THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 November 2013

Những lời phê 'bá đạo' nhất của giáo viên !

"Chém gió thảm họa", "xem lại ý thức ngay nếu thực sự muốn làm con rể cô", hay "em vẫn duy trì phong độ không học bài"... là những lời phê độc đáo của giáo viên từng xôn xao dân mạng.

Gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội liên tục lan truyền những lời phê độc của giáo viên.
Những lời phê này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng. Người đồng tình bởi sự độc đáo, người phản đối vì cho rằng không phù hợp với môi trường sư phạm. Trong ảnh: bài kiểm tra Văn bị điểm kém của một học sinh kèm theo lời phê khá nặng nề "Lười học văn, khó thành người tử tế".
Bài kiểm tra tiếng Anh điểm 0 kèm theo lời phê khá hài hước "Em học quá giỏi. Có tố chất, bá đạo của học sinh".
Bài kiểm tra môn Địa lý với lời phê "Em là nỗi nhục của bộ giáo dục", khiến nhiều thành viên phản đối vì nhận xét xúc phạm học sinh này.
Đây là bài kiểm tra của trường Học viện Tài chính (Hà Nội). Không biết vì vô tình hay cố ý mà sinh viên đã ghi phần nhược điểm của Cách mạng tư sản Pháp (1789) là số trang sách giáo khoa để giáo viên tự dò. Đáp lại, giáo viên cũng có phần nhận xét hài hước "Em đùa tôi à" để nhắc nhở sinh viên này
.
Lời phê trong sổ liên lạc vừa hài hước vừa là lời nhắc nhở sâu sắc đến học sinh.
Gần đây, bài kiểm tra của Vũ Trường An - học sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú (Hải Phòng) không chỉ gây chú ý bởi nội dung "chém gió" độc đáo, mà chính lời phê của giáo viên "bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô", cũng khiến nhiều người rất thích thú.
Đây là lời phê của cô Lê Thị Mỹ Dung (giáo viên Lịch sử, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội), từng gây xôn xao dân mạng. Cô cũng là giáo viên được các bạn học sinh rất yêu quý bởi phong cách gần gũi, hài hước với học trò.
Một lời phê khác trong bài kiểm tra Lịch sử khiến người xem bật cười: "Trình bày bẩn, cẩu thả. Xem lại ý thức học ngay nếu thực sự muốn làm con rể của cô".
"Chép phao hả? Hôm nay học giỏi quá ha?".
Lý do bị kỷ luật vì "đòi ăn thịt chó trong giờ học".
Lời phê của thầy Mai Thành Văn Nhân (giáo viên Vật lý, trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Sa Đéc, Đồng Tháp) kèm theo hình mặt cười rất xì tin.

A.H
Theo Tri Thức

Chấn động tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo


(Xã hội) - “Lúc con tôi bị kết án từ hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xẩy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.


Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.
  Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.
  Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.
  Tử từ Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên Người đưa tin
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên.
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.
Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ"

PICS : Nhiều trụ sở hoành tráng


TT - Thời gian qua, tại một số địa phương trên cả nước xuất hiện những công sở được đầu tư kinh phí lớn, trên những khu đất rộng hàng ha.


Trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang hoành tráng - Ảnh: Lê Dân
Trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang hoành tráng - Ảnh: Lê Dân
Là nơi làm việc của các cơ quan địa phương và các cơ quan trung ương đóng tại địa phương, các công sở này được đầu tư tiền trăm tỉ.
Trụ sở, hội trường 300 tỉ đồng
Mặc dù là tỉnh mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng công trình trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang tọa lạc tại P.4, TP Vị Thanh rất hoành tráng và đang được xem là trụ sở “khủng” nhất miền Tây. Công trình vừa đưa vào sử dụng trong tháng 4-2013 sau gần năm năm thi công. Nằm cạnh dòng sông Xà No, nhìn từ xa công trình này giống như một khách sạn cao cấp.
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 3,3ha. Khối nhà có hình chữ nhật, mặt tiền nhìn ra sông Xà No với 16 cây cột to, mặt sau cũng tương ứng với 16 cây cột, xung quanh tòa nhà được bố trí hệ thống phun nước để tạo cảnh quan. Toàn bộ khối nhà được dán đá hoặc trang trí bằng kính xây dựng nhìn rất sang trọng. Tòa nhà có ba tầng (không kể tầng hầm) với bốn hội trường được bố trí đều khắp các tầng, trong đó có hội trường lớn ở tầng hai với sức chứa trên 300 người được thiết kế rất hiện đại. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hội trường ít khi sử dụng hết công năng, nhất là hội trường lớn vì thỉnh thoảng mới có hội nghị được tổ chức. Tòa nhà rộng lớn song với cán bộ của năm phòng và lãnh đạo Tỉnh ủy chỉ khoảng 50 người làm việc.
Công trình khởi công vào tháng 9-2008, thời điểm này tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 của tỉnh Hậu Giang là 2.717 tỉ đồng. Trong khi đó, công trình có tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng. Ông Nguyễn Quốc Ca, phó chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết kinh phí đầu tư xây dựng được thông qua HĐND theo phân kỳ hằng năm vì công trình thi công trong thời gian dài. “Hằng năm, Hậu Giang được trợ cấp ngân sách của trung ương. Bộ Tài chính phân bổ về HĐND, UBND tỉnh trình HĐND xem xét, trong vốn xây dựng cơ bản, dự án nào nằm trong danh mục được phê duyệt thì phân bổ vốn” - ông Ca nói thêm.
Trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng đang hoàn thiện - Ảnh: H.Khá
Tráng lệ ở vị trí “vàng”
Khi vệt đất ven sông Hàn được giải tỏa nhằm quy hoạch không gian đô thị cho Đà Nẵng thì cũng là lúc hai trụ sở của TAND tối cao tại Đà Nẵng và TAND Đà Nẵng được di dời đi nơi khác. Thay vào đó, chính quyền Đà Nẵng đã bố trí cho hai đơn vị này hai khu đất ở vị trí đắc địa để xây dựng trụ sở mới nằm ở ngã tư đường 30-4 - Núi Thành. Trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng xây dựng trên diện tích khoảng 6.000m2 tại ngã tư đường 30-4 - Núi Thành với quy mô sáu tầng và một tầng hầm cùng các trang thiết bị phục vụ công tác hiện đại, tổng mức đầu tư khoảng 115 tỉ đồng từ nguồn vốn trung ương. Trụ sở này được xem là công sở thuộc diện đồ sộ tại Đà Nẵng đến thời điểm này, nằm uy nghi tại vị trí “vàng” đối diện công viên tượng đài. Sau hai năm xây dựng, hiện công trình này đang trong giai đoạn hoàn thiện các khâu cuối cùng.
Nằm cách trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng chừng vài chục mét, trụ sở của TAND TP Đà Nẵng cũng vừa mới đi vào hoạt động. Công trình này cao sáu tầng, có trang thiết bị hiện đại, phòng xử lớn và đầy đủ các phòng chức năng với tổng vốn đầu tư 105 tỉ đồng. Đại diện TAND TP Đà Nẵng cho biết trụ sở mới dù có diện tích lớn đều được bố trí nơi làm việc cho thẩm phán, thư ký... Ngoài ra, các phòng họp, hội trường, phòng chức năng khác như phòng hòa giải, phòng dành cho hội thẩm nhân dân cũng đều được bố trí để làm việc.
Trụ sở TAND tỉnh Bến Tre bề thế với khoảng sân rộng - Ảnh: V.TR.
Xin đất nhiều nhưng sử dụng chẳng bao nhiêu
Ông Trần Quang Minh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bến Tre, cho biết tỉnh rất bức xúc về việc nhiều ngành ở trung ương xin cấp đất nhiều để xây dựng trụ sở hoành tráng. Tuy nhiên, ngay cả xây rất to thì vẫn còn dư rất nhiều đất. Điều này thấy rất rõ tại trụ sở TAND tỉnh Bến Tre, TAND huyện Mỏ Cày Nam hay khối tư pháp huyện Chợ Lách. Trong đó TAND tỉnh Bến Tre sử dụng khu đất rộng tới 14.300m2, nhưng chỉ xây dựng một góc, chừa khoảng sân rộng như sân bóng đá.
Ông Minh nói thêm: “Tỉnh rất bị động trong việc thẩm định, giao đất cho các cơ quan ngành trung ương vì dự án họ làm mình không biết quy mô, nhu cầu đất thật sự thế nào. Thường họ đề nghị giao đất nhiều để làm luôn sân, nhà xe, các công trình phụ. Tuy nhiên sau khi xây dựng xong thấy còn thừa nhiều đất, rất lãng phí. Nếu được quy hoạch và thẩm định thì tỉnh sẽ không cấp nhiều đất như vậy”. Không chỉ thế, việc đề nghị cấp đất xây trụ sở cũng đã làm địa phương lúng túng vì quy hoạch bị phá vỡ. Rõ nhất là tại huyện Mỏ Cày Nam. Tỉnh đang quy hoạch sắp xếp lại các khu hành chính, tư pháp, tòa án, viện kiểm sát... Tuy nhiên, thời gian qua TAND tỉnh và Viện KSND tỉnh đề nghị cấp đất sớm để xây dựng trụ sở cho huyện. Vì có thòng thêm câu “nếu không có quỹ đất thì trung ương chuyển vốn đi nơi khác” nên tỉnh phải tìm quỹ đất công để giao cho hai cơ quan này. Bây giờ mỗi “ông” xây một trụ sở to đùng ở hai nơi khác nhau. Tình thế này bắt buộc tỉnh phải điều chỉnh lại quy hoạch của huyện Mỏ Cày Nam.
Ông Cao Văn Trọng, phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết hiện tỉnh không có nhiều quỹ đất công “sạch” (đã giải phóng, san lấp mặt bằng sẵn) để giao cho các cơ quan trung ương. Tuy nhiên đất công đang là ao thì còn. Do đó tới đây các cơ quan trung ương đề nghị cấp đất xây dựng trụ sở cho ngành dọc cấp tỉnh, huyện thì UBND tỉnh sẽ giao các ao này, chủ đầu tư dự án tự san lấp mặt bằng để xây dựng. Diện tích đất giao cũng vừa phải vì tỉnh Bến Tre rất nghèo, đất đai ít.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn - giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bến Tre, để tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi đoàn thể đều muốn có một trụ sở, hiện nay tỉnh chủ trương xây dựng trụ sở UBND các xã, phường với quy mô lớn hơn trước để bố trí tất cả các ngành, đoàn thể, y tế, công an... vào làm việc trong khu này. Năm 2013 tỉnh Bến Tre đã xây dựng tám trụ sở UBND xã với vốn đầu tư 19,2 tỉ đồng. Tính ra mỗi trụ sở chỉ hơn 2 tỉ đồng. Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Bến Tre xây dựng 135 trụ sở UBND xã mới đến năm 2015, nhưng không thể làm được vì thiếu vốn.
L.DÂN - PH.NGUYÊN - HỮU KHÁ - V.TRƯỜNG

