THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 October 2013

Cứu hộ xe khách lao xuống suối...

VNE - Thứ ba, 15/10/2013

Hơn 15h chiều nay, chiếc xe khách Hà Nội - Lai Châu lao xuống suối được đưa lên đường, nạn nhân mất tích được tìm thấy dưới suối nhưng đã tử vong.

102944-lao-xuong-nuoc.jpg
Vụ tai nạn xảy ra vào 3h sáng 15/10, tại cầu Minh An, thuộc xã Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đến sáng nay có một người tử vong, một người mất tích, 3 người bị thương nặng và 30 hành khách khác bị thương nhẹ. Ảnh: Báo Yên Bái
Cho đến hơn15h chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã cẩu chiếc xe khách lên đường, nạn nhân bị mất tích trước đó cũng đã được tìm thấy ở phía dưới suối, cạnh xe.
Đến hơn 15h chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã cẩu chiếc xe khách lên đường, nạn nhân bị mất tích trước đó cũng đã được tìm thấy ở phía dưới suối, cạnh xe nhưng đã tử vong.
anh-3_1381825491.jpg
Hàng trăm người dân tập trung để dõi theo vụ việc, khiến tuyến đường ùn tắc kéo dài.
Chiếc xe khách được đưa lên bờ bị vỡ và bẹp dúm kính chắn gió và đầu xe.
Chiếc xe khách được đưa lên bờ bị vỡ và bẹp dúm kính chắn gió và đầu xe.
Toàn bộ xe bị hư hỏng nặng.Một cô gái 19 tuổi phải cắt cụt một cánh tay mới có thể mới có thể đưa ra khỏi xe. Hiện những nạn nhân bị thương nặng đã được đưa vào bệnh viện Nông Trường.
Toàn bộ xe bị hư hỏng nặng. Một cô gái 19 tuổi phải cắt cụt một cánh tay mới có thể được đưa ra khỏi xe. 
Phương Sơn -  Lê Giang

Dân oan

Truong van Dung (facebooker đăng vào ngày 15/10/2013)

cháu hoàng thị vàng xóm phiêng phăng - bảo lâm- cao bằng bị bọn chúng đánh ngất ( ảnh chụp chiều nay tại số 1 Ngô-thi-Nhậm / Hà Đông. khoảng nửa tiếng sau bọn chúng đưa xe cấp cứu đến đưa vào bệnh viện hà đông. đề nghị anh chị em hãy lên tiêng, bảo vệ bà con dân tộc ít người , hiện nay theo tôi biết họ không có chỗ nương tựa -mong mọi người có tấm lòng hảo tâm xin trợ giúp bà con dân tộc mông






Chống thi hành án, treo biểu ngữ chạy rong!

TIỀN GIANG (NV).Monday, October 14, 2013Chuyện lạ xuất hiện tại thành phố Mỹ Tho sáng ngày 14 tháng 10 làm nhiều người qua lại kinh ngạc. Người gây nên chuyện lạ kỳ trong vụ này là ông Phạm Tấn Lộc, cư dân thành phố Mỹ Tho.

Gia đình Blogger Điếu Cày cầm áp phích phản đối báo Công An Nhân Dân ở Hà Nội vu khống ông. Nhiều người dân ở Việt Nam nay dùng hình thức này để bày tỏ nỗi oan khuất của mình. (Hình: Internet)

Một số người đi đường cho biết, ông Phạm Tấn Lộc treo biểu ngữ trên một chiếc xe hơi chạy vòng vòng các con đường thuộc thành phố Mỹ Tho, rồi đến trung tâm huyện Tân Phước, thuộc tỉnh Tiền Giang. Chiếc biểu ngữ mang nội dung phản đối ông chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Phước cùng với một cán bộ Phòng công chứng số 3 của tỉnh Tiền Giang hành xử bất công đối với ông.

Theo báo Người Lao động, ông Nguyễn Tấn Lộc dính đến một vụ kiện tụng đòi nợ liên quan đến ba người khác nữa. Không đồng ý với việc làm của đơn vị thi hành án của thành phố Mỹ Tho, ông Lộc không biết làm sao hơn là gắn biểu ngữ chữ lớn trên xe hơi, chạy vòng vòng thành phố để … nhiều người đi đường đọc thấy.

Trước đó, ngày 8 tháng 10, chuyện lạ cũng xảy ra tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Hai phụ nữ chống lệnh đốn cây trên lề đường bằng cách leo lên ngọn, "cố thủ" nhiều tiếng đồng hồ. Hai bà này được thân nhân đứng dưới đường ném bánh mì, chai nước lọc lên cho ăn, uống.

Báo Lao động đưa tin này cho biết, cuối cùng đoàn công tác, trong đó có công an phường Bồ Đề, đã phải chịu thua.

Theo dư luận, cuộc đối đầu giữa người dân và các cấp chính quyền Cộng sản Việt Nam ngày càng căng thẳng dưới nhiều hình thức. Người ta đếm được nhiều vụ, từ vụ ông Đoàn Văn Vươn và gia đình chống lệnh cưỡng chế tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đến các vụ chống lệnh giữ xe gắn máy, chống đốn cây, rồi nay đến vụ chống … lệnh thi hành án.

Khác với gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn chống lệnh bằng cách gài mìn, nả đạn hoa cải vào nhân viên cưỡng chế, người dân yếu thế còn lại, dùng đủ hình thức để chống lệnh, từ việc leo cây, treo biểu ngữ, ủi xe vào công an giao thông… (PL) 

Một trung úy bị sát hại!

