THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 February 2012

Trang web rao vặt cô dâu Việt của bọn Tàu khựa

Trang gốc
http://www.0084love.com/

Dịch trang Web sang tiếng Anh
http://translate.google.com/translate?sl=auto&tl=en&js=n&prev=_t&hl=en&ie=UTF-8&layout=2&eotf=1&u=http%3A%2F%2Fwww.0084love.com%2F


Dịch trang Web sang tiếngViệt
http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=auto&tl=vi&u=http%3A%2F%2Fwww.0084love.com%2F

Casino và nỗi lo của Việt Nam


28/02/2012 07:58:35

Cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng gay gắt, các casino ở Việt Nam phải có thế mạnh riêng, chứng minh được sức hút của mình để người chơi sẽ lựa chọn Việt Nam thay vì một số nước khác.

TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính đã hoàn tất việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Bên cạnh những ý kiến phản đối, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hiện nay, đã đến lúc phải cho phép loại hình kinh doanh này hoạt động tuy nhiên việc cấp phép nên hết sức thận trọng và các dự án này phải thật sự mang tầm vóc, đẳng cấp quốc tế.

Lý do gì khiến ông cho rằng Việt Nam nên mở cửa đối với hoạt động kinh doanh casino?

Trước hết phải hiểu casino là hướng đến công nghệ giải trí cao, mang tính chất toàn cầu. Các casino đó được đặt trong một những khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp.

Người ta đến đây không chỉ để đánh bạc mà còn có thể vui chơi giải trí, bởi lẽ ở đó có tất cả các công trình văn hóa như bảo tàng, rạp hát cho đến các khách sạn và các trung tâm hội thảo, triển lãm.

 

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Kinh tế Việt Nam

 

Còn nếu casino đó chỉ ở địa phương sẽ mang tính chất "trấn lột người nghèo" nhiều hơn là một trò giải trí đẳng cấp cao. Một khi hiểu theo nghĩa đó thì hiện nay Việt Nam đã hoàn đủ điều kiện để mở cửa lĩnh vực kinh doanh này.

Tại Việt Nam đã có một số thử nhiệm như ở Đồ Sơn, Lạng Sơn, Lào Cai, Đà Nẵng… Điều đó chứng tỏ nhu cầu và tiếp cận của Việt Nam đã có. Tôi tin rằng trong thời gian tới Việt Nam sẽ chấp nhận và có luật quy định cụ thể cho lĩnh vực kinh doanh này.

Tuy nhiên nhiều người lại lo lắng bởi những hệ lụy mà casino sẽ mang lại?

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những lợi ích thì khi casino hoạt động có thể xuất hiện những tệ nạn xã hội như: Doanh nghiệp bị phá sản, các tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giật, thanh toán kiểu "xã hội đen"…

Chính vì thế để giải quyết được bài toán có tính chất hai mặt như thế thì cần phải có chính sách pháp luật quy định chặt chẽ.

Vậy điều gì khiến ông cho rằng cần phải suy nghĩ khi cho phép lĩnh vực kinh doanh này được phép hoạt động ở Việt Nam?

Trước kia, kinh doanh casino chỉ có một vài địa điểm trên thế giới như: Lasvegas, Macao, nhưng hiện nay casino đã toàn cầu hóa, xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Úc, Singapore, Malaysia… Do đó, tôi nghĩ rằng cho phép hoạt động là một việc nhưng để đạt được kỳ vọng kinh doanh lại là một vấn đề khác.

Cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng gay gắt đó các casino được mở ở Việt Nam phải có thế mạnh riêng, chứng minh được sức hút của mình để người chơi sẽ lựa chọn Việt Nam thay vì một số nước khác.

Muốn làm được điều đó thì những nhà đầu tư vào Việt Nam phải là những doanh nghiệp thật sự lớn, kinh doanh có nghề.

Còn về địa điểm mở casino thì sao, thưa ông?

Cái đó nên để nhà đầu tư họ lựa chọn, mình không nên đưa ra một quy định quá cứng nhắc.