Tạm ngưng dự án nhà khách Thành ủy Cần Thơ
Tại Cần Thơ, từ trước năm 2010, HĐND Cần Thơ đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng nhà khách Thành ủy Cần Thơ đặt tại huyện Phong Điền trên diện tích 12,6ha lấy từ đất nông nghiệp thu hồi của trên 35 hộ dân, với tổng số vốn lên đến gần 1.000 tỉ đồng. Đến năm 2010, dự án được chính quyền phê duyệt và giao cho Văn phòng Thành ủy làm chủ dự án triển khai thực hiện. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm 12 hạng mục như: san lấp mặt bằng, cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... với tổng mức đầu tư từ ngân sách là 113,5 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2010-2012. Giai đoạn hai là những hạng mục cao cấp như khách sạn năm sao, khu nhà công vụ, khu liên hợp thể thao giải trí...
Hạng mục đầu tư san lấp mặt bằng thực hiện từ năm 2010, giá trị san lấp trị giá trên 15 tỉ đồng. Sau đó hạng mục xây dựng hàng rào bao quanh cũng được thực hiện, kéo dài đến hết năm 2012. Thời điểm này do kinh tế khó khăn, trung ương chỉ đạo tạm ngừng đầu tư công đối với các công trình không cấp bách nên dự án bị tạm đình chỉ. Ông Nguyễn Khương Bá, chánh văn phòng Thành ủy Cần Thơ, cho biết Thành ủy Cần Thơ đã quyết định ngưng triển khai dự án. Để tránh lãng phí nguồn tiền đã đầu tư, Thành ủy Cần Thơ đã tạm thời giao diện tích dự án này cho BCH quân sự Cần Thơ quản lý, làm nơi huấn luyện, tăng gia sản xuất, khi nào có điều kiện thì tiếp tục thực hiện dự án.
Ngày 21-11, chúng tôi có mặt tại công trình thì chỉ thấy hàng rào bao quanh dự án được xây dựng xong đã bắt đầu gỉ sét, bên trong cỏ mọc um tùm. Ngoài ra, không có bất cứ hạng mục nào được xây dựng cũng không có người trông coi.
Bà Lê Dương Cẩm Thúy, phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Cần Thơ, cho biết từ năm 2011 các dự án đầu tư lớn trên địa bàn đã tạm đình chỉ, không bố trí vốn, trong ba năm qua chỉ đầu tư sửa chữa nhỏ. Theo bà Thúy, hiện tại nhiều trụ sở của các ban, ngành cấp tỉnh đã quá cũ kỹ, xuống cấp, nhỏ hẹp... nhưng TP vẫn chưa rót vốn để đầu tư. Hiện UBND TP Cần Thơ đang bàn phương án xây dựng một khu hành chính tập trung, rộng khoảng 42ha tại khu vực đường Võ Văn Kiệt để tập trung các sở, ban ngành về một mối. Nguồn vốn dự kiến lấy từ đấu giá các trụ sở hiện tại.
Nhiều trụ sở hoành tráng
TT - Thời gian qua, tại một số địa phương trên cả nước xuất hiện những công sở được đầu tư kinh phí lớn, trên những khu đất rộng hàng ha.
Trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang hoành tráng - Ảnh: Lê Dân
Trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang hoành tráng - Ảnh: Lê Dân
Là nơi làm việc của các cơ quan địa phương và các cơ quan trung ương đóng tại địa phương, các công sở này được đầu tư tiền trăm tỉ.
Trụ sở, hội trường 300 tỉ đồng
Mặc dù là tỉnh mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng công trình trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang tọa lạc tại P.4, TP Vị Thanh rất hoành tráng và đang được xem là trụ sở “khủng” nhất miền Tây. Công trình vừa đưa vào sử dụng trong tháng 4-2013 sau gần năm năm thi công. Nằm cạnh dòng sông Xà No, nhìn từ xa công trình này giống như một khách sạn cao cấp.
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 3,3ha. Khối nhà có hình chữ nhật, mặt tiền nhìn ra sông Xà No với 16 cây cột to, mặt sau cũng tương ứng với 16 cây cột, xung quanh tòa nhà được bố trí hệ thống phun nước để tạo cảnh quan. Toàn bộ khối nhà được dán đá hoặc trang trí bằng kính xây dựng nhìn rất sang trọng. Tòa nhà có ba tầng (không kể tầng hầm) với bốn hội trường được bố trí đều khắp các tầng, trong đó có hội trường lớn ở tầng hai với sức chứa trên 300 người được thiết kế rất hiện đại. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hội trường ít khi sử dụng hết công năng, nhất là hội trường lớn vì thỉnh thoảng mới có hội nghị được tổ chức. Tòa nhà rộng lớn song với cán bộ của năm phòng và lãnh đạo Tỉnh ủy chỉ khoảng 50 người làm việc.
Công trình khởi công vào tháng 9-2008, thời điểm này tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 của tỉnh Hậu Giang là 2.717 tỉ đồng. Trong khi đó, công trình có tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng. Ông Nguyễn Quốc Ca, phó chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết kinh phí đầu tư xây dựng được thông qua HĐND theo phân kỳ hằng năm vì công trình thi công trong thời gian dài. “Hằng năm, Hậu Giang được trợ cấp ngân sách của trung ương. Bộ Tài chính phân bổ về HĐND, UBND tỉnh trình HĐND xem xét, trong vốn xây dựng cơ bản, dự án nào nằm trong danh mục được phê duyệt thì phân bổ vốn” - ông Ca nói thêm.
Trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng đang hoàn thiện - Ảnh: H.Khá
Tráng lệ ở vị trí “vàng”
Khi vệt đất ven sông Hàn được giải tỏa nhằm quy hoạch không gian đô thị cho Đà Nẵng thì cũng là lúc hai trụ sở của TAND tối cao tại Đà Nẵng và TAND Đà Nẵng được di dời đi nơi khác. Thay vào đó, chính quyền Đà Nẵng đã bố trí cho hai đơn vị này hai khu đất ở vị trí đắc địa để xây dựng trụ sở mới nằm ở ngã tư đường 30-4 - Núi Thành. Trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng xây dựng trên diện tích khoảng 6.000m2 tại ngã tư đường 30-4 - Núi Thành với quy mô sáu tầng và một tầng hầm cùng các trang thiết bị phục vụ công tác hiện đại, tổng mức đầu tư khoảng 115 tỉ đồng từ nguồn vốn trung ương. Trụ sở này được xem là công sở thuộc diện đồ sộ tại Đà Nẵng đến thời điểm này, nằm uy nghi tại vị trí “vàng” đối diện công viên tượng đài. Sau hai năm xây dựng, hiện công trình này đang trong giai đoạn hoàn thiện các khâu cuối cùng.
