THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 May 2011

Tâm sự của những cử tri lần đầu đi bầu cử




Thứ bảy, 21/5/2011, 11:48 GMT+7

18 tuổi, lần đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, trong tâm trạng hồi hộp, nhiều cử tri trẻ hy vọng đại biểu Quốc hội, HĐND sẽ tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là của giới trẻ.

>Hàng nghìn cử tri háo hức đi bầu cử sớm

Hoàng Văn Quý, thủ khoa ĐH Bách khoa TP HCM năm 2010 chia sẻ, cậu biết đến bầu cử Quốc hội khi đang học lớp 5, lúc đó bà nội nói bầu cử là lựa chọn cán bộ để làm việc trọng đại của quốc gia.
Tròn 18 tuổi, đây là lần đầu tiên chàng thủ khoa được cầm thẻ cử tri. Cậu cho biết rất hồi hộp, lo lắng vì phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Ký túc xá nơi Quý ở đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày bầu cử. Danh sách, lý lịch ứng viên được dán ở bảng tin để tất cả sinh viên tham khảo.
Quý cùng các bạn đã xem xét kỹ từng ứng viên để cân nhắc, lựa chọn. "Tuy nhiên, chỉ dựa vào bảng thành tích thì em thấy chưa yên tâm lắm, giá như được tiếp xúc với họ thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn", Quý chia sẻ.
Quý (trái) mong các đại biểu Quốc hội quan tâm kiềm chế lạm phát. Ảnh: HT.
Nguyễn Thị Ái Nương, á khoa ĐH Ngoại thương 2010 cho biết, ngày còn bé, Nương thường thấy đài báo tuyên truyền rất nhiều về bầu cử Quốc hội. Mọi người trong xóm đi bỏ phiếu trong không khí rộn ràng, hân hoan như ngày hội.
"Bố mẹ em cũng đi bỏ những tờ phiếu màu hồng vào một cái thùng kín, tuy không hiểu gì nhưng em thấy rất thú vị. Em thắc mắc hỏi bố thì ông bảo rằng khi nào đủ 18 tuổi, con sẽ được cầm lá phiếu cử tri, được quyền bầu cho những người tiêu biểu có đức, có tài đứng ra gánh vác trọng trách của đất nước", Nương nhớ lại.
Lúc ấy, dù chưa thể hiểu hết ý nghĩa của việc bầu cử nhưng cô cảm thấy rất thiêng liêng. "Em đã tìm hiểu kỹ về bầu cử và luật bầu cử Quốc hội để hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhưng em thấy thông tin về các ứng cử viên còn khá sơ sài nên rất khó để có sự lựa chọn chính xác", Nương nói.
Ái Nương mong những lãnh đạo khóa mới sẽ quan tâm hơn đến giáo dục, việc làm. Ảnh: HT.
Đối với Lê Mai Hạnh (Học viện Báo chí Tuyên truyền), từ khi lên 4-5 tuổi, cô đã được bố mẹ cho đi bầu cử cùng. Hạnh không hiểu bầu cử là gì nhưng rất háo hức vì được ra UBND phường chơi với các bạn. Cô nhớ, ngày hôm đó loa phóng thanh mở cả ngày, người người tấp nập như trẩy hội.
"Sợ em bị lạc nên mẹ bảo bố vào bỏ phiếu luôn cho hai vợ chồng để mẹ ở ngoài trông em, nhưng bố cương quyết nói "anh không lấy quyền công dân của em đâu". Lúc đó, em nghĩ bầu cử quan trọng lắm, nó là quyền của mỗi người nên bố mới không lấy mất phần của mẹ", Hạnh cười nhớ lại.
Cô Á khôi trường Báo chí chia sẻ, mấy hôm nay, thành viên trong gia đình Hạnh đã xem rất kỹ danh sách ứng cử viên, bản trích ngang lý lịch, đánh dấu trước những người nào mình cảm thấy xứng đáng để hôm đi bầu cử giữ lại tên trong danh sách.
Hồi hộp chuẩn bị cho ngày bầu cử, mỗi cử tri trẻ đều gửi gắm những kỳ vọng vào ứng viên đại diện cho mình. Hoàng Văn Quý chia sẻ, như tất cả mọi người, điều cậu mong nhất là đại biểu phải có tâm với dân với nước. "Năng lực và phương pháp, kinh nghiệm là rất cần thiết, nhưng tất cả vẫn xếp sau cái tâm. Nhiều đại biểu rất giỏi nhưng lại quan liêu, tham nhũng. Như vậy vừa không giúp được gì cho dân, lại làm dân mất niềm tin", Quý giải thích.
Mai Hạnh muốn các đại biểu hãy chân thật và gần gũi với nhân dân.
Quý mong muốn những đại biểu Quốc hội lần này sẽ quan tâm hơn đến vấn đề lạm phát. Vì theo cậu, giá cả lương thực và các mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh, thu nhập thì chỉ nhích dần lên khiến cuộc sống của người dân khó khăn, đặc biệt đối với sinh viên. Tiền trọ tăng đột biến so với những năm trước, những học trò từ tỉnh lẻ, huyện nghèo ra thành phố học chưa kịp nhập lớp phải đau đầu với tiền trọ và sinh hoạt phí, phần lớn phải đi dạy kèm, đi làm bồi bàn và có khi phải bỏ nhiều buổi học để làm thêm.
"Em được ở ký túc xá là sướng hơn các bạn khác nhiều, vậy mà vẫn còn phải ăn mì tôm suốt vì quán cơm bây giờ tăng giá ghê lắm. Thế nên em chỉ ước ao, các đại biểu khóa mới hãy kiềm chế lạm phát, hãy giúp đỡ người dân, giúp đỡ sinh viên chúng em đỡ cực hơn", Quý nói.
Còn Ái Nương mong muốn những đại biểu được lựa chọn vào Quốc hội phải thực sự là người có kiến thức, hiểu biết sâu rộng; có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết, luôn nghĩ đến lợi ích của toàn dân và dám đấu tranh bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu, tiêu cực.
Nương chia sẻ thêm, hiện nay sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành, không sử dụng được chuyên môn và kỹ năng đã được học. Một số có năng lực thực sự có xu hướng làm việc cho các công ty tư nhân, nước ngoài thay vì các cơ quan nhà nước vì môi trường làm việc tốt và mức lương hấp dẫn. "Em mong đại biểu Quốc hội sẽ đưa ra giải pháp có thể khắc phục tình hình trên", Nương cho hay.
Á khôi Mai Hạnh lại kỳ vọng các đại biểu Quốc hội chân thật, gần gũi với nhân dân, dám thẳng thắn đấu tranh chống tiêu cực và có hành động rõ ràng trong nhiệm kỳ. "Với tư cách là một cử tri trẻ, em nghĩ rằng các đại biểu cần tích cực quan tâm và tập trung giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt về môi trường", Mai Hạnh nói.
Hoàng Thù
y

