THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 July 2012

Chúa nhật 29.07.2012 cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Kỳ Đồng



Đăng bởi pleikly lúc 

VRNs (28.07.2012) - Sài Gòn – Cầu nguyện cho biển đảo và sự an nguy của Việt Nam trước đe doạ của Bắc Kinh, cầu nguyện cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt oan sai, giam giữ cách bất công tròn một năm, cầu nguyện cho sự bình an của các bloggers thuộc câu lạc bộ nhà báo tự do sắp bị đưa ra xét xử, và cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông. Đây là nội dung buổi cầu nguyện cho Công lý hoà bình, lúc 20:00, ngày Chúa nhật, 29.07.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Đứng trước việc nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng trụ sở và bầu thị trưởng Tam Sa ngay trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, mà nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội lại không có hành động dứt khoát bảo vệ giang sơn tổ quốc. Mói thứ chỉ gói gọn trong việc trao công hàm. Đây là việc làm do dân Việt Nam không đủ sức, đủ tài đối phó với ngoại bang hay do những người cộng sản sợ mất lòng nhau? Bảo vệ tổ quốc thì quan trọng hơn bảo vệ một đảng phái. Chúng ta cầu nguyện cho nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phải thực lòng với dân, không thể xem dânlà bù nhìn, không biết gì mãi được.
Kể từ ngày 31.07.2011 đến nay là tròn một năm, lần lược 17 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt bới không theo đúng trình tự pháp luật, tự động giam giữ người quá lâu không đưa ra xét xử, và đối xử với họ như những người mất quyền công dân, trong khi đó, luật pháp VN đang bảo vệ quyền công dân cho 17 thanh niên này. Chúng ta cầu nguyện cho nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, nhất là công an ý thức họ cũng có con có cháu, có anh em là thanh niên. Những cách đối xử bất nhân và phi pháp của họ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc và sự bình an của con cháu họ.
Ngày 07.08.2012 sắp tới đây sẽ diễn ra phiên toà xét xử các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, nhưng những ai đã đọc các bài của ba bloggers này viết thì đều thấy họ là những người yêu nước, cảnh báo từ lâu nguy cơ bị cộng sản Bắc Kinh xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải. Việc Biển Đông dậy sống những tuần lễ qua là bằng chứng, ba bloggers này đã cảnh báo đúng. Họ cần được nêu danh và khen tặng. Những bài viết của họ chỉ mưu cầu làm cho xã hội tốt d0ẹp hơn, dẹp đi bọn tham quan, loại đi những hành vi thú tính nơi những người mang danh công an nhân dân. Chúng ta cầu nguyện cho những bất công xã hội như thế này không còn chổ sống ở Việt Nam nữa, để con Rồng cháu lạc cùng nhau xây dựng một đất nước thanh bình đúng nghĩa.
Chúng ta tha thiết hiệp thông với cộng đoàn giáo phận Vinh, nhất là cha quản nhiệm và giáo dân giáo điểm Con Cuông, một tháng qua, đã bị truyền thông nhà nước vu khống đủ điều, sau khi họ đã đàn áp, ngăn chặn sinh hoạt tâm linh chính đáng của người dân. Những người cầm quyền đã mê thành tích, cố giữ danh hiệu “Huyện trắng tôn giáo” để được đề bạt chức vụ cao hơn, nhằm thu vén tài sản của dân nhiều hơn. Đời sống của người dân sẽ tiếp tục bị tước đoạt hết những quyền do Hiến Pháp quy định, chỉ vì một chủ trương và thành tích phi lý đó. Chúng ta xin Chúa tha thứ cho những gì họ đã trực tiếp xúc phạm đến Chúa. Xin cho con cháu họ không bị ảnh hưởng bởi sự áp do họ gây ra. Chúng ta xin Chúa hoán cải tâm hồn họ, để họ trở về sống đúng vớpi giá trị làm người, chứ không chạy theo những khuyến dụ sai lầm của lãnh đạo, mà tự đánh mất nhân phẩm của mình.
Thánh lễ lúc 20:00, ngày Chúa nhật 29.07.2012 sẽ do cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cố vấn Tỉnh, trưởng ban Công lý hoà bình chủ tế, và cha Andrê Đỗ Xuân Quế, giáo sư thần học thuộc Dòng Anh Em Thuyết Giảng – Đa Minh, đảm nhận trách nhiệm thuyết giảng.
Kính mời anh chị em đến tham dự và hiệp thông cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho những tù nhân lương tâm, và cho sự hoán cải của những người cộng sản.
Ban Tổ Chức

Nguyên giám đốc Eximbank Bình Dương "phù phép" vay 135 tỉ đồng

(TNO) Để có tiền kinh doanh bất động sản, Đào Thanh Trường (54 tuổi, ngụ TP.HCM), nguyên giám đốc Chi nhánh Eximbank Bình Dương đã "nhờ" khoảng 40 nông dân đứng tên, rồi lập hồ sơ khống để vay 135 tỉ đồng của Eximbank.
Vụ việc gây chấn động dư luận ở Bình Dương khi Cơ quan cảnh sát điều tra phối hợp cùng Eximbank VN kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn của 40 cá nhân ở các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương), tại Eximbank Bình Dương.
Theo điều tra, trong quá trình làm giám đốc Eximbank Bình Dương, Đào Thanh Trường đã nhờ 40 hộ dân này đứng tên vay với tổng số dư nợ là 135 tỉ đồng. Tài sản thế chấp phần lớn là đất đô thị với tổng trị giá thế chấp là 204 tỉ đồng.
Nguyên giám đốc Eximbank Bình Dương "phù phép" vay 135 tỷ đồng 1
Cựu giám đốc Đào Thanh Trường
Để có được số tài sản đã thế chấp vay ngân hàng, Đào Thanh Trường đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, gồm: Lê Phước Sang (đang bị tạm giam - PV), Trần Trọng Thuận, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Ngọc Anh làm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và các hợp đồng ủy thác việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng bất động sản cho 40 cá nhân đứng tên vay tiền từ Eximbank Bình Dương.
Công an cho biết, thực chất 40 cá nhân này không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn mà hồ sơ vay vốn đã được lập khống, do Đào Thanh Trường cùng một số nhân viên Eximbank Bình Dương lập và tự thẩm định.
Sau khi Cơ quan CSĐT thu thập 40 bộ hồ sơ vay vốn để kiểm tra cho thấy: bộ phận nghiệp vụ ngân hàng đã thẩm định sơ sài, chung chung, không tuân thủ đúng theo quy định của ngân hàng; lập, ký hồ sơ khống, không ghi cụ thể ngày, tháng trong hồ sơ vay vốn.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an Dĩ An đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Tin, ảnh: Đỗ Trường

