THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 September 2012

Hơn 26.000 gà giống Trung Quốc vượt biên



TPO –Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ hàng nghìn gà giống nhập lậu từ Trung Quốc
Vào hồi 5 giờ ngày 2-9, tại khu vực phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), Tổ tuần tra số 5, Đội Tuần tra CSGT đường Bộ, đường sắt – Dẫn đoàn – Phòng CSGT công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện bắt giữ 3 xe ô tô tải chở gà nhập lậu từ Trung Quốc.
CSGT kiểm tra các xe trở gà
CSGT kiểm tra các xe trở gà.
Các xe chở gà bị bắt giữ BKS 17K – 5035, do Đoàn Ngọc Anh, SN 1986 trú tại Thôn 2, Quảng chính, Quảng Hà (Quảng Ninh), 34 C – 00385 do Vũ Nhật Minh, SN 1973 trú tại Gia Lộc (Hải Dương), xe 30 V – 6755 do Trần Văn Đại, SN 1973 trú Tiên Lữ (Hưng Yên). Gà nhập lậu trên xe là gà giống mới 1-2 ngày tuổi.
Kiểm điếm là hơn 26.500 con trị giá khoảng 100 triệu đồng. Các lái xe khai, số gà trên được chủ hàng thu gom gà từ biên giới rồi thuê chở vào nội địa tiêu thụ. Thượng úy Nguyễn Việt Dũng, Tổ trưởng Tổ tuần tra cho biết, số gà lậu trên suýt lọt lưới nếu đội tuần tra về sớm.
Lái xe gà chủ quan cho rằng ngày nghỉ, kiêm ngày Lễ nên mới vận chuyển gà vào ban ngày. Trong số xe gà có xe 17K – 5035 vừa bị bắt vì vận chuyển gà giống nhập lậu. Một lái xe cho biết, gà giống mua tại biên giới chỉ có giá 3-5 nghìn đồng/con. Ngay sau khi bắt được hàng lậu, Đội đã bàn giao cho Chi cục quản lý thị trường Quảng Ninh xử lý và tiêu hủy.
Sau đây là một số hình ảnh bắt giữ gà lậu mà phóng viên ghi lại được:
Gà giống chất đầy trên xe
Gà giống chất đầy trên xe.
CSGT kiểm tra các xe trở gà
CSGT kiểm tra các xe trở gà.
Thành Duy

Nho Trung Quốc lại “biến hóa” thành nho...Ninh Thuận



02/09/2012 14:57:22
 - Việc "đội lốt" nho Mỹ bị lật tẩy, các thương lái lại phù phép biến nho Trung Quốc thành nho... Ninh Thuận để đánh lừa người tiêu dùng.
 
Sau khi bị lật tẩy "nho Mỹ" có xuất xứ từ Trung Quốc, những người bán dạo dọc trên XLHN lại "hô biến" thành nho Ninh Thuận nhưng giá vẫn không thay đổi
 
Sáng 2/9, nhiều người đi chơi lễ tấp nập trên Xa lộ Hà Nội dừng lại dọc đường để mua “nho Ninh Thuận” với giá từ 20 đến 25 ngàn đồng nữa kg.
Sáng 2/9, rất đông người đi chơi lễ dừng lại mua nho của hàng chục xe bán dạo dọc 2 bên XLHN
 

 
Trên tuyến đường từ cầu Rạch Chiếc đến khu Công nghệ cao (thuộc địa bàn quận 9, TPHCM) dài khoảng 5 km nhưng chúng tôi ghi nhận có hàng chục xe bán nho với tấm bảng quảng cáo “nho Ninh Thuận xổ (tức giảm giá)…” dọc 2 bên đường.