Dự án chiến lược về cải tổ thuế 2011-2012

RFA 05.20.2011
Việt Nam vừa thông qua dự án chiến lược về cải tổ thuế 2011-2012 nhằm đáp ứng nhu cầu một nền kinh tế thị trường bên cạnh nỗ lực tăng cưởng lợi tức, đẩy mạnh khả năng sản xuất, phát triển thêm khả năng cạnh tranh giữa các tập đòan kinh doanh nội địa.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin dự án cải tổ hệ thống thuế từ thuế cá nhân, thuế trị giá gia tăng, thuế lợi tực trên các  doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nông nghiệp vân vân… , đã được ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. 
Theo kế hoạch này, thuế lợi tực được dự đóan tăng 70% năm 2015 và 80% năm 2020. Đến năm 2015 ngân sách quốc gia có thể lên mức 23 hay 24 tính trên toàn bộ GDP. 
Việt Nam có thể cắt giảm ba nghìn loại thuế trong năm nay, trong đó bao gồm nhiều loại thuế đánh trên nông sản và hơn ba trăm sản phẩm kỹ thuật . 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN chỉ trích nhận xét của HRW về sự việc ở Mường Nhé

RFA 05.19.2011
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN, bà Nguyễn Phương Nga hôm nay cho biết tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận xét không khách quan về tình hình người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Viên chức này khẳng định rằng tình hình Mường Nhé hiện đã ổn định. Những gì xảy ra, theo bà Nguyễn Phương Nga, đã được thông tin công khai, đầy đủ. Và những kẻ xấu gây rối loạn trật tự sẽ bị xử lý. Bà Nga cũng không quên cáo giác rằng Human Rights Watch thường xuyên có những nhận xét không khách quan, thù nghịch, xuyên tạc tình hình ở VN.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN lên tiếng sau khi Human Rights Watch kêu gọi VN mở cuộc điều tra đầy đủ về vụ Mường Nhé, để cho giới ngoại giao, quan sát viên độc lập tới khu vực này, giữa lúc nhiều tổ chức thế giới theo dõi tình hình người Hmong, nhất là Trung tâm Phân tích Chính sách Công quyền CPPA trụ sở tại Hoa Kỳ, đề cập tới hành động đàn áp đẫm máu của VN đối với người Hmong ở Mường Nhé.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chìm tàu du lịch ở Bình Dương, 16 người thiệt mạng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-05-21
Vào lúc 7 giờ tối hôm qua 20 tháng 5 tại khu du lịch xanh Dìn Ký thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ chìm tàu du lịch thương tâm làm cho 16 người chết.