Truy bắt nhóm côn đồ hành hung người dân

(TNO) Ngày 28.7, cơ quan CSĐT Công an Q.12 vẫn đang tiến hành điều tra, truy bắt các đối tượng xông vào nhà số 82/4 Nguyễn Ảnh Thủ (P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) tấn công người dân khiến hai người bị thương.
Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 27.7, anh Nguyễn Thành Tân (30 tuổi) đang ngồi trước cửa nhà thì bất ngờ bị một nhóm hơn 10 người, đi trên 5 xe gắn máy lao đến. Một trong số đó đã phi đến, đạp thẳng vào ngực anh Tân khiến nạn nhân bật ngã ra sau.
Trong nhà, vợ anh Tân, đứa con hơn 2 tuổi và ông Nguyễn Văn Thi (62 tuổi, cha anh Tân) hoảng hốt tìm cách bỏ chạy vào phòng trong. Lúc này, nhóm thanh niên dùng gạch ống, gạch lót tường ở bên ngoài lao vào tấn công. “Họ dùng tất cả vật dụng nhặt được phía trước để ném thẳng vào nhà”, anh Tân kể lại.
Ông Thi chỉ còn biết cách đứng nép vào trong cửa nhưng vẫn bị một cục đá văng trúng mặt. Anh Tân kém may mắn hơn, bị một viên đá to trúng ngay đầu và chân nên đổ khụy xuống nền nhà.
 Truy bắt nhóm côn đồ xông vào nhà truy sát người dân 1
Anh Tân và ông Thi kể lại sự việc bị hành hung vào tối 27.7
Truy bắt nhóm côn đồ xông vào nhà truy sát người dân 2
Cánh cửa kiếng bị ném đá bể
Truy bắt nhóm côn đồ xông vào nhà truy sát người dân 3
Bàn máy may bị trúng đá, dấu tích của vụ hành hung hôm trước
Nhiều người dân thấy cảnh tượng trên đã kéo đến đứng trước cửa nhà xem. Nhóm người này đập phá nhiều vật dụng, đồ đạc trong nhà. Sau đó khoảng 15 phút, nhóm thanh niên kéo nhau rời khỏi hiện trường.
Nhận được tin báo, công an Q.12 có mặt để điều tra làm rõ vụ việc. Ngay sau đó, anh Tân và ông Thi được đưa đến Bệnh viện đa khoa Anh Dũng để cấp cứu. Vết thương khiến anh Tân phải khâu 14 mũi trên đầu và ở chân.
Đến sáng 28.7, anh Tân được xuất viện theo yêu cầu của gia đình. Anh Tân cho biết anh không xích mích và thù hằn với ai.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Tin, ảnh: Khánh Long

Cán bộ xã “ôm” tiền chính sách bỏ trốn

(TNO) Chiều 28.7, ông Nguyễn Mãnh, Chủ tịch UBND xã Hải Hòa (H.Hải Lăng, Quảng Trị) xác nhận với Thanh Niên Onlineviệc ông Nguyễn Ngọc Lai (30 tuổi, cán bộ của UBND xã) “mất tích” suốt 4 ngày qua cùng hơn 100 triệu đồng tiền chính sách là có thật.
Theo ông Mãnh, ông Lai chỉ vừa mới được UBND H.Hải Lăng luân chuyển từ UBND xã Hải Thọ về UBND xã Hải Hòa từ tháng 2.2012, phụ trách mảng lao động - thương binh - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc bà mẹ trẻ em…
“Ngày 23.7, UBND triệu tập cuộc họp để bàn về việc tổ chức lễ 27.7 nhưng ông Lai không đến rồi mất tích luôn từ đó. Thấy khả nghi, chúng tôi kiểm tra lại thì phát hiện số tiền hơn 100 triệu đồng (gồm 4 khoản: tiền xóa nhà tạm theo diện 167, tiền hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, tiền hỗ trợ cho trẻ em từ đợt 1.6 và tiền quà cho gia đình chính sách dịp 27.7) do ông Lai tạm quản lý cũng đã bốc hơi… Chúng tôi đã phải linh động sắp xếp để công tác đền ơn đáp nghĩa trong dịp 27.7 vừa rồi mới không bị ảnh hưởng”, ông Mãnh bức xúc nói.
Cùng ngày, thượng tá Lê Hữu Hậu, Trưởng công an H.Hải Lăng cho biết đơn vị hiện đã tiến hành thụ lý vụ việc, bước đầu đã cho các điều tra viên về trụ sở làm việc (xã Hải Hòa) và nơi cư trú (thôn 4, xã Hải Thọ) của Lai để thu thập thông tin, tuy nhiên hiện vẫn chưa phát hiện tung tích của vị cán bộ này.
Nguyễn Phúc

Vụ bán đất cho thương nhân Trung Quốc: Phát hiện thêm 8 thửa ruộng đang làm hồ sơ đăng kí