ĐẤT VIỆT - 15/10/2013

(Tin tức pháp luật) – Trong quá trình truy bắt hai đối tượng buôn bán ma túy, trung úy Bộ đội Biên phòng Lù Văn Hinh đã anh dũng hy sinh

Sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân cung cấp về hai đối tượng chuyên buôn bán, vận chuyển ma túy, phòng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Nhà, huyện Điện Biên thành lập 3 tổ mật phục, vây bắt đối tượng.
Đúng như thông tin cung cấp, khoảng 12 giờ ngày 13/10/2013, có một đối tượng người Mông ở xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông điều khiển xe Win vận chuyển ma túy đến giao cho đối tác tại xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Địa điểm giao hàng tại khu vực khe Huổi Sét, bản Na Hôm, xã Mường Nhà.
Lúc này, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tiếp cận bắt giữ đối tượng, nhưng bất ngờ, hai đối tượng rút dao nhọn chuẩn bị sẵn chống trả quyết liệt. Chiến sĩ Lù Văn Hinh bị một nhát dao chí mạng vào ngực. Tuy bị thương nặng và máu ra rất nhiều, nhưng Lù Văn Hinh vẫn anh dũng lao theo khống chế một đối tượng.
Ngoài trung úy Lù Văn Hinh còn có hai chiến sĩ bị thương trong lúc vây bắt những đối tượng này. Ngay lập tức, những chiến sĩ này được chuyển ngay đến Phòng khám Đa khoa xã Mường Nhà cấp cứu. Tuy nhiên do vết thương nặng, mất nhiều máu nên trung úy Lù Văn Hinh đã hy sinh.
Đám tang trung úy Lù Văn Hinh (Ảnh: Báo Công an TPHCM)
Đám tang trung úy Lù Văn Hinh (Ảnh: Báo Công an TPHCM)
Hai đối tượng bị bắt là Thào Chừ Dơ và Thào A Công (cùng ngụ bản Phì Cao, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông).
Tiến hành khám xét hai đối tượng vừa bị bắt. Phát hiện trong túi quần bên trái của đối tượng lái xe có 2 gói. Gói thứ nhất là chất bột mầu trắng đục ở thể rắn; gói thứ hai chứa các viên nén mầu hồng, xanh. Tổng cộng tang vật thu giữ được là 400g heroin, trên 400 viên ma túy tổng hợp.
Ngay trong đêm 13/10, thi thể trung úy Lù Văn Hinh cũng được đưa về Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh để tổ chức lễ tang.
Con trai duy nhất trong gia đình
Trung úy Hinh sinh ngày 9/7/1978, là trinh sát viên thuộc Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên, từng tham gia, góp phần phá hơn 10 vụ án ma túy lớn.
Anh là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em. Trung úy Hinh đã lập gia đình, có 2 con (trai 10 tuổi, gái 6 tuổi).
Ghi nhận thành tích và những đóng góp, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đang đề nghị Bộ Tư lệnh Biên phòng truy phong cấp trước thời hạn cho trung úy Lù Văn Hinh lên thượng úy. Bộ Quốc phòng hỗ trợ 50 triệu đồng, Bộ Tư lệnh Biên phòng hỗ trợ 50 triệu đồng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên hỗ trợ 30 triệu đồng cho gia đình trung úy Hinh.
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương dũng cảm hy sinh của Thượng úy Lù Văn Hinh trong toàn đơn vị.
Đỗ Minh (Tổng hợp NLĐ, VOV)

Pics: Bão Nari tàn phá phá miền Trung



VNE - Thứ ba, 15/10/2013

Đến trưa 15/10, mưa bão đã ngớt.  TP Đà Nẵng, nơi được xem là tâm của cơn bão Nari, tan hoang trong khi nhiều địa phương ở Huế phải đối đầu với ngập lụt do nước sông Hương dâng cao.

MG-6717-1936-1381817194.jpg
Bão đi qua, nhiều ngôi nhà ở Đà Nẵng bị đổ sập hoàn toàn.
MG-6715-7030-1381817194.jpg
Hàng quán của người dân ở các tuyến đường Hàm Nghi, Phạm Văn Đồng, Hoàng Sa, Trường Sa... bị tốc mái, tấm nhôm bẹp dúm. Nhiều tấm bị gió cuốn văng ra đường.
MG-6667-6808-1381817195.jpg
Cầu quay sông Hàn cũng chịu thiệt hại khi nhiều tấm sắt ốp phía dưới thành cầu bị gió bão đánh tan hoang. Ít nhất có 6 điểm bị hư hại. Nước sông Hàn vẫn đang ở mức cao.
MG-6708-2365-1381817195.jpg
Trên đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê), một quầy bán báo bị nhấc bổng, ném ra giữa đường.
MG-6657-8735-1381817196.jpg
Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Bạch Đằng... cây lớn đổ đè lên cột điện. Thành phố mất điện trên diện rộng.
MG-6753-1163-1381817196.jpg
Cây lớn bật gốc ở hầu hết các tuyến đường.
MG-6617-8779-1381817196.jpg
Người dân cùng xúm lại dọn dẹp những mái tôn, cành cây trước nhà.
MG-6538-6101-1381817196.jpg
Nhiều cây lớn vẫn còn vắt qua dây điện, chắn ngang đường gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại.
Ngap-Hue-2-7109-1381824539.jpg
Trong khi đó, sau bão, mưa lớn cùng thủy triều lên khiến nhiều nơi ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) ngập nặng, nhiều nơi nước đã tràn vào nhà. 
Ngap-Hue-7-6643-1381824540.jpg
Một số nơi nước ngập sâu tới bụng...
Ngap-Hue-1-9893-1381824540.jpg
Thuyền nan trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân.
Ngap-Hue-12-3268-1381824541.jpg
Bữa cơm trưa trong lũ của gia đình anh Tống Hải (xã Hương Vinh, Huế).
Nguyễn Đông-Trần Văn


