Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
Những ngày áp Tết, nhiều tuyến đường phố, vỉa hè ở Hà Nội đã bị các hộ kinh doanh lấn chiếm khiến giao thông ách tắc, người đi bộ mất lối. > Giao thông lộn xộn ngày giáp Tết
Phố Hàng Điếu, một trong những tuyến phố cổ ở Hà Nội đông nghịt người ngày áp Tết.
Đường Âu Cơ, gần chợ hoa Tây Hồ ùn ùn người và xe.
Rất nhiều vỉa hè trên các tuyến phố hàng Đào, hàng Đường... bị lấn chiếm, giao thông xung quanh khu vực này lộn xộn, nhem nhuốc.
Xe máy để lề đường, hàng rong tung hoành.
Đĩa CD lậu cũng tràn ra đường, ké điểm gửi xe.
Hàng ăn bày hẳn bàn ghế xuống đường đi, người đi xe máy qua lại khó khăn.
Nhà chờ xe buýt trên phố Lý Nam Đế thành hàng bán chậu cây cảnh.
Hàng bánh mứt kẹo trên phố Tây Sơn bày tràn ra lòng đường, cản trở lối đi lại.
Thấy có nhiều người vi phạm luật giao thông vào dịp Tết, Tuân tự đi may bộ đồ sắc phục cảnh sát giao thông, mang quân hàm trung úy rồi chặn người đi đường bắt nộp phạt.
Đêm 30/1, hành vi giả danh cảnh sát của Nguyễn Văn Tuân (29 tuổi, xã Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã bị Đội cảnh sát giao thông thành phố Vinh (Nghệ An) phát hiện khi Tuân đang cố gắng đuổi theo hai phụ nữ vi phạm luật giao thông để nhận tiền phạt.
uân tại cơ quan cảnh sát. Ảnh: Nguyên Khoa.
Tuân khai nhận, thấy vào dịp Tết có nhiều người vi phạm luật giao thông, cộng thêm tâm lý sợ cảnh sát giao thông, nên Tuân nảy sinh ý định giả danh kiếm tiền phạt. Tuân đã tự đi may một bộ đồ màu vàng mang sắc phục cảnh sát giao thông với quân hàm trung úy với công cụ hỗ trợ đầy đủ như còi, gậy, biển hiệu mang tên trung úy Nguyễn Thanh Tuấn cùng một số giấy tờ điều động giả của Tổng cục Cảnh sát rồi ra đường tìm người vi phạm luật giao thông để chặn đường yêu cầu nộp phạt.
Đà nghề của "trung úy cảnh sát giả".
Với thủ đoạn trên, từ cuối năm 2010 đến nay, Tuân khai đã thực hiện trót lọt 10 vụ xử lý người vi phạm giao thông, người bị phạt ít nhất là 100.000 đồng, người nhiều nhất là 850.000 đồng.
Công an thành phố Vinh đang liên lạc với những người bị "trung úy cảnh sát rởm" này phạt nhầm để phối hợp điều tra.
Nhiều tuần trước, Ngân hàng Hoàng gia ANZ Campuchia để ý thấy một khách hàng lạ tại cột ATM của họ ở Phnom Penh. Đi cùng một người đàn ông để canh chừng, người phụ nữ dùng thẻ Techcombank Việt Nam phát hành rút 2.000 USD, lượng tiền mặt cho phép tối đa.
Sau đó, người phụ nữ này rút ra chiếc thẻ Techcombank khác, rút liên tục 11 lần.
Người phụ nữ trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều người Việt Nam sang Campuchia mà theo những ngân hàng ở đây là để "rửa sạch" các máy ATM, tận dụng cơ hội có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức của Việt Nam và tỷ giá chợ đen để kiếm hàng nghìn USD.
Tổng Giám đốc ANZ Stephen Higgins mới đây cho biết, những người dùng thẻ Techcombank đã rút khoảng 12 triệu USD tiền mặt từ các máy AM trong ngân hàng của họ kể từ giữa tháng 12 vừa qua và phần lớn số tiền được rút trong 2 tuần gần đây.
Còn theo Phó Chủ tịch Ngân hàng ACLEDA, những người dùng thẻ Techcombank đã rút khoảng 5 triệu USD từ các máy ATM của ACLEDA kể từ đầu tháng cho đến ngày 26/1 vừa qua.
Ảnh minh họa (IE)
Cả hai đều cho biết những người dùng thẻ Techcombank đã rút "ít nhất 20 triệu USD" tiền mặt từ các máy ATM của Campuchia trong vài tuần qua. "Đó là cách kiếm tiền dễ dàng. Họ đã mách cho nhau và đột nhiên người người ồ ạt đổ sang biên giới để làm điều đó".