Ảnh V.Phương/Thanh Niên Online
Khu vực bến tàu bên trong KDL Dìn Ký, nơi con tàu bị nạn xuất phát.
Chiếc tàu du lịch hai tầng mang số hiệu BD0913 chở gần 50 người chạy dọc theo sông Sài Gòn phục vụ đơn đặt hàng một tiệc sinh nhật do gia đình ông Quách Lương Tài, Giám đốc công ty Lan Anh, chuyên sản xuất thiết bị bếp gas đóng tại phường An Phú, thị xã Thuận An tổ chức. Điều đau lòng nhất là toàn bộ gia đình ông Tài gồm 9 người đều mất tích dưới lòng sông chỉ duy nhất một mình ông sống sót do bơi được vào bờ.
Theo lời nhân chứng sống sót kể lại chiếc tàu bắt đầu nhổ neo vào khoảng hơn 7 giờ tối, chạy rất chậm dọc theo sông Sài Gòn, khi cách điểm khởi hành chừng hơn 100 mét thì do mưa to gió lớn thổi vào hông tàu, lúc đó tàu lại đang đóng kín các cửa tạo sự bọc gió và tàu bị nghiêng hẳn về một phía. Chỉ trong thời gian rất ngắn con tàu bị tràn nước vào đầy các khoang và chìm xuống sông Sài Gòn vào lúc hơn 7 giờ tối.
Lúc 8 giờ sáng hôm nay, những người có mặt tại hiện trường ghi nhận toàn bộ khu vực bên trong và kế cận khu du lịch Dìn Ký, an ninh được thắt chặt. Công an cấm phóng viên tiếp cận sát với hiện trường và cũng không được đến gần khu vực bờ sông nơi xảy ra vụ chìm tàu.
Đến 9 giờ sáng, ông Nguyễn Hoàng Thanh trưởng công an huyện Thuận An rất dè dặt khi cho biết các thông tin về vụ chìm tàu du lịch này như sau:
"Đây là tàu du lịch, đang trục vớt chưa xong đâu. Do gió làm chìm tàu. Có mười mấy người mất tích cũng chưa có danh sách rõ ràng đang tổ chức lặn vớt."
Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay đã xác định có tổng cộng 16 người đã chết, trong đó có 4 người nước ngoài, toàn bộ đều mang quốc tịch Trung Quốc. Đến gần 2 giờ trưa, 9 thi thể nạn nhân đầu tiên đã được vớt lên và mang vào bờ. Cho đến 3 giờ thì thi thể thứ 15 của một em bé được vớt lên. Riêng nạn nhân thứ 16 là em Phạm Xuân Khánh, 9 tuổi, vẫn chưa được tìm thấy.
Từ bệnh viện Thuận Thành huyện Thuận An, anh Thanh một thân nhân bên vợ của gia đình ông Quách Lương Tài từ Hà Tĩnh vào cho biết:
"Tôi là người thân cũng là bà con, có tất cả 10 người đã được tìm thấy đầy đủ. Người sống là ông chồng, ông chú còn ông anh bên vợ là 9 người, còn bên ông chồng có một người là 10."
Công an tỉnh Bình Dương cho biết, thuyền trưởng chiếc tàu hai tầng này là ông Lê Văn Đức đang được câu lưu để làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng này. Chiếc tàu bị đắm là một phần của một chiếc tàu lớn được mua về từ miền Tây sau đó được tách ra thành hai con tàu khác nhau. Tàu dài khoảng 25 m, và cao 6m. Có tin cho rằng nhiều chiếc tàu du lịch trên sông không cung cấp áo phao cho khách trên tàu vì vậy khi có sự cố những người không biết bơi sẽ là nạn nhân chết đuối đầu tiên.
Chúng tôi cũng vừa nhận được tin nói rằng 4 người Trung Quốc chết trong vụ tàu chìm này là nhân viên của Công ty Dìn Ký, nhưng tin này chưa thể kiểm chứng được bởi một nguồn tin độc lập khác

Theo dòng thời sự:

# Rải Truyền Đơn Trước Ngày Bầu Cử 22/5/2011

Có lẽ đây là ngày bầu cử cuối cùng của một chế độ độc tài. Chưa khi nào, thanh niên, sinh viên, học sinh đã cùng báo hiệu một sự nổi dậy bằng những tờ truyền đơn đã được rải khắp mọi miền đất nước, trước ngày bầu cử bịp bợm 22/5/2011.

Có những tờ truyền đơn được dán chồng lên trên những phích quảng cáo cho những đơn vị ứng cử. Đặc biệt nhất, phải nói đến, lá cờ tổ quốc Việt Nam, lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã được trang trọng treo chót vót trên cao ở thành phố Cần Thơ (http://www.tuoitreyeunuoc.com/archives/1323), và nhiều địa điểm khác. Có một lá cờ được cắm tại Đường Hùng Vương. Ngay tại Đại Lộ Thăng Long ở Hà nội, (http://www.tuoitreyeunuoc.com/archives/2639) qua đoạn video clip thâu được, có 2 địa điểm trên xa lộ, lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo trên cao, chỗ cầu xa lộ, mà bất cứ ai đi xe qua, cũng phải nhìn thấy.


Phía dưới là 4 đoạn video clip cũng của các bạn trẻ trong nước thực hiện việc rải truyền đơn về ban đêm và ngay cả rải luôn ban ngày.

Có thể đã bước đến giai đoạn mà nhân dân không còn sợ hãi chế độ độc tài nữa vì đã thấy rõ sự sụp đổ tất yếu của nó. Nhờ vào thời đại siêu xa lộ tin tức, con người trao đổi với nhau những tin tức sự thật, đã làm nổi bật lên bộ mặt bịp bợm, gỉa dối, nhồi sọ của những chế độ bưng bít, độc tài. Khi nhân dân đã nhận thức được điều đó, tự nhiên những chế độ độc tài sụp đổ, như đã từng xảy ra tạo Tunisia, Ai Cập, Libya... và chắc chắn, nước CHXHCNVN cũng sẽ không ngoại lệ.

Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com


Xin phổ biến tự do

Những đoạn video clip của những vụ rải truyền đơn tại Sài Gòn:
http://www.youtube.com/watch?v=2f9sxeecpK8
http://www.youtube.com/watch?v=rWMj4-CXiW4
http://www.youtube.com/watch?v=Ahn47CdDA4I

Xuất hiện "hố tử thần" ở Q.9


TTO - Dù thời gian qua các phương tiện truyền thông đã đưa không ít thông tin về các hố tử thần nhưng dường như cái hố chết người này vẫn thường xuyên xuất hiện.
Cái hố tròn này xuất hiện trên cầu Rạch Chiếc mới, quận 9, TP.HCM (xa lộ Hà Nội) từ ba ngày nay.
Hố nằm chình ình giữa đường rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Hố này có đường kính khoảng 0,7m, khả năng gây ra tai nạn rất cao, nhất là vào ban đêm, vì đường vắng xe chạy nhanh.
Tuy cầu này dành cho ôtô nhưng vào mỗi sáng sớm luồng xe máy vào nội thành rất đông, cảnh sát giao thông cho phép xe máy lưu thông trên cầu để tránh ách tắc giao thông. Nếu phía trước có quá nhiều xe và choán tầm nhìn hay vội vã cho kịp giờ học, giờ làm, liệu bao nhiêu người sẽ sập hố?
Mong rằng ngày mai khi đi làm, tôi không còn phải e ngại khi chạy qua đoạn cầu có hố này.
BÍCH HÀ

Tàn nhẫn

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tớ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không "sạch" mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa "đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa". Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?
bsngoc
(Nguồn: nhật ký của ngọc)
7
0