Phát hiện bị ghi hình, một phụ nữ bán nho vội xuống nước “năn nỉ” chúng tôi: Bác nhà báo ơi để bọn em kiếm sống với. Nếu các bác muốn viết hay chụp thì lên chợ đầu mối kìa, vì nơi đây vẫn có hàng thì chúng em vẫn còn bán…

Trước đó Kienthuc.net.vn đã đưa tin, thời gian qua dọc các tuyến quốc lộ từ miền Tây về TPHCM có rất nhiều người bán dạo kèm tấm bảng quảng cáo “nho Mỹ”. Tuy nhiên ngay sau đó các cơ quan quản lý đã vào cuộc và xác định loại nho này có xuất xứ từ Trung Quốc với giá chỉ từ 4 đến 6 ngàn đồng/1kg.

Sau khi bị lật tẩy, những người bán dạo lại tìm cách “biến hóa” nho Trung Quốc thành nho Ninh Thuận để tiếp tục lừa người tiêu dùng vì mức lợi nhuận quá lớn từ kiểu kinh doanh nàỳ.
Lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi ngày nên người bán không ngần ngại tìm mọi cách đánh lừa người tiêu dùng
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì người bán dạo lấy giá gốc tại chợ đầu mối chỉ khoảng 6 ngàn đồng, sau đó về bán lại và dùng chiêu khuyến mãi "xổ hàng" với giá từ 35 đến 40 ngàn đồng/kg, thậm chí tăng vọt 50 ngàn đồng/kg những lúc nhu cầu khách tăng cao (như dịp lễ 2/9) thì người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Vũ Sơn

Năng suất lao động Việt Nam thấp nhất khu vực


Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-08-31

Với nguồn nhân lực dồi dào, làm việc chăm chỉ, Việt Nam từ lâu vẫn luôn cho rằng đó là thế mạnh của mình.

AFP photo
Một công nhân tay nghề cao thuộc xí nghiệp sản xuất tua-bin máy phát điện GE tại Hải Phòng.

Thế nhưng, khi đánh giá về mặt năng suất là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp thì năng suất của lực lượng lao động Việt Nam lại được xếp ở nhóm thấp nhất trong khu vực.
Lực lượng lao động cao

Theo kết quả khảo sát mới đây tại 6,000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên các tỉnh thành tại Việt Nam do Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho thấy chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất trong khu vực. Phần nhiều các doanh nghiệp được khảo sát cho thấy lao động Việt Nam thiếu hiểu biết về công nghệ, khả năng sáng tạo hay thích nghi với công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Báo chí trong nước trích lời G.S, T.S Vũ Đức Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế TPHCM so sánh năng suất lao động của Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần và Nhật Bản tới 135 lần, theo đó, T.S Hùng cho rằng nếu giá rẻ là một lợi thế thì sai lầm bởi vì yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là năng suất lao động.
Trong một báo cáo hồi đầu năm của doanh nghiệp tư vấn kinh doanh McKinsey tại Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam đang được hưởng một cơ cấu “dân số vàng” nghĩa là tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, góp phần giúp Việt Nam tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2000 đến 2010, lực lượng lao động Việt Nam gia tăng với tốc độ bình quân gần 3%/năm và đóng góp khoảng 1/3 vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy thế, trong các động lực của năng suất lao động, thì nhược điểm lớn nhất của Việt Nam so với các quốc gia khác là giáo dục.
Với nguyên nhân là sự yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương nhìn nhận về tay nghề của người lao động tại Việt Nam:
Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu nâng cao kỷ luật, cũng như nâng cao trình độ chuyên nghiệp - tay nghề của người lao động. Nếu không thì Việt Nam sẽ mất đi một lợi thế lớn, tức là lợi thế về lao động của người Việt Nam hiện nay.
Lao động của người Việt Nam hiện nay đang còn dồi dào, và tay nghề của người lao động Việt Nam thì khéo tay, và người Việt Nam cũng học nhanh. Tuy nhiên mức độ đào tạo của chúng ta đang kém và trình độ chuyên nghiệp cũng như kỷ luật công nghiệp của người lao động Việt Nam còn thấp.
Tay nghề thấp


