THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 May 2011

# Xin Ca?m O+n - GS Pha.m Minh Hoàng

Đến vụ cái cầu Cần Thơ, khi sụp đổ chết gần chút trăm người, cũng chẳng ai chịu trách nhiệm, chỉ còn cách nắm đầu tên Thủ tướng Dũng ra mà chửi.  Cũng có người trong Quốc Hội lên tiếng chất vấn Dũng cái vụ Vinashin, thất thoát hàng tỉ bạc, rồi Dũng cũng có nhận lỗi, rồi cười trừ, huề tiền.  Một đất nước, chẳng ai chịu trách nhiệm bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra, chắc chắn không khá nỗi.
 
 

Xin cảm ơn!

 

Vụ cháy Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại Sài Gòn ngày 29/10/2002 đã qua được đúng một tháng, những xúc động ban đầu bây giờ đã qua đi, nhường chỗ cho những ưu tư của cuộc sống hàng ngày. Nhưng nỗi đau mất người thân của các gia đình nạn nhân sẽ còn mãi nhức nhối, nhức nhối như những uẩn khúc khó hiểu mà mãi mãi sẽ chẳng giải bày được...

 

Các nguồn tin chính thức

 

Gọi là Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế nhưng đây chỉ là một tòa nhà 6 tầng (5 lầu + 1 trệt), nằm ở giao lộ 3 con đường Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Trung Trực, tổng diện tích trên dưới 2000 m2. Tại đây có khoảng 170 đơn vị kinh doanh nhưng hầu hết đều nằm ở tầng trệt và theo các cơ quan chức năng, thường xuyên có khoảng 500 người trong Trung Tâm. Theo các nguồn tin chính thức từ Thành Ủy, ngọn lửa phát cháy từ lầu hai Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế vào lúc 13g30 ngày 29/10/2002, nơi đó là vũ trường Blue và sau đó lan sang các lầu trên. Ở lầu 5 lúc ấy có một khóa học của công ty bảo hiểm Mỹ AIA với khoảng 100 học viên. 15 phút sau công an thành phố được thông tin và điều động trên 60 xe chữa cháy đến hiện trường. Ngọn lửa được khống chế vào lúc 16g30.

 

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, đích thân Nông Ðức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản đã "đến hiện trường tìm hiểu tình hình, chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả cuộc hỏa hoạn". Con số nạn nhân công bố là 61 người.

 

Các nguồn tin bán chính thức

 

Trong một nước mà mọi phương tiện thông tin đều nằm trong tay nhà nước hoặc "có sứ mạng tuyên truyền cho Ðảng" thì cách chính xác nhất để nắm bắt tình hình là ra hỏi mấy ông xe ôm hoặc mấy bà buôn thúng bán mẹt. Và sau khi đi một vòng thì mới thấy các tuyên bố "chính thức" chỉ phản ánh không đầy 10% sự thực. 24 tiếng sau vụ cháy, một ông xích lô cầm tờ Tuổi Trẻ lên oang oang giữa chợ: "Tụi chữa cháy chữa như (...) Chữa như tụi nó tui chữa cũng được". Ba chấm trong ngoặc đơn là những lời nguyền rủa như trút nỗi oán hận lên các cơ quan công quyền. Rất nhiều người, trí thức có, bình dân có, không tin rằng con số nạn nhân tử vong dừng ở số 61. Một nhân viên trong bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng con số này xấp xỉ 100.

 

Tưởng cũng nên nói thêm, vào lúc 21g30 ngày 29/10, nghĩa là 5 tiếng sau khi khống chế ngọn lửa. Thành ủy và Ủy Ban Nhân Dân TPHCM (UBND) đã gấp rút tổ chức họp báo. Buổi họp báo được đặt dưới sự chủ trì của bà Phạm Phương Thảo, Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Thành Ủy. Trong buổi họp báo này, UBND đã "nhận thiếu sót trước dân về những khiếm khuyết trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và sẽ công khai thông tin đầy đủ về thiệt hại và nguyên nhân vụ cháy". Sang ngày hôm sau tất cả các báo đều thông tin với những lời lẽ thương tâm và quy trách nhiệm cho đội PCCC thành phố TPHCM, và trong dư luận đã dấy lên các phê phán nặng nề đối với cơ quan này, đồng thời hình ảnh và tin tức đã xuất hiện trên các báo đài trên thế giới. Theo những nguồn tin trong chợ ngoài phố, bà Thảo đã triệu tập các báo và xác định một lằn ranh mà báo chí không được vượt qua. Kể từ ngày ấy lời lẽ trên các báo có chiều hướng đổi đi và không chĩa mũi dùi vào các lãnh đạo. Một giáo viên đã bộc bạch:"Lỗi này hoàn toàn ở đội PCCC thành phố mà ngay đến Nông Ðức Mạnh có muốn cũng không thể áp dụng biện pháp kỷ luật vì đội có "gốc" quá lớn", và cho đến đúng một tháng sau ngày hỏa hoạn, cũng chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm hoặc có một lời xin lỗi.

Những chi tiết cực kỳ phi lý.

 

Tất cả những ấm ức trong dư luận phần lớn đều xuất phát từ những sự kiện không thể ngờ tới.

 

- địa điểm cháy nằm ngay trung tâm Sài Gòn, trên mặt tiền đại lộ Lê Lợi, một thứ Champs-Elysées của Paris chứ không phải một cái hẻm ngoại thành. Chỗ này cách UBND thành phố 100m và đội PCCC hiện đại nhất Việt Nam nằm trên đường Trần Hưng Ðạo khoảng 1 cây số mà phải 15 phút sau, công an mới được báo tin. Nhiều người phẫn nộ nói: giả sử không báo tin thì có lẽ công an cũng không biết!