VNE -Thứ ba, 15/10/2013

Sáng 15/10, trong cơn hoành hành của bão Nari, đường phố Đà Nẵng không một bóng người, hàng loạt căn nhà bị tốc mái, vỡ cửa kính, cửa sắt cũng bị đánh sập... Tại Huế, cây cối đổ la liệt, nước sông Hương lên nhanh.

MG-6487-1-JPG-4993-1381798494.jpg
7h sáng, bão vẫn càn quét Đà Nẵng bằng những đợt gió rít liên hồi.
MG-6483-2071-1381798109.jpg
Nhiều vật dụng của người dân bay hết ra đường.
MG-6502-2313-1381798110.jpg
 Hàng nghìn cây xanh...
MG-6467-9648-1381798110.jpg
... cột điện bị quật ngã.
MG-6475-8362-1381798110.jpg
Thùng rác bị gió bão quật văng xa hàng chục mét.
MG-6494-4554-1381798110.jpg
Nhiều xe phải bỏ lại giữa đường từ đêm qua.
MG-6511-8426-1381798110.jpg
Nhiều căn nhà bị gió giật bung cửa...
MG-6516-9590-1381798110.jpg
... đổ sập.
anh-6121-1381798111.jpg
Một căn nhà lá bị sập hoàn toàn.
bao-hue-1-9564-1381799057.jpg
Cây xanh gãy đổ khắp TP Huế
bao-hue-2-2769-1381799058.jpg
Nước sông Hương đang lên rất nhanh.
Nhóm phóng viên

Trung Quốc khai thác tối đa thỏa thuận “hợp tác” với Việt Nam

HÀ NỘI (NV) .Monday, October 14, 2013 Việt Nam và Trung Quốc quyết định thành lập ba nhóm công tác để bàn bạc về việc “hợp tác phát triển” trong ba lĩnh vực: biển, tài chính, hạ tầng.


Cửa khẩu Móng Cái trên biên giới Việt – Trung. Trung Quốc hứa sẽ cùng Việt Nam nâng mậu dịch song phương lên mức 60 tỉ đô la vào năm 2015. (Hình: biengioilanhtho.gov.vn)

Đây là kết quả chuyến thăm Việt Nam của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc. Chuyến thăm khởi đầu từ ngày 13 và sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10.
Tân Hoa Xã dẫn nhận định của ông Cường, xem thỏa thuận này là “một bước đột phá quan trọng trong quan hệ Trung - Việt”. Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh, việc thành lập nhóm công tác về “hợp tác phát triển trên biển” là “dấu hiệu tích cực” cho thấy hai bên “sẵn sàng giải quyết các bất đồng thông qua hợp tác”.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tường thuật rằng, Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, các thỏa thuận mà Trung Quốc và Việt Nam vừa đạt được, chứng tỏ với cộng đồng quốc tế rằng, Trung Quốc và Việt Nam có khả năng và khôn ngoan để duy trì hoà bình trên biển Đông, mở rộng các lợi ích chung và thu hẹp tranh chấp.
Trong khi phía Việt Nam chưa có bình luận nào về kết quả vừa kể thì phía Trung Quốc bàn tán rất rôm rả trên các ấn bản phát hành bằng tiếng Anh. Trao đổi với Tân Hoa Xã, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc, giải thích, hợp tác trên biển bao gồm hợp tác bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Hợp tác tài chính là những hoạt động phối hợp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hợp tác hạ tầng là nối kết phát triển hạ tầng.

China Daily thì giới thiệu nhận xét của một chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. Theo đó, việc Việt Nam đồng ý thành lập ba nhóm công tác, cho thấy Việt Nam đã nhận ra rằng, dựa vào Hoa Kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ các đòi hỏi về chủ quyền trên một số đảo là phi thực tế. Cũng vì vậy, Việt Nam đã gạt sang một bên những tranh cãi vặt vãnh về chủ quyền. Thảo luận về hợp tác cùng phát triển là một sự chọn lựa thực dụng.
 
Cũng trên tờ China Daily, Chủ tịch Viện nghiên cứu biển Đông của Trung Quốc, khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc cho thấy, lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã đồng thuận trong việc cùng nhau kiểm soát khủng hoảng biển Đông và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau.
China Daily tô đậm thỏa thuận thành lập ba nhóm công tác để bàn bạc về việc “hợp tác phát triển” trong ba lĩnh vực: biển, tài chính, hạ tầng giữa Việt Nam và Trung Quốc như một thắng lợi ngoại giao khác, sau khi Trung Quốc vừa cùng Brunei ra một thông cáo chung, trong đó hai bên cam kết sẽ cùng thúc đẩy việc thăm dò và khai thác các nguồn lợi về dầu khí trên biển Đông.