Nằm cách trụ sở TAND tối cao tại Đà Nẵng chừng vài chục mét, trụ sở của TAND TP Đà Nẵng cũng vừa mới đi vào hoạt động. Công trình này cao sáu tầng, có trang thiết bị hiện đại, phòng xử lớn và đầy đủ các phòng chức năng với tổng vốn đầu tư 105 tỉ đồng. Đại diện TAND TP Đà Nẵng cho biết trụ sở mới dù có diện tích lớn đều được bố trí nơi làm việc cho thẩm phán, thư ký... Ngoài ra, các phòng họp, hội trường, phòng chức năng khác như phòng hòa giải, phòng dành cho hội thẩm nhân dân cũng đều được bố trí để làm việc.
Trụ sở TAND tỉnh Bến Tre bề thế với khoảng sân rộng - Ảnh: V.TR.
Xin đất nhiều nhưng sử dụng chẳng bao nhiêu
Ông Trần Quang Minh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bến Tre, cho biết tỉnh rất bức xúc về việc nhiều ngành ở trung ương xin cấp đất nhiều để xây dựng trụ sở hoành tráng. Tuy nhiên, ngay cả xây rất to thì vẫn còn dư rất nhiều đất. Điều này thấy rất rõ tại trụ sở TAND tỉnh Bến Tre, TAND huyện Mỏ Cày Nam hay khối tư pháp huyện Chợ Lách. Trong đó TAND tỉnh Bến Tre sử dụng khu đất rộng tới 14.300m2, nhưng chỉ xây dựng một góc, chừa khoảng sân rộng như sân bóng đá.
Ông Minh nói thêm: “Tỉnh rất bị động trong việc thẩm định, giao đất cho các cơ quan ngành trung ương vì dự án họ làm mình không biết quy mô, nhu cầu đất thật sự thế nào. Thường họ đề nghị giao đất nhiều để làm luôn sân, nhà xe, các công trình phụ. Tuy nhiên sau khi xây dựng xong thấy còn thừa nhiều đất, rất lãng phí. Nếu được quy hoạch và thẩm định thì tỉnh sẽ không cấp nhiều đất như vậy”. Không chỉ thế, việc đề nghị cấp đất xây trụ sở cũng đã làm địa phương lúng túng vì quy hoạch bị phá vỡ. Rõ nhất là tại huyện Mỏ Cày Nam. Tỉnh đang quy hoạch sắp xếp lại các khu hành chính, tư pháp, tòa án, viện kiểm sát... Tuy nhiên, thời gian qua TAND tỉnh và Viện KSND tỉnh đề nghị cấp đất sớm để xây dựng trụ sở cho huyện. Vì có thòng thêm câu “nếu không có quỹ đất thì trung ương chuyển vốn đi nơi khác” nên tỉnh phải tìm quỹ đất công để giao cho hai cơ quan này. Bây giờ mỗi “ông” xây một trụ sở to đùng ở hai nơi khác nhau. Tình thế này bắt buộc tỉnh phải điều chỉnh lại quy hoạch của huyện Mỏ Cày Nam.
Ông Cao Văn Trọng, phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết hiện tỉnh không có nhiều quỹ đất công “sạch” (đã giải phóng, san lấp mặt bằng sẵn) để giao cho các cơ quan trung ương. Tuy nhiên đất công đang là ao thì còn. Do đó tới đây các cơ quan trung ương đề nghị cấp đất xây dựng trụ sở cho ngành dọc cấp tỉnh, huyện thì UBND tỉnh sẽ giao các ao này, chủ đầu tư dự án tự san lấp mặt bằng để xây dựng. Diện tích đất giao cũng vừa phải vì tỉnh Bến Tre rất nghèo, đất đai ít.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn - giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bến Tre, để tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi đoàn thể đều muốn có một trụ sở, hiện nay tỉnh chủ trương xây dựng trụ sở UBND các xã, phường với quy mô lớn hơn trước để bố trí tất cả các ngành, đoàn thể, y tế, công an... vào làm việc trong khu này. Năm 2013 tỉnh Bến Tre đã xây dựng tám trụ sở UBND xã với vốn đầu tư 19,2 tỉ đồng. Tính ra mỗi trụ sở chỉ hơn 2 tỉ đồng. Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Bến Tre xây dựng 135 trụ sở UBND xã mới đến năm 2015, nhưng không thể làm được vì thiếu vốn.
L.DÂN - PH.NGUYÊN - HỮU KHÁ - V.TRƯỜNG
Tạm ngưng dự án nhà khách Thành ủy Cần Thơ
Tại Cần Thơ, từ trước năm 2010, HĐND Cần Thơ đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng nhà khách Thành ủy Cần Thơ đặt tại huyện Phong Điền trên diện tích 12,6ha lấy từ đất nông nghiệp thu hồi của trên 35 hộ dân, với tổng số vốn lên đến gần 1.000 tỉ đồng. Đến năm 2010, dự án được chính quyền phê duyệt và giao cho Văn phòng Thành ủy làm chủ dự án triển khai thực hiện. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm 12 hạng mục như: san lấp mặt bằng, cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... với tổng mức đầu tư từ ngân sách là 113,5 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2010-2012. Giai đoạn hai là những hạng mục cao cấp như khách sạn năm sao, khu nhà công vụ, khu liên hợp thể thao giải trí...
Hạng mục đầu tư san lấp mặt bằng thực hiện từ năm 2010, giá trị san lấp trị giá trên 15 tỉ đồng. Sau đó hạng mục xây dựng hàng rào bao quanh cũng được thực hiện, kéo dài đến hết năm 2012. Thời điểm này do kinh tế khó khăn, trung ương chỉ đạo tạm ngừng đầu tư công đối với các công trình không cấp bách nên dự án bị tạm đình chỉ. Ông Nguyễn Khương Bá, chánh văn phòng Thành ủy Cần Thơ, cho biết Thành ủy Cần Thơ đã quyết định ngưng triển khai dự án. Để tránh lãng phí nguồn tiền đã đầu tư, Thành ủy Cần Thơ đã tạm thời giao diện tích dự án này cho BCH quân sự Cần Thơ quản lý, làm nơi huấn luyện, tăng gia sản xuất, khi nào có điều kiện thì tiếp tục thực hiện dự án.
Ngày 21-11, chúng tôi có mặt tại công trình thì chỉ thấy hàng rào bao quanh dự án được xây dựng xong đã bắt đầu gỉ sét, bên trong cỏ mọc um tùm. Ngoài ra, không có bất cứ hạng mục nào được xây dựng cũng không có người trông coi.
Bà Lê Dương Cẩm Thúy, phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Cần Thơ, cho biết từ năm 2011 các dự án đầu tư lớn trên địa bàn đã tạm đình chỉ, không bố trí vốn, trong ba năm qua chỉ đầu tư sửa chữa nhỏ. Theo bà Thúy, hiện tại nhiều trụ sở của các ban, ngành cấp tỉnh đã quá cũ kỹ, xuống cấp, nhỏ hẹp... nhưng TP vẫn chưa rót vốn để đầu tư. Hiện UBND TP Cần Thơ đang bàn phương án xây dựng một khu hành chính tập trung, rộng khoảng 42ha tại khu vực đường Võ Văn Kiệt để tập trung các sở, ban ngành về một mối. Nguồn vốn dự kiến lấy từ đấu giá các trụ sở hiện tại