 

- sau khi "tỉnh ngủ", trên dưới 60 xe được điều tới, và đây mới là đoạn đầu của các chuyện không thể ngờ: có xe chạy được nửa đường hết xăng phải vào nhà dân xin xăng. Có xe chạy tới nơi vừa khởi động máy bơm thì... cháy máy vì để lâu không xài, có xe bơm chạy thì không đủ nước, cắm vòi vào các trụ chữa lửa thì không có nước. Xe có nước thì xịt không hiệu quả. Lính chữa lửa không trang bị... chống lửa nên chỉ đứng ngoài xịt. Ta hãy nghe lời trần tình của một lính chữa lửa:

 

"Lúc chúng tôi đến nơi, khói lửa đã bốc lên cuồn cuộn cả mấy tầng lầu. Anh em người mở vòi người vác thang lao vào tòa nhà nhưng hầu hết bật trở lại vì hơi nóng và đành điều khiển vòi phun nước từ xa (...). Các luồng nước phun ra hầu như bị ngọn lửa nuốt chửng. Lúc này mọi người giật mình vì nhớ ra vẫn còn thiếu những chiếc xe thang cao để chuyền người xuống mà lẽ ra nó phải được đưa đến ngay từ đầu để cứu hộ người trong các vụ hỏa hoạn nhà cao tầng. Không ai bảo ai nhưng mọi người đã cảm thấy rõ sự lúng túng, bị động, thiếu hẳn một phương án để đối phó. Chỉ huy gào lên qua điện thoại điều thêm xe thang. Nhưng thật đau lòng vì đó là những người may mắn còn sống sót, trước đó rất nhiều người đã chết hoặc bị thương nặng vì không có thang nên tuyệt vọng phải tự động nhảy ào xuống đất."

 

Những người lính cứu hỏa nhiệt tình lao vào tòa nhà nhưng lại bật trở ra vì không chịu nổi sức nóng. Trước tình huống này, mọi người lại giật mình nhớ ra mình đã không được trang bị đủ những chiếc áo chống cháy, chống nhiệt độ hiện đại, những bình dưỡng khí, những bộ mặt nạ... Hình như ai đó thở dài "phải chi?"

 

Ðọc những lời trần tình trên đây người ta thấy rõ sự bất lực của đội PCCC: không biết phải làm gì khi hữu sự, hoàn toàn không có một phương án nào, không có một bài bản nào. Ðến ngày hôm nay mọi người mới vỡ lẽ ra rằng các cuộc "thao dượt phòng cháy chữa cháy" chỉ làm cho có và không có một hiệu quả nào. Lần nào cũng như lần nấy, một cái thùng phuy tẩm dầu cháy phừng phực, các anh lính cứu hỏa lần lượt dùng mền ướt hoặc ôm bình phun bọt ra dập tắt. Tất cả được thao diễn trên một khoảng đất trống. Thao dượt xong mọi người thoải mái ra về, công tác PCCC được phê là tốt, là đạt chỉ tiêu. Ðến khi chạm mặt với thực tế, khi tứ bề là lửa, là khói, phải leo trèo, phải phá tường, đập kính thì thảo nào không bối rối. Lỗi này không phải từ đội PCCC thì về ai?

 

Sự bất lực của đội PCCC đặt trong một guồng máy tham ô quan lại lại càng trở nên trầm trọng. Trong những giây phút dầu sôi lửa bỏng của trận cháy, các tia nước từ xa lại bị chặn bởi một bức tường. Ở những nước khác lính cứu hỏa đập tức khắc, nhưng ở nước ta, nền hành chánh thư lại đã biến con người thành cái máy gật, không ai dám lấy quyết định. Mãi đến khi được phép đập lại tìm không ra dụng cụ phá tường, phải chờ công binh đến mới xong. Nhưng lúc ấy đã quá trễ. Nhiều nạn nhân đã chết oan uổng khi đã thoát được lên lầu 5, lầu 6 hét khản cả cổ suốt 40 phút để rồi phơi xác ngoài cửa sổ. Nhiều người đánh liều nhảy xuống gãy tay gãy chân, băng ca đưa đến toàn là những thứ trước 75 nên mục nát, vừa nhấc lên bệnh nhân lại té nhào xuống đất. Báo chí đã phê phán: "ngành cứu hộ của PCCC chỉ "cứu" được người chết".

 

Phản ứng của lãnh đạo

 

Ngày 30/10, sau khi đi thăm hiện trường, Nông Ðức Mạnh tuyên bố: "Cần rút ra bài học sâu sắc về công tác PCCC"; Vũ Khoan (phó thủ tướng) cũng chỉ "rút kinh nghiệm". Các tuyên bố của các lãnh đạo khác cũng quanh quẩn trong việc "rút kinh nghiệm" rồi thôi. Ở những nước khác, nơi mà "nền dân chủ còn thua xa Việt Nam hàng trăm lần" thì bộ trưởng bộ liên hệ (tức Lê Hồng Anh, bộ trưởng bộ Công An) đã phải từ chức, hoặc chí ít thì chủ tịch UBND Lê Thanh Hải, cùng quá thì chỉ huy đội PCCC thành phố phải từ chức để xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân và sự phẫn nộ của người dân. Nhưng một sĩ quan cao cấp của công an phụ trách PCCC đã anh dũng tuyên bố: "cái gì thuộc (lỗi) mình thì mình nhận chứ không nhận thay cho người khác được". Cuối cùng huề cả làng.

 

Ngày 31/10, Nông Ðức Mạnh, Vũ Khoan (phó thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (bí thư thành ủy), Lê Thanh Hải (chủ tịch UBND) đến thắp hương tưởng niệm các nạn nhân trước ống kính của khoảng 100 nhà báo, phóng viên... Sự việc hàng trăm nạn nhân của trận hỏa hoạn có lẽ không vĩ đại bằng sự hiện diện của lãnh đạo.

 

Một tuần sau vụ cháy, lãnh đạo Ðảng và chính quyền thành phố đã công bố một thư cảm ơn với những lời kết thúc như sau: Thành Ủy, Hội Ðồng Nhân Dân, UBND, UB Mặt Trận Tổ Quốc VN TPHCM xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ quý báu, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc của lãnh đạo Trung ương...

 

Hàng trăm gia đình đang đau khổ vì tang tóc, vì thương tật. Bớ Ðảng và nhà nước ơi! Ơn này trả bao giờ cho hết!

 

Sài Gòn, 29/11/2002

Phan Kiến Quốc

 

Phi trường Nội Bài đầy nước cống, phân người


Nếu có người chịu trách nhiệm, có lẽ chẳng bao giờ thấy mấy cái chuyện này xảy ra. Vấn đề chính là cái kiểu chẳng ai chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra như vậy rồi cũng huề tiền, chẳng ai đóng phạt, chẳng ai bồi thường, chẳng ai chịu tù tội.  Thủ tướng Dũng chỉ là thằng ngáo đối với đất nước, chỉ biết lo kiếm tiền bỏ túi tham của nó.
Phi trường Nội Bài đầy nước cống, phân người



HÀ NỘI (VNE) - Cơn mưa như thác đổ chiều 11 tháng 5 khiến phi trường Nội Bài ngập ngụa nước cống và phân người hôi thối.