Dường như cả nhà cầm quyền trung ương lẫn báo giới Trung Quốc đang cố gắng khai thác kết quả các cuộc gặp song phương giữa giới lãnh đạo Trung Quốc với giới lãnh đạo một số quốc gia Đông Nam Á để gây nhiễu.
Chưa rõ những nhận xét kiểu như, “Việt Nam có khả năng và khôn ngoan để duy trì hoà bình trên biển Đông, mở rộng các lợi ích chung và thu hẹp tranh chấp với Trung Quốc”, có tạo ra tác động bất lợi nào cho chính quyền Việt Nam, khi họ đang cố gắng mở rộng sự hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực, nhằm nâng cao năng lực quốc phòng hay không (?).

Sau khi liên tục nhượng bộ nhưng vẫn tiếp tục bị Trung Quốc chèn ép và bị dân chúng Việt Nam chỉ trích kịch liệt, có vẻ như Hà Nội đang cố gắng mở rộng quan hệ, tăng cường năng lực quốc phòng, thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Gần đây nhất, trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật khi ông này đến thăm Việt Nam hồi tháng trước, Thủ tướng Việt Nam đã chính thức "đề nghị Nhật hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển”.

Ở cuộc gặp đó, Thủ tướng CSVN còn nhấn mạnh, ”Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản" và hy vọng bộ quốc phòng hai quốc gia sẽ “tiếp tục thắt chặt quan hệ”.
Cả Nhật lẫn Việt Nam đều đang phải đối phó với các tuyên bố cũng như các hành động nhằm mở rộng yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngoài những thỏa thuận với Nhật, Việt Nam còn cam kết “tăng cường hợp tác quốc phòng”, “cùng nhau phát triển khả năng quốc phòng” với Philippines và gia tăng thăm viếng, hội đàm, tìm kiếm những thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Nga.

Hồi tháng tám năm nay, hai Bộ trưởng Quốc phòng của Philippines và Việt Nam đã cùng “thảo luận về các vấn đề an ninh mà gần đây cả hai quốc gia cùng quan tâm, đặc biệt về tình hình biển Đông”. Theo Phát ngôn nhân của Bộ quốc phòng Philippines, trao đổi về quốc phòng giữa Philippines với Việt Nam đang tiến triển tốt, sau khi hai bên đạt được một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, thúc đẩy quan hệ quân sự song phương hồi năm 2010. Đó cũng là lần đầu tiên, Việt Nam chính thức bày tỏ sự ủng hộ việc Philippines kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông tại Liên Hiệp Quốc.

Cũng trong tháng tám, các quốc gia ASEAN đã thông qua một thỏa thuận, theo đó sẽ cùng thúc đẩy Trung Quốc chấp thuận một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Người ta hy vọng nếu ASEAN có thể thông qua một COC cùng với Trung Quốc, các tranh chấp trên biển Đông có thể được phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang tìm nhiều cách để tạo bất đồng giữa các quốc gia trong khối ASEAN khi họ bàn luận về COC. Trong cuộc gặp tại Hua Hin, Thái Lan hồi tháng tám, Ngoại trưởng của các quốc gia thuộc khối ASEAN đã cùng cho rằng, cần phải đoàn kết để đạt được một COC với Trung Quốc. ASEAN sẽ phải có cùng một giọng. Sự đoàn kết không nhằm chống lại bên nào mà chỉ để dễ đối thoại với bên đó.

Cũng vì vậy, ba nhóm công tác mà Việt Nam vừa “nhất trí” sẽ cùng Trung Quốc lập ra để bàn bạc về việc “hợp tác phát triển” trong ba lĩnh vực: biển, tài chính, hạ tầng và các phát biểu của cả giới lãnh đạo Trung Quốc, lẫn bình luận của báo giới Trung Quốc, có thể gây ra nghi ngại về nỗ lực “phát triển ngoại giao đa phương” của Việt Nam. (G.Đ)

Nông dân Việt lại 'mắc bẫy' Trung Quốc mùa thanh long!

BÌNH THUẬN (NV) Monday, October 14, 2013 - Tổng thư ký Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận sáng 13 tháng 10 báo nguy, hằng trăm chiếc xe vận tải chở đầy thanh long hướng sang Trung Quốc đang bị "kẹt" tại cửa khẩu Tân Thanh. 


Thanh long bị ứ đọng ở cửa khẩu Tân Thanh khiến doanh nghiệp Việt lo thiệt hại nặng. (Hình: binhthuantoday.com)

Hiệp hội này ước tính, sản lượng thanh long nằm chờ tại vùng biên giới lần này chiếm 90% sản lượng xuất cảng đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Các chủ trang trại sản xuất thanh long ở Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Bình Thuận, đang "méo mặt" vì nguy cơ thiệt hại nặng nề.
 
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Vũ Vệ Yên, Tổng thư ký Hiệp hội Thanh long cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về số lượng thanh long chất đống trên đoàn xe vận tải nằm chờ ở cửa khẩu biên giới. Theo ông Yên, thanh long bị ứ đọng tại biên giới vì các nhà nhập cảng Trung Quốc "không chịu nhận hàng."

Vẫn theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhiều công ty xuất - nhập cảng  Việt Nam lâu nay chuộng phương thức bán hàng cho thương lái Trung Quốc: ký hợp đồng mua bán tiểu ngạch. 