Rate This

'Con đường gốm sứ' bong tróc, thành nơi phóng uế



Không chỉ xuất hiện những vết nứt kéo dài, bức tranh gốm lớn nhất thế giới mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn bị bong tróc và được vá víu tạm bợ, khiến nhiều họa tiết trở nên lem nhem.
'Vết nứt trên Con đường gốm sứ không đáng kể'

Tháng 10/2010, "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" - công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được khánh thành
Tháng 10/2010, "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" - công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được khánh thành và nhận kỷ lục Guinness thế giới.
Tuy nhiên, lâu nay bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới (dài gần 4km)
Tuy nhiên, bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới (dài gần 4 km) đang xuống cấp rõ rệt.
Nhiều khu vực tranh gốm trở thành nơi đi vệ sinh...
Nhiều khu vực tranh gốm trở thành nơi đi vệ sinh...
... hoặc nơi tập kết rác thải.
...hoặc nơi tập kết rác thải.
Còn ở khu vực chợ Long Biên, bức tranh gốm bị hàng hóa...
Còn ở khu vực chợ Long Biên, bức tranh gốm bị hàng hóa...
... quán nước che khuất, gây mất mỹ quan.
... quán nước che khuất, gây mất mỹ quan.
Từ trước đại lễ, những vết nứt ngang, nứt dọc cũng xuất hiện nhan nhản và hiện tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.
Từ trước đại lễ, vết nứt ngang, dọc đã xuất hiện khá nhiều.
và hiện tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.
Và hiện tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.
Những vết nứt thường xuất hiện giữa phần tường cũ và tường mới.
Những vết nứt thường xuất hiện giữa phần tường cũ và tường mới được xây thêm.
Để hạn chế tình trạng xuống cấp, công ty quản lý bức tường này đã phải xẻ những khe chống rung.
Để hạn chế tình trạng xuống cấp, công ty quản lý bức tường gốm này đã phải xẻ những khe chống rung.
Và xây những trụ đỡ phía sau phần tường được xây nhô lên.
Và xây những trụ đỡ phía sau phần tường được xây nhô lên.
Nhưng các giải pháp này cũng không làm giảm tình trạng nứt ngang kéo dài.
Nhưng các giải pháp này cũng không làm giảm tình trạng nứt ngang kéo dài.


Không chỉ nứt, nhiều đoạn trên bức tranh gốm đoạt kỷ lục Guinness còn bắt đầu bị bong tróc.
Không chỉ nứt, nhiều đoạn trên bức tranh gốm đoạt kỷ lục Guinness còn bắt đầu bị bong tróc.
Những mảng tranh lớn bị rụng xuống.
Những mảng tranh lớn bị rụng xuống.
Gạch ốp cũng bị rơi ra.
Gạch ốp cũng bị rơi ra.
Một số hộ dân còn tận dụng bức tường này làm nơi chăng quảng cáo.
Một số hộ dân còn tận dụng bức tường này làm nơi chăng quảng cáo...
... căng bạt, phơi chiếu
...căng bạt, phơi chiếu,
... cất sọt tre.
...và cất sọt tre.
Thậm chí, một cửa hàng kinh doanh ôtô còn phá cả bề mặt bức tường để đặt pano quảng cáo.
Thậm chí, một cửa hàng kinh doanh ôtô còn phá cả bề mặt bức tường để đặt pano quảng cáo.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, những người thợ này phải thường xuyên tu sửa  các đoạn tranh bị hư hỏng.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, những người thợ phải thường xuyên tu sửa các đoạn tranh hỏng.
Nhưng việc sửa chữa lại theo kiểu chắp vá, làm cho xong.
Nhưng việc sửa chữa lại theo kiểu chắp vá...
... khiến các họa tiết của bức tranh bị biến mất sau mỗi lần tu sửa.
...khiến các họa tiết của bức tranh bị biến mất sau mỗi lần tu sửa.
Không ai có thể luận ra dòng tên này trên bức tranh.
Sau khi được vá lại, dòng chữ này cũng mất luôn.
Còn vết nứt này, do chỉ được trát vội vàng bằng chút xi măng nên nó càng trở nên lem nhem.
Còn vết nứt này, do chỉ được trát vội vàng bằng chút xi măng nên càng trở nên lem nhem.
"Con đường gốm sứ" dài gần 4.000 mét, với tổng diện tích là khoảng 7.000 m2. Bức tranh do 20 nghệ sĩ Việt Nam, 15 nghệ sĩ quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân và thợ thủ công thực hiện, mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Ninh Thuận...
Trong bài trả lời phỏng vấn VnExpress.net trước đó, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả công trình nhận định, thời tiết và độ rung của đường đã gây ra những vết nứt trên "Con đường gốm sứ". Bà Thủy cam kết hoàn toàn có thể khắc phục được những vết nứt không đáng kể này.
Mới đây nhất, UBND thành phố đã ban hành quy định nghiêm cấm các hành vi xâm hại, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị tại khu vực công trình "Con đường gốm sứ". Các cơ quan chức năng phải bảo vệ, tu bổ, thường xuyên dọn vệ sinh, chiếu sáng, làm sạch đẹp khu vực công trình.

Tiến Dũn

Gần 100 container rơi xuống nhánh sông Sài Gòn




Thứ sáu, 20/5/2011, 15:38 GMT+7



Rạng sáng nay, cảng Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM nằm trên nhánh sông Sài Gòn bất ngờ bị sạt lở kéo theo gần 100 thùng hàng container chứa bột mì và lúa mạch nằm dưới nước. Thiệt hại ban đầu khoảng 10 tỷ đồng.