Nước cống, phân thối ngập phi đạo Nội Bài chiều 11 tháng 5. (Hình: VNExpress)




Báo mạng VNEpress cho biết, cơn mưa lớn đẩy bật các nắp cống của sân bay Nội Bài làm tất cả những gì trong lòng cống phun trào lên trên, trong đó có cả phân người. Nước cống lênh láng sân đậu máy bay cùng với mùi hôi thối nồng nặc. Một chiếc máy bay chưa đến giờ cất cánh đã phải vội vã đóng chặt cửa khoang để hành khách khỏi phải "chết ngạt mùi thối."



Một cán bộ lãnh đạo cao cấp của sân bay Nội Bài nói rằng "đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng đáng sợ vừa nói" và nhấn mạnh rằng "có thể hệ thống cống thoát nước xuống cấp và đã đến lúc cần sửa chữa."


Một số nhân viên làm việc lâu năm tại sân bay Nội Bài lập tức phản bác lời tuyên bố nêu trên của người lãnh đạo. Họ cho rằng chất thải từ cống đã nhiều lần trào lên mặt đường sau mỗi cơn mưa, tỏa mùi hôi thối nồng nặc khắp nơi.


Một nhân viên xin được giấu tên cho biết: "Mỗi lần mưa đến, chúng tôi lại chịu trận. Không mưa mà nắng quá thì mùi hôi cũng bốc ra từ hệ thống đường ống và bể phốt, thật là khủng khiếp."


Tin này khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ. Một số bạn đọc - trong đó có một chuyên viên môi sinh chỉ trích nhà đầu tư, xây dựng sân bay cẩu thả khi xây dựng sân bay Nội Bài. Người khác thì cho rằng hệ thống thoát chất thải từ nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước mưa của sân bay Nội Bài đã được nhập lại, dẫn tới tình trạng nói trên.


Người ta vẫn chưa quên sân bay Nội Bài từng bị dột trầm trọng. Trong một lần khác mới đây, băng chuyền hành lý thình lình bốc khói làm hành khách hoảng loạn bỏ chạy tứ tán.


Ðược biết sân bay Nội Bài trước đây là căn cứ của quân đội cộng sản Bắc Việt, được đổi thành sân bay quốc tế vào năm 1977 và hoàn thành việc xây dựng nhà ga đầu tiên đón khách vào năm 2001.


Nội Bài sắp có nhà ga thứ hai với 4 tầng được xây bằng vốn vay của Nhật Bản lên tới 31 tỉ Yen. Năm 2010, trung bình mỗi ngày sân bay Nội Bài có 170 lượt máy bay cất cánh và hạ cánh, chưa tới một nửa của Tân Sơn Nhất. (PL)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130971&z=2

# Bắc Hàn Cấm Điện Thoại Di Động


# Bắc Hàn Cấm Điện Thoại Di Động
Không thể tin được, tại Bắc Hàn, bọn CS lưu manh đã bắt người dân phải nộp điện thoại di động hoặc phải chịu hình phạt. Mình nghĩ, mấy ông CSVN hãy chọn con đường đi của mình. 1) theo CS như Bắc Hàn. 2) ngã hoàn toàn theo tư bản. Đừng có chơi cái kiểu kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nữa, chẳng khá đâu. Đây là chơi cái kiểu cẳng giữa, 1 chân bên tàu này, chân kia bên tàu kia, chẳng khá đâu, rốt cuộc sẽ lọt tũm xuống nước đấy.
N. Korea seizes mobile phones to curb news: report
SEOUL — North Korea has started a drive to confiscate mobile phones smuggled from China in an attempt to suppress news from the outside world, a group of defectors from the communist state said.
North Korea Intellectuals Solidarity said in its latest newsletter police in North Hamkyong and Yangkang provinces bordering Russia and China have started urging residents to voluntarily surrender mobile phones or face punishment.
It cited sources in the border cities of Hyesan and Hoeryong.
The police warned that special devices to detect mobile phone use had been brought in to punish "those spreading capitalist ideas and eroding socialism", the group quoted one of the sources as saying.
North Korea strictly controls access to outside information and fixes the tuning controls of radios and televisions to official stations.
But many residents in border areas that can receive mobile reception from China are known to use smuggled phones to talk to relatives and friends who escaped the impoverished state to settle in China or South Korea.
At present users restrict conversations to five minutes, the minimum time authorities need to trace a call, said the source.
South Korean analysts and officials say the reclusive regime has lately tightened controls on outside information to suppress news of popular revolts against despots in the Arab world.
There is no hard data on the number of mobile phones smuggled from China.
But more than 5,000 people in Hyesan alone had used smuggled mobile phones as of 2006, Do Myourng-Hak, a group spokesman who defected that year, told AFP.
The North also has a legal mobile phone service provided by Egypt's Orascom Telecom. But activists say it is difficult for registered users to make or receive overseas calls because of limited service and tight oversight.

Việt Nam: số người Hmong biểu tình bị bắt vẫn được giữ kín


VN hôm nay chính thức cho biết đã bắt giữ một số người liên quan cuộc chống đối hy hữu của sắc tộc Hmong vốn ra sức thành lập Vương Quốc riêng của họ tại vùng núi rừng Tây Bắc VN, thông tấn xã AFP đưa tin này hôm nay.

Lên tiếng với phóng viên, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN cho biết một số cá nhân có hành động thái quá đã bị giam giữ để điều tra và sẽ được ứng xử theo luật lệ VN.
Bà Nga không cho biết có bao nhiêu người Hmong biểu tình đã bị bắt, nhưng lưu ý rằng hiện đã có nhiều tin phóng đại liên quan tình hình này và sự thật đã bị xuyên tạc.
Theo tổ chức đấu tranh cho tự do tôn giáo trụ sở tại Anh, là Christian Solidarity Worldwide (Đoàn Kết Cơ Đốc Toàn Cầu), thì 130 người đã bị giam giữ sau khi bộ đội VN giải tán các tín đồ Tin Lành Hmong hồi tuần rồi. 
Một nguồn tin quân sự cho thông tấn xã AFP biết rằng hồi đầu tháng Năm này, hàng ngàn người Hmong ở tỉnh Điện Biên biểu tình đòi được tự trị nhiều hơn cũng như tự do tôn giáo, dẫn đến đụng độ với quân đội VN. Nguồn tin này nói thêm rằng lực lượng đặc biệt phối hợp với viện quân được đưa tới vùng bất ổn ở khu vực biên giới giáp với Lào sau khi cuộc biểu tình xảy ra.
Theo phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga thì đám đông tụ tập hiện đã tự nguyện trở về nhà.
Bà Nguyễn Phương Nga thừa nhận có một trẻ bị chết vì ốm do thời tiết xấu và điều kiện vệ sinh kém.
Trong khi đó, VN ngăn chận không cho các phóng viên nước ngoài tới nơi xảy ra bất ổn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tổ chức bầu cử ở Hoàng Sa và Trường Sa là chuyện nội bộ của Việt Nam ???


