bạn tự tay phơi thì tôi cũng không thể phân biệt được".

Anh Bùi Đức Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Quang Hải, cho biết: " Từ năm 2010 đến nay, cán bộ công ty và đồn biên phòng 50 bắt được một số mực khô giả ngay tại Cát Hải. Năm ngoái, bắt được 80 kg mực khô giả. Là người thu mua và chế biến thủy sản lâu năm mà nhìn bằng mắt thường tôi còn không phân biệt được mực khô giả và mực khô thật vì về hình thức, hai loại giống hệt nhau. Chỉ khi nướng lên ăn mới phân biệt được vì có vị khác.

Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch".

Tình trạng mực khô giả bán với giá rẻ xuất hiện tại thị trường Hải Phòng khoảng 2 năm nay nhưng rộ lên là từ cuối năm 2010. Ngày 30/10/2010, Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung công nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, chi cục gửi mẫu sản phẩm lên Trung ương giám định. Kết quả giám định mẫu mực khô xé do Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng thu cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép.

Lô hàng không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng. Theo phản ánh của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường, loại mực khô mà chi cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực có chất bảo quản.

Trước đó, khi có thông tin tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận có mực khô và mực khô xé sẵn kém chất lượng, Viên Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa) và Viện Hóa học (Viện Khoa học Việt Nam) kiểm tra bước đầu, sơ bộ nhận định các loại mực khô này được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo là một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau như củ sắn dây, bột sắn.

Trước tình trạng trên, người tiêu dùng cần cảnh giác, lựa chọn kỹ, tránh hàng không bảo đảm chất lượng. Chú ý mua cá mực khô ở các cửa hàng có uy tín và không mua khi phát hiện cá mực có biểu hiện bất thường. Nên nướng thử mực khô trước khi mua với số lượng lớn. Vì khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực khô kém chất lượng, mực khô nhập lậu bị thu giữ khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên. Tránh mua cá mực khô với giá quá rẻ. Hiện cá mực khô xịn Cát Bà được bán với giá hơn 500 nghìn đồng/ kg, còn cá mực khô kém chất lượng rẻ hơn 30- 50%

Toi Ac cua Dang Cong San Viet Nam

Ðình chỉ công tác công an nghi đánh chết kẻ trộm tại thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

nguon: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=135476&z=2


VIỆT NAM (Tổng hợp) - Thêm một vụ công an bị đình chỉ công tác vì nghi đánh chết dân xảy ra tại thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, hôm 9 tháng 8.

Công an huyện Diên Khánh dùng dùi cui đánh dân. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Nạn nhân là một thanh niên tên Trần Gòn 27 tuổi, cư dân Ninh Thuận bị bắt vào chiều trước đó vì trộm tiền cúng dường của bá tánh tại chùa Phước Huệ, thành phố Phan Rang.

Theo báo Người Lao Ðộng, ông Gòn bị bắt đưa về đồn công an phường Mỹ Hải giam giữ chiều ngày 7 tháng 8 để điều tra về vụ trộm tiền công đức của chùa Phước Huệ. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau, người ta lại đưa ông Gòn vào bệnh viện Ninh Thuận cứu cấp vì bị chấn thương sọ não. Ðến tối 9 tháng 8, ông Gòn chết trên giường bệnh.

Nhân viên cảnh sát có liên quan đến cái chết của nạn nhân là một cảnh sát hình sự tên Lê Khắc Sáu của công an thành phố Phan Rang đã tạm thời bị đình chỉ công tác.

Trong khi đó tại thành phố Ðà Lạt, một ông chủ tịch xã cũng đã bị dân tố cáo đánh người thô bạo. Nạn nhân là ông Nguyễn Phong 41 tuổi, cư dân thành phố Ðà Lạt cho biết sự việc khởi đầu khi ông Lê Hải Châu, trưởng công an xã Trạm Hành, nơi ông cư ngụ đến đập cửa nhà ông lúc nửa đêm để buộc đến trụ sở xã Xuân Trường “có việc gấp.” Không thể trì hoãn nên ông Phong theo ông Châu đến trụ sở xã, giáp mặt với ông chủ tịch xã Xuân Trường tên Trần Anh Quốc và một người công an tên Hiển.