Một công nhân đang sơn sửa cầu Thăng Long, Hà Nội. AFP photo
Một thực tế cho thấy lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ tại Việt Nam sẽ không thể kéo dài mãi bởi với những cải cách tiền lương trong thời gian qua, giá nhân công nói chung tại Việt Nam đã thuộc nhóm các nước cao trong khu vực. Cụ thể, số liệu của Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam cho thấy mức lương bình quân của lao động Việt Nam hiện tại dao động từ 100 đến 150 đô la, ngang bằng với mức này của Ấn Độ, cao hơn Indonesia hay Bangladesh.
Hơn nữa, không chỉ giá nhân công bắt đầu cao hơn mà những kỹ năng trang bị cho một việc làm hiện đại lại vẫn chưa được lực lượng lao động Việt Nam chuẩn bị một cách kỹ càng, vẫn chưa thể đáp ứng được những tiêu chí mà các nhà tuyển dụng đề ra, trao đổi với chúng tôi, bà Bích Thu, một nhà tư vấn tuyển dụng có kinh nghiệm làm việc tại Hà Nội cho biết nhận xét:
Tôi làm trong lĩnh vực tư vấn việc làm trên dưới 10 năm rồi thì tôi nhận thấy như thế này về kỹ năng sử dụng máy tính hay trình độ về mặt ngoại ngữ của các ứng viên hay sinh viên mới ra trường nhìn chung khá hơn rất nhiều so với trước, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của các doanh nghiệp nước ngoài. Ở các thành phố lớn, công việc của các ứng viên chủ yếu tập trung là xin việc vào các ngành như thương mại, kinh tế, tài chính, sự điều phối này là chưa hợp lý.
Có lẽ nhận xét trên của bà Thu cũng phần nào phản ánh một thực tế là tại một số ngành nghề như chế biến thực phẩm, y tế, xây dựng hay vận tải, hóa chất… tình trạng thiếu hụt kỹ năng đang diễn ra nghiêm trọng.
Mới đây, chính thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Đàm Hữu Bắc đã phải lên tiếng thừa nhận lực lượng lao động chủ yếu của Việt Nam vẫn chỉ là lao động giản đơn, khi có đến hơn 65% lao động không qua bất kỳ một trường lớp đào tạo nào.
Bản thân phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng phải chấp nhận một thực tế là “chúng ta có được số lượng nhưng chưa được về chất lượng, nếu chúng ta tiếp tục cung cấp số lượng lớn với chất lượng như hiện nay thì không đáp ứng được nhu cầu và thách thức là rất lớn, vì thế, cần có một cuộc cách mạng trong công tác dạy nghề.”
Nhìn vào chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn Đàn Kinh Tế thế giới năm 2009 – 2010, người ta có thể thấy rõ sự chênh lệch về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 75 trên 133, trong khi Thái Lan là 36, Malaysia là 24 và Singapore là 3. Nếu quy về mặt của cải tạo ra cho xã hội, thì năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đạt gần 35 triệu đồng một người.
Cần cải tiến nguồn nhân lực