Dựng núi đá 'trấn yểm' ngay chính diện trụ sở UBND

Hình ảnh núi đá trấn yểm ngay trước trụ sở UBND - HĐND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo trang điện tử Petrotimes, đá để xây nên ngọn núi trấn yểm này được mang về từ tỉnh Ninh Bình, cách xa hơn 200km. Huyên Nghi Xuân cũng là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Nguồn: Giật mình kiểu "trấn yểm" kì quái trước trụ sở huyện nghèo

Hoa hậu đeo sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục Quốc thể

Dải băng đeo sai chính tả “Mrs VietNem” và hình ảnh cầm quốc kỳ ngược trong đêm chung kết đã trở thành nỗi xấu hổ khó xóa bỏ của đại diện đến từ Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

So với những cuộc thi sắc đẹp khác, Hoa hậu Quý bà Thế giới không được quan tâm nhiều nhưng trước khi lên đường tham dự cuộc thi này, Hoa hậu thể thao Trần Thị Quỳnh nhận không ít lời động viên, hy vọng nhan sắc Việt gặt hái thành công và để lại dấu ấn đẹp với bạn bè năm châu. Nhưng sự cố vừa qua đã khiến cho thành tích lọt vào tốp 6 của Quỳnh không bù đắp được những sai sót nghiêm trọng mà cô đã góp phần gây ra, phải gánh chịu chỉ trích dữ dội của dư luận.

Hoa hậu đeo sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục Quốc thể
Trần Thị Quỳnh với dải băng in sai tên nước

Điều đáng chú ý là sai sót lớn đến thế nhưng phải đến khi dư luận lên tiếng chỉ trích gay gắt, người trong cuộc mới bắt đầu “xin lỗi". Mặc dù đại diện ban tổ chức cuộc thi đã có công văn xin lỗi Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn VN, phía bà Đoàn Thị Kim Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Quảng cáo và Hội chơ Thương mại CIAT- đơn vị chịu trách nhiệm đưa thí sinh đi dự thi Hoa hậu Quý bà thế giới cũng như Trần Thị Quỳnh có lời giải thích, xin lỗi nhưng không biện bạch nào có thể được chấp nhận khi mọi thứ đã hiển hiện quá sức kệch cỡm trên sân khấu đêm chung kết.