Ông chủ tịch xã đang nặc nồng mùi rượu buộc ông Phong phải cung khai việc mua hàng hóa bị trộm tại địa phận xã ông trong thời gian qua. Ông Phong bị ông chủ tịch xã đấm đá túi bụi sau khi khóa chặt cửa, tắt hết điện để ông trổ tài hành xử dã man như một con thú trong bóng tối. Cấp trên của ông chủ tịch xã này là Hà Phước Ta xác nhận tính khí thô bạo của ông chủ tịch trong nhiều vụ trước đó.

Theo báo VNExpress, ông Ta xác nhận ông chủ tịch xã 34 tuổi mới được bổ nhiệm chưa đầy 2 tháng có lần đòi đốt một trạm xăng tại địa phận xã mình.

free counters
Free counters

Trung cộng điều động số lượng lớn quân đội sát biên giới phía Bắc VN

Phero (danlambao) Theo bản tin của đài BBC hiện nay, Trung Cộng đã điều động một số lượng lớn quân đội dọc theo biên giới Việt Trung. Bên cạnh đó là những căng thẳng trên biển Đông hai hôm nay khi Trung Cộng đưa tàu thăm dò dầu khí vào khu vực chủ quyền của Việt Nam chuẩn bị cho việc đưa dàn khoang dầu khổng lồ vào khai thác! Trước tình hình như thế, bà Nguyễn Phương Nga có lên tiếng phản đối nhưng xem ra không có hiệu quả.

Như vậy vấn đề căng thẳng biển Đông đã được Trung Cộng đẩy lên một cấp độ nguy hiểm hơn nữa. Những động thái này tuy có thể chúng ta chưa biết, nhưng truyền thông thế giới vẫn thấy và tỏ vẻ quan ngại cho hành động tập trung quân đội tại biên giới trên bộ. Tuy nhiên trên trang web chính thức của bộ quốc phòng Trung Cộng: www.mod.com.cn chỉ huy quân sự của Quảng Châu nói vẫn thường xuyên tập trận tại biên giới Việt Trung chứ không vì lý do tranh chấp Hoàng Sa, và Trường Sa.

Trước sự hiếu chiến của Trung Cộng, và những động thái ngang nghiên cùng những hành động tập trung quân đội dọc biên giới, đã khiến tình hình đã trở nên đáng lo ngại một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra bất cứ lúc nào với Việt Nam. Thế nhưng điều kỳ lạ là những hợp đồng kinh tế về năng lượng như nhà máy điện Trà Vinh, Cà Mau vẫn cho Trung Cộng thắng thầu, kéo theo sau những hợp đồng đó là hàng nghìn công nhân họ lũ lượt sang Việt Nam làm việc và một số lớn là không có tay nghề! Dù dư luận lên tiếng gay gắt, nhưng những quan chức địa phương ở Cà Mau lại lên tiếng bênh vực.

Khi viết bài này, mình thấy chán nãn cho đất nước, nhà nước và nhân dân không cùng một tiếng nói, trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế, nhà cầm quyền cho bắt bớ những người yêu nước một cách phi pháp, đàn áp lòng yêu nước nhưng lại phản ứng yếu ớt với những hành động xâm lược liên tục của Trung Cộng. Chiến tranh thì treo lơ lững trên đầu tổ quốc, còn công nhân nhân Tàu thì lũ lượt kéo sang khắp nới trên đất nước! Chưa có con số thống kê chính xác là bao nhiêu công nhân Tàu trên đất nước, nhưng thử nghĩ xem, nếu có chiến tranh mỗi tỉnh có vài nghìn thằng Tàu cầm mã tấu đi chém giết cướp hiếp đốt tất cả trên đường đi thì có trở tay kịp không?

Giặc trên đầu, giặc trong nhà, giặc ngoài biển mà nhà cầm quyền thì đi bắt nóng bắt nguội người yêu nước, đi đàn áp người yêu nước thì không mất nước mới là lạ. Một nhà cầm quyền điên loạn khi mới đây cho ông tướng Bùi phan Kỳ của quân đội nhân dân viết bài nói rằng quân đội phải biết quay súng bắn vào ai khi có diễn biến? Thưa ông, diển biến hiện nay là Trung Cộng đang tập trung một số lớn quân đội dọc biên giới phía Bắc, trong các nhà máy chúng trúng thầu và ngoài Hoàng Sa Trường Sa kia. Ông là nhà quân sự mà sao không lo biên cương tổ quốc lại đi lo chuyện "quần" chúng thế? Có những vị tướng thế này, không mất nước mới lạ.

danlambaovn.blogspot.com

*


Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.

Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.

Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.

Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.

Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.

'Trả giá đắt'

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).

Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.

Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".

Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.

"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."

Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".

"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."

Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh Huyền thoại về cái gọi là "Hồ Chí Minh đoàn kết dân tộc"

Hồ Chí Minh luôn luôn hô hào đoàn kết dân tộc.  Một trong những khẩu hiệu ưng ý của họ Hồ là "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công."(33)  Sau đây là các cách thức đoàn kết của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.

1.  Ðoàn kết là tiêu diệt tất cả mọi người bất đồng chính kiến bằng bất cứ giá nào để giành quyền lực:  Khoảng giữa tháng 11-1924, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Lý Thụy, đáp tàu từ Vladivostok (viễn đông Liên Xô) đi Quảng Châu (Trung Hoa) với vai trò thông ngôn của phái bộ cố vấn Borodin bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên trong thời kỳ liên minh quốc cộng đầu tiên ở Trung Hoa.  Ðến Quảng Châu, Lý Thụy bắt đầu gây dựng cơ sở đảng Cộng Sản Việt Nam.  Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam uy tín nhất ở Trung Hoa thời bấy giờ là Phan Bội Châu.  Ðể giành lấy tổ chức của Phan Bội Châu, một trong những việc làm đầu tiên của Lý Thụy ở Quảng Châu là bán tin tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi ông Phan đi từ Hàng Châu đến Thượng Hải ngày 1-7-1925.(34)  Từ đó, những người hoạt động cách mạng ở Trung Hoa thiếu người lãnh đạo, dần dần ngả về theo nhóm cộng sản của Lý Thụy.  Chẳng những chỉ một mình Phan Bội Châu, mà những cán bộ cách mạng nào không theo phe Lý Thụy, đều bị Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt trên đường về Việt Nam hoạt động.(35)
               Trong cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930, các đảng viên cộng sản áp dụng đúng sách vở của Lý Thụy, rải truyền đơn tố cáo Quốc Dân Ðảng sẽ tấn công Bắc Kỳ để Pháp đề phòng và lùng bắt các đảng viên QDÐ.  Nguyễn Thị Giang đã đưa các tờ truyền đơn nầy cho Nguyễn Thái Học xem, nhưng Nguyễn Thái Học vẫn không tin là những đảng phái cách mạng Việt Nam cùng chống Pháp lại có thể hại nhau như thế.(36) 
               Năm 1945, Nhật Bản thất trận và đầu hàng Ðồng Minh.  Tại hội nghị Potsdam (thị trấn ngoại ô Berlin), đại diện các nước Ðồng Minh đưa ra tối hậu thư cho Nhật, trong đó quyết định về vấn đề Ðông Dương như sau: quân đội Nhật sẽ bị giải giới do người Trung Hoa (Quốc Dân Ðảng) ở phía bắc vĩ tuyến 16, và do người Anh ở phía nam vĩ tuyến 16.  Tối hậu thư không nói ai sẽ cầm quyền sau khi quân đội Nhật bị giải giới.  Lợi dụng khoảng trống chính trị nầy, Mặt trận Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, gồm nòng cốt là đảng viên cộng sản, tổ chức cướp chính quyền.  Việt Minh đã giết hại và thủ tiêu vô số người yêu nước không đi theo chủ trương đường lối của Việt Minh.  Những tên tuổi lớn đều bị Việt Minh giết hại như Phạm Quỳnh (1945), Ngô Ðình Khôi (1945), Tạ Thu Thâu (1945), Bùi Quang Chiêu (1945), Phan Văn Hùm (1945), Trương Tử Anh (1946), Huỳnh Phú Sổ (1947), Khái Hưng (1947)...  Việt Minh thủ tiêu hàng loạt các đảng viên Quốc Dân Ðảng, các nhà trí thức khác, bà hàng ngàn tín đồ đạo Cao Ðài.(37)  Việt Minh thủ tiêu tất cả những ai có thể tranh quyền với Việt Minh, từ trung ương, ở các thành phố lớn, đến những đơn vị nhỏ nhất ở các làng xã.
               Như vậy, ý nghĩa thứ nhất về việc đoàn kết và liên hiệp đối với Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, là sự sáp nhập hay tiêu diệt tất cả các phe nhóm hay cá nhân đối lập với Cộng Sản bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ phương tiện gì, để chỉ còn lại những ai chịu "đoàn kết" chấp nhận vâng phục cộng sản.  Chỉ khi nào thất thế, gặp nhiều trở lực, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản mới sử dụng cách đoàn kết thứ nhì.