Khu vực bãi container bị sạt lở. Ảnh: An Nhơn.
Khu vực bãi container bị sạt lở. Ảnh: An Nhơn.
Theo công nhân ở cảng, khoảng 1h sáng, khi đang ngủ thì bất ngờ nghe âm thanh rất lớn. Khi công nhân và bảo vệ chạy ra thì thấy những thùng hàng container chất chồng lên nhau bị sạt xuống nhánh sông.
"Rất may không có thương vong nào xảy ra, chỉ một xe container bị các thùng hàng đè phía sau", một công nhân cho biết.
Đến trưa nay, Trạm quản lý đường thủy số 4 và các cơ quan chức năng đã có mặt ở cảng Trường Thọ khảo sát khu vực bị sạt lở. Hiện trường bị bảo vệ cảng phong tỏa nghiêm ngặt.
Theo biên bản của Trạm quản lý đường thủy số 4, khu vực sạt lở là kênh đào Nhiệt Đới chảy ra sông Sài Gòn và nằm song song với đường bộ xa lộ Hà Nội. Đoạn bị sạt lở ăn vào đất liền 10 -15 mét và kéo dài dọc kênh 60 m. Những container bị sạt lở xuống kênh chứa bột mì và lúa mạch. Thiệt hại ban đầu khoảng 10 tỷ đồng.
Những bãi container được chất chồng cao nằm sát kênh gần nơi bị sạt lở. Ảnh: An Nhơn.
Những container được chất chồng cao nằm sát kênh gần nơi bị sạt lở. Ảnh: An Nhơn.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, bãi container ở cảng được xếp chồng cao hàng cao hàng chục mét và nằm sát nhánh sông Sài Gòn. Ngoài khu vực những container bị rơi xuống sông, những đoạn khác sạt lở tiếp tục đe dọa các thùng hàng container.
Theo biên bản được lập, phía cảng giải thích, do đang xây dựng đường nội bộ bên trong cảng, những container được di dời ra sát nhánh sông nên sự cố xảy ra.
An Nhơ
n

Cảnh báo vàng độn tạp chất xuất hiện tại Việt Nam




Thứ sáu, 20/5/2011, 18:11 GMT+Vàng trộn Vonfram và một số kim loại nặng khác đã được nhập vào Việt Nam với bề ngoài giống hệt vàng thật, và có thể "ăn gian" của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng 7-10 triệu đồng mỗi lượng.

> Vàng giả gây xôn xao Hong Kong

Ông Nguyễn Minh Châu, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, xác nhận thông tin này với báo chí chiều nay (20/5).
"Tôi liên tục nhận được điện thoại của các đồng nghiệp kinh doanh vàng hỏi về siêu phẩm vàng trộn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam này. Họ nhờ tôi tư vấn cách phân biệt", ông Châu nói.
Ông Châu gọi loại vàng độn này là siêu phẩm, bởi Vonfram cùng một số kim loại nặng khác được trộn một cách tinh vi vào vàng đang trong quá trình nóng chảy, có thể qua mắt các thợ kim hoàn lành nghề, thậm chí hầu hết các loại máy đo tuổi vàng của Việt Nam hiện nay cũng không phát hiện ra.
Theo mô tả của các doanh nghiệp, loại vàng này được nhập vào Việt Nam trong giai đoạn tháng 3-4, dưới dạng vàng khối tiêu chuẩn 1-2,5kg, có đóng giả nhãn mác của một số thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Đầu mối rao bán giới thiệu đây là vàng 4 số 9 (hàm lượng 99,99% Au) xuất xứ từ Hong Kong. Một số chủ tiệm kim hoàn chủ quan đã mua loại vàng này, khi đưa vào máy thử vẫn cho kết quả đúng là vàng 4 số 9. Chỉ đến khi nung chảy phân kim, người ta mới biết hàm lượng vàng chỉ chiếm 60-80%, còn lại là chất lắng cặn như cát mịn.
Vàng trộn Vonfram rất khó phân biệt bằng mắt thường.
Vàng trộn Vonfram rất khó phân biệt bằng mắt thường. Túi bột màu xám phía trên ảnh là hỗn hợp kim loại với thành phần chính là Vonfram. Bên dưới là hai mẫu vàng pha kim loại nặng (trái) và vàng nguyên chất (phải), chúng không khác nhau về hình thức bên ngoài. Ảnh: T.T.
Kết quả phân tích tại các phòng thí nghiệm nước ngoài cho thấy chất lắng cặn này có thành phần chủ yếu là Vonfram, một dạng kim loại rất cứng và nặng, có độ nóng chảy cao hơn rất nhiều so với vàng. Ông Châu cho biết, giá một chỉ Vonfram tinh khiết hiện chỉ vào khoảng 100.000 đồng. Và với tỷ lệ pha trộn 10-30% Vonfram, kẻ gian có thể bớt được 1-3 chỉ trong mỗi lượng vàng. Giá vàng miếng 4 số 9 hiện trên 37 triệu đồng một cây, nếu mua phải loại vàng trộn này, doanh nghiệp người tiêu dùng có thể thiệt hại tới 10 triệu đồng mỗi cây.
Ông Châu cho biết hiện thiệt hại mới dừng ở các doanh nghiệp, chủ yếu là những đơn vị thiếu kinh nghiệm đã mua phải vàng trộn. Chưa có trường hợp khách hàng nào đi khiếu nại vì mua phải sản phẩm tương tự.
Tuy nhiên, theo ông Châu, cùng với chủ trương siết kinh doanh vàng miếng của Chính phủ, thông tin vàng trộn Vonfram đã giáng thêm một đòn chí tử với các doanh nghiệp kim hoàn. Doanh số mua bán vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp giảm một nửa so với trước, thậm chí có đơn vị chỉ còn 30-40%, đứng trước nguy cơ đóng cửa, hoặc chuyển nghề.
"Có thể gọi đây là thời điểm khủng hoảng với kinh doanh vàng miếng trong nước", ông Châu nói.
Cuối năm ngoái, thông tin về vàng giả siêu cấp gây xôn xao thị trường Hong Kong, nơi cung ứng một lượng lớn vàng miếng cho khu vực châu Á. Loại vàng này được trộn với 7 kim loại khác nhau và rất khó phát hiện bằng mắt thường cũng như máy móc. Các doanh nghiệp vàng lớn trong nước lúc đó khẳng định vàng giả Hong Kong rất khó vào Việt Nam.
Tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu không có thông tin về việc loại vàng trộn Vonfram hiện nay có xuất xứ từ đâu, chỉ cho biết trong nước hiện chưa có công nghệ nung chảy Vonfram để có thể trộn vào vàng. Theo ông Châu, sắp tới, các doanh nghiệp vàng sẽ phải nâng cấp phần mềm cho máy móc hiện nay để nhận biết Vonfram trong vàng.
Vonfram được trộn vào vàng theo 2 cách phổ biến, một là trộn bột Vonfram vào vàng đang nóng chảy, hoặc dùng vàng nóng chảy đúc bao quanh một khối Vonfram ở bên trong.
Vàng trộn Vonfram rất khó phát hiện bằng mắt thường cũng như máy móc. Vì vậy người tiêu dùng được khuyến cáo nên mua vàng thương hiệu uy tín, có hóa đơn, biên nhận trong đó có ghi số seri, mã hiệu tuổi vàng, nhằm bảo vệ chính mình khi có sự cố.
Một số cách phân biệt giữa vàng hàm lượng cao với vàng độn Vonfram:
- Cán mỏng và đánh bóng cho đến khi xuất hiện những hạt kim loại lạ nổi lên lấm tấm. Vàng thật không có hiện tượng này
- Vàng nguyên chất bẻ cong sẽ thấy mềm hơn, khi gõ vào vật cứng khác sẽ phát tiếng kêu cạch cạch và đục. Trong khi vàng độn khó bẻ cong vì cứng, gõ vào vật cứng khác sẽ có tiếng kêu ngân
- Xi chảy tại một điểm bất kỳ trên miếng vàng độn sẽ thấy váng đỏ loang ra, và sẽ tạo thành sạn khi nguội chứ không bóng trở lại như vàng miếng
- Phân kim: Sau quá trình phân kim, nếu là vàng độn Vonfram, sẽ còn một lớp bột màu xám lắng ở đáy bình.
Song Lin
h