Công ty Trung Quốc cử thương lái của họ sang Việt Nam tìm nguồn hàng, thảo luận xong xuôi rồi rút về bên kia biên giới. Họ ở đó nói chờ công ty Việt chuyển hàng đến giao tại cửa khẩu. Tại đây, đôi bên giao - nhận hàng và tiền, "tiền trao cháo múc," coi như hoàn tất hợp đồng, rồi đường ai nấy đi.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn nói rằng, công ty thương mại Việt Nam chuộng kiểu làm ăn này vì không bị ràng buộc bởi thủ tục rườm rà, không bị ai kiểm soát, gây khó dễ. Tuy nhiên, việc mua bán được thực hiện từ một hợp đồng "miệng," nên khi thương lái Trung Quốc đột ngột từ chối nhận hàng, coi như công ty Việt Nam lãnh đủ hậu quả.

Ông Yên cho biết, các công ty Việt Nam đã đưa hàng đến tận cửa khẩu biên giới, phải chịu tốn kém chi phí lưu kho đông lạnh, phí bến bãi. Thêm vào đó, vì thanh long là loại trái cây tươi, không giữ được lâu, có thể dẫn đến hư thối phải đổ bỏ. Tình trạng này thường gây tổn thất nặng nề cho phía Việt Nam.

Một giám đốc doanh nghiệp xuất - nhập cảng thanh long ở Bình Thuận cho hay, việc ứ đọng thanh long ở cửa khẩu từ mấy ngày qua đã làm giảm giá thanh long bán tại vườn.

Bà Lê Thanh Ngọc, cư dân Bình Thuận, có 10 năm kinh nghiệm thu mua thanh long bán sang Trung Quốc cho biết, thương nhân Trung Quốc cũng đặt hàng chính ngạch, nhưng số lượng rất ít. Hơn nữa, họ lựa chọn rất kỹ và đòi hỏi phẩm chất các loại cây trái rất cao. Thông thường, trái cây Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc theo hợp đồng chính ngạch chỉ đạt yêu cầu không quá 50%.

Bà Ngọc nói thêm: "Thương lái Trung Quốc rất khôn. Sau vài lần mua bán chính ngạch, họ lại xin trả gối đầu, thiếu đợt này, trả đợt sau. Buôn bán tiểu ngạch thì hên xui. Hên thì được giá. Xui thì ép hàng."

Một phúc trình của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hải Phòng cho biết, lượng hàng hóa xuất cảng qua đường tiểu ngạch chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất - nhập cảng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi thực hiện các thương vụ làm ăn "tiền trao cháo múc" chủ yếu ở các cửa khẩu: Ka Long, Móng Cái, Gia Vận, Tân Thanh và Hà Khẩu. (PL) 

Trong 9 tháng, hơn 1 triệu người ở Việt Nam mất việc!

HÀ NỘI (NV) Monday, October 14, 2013.- Tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam càng ngày càng nghiêm trọng. Từ năm 2010 đến nay, số người thất nghiệp của năm sau cao gần gấp đôi năm trước.


Ghi danh xin trợ cấp thất nghiệp tại một Trung tâm Đăng ký việc làm. (Hình: Sống Mới)

 Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội – nơi có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, nếu năm 2010, mỗi tháng có khoảng 16,000 người ghi danh xin trợ cấp thất nghiệp thì đến năm 2011, con số này là 28,000 người. Sang năm 2012, mỗi tháng, số người ghi danh xin trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam khoảng 40,000. Trong 9 tháng đầu 2013, mỗi tháng, có khoảng 114,000 người ghi danh xin trợ cấp thất nghiệp.

Nếu tính gộp cả 9 tháng lại thì từ đầu năm đến nay đã có tới 1,026,000 người thất nghiệp trên cả nước ghi tên xin tiền thất nghiệp nhờ chỗ làm có đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu cộng cả với những người thất nghiệp không có bảo hiểm thất nghiệp và không biết cầu cứu ở đâu, không được thống kê và không hề ít, thì người thất nghiệp tại Việt Nam còn nhiều gấp bội.

Và cũng không ai biết những người thất nghiệp của những năm trước đã có cơ hội tìm được việc khác hay không, không có những thống kê cụ thể. Số người thất nghiệp được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng do kinh tế tiếp tục suy thoái. Doanh nghiệp vẫn thi nhau cắt giảm nhân sự, đóng cửa ngưng hoạt động, thậm chí khai phá sản.
Đáng lưu ý là vào lúc này, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đang cạn vì nhiều doanh nghiệp không còn khả năng đóng góp. Tính đến tháng 8 năm nay, Qũy Bảo hiểm thất nghiệp đang bị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nợ 600 tỷ đồng. Trong đó nợ của chính quyền đối với qũy này là 303 tỷ đồng.

Thất nghiệp tràn lan kéo theo nhiều vấn nạn xã hội nghiêm trọng. Hồi tháng 5, khi công bố “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên”, Tổ chức Lao động Thế giới (thường được gọi tắt là ILO) cho biết, thanh niên Việt Nam (giới có tuổi từ 15 đến 24) chiếm một nửa số người thất nghiệp tại Việt Nam.

Khi có tới 50% số người thất nghiệp tại Việt Nam là thanh niên, Việt Nam đang lãng phí một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Cũng theo ILO, ngoài số thất nghiệp, khoảng 53% (chừng 4 triệu) thanh niên Việt Nam đang phải làm những công việc mà thu nhập kém, điều kiện lao động thấp và không có bảo hiểm xã hội.