2.   Ðoàn kết là tạm thời nhượng bộ, liên minh giai đoạn để vượt khó khăn:  Cũng trong năm 1945, sau khi lập chính phủ đầu tiên ngày 2-9, gồm đại đa số đảng viên cộng sản, Hồ Chí Minh gặp nhiều trở ngại về phía người Pháp theo chân người Anh đến Ðông Dương, và từ từ tiến ra Bắc; về phía người Trung Hoa (Quốc Dân Ðảng) đang từ biên giới tiến xuống Hà Nội theo thỏa ước Potsdam; và về phía những đảng phái cách mạng Việt Nam như Việt Nam Quốc Dân Ðảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội (Việt Cách).  Hồ Chí Minh đành phải nhượng bộ, tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 11-11-1945, thực chất là đảng Cộng Sản rút vào hoạt động bí mật.(38)  Họ Hồ tổ chức tổng tuyển cử ngày 6-1, và thành lập chính phủ liên hiệp ngày 2-3-1946 gồm cả những lãnh tụ Việt Cách và Việt Quốc như Nguyễn Hải Thần, Trương Ðình Tri, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, Nghiêm Kế Tổ ...  Ngay sau khi ký kết được với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3, tạm hòa hoãn với Pháp, và mua chuộc được các tướng lãnh Trung Hoa để họ rút quân về nước, nghĩa là vừa thoát qua được khó khăn, Hồ Chí Minh thẳng tay loại bỏ ngay các lãnh tụ không phải là Việt Minh ra khỏi chính phủ, khủng bố, giết hại nhân viên các đảng phái quốc gia, nuốt chửng những kẻ đã từng liên hiệp với họ. 
Sách lược nầy được ứng dụng thêm một lần nữa với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thành lập ngày 20-12-1960.  Lúc đầu, mặt trận nầy gồm một số đảng viên cộng sản làm nòng cốt và một số người chống chế độ Ngô Ðình Diệm.  Sau đó, những người không thuộc đảng Cộng Sản bị loại dần cho đến khi mặt trận chỉ còn lại những người của Cộng Sản Ðảng mà thôi.
               Những người trước đây bất đồng chính kiến, nhưng khi gặp Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, chịu khuất phục và chịu đi theo họ Hồ thì được sử dụng trong những giai đoạn và hoàn cảnh cần thiết.  Ví dụ Trần Huy Liệu (1901-1969), chủ bút Ðông Pháp Thời Báo (1925-1927), chi bộ trưởng chi bộ đặc biệt của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở Sài Gòn, bị Pháp bắt đày Côn Ðảo trong năm năm.  Mãn hạn tù, ông ra bắc năm 1935 và gia nhập đảng Cộng Sản năm 1936.  Năm 1939, ông bị Pháp bắt trở lại, đày đi Sơn La, rồi an trí năm 1942 ở Thái Nguyên, và Yên Bái.  Năm 1945, ông trốn về Hà Nội làm báo Cứu Quốc của Việt Minh trong vòng bí mật.  Khi Việt Minh cướp chính quyền ngày 2-9, ông được Hồ Chí Minh giao làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền trong chính phủ Việt Minh đầu tiên.  Ông được cử làm trưởng phái đoàn Việt Minh gồm cả Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận (tức nhà thơ Huy Cận) vào Huế chứng kiến việc thoái vị của vua Bảo Ðại tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8-1945.
               Hồ Chí Minh giao Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền không phải vì tín nhiệm Trần Huy Liệu mà vì họ Hồ cần uy tín chính trị của ông.  Trần Huy Liệu vốn là chi bộ trưởng chi bộ đặc biệt Quốc Dân Ðảng tại Sài Gòn.  Hồ Chí Minh sử dụng Trần Huy Liệu để tuyên truyền cho cái gọi là chính sách đoàn kết đảng phái của Việt Minh, nhắm lôi cuốn quần chúng theo họ, nhất là lôi cuốn các đảng viên Quốc Dân Ðảng.  Lúc bấy giờ do những hy sinh to lớn của Nguyễn Thái Học và các đồng chí, Quốc Dân Ðảng rất có uy tín chính trị trên toàn quốc.  Khi đã qua khỏi giai đoạn cần thiết, năm 1946, Hồ Chí Minh cử Trần Huy Liệu làm uỷ viên thường trực Quốc Hội.  Cuối cùng, năm 1953, Trần Huy Liệu trở thành trưởng ban Nghiên cứu Sử Ðịa của nhà cầm quyền cộng sản, một chức vụ không có quyền hành.
               Không chỉ riêng trường hợp Trần Huy Liệu, mà còn nhiều nhân vật tiếng tăm khác cũng rơi vào trường hợp ông, như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Nguyễn Phương Thảo (tức tướng Nguyễn Bình), Nguyễn Hữu Thọ...  Như thế, ý nghĩa thứ nhì của việc đoàn kết với Hồ Chí Minh có nghĩa là quy thuận họ Hồ, theo đuôi đảng Cộng Sản và làm bù nhìn trong những thời điểm cần thiết cho họ Hồ hay nói cách khác là chỉ được họ Hồ liên minh giai đoạn.  Thử kiểm điểm danh sách những lãnh tụ cộng sản từ trước đến nay, chỉ những người gia nhập đảng Cộng Sản ngay từ khi bước vào hoạt động chính trị, thuộc thành phần trung kiên mới nắm giữ thực quyền.  Những người đã theo các đảng khác rồi sau đó gia nhập đảng Cộng Sản, hoặc những người ngoài đảng mà có công lao, chỉ giữ những chức vụ tượng trưng mà thôi, như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình ...