Theo ông Việt Nam nên có bao nhiêu casino sẽ là hợp lý nhất?

Dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng nói chung, trong đó có dịch vụ casino, lâu nay vẫn được xem là lĩnh vực kinh doanh "nhạy cảm" tại Việt Nam và do đó trong thời gian qua, có rất ít dự án như vậy được cấp phép.

Cho phép Casino hoạt động là điều tất yếu nhưng Việt Nam nên có những bước đi thận trọng và có những giải pháp ràng buộc. Đây là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng đặc biệt phải quy định và cấp phép rất khắt khe.

Nhìn ngay ra các nước trên thế giới họ mở ở những vị trí quy hoạch không tràn lan. Việt Nam cũng nên nhìn vào đó khi quy hoạch.

Ông nghĩ sao nếu như quy định tới đây không cho phép người Việt chơi bạc ở casino?

Quy định không cho người nghèo tham gia là xuất phát từ lo lắng casino sẽ "trấn lột người nghèo". Cá nhân tôi nghĩ, Nhà nước nên cho phép người Việt chơi tại các casino được cấp phép ở trong nước. Một mặt vừa quản lý được họ, mặt khác lại chống thất thu một khoản đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Thực tế hiện nay, người dân Việt nam vẫn thường xuyên sang một số nước lân cận như Campuchia, Macao để thỏa mãn nhu cầu của mình. Một thống kê nào đó đã chỉ ra, hàng năm Việt Nam có khoảng 1 tỷ USD chảy ra nước ngoài để đánh bạc và như thế thì vô hình dung chúng ta đang bị thất thu một lượng tiền tương đối lớn.

Có rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này mà không cần phải dùng đến tấm "Barrier" - hàng rào này (cấm người Việt chơi tại các casino cấp phép trong nước). Chẳng hạn như thu tiền vào cửa rất cao như một số nước hiện nay vẫn áp dụng.

Xin cảm ơn ông!

Theo Khánh Linh
TTVN

Bất động sản "chết" dây chuyền: Đớn đau tâm lý… “bầy đàn”


28/02/2012 09:01:09

Với suy nghĩ bất động sản (BĐS) không bao giờ xuống giá và cứ bước chân vào là có tiền tỷ, rất nhiều người đã dốc hết tiềm lực cho nó. 

Khó khăn lan rộng, sụp đổ dây chuyền là hậu quả của việc đầu tư theo đám đông đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.

Nhiều dự án BĐS dang dở khi bị các chủ đầu tư thoái lui.

"Điếu văn" đọc chẳng ai nghe

Thời gian qua, những người quan tâm đến BĐS đã quen thuộc với những cái tên như Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Quyên... Đó đều là những trùm buôn bán BĐS nổi danh ở Hà Nội, Bắc Ninh. Thế nhưng, cho đến nay, nếu không phá sản thì họ cũng đều đã phải trả giá đắt với BĐS.

Không chỉ cá nhân, nhiều doanh nghiệp lừng lẫy một thời cũng gặp cơn bĩ cực và phải chính thức tuyên bố "rút lui" khỏi BĐS. Điển hình như Tập đoàn Hoa Sen đã bán tháo gần hết các dự án của mình. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT tập đoàn này cho rằng, việc Hoa Sen quyết định rút khỏi thị trường BĐS là mảng kinh doanh phụ và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép.

Trước đây, tập đoàn quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực BĐS là do dự báo triển vọng khả quan về thị trường này, nhưng diễn biến thị trường từ năm ngoái đến nay quá xấu nên rút lui để không tiếp tục bị chết chìm vì nó. Dù khéo đến mấy, khó ai không nghĩ đó là một cách "nói giảm, nói tránh"!

Tiếp đến là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom cũng quyết định rút khỏi thị trường BĐS. Trong kế hoạch kinh doanh trình đại hội cổ đông thường niên năm 2012, HĐQT Sacom đã dự tính chuyển nhượng khu đất tại 475/1 Điện Biên Phủ, TP HCM và nhất trí giao cho Ban điều hành thực hiện và báo cáo kết quả chuyển nhượng. Trong khi đó, việc chuyển nhượng dự án lúc thấp điểm của thị trường là không hề dễ dàng. 