Lật nhà hàng nổi 2 tầng, nhiều người mất tích




Thứ sáu, 20/5/2011, 21:37 GMT+7



Chiều 20/5, chiếc tàu chở thực khách của khu du lịch Dìn Ký, tỉnh Bình Dương đang quay trở lại bến bất ngờ gặp gió lớn bị lật xuống sông. Ít nhất 15 người mất tích trong đó có nhiều trẻ nhỏ. Vị trí tàu chìm đã được xác định nhưng thợ lặn chưa thể tiếp cận.
* Tiếp tục cập nhật (nhấn F5).

Khách sạn bằng thuyền của khu du lịch. Có kích thước nhỏ hơn thế này, nhà hàng nổi bằng thuyền có sức chứa khoảng 100 thực khách. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo thông tin ban đầu, 18h30 ngày 20/5, tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang chở theo hàng chục du khách ăn uống, di chuyển chậm trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Quay đầu về bến cách bờ chừng 100 m tàu bất ngờ chao đảo, lật ngang khiến nhiều người bị chìm xuống sông.
Cả chục xe cấp cứu cùng lực lượng chức năng có mặt khẩn trương cứu hộ cứu nạn. Ông Lê Văn Đức (quê Bến Tre) nhận là thuyền trưởng con tàu bị nạn đã đến trình diện và được cơ quan công an cách ly lấy lời khai.
Theo ghi nhận ban đầu của cơ quan chức năng, tại thời điểm xảy ra tai nạn, ở lầu 1 đang tổ chức sinh nhật cho con trai ông Quách Lương Tài. 15 người tại đây được xác định mất tích trong đó có 5 trẻ em. Riêng gia đình ông Tài có tới 6 người gặp nạn bao gồm 2 đứa con. Chỉ mình ông Tài thoát ra được, bơi vào bờ. Còn trên tầng 2 của con tàu, cơ quan chức năng chưa xác định được có người hay không.
Lựu lượng cứu hộ  được điều động rất đông đến hiện trường
Lựu lượng cứu hộ được điều động rất đông đến hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều.
Gần 22h đêm, hàng chục cảnh sát, 10 thợ lặn từ TP HCM đã được huy động cùng lực lượng địa phương khẩn trương cứu hộ.
Đến 0h30, 6 chiếc ca nô quần đảo liên tục nhưng vẫn chưa xác định được vị trí con tàu gặp nạn. Chiếc tàu 2 tầng đã chìm nghỉm dưới lòng sông. Do dòng nước chảy siết, việc cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn.
Gần 3h sáng, vị trí chiếc tàu chìm đã được xác định. Tuy nhiên, người nhái vẫn chưa thể lặn xuống vì nước từ thượng nguồn đổ về chảy rất xiết. Lực lượng cứu hộ chỉ còn cách neo cố định chiếc tàu bị nạn để nước khỏi cuốn trôi về phía hạ lưu sông.
Nhiều người trèo lên cây cổ thụ ở phía bờ để ngóng chờ tin tức từ lực lượng cứu hộ.
Nhiều người trèo lên cây cổ thụ ở phía bờ, ngóng chờ tin tức từ lực lượng cứu hộ.
Xem thêm ảnh cứu hộ tại hiện trường
Anh Phạm Xuân Long, một trong những người thoát nạn kể, lúc đó trời mưa to, các cửa trên tàu đều đóng chặt để tránh nước tạt vào. Khi tàu chạy về bến bất ngờ một cơn gió to làm tàu lật ngang. "Nhiều người trên tàu hốt hoảng cầu cứu. Tôi đập bể cửa sổ tàu, thoát được ra ngoài, nhưng em gái tôi và cháu trai (9 tuổi) con bà chị bị mắc kẹt bên trong", anh Long bàng hoàng kể.
Anh Đồng Xuân Vũ, quê ở Thái Nguyên cho biết, em gái Đồng Thị Thanh Hoa (23 tuổi) cũng bị nạn trên tàu khi đi ăn sinh nhật cùng nhóm bạn trong công ty. Khi hay tin anh vội lao xuống nhưng hiện trường đã bị phong tỏa. Hiện anh vẫn chưa biết được tin em gái mình sống chết ra sao.
TP HCM đã chi viện cả chục thợ lặn xuống hiện trường
TP HCM đã chi viện cả chục thợ lặn xuống hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo nhiều người dân, Tàu du lịch Dìn Ký những ngày cuối tuần rất đông khách. Thường tàu chạy trên sông Sài Gòn, khi tới cầu sắt Phú Long, giáp quận 12 (TP HCM) thì ngược lại trở về địa phận Bình Dương.
Tàu này thuộc quản lý của Khu du lịch xanh Dìn Ký cầu Ngang nằm ở xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được quảng cáo là khu du lịch độc đáo mang nét dân dã của miền sông nước Nam Bộ với các dịch vụ chèo thuyền, tham quan đường sông bằng ca nô, nhà hàng nổi trên sông.
Nguyệt Triều - An Nhơn - Anh Vă
n