3.  Ðoàn kết là sự vâng phục tuyệt đối lãnh đạo đảng:  Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.  Trong di chúc, Hồ Chí Minh nhắn nhủ với các đảng viên đảng Cộng Sản: "...Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình..."(39)  Vậy sự "đoàn kết nhất trí" trong nội bộ đảng là gì? 
               Trong sinh hoạt đảng Cộng Sản Việt Nam, khi các cấp lãnh đạo đưa ra những vấn đề thảo luận, nếu một đảng viên trình bày những ý kiến cấp tiến mới mẻ, thì được lãnh đạo gọi là "thành phần xét lại".  Ngược lại, có những đảng viên không muốn thực hiện các cuộc cải đổi quan trọng, thì được đánh giá là "bảo thủ, trì trệ".  Nói một cách khác, bất cứ ai có ý kiến gì cũng đều bị chụp mũ là tả khuynh hoặc hữu khuynh, lệch lạc hoặc xét lại, trừ ý kiến của lãnh đạo đảng.  Ðảng viên chỉ còn một giải pháp duy nhất là gật đầu vâng lệnh thượng cấp.
Như vậy, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam là sự tuyệt đối vâng phục và trung thành của đảng viên đối với lãnh đạo đảng.  Nếu không vâng phục lãnh đạo đảng, kết quả nhẹ nhất là sự trù dập, kỷ luật, và nặng nhất là thanh trừng. 
Ở Việt Nam có một câu thành ngữ thời danh minh họa sự đoàn kết của Cộng Sản: "Ðảng gọi thì dạ; đảng không gọi thì không dạ.  Ðảng gọi mà không dạ không được; đảng không gọi mà dạ cũng không được." Nói trắng ra, ý nghĩa thứ ba của sự đoàn kết theo quan điểm của đảng Cộng Sản có nghĩa là phải chịu sự lãnh đạo độc tài, độc đảng, và tuyệt đối vâng phục trung kiên với đảng Cộng Sản.  Ðiều nầy đưa đến một kết quả tại hại là các đảng viên bị xơ cứng trí óc, sẽ không còn sáng kiến để làm việc. 
Ðiểm đặc biệt là Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản chấp nhận một người trước đây chống đối họ, nhưng khi đã theo họ thì phải vâng phục tuyệt đối.  Ngược lại, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản không bao giờ chấp nhận những người trước đây đã từng hoàn toàn phục tùng họ, mà sau đó lại có ý muốn cải cách theo chiều hướng nhân bản, dân chủ, tự do, dù vẫn tuân phục đảng và chủ nghĩa xã hội.  Những người nầy cũng bị coi là kẻ thù và chắc chắn bị loại bỏ.  Ðó là trường hợp Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Ðộ, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương ...
Có lẽ cũng nên thêm một điểm nữa rất dễ thấy trong lịch sử, là đảng CSVN không bao giờ tôn trọng những hiệp ước quốc tế do họ ký kết.  Hiệp ước là giải pháp thỏa thuận giữa các bên về một cuộc tranh chấp, cũng có nghĩa là một sự giải hòa giữa các bên, bước đầu để tiến dần dần đến sự đoàn kết thống nhất.  Ðối với đảng CSVN, ký kết hiệp ước chỉ là đánh lừa dư luận, tạm ngưng tranh chấp, nhắm dưỡng sức và củng cố nội bộ, để rồi tiếp tục bành trướng.  Ví dụ rõ nét nhất là hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và hiệp định Paris ngày 27-1-1973.  Ðảng CSVN ký kết hai  hiệp ước nầy với sự chứng kiến của các nước trên thế giới, mà họ còn trắng trợn vi phạm, xé bỏ hiệp ước, huống gì là sự cam kết giữa họ với những cá nhân hay những đoàn thể người Việt khác.
               Do đó, hòa giải, liên hiệp và đoàn kết với cộng sản trước sau cũng sẽ bị cộng sản kiếm cách khống chế và hoàn toàn mất tự do.  Những ai muốn hòa hợp, liên hiệp, đoàn kết với cộng sản, nên nhớ câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh với Daniel Guérin trong một lần gặp mặt ở Paris: "... Tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều sẽ bị bẻ gãy..."(40)