Lên tiếng với phóng viên AFP trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao VN hôm nay liên quan việc VN xúc tiến kế hoạch bầu cử Đại biểu Quốc Hội khoá 13 và Hội đồng Nhân dân các cấp tại quần đảo Trường Sa.

Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN, nói rằng VN có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và việc VN tổ chức cuộc bầu cử như vừa nói là chuyện nội bộ của VN, bảo đảm quyền lợi của công dân VN theo như quy định của luật pháp và hiến pháp VN.
Bà Nga lên tiếng sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ đã phản ứng về kế hoạch bầu cử này của VN.
Liên quan việc Đài Loan phản ứng mạnh mẽ khi VN cho rằng Đài Loan là 1 tỉnh của TQ, bà Nga nói rằng cách thức sử dụng tên gọi của Đài Loan như vậy là phù hợp với chính sách nhất quán của VN.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Giá điện và xăng có thể tăng nữa


Hôm qua, hãng thông tấn Reuters loan tin trích dẫn ý kiến của Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh nói giá điện và giá nhiên liệu xăng dầu tại Việt Nam quá thấp và có thể tăng thêm nữa.

Ông Vũ Văn Ninh cho rằng nếu trong năm nay giá điện không được điều chỉnh thì ngành điện của Việt Nam sẽ phải lỗ thêm nữa. Tin vừa qua cho biết có thể đầu tháng sáu tới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ xem xét lại giá điện và có thể cho tăng lên nữa.

Đối với giá xăng dầu, thì ông Vũ Văn Ninh có ý kiến là nếu giá trên thị trường thế giới tăng lên, giá nội địa cũng sẽ được điều chỉnh tăng; trong trường hợp giá giảm thì cơ quan chức năng sẽ cho tái tục lại thuế nhập khẩu ở mức thích hợp và giảm giá bán lẻ nếu điều kiện cho phép.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam


2011-05-12

Một xã hội có đuợc xem là phát triển bền vững hay không ngoài yếu tố ổn định kinh tế, chính trị; an sinh xã hội cũng được xem là nhân tố cốt yếu vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chính nguời dân trong xã hội.

Source lũ-lụt-Hà Tĩnh

Đi nhận hàng cứu trợ bằng bè chuối hôm 18/10/2010 ở Hà Tĩnh.


Vậy hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay ra sao?

An sinh xã hội được thực hiện theo kiểu "bà đỡ"

An sinh xã hội (ASXH) được hiểu đơn giản là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng những biện pháp công cộng trước những sự cố đột ngột về kinh tế và xã hội như thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, tàn tật cho các nhóm đối tượng như từ thanh niên cho đến người già, trẻ em, người nghèo... mà gọi gộp chung là nhóm yếu thế. Ngoài ra ASXH cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, y tế, bệnh viện và một số phúc lợi xã hội khác. Các chính sách cụ thể trong ASXH bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. 
An sinh xã hội là một vấn đề lớn của bất kỳ một quốc gia nào, tuy nhiên, hệ thống ASXH ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, chưa đồng bộ, mức độ bao phủ thấp, mức độ tác động và tính bền vững của các chương trình chưa cao. Trong lần trả lời trên báo Tuổi trẻ Online, T.S Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
Việt Nam chú trọng nhiều vào phát triển kinh tế, còn với an sinh xã hội chỉ được thực hiện chính sách theo kiểu "bà đỡ." 
T.S Nguyễn Thị Lan Hương
Hiện tại, Việt Nam dành tới gần 40% trong tổng chi ngân sách Nhà nuớc cho ASXH, các nguồn vốn rót cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không hề ít, nhưng trên thực tế thì ASXH vẫn chưa bao trùm được mọi đối tượng, nhất là những nhóm yếu thế.
Đánh giá một cách tổng quan về hệ thống ASXH hiện nay tại Việt Nam, T.S Trần Thị Út, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền Vững nhận xét:
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Công nhân không có tay nghề, khó kiếm việc thường chỉ làm bốc vác mướn theo ngày. (ảnh minh họa) AFP
Mạng lưới ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng, nhưng trên nguyên tắc thôi, nhưng trên thực tế cũng có rất nhiều người, ngay cả cha mẹ của những liệt sĩ đi nữa, nhà cửa cũng lôm côm, cũng không được chăm sóc y tế đầy đủ đâu. 
 
Có lẽ vì mức bao phủ của ASXH chưa đầy đủ, nên một số cuộc đình công đòi hỏi phúc lợi xã hội, trợ cấp chế độ của công nhân nhiều nhà máy đã diễn ra từ Bắc đến Nam. Dù rằng, đó có thể thuộc trách nhiệm của các nghiệp đoàn, nhưng chính sách ASXH không thể đứng bên ngoài những cuộc biểu tình hay đình công, để đảm bảo một cuộc sống cơ bản của người lao động. 
Hơn nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được cải thiện hơn, thì khoảng cách về bất bình đẳng thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam lại rõ rệt hơn. Đồng thời, tình trạng trẻ em lang thang, bỏ học đi làm kiếm sống và người già, người khuyết tật cơ nhỡ, không được chăm sóc là những hình ảnh thường ngày mà bất cứ ai cũng có thể bắt gặp. Phải chăng chính sách ASXH đã thực sự bao phủ và bền vững ?
ASXH của Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc thì bao trùm nhưng trên thực tế thì có rất nhiều nhóm người không được hỗ trợ hoặc tiếp cận các dịch vụ của ASXH. Đầu tư cho ASXH đó trên nguyên tắc thì nhóm nghèo và nhóm yếu thế đang được hỗ trợ và thêm một phần nữa là nhóm ưu tiên về diện chính sách, như là có công với cách mạng
T.S Trần Thị Út

Khi nhắc đến ASXH thì người ta thường nhắc đến các vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và ảnh hưởng của ASXH đến toàn bộ xã hội. Trong đó, bảo hiểm y tế là để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ốm đau, bệnh tật cho người dân. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhằm thực hiện các chế độ như đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. 
Khi hỏi T.S Trần Thị Út một đánh giá chung về tình hình bảo hiểm y tế cho người nghèo, bà cho biết:
Người dân cũng đang được khuyến khích mua bảo hiểm y tế. Khi mua Bảo hiểm Y tế, thì họ sẽ có được những hỗ trợ khi khám bệnh và những người già nghèo thì họ được khám bệnh không tốn tiền, thì bảo hiểm xã hội cũng đáp ứng được khá đầy đủ cho những người nghèo.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp, ở đây là các chính quyền ấp, xã, chính quyền phường khóm. 
Chuẩn nghèo thì có chung cho từng thành phố hay từng tỉnh, thí dụ như thành phố Sài Gòn thì chuẩn nghèo 
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh. AFP
là một đô la/một ngày/người. Gia đình có thu nhập dưới 500,000 một người/tháng coi như là nghèo.