Vì sao tiền đồng khan hiếm



2011-05-20
Mấy hôm nay tiền đồng liên tục lên giá so với đồng đô la và trở nên khan hiếm hơn. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khan hiếm đó, và chính sách tiền tệ đang tác động ra sao đến nền kinh tế?

RFA photo
Ngoại tệ và tiền đồng

Khan hiếm vì lạm phát cao hơn lãi suất

Hơn một tuần nay trong nước có khá nhiều tin tức về hiện tượng thiếu hụt đồng nội tệ trong hệ thống ngân hàng, cũng như sự lên giá từng ngày một của tiền đồng Việt Nam so với tiền đô la Mỹ. Trong số 19 loại ngoại tệ được trao đổi nhiều nhất trên hệ thống ngân hàng Việt Nam, thì đồng đô la Mỹ bị suy yếu hơn, một cách tương đối, so với đồng Việt Nam. Tất nhiên việc biến động của tỷ giá hối đoái là chuyện bình thường, nhưng điểm gây chú ý là chính phủ Việt Nam đang dùng nhiều biện pháp tài chính để thu gom ngoại tệ, tăng nguồn dự trữ đô la, đồng nghĩa với việc tiền đồng sẽ được đẩy ra lưu thông nhiều hơn, nhưng nguợc lại, hiện tượng khan hiếm tiền đồng lại xuất hiện.
Ngân hàng kiểm tiền
Ngân hàng kiểm tiền-AFP photo


Một trong những nguyên nhân tiền đồng Việt Nam ít được đưa vào lưu thông trong hệ thống ngân hàng là do lãi suất chưa đủ bù được mức lạm phát.  Bản tin mới đây của AFP cho rằng lạm phát của Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước bị lạm phát cao nhất thế giới, khiến lãi suất thực của nền kinh tế bị âm. 
Hiện tại, trần lãi suất tiền gửi huy động vẫn được giữ ở mức 14%/năm, trong khi mức lạm phát tháng 4 là 17,51%. Rõ ràng là nguời dân sẽ bị thiệt nếu họ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Vì thế, để tự bảo vệ đồng tiền đang mất giá của mình, họ sẽ hạn chế gửi tiền đồng vào ngân hàng, hoặc sẽ tìm một kênh khác để đầu tư kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
bây giờ, khi lạm phát cao, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ phải cân nhắc giữa lãi suất gửi tiết kiệm họ nhận được và mức lạm phát. 
Một giảng viên kinh tế tại Hà nội.
Giải thích về vấn đề này, một giảng viên của trường Kinh tế tại Hà Nội, không muốn nêu tên, cho biết:
"Thường là khi có một khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngoài một khoản dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương, thì Ngân hàng thương mại sử dụng số tiền còn lại để kinh doanh, nghĩa là cho vay ra ngoài thị trường. Đồng thời, theo quy luật của dòng vốn chảy trong một nền kinh tế, đồng tiền cho vay ra rồi cũng sẽ quay ngược trở lại hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gửi của một khách hàng khác. Tuy nhiên, bây giờ, khi lạm phát cao, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ phải cân nhắc giữa lãi suất gửi tiết kiệm họ nhận được và mức lạm phát. Do không có lợi khi gửi bằng đồng nội tệ, họ sẽ thay thế gửi tiết kiệm bằng các hình thức khác như ngoại tệ hoặc là vàng.