Lúc đó, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của ILO cảnh báo, nếu thanh niên không được hưởng một sự khởi đầu tốt hơn và không được đối xử công bằng, Việt Nam đã bỏ lỡ một nguồn lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của mình.
ILO khuyến cáo, Việt Nam nên khai mở tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cơ hội về việc làm với năng suất cao cho thanh niên.

Chế độ Hà Nội vẫn bị xem là thiếu quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là lý do khiến vài năm qua, có thêm hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này phá sản. Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại đã thu hẹp quy mô hoạt động thành “siêu nhỏ”. Tất cả những yếu tố này làm cho cơ hội về việc làm của thanh niên càng lúc càng mong manh.

Một chuyên gia về việc làm cho thanh niên khu vực châu Á -Thái Bình Dương của ILO, tên là Matthieu Cognac, nhắc nhở thêm rằng Việt Nam cần phải chú ý tới khu vực nông thôn, nơi cư trú của phần lớn thanh niên Việt Nam. Ông Cognac khuyên nhà cầm quyền CSVN cần đẩy mạnh tư vấn về việc làm, mở các khóa đào tạo về phát triển doanh nghiệp để yểm trợ thanh niên tự kinh doanh.

Trao đổi với báo giới, ông Sziraczki nói rằng, sẽ không thể giải quyết vấn nạn về việc làm cho thanh niên Việt Nam, nếu không thay đổi chính sách vĩ mô, cấu trúc phát triển và tăng chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tăng tổng cầu, thay đổi cách thức tiếp cận nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư.

Khó có khả năng chế độ Hà Nội sẽ lắng nghe những khuyến cáo của ILO. Dẫu cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước đã làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, đảng CSVN vẫn xác định “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là chủ đạo.


Điều đó có nghĩa là nhà cầm quyền CSVN sẽ tiếp tục dồn gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia vào việc duy trì sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước. Bất chấp tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, khiến vấn nạn thất nghiệp càng lúc càng nghiêm trọng. (G.Đ)

Cộng sản chỉ giỏi xuất xưởng những tên đồ tể khát máu



Le Nguyen (Danlambao) - Mấy mươi năm “cướp” chính quyền đặt nền thống trị lên toàn cõi Việt Nam, đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, sử dụng bạo lực khủng bố, cưỡng bức nhân dân xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Giờ đây mấy mươi năm nhìn lại con đường tiến nhanh, tiến mạnh, tiến từng bước vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm nát tan mọi niềm hy vọng... nói như ông Bùi Minh Quốc, một nhà thơ có nửa đời người, có cả thời tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết đi theo đảng, nhìn vào hiện thực xã hội phải ngậm ngùi chua xót thốt lên:

“...Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...”

Thật ra, tâm trạng bức xúc có pha phẫn nộ, u uất biến thành lời, không chỉ của riêng Bùi Minh Quốc, nó là tâm trạng chung của những ai có lòng với tiền đồ dân tộc, với tương lai đất nước. Đau đớn thay, bất cứ ai dũng cảm lên tiếng đấu tranh cho xã hội công bằng, cho sự thật và công lý, cho quyền làm người được bảo đảm đều bị những kẻ cuồng đảng, bị đảng tẩy não sỉ vả, chửi bới vu cáo “tội” bán nước cầu vinh, nhận tiền ngoại bang chống phá tổ quốc nhưng thực tế cho thấy những con người đấu tranh có gì... có như đảng độc quyền “chiếm hữu” đất nước đâu để bán, để cầu vinh?

Đến ngày hôm nay sự thật lịch sử đã chỉ ra, ai là thủ phạm nhận tiền ngoại bang, bán nước cầu vinh đã có phần nào thuộc về quá khứ, không cần phải bàn cãi chỉ tổ mất thời gian vô ích. Thế nhưng, những cá nhân có lương tâm, không thể không nói đến tội phá hoại của đảng cộng sản Việt Nam trong hiện tại qua việc theo chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng áp đặt, độc quyền lãnh đạo sản xuất những con người máy không tim óc, đưa vào dây chuyền phát triển, xây dựng xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân đưa đất nước xuống hàng chót bét của đói nghèo lạc hậu, xã hội băng hoại, đạo đức suy đồi, dối trá lên ngôi, nhân cách xuống cấp...

Hẳn mọi người trong chúng ta ai cũng biết, muốn đất nước cất cánh vươn lên ngang tầm thời đại phải có đội ngũ mang tinh thần Việt Nam có trí tuệ, có khát khao cống hiến cho tổ quốc Việt Nam và những con người máy xã hội chủ nghĩa, được dạy cho thấm nhuần tư tưởng vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, với đa phần những con người thiểu năng, thiếu trí tuệ, thậm chí có trí tuệ quái đản, chỉ biết làm theo mệnh lệnh thì làm gì trong tim óc của họ có tổ quốc Việt Nam để quyết tử cho tổ quốc quyết sinh?

Thế cho nên, khi nắm giữ độc quyền lãnh đạo nhà nước, những con người máy cộng sản này dễ sa đà vào lạm dụng quyền lực phục vụ cho tham vọng cá nhân, phe đảng và do thiếu năng lực trí tuệ nên họ trở thành những kẻ phá hoại trong xây dựng, phát triển đất nước. Điển hình là ngoài chuyện độc ác, khủng bố bắn giết ra, họ chỉ biết nói chuyện trên mây bàn chuyện trên trời giờ này sang giờ khác chứ không có khả năng giải quyết được những chuyện cụ thể dù nhỏ ở dưới đất mà ai cũng thấy, chẳng hạn như mại dâm, cờ bạc, y tế, giáo dục...