Bà cũng cho biết thêm, chính sách ASXH chỉ hỗ trợ những vấn đề về mặt y tế, hoặc cho vay vốn làm ăn cho những gia đình nghèo có sổ hộ khẩu, còn những người lao động tự do hoặc không có giấy tờ hợp pháp thì không được hưởng những mức an sinh này.
Họ đi bệnh viện, thì họ được hỗ trợ chi phí, miễn phí. Con cái họ học hành cũng được miễn phí, đó cũng là những hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng họ phải có được sổ hộ nghèo. Sổ hộ nghèo phải được cơ quan địa phương cấp
T.S Trần Thị Út

Phát triển kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển ASXH

Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó, đề án chuẩn bị với nguyên tắc xuyên suốt coi an sinh xã hội là quyền cơ bản: ăn, mặc, ở, có việc làm và mục tiêu mà chiến lược hướng đến là bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả mọi người.
Có thể nói, chính sách về ASXH phải luôn đi kèm với chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Việc đảm bảo một chính sách ASXH công bằng và giúp đỡ được mọi nhóm yếu thế là điều hết sức cần thiết, T.S Nguyễn Xuân Mai, Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đánh giá sự kết hợp ấy như sau:
Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn. Nếu không, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nếu không có chính sách ASXH tốt, thì có thể tăng trưởng kinh tế sẽ gạt ra ngoài lề một số người được hưởng
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
Nữ công nhân đang trên đường đến làm việc ở công xưởng ngoại thành Hà Nội. AFP
các lợi ích. Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh, thì nó đòi hỏi một chính sách ASXH để hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và làm giảm đi những bất bình đẳng xã hội. 

Trong việc vạch ra chính sách an sinh xã hội, cần phải có một mối quan hệ hết sức mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phải chú trọng dành những phần đầu tư xứng đáng cho hệ thống ASXH và sớm hình thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh hơn.
T.S Nguyễn Xuân Mai
Ngoài ra, T.S Trần Xuân Mai cũng giải thích thêm, việc chống lạm phát, nhằm đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động là việc làm rất cần thiết hiện tại vì nếu không thì những thành quả giảm nghèo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiệm trọng.
Trong phiên họp của diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội mới diễn ra ở Hà Nội hồi giữa tháng 4, ông Michael Cichon, Tổng Vụ trưởng An sinh Xã hội, thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng phải sau 4 năm nữa thì không gian tài khoá của Việt Nam mới có thể mở rộng đủ để cải thiện dần sàn ASXH – một sáng kiến của Liên hiệp quốc - gồm 4 hình thức đảm bảo cơ bản: tiến tới chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng; đảm bảo thu nhập cho trẻ em; trợ giúp người thất nghiệp, thiếu việc làm và người nghèo; đảm bảo thu nhập cho người già và người khuyết tật.
Hi vọng rằng, với những nỗ lực của Chính phủ thông qua chính sách tài khoá hướng đến an sinh xã hội, bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội sẽ được cải thiện hơn, mức sống cơ bản hay những quyền lợi tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ việc làm…của người dân sẽ được đảm bảo; nhằm tạo nên sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Vì xét cho đến cùng thì đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho người dân là điều mà bất kỳ một xã hội nào cũng phải hướng đến.   

Theo dòng thời sự:

Quyền con người có được tôn trọng ở Việt Nam?



2011-05-12

Nguyện vọng của người dân Việt là sớm được hưởng dân chủ - nhân quyền, lý tưởng đó được nhân loại tiến bộ xem như bầu không khí, hơi thở, nhịp tim nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn bị hạn chế.

RFA file photo

BS Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng khi công an đến khám xét nhà trước đây.

 

Xin mời quý vị theo dõi tâm tình của 4 người dân trong nước, đặc biệt nhất đây là 4 khán thính giả hàng ngày đều vào nghe và từng đóng góp tiếng nói với các chương trình của Đài Á Châu Tự Do (RFA). 

Cần lên tiếng vì nhân quyền

Là sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản năm 1990 tại Sài Gòn, từng ngồi tù suốt thời gian tổng cộng hơn 20 năm, được tặng nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói lên suy tư của mình nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam, 11 tháng 5.

Mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả.

Lư Thị Thu Trang

BS Nguyễn Đan Quế: "Đấy là điều mà dân tộc ta mong muốn. Đấy, anh em mình nói thật thế! Khi nào mà có nhu cầu cần thiết cho đất nước thì mình lên tiếng ngay. Chính tôi và tôi thành thật với dân tộc mình, chúng ta cố gắng lấy cái mốc ngày hôm nay để biến nó thành một cái ngày mà người ta không nhớ nó ở đâu ra, mà nó là của chung của dân tộc Việt Nam. Đấy là, theo tôi là nguyện vọng của cá nhân tôi, là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và lợi ích do cuộc đấu tranh của chúng ta đấy. Tình thật tôi chưa bao giờ được dịp sang Mỹ bao giờ cả, nhưng mà đúng như thế thì quả nhiên cái ngày đó bây giờ người ta thấy nó thân thuộc, quen biết như từ lâu rồi, mà của người ta, đấy là chúng ta thành công. Theo tôi thì tình hình lúc này ở trong nước đòi hỏi chúng ta nên làm một chuyện như thế. Tôi đã quyết định nói rõ điều đó là một điều cần thiết, cần lên tiếng."

Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam, từng bị giam cầm trên ¼ thế kỷ vì đấu tranh cho tự do tôn giáo, được Tổ Chức Human Rights Watch trao Giải Thưởng Nhân Quyền Năm 2009, giải bày qua câu câu chuyện với RFA:

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nhà nước Việt Nam cũng không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước Việt Nam dùng bạo lực nhiều hơn trước nữa, cho nên sự vi phạm nhân quyền được đặt trong tình trạng báo động hiện nay, theo tôi hiểu như vậy ạ. Chỉ cách đây mấy hôm thôi thì chắc có lẽ quý Đài cũng biết vấn đề người H'Mong ở phía Bắc, năm sáu ngàn người họ biểu tình đòi hỏi những quyền lợi của họ nhưng mà nhà nước Việt Nam đã ra tay trấn áp, đàn áp. 