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Thiều, Giám đốc Trung tâm địa ốc Thành Đạt bày tỏ: "Từ trước đến nay BĐS vẫn là hấp lực lớn nhất. Trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm đã khiến cho BĐS như một sự đảm bảo thành công nên hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu, hiểu biết hạn chế, bỏ qua cảnh báo cứ lao đầu vào đất nên bị "chết thảm", "tàn phế" hoặc "thương tật". Nhìn lại thấy sợ nhưng đó là một hệ quả tất yếu, một cái chết được báo trước".

Đau nhưng… cần!

Ông Lê Văn Hinh, nguyên Trưởng phòng phân tích kinh tế vĩ mô Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Việc đầu tư BĐS theo trào lưu về mặt lý thuyết không có gì sai cả. Trong điều kiện bùng nổ giá BĐS thì với điều kiện thị trường kém minh bạch như Việt Nam (nhất là thiếu thông tin), người dân có khuynh hướng chạy theo đám đông (đầu tư theo trào lưu) là tất yếu và điều đó làm cho quả bóng đã căng lại càng được bơm căng... dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. 

Điều này phản ánh một nền kinh tế kém hiệu quả và theo mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên (đất đai) và trào lưu đầu cơ, chấp nhận rủi ro quá mức... trong điều kiện quản lý hạn chế của các doanh nghiệp BĐS, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. 

Tình trạng phá sản khi đầu tư quá mức, chấp nhận rủi ro quá mức có thể là đau đớn nhưng là cần thiết cho quá trình cải cách và hướng tới sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn trên phạm vi  một quốc gia (trong đó có đất)". 

Cũng theo ông Lê Văn Hinh, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để dòng vốn chảy vào khu vực BĐS một cách có kiểm soát, theo quy hoạch quốc gia. Nhà nước làm tốt việc quy hoạch quốc gia về đất đai, đảm bảo minh bạch, không thay đổi quá mức, không gây các cú sốc quá mức... thì BĐS sẽ được sử dụng hiệu quả mà doanh nghiệp BĐS cũng không "dính sốc". 

Về nguồn cung vốn là khu vực ngân hàng cũng cần được cải cách, nhất là năng lực lọc các dự án, ngăn chặn dòng tiền chảy quá mức vào khu vực "điên khùng" là cho vay dưới chuẩn. Hiện tại, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN là tương đối tốt, đang hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất vật chất thực sự nhằm hạn chế đầu cơ. 

Việc đảm bảo hiệu quả đồng vốn xã hội, ngăn chặn tình trạng bong bóng BĐS, có thể giảm lãi suất ngân hàng để phục vụ cho các dự án sản xuất thực sự sẽ khiến cho vốn không chảy quá mức vào BĐS như thời gian vừa qua. 

Một số chuyên gia khẳng định, năm 2012, thị trường BĐS sẽ còn nhiều khó khăn nên xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Họ cũng cho rằng, BĐS "chết" theo dây chuyền  không có nghĩa là các ông chủ lớn từng "thổi bong bóng" mất trắng. 

Mà có thể họ và những người liên quan đã kiếm đủ và quá nhiều so với những gì họ bỏ ra qua những thời điểm thị trường này thăng hoa. Chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại và lớn hơn là cả nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và kéo dài của một thời đầu tư phong trào, kiếm lợi tốc hành của một nhóm người. 

Hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đang "chết" dây chuyền, thì các ông chủ lớn nghỉ ngơi chờ một cơ hội mới.

Theo Mai Hạnh
Gia Đình

Kontum: Ai tổ chức đánh đập cha Lui Nguyễn Quang Hoa?


VRNs (27.02.2012) – Kontum – Chuyện một linh mục của giáo hội Cao Nguyên Trung phần Việt Nam bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về đã làm dư luận trong và ngoài nước "nóng" mấy hôm nay. Không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục. Kể từ lúc bị nạn đến nay là 4 ngày rồi, những vết thương bầm tím đầy đau đớn trên người của linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa đã và đang để lại nhiều suy nghĩ và cảm giác xót xa cho mọi người ở khắp nơi.

Sự việc diễn ra rất nhanh, đại khái thế này: "Sau khi Cha Hoa đi dâng lễ an táng ở làng Kon Hnong, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum về đến rừng cao su, cách quốc lộ 14 khoảng 3 km, ngài đang vừa đi vừa thì thầm bài thánh ca trong lễ an táng sáng nay thì nghe tiếng xe chạy gần, rồi bỗng một tiếng bộp ở sau lưng, đau đến quắn người. Ngài choáng váng, chưa kịp phản ứng gì thì liên tiếp bị 2 thanh sắt 3 vuông (sắt vuông 3 cm) lần lượt đánh vào người một cách tới tấp. Ngài đau đến nỗi không thể rú ga nhanh hơn được, tưởng chừng như bị té, thì bị ba tên thanh niên đuổi lên chặn đầu lại, đánh tiếp. Ngài té xuống xe và đưa hai tay lên che đầu, sợ bị bể đầu thì chết.

Chúng có 3 người, một người chạy xe, còn hai người cầm 2 thanh 3 sắt ba vuông đánh liên tiếp vào đầu, tay, vai, lưng, bụng khiến ngài quỵ xuống bên chiếc xe gắn máy. Chúng nó đánh một cái trúng ngay chiếc đồng hồ đeo tay, chiếc đồng hồ bể nát văng ra, kéo cổ tay ngài bị rách một đường. Liên tiếp những cú đòn kinh ác, ngài thấy máu từ trên tay chảy xuống và trong người chảy ra ướt cả ảo. Ngài bỏ chạy vào rừng, chúng đuổi theo đánh tiếp. Ngài chạy xuống một triền giốc, cảm thấy không ổn, ngài lại chạy lên giốc cao, bọn chúng đuổi theo tiếp. Nhưng thật may mắn cho ngài, sau khi bị đánh bầm dập như thế, ngài vẫn còn tỉnh và nghĩ đến việc thủ thân. Ngài quay lại, chúng nó từ dưới chạy lên, thấy ngài chuẩn bị phản công, bắt đầu chúng "thấy sợ", tức thì rút lui. "Đánh thế là đủ rồi". Khi quay lại hiện trường, cha Hoa thấy xe gắn máy bị đánh bể nát, còn chếc đồng hồ thì chúng nó ném vào hồ nước gần đó. 

Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên chưa ai biết và cũng chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Hậu quả là một linh mục bị đánh bầm dập toàn thân, bác sỹ khám cho ngài khẳng định: ngài bị dập phổi.

Tòa giám Mục Kontum cho biết: "Từ trước đến nay vùng xung quanh Giáo xứ Kon Hring này chỉ được làm lễ Chúa Nhật tại trung tâm, hoặc những điểm được phép, các làng lân cận khác thì kể cả lễ an táng chính quyền xã cũng không cho phép làm (trái với luật Tôn Giáo Nhà Nước đã ban hành về lễ tang, giỗ, có quyền làm tại tư gia). Nhiều lần trao đổi với Chính Quyền Xã, họ vẫn không đồng ý. Nhưng các Cha vẫn làm theo Luật, làng Kon Hnong này Cha Hoa đã dâng lễ an táng 5 lần, lần này bị như thế này? Không biết do ai chỉ đạo?" (nguồn: giaophankontum.com).



Riêng những người dân trong khu vực đã cho biết: "nhóm côn đồ" này vừa mới từ trại tù về, các thanh niên khoảng độ tuổi hơn 20, đang được "giáo dưỡng" bởi chính quyền địa phương xã. Người dân còn cho biết trước khi hành động, bọn chúng đã đến 1 cơ sở làm cửa sắt gần đó để mua cắt 2 thanh sắt. Không biết lý do gì mà bọn chúng đón đường đánh đập Cha Hoa?!! Từ Nhà xứ Kon Hring đến làng Kon Hnong là 10km, từ làng Kon Hnong ra đường Quốc Lộ là 3km. Như thế, dân chúng thắc mắc tại sao chính quyền địa phương quản lý yếu kém đến không đảm bảo an ninh cho người dân giữa ban ngày ban mặt. (nguồn: giaophankontum.com).