Về mại dâm đảng cộng sản càng phòng chống thì hoạt động mại dâm càng hoành hành, lộ liễu dưới nhiều hình thức trá hình lẫn công khai, từ thành phố ồn ào náo nhiệt cho đến tỉnh lẻ, quận huyện trầm buồn xa xôi. Không khó để nhận thấy “một bộ phận không nhỏ” những kẻ thi hành công vụ phòng chống mại dâm lại là những tên đầu gấu bảo kê cho đường dây, tụ điểm mại dâm trá hình hoạt động và nhiều lần chúng ta nghe ồn ào về những vụ việc phá đường dây mại dâm này, bắt giữ má mì kia trên hệ thống truyền thông lề đảng, rồi đâu cũng vào đấy, vẫn như cũ có nơi tệ hơn cũ.

Thật ra chuyện phá vỡ này nọ cũng chỉ là “tai nạn nghề nghiệp”, là những đấu đá của các ông trùm thế lực ngầm tranh giành ảnh hưởng trên các địa bàn hoạt động tội phạm và đôi khi triệt hạ một hai đường dây dại dâm của các ông tướng tá cục lớn cục nhỏ cũng chỉ là thủ đoạn “thí tốt” lập công dâng lên đảng để thăng quan tiến chức, để leo cao luồn sâu của bộ phận tham quan suy thoái đạo đức, lối sống.

Về cờ bạc “đảng ta” triệt để cấm cờ bạc nhưng thực tế có cấm được đâu, các hình thức cờ bạc không bị đẩy lùi, không những tồn tại mà còn diễn biến phức tạp tinh vi hơn. Ngay chính “đảng ta” hợp thức hóa cờ bạc trá hình qua việc đẩy mạnh, phát huy đạo đức xã hội chủ nghĩa với xổ số kiến thiết, từ một tuần “xổ” một lần lên đến “xổ” một, hai lần trong một ngày và tỉnh, thành nào cũng khai triển để tận thu ngân sách với cờ bạc trá hình của xổ số kiến thiết nhưng dân sinh, an sinh xã hội vẫn không được cải thiện và các quan chức đại biểu ở cái cơ quan quyền lực cao nhất nước vẫn mồm loa mép vãi bảo rằng cấm cờ bạc để bảo vệ giềng mối đạo đức xã hội?

Cấm hay không cấm cờ bạc, thú thật không có phương án nào được cho là tối ưu, chỉ có cách “quản” như thế nào cho phù hợp với thực tế cuộc sống của người dân và đã có rất nhiều nước văn minh, tiến bộ “quản” cờ bạc khá ấn tượng, là mô hình để cho các quan chức cộng sản tham khảo, chọn lựa nhưng tiếc thay vấn đề trí tuệ cũng như một số lý do khác nữa đã giới hạn sự chọn lựa đúng đắn, thông minh của các quan chức đảng, nhà nước cộng sản.

Về y tế xuống cấp thiếu thốn trầm trọng, thiếu nhà thương, thiếu giường nằm cho bệnh nhân, thiếu phương tiện kỹ thuật y học tiên tiến, thiếu lực lượng nhân sự tay nghề lẫn y đức có tâm có tầm... và điều cực kỳ quan trọng không phải những thứ thiếu vừa kể mà là chuyện nhà nước buông lỏng quản lý, thả nổi cho khu vực tư nhân kinh doanh tự tung, tự tác trong lãnh vực y tế từ thuốc men cho đến khâu huấn luyện, đào tạo nhân sự phục vụ ngành y tế tư doanh lẫn nhà nước.

Vấn đề y tế tồi tệ đang hiện hữu không phải ngủ một đêm thức giấc là những cái tệ hại đó hiển hiện ra mà những điều tồi tệ gây bức xúc tồn tại trong quần chúng nhân dân về y tế đã tích lũy trong một thời gian dài do hệ thống tổ chức nhà nước không hiệu quả, do những cá nhân thiếu năng lực trí tuệ nắm quyền chỉ đạo, độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội gây ra và vẫn còn đang tiếp diễn theo hướng gây hậu quả nghiêm trọng đáng báo động.

Về giáo dục vẫn không khá hơn y tế, vẫn là một bộ phận mục rữa, thối nát đáng kinh sợ và những phương châm giáo dục như “...lương sư hưng quốc... tiên học lễ hậu học văn... nhất tự vi sư bán tự vi sư...” chỉ còn là những cái gì đó lạc hậu, xa xăm như chuyện cổ tích và nhiệm vụ giáo dục chân chính đã bị nền giáo dục xã hội chủ nghĩa “đánh” cho tan tác để hiện lên, để sản sinh ra những con người có giáo dục nhưng rất vô giáo dục, rất hoang dã vô đạo đức.

Không khó để cho người dân hàng ngày đọc thấy vấn nạn vô đạo đức, đảo lộn luân thường đạo lý làm người trên các báo lề đảng như chuyện thầy gạ tình trò, chuyện trí thức quan chức nhà nước sử dụng bằng mua bằng giả, chuyện trò hành hung thầy, chuyện nữ sinh sử dụng bạo lực giải quyết mâu thuẫn... những chuyện vừa kể không phải toàn cảnh ảm đạm của bức tranh giáo dục. Điều đáng quan ngại là sản phẩm con người của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đa phần không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu xây dựng chiến lược nhân sự, phát triển đất nước, nhất là đảng cộng sản buông lỏng quản lý để cho các nhóm lợi ích châu đầu vào xâu xé cái xác chết giáo dục xã hội chủ nghĩa đang trong thời kỳ phân hủy.