(TNO) Chiều nay 28.7, UBND tỉnh Bình Thuận đã chính thức có văn bản kết luận vụ việc ông Phạm Phú Thạnh bán đất nông nghiệp cho thương nhân Trung Quốc.
Ngoài những chi tiết mà Thanh Niên Online đã nêu, còn có một chi tiết hoàn toàn mới. Đó là phát hiện thêm việc 4 hộ dân xã Hàm Đức (H.Hàm Thuận Bắc) đã bán 12.612 m2 (8 thửa ruộng) đất lúa một vụ cho ông Vũ Duy Tám (có hộ khẩu tận tỉnh Bắc Giang và là người có 5% vốn góp trong Công ty Nguyên Long Sơn do ông Zhong Heng Shan, người Trung Quốc làm giám đốc).
Hiện hồ sơ chuyển nhượng diện tích đất lúa này đang nằm tại Văn phòng “một cửa” của UBND xã Hàm Đức. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu UBND H. Hàm Thuận Bắc phải chỉ đạo xã Hàm Đức trả lại ngay hồ sơ chuyển nhượng trên cho ông Vũ Duy Tám vì hồ sơ không đúng các qui định của pháp luật.
Cũng theo báo cáo này, hiện nay Công an Bình Thuận vẫn đang tiến hành điều tra tiếp tục xem có còn vụ chuyển nhượng đất nào của ông Phạm Phú Thạnh cho thương nhân Trung Quốc trên địa bàn tỉnh hay không.
Quế Hà

“Phố Tàu” ở Hà Tĩnh

Chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi khiến vùng quê bình yên phía nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đảo lộn mọi thứ.
Đỏ mắt với biển hiệu
Chúng tôi đến huyện Kỳ Anh và không khỏi giật mình trước những gì chứng kiến được. Theo quốc lộ 1A hướng từ Nam ra Bắc, xe vừa qua khỏi hầm Đèo Ngang - ngăn cách giữa Hà Tĩnh với Quảng Bình - được vài cây số, đoạn thuộc địa phận xã Kỳ Phương đã thấy chình ình một bảng hiệu khổ lớn chi chít chữ Trung Quốc dựng trên chân đế cao hơn 2 m. Chúng tôi thực sự “choáng” khi đến địa phận các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh. Không phải tự nhiên mà nhiều người thốt lên “phố Trung Quốc” bởi dọc hai bên trục đường xương sống 1A đầy rẫy biển hiệu như nấm mọc sau mưa. Hầu như bảng hiệu nào cũng tràn ngập chữ Trung Quốc, từ tên công ty, ngành nghề kinh doanh đến các thể loại nhà hàng, ăn uống, dịch vụ cưới hỏi, rửa xe, hút bụi...
 công nhân Trung Quốc
Không hiếm cảnh công nhân Trung Quốc chở 3 sau giờ tan ca -  Ảnh: T.Q.Nam
Một người đi cùng chúng tôi bức xúc: “Đây là Việt Nam. Trong chúng ta mấy ai biết được đó là chữ gì, ý nghĩa nó thế nào. Mở mắt dậy là thấy, ra đường là đập vào mắt”.
Những gia đình lai
Hết giờ làm việc buổi sáng, nhiều công nhân bịt kín mặt “kẹp” ba, bốn người trên một xe máy từ công trường thi công tổ hợp cảng biển và nhà máy luyện gang thép FORMOSA trở ra. Một số về nhà trọ nghỉ, số đi ăn cơm quán.
Một nữ công nhân người Việt chỉ cho chúng tôi biết vài quán cơm mà người Trung Quốc thường hay ăn. Ghé vào một quán gần cầu Khe Lau (xã Kỳ Liên), cảnh tượng ồn ào, hỗn độn, nhếch nhác thấy rõ. Người ăn, người nói, tiếng Việt, tiếng Trung xô đẩy lẫn nhau. Đối diện bên kia đường có tấm bảng với dòng chữ Việt duy nhất “Ẩm thực Đài Loan”, còn lại toàn chữ Trung Quốc. Chủ quán là người Đài Loan và vợ người Việt Nam, họ mới thuê lại nhà của một vợ chồng người địa phương. Hỏi chuyện được biết cô vợ người Sóc Trăng, lấy chồng Đài Loan được 7 năm nhưng chưa có con, vợ biết tiếng Hoa nhưng chồng chẳng biết tiếng Việt.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương bày tỏ sự lo lắng: “Trên địa bàn có hơn 10 gia đình cho người nước ngoài thuê ở. Bước đầu có ảnh hưởng, cái lo nhất là tình trạng lừa đảo về kinh tế đã xảy ra. Trước kia, đây là vùng thuần nông, giờ ruộng đất mất hết rồi, hiện người dân có thể làm những việc phổ thông, chân tay chứ đến lúc xây dựng xong thì biết làm gì. Lo nhất những người trong độ tuổi 40-60”.
Chuyện quan hệ gái trai, hôn nhân cũng đang khiến chính quyền vã mồ hôi. Mới đây, L.T.H (22 tuổi, ở thôn Liên Phú) đã đăng ký kết hôn, tổ chức cưới hỏi với một người quê Thanh Hóa. Đùng cái, H. hủy hết tất cả mọi thứ để theo một người Đài Loan từng thuê ở trong nhà mình. Hai người lén lút qua lại với nhau, nghe đâu là vì ông đó có tiền. Cũng đã xuất hiện một số trường hợp người Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên mua đất.
Thượng tá Trương Xuân Tịnh - Trưởng công an H.Kỳ Anh - cho biết: “Hiện trên địa bàn có trên 420 người Trung Quốc. Họ ở tại các văn phòng, nhà dân, khách sạn. Người Trung Quốc rất khó quản lý, họ đã không trình báo như người các nước châu Âu mà còn trốn tránh sự kiểm tra. Nhiều người thuộc diện hợp đồng lao động ngắn hạn đã tìm mọi cách ở lại khi hết thời hạn. Nhiều người ở luôn trong các container tại công trường nên rất khó kiểm soát. Cũng đã có vụ 2 người Trung Quốc đánh 1 người Việt Nam”.
Công an huyện Kỳ Anh thừa nhận rất khó để vào trong công trường FORMOSA nên họ chỉ kiểm tra ở các địa bàn dân cư. Đầu tháng 7, Công an huyện phát hiện 7 người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu du lịch nhưng ở lại làm việc, đã mời đến trụ sở công an nhưng họ bỏ trốn sau đó.
Quản lý lỏng lẻo
Chúng ta đã có quy định cụ thể về việc sử dụng tiếng nước ngoài trên các bảng hiệu, trong đó quy định không đặt chữ viết tên nước ngoài lên trên chữ tiếng Việt, và tên nước ngoài phải nhỏ hơn tên tiếng Việt. Tại sao bảng, biển chữ Trung Quốc đầy rẫy, trưng thành cả phố dài mấy cây số trên trục đường huyết mạch như vậy mà vẫn ngang nhiên tồn tại?
Chúng tôi tìm gặp Chánh văn phòng UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Đức Thắng nhưng chỉ nhận được những câu trả lời không rõ ràng và “UBND huyện chỉ có trách nhiệm giải phóng mặt bằng”. Còn Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nguyễn Lộc Hằng cho rằng mức độ chưa có gì để phải xử lý. Ông Hằng nói: “Chỉ một số ít các công ty nước ngoài trưng biển hiệu trước trụ sở. Tên nước ngoài vẫn được quảng cáo nhưng theo quy định trong Nghị định 75, ví như kích cỡ chữ như thế nào...”. Nói thế nhưng khi chúng tôi hỏi phòng đã tiến hành kiểm tra tại các xã vùng nam chưa thì ông Hằng ấp úng.
Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương đã nhìn nhận thẳng thắn: “Việc này mới nở rộ từ đầu năm nay. Không thể để chữ Trung Quốc nhiều hơn chữ Việt Nam được, điều này rất phản cảm, sống giữa đất nước Việt Nam sao không dùng chữ Việt Nam. Đành rằng để phục vụ người Trung Quốc mới sang không biết tiếng Việt nhưng vậy cũng không được, không thể Trung Quốc hóa Việt Nam. Làm như thế, người đi qua địa bàn này sẽ đặt câu hỏi tại sao đây là đất Việt Nam mà lại toàn chữ Trung Quốc. Vừa rồi giao ban chúng tôi đã giao cho Trưởng ban Văn hóa xã tham mưu cho Phòng Văn hóa huyện để có biện pháp xử lý. Đầu tiên sẽ xử lý những biển hiệu làm không đúng quy định”.
 phố Tàu
Hàng loạt bảng vi phạm nhưng ngành văn hóa Hà Tĩnh không biết - Ảnh: T.Q.Nam
Trương Quang Nam