Chính phủ Việt Nam kìm chế tỷ giá hối đoái chính thức vào khoảng 19.500 VND ăn một USD, trong khi tỷ giá chợ đen và cũng là tỷ giá của những nhà đổi tiền hợp pháp ở Campuchia vào khoảng 21.000 VND ăn một USD. Như vậy, chênh lệch lên tới 8%.
Những người Việt Nam sang Campuchia đã tận dụng điều này. Tại các máy ATM ở Campuchia, họ nhận tiền USD được chuyển từ tiền đồng theo tỷ giá chính thức ở quê nhà. Sau đó họ có thể bán những đồng USD đó lấy tiền Việt ở những nhà đổi tiền tại Campuchia hoặc những nhà đổi tiền ở Việt Nam theo tỷ giá chợ đen, kiếm được lời từ khoản chênh lệch.
Mặc dù họ phải trả phí giao dịch ATM, nhưng theo Higgins, người dùng thẻ Techcombank vẫn kiếm được khoảng 20.000 USD cho 1 triệu USD tiền mặt.
Higgins cũng cho biết, Techcombank là ngân hàng duy nhất bị lợi dụng kiểu này. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đánh phí giao dịch quốc tế để bù lại được chênh lệch giữa tỷ giá tiền VND/USD chính thức và tỷ giá chợ đen nhưng phí của Techcombank thấp hơn bình thường.
Kết quả là, họ mất "khoảng 1,5 triệu USD", từ các giao dịch ở Campuchia trong những tuần gần đây, Higgins cho hay.
Giám đốc một ngân hàng lớn khác ở Campuchia, yêu cầu được giấu tên, cho biết ngân hàng của ông cũng nhận thấy có sự gia tăng khác thường trong các giao dịch ATM gần đây, đặc biệt là ở gần khu vực biên giới.
Mặc dù Visa không có biện pháp gì, nhưng từ ngày thứ tư vừa qua ACLEDA đã chặn các tài khoản Techcombank rút từ máy ATM của họ, bà So Phonnary cho hay.
Trong khi đó, Khuoy Kry, người đứng đầu Trạm kiểm soát biên giới quốc tế Bavet ở tỉnh Svay Rieng, mỗi người qua lại biên giới được phép mang tới 10.000 USD và việc sử dụng máy ATM "nằm ngoài kiểm soát của chúng tôi".
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa thông qua Quyết định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin.
Theo đó, tập đoàn này chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ. Quyết định mới mang số 179, qui định mục tiêu, ngành nghề kinh doanh chính và phụ cùa Vinashin cũng như qui định quyền và nghĩa vụ của Vinashin. Vinashin được thành lập từ năm 1996, do Nhà nước làm chủ, chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu. Năm ngoái, công ty này đã báo cáo khoản nợ lên đến 86 ngàn tỷ đồng, không trả được nợ đáo hạn của nước ngoài . Sau vụ thua lỗ đó, Nhà nước đã tái cơ cấu Vinashin.
Tính đến nay, đã có khoảng 44 ngàn trân bò chết vì không khí lạnh. Các địa phương có số trâu bò chết nhiều nhất là Sơn La với gần 9 ngàn con, Lạng Sơn với khoảng 7 ngàn con và Cao Bằng khoảng 6 ngàn con.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trâu bò và gia súc được chăn thả trong rừng, không có chuồng được che chắn đủ ấm cho chúng. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đang trình chính phủ dự án hỗ trợ chống rét cho trâu bò của các gia đình nghèo. Gía hỗ trợ sẽ là 100 ngàn đồng cho 1 con trâu hay bò.
Vi rút cúm A/H1N1 có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền Bắc. Phó giám đốc Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, bà Nguyễn Hồng Hà cho biết như vậy chiều chủ nhật vừa qua.
Theo bà Hà, trong vòng khoảng 1 tháng qua, bệnh viện đã nhận gần 50 ca nhiễm cúm A/H1N1. Dịch cúm sẽ còn kéo dài ở các tỉnh miền Bắc khi thời tiết lạnh và ẩm vẫn chưa giảm. Tuy nhiên tin khí tượng cho hay miền Bắc và bắc Trung bộ sẽ ấm dần trong những ngày giáp tết. Khí lạnh vẫn gây ảnh hưởng khu vực Nam Trung bộ và vài tỉnh Tây nguyên. Bộ Y tế cảnh báo, các đối tượng dễ bị nhiễm cúm là trẻ em, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh phổi hay tim mạch.