Người dân Sài Gòn. AFP photo
Quay lại với bản báo cáo đánh giá năng suất và tăng trưởng bền vững của hãng McKinsey, hãng này kết luận để Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng như từng diễn ra trong quá khứ thì tốc độ gia tăng năng suất lao động của Việt Nam cần phải thêm 1,5 lần và để làm điều này thì vấn đề đào nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ chất xám là việc cần phải làm ngay, T.S Lê Đăng Doanh nhận xét:
Cần phải chú ý có nỗ lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về mặt công nghệ cao như điện tử, các nguồn nhân lực vào các vị trí như giám đốc, có trình độ tổng công trình sư, đó là những nguồn nhân lực mà Việt Nam hiện nay đang rất thiếu.
Phát biểu trên của T.S Lê Đăng Doanh cũng chính là lời nhận xét đầy hàm ý của T.S Christian Ketels, cố vấn đặc biệt của Học viện Chiến lược và Cạnh tranh thuộc trường Đại học Harvard khi nói về năng lực cạnh tranh của Việt Nam với đại ý rằng ở Việt nam nhiều vốn đã đổ vào sản xuất công nghiệp, cộng với giá nhân công rẻ nhưng vì năng suất lao động thấp nên giá trị thặng dư không cao. Và hệ quả là, đa số nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung ở những ngành có năng suất thấp.
Có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước thông qua cải tiến năng suất lao động là việc làm hết sức cần thiết bởi năng suất lao động là yếu tố nội lực mang tính quyết định, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nếu Việt Nam thực sự muốn đứng vững trên đôi chân của mình, thì việc làm ngay trước mắt là cải thiện năng suất lao động và đó sẽ là “khiên đỡ” và giữ thế cân bằng cho tăng trưởng khi Việt Nam đối mặt với những khủng hoảng từ các tác nhân bên ngoài.

Truy bắt hung thủ ném mìn nhà công an viên

PNO- Ngày 2/9, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Công an thị xã Phước Long tiếp tục khám nghiệm hiện trường, truy bắt hung thủ gây ra vụ ném mìn tại nhà một công an viên.

 Trước đó, khoảng 18 giờ ngày 1/9, một tiếng nổ lớn phát ra từ nhà ông Nguyễn Minh Châu, công an viên thôn Phước Quả, xã Phước Tín, thị xã Phước Long (Bình Phước).

Khi người trong thôn chạy tới nhà ông Châu để tìm hiểu vụ việc thì phát hiện nhà ông Châu đã bị khủng bố bằng một quả mìn tự chế, đồ đạc trong nhà bị nổ tung. Rất may, vào thời điểm xảy ra vụ ném mìn, nhà ông Châu vắng người nên không ai bị thương vong.

Được biết, trước khi xảy ra vụ nhà bị ném mìn, ông Châu đã tham gia vụ bắt đá gà ăn tiền ở xã Phước Tín. Vì vậy, rất có thể đây là vụ ném mìn nhằm trả thù công an viên Châu.
Đặng Anh

Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình

Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình


BBC-UK - 01/09/2012


Đài Loan nắm giữ đảo Ba Bình ở Trường Sa


Người đứng đầu ngành an ninh cùng nhiều quan chức Đài Loan đi thăm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa để nhấn mạnh chủ quyền.
Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Hồ Vị Chân đã đáp xuống hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa bằng máy bay quân sự hôm 31/8.

Một thông cáo chính thức tuyên bố họ đi thăm quân đội Đài Loan đồn trú trên đảo để tuyên bố “chủ quyền”.Cùng đi còn có Bộ trưởng Nội vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển cùng một số quan chức chính phủ.
Nhưng thông cáo này cũng kêu gọi các nước tranh chấp “gác lại khác biệt” để cùng khai thác.

Mới hôm 23/8, Việt Nam phản đối tuyên bố của Đài Loan sẽ tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn của Hà Nội, Lương Thanh Nghị, nói: “Việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.”

Cuối tháng Tám, hải quân Đài Loan đưa một nhóm học giả của Đại học Quốc gia Đài Loan ra đảo.
“Nhóm này…đã tổ chức lễ treo cờ cùng lực lượng tuần duyên để nêu cao tình yêu nước trong giới trẻ,” tuyên bố của Bộ Quốc phòng Đài Loan nói khi đó.

Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, do Đài Loan nắm quyền kiểm soát và gọi tên là đảo Thái Bình.
Đảo này có diện tích 0,49km2, nằm cách Cao Hùng 1.600km về phía tây nam.
Trên đảo, Đài Loan đã xây dựng cơ sở hạ tầng cùng đường băng máy bay khá kiên cố.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/09/120901_taiping_taiwan_visit.shtml