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN



Bia chỉ dẫn được dịch ra hai thứ tiếng với sự trợ giúp của công cụ dịch tự động, biển cấm khó hiểu hay những tấm biển sai chính tả... là hình ảnh hài hước trong tuần.
Cấm cũng như khôngẢnh hài hước trong tuầnNhững cái tên hài hước của cầu đường VN

Biển cấm khó hiểu.
Biển số khủng về kích cỡ.
Chú thích tình trạng rõ ràng để khỏi phải mất công ai muốn nhòm ngó.
Loa khủng.
Người nhện?
Các tấm biển sai chính tả.
Sản phẩm của công cụ dịch tự động?
Tác nghiệp ở mọi nơi.
Tận dụng biển báo để quảng cáo.
Thang máy nhưng không dành cho người.
(Nhóm độc giả sưu tầm)

Giang hồ nổ súng ở trung tâm Sài Gòn



Nhóm thanh niên dùng súng đánh người, bắn chỉ thiên ở trung tâm TP HCM được xác định giang hồ có "số má" ở Nam Định. Hai kẻ đã bị công an quận 1 bắt giữ.

Hai nghi can bị bắt giữ. Ảnh: C.V
Hai nghi can bị bắt giữ. Ảnh: C.V
Ngày 27/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 1, TP HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thanh Hải (33 tuổi, quê Nam Định) và Nguyễn Quý Tú (24 tuổi, quê Nam Định, ngụ quận 4) về hành vi cố ý gây thương tích. Công an tiếp tục truy bắt Trần Quốc Việt (24 tuổi) và Phan Anh Dũng (36 tuổi, cùng ngụ Nam Định).
Theo điều tra, Hải được một người thuê đến giải quyết mâu thuẫn trong mặt bằng kinh doanh với ông Lê Minh Thịnh (46 tuổi, ngụ quận 10). Khoảng 22h35' ngày 17/7, Hải cùng bốn 4 đàn em trên hai xe SH đến trước quán ốc trên đường Nguyễn Thị Nghĩa (quận 1). 3 người bước xuống xông vào tấn công ông Thịnh.
Thấy cha bị đánh, chị Lê Thị Phương Thảo (23 tuổi) cùng Nguyễn Hoàng Phúc (26 tuổi, bạn của Thảo) từ bên kia đường chạy qua can ngăn. Anh Phúc bị nhóm người trên dùng báng súng đánh vào đầu gây thương tích. Trước khi lên xe tẩu thoát về hướng ngã sáu Phù Đổng, nhóm Hải còn nổ súng đe dọa.
Một ngày sau đó, Hải và Tú đang ở sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị về lại Hà Nội thì bị công an quận 1 bắt, thu giữ hai súng rulô và hơn 40 viên đạn.
Lời khai ban đầu của các nghi phạm cho thấy đây là băng giang hồ có "số má" tại Nam Định, gây ra nhiều vụ đâm chém, thanh toán đẫm máu. Nhóm Hải từng dùng súng cướp ở tỉnh Hòa Bình và đang bị truy nã đặc biệt. Ở Sài Gòn, băng của Hải tiếp tục dùng "hàng nóng" để giải quyết các vụ cho vay nặng lãi, bảo kê nhà hàng, gái mại dâm và đòi nợ thuê
An Nhơn

"Dân trí, văn hóa thấp đi nhưng người HN rất tự tin"



28/07/2012 17:10:16
Bàn về văn hóa và phong cách sống của người Hà Nội xưa và nay, nhạc sĩ Dương Thụ, một người am hiểu về văn hóa và con người nơi đây, cho rằng dân trí Hà Nội đã thấp đi rất nhiều, văn hóa thấp nhưng người Hà Nội cực kỳ tự tin…

Dân trí Hà Nội ngày nay không cao như người ta tưởng

Suốt thời niên thiếu sống ở Hà Nội, rồi xa Hà Nội đi nơi khác sinh sống, mỗi lần trở lại, nhạc sĩ Dương Thụ lại cảm nhận rõ hơn sự thay đổi của con người và cuộc sống nơi đây.

Hà Nội xưa, trong kí ức của nhạc sĩ là một Hà Nội không sôi động, không xa hoa nhưng rất lành.

