25/01/2012 08:17:42 Vào lúc 15h ngày mùng 2 Tết, tức ngày 24/1, trên địa bàn ấp Đông Hưng, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, trên tuyến Quốc lộ 1A, cách câu Đầm Cùng 13km, đã xảy ra một vụ tai nạn sập cột điện, làm 2 người bị thương khi đang ngồi trên xe đi ngang qua. Do cột điện sập nên có gần 1.000 ôtô, môtô bị tắc nghẽn không lưu thông được. Theo báo cáo sơ bộ từ ngành điện lực, cột điện bị sập là do cơn mưa rất lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ vẫn chưa dứt hẳn. Đây là cơn mưa trái mùa hiếm thấy trên địa bàn này. Mặc dù trong thời gian nghỉ Tết, nhưng lập tức nhân viên điện lực đã được huy động tới hiện trường để khắc phục sự cố, trước mắt là bảo đảm lưu thông thông suốt trước 20 giờ đêm nay, đồng thời khắc phục sự cố mất điện trong thời gian sớm nhất. (Theo TTXVN) |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
25 January 2012
Cột điện đổ sập, đè 2 người
Nổ lớn gần trạm xe buýt
(Dân trí) - Cơ quan CSĐT công an thành phố đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ cùng điều tra vụ nổ gần một trạm xe buýt nằm trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh vào tối 22/1, tức ngày 29 Tết. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h30 nhiều người dân sống gần trạm xe buýt tại địa chỉ trên giật mình bởi một tiếng nổ khá lớn. Khi mọi người túa ra thì phát hiện vụ nổ xảy ra ngay bên hông trạm xe buýt. Rất may sự cố trên xảy ra không gây thương tích về người. Nhận tin báo, cơ quan CSĐT công an quận Bình Thạnh, công an thành phố cùng các đơn vị nghiệp thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM cùng đến khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ. Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa thông tin cụ thể về vụ nổ này. Trung Kiên |
Cảnh sát Trung Quốc nổ súng vào người biểu tình Tây Tạng
VOA - Những người được chứng kiến và một tổ chức lưu vong có trụ sở tại London nói hôm thứ Hai, cảnh sát tại tây nam Trung Quốc đã bắn vào hằng ngàn người Tây Tạng biểu tình, làm ít nhất một người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Tổ chức nhân quyền Tây Tạng Tự Do, vận động cho Tây Tạng tự trị, trích thuật lời những người được chứng kiến nói rằng cuộc đối đầu này xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên ở miền tây, tại một giao điểm của một quận được người Hoa gọi là Lưu Hoa, và người Tây Tạng gọi là Draggo. Một nhà sư sống lưu vong có dịp nói chuyện với những người được chứng kiến hôm thứ Hai nói với đài VOA ban Tiếng Tây Tạng rằng ít nhất có 32 người bị thương trong cuộc đối đầu với lực lượng an ninh này, nhiều người trong số này bị thương nặng. Nhà sư cho biết những người bị thương đã được đưa vào một tu viện kế cận và vụ đối đầu này vẫn còn tiếp diễn vào lúc ông mất liên lạc với những người được chứng kiến. Các tăng sĩ Tây Tạng ở Ấn Độ cầu nguyện trong một cuộc tuần hành phản đốí, các vị nói rằng sự cai trị khắc nghiệt của Trung Quốc đã đẩy người Tây Tạng đến chổ tự thiêu Hiện chưa có bình luận chính thức nào từ các giới chức Trung Quốc. Vùng có đông đảo người Tây Tạng cư ngụ này đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình và một loạt các vụ tự thiêu của những tín đồ Phật Giáo Tây Tạng đòi chấm dứt những vụ đàn áp tôn giáo và văn hóa của Trung Quốc. http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/china-tibet-1-23-12-137904283.html | 24.1.12 |
Tàu cán chết bé trai đang đi chơi Tết
Công an Thanh Hóa tiếp tục quăng lưới cá
24/01/2012 09:24:54 Trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012, nếu phát hiện đua xe trái phép, lực lượng công an thành phố Thanh Hoá sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp quăng bùi nhùi. Nếu đối tượng đua xe ngoan cố không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, CSGT sẽ ném bùi nhùi vào đuôi xe. Vì sợi lưới nhỏ nên bùi nhùi sẽ cuốn vào bánh xe, mắc vào đĩa, ốc, bộ giảm xóc... và bó chặt bánh xe làm giảm tốc độ một cách từ từ.