Trước đó khoảng 5 ngày, một linh mục bạn gặp và hỏi ngài; "sao rồi, chính quyền ở trên Kon H'ring nó có làm khó dễ cậu như ở dưới mình không vậy?"

Ngài trả lời: "có gì đâu, chính quyền cấm dâng lễ ở chỗ này thì mình đi chỗ khác chứ lo gì!!!". Và quả thực, ngài rất bình tĩnh, cho đến hôm nay khi chúng tôi tới thăm, ngài vẫn thế, nhưng mọi người thì cảm thấy lo. Người ta lo cho ngài một phần, lo cho tính mạng các linh mục ở Tây nguyên lại là phần lớn hơn nữa.

Quyền tối thiểu của một công dân là được sống và được an toàn trên chính quê hương đất nước của họ. Một công dân bình thường bị đánh đập, hay bị xúc phạm vì bất kể một nguyên nhân nào đó thì cũng được pháp luật bảo vệ, nhưng đây lạ là một linh mục thì việc bảo vệ kia chắc chắn phải được quan tâm đặc biệt. Nhà nước nào không tôn trọng bậc tu hành, nhà nước đó sẽ không tồn tại được!



Giờ này, cả giáo phận Kontum đang ngày đêm cầu nguyện cho cha Hoa sớm bình phục. Nhưng họ cũng cầu nguyện cho chính họ dám can đảm chịu đựng những nỗi đau thương oan khuất để đoàn kết, yêu thương nhau và xây dựng Hội Thánh. Họ cũng không cầu nguyện cho 3 người thanh niên và những người đứng sau vụ việc kia sớm bị đưa ra ánh sáng xét xử, nhưng họ cầu nguyện cho chính họ dám tha thứ cho kẻ thù của mình. Giáo phận Kontum đang chọn lựa con đường làm người đúng nghĩa và làm con Chúa thực sự.

Tiểu Kha

http://www.chuacuuthe.com/archives/27418

Kinh hoàng heo siêu nạc - Kỳ 2: “Thần dược” mua bao nhiêu cũng có


Phí đường cao tốc quá cao!


Bắt 300kg thịt, nội tạng thối


Rượu độc, thịt bẩn tung hoành

TPO - Khoảng 7h ngày 27-2, tại bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng, Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) kiểm tra, phát hiện bảy thùng thịt, nội tạng bẩn vận chuyển từ Hà Nội vào tiêu thụ trên địa bàn Đà Nẵng.

Cơ quan chức năng kiểm tra số hàng
Cơ quan chức năng kiểm tra số hàng.
Ảnh: Nguyễn Huy.
 

Các thùng hàng chủ yếu thịt, đuôi, nội tạng trâu bò được ướp đá, bọc nilon nhưng đều trong tình trạng bốc mùi hôi thối, không có nguồn gốc xuất xứ.

Theo chủ hàng Lê Văn Nhân (sinh năm 1973, Hòa An, Cẩm Lệ), toàn bộ số hàng 300kg này được mua từ một người tên Tuấn ở Hà Nội, do xe khách BKS 43B-00073 (thuộc hãng Danatraco, tuyến Đà Nẵng – Hà Nội) vận chuyển vào Đà Nẵng tẩy rửa và tiêu thụ tại các quán nhậu trên địa bàn.

 

Thiếu tá Nguyễn Xuân Trung, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế - Môi trường, Công an quận Cẩm Lệ cho hay, đơn vị lập biên bản, yêu cầu chủ lô hàng tiêu hủy toàn bộ số thịt, nội tạng bẩn, đồng thời xử phạt hành chính hai triệu đồng theo quy định.