Bà Đoàn Thị Kim Hồng còn là thành viên giám khảo cuộc thi phân bua rằng do tập trung lo công việc ở vị trí giám khảo, không có thời gian tiếp cận thí sinh nên không nhận ra tên nước bị viết sai. Nhưng tin thế nào đây khi ai cũng thấy bà đứng cạnh Trần Thị Quỳnh, rạng rỡ chụp hình trên sân khấu? Hoa hậu Trần Thị Quỳnh nói rằng do áp lực tập luyện nên cô đã không để ý đến sai sót này. Nhưng trước đêm chung kết, còn có đêm tổng duyệt, lẽ nào, Trần Thị Quỳnh đeo băng sai tên nước và cầm cờ ngược suốt 24 giờ đồng hồ mà bản thân Quỳnh lẫn bà Kim Hồng không một lần kiểm tra hay nhận ra sự cố sai sót?

Hoa hậu đeo sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục Quốc thể
Bà Kim Hồng và Trần Thị Quỳnh chụp ảnh mà không biết lỗi nghiêm trọng này
 
“Bà Đoàn Thị Kim Hồng không chỉ là thành viên trong ban giám khảo trong cuộc thi này mà đã có nhiều trải nghiệm trong các cuộc thi hoa hậu trước đó, bà còn có học vị lên đến tiến sĩ, lẽ nào bà ta lại không nhận ra tên nước Việt Nam bằng tiếng Anh ghi nhầm?” – bạn đọc Phan Việt Tường đặt câu hỏi.

Một bạn đọc khác cũng gay gắt: “Bà Hồng và bà Quỳnh đều là những phụ nữ có tài, có sắc và cũng có điều kiện mới có thể tham gia cuộc thi này. Vậy mà, lỗi cơ bản nhưng quan trọng như thế lại không phát hiện ra. Không lẽ cả hai bà đều nhắm mắt khi đeo dải băng ghi tên nước và cầm Quốc kỳ nước mình. Hay là hai bà lo tập trung diễn cho tròn vai nên mặc ai muốn đeo gì lên người mình cũng được và bảo cầm gì cũng cầm. Thật không thể tin nổi!”.

Hoa hậu đeo sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục Quốc thể
Trong đêm phúc khảo (trái) và chung kết, dải băng của Trần Thị Quỳnh đều bị ghi sai tên nước

Sự việc trên diễn ra tại Trung Quốc đã khiến không ít bạn đọc nghĩ rằng sơ sót này là “có ý đồ” từ nước tổ chức cuộc thi, không loại trừ cả trường hợp 2 quý bà nhận ra sự cố nhưng vẫn “cứ thế mà làm”.

Dư luận có quyền nhận định và phán xét khắt khe khi những hình ảnh kệch cỡm của Trần Thị Quỳnh trên sân khấu chung kết Cuộc thi Hoa hậu Quý bà không chỉ là chuyện cá nhân hay tổ chức nào mà đó là “bộ mặt quốc gia”, “nỗi nhục Quốc thể”, “văn hóa VN”…

Theo quan điểm từ phía Cục Biểu diễn nghệ thuật, đây chỉ là sự cố nên Trần Thị Quỳnh có thể sẽ bị nhắc nhở chứ không bị phạt. Nhưng vấn đề ở đây cũng không phải là bị xử phạt hay không mà đó là thể diện quốc gia, là hình ảnh và lòng tự tôn dân tộc!

“Tên nước mình mà còn không biết, cầm cờ ngược cũng không hay thì có xứng đáng làm đại diện VN đi thi”, “Trong vòng 10 năm tới đừng có cử quý bà, quý cô nào đi sắc đẹp thế giới, ở nhà rèn luyện văn hóa đi đã. Đi thi chưa mang về giải thưởng đã làm bôi bác hình ảnh đất nước” … Hàng loạt những bình luận gay gắt của dư luận dành cho bà Đoàn Thị Kim Hồng và Trần Thị Quỳnh trong suốt 2 ngày qua cũng đã cho thấy dư luận bức xúc đến như thế nào trước sự việc này.
Hoa hậu đeo sai tên nước, cầm Quốc kỳ ngược: Nỗi nhục Quốc thể
Trần Thị Quỳnh với lá quốc kỳ có hình ngôi sao in ngược

Trách nhiệm này cũng không riêng Trần Thị Quỳnh mà bà Đoàn Thị Kim Hồng cùng cả ban tổ chức từ Việt Nam khi tháp tùng cùng thí sinh sang xứ người. Ban đọc Thành Công bức xúc: “Đại diện cho một nước đi thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2013 có đủ “bầu đoàn thê tử”, lồng cờ vào cán chắc chắn không phải bà Kim Hồng hay Trần Thị Quỳnh; cả dải băng không do họ viết nhưng không hiểu trình độ và nhận thức ra sao mà không hề nhận ra. Giờ cả thế giới sẽ chỉ có mỗi câu: Trình độ Việt Nam chỉ có vậy!”.
Bạn đọc Đặng Ngọc Minh nói: “Tôi nghĩ chỉ cần Trần Thị Quỳnh không thi cuộc thi này vì là cờ treo ngược thì tôi nghĩ 90 triệu dân Việt Nam sẽ yêu mến cô nhiều hơn. Thật lấy làm tiếc!”. “Tôi còn nhớ ở Olympic 2012, các cô gái Triều Tiên đã từ chối thi đấu vì quốc kỳ của họ bị ban tổ chức nhầm với Hàn Quốc. Nói chung, có thể xem đó là chuyện nhỏ nhưng ý thức mới là chuyện lớn, đó là danh dự Tổ Quốc. Vậy mà cô hoa hậu có hình thể đẹp của nước mình lại không ý thức được điều đó” – bạn đọc Nhật Minh bổ sung.

Trở về từ cuộc thi nhan sắc tầm quốc tế, Trần Thị Quỳnh đã mang về VN một “nỗi nhục” không gì có thể xóa được.

Bác sĩ trưởng khoa làm chết bệnh nhi từng cam kết không hành nghề 'chui'

Thứ hai, 2013-11-25 23:01:11 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Liên quan đến vụ bác sĩ trưởng khoa gây chết bệnh nhi trên địa bàn huyện Thường Tín, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung đã đề nghị lãnh đạo UBND huyện tăng cường chỉ đạo công tác quản lý hành nghề y tư nhân trên địa bàn.
 Ông Nguyễn Văn Dung (trái) cho biết vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
Đề nghị trên được của ông Dung nêu tại cuộc họp với UBND huyện Thường Tín vào ngày 24.11.
Ông Dung nhận định, phòng khám Hương Sơn do bác sĩ Phạm Anh Sơn, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Thường Tín phụ trách, đã gây tử vong cho 2 bệnh nhi (tháng 6 và tháng 11) là hành vi vi phạm và tái phạm nghiêm trọng.
“Trong thẩm quyền của Sở Y tế, mức xử cao nhất với vi phạm này là thu hồi chứng chỉ hành nghề”, ông Dung cho biết.
Theo ông Nguyễn Hiếu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín, đợt kiểm tra mới đây cho thấy nhiều trường hợp bác sĩ công vi phạm quy định hành nghề y tư nhân. Trong tháng 10 và 11, ngoài trường hợp của bác sĩ Phạm Anh Sơn, còn phát hiện, xử phạt và yêu cầu ngừng hoạt động 4 phòng khám khác hành nghề y tư nhân khi chưa được cấp phép hoặc giấy phép hết hạn của Sở Y tế. Bốn phòng khám này đều của các bác sĩ làm trong bệnh viện của nhà nước. 
Khó quản lý bác sĩ công làm tư
Ông Luân cũng cho biết: “Rất khó khăn cho chúng tôi trong việc quản lý phòng khám tư trong các trường hợp bác sĩ đang làm việc ở bệnh viện công. Họ hành nghề khá “linh hoạt”, có khi đi kiểm tra lại thấy đóng cửa.
Ông Luân dẫn chứng: “Mới đây nhất, hôm 16.11 chúng tôi đi kiểm tra cũng không thấy phòng khám Hương Sơn hoạt động, nhưng đến 20.11 thì đã gây chết một cháu bé. Trong khi đó, từ hồi tháng 6, khi xảy ra ca tử vong đầu tiên tại phòng khám Hương Sơn, chính bác sĩ Sơn đã cam kết không hành nghề y tư nhân khi chưa được cấp phép”, ông Luân nói.
Ông Luân cho biết thêm, với các quy định hiện hành, Phòng Y tế huyện chỉ có thể tham mưu với UBND huyện xử phạt và đóng cửa phòng khám khi có các vi phạm nghiêm trọng. 
 Bản cam kết không hành nghề tư khi chưa được cấp phép của bác sĩ Phạm Anh SơnÔng Nguyễn Hữu Luân thông báo các phòng khám do bác sĩ bệnh viện công vi phạm
“Sở Y tế đã đề nghị Phòng Y tế khi phát hiện bác sĩ công vi phạm các quy định về hành nghề y tư nhân cần thông báo về bệnh viện để phối hợp quản lý. Cũng cần tăng cường hoạt động giám sát tại cấp xã, phường để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hành nghề y không phép. Các trường hợp nghiêm trọng sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, phối hợp với cơ quan công an để làm rõ hành vi vi phạm, có hình thức xử lý nghiêm minh”, ông Dung cho biết.
Bài, ảnhNam Sơn

PICS : Biến đá thành ngọc thạch



image
Chúng ta hãy coi những hình ảnh trình bày cách thức man trá mà lũ gian thương trá nghệ đổi đá thường thành cẩm thạch quý, cốt để trục lợi.  Bán đồ giả lấy tiền thật là nghề nghiệp chính thống của  gian tặc Hán phỉ.

image
Ngọc thạch giả

image
Ngâm trong hóa chất trong vong 2 tuần

image
Sau đó đá lau chùi chất acids

image
Tô vẽ thêm màu sắc

image
Sau khi đánh bóng sẽ tráng thêm một lớp bọc plastic

image
Và sau một vài ngày…

image
Đá đã được “bùa phép” để biến thành ngọc thạch giả

Hà Nội rà soát nhà vệ sinh tiền tỷ !!!



Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa giao cơ quan chức năng rà soát các nhà vệ sinh trên địa bàn để đảm bảo đầu tư tiết kiệm, tránh lãng phí.