THTHIENMINH8.jpg
Thượng tọa Thích Thiện Minh. RFA file photo.
Và tôi hiểu biết được ở trên các đài trong cùng như ngoài nước là nhiều người bị chết, nhiều người bị hành hung, nhiều người bị bắt bị cầm tù. Thời gian gần đây nhứt nữa bên tôn giáo, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Lý, một người đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống bị bắt giam tới ngày hôm nay cũng chưa biết như thế nào nữa."

Về sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, Thượng tọa Thích Thiện Minh giải thích:

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nếu tất cả các tôn giáo này mà nằm trong cái quốc doanh do nhà nước quản lý thì họ dễ dàng tự do hoạt động, còn những tôn giáo nào, trong đó có Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, muốn độc lập và phát triển tự do thì bị cấm đoán, chứ không có gì thay đổi cả. Cái giáo hội quốc doanh của nhà nước thì dân chúng đến chùa hay đến nhà thờ một cách tự do thoải mái, đông đảo, cho nên du khách quốc tế họ nhìn thấy thì đó là bề ngoài, hình thức, chứ không phải nội dung bên trong. Bên trong thì cái vị linh mục đó, vị tu hành Phật Giáo đó phải có chân trong chính quyền, hoặc họ là đại biểu quốc hội, hoặc họ nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc họ như thế nào đó, cho nên nơi đó mới tổ chức đông đảo như vậy. Còn dân chúng có một số người thì họ có niềm tin đối với tôn giáo thôi cho nên họ không đặt nặng vấn đề chính trị nữa, cho nên họ có đức tin tôn giáo về mặt tâm linh thì họ đến thôi, chớ còn họ không phân biệt vị tu hành đó, cái tôn giáo đó nó có bị nhà nước như thế nào hay không, đó là điều làm cho quốc tế có khi bị nhầm lẫn."

Theo Thượng tọa Thiện Minh thì ước mơ đơn giản nhứt của người dân Việt Nam còn xa vời:

Nhà nước VN không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước VN dùng bạo lực nhiều hơn trước.

TT Thích Thiện Minh

Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Theo tôi nghĩ thì người dân hiện bây giờ không đặt kỳ vọng gì cả vì Việt Nam hồi xưa tới giờ đã  ký nhiều công ước quốc tế về quyền con người nhưng mà không có thực hiện hoàn toàn đầy đủ. Chỉ có một mặt nào đó theo lý thuyết, lý luận thôi, trình bày với quốc tế bề ngoài thôi, chớ còn bên trong nội dung thì không có gì cả, cho nên dân chúng rất là bất mãn và không có niềm tin. 

Tước đoạt quyền con người

Tiếp tục câu chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, một thành viên Khối 8406, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang từng bị kêu án 3 năm tù cộng 2 năm quản chế về tội "tuyên truyền chống nhà nước", nay đã đặt chân tới vùng đất tự do, nói về công cuộc vận động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam:

Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với thời gian trước đây thì thời gian sau này có nhiều thuận lợi hơn là nhờ vào sự dấn thân của những con chim đầu đàn trong phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở quốc nội, đó là những vị khả kính như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và rất nhiều vị khác nữa. Nhờ sự dấn thân của những con chim đầu đàn đó mà tư tưởng dân chủ - nhân quyền đã đi sâu vào nhiều tầng lớp, và nhờ sự phổ biến rộng rãi của những tạp chí lén như Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406 đưa đến các nơi vùng sâu vùng xa, và vì vậy cho nên người dân càng ngày càng ý thức được là họ đã bị mất cái gì và họ đang bị nhà cầm quyền Hà Nội đã tước đoạt của họ những quyền căn bản nào, những quyền căn bản gì qua đường lối cai trị độc tài bằng bạo lực của chính quyền Hà Nội, nhờ đó mà họ đã dần dần ý thức được, mà khi họ ý thức được thì họ vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu và họ đứng lên để giành lại các quyền làm người căn bản mà chính chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của họ bằng bạo lực."

Tuy nhiên, theo lời anh Quang thì trước mắt vẫn còn nhiều trở ngại, còn nhiều rào càn:

Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với các nước Bắc Phi và Trung Đông thì Việt Nam là một nước độc tài cộng sản, do đó không thể có một đảng đối lập hoặc một tổ chức đối lập nào so với đảng cộng sản ở tại Việt Nam cả. Và đặc biệt để duy trì sự tham quyền cố vị, đảng CSVN đã làm được cái việc mà tôi cho rằng hết sức khó khăn, đó là đảng cộng sản đã đầu độc anh em an ninh, đầu độc giới công an và bộ đội, cho họ thấy rằng nếu như mà đảng cộng sản sụp đổ thì chính những người đó sẽ chết trước, vì vậy cho nên những người đó đã điên cuồng đàn áp chính ngay đồng bào mình một cách điên cuồng. 

nguyen-ngoc-quang-305.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Quang tại Thái Lan. RFA file photo.
Chính tư tưởng đó đã do đảng cộng sản đã bơm vào đầu họ để sử dụng họ như một công cụ để bảo vệ chế độ bằng cách đàn áp các lực lượng biểu tình. Đó là công an và bộ đội, và mình phải làm sao để họ nhìn ra được việc làm của họ để họ quay trở về với dân tộc. Điều đó là trở lực lớn nhất hiện nay. Còn nói đến lòng người thì tôi nghĩ rằng đã có sự kết hợp. Riêng đối với sự đàn áp của công an và bộ đội thì đó là trở lực lớn nhất cần phải vượt qua, tuy nhiên không thể nói cái kế hoạch như thế nào để vượt qua mà phải thực hiện nó như thế nào."

Cô Lư Thị Thu Trang, một dân oan ở Gò Vấp có tài sản bị chính quyền địa phương tịch thu, thường bị công an bám sát, sách nhiễu, hạch hỏi, mong được cất cao tiếng nói của mình trước công luận nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam.