4.  Ðoàn kết là vắt chanh bỏ vỏ:  Lúc Việt Minh cộng sản phát động chiến tranh chống Pháp, nhiều người yêu nước đã đứng lên hưởng ứng công cuộc kháng chiến.  Chẳng những nhiều thanh niên lên đường theo tiếng gọi của quê hương, mà những người ở lại hậu phương cũng cố gắng đem tài vật ủng hộ công cuộc đấu tranh chống Pháp.  Việt Minh đã xưng tụng những người nầy là những nhàø "hằng tâm hằng sản"(có lòng và có của).  Một khi tạm đứng vững, và nhất là khi được Trung Cộng viện trợ ào ạt từ năm 1951 trở đi, cộng sản Việt Nam mở cuộc cải cách ruộng đất từ 1953, và quay mặt với những kẻ đã nuôi dưỡng mình từ khi còn trứng nước, coi họ như kẻ thù, tố cáo những nông dân " hằng tâm hằng sản" là địa chủ, đánh đập, hành hạ và giết họ mà không cho chôn xác.  Một tác giả đã từng sống gần Hồ Chí Minh, kể lại rằng bà Nguyễn Thị Năm ở huyện Ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nhà là nơi căn cứ giao liên, đã nuôi nhiều cán bộ cao cấp qua lại, từ Hồ Chí Minh, đến Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang); thế mà bà là một trong những người đầu tiên bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, và đặc biệt đã kêu cứu đến tận tai Hồ Chí Minh mà ông lờ đi, để cho người ta giết bà.(41)  Như vậy, với cộng sản, đoàn kết có nghĩa là lợi dụng một chiều theo giai đoạn, xong việc rồi "vắt chanh bỏ vỏ".  Việc "vắt chanh bỏ vỏ" được thấy rõ nhất trong việc Hồ Chí Minh đối xử với bà Nông Thị Xuân.  Hồ Chí Minh sống với bà Xuân như vợ chồng, và có với bà nầy một đứa con trai.  Khi đã chán bà Xuân, ông Hồ để cho viên bộ trưởng công an là Trần Quốc Hoàn tự do hiếp dâm bà Xuân, rồi giết vứt xác bà Xuân ngoài đường để ngụy tạo một tai nạn.(42)  Ðối xử với người đã từng sống với mình và có với mình một đứa con, mà còn tàn bạo như vậy, thử hỏi Hồ Chí Minh còn có thể nói là chuyện tình nghĩa đoàn kết với ai được?  Từ vụ cải cách ruộng đất năm 1953 đến vụ án "chống đảng" do Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ khởi xướng ở Bắc Việt khoảng giữa thập niên 1960, vì muốn bảo vệ địa vị của riêng mình, Hồ Chí Minh đã im tiếng không can thiệp, để mặc cho các đồng chí thân thiết của ông ta bị thanh trừng, tù đày, hay tàn sát.(43)  Chẳng những Hồ Chí Minh, mà Võ Nguyên Giáp cũng thế.  Những tướng lãnh và sĩ quan thân cận của viên tướng nầy lần lượt bị thanh trừng mà ông ta không dám lên tiếng để bảo vệ sự thật.  Như vậy, chẳng những trên phương diện chính trị đảng phái, mà cả trên phương diện cá nhân, đoàn kết với những người cộng sản chỉ có nghĩa là để cho họ lợi dụng xong rồi bị loại bỏ.(còn tiếp)  
CHÚ THÍCH:
33.   Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu nầy trong hội nghị ngày 3-3-1951, hợp nhất hai mặt trận của đảng Cộng Sản là Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt. (BNCLSÐ, sđd. tr. 110.)