Nguyễn Huy

Sập trần lớp học, một nữ sinh nhập viện


TPO – Đang ngồi học môn Toán, nữ sinh lớp 11A8 (trường THPT Kim Liên, Hà Nội) bất ngờ bị mảng vôi vữa rơi xuống đầu. Nữ sinh bị chấn thương, phải nhập viện.

Mảng tường trần đã rơi xuống đầu nữ sinh L
Mảng tường trần đã rơi xuống đầu nữ sinh L .

Vụ việc xảy ra khoảng 9h30 hôm nay (27-2), tại phòng học 101, trong tiết học môn Toán của lớp 11A8. Một mảng vôi vỡ từ trên trần nhà bất ngờ rơi đúng vị trí nữ sinh tên L đang ngồi nghe giảng. Ngay lập tức, các giáo viên và cán bộ y tế của trường THPT Kim Liên đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội).

Thầy Nguyễn Xuân Lâm - Phó hiệu trưởng trường THPT Kim Liên cho biết, nạn nhân chỉ bị thương nhẹ. Sau khi được khâu hai mũi, L đã tỉnh táo và được gia đình đưa về nhà chăm sóc. Nhà trường cho lớp 11A8 nghỉ học, niêm phong phòng học để kiểm tra và sửa chữa.

Mảng trần rộng hơn 1m2 đã rơi xuống đầu nữ sinh L khiến cả lớp học hoang mang
Mảng trần rộng hơn 1m2 đã rơi xuống đầu nữ sinh L khiến cả lớp học hoang mang.
Theo quan sát của phóng viên, trường THPT Kim Liên hiện có hơn 30 phòng học, đa phần đều được xây dựng từ những năm 1980 nên xuống cấp nghiêm trọng. Chỉ có một số ít phòng được cơi nới, cải tạo từ năm 2.000 trên tầng bốn còn nguyên vẹn.

Bụi trần vẫn vương đầy trên bàn học
Bụi trần vẫn vương đầy trên bàn học.

Ngay cả khu nhà của lãnh đạo nhà trường, trong đó có cả phòng thầy hiệu trưởng Nguyễn Thiết Sơn, hiệu phó Nguyễn Xuân, cũng nhiều lần bị vữa từ trần nhà rơi xuống. Các thầy cô giáo cũng hết sức lo lắng khi giảng dạy.

Nhà trường đã tiến hành lắp trần nhựa cho bốn phòng học khác từng xảy ra việc rơi vữa trần xuống lớp.

Nhiều vị trí khác cũng xuống  cấp trầm trọng
Nhiều vị trí khác cũng xuống cấp trầm trọng.
Thầy Nguyễn Xuân Lâm cho biết, "Ngay sau đây, chúng tôi sẽ họp với các phụ huynh để đề nghị phối hợp làm ngay trần nhựa cho phòng lớp 11A8. Sự việc xảy ra không ai mong muốn, phụ huynh cũng nhiều lần xin trường sớm sửa chữa. Trường cũng đã họp, trấn an và động viên học sinh, phụ huynh yên tâm dạy và học".

Trước đó, vào năm 2009, trường THPT Kim Liên cũng từng xảy ra một vụ quạt trần rơi trúng đầu học sinh Phạm Tiến Dũng, bí thư lớp 12A15, khiến học sinh này phải cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

Thầy Nguyễn Xuân Lâm, Phó hiệu trưởng trường THPT Kim Liên trao đổi với phóng viên
Thầy Nguyễn Xuân Lâm, Phó hiệu trưởng trường THPT Kim Liên trao đổi với phóng viên.

Cũng theo thầy Lâm, năm 2010, Phó Chủ tịch TP Hà Nội đã ký phê duyệt dự án xây dựng mới khu hiệu bộ và sửa chữa các phòng học của Trường THPT Kim Liên.

Năm 2011, một bản vẽ thiết kế đã được gửi lên Sở GD-ĐT Hà Nội và TP Hà Nội với kinh phí được phê duyệt gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, nhà trường vẫn chưa được cấp vốn để xây sửa lại cơ sở vật chất. Thầy trò nhà trường vẫn trong cảnh dạy, học trong sợ hãi.

An Phú - Tuấn Nguyễn