Cô Lư Thị Thu Trang: "Đó là niềm mơ ước mà tất cả người dân Việt Nam đều mong đợi điều này để mà đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại cái quyền đó cho người dân Việt Nam sống trong nước. Tôi là một người đại diện cho những người dân oan thấp cổ bé miệng đã đòi những quyền đó suốt bao năm nay mà càng đòi thì càng bị mất. Còn mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả. Có thì nó được thể hiện bằng dùi cui và roi điện, bằng sự áp bức và tù đày, đến độ một con người không còn là con người nữa. Và nhân dịp này tôi xin gửi lời kêu cứu đến tất những ai quan tâm đến đời sống của người dân Việt Nam, quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, hãy giúp chúng tôi, cứu chúng tôi thoát khỏi bạo quyền cộng sản này để mà có được quyền sống của một con người tối thiểu, thưa quý vị."

Đỗ Hiếu tường trình từ Thái Lan.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thanh Hóa thiếu đói mùa giáp hạt


Báo chí trong nước vừa cho loan tin có khoảng 240 ngàn người tại Thanh Hóa đang thiếu đói. Đài RFA đã gọi một số người có liên quan để tìm hiểu sự việc.

RFA photo

Nông dân thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 2011 vùng ĐBSCL

Mỗi khi tháng 5 đến là mùa giáp hạt lại về đối với bà con ở khoảng 20 huyện khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Đó là thời điểm họ lại phải chống chọi với cái đói. Thật ra đói giáp hạt không phải là việc xa lạ nhưng theo báo chí trong nước, đã lâu lắm bà con không chịu đựng cái đói trên diện rộng như năm nay. Con số 240 ngàn người thiếu đói từ hàng chục ngàn hộ gia đình rải rác ở các huyện nghèo Thanh Hóa làm người ta không khỏi giật mình.

Theo phát biểu đăng trên tờ SGTT, ông Lương Văn Bường, chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết ngoài số người thuộc diện thiếu đói thường xuyên được nhận trợ giúp 15 kg gạo/ tháng, có đến 9 ngàn người ở huyện nhà thiếu đói gay gắt. Nguyên nhân chủ yếu của việc này được cho là thiếu đất sản xuất lương thực. Theo vị chủ tịch này, có tổng cộng 30 ngàn nhân khẩu trong địa bàn nhưng chỉ có 560 ha đất nông nghiệp. 

Tình trạng thiếu đói mùa giáp hạt (ý chỉ khoảng thời gian từ 15-30 ngày trước khi có thể thu hoạch mùa lúa mới) cũng xảy ra ở các vùng khác của tỉnh Thanh Hóa, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi và vùng ven biển ngập mặn.  Theo thông tin báo chí trong nước, 7 huyện miền núi như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân là những vùng cái đói hoành hành nhiều nhất.

Truyền thông trong nước hôm ngày 7 tháng 5 loan tin, tỉnh Thanh Hoá đề nghị với Trung ương hỗ trợ 2000 tấn gaọ để cứu đói cho dân trong tỉnh.

Thực hư ra sao?

Tuy nhiên, tiếp chuyện với đài RFA, ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tình trạnh không đến mức quá nghiêm trọng. Ông nói:

rfa-250.jpg
Vụ lúa Đông Xuân vùng ĐBSCL 2011. RFA photo
"Ở huyện Quan Sơn thì cũng có thiếu đói nhưng không nhiều, khi kiểm tra lại thì không đến mức độ như nhân viên ở xã báo cáo. Có khoảng trên dưới 100 hộ bị thiếu đói ở Quan Sơn thôi".

Cũng theo ông Múi, ở những huyện miền núi nói chung và huyện Quan Sơn nói riêng thì diện tích canh tác lúa rất ít nên chủ yếu bà con khai thác luồng, nứa để bán mua gạo. Cũng có những hộ neo người thì không đi khai thác nứa, luồng được nên rơi vào cảnh đói.

Trao đổi với RFA, ông Cầm Bá Quân, chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho rằng thông tin này không sát với tình hình thực tế. Ông nói:

"Báo đăng như vậy thôi nhưng tình hình tại cơ sở cũng khá ổn định. Chính quyền địa phương và tỉnh cũng đã có kế hoạch hỗ trợ tí gạo cho nhân dân rồi. Nông dân sản xuất lúa rồi bán lúa để mua gạo ăn chứ cứ vào kiểm tra nhà dân mà không thấy lúa thì cho rằng người ta không có gạo ăn là không phải. Chúng tôi cũng thấy rằng có một số ít nhân dân cũng khó khăn thật nhưng địa phương nào mà chẳng có chuyện tương tự như thế. Tất cả thông tin đưa ra về số người đói chưa phải là chính xác lắm".

Cũng theo ông Quân, trong 3 ngày tới là gạo trợ giúp của tỉnh từ quỹ dự trữ quốc gia phải về tới thôn bản. Mỗi người thiếu đói được nhận 15 kg gạo 1 tháng. Những người được nhận trợ giúp này phải được địa phương công nhận thật sự thiếu đói. Và nhà nước chỉ trợ giúp trong những năm thiên tai hay trong mùa giáp hạt thôi chứ cũng không thể trợ giúp thường xuyên thì nguồn của nhà nước không đủ.

Ở huyện Quan Sơn thì cũng có thiếu đói nhưng không nhiều, khi kiểm tra lại thì không đến mức độ như nhân viên ở xã báo cáo. 

Ô. Lò Đình Múi

Thế nhưng theo nguồn tin trong nước trích dẫn từ sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, có đến hơn 93 ngàn hộ (khoảng 240 ngàn nhân khẩu) thuộc 21 trong số 27 huyện đang thiếu đói. Bà con phải chống chọi với cái đói bằng khoai , bắp… Thậm chí, nhiều gia đình ở Mường Lát phải lấy cả ngô giống ra làm thức ăn chống đói.

Chị Huệ, người Thanh Hóa đang sống tại TP. HCM, sau khi hay tin nạn thiếu đói trên diện rộng xảy ra, chị gọi điện về gia đình ở Bá Thước và cho biết:

"Tại những vùng miền núi và ven biển, người ta sống khổ lắm. Họ không có ăn, không có quần áo mặc luôn mà phải nấu bắp, củ mì nấu thành cháo ăn cho đỡ đói".

Ăn khoai, sắn độn không phải xa lạ đối với bà con chịu cảnh đói, thậm chí nhiều người chỉ ăn gạo lức với lá khoai mì.

Sinh viên Lê Bá Mai, quê Thanh Hóa đang theo học tại Hà Nội, cho biết anh vừa tổ chức 3 đợt cứu trợ cho huyện Mường Lát trong vòng 6 tháng qua. Đầu tháng 4, anh cùng 1 số bạn bè mang quần áo củ và sách vở tặng lại các em nghèo tại THCS Mường Lý, thuộc huyện Mường Lát, huyện nằm trong 61 huyện nghèo nhất nước. Anh tâm sự:

"Mường Lát là 1 huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa. Khi tôi tiếp xúc các học sinh bán trú ở trường THCS Mường Lý, thuộc huyện Mường Lát thì các em ăn gạo lức với lá sắn (lá khoai mì) hoặc lá rau tàu bay chấm muối mà thôi".