Có lẽ không khó để nhận thấy những chuyện tệ nạn mại dâm, cờ bạc... hay vấn nạn y tế, giáo dục... chỉ là một mảng rất nhỏ trong toàn bộ mô hình cai trị, mô thức tổ chức quản trị xã hội, sửa trị con người của nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo triệt để, toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam và tất cả những hiện tượng phát sinh của phản động, phản tiến hóa, phản văn minh đáng sợ... đều có nguồn gốc từ giáo điều cộng sản cuồng tín, từ hiểu biết giới hạn, từ vấn đề nhận thức tư duy lệch lạc của trí tuệ... Thế cho nên những con người máy cộng sản không tim óc, thường thường có thói quen ăn ngược nói ngạo, có suy nghĩ và hành động khác thường so với những người có bộ óc, trái tim bình thường.

Do đó, những loại người máy này thường hay biểu hiện hành vi bất thường ở những việc như mại dâm, cờ bạc... đáng lý ra không cần cấm, chỉ cần “quản” theo tổ chức khoa học thì lại cấm và có những thứ như y tế, giáo dục... không những cần “quản” triệt để chất lượng, thậm chí giới hạn lẫn cấm tư doanh tham gia gây xáo trộn, phá hỏng kế hoạch, chính sách phẩm chất nhân sự đầu ra thì các ông lãnh đạo đảng, nhà nước bỏ mặc cho các nhóm lợi ích kinh doanh, bu vào món mồi béo bở y tế, giáo dục như chỗ không người nên lực lượng y tế, giáo dục của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tay nghề kém cỏi, nhân cách không giống ai là điều không khó hiểu.

Cũng trong chiều hướng “cấm” và “quản” hỗn loạn của những con người máy không tiếp thu được tư tưởng tiến bộ của nhân loại nhưng cứ khư khư bám lấy độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên kế hoạch ngũ niên này đến kế hoạch ngũ niên khác đều thiếu tầm nhìn xa đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục, thậm chí là không thể khắc phục và sản phẩm con người lao động chân tay hay lao động trí óc do đảng lãnh đạo làm ra đều thiếu trình độ, thiếu trách nhiệm trong công tác được giao, nếu không nói là không khả năng, là vô cảm vô trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm ở nhiệm vụ lãnh đạo.

Qua những sự việc cụ thể có thể kết luận rằng cơ cấu tổ chức cộng sản, đảng cộng sản chỉ giỏi xuất xưởng những tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay chứ cộng sản không có khả năng đào tạo những chuyên viên có phẩm chất, có thực tài xây dựng, phát triển đất nước và sản phẩm con người “máy” giáo điều, cuồng tín của xã hội chủ nghĩa làm ra, không làm nên trò trống chi cả: làm cầu đường thì cầu đường sụt lún như đường cao tốc Trung Lương; làm công trình có phẩm chất dở nhất thế giới nhưng giá thành thì cao nhất thế giới như dự án nghìn năm Thăng Long; làm phòng cháy chữa cháy thì cháy rụi hoàn toàn như vụ trung tâm thương mại Hải Dương; làm thủy điện thì vô tư xả nước gây lũ lụt chết người, thiệt hại tài sản như lưỡi gươm treo ngang cổ người dân; làm thuốc bảo vệ thực vật thì chôn hóa chất độc hại quá hạn xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của cư dân địa phương như nhà máy Nicotex ở Thanh Hóa…

Ngoài những vụ việc khá đơn giản vừa kể, còn rất nhiều vụ khác chưa đề cập đến, xem ra cũng không cần đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, không phức tạp gì cho lắm nhưng với đội ngũ chuyên viên, quan chức lãnh đạo nhà nước vô trách nhiệm, kém năng lực, không trí tuệ đã biến nhiều vụ việc tương đối đơn giản trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước trở nên những vụ việc nghiêm trọng còn lâu mới khắc phục được hậu quả. Thế mà đảng, nhà nước cộng sản vẫn chưa nhận ra sự thiếu hiểu biết, kém cỏi của mình và sản phẩm con người kém chất lượng, không năng lực do họ làm ra, chỉ là thứ ăn hại phá hoại, không làm nên trò trống chi cả nhưng rất ngoan cố, liều mạng đem sinh mệnh dân tộc, đất nước Việt Nam đặt vào canh bạc may rủi, vào những mục tiêu hoang tưởng, cực kỳ nguy hiểm như dự án điện hạt nhân là một điển hình của hiểm họa diệt vong tiềm ẩn rất có khả năng xảy ra cho dân tộc Việt Nam bởi đội ngũ cộng sản thiếu năng lực, vô trách nhiệm. 


Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay TQ



Phan Châu Thành (Danlambao) - Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn: 

“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!” 

Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!” 

“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?” 

“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?” 

“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!” 

Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.

Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà: 

“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…” 

“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?” 

“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!” 

Thế họ có ăn chung với các cháu không?” 

“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.” 

“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?” 

“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…” 

“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta… 

Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.

Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba. Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).

Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!

Câu chuyện thứ tư. Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…

Câu chuyên thứ năm. Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:

- “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”

- Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…

Tôi phán tiếp: 

“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!” 

Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…). 

Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”

Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”

Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!

Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?

Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?