Nhạc sĩ kể: “Cuộc sống Hà Nội bây giờ so với thời tôi còn ở đó khác đi nhiều lắm. Thời tôi, trước 1954, Hà Nội là một Paris thu nhỏ ở Châu Á, đến sau 1954 lại là một Hà Nội khác hoàn toàn mà ta thường gọi là Hà-Nội-Mới, Hà Nội của Cách mạng. Tất cả những gì dính dáng đến ngày xưa đều bị tẩy sạch. Một Hà Nội công nông hóa, nghèo và bình dị được hình thành. Cái cuộc sống ấy có một vẻ đẹp riêng. Không sôi động náo nhiệt, không xa hoa sang trọng, không có vẻ gì như một đô thị trung tâm, nó hơi buồn tẻ nhưng được cái rất lành”.
Nhạc sĩ Dương Thụ
Nhạc sĩ Dương Thụ
Ông gọi tầng lớp công – nông – binh, người làm chủ Hà Nội thời bấy giờ là người Hà Nội Mới. Họ mang cái vẻ đẹp của xóm nghèo, của lính và của nơi thôn dã về cho đất Hà Thành, đó là cái chất phác, chân thật trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử, đó là quan niệm sống và bảng giá trị mà họ theo đuổi.

“Người Hà-Nội-Mới” không có tiền nên không hiểu và không coi trọng đồng tiền. Dĩ nhiên cũng không biết tiêu tiền nữa. Tiền không nằm trong bảng giá trị để “Người Hà Nội mới” hướng tới. Những giá trị tinh thần mới là quan trọng và cần thiết. Những năm đầu thập niên 60, Hà Nội rất nghèo nhưng vẫn có dàn nhạc giao hưởng của mình. Nhà Hát Lớn trở thành thánh đường của nghệ thuật dù công chúng của nó là những người “áo vải”. Quán ăn không thu hút bằng hiệu sách. Tôi đã từng nhịn ăn để mua sách, mua tổng phổ nhạc và tôi cũng không phải là một ngoại lệ…”, nhạc sĩ ngậm ngùi nhớ lại.

Còn Hà Nội ngày nay nhạc sĩ gọi là một Hà Nội khác, giàu có hơn, phồn hoa hơn nhưng dân trí thì thấp đi rất nhiều.

Nhạc sĩ chia sẻ: “Bây giờ là một Hà-Nội-Khác. Người làm chủ Hà Nội là những “danh gia vọng tộc đời mới”, những ông chủ mà bạn bè tôi thường đùa là “tư sản đỏ”, rồi dân trung lưu và giới trí thức cán bộ có nguồn gốc công-nông-binh. Họ giàu có hơn cả tầng lớp thượng lưu trong chế độ cũ. Nhà cửa, xe cộ thừa mứa, tiện nghi hiện đại. Ăn chơi xa xỉ, xả láng. Còn lại dân “vỉa hè” nói là chủ cho nó sang thôi, thực ra họ là dân nghèo thành thị đúng nghĩa. Dẫu sao họ cũng là người Hà Nội nhưng vẫn thuộc về một Hà-Nội-Khác. Một Hà Nội như thế, nếu ai đi từ 1954 trở về sẽ không tìm thấy Hà Nội của mình”.

“Dân trí Hà Nội bây giờ không cao như người ta tưởng (nhưng có vẻ người Hà-Nội-Khác không nghĩ nghĩ như thế. Họ tự tin vô cùng, nhất là giới trẻ). Nếu chỉ nhìn những thể hiện bên ngoài thì có vẻ oách lắm. Bạn cứ đến bar Taboo trên Hồ Tây vào quãng 12h đêm thì biết. Đến đây tôi không nghĩ là Hà Nội nữa, mà như là ở bên Tây. Tiếng Anh, âm nhạc, rượu, những gương mặt văn minh biết tiêu tiền triệu cho ít phút giải trí thông thường, những cơ thể có rhythm lắc lư thoải mái… Những con người này mà bạn nêu cái nhận xét kia ra, họ sẽ cười mũi: “Giao hưởng là cái đinh gì” v.v. và nhiều “là cái đinh gì” khác. Chỉ có điều họ thấy bạn “cổ hủ” quá nên không tiện nói ra thôi”, nhạc sĩ nói thêm.

Xã hội nào thì văn hóa ấy

Lý giải cho sự cư xử thiếu văn hóa của người Hà Nội ngày nay, nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng: “Xã hội nào thì văn hóa ấy. Hậu quả của xã hội bao cấp là lối sống xin-cho, hậu quả này nặng lắm bởi nó đánh mất lòng tự trọng, đánh mất tính độc lập, đánh mất khát vọng và động lực làm việc do vậy con người hèn đi mà không tự biết. Khi không có lòng tự trọng thì mọi giá trị tốt đẹp sẽ bị tiêu hủy, trước tiên là giá trị văn hóa.

Cứ xem cách một số nhạc sĩ ở thủ đô tố cáo nhau, hạ nhục nhau về chuyện giải thưởng nhà nước thì biết. Giới sĩ còn thế nói chi đến dân thường. Chuyện dễ bị kích động, hay gây gổ, văng tục, chửi bậy, kiêu căng khinh khỉnh với những người cùng nguồn gốc xuất thân nhưng là dân ở quê dân tỉnh lẻ chưa hẳn đã là điều tệ hại nhất. Nói đến văn hóa xuống cấp là ở những chuyện lớn hơn nhiều”.
 
Hậu quả của xã hội bao cấp là lối sống xin-cho, hậu quả này nặng lắm bởi nó đánh mất lòng tự trọng, đánh mất tính độc lập, đánh mất khát vọng và động lực làm việc do vậy con người hèn đi mà không tự biết. Khi không có lòng tự trọng thì mọi giá trị tốt đẹp sẽ bị tiêu hủy, trước tiên là giá trị văn hóa.

“Những người nông dân, công nhân khi có tiền, giàu lên, chưa đủ văn hóa để chế ngự bản năng thì sẽ cư xử như vậy. Ở đâu sự hưởng thụ vật chất được coi trọng, thì ở đấy những giá trị tinh thần phải nhường bước”, nhạc sĩ nhấn mạnh.

Nhìn ra sự đổi khác của Hà Nội với những biểu hiện thụt lùi về văn hóa, nhưng không lên án, chỉ trích như phần đông ý kiến, nhạc sĩ Dương Thụ có cái nhìn bình tĩnh trước sự đổi khác ấy.

“Thời buổi bây giờ không thể “duy ý chí” được. Việc giữ gìn hay loại bỏ không thể bằng tâm huyết hoặc bằng những ý kiến thông minh mà phụ thuộc vào những cái lớn hơn. Ở tình trạng dân trí và quan trí như hiện nay thì đụng vào việc phát huy nét văn hóa đẹp có khi lại làm hỏng nó. Và đụng vào việc loại bỏ những nét văn hóa lạc hậu có khi lại là chỗ để ai đó kiếm tiền và để nó có đà ngấm ngầm mạnh lên”, nhạc sĩ bày tỏ.

Và ông vẫn tìm được những nét đẹp của Hà Nội để yêu, để nhớ về: “Theo tôi, vẫn còn sót lại những nét đẹp của Hà-Nội-Xưa sang trọng, thanh lịch, của Hà-Nội-Mới rất lành và trong sáng. Chỉ có điều nó không phải là phổ biến mà lẩn khuất ở đâu đó. Văn hóa của một dân tộc, của một cộng đồng giàu truyền thống là một cái không thể nào tiêu diệt. Anh muốn tiêu diệt cũng không được. Sức sống của nó mạnh lắm, nó như con chim phượng hoàng có thể hồi sinh trong đống tro tàn”.

Khi được hỏi về cao kiến để có thể biến Hà Nội trở thành một đô thị có nếp sống văn minh, sạch đẹp nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng “Người yêu Hà Nội nhất, có tư cách để trả lời câu hỏi này nhất chính là ông Bí thư Thành ủy và vị Chủ tịch Thành phố Hà Nội”.

“Hà Nội không phải là một địa phương. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước. Chính vì vậy cư dân của nó là những con người tinh hoa của đất nước. Hà Nội là của khắp mọi miền, ai cũng nên yêu nên có trách nhiệm với Hà Nội” – nhạc sĩ Dương Thụ.
(Theo VNN)

Hiểm họa mất nước và nhu cầu dân chủ hóa



Lê Kim-Song (Danlambao) - Với những động thái ngày càng hung hăng và có hệ thống trên Biển Đông, Trung Quốc đang biểu lộ dã tâm biến Biển Đông thành ao nhà của mình một cách trắng trợn bất chấp công luận và pháp luật quốc tế (Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS, 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC, 2002)). Vấn đề Biển Đông và hàng loạt những vấn đề khác trong quan hệ với Trung Quốc (kể cả hai hiệp định trên đất liền (1999) và lãnh hải (2000), vấn đề bauxite Tây Nguyên và việc cho Trung Quốc thuê hàng chục ngàn mẫu rừng đầu nguồn) đang đặt ra cho dân tộc Việt Nam một đe dọa rất lớn đối với sự mất còn của đất nước chúng ta. 

Đối với tranh chấp Biển Đông về mặt đối ngoại, chính phủ Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và tìm kiếm sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế nhưng về mặt đối nội, giới lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra mâu thuẫn trong chính sách của mình. 

Chính phủ Việt Nam hay nói cho đúng hơn, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cần hiểu rằng cái vũ khí vạn năng để chống ngoại xâm chính là tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Điều này đã được minh chứng một cách hùng hồn qua lịch sử của đất nước. Bắt bớ, sách nhiễu những người dân đi biểu tình chống Trung Quốc là chà đạp tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, là tự mình từ bỏ một thứ vũ khí mà kẻ xâm lược e sợ. Đây là một chính sách đang tạo ra nhiều bất mãn trong xã hội và đồng thời thể hiện một lập trường nhiều mâu thuẫn và không nhất quán trong việc chống ngoại xâm. 

Sự an nguy của tổ quốc đang đặt ra nhu cầu dân chủ hóa đất nước để có thể vận dụng sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong cuộc đối đầu với Trung Quốc - một hiểm họa thường trực đối với dân tộc Việt Nam. 

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, khi nhân loại đã không còn luyến tiếc và quăng vào sọt rác Chủ Nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa không tưởng cả về mặt lý thuyết và hiện thực, thì hiện nay ở đất nước chúng ta ĐCSVN vẫn còn cố gắng vực dậy cái thây ma nhiều tội lỗi để biện minh cho độc quyền lãnh đạo đất nước của họ. Cho đến giờ phút này, ĐCSVN vẫn cương quyết bám víu vào quyền lực, không chấp nhận Tam Quyền Phân Lập (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp) - một cơ chế điều hành xã hội hữu hiệu đã được kiểm chứng bởi thực tiễn chính trị của hầu hết các quốc gia văn minh và tiến bộ trên thế giới, và đồng thời tiếp tục từ khước quyền lựa chọn những người tài đức để phục vụ đất nước của nhân dân Việt Nam. 

Ở một đất nước mà những người lãnh đạo thiếu hẳn sự can đảm để nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc điều hành đất nước (như từ sự vỡ nợ của Vinashin đến sự chồng chất nợ nần của Vinalines và sự làm ăn lỗ lã của nhiều tổng công ty khác) thì sự cần thiết của dân chủ hóa và thực thi một chế độ tam quyền phân lập là một nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Khi hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế của nhân dân bị lãng phí bởi khả năng quản lý tồi tệ của những người được chính phủ Việt Nam bổ nhiệm thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân. Ở các nước có một chế độ dân chủ thì không những ông Tổng Trưởng mà luôn cả ông Thủ Tướng chính phủ củng phải từ chức! 