Vay vốn lại bị lãi suất cao

chỉ có những đơn vị đánh quả chớp nhoáng mới dám chạm đến lãi suất vay hiện nay
Tổng công ty thương mại Sài Gòn
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ các doanh nghiệp đi vay vốn làm ăn kinh doanh, mà cụ thể ở đây là đi vay tiền đồng, thì mức lãi suất họ phải gánh chịu lại quá cao, mức này đang nằm dao động từ 19-24%/năm.
"Không một doanh nghiệp làm ăn chân chính nào có thể chịu được lãi suất như thế, chỉ có những đơn vị đánh quả chớp nhoáng mới dám chạm đến lãi suất vay hiện nay" đây là lời phát biểu của đại diện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, được Thời báo Kinh tế Sài gòn trích dẫn.
Theo các chuyên gia kinh tế thì nguyên nhân sâu xa của vấn đề khan hiếm tiền đồng là do tăng trưởng tín dụng đang bị thắt chặt. Nghị định 11 về ổn định kinh tế vĩ mô nêu rõ: chính sách tiền tệ cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì thế, lãi suất cho vay tăng cao ở các NH thương mại, đang tác động trực tiếp đến hầu hết mọi doanh nghiệp cần vốn hoạt động kinh doanh.
Liên quan về vấn đề lãi suất tăng cao này, PGS, TS Ngô Trí Long, Nguyên Viện Phó Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả cho biết:
Hiện nay chính sách tiền tệ của Việt Nam là thắt chặt, cho nên lượng tiền rất khan hiếm. Chính vì vậy các ngân hàng buộc phải tăng cường huy động vốn và mức huy động hiện nay theo quy định của Nhà nước là lên đến 14%, nhưng trên thực tế, người gửi có thể gửi tới 17-18%, thậm chí 19%, có nơi 20%.

Vòng luẩn quẩn

Cũng chính vì lý do khan hiếm tiền đồng trong Ngân hàng, do thiếu tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình, buộc các Ngân hàng TM liên tục đua nhau tăng lãi suất nhằm huy động lượng tiền gửi và khi lãi suất huy động cao, lãi suất cho vay các doanh nghiệp lại càng cao hơn và như thế cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp tục. Về chuyện này, TS Ngô Trí Long nhận xét:
Chính sách tiền tệ hiện nay không phản ánh đúng quy luật thị trường, vì mức lạm phát người ta dự báo là khoảng 16-17% mà lãi suất trần 14%, thì không ai người ta gửi, không thể huy động được.
Hiện nay cũng đang bàn, có những phương án của nó, ngoài quy định trần lãi suất huy động, thì cũng dự kiến, dự kiến thôi, chưa có khả năng khả thi là tiếp tục huy động trần cho vay. Nhưng làm như vậy thì nhiều chuyên gia phản đối. Trong thực tế là không điều hành bằng các quy luật của thị trường. Nếu điều hành như vậy thì sẽ gây rất nhiều hệ luỵ cho ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
vì điều hành giật cục, tình trạng còn kéo dài đến năm nay, vẫn chưa dừng lại. Vì vậy nó dẫn đến những hệ luỵ kinh tế của chính sách tiền tệ
TS Ngô Trí Long
Lĩnh vực rủi ro?
Lĩnh vực rủi ro?-AFP photo
Lạm phát tại thời điểm này của Việt Nam vẫn đang được so sánh với mức đỉnh hồi năm 2008, tuy nhiên, lạm phát năm 2008 dù tăng cao nhưng lãi suất lúc đó chưa cao và Chính phủ vẫn có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; đồng thời tại thời điểm đó, ngân sách chưa bị thâm hụt quá sâu nên chính sách tài khóa còn có thể khá linh họat trong việc thay đổi mức độ thu chi. Nhưng hiện thời, cả hai chính sách tiền tệ và tài khoá đều đang được sử dụng nhưng tính hiệu quả vẫn chưa thấy. Nhận xét về tình trạng tiến thoái lưỡng nan, TS Long có thêm nhận xét khác: 
Chưa bao giờ người ta thấy hiện tượng hy hữu xảy ra ở Việt Nam, đó chính là sự méo mó trong điều hành chính sách tiền tệ, cũng như trong lĩnh vực tiền tệ, có nghĩa là lãi suất ngắn hạn phải thấp hơn trong dài hạn, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, ngắn hạn lại cao hơn dài hạn, đây là cái méo mó. Hay là nửa đầu năm ngoái, tăng trưởng tín dụng chỉ 10% thôi, nửa cuối năm nới lỏng, tín dụng lại tăng lên 31%. Chính vì điều hành giật cục, tình trạng còn kéo dài đến năm nay, vẫn chưa dừng lại. Vì vậy nó dẫn đến những hệ luỵ kinh tế của chính sách tiền tệ, cũng như sự méo mó của các ngân hàng, của hoạt động kinh tế hiện nay.

Ngân hàng gánh nhiều rủi ro nhất

Với một chính sách tiền tệ được gọi là "giật cục, thái quá", lúc nới lỏng, lúc thắt chặt, thì rõ ràng ảnh hưởng đầu tiên sẽ là hệ thống ngân hàng phải gánh chịu, vì thế TS Ngô Trí Long cho biết tiếp:
Cho nên tâm điểm của rủi ro vĩ mô hiện nay là nằm trong khu vực ngân hàng thương mại, đấy là điểm chung mà tất cả các chuyên gia đều cho là như vậy. Vì lý do đó, phải xem lại sự điều hành của các cơ quan chức năng, điều hành theo tín hiệu thị trường. Và cái thứ hai, là để tạo lãi suất ổn định, thì lãi suất các liên ngân hàng phải ổn định, thì đó là điều hết sức quan trọng. Mà lãi suất liên ngân hàng ổn định, thì mới tạo điều kiện cho lãi suất gửi và lãi suất cho vay ổn định được.
Có thể nói thiếu tiền nội tệ trong nền kinh tế chỉ là bề nổi, là hiện tượng, nhưng đằng sau đó lại là cả một câu chuyện về chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ còn thiếu hiệu quả và không tuân theo quy luật thị trường . Có thể những nguyên nhân bất ổn sẽ được tìm thấy và sẽ được bình ổn, nhưng những xáo trộn bất thường về tiền vốn hoạt động của các doanh nghiệp hay tiền đầu tư của người dân vẫn đang là vấn đề lớn mà cả xã hội quan tâm.