34.   Thượng Huyền, "Giới thiệu sách: Hồ Chí Minh tại Trung Quốc" [của tác giả Tưởng Vĩnh Kinh, người Ðài Loan], nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, California, số 108, tháng 4-1998. 
Chính Ðạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại tập 2:1925-1945, Nxb. Văn Hóa, Houston, tt. 32-33.  Charles Fenn, Ho Chi Minh: a biographical introduction, Studio Vista, London, 1973, tr. 50; phần chú thích, trích dẫn P. J. Honey viết trên báoTime ngày 12-9-1971.
35.   Ngoài các tài liệu trong chú thích số 34, xin lưu ý câu chót của Trần Trọng Kim trong trích dẫn ở chú thích số 22 làm ví dụ.
36.   Hoàng Văn Ðào, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tr. 108.
37.   Trong Bạch thư Cao Ðài giáo công bố San Bernardino ngày 9-4-1999, vị đại diện Cao Ðài giáo Ngọc Sách Thanh cho biết rằng tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ trong ba tuần lễ kể tứ 19-8-1945, Việt Minh sát hại và chôn sống 2791 chức sắc, chức việc, và tín hữu Cao Ðài giáo. 
38.   Cộng sản thay thế đảng Cộng Sản Ðông Dương bằng hội Nghiên Cứu Mác-xít do cựu tổng bí thư đảng Lao Ðộng là Trường Chinh Ðặng Xuân Khu làm chủ tịch.  Trong cuộc gặp gỡ Stalin năm 1950 tại Moscow, trả lời câu hỏi của Stalin tại sao giải tán đảng Cộng Sản, Hồ Chí Minh giải thích rằng việc giải tán đảng Cộng Sản cuối năm 1945 chỉ là giải tán giả, trên thực tế là đảng lùi vào hoạt động bí mật. (Thành Tín, Mặt Thật, tt. 67-68.)  Sau cuộc gặp nầy trở về, Hồ Chí Minh tái tổ chức đảng dưới một danh xưng mới là đảng Lao Ðộng ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư.(Chính Ðạo, Việt Nam niên biểu, 1939-1975 (tập B: 1947-1954), Nxb. Văn Hóa, Houston, 1997, tr. 230.)
39.   BNCLSÐ, sđd. tr. 170.
40.   Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Peter Wiles dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, Nxb. Penguin Books, Harmondsworth, 1969, p. 130.  Nguyên văn: "All those who do not follow the line which I have laid down will be broken."  Linh mục Cao Văn Luận, trong sách Bên giòng lịch sử Việt Nam, 1940-1975, Tantu Research, Sacramento, California, 1983, tt. 60-61 có tường thuật lại đầy đủ buổi tiếp tân  ngày 25-6-1946 tại Paris, trong đó Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến trên đây.  Lúc đó, họ Hồ qua Pháp theo phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Ðồng dẫn đầu tham dự hội nghị Fontainebleau.  Trong cuộc tiếp tân nầy, có một số người Việt tham dự, trong đó có linh mục Cao Văn Luận.
41.   Vũ Thư Hiên, sđd. tr. 222.
42.   Vũ Thư Hiên, sđd. tr. 607.
43.   Một trong những nạn nhân nổi tiếng trong vụ nầy là ông Vũ Ðình Huỳnh, người cộng tác thân tín của ông Hồ, phụ thân của tác giả Vũ Thư Hiên, đã được ông Hiên trình bày câu chuyện bạc đãi xuyên suốt trong tác phẩm Ðêm giữa ban ngày.