Hệ thống tập đoàn và tổng công ty của Việt Nam hiện nay coi trọng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị (duy trì độc quyền chính trị của ĐCSVN) hơn là nhiệm vụ kinh tế. Các tập đoàn và tổng công ty này được ưu đãi về mọi mặt trong kinh doanh (từ ưu đãi về vốn đấu tư đến quyền sử dụng đất đai và các ưu đãi về thuế khóa khác) nhưng vẫn làm ăn kém hiệu năng và hầu hết là lỗ lã. Tính trong sáng và khả năng quy trách nhiệm (transparency and accountability) của hệ thống kinh doanh và hạch toán là điều chưa bao giờ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh đối với các tổng công ty và tập đoàn kinh doanh của nhà nước mặc dù đủ thứ quy định và chính sách đã được ban hành. Trên nguyên tắc người đứng đầu các bộ liên hệ của chính phủ cần phải trả lời trước nhân dân về những thất bại trong việc quản lý nền kinh tế và can đảm chấp nhận từ chức vì mình đã không có khả năng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình. Nhưng điều này không dễ gì xảy ra tại Việt Nam. Văn hóa từ chức chưa bao giờ được hiểu và thực hành khi đặc quyền đặc lợi quá lớn. Do đó đây là một lý do khác cho việc thực hiện dân chủ hóa guồng máy điều hành đất nước. ĐCSVN luôn viện cớ cần ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Không ai phủ nhận điều này. Nhưng như luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định: “Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ” (http://www.boxitvn.net/bai/13488). Và càng không thể nhân danh ổn định chính trị để duy trì một hệ thống ban phát đặc quyền đặc lợi cho những người trung thành với Đảng và guồng máy kém hiệu năng như hiện nay bằng tiền thuế của nhân dân. 

Một trí thức khác tại quốc nội, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định: “Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham nhũng, các nhóm lợi ích đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết với nhau vơ vét của cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa chuẩn mực đạo đức xã hội… Bên ngoài giặc bành trướng đang rình rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc” 

Trở lại vấn đề đối sách với Trung Quốc, chúng ta không thể đối phó với mưu đồ Hán hóa của Trung Quốc trong trường kỳ nếu chúng ta không xây dựng được một nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi giới lãnh đạo của đất nước biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi vị kỷ của cá nhân và đảng phái của mình. Điều này cũng chỉ có thể thực hiện được khi dân tộc Việt Nam là một khối đại đoàn kết dân tộc, trong ngoài như một. Tinh thần đoàn kết này sẽ có tác dụng răn đe đối với tất cả mọi âm mưu thôn tính đất nước của chúng ta. 

Đất nước Việt Nam là đất nước của toàn dân Việt Nam, không phải của riêng của ĐCSVN. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền có tiếng nói vào việc điều hành quốc gia thông qua các dân biểu do chính họ bầu ra. Và điều này chỉ có thể xảy ra khi có một chế độ dân chủ thực sự ở Việt Nam. 

Khách quan mà nói, một dân tộc tự tạo cho mình những phiền toái không cần thiết về mặt chính trị và xã hội cũng như những rào cản khác trên con đường phát triển sẽ luôn tụt hậu và không thể tránh khỏi lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang chưa nói đến ảnh hưởng của những di sản khách quan của lịch sử. Đây chính là hoàn cảnh của đất nước chúng ta hôm nay. 

Hãy noi gương Miến Điện, một quốc gia láng giềng của Việt Nam. Các tướng lãnh của họ đã giác ngộ và ý thức được tầm quan trọng của việc dân chủ hóa đất nước của họ và hãy nhìn xem cộng đồng nhân loại đã đáp ứng như thế nào đối với đất nước này! Những đất nước tôn trọng nhân quyền và tự do là những đất nước dễ dàng hòa đồng vào cộng đồng quốc tế. 

Từ những nhận định nêu trên, chúng ta có thể tái khẳng định rằng chìa khóa để giải quyết mọi vấn nạn của đất nước - kể cả việc xây dựng sức mạnh chống ngoại xâm, chính là dân chủ hóa việc điều hành đất nước! Không thể tiếp tục tình trạng Đảng cử Đảng bầu cực kỳ vô lý như hiện nay. 

Dân chủ hóa để việc vận hành nền kinh tế được tuân theo những quy luật của thị trường, là để việc sung dụng tài nguyên quốc gia được hợp lý và mang lại những hiệu quả kinh tế tối ưu cho xã hội. Dân chủ hóa để thực sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Hơn ba triệu người Việt tại hải ngoại sẽ không còn lý do gì để không tích cực đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Dân chủ hóa để hội nhập với trào lưu tiến hóa của nhân loại và góp phần vào việc gìn giữ hòa bình trên thế giới. Và quan trọng hơn hết trong giai đoạn lịch sử khó khăn của đất nước hiện nay, dân chủ hóa để bảo vệ sự tồn vong của đất nước! 

Dù ĐCSVN muốn hay không muốn, dân chủ hóa là con đường phát triển tất yếu của dân tộc Việt Nam và nhân loại! 




Đánh đĩ chính trị



Nguyễn Tường Thụy - Trước hết, cần mở rộng khái niệm đĩ. Không phải cứ bán trôn nuôi miệng mới gọi là đĩ. Phàm những ai bán danh dự để kiếm tiền đều có thể gọi là đĩ cả. 

Đĩ theo quan niệm hẹp tạm gọi là đĩ tình. Còn theo khái niệm mở rộng thì có đĩ buôn người, đĩ môi giới (hối lộ, chạy chọt), đĩ báo chí … Có loại đĩ hiến thân không trực tiếp lấy tiền mà là để tiến thân do khát quyền lực (loại này mới kinh) người ta thường gọi là đĩ cao cấp

Tóm lại có nhiều loại đĩ lắm. Trong đó, loại đĩ dễ kiếm tiền nhất là đĩ chính trị. Loại đĩ này hơn hẳn những loại đĩ khác là không những kiếm bộn tiền mà còn có cả danh vọng nữa. 

Vào Đảng CSVN (sau đây gọi tắt là Đảng) là để hy sinh cho lý tưởng cộng sản, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đó là những đảng viên chân chính, mặc dù tôi chẳng thích phấn đấu cho cái gọi là “lý tưởng cộng sản”. Tuy vậy, tôi vẫn cứ kính trọng thành phần đảng viên này dù không biết họ là ai, ở đâu, có hay không có. 