Tận mắt chứng kiến nhiều người không có gạo ăn, tận mắt nhìn đồng bào đi bộ cả ngày đường mà chỉ tìm được 1 gùi bắp để rồi sau đó bán đổi gạo với giá rất rẻ, anh Lê Bá Mai cho biết:

Khi tôi tiếp xúc các học sinh bán trú ở trường THCS Mường Lý, thuộc huyện Mường Lát thì các em ăn gạo lức với lá sắn (lá khoai mì) hoặc lá rau tàu bay chấm muối mà thôi.

SV Lê Bá Mai

"Tôi cũng không nắm được tình hình chính thức nhưng việc người Mường Lát thiếu đói là chắc chắn và con số đó (240 ngàn người thiếu đói ở Thanh Hóa) là có thể phù hợp bởi vì đơn giản 1 điều là không ai tự nhiên kêu đói để xin cứu đói cả, chỉ có đói thì người ta mới kêu thôi. Những vùng biển mặn và những vùng miền núi ở Thanh Hóa làm người ta không thể canh tác lúa được thì chuyện không có lúa ăn là chuyện thường."

Con số 240 ngàn người thiếu đói từ hiện tại ở Thanh Hóa vẫn là 1 dấu hỏi. Thế nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, đói trong mùa giáp hạt là chuyện xảy ra thường xuyên. Hiện tại đối với nhiều người, khi mùa giáp hạt về là nỗi ám ảnh về những buổi khoai sắn lại hiện lên. Và không biết đến bao giờ, mùa giáp hạt cũng như bao nhiêu mùa khác?

Theo dòng thời sự:

Có bao nhiêu người chết trong cuộc biểu tình ở Điện Biên?


2011-05-12

Việt Nam thừa nhận đã bắt giữ những người Hmong tập trung biểu tình hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm vừa qua tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biện.

RFA

Đời sống người Hmong trên các vùng núi miền Bắc Việt Nam . (ảnh minh họa)

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm thứ Năm 12-5, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói với hãng thông tấn AFP rằng có một số người quá khích đã bị bắt giữ để điều tra và sẽ chịu xử lý theo pháp luật.

Trong khi đó một số tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài cho biết có một số người H'mong bị giết chết và hơn 130 người bị bắt giam qua vụ tập trung đông đảo ở Mường Nhé vừa qua.

Vào tối ngày 12 tháng 5, Gia Minh liên lạc qua điện thoại với một Mục sư Tin Lành người H'mong tại Lai Châu để tìm hiểu thêm tình hình liên quan và được ông cho biết như sau:

Mục sư: Một số bà con từ Dak Lak, Dak Nong, Lào Cai, Hà Giang tập trung lại trong một trại với một tượng cầu nguyện để chào đón Đức Chúa Trời. Đức Chuá Trời không về ở nơi khác nữa mà chỉ về ở Mường Nhé.

Gia Minh: Ai đứng ra thông báo như thế?

Mục sư: Tôi không biết mà khi hỏi bà con thì họ cũng không nói ra.

Gia Minh: Có phải mục sư đã nói chuyện với chính những người đã vào trong Mường Nhé và về nói lại với mục sư không?

Mục sư: Tôi trực tiếp gặp một số anh em đi vào trong đó, xong trở về quê hương và trình bày lại cho tôi. Tôi không dám đến đó vì sợ nếu có gì xảy ra sẽ ảnh hưởng đến đạo Tin Lành cuả mình. Tôi chỉ ở xa xa thôi. Tôi nghe Nhà nước giải tán hết và họ về.

Những người về kể lại cho tôi là trước hết có người bảo họ đi đến đó mang theo lương thực cho 5 ngày thôi; sau đó Chúa sẽ đến đón anh em đi


Gia Minh: Số tập trung bao nhiêu người và cụ thể ai giải tán?

Mục sư: Sáu ngàn người. Chính quyền điạ phương và Nhà nước người ta giải tán.

Gia Minh: Thông tin chính thức từ Nhà nước không cho biết rõ, nhưng có tin nói có bộ đội đến giải tán thì sao?

Mục sư: Sáu ngàn người từ những nơi khác đến, dựng trại với ba cổng và không cho ai vào hết; nếu ai vào là 'diệt'. Bộ đội đến giải tán, tiêu diệt số kia, không cho tụ tập như thế.

Có 28 người chết, đó là những người chống lại chính quyền điạ phương. Chống lại chính quyền điạ phương thì bị đánh gãy chân, gãy tay, bị đánh chết.

Mục sư Tin Lành

Bị đánh đến chết

Gia Minh: Tin nói có mấy chục người bị chết và mấy trăm người bị bắt đi thế nào?

Mục sư: Có 28 người chết, đó là những người chống lại chính quyền điạ phương. Chống lại chính quyền điạ phương thì bị đánh gãy chân, gãy tay, bị đánh chết. Những người không chống lại thì chính quyền đưa về điạ phương. Có bắt hơn 100 người đưa vào huyện để hỏi và hiện nay cũng đã cho về. Tại huyện tôi ở hôm nay có 5 người được trả về trong bản rồi.

Gia Minh: Những người chết được chôn cất thế nào?

Mục sư: Những người chết chôn ngay đó, vì có người ở Dak Lak, Dak Nong, Lai Châu, Lào Cai.

Gia Minh: Hội thánh cuả mục sư hình thành bao lâu rồi?

Mục sư: Hội thánh cuả tôi từ năm 1993 rồi.

Gia Minh: Sinh hoạt có dễ dãi, thuận tiện không?

Mục Sư: Hoạt động cuả hội thánh cũng bình thường thôi, chưa có Nhà thờ, vẫn sinh hoạt tại gia đình.

Gia Minh: Đời sống chưa như mong muốn, vậy người tín hữu Hmong ở đó mong muốn điều gì?

Mục sư: Dân tộc  Hmong mong muốn phát triển có đường, có điện, có cầu, có trường học …

Gia Minh: Để ổn định cuộc sống thì theo mục sư nên làm gì?

Mục sư: Mong tất cả bạn bè trong và ngoài nước có gì đó tạo điều kiện cho đồng bào Hmong có cuộc sống ổn định, tuyên truyền cho họ biết về vấn đề di cư tự do để họ ổn định chổ ở, yên tâm làm ăn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.