Sau khi báo chí thông tin kế hoạch chi 15 tỷ đồng xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở ngành, quận huyện rà soát hệ thống nhà vệ sinh công cộng đã xây dựng để khai thác sử dụng hiệu quả.
Ông cũng yêu cầu Sở Xây dựng lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình nhà vệ sinh trên địa bàn, nhất là trong các quận nội đô, trình UBND thành phố phê duyệt trong năm nay để từng bước đầu tư, ưu tiên xã hội hóa.
Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu việc xây dựng các công trình nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, tiết kiệm và tránh lãng phí.
anh-2-5759-1384867160-5846-1385350115.jp
Nhà vệ sinh được tận dụng bán hàng tại hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Bá Đô
Cuối tháng 10, UBND Hà Nội đã phê duyệt chủ trương xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng. Dự toán cụ thể được Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đưa ra: chí phí xây dựng 1,1 tỷ đồng, chi phí thiết bị 11,3 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 235 triệu đồng, tư vấn 485 triệu đồng, chi phí khác 874 triệu đồng và chi phí dự phòng 904 triệu đồng. Chi phí đề xuất cho chuẩn bị đầu tư dự kiến khoảng 358 triệu đồng.
Ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Ban Quản lý chỉnh trang đô thị, cho biết hiện có hai loại nhà vệ sinh 4 buồng và 2 buồng của rất nhiều nhà cung cấp, việc giá cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ việc thiết bị đồng bộ với việc cấp thoát nước, đường điện... "Loại 4 buồng có giá khoảng 900 triệu đồng, 2 buồng có giá 600 triệu đồng, là con số tạm tính, còn khi đấu thầu chắc chắn sẽ có giá thấp nhất", ông Sơn khẳng định.
Theo ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tại Hà Nội có 279 nhà vệ sinh công cộng, 72 nhà vệ sinh bằng thép, 164 nhà vệ sinh gạch xây đang phục vụ nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, ông Dục thừa nhận một số nhà vệ sinh đang bị chiếm dụng, nhếch nhác. "Qua khảo sát cho thấy 90 % nhà vệ sinh là hoạt động hiệu quả, chỉ 10% là mất vệ sinh", ông Dục nói và cho biết, hiện trong số 72 nhà vệ sinh bằng thép thì việc thu tiền đã nuôi đủ bộ máy để duy trì hoạt động. Còn 164 nhà vệ sinh xây ở các khu dân cư thì thành phố phải bao cấp nên rơi vào tình trạng mất vệ sinh.
Đoàn Loan - Bá Đô

Chủ phòng mạch chui bị nghi liên quan cái chết của 2 em bé



Hai bệnh nhi tử vong tại phòng khám Hương Sơn (Thường Tín, Hà Nội) cùng uống đơn thuốc giống hệt nhau do bác sĩ Phạm Anh Sơn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội, kê.


Ngày 25/11, ông Nguyễn Hữu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín, cho biết vào tháng 6, một bệnh nhi đã tử vong sau khi điều trị tại phòng khám Hương Sơn. Thời điểm đó vì gia đình nạn nhân không khiếu kiện, không đồng ý mổ tử thi nên không có kết luận cuối cùng về nguyên nhân tử vong. Vì thế, sự việc chỉ xử lý hành chính bằng quyết định phạt phòng khám 17,5 triệu đồng do hành nghề không phép.
Ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua báo cáo của Bệnh viện Thường Tín, trước sự việc trên chủ phòng khám là bác sĩ Sơn đã ký cam kết với lãnh đạo không tiếp tục hành nghề khi chưa được cấp phép.
pk123-4624-1385387390.jpg
Theo ông Nguyễn Văn Dung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội (người thứ 2 từ bên trái), việc một sĩ hoạt động chui gây hậu quả liên tiếp 2 lần là một sai phạm nghiêm trọng. Ảnh:P.T.
Theo nhà chức trách, dù cam kết như vậy song trên thực tế bác sĩ Sơn vẫn hành nghề tại phòng khám tư của mình. Ngày 19/11, bé Quân 16 tháng tuổi khi đến đây đã được bác sĩ Sơn chẩn đoán bị viêm phổi. Bé được tiêm Ceftriaxon 1g x 1 lọ tiêm tĩnh mạch và Solumedrol 40mg x ½ ống tiêm tĩnh mạch chậm, đồng thời bán thuốc cho về nhà uống. Sang ngày thứ hai được tiêm thì trẻ có biểu hiện tím tái, sùi bọt mép, sau đó thì tử vong. Đơn thuốc kê cho bé giống đơn bác sĩ Sơn đã kê cho bé tử vong vào tháng 6.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân, Sở Y tế Hà Nội, ngay cả trong trường hợp phòng khám này được cấp giấy phép hoạt động thì bác sĩ Sơn cũng đã hành nghề quá phạm vi chuyên môn. Theo quy định, các phòng khám chuyên khoa nhi chỉ được khám các bệnh thông thường, bác sĩ kê đơn nhưng không được bán thuốc, không được tiêm cho bệnh nhân trừ trường hợp cấp cứu. Trong khi đó, bác sĩ Sơn vừa tiêm kháng sinh vừa bán thuốc. Với lỗi vi phạm này, bác sĩ sẽ bị tước chứng chỉ hành nghề và xử phạt, đình chỉ hoạt động.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, việc một bác sĩ Trưởng khoa của một bệnh viện công hành nghề chui liên tiếp hai lần gây hậu quả nghiêm trọng là một sai phạm nghiêm trọng. Quan điểm của Sở là xử lý nghiêm sau khi có kết quả điều tra từ phía cơ quan công an.
Hiện bác sĩ Sơn bị Bệnh viện Thường Tín đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ điều tra.
Phương Trang