Nhưng vào Đảng với mục đích để thăng quan tiến chức, bóc lột nhân dân, vơ vét cho bản thân, gia đình và họ hàng được nhiều chứ không phải như những gì họ tuyên thệ khi vào Đảng thì gọi là đĩ chính trị. 

Dưới đây, tôi không dám nói đến những đảng viên chân chính mà chỉ nói đến đĩ chính trịthôi. 

So với đĩ tình thì đĩ chính trị nguy hiểm hơn rất nhiều. Người ta cứ hay nói đến chuyện chân dài với các đại gia. Xét cho cùng thì đám chân dài chỉ vi phạm về đạo đức, về thuần phong mỹ tục thôi. Việc họ làm chẳng chết ai, chẳng ảnh hưởng đến bố con thằng nào. Của họ thì họ cho hay đổi chứ có phải của chính quyền đâu. 

Nhưng đĩ chính trị thì có sức tàn phá ghê gớm. Nó làm khánh kiệt ngân sách quốc gia vì tham nhũng; tàn phá đất nước; phá hoại giá trị văn hóa, tinh thần của nòi giống; làm băng hoại đạo đức xã hội; làm suy giảm lòng tin của dân chúng đối với chế độ. Tóm lại, nó làm suy yếu đất nước và có thể dẫn đến mất nước bất cứ lúc nào. 

Cứ bảo vào Đảng là để hy sinh, khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân nhưng hãy để ý mà xem, thông thường ai cứ vào Đảng là được đề bạt nhanh, tỉ lệ thuận với số tiền kiếm được. Hy sinh gì. 

Vậy trong số 3,6 triệu đảng viên, bao nhiêu phần trăm đảng viên vì lý tưởng cộng sản, bao nhiêu vì động cơ vị kỷ. Điều này mọi người đều có thể đoán được. Nếu có một cái máy thẩm định được chính xác thì kết quả hẳn sẽ cho một con số kinh ngạc. 

Có đảng viên cộng sản nào dám trả lời thật những câu hỏi sau: 

Đồng chí có tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin không? 

Đồng chí có phấn đấu cho lý tưởng cộng sản không? 

Đồng chí vào Đảng có phải để hy sinh nhiều hơn quần chúng, sướng sau quần chúng không? 

Vân vân … 

Tôi đoán có 99% nói dối. Nếu còn 1% nói thật, tức là bằng 1% x 3600000 = 36000 (ba mươi sáu nghìn đảng viên) cũng là đã quá nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc loại ra một lúc 36 nghìn đảng viên vì Đảng đâu chấp nhận những đảng viên không có lý tưởng cộng sản. Không có lý tưởng cộng sản thì sao gọi là đảng viên cộng sản. 

Vào đảng CSVN không khó mà cũng chẳng dễ. 

Không khó là Đảng không kén chọn văn hóa, đại học cũng được, lớp mấy cũng xong. Chỉ cần cứ im im làm việc, chăm chỉ tham gia các phong trào, đừng bày tỏ thái độ gì. Lâu thì vài năm, mau thì một năm, tự dưng người ta cho đi học một buổi rồi bảo viết đơn, thế là vào. 

Chẳng dễ tức là khó. Nhất là đối với mấy anh gọi là có học như có bằng đại học là dễ bị soi nhất. Anh nào có chí thì cũng trầy trật lắm mới đạt được nguyện vọng. Họ thường có tật như hay nói thẳng, nhiều lúc mải chuyên môn, không có thời gian hút thuốc lào, tán chuyện vặt thì bị coi là không quần chúng. Cánh này lại ưa sạch sẽ, hay tắm gội, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đó là nhiễm phong cách tiểu tư sản. 

Chả thế mà cơ quan tôi trước đây cứ thấy năm nay kết nạp một cô nhà bếp, năm sau kết nạp một cậu lái xe hay bảo vệ. Không kết nạp thì không đạt chỉ tiêu còn mấy cậu kỹ sư cứ đợi hết đợt nọ đến đợt kia. Thỉnh thoảng tổ chức lại cho anh ta đi học lớp đối tượng do ông bí thư trình độ 4/10 giảng về đường lối của Đảng, về chủ nghĩa duy vật biện chứng, về các cặp phạm trù, về kinh tế chính trị Mác – Lê Nin hay chủ nghĩa xã hội khoa học để nuôi hy vọng cho anh ta cho anh ta đừng phá. Loại này mà vào Đảng là nguy hiểm lắm, vì nó đe dọa cái ghế của sếp. 

Có là đảng viên thì mới đề bạt được. Vì vậy mới sinh ra sếp văn hóa lởm khởm chỉ đạo kỹ sư làm việc. Mà cánh này thấy chỉ đạo sai khó mà không cãi nên cứ thế tiếp tục đóng vai quần chúng. 

Cuối cùng thì một anh kỹ sư tư chất thông minh với bao nhiêu công lao học hành, tốn bao nhiêu tiền của vẫn không bằng anh nhân viên tạp vụ không cần đi học, không biết viết cái đơn vào đảng mà phải đi nhờ mấy đứa quần chúng. Vì vậy mới có chuyện sếp xuất thân từ công nhân, từ cán bộ phong trào. Đến cỡ nào đó vẫn có đủ bẳng cử nhân, thạc sĩ mặc dù không biết sếp học vào lúc nào và có làm nổi toán cấp 2 không. 

Sau này, tình trạng ấy có đỡ đi. Tỉ lệ sếp không biết chữ dần dần co lại. Nhưng về cơ bản vẫn lấy tiêu chuẩn có phải là đảng viên hay không để đề bạt, cất nhắc. 

Nói thế để thấy rằng, đầu tư vào chính trị là có hiệu quả nhất, tuy không phải ai cũng làm được vì có người thạo nghề này nhưng không thạo nghề khác hoặc bị con lương tâm nó cắn rứt. 

Nhân dịp có cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tôi chỉ đề nghị một việc đơn giản là cứ đảng viên nào không tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không vì lý tưởng cộng sản thì cho ra khỏi Đảng hết. Chỉ e rằng nếu làm đúng như thế thì không biết “Đảng ta” còn lại được người nào không, nếu còn thì mấy người lơ thơ này có đủ số lượng để gọi là một đảng chính trị không. 

27/7/2012