(Theo TTXVN) |
HRW: nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok2012-01-24Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW hôm nay vừa cho ra bản phúc trình hàng năm về tình trạng nhân quyền của 90 nước trên thế giới. Riêng phần liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình chiếm 4 trang. Trong đó, HRW quan ngại về việc chính phủ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Đặc biệt, bản phúc trình còn lên tiếng về các luật mơ hồ trong BLHS VN mà chính phủ dựa vào đó để bỏ tù nhiều người. Qùynh Chi hỏi chuyện ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW. Trước tiên, ông cho biết: Bóp nghẹt Tự do ngôn luận và báo chíPhil Robertson: Tình trạng nhân quyền của Việt Nam rất xấu và ngày càng tệ. Ngày càng có nhiều người bị bắt mà lý do chỉ là vì họ thực hiện quyền của mình". Quỳnh Chi: Theo ông, lý do vì sao tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng xuống cấp, theo như ghi nhận của HRW? Phil Robertson: "Đó là một câu hỏi hay. Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều lý do. Một trong những lý do là chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát thông tin. Chính quyền Việt Nam đang chú ý đặc biệt đến cuộc cách mạng Mùa Xuân A ̉ Rập và đang tìm mọi cách ngăn chặn làn sóng biểu tình vì sự kiện Biển Đông. Và chúng tôi cũng nghĩ là hiện tại có nhiều người làm ăn, dân kinh tế bắt đầu muốn kiểm soát những nguồn tài nguyên quốc gia. Cho nên sẽ có nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước và có nhiều người bị bắt". Một trong những lý do là chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát thông tin. Chính quyền Việt Nam đang chú ý đặc biệt đến cuộc cách mạng Mùa Xuân A ̉ Rập và đang tìm mọi cách ngăn chặn làn sóng biểu tình vì sự kiện Biển Đông. Quỳnh Chi: Trong bản phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền thế giới của HRW, các ông có bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam hay dùng những thủ thuật bắt người bất đồng chính kiến bằng những luật khác trong BLHS VN. Ông cho biết vì sao HRW quan ngại về tình trạng này? Phil Robertson: "Chúng tôi rất quan ngại khi chính quyền phủ nhận những gì họ làm. Chính quyền từ lâu bỏ tù những ai đòi hỏi quyền của mình hay có ý kiến khác với chính phủ. Việt Nam là một nước pháp quyền như họ nói thì họ cũng phải tôn trọng những công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Tôi muốn nhắc lại là Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Công ước này nói rằng con người có quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội. Đó là những điều bị chính phủ vi phạm hằng ngày ở Việt Nam. Quỳnh Chi:Như ông cũng biết, Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Ông có nghĩ là nhân quyền là nhân tố đóng hoặc mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trên trường quốc tế? Chúng tôi rất quan ngại khi chính quyền phủ nhận những gì họ làm. Chính quyền từ lâu bỏ tù những ai đòi hỏi quyền của mình hay có ý kiến khác với chính phủ. Việt Nam là một nước pháp quyền như họ nói thì họ cũng phải tôn trọng những công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Phil Robertson: "Nếu Việt Nam muốn đóng một vai trò quan trọng trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, nếu Việt Nam muốn có mối quan hệ tốt với Hoa kỳ và Châu Âu, là những quốc gia luôn đòi hỏi chính phủ tôn trọng nhân quyền, thì Việt Nam phải thay đổi. Việt Nam phải bỏ đi những qui tắc an ninh quốc gia, những luật lệ mà có thể gây ra vi phạm nhân quyền. Việt Nam phải bắt đầu xem xét lại cách họ vi phạm nhân quyền và suy nghĩ xem họ muốn đứng đâu trên thế giới. Quốc tế đang chú ý đến Việt Nam như một quốc gia vi phạm nhân quyền. Myanmar là một trong những nước từ lâu bị cho là nước có trình trạng nhân quyền tội tệ nhất trên thế giới. Nhưng quốc tế đang nhìn thấy sự thay đổi ở Myanmar. Họ bắt đầu nhìn Việt Nam và đặt câu hỏi rằng "Nước nào sẽ trở thành nước vi phạm nhân quyền nhất Châu Á?" Không có nhiều kiểu nhân quyền trên thế giớiQuỳnh Chi: Có nhiều ý kiến cho rằng nhân quyền tại Việt Nam khác nhân quyền thế giới. Ông có nhận xét gì về ý kiến này? Phil Robertson: "Tôi cho rằng những cách nói đó chống lại nhiều thứ. Nó chống lại những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký. Đối với một sự kiện có liên quan đến luật quốc tế, đôi lúc cần chính phủ phải đổi luật lệ của mình để có thể tuân thủ theo luật quốc tế. Vì nếu không, Việt Nam ký những công ước quốc tế làm gì? Hơn hai mươi năm trước, Việt Nam cũng đã có mặt tại hội nghị về nhân quyền toàn cầu. Tại đây, các nước đồng ý rằng có một tiêu chuẩn của nhân quyền mà thôi. Nhân quyền là quyền phổ quát. Khi nói nhân quyền Việt Nam khác nhân quyền thế giới là "nói cuội". Đối với một sự kiện có liên quan đến luật quốc tế, đôi lúc cần chính phủ phải đổi luật lệ của mình để có thể tuân thủ theo luật quốc tế. Vì nếu không, Việt Nam ký những công ước quốc tế làm gì? Quỳnh Chi:Tôi nhớ là ông Barack Obama cũng từng nói trước quốc hội Úc rằng nhân quyền là phổ quát, nó không phải là quyền của nước Mỹ hay quyền nước Úc. Xem ra ý của ông cũng giống Tổng thống Mỹ. Phil Robertson: "Đúng rồi. Nhân quyền là phổ quát. Nó chỉ có một tiêu chuẩn chung duy nhất. Nhân quyền là không phân biệt. Chỉ có một "Nhân quyền", không có nhiều nhân quyền khác nhau trên thế giới. Mọi người trên thế giới phải được hưởng một Nhân quyền duy nhất và giống nhau. Quỳnh Chi: Có một điều thú vị là thế này. Thường thì người ta lắng nghe chính tiếng nói của người trong nước để nhận biết một vấn đề. Nhưng có ý kiến cho rằng không có nhiều người Việt Nam đòi hỏi nhân quyền. Vậy thì nói Việt Nam cần cải thiện nhân quyền có quá khiêng cưỡng. Ông nghĩ sao thưa ông? Phil Robertson: "Tôi nghĩ là có nhiều sự hạn chế về tự do ngôn luận ở Việt Nam nên chúng ta không thấy nhiều người Việt Nam lên tiếng cho nhân quyền. Nhưng bây giờ đã khác. Có nhiều blogger bắt đầu viết lên đòi hỏi của mình và ngày càng có nhiều người Việt Nam đòi hỏi cái quyền của họ. Cái quan ngại của chúng tôi là Việt Nam bắt đầu làm giống Trung Quốc, tức là dùng kỹ thuật để đàn áp những tiếng nói đó. Quỳnh Chi: Dạ vâng. Tôi cũng phải hỏi ông vấn đề này. Theo HRW thì tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tệ. Vậy thì lý do có phải là các tổ chức bênh vực nhân quyền đã hoạt động không hiệu quả hay là vấn đề là từ phía khác? Nhân quyền là phổ quát. Nó chỉ có một tiêu chuẩn chung duy nhất. Nhân quyền là không phân biệt. Chỉ có một "Nhân quyền", không có nhiều nhân quyền khác nhau trên thế giới. Mọi người trên thế giới phải được hưởng một Nhân quyền duy nhất và giống nhau Phil Robertson: "Chính phủ ngày càng đàn áp gắt gao vấn đề quyền con người, cũng như đàn áp những người bất đồng chính kiến mạnh tay hơn. Chúng tôi có thể nói rằng ngày càng có nhiều người đòi hỏi nhân quyền và đấu tranh cho nhân quyền bằng nhiều cách. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, chính phủ cũng ngày càng mạnh tay. Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, thế thì để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thì cần những yếu tố nào? Phil Robertson: "Có nhiều cách để đấu tranh cho nhân quyền. Cái đầu tiên là người dân phải đòi cái quyền đó của họ. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế cũng sẽ gây áp lực mạnh hơn trong việc yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Nhìn một cách tích cực, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến dư luận quốc tế. Chính phủ Việt Nam không phải là chính phủ Bắc Hàn, nơi chẳng bao giờ nghe ý kiến của ai. Cho nên, tôi có hy vọng rằng nếu những việc này được tiếp tục thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện. Quỳnh Chi: Vâng, một lần nữa cám ơn ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW. |
Mong ước của giới blogger cho năm mới
Thanh Quang, phóng viên RFA2012-01-24Bây giờ trời đất đã vào Xuân – những ngày đầu năm Nhâm Thìn, khi lòng người dân Việt hẳn chan chứa nỗi niềm dù không giống nhau, nhưng hầu như khó tránh khỏi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của mỗi độ Xuân về. AFP photo Và nếu cảnh Xuân xưa êm đềm gợi nhớ - chẳng hạn như - cảnh Chợ Tết của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Thì ngày nay, blogger Hà Sĩ Phu cũng trải lòng "Vui Xuân một tý". Chúng ta hãy nghe "tiếng lòng" ấy của TS Hà Sĩ Phu: Tôi viết "Mừng Xuân, mừng Đất nước" Gật gù, Trời lại khen: Bây giờ là những ngày đầu năm Nhâm Thìn, tức Năm Rồng – mà nói theo blogger Hà Sĩ Phu thì "trong 12 con giáp, 11 con là Thực, chỉ có Rồng là Mộng, do con người tưởng tượng mà ra". Bài "Năm Rồng và Triết lý của Rồng" mà TS Hà Sĩ Phu khai bút đầu năm dương lịch vừa rồi có đoạn như sau: "Tích "Rồng lên" giữa đất Thăng Long còn sức sống là bởi người dân Thăng Long vẫn giữ được cái hồn Lý Thái Tổ yêu nước thương dân nên soi rọi vào "Lá cờ Trung quốc thừa sao" là thấy hiện ngay ra hình bóng một Lê Chiêu Thống đang chui vào ống tay áo của Đại Hán tham tàn. Kẻ sĩ Thăng Long đã nhiều phen vạch trần tính mị dân và phản quốc trong "16 chữ vàng" và "láng giềng 4 tốt" đầy tính giả mạo, nhưng vải thưa ấy không che được "mắt thánh" của một Dân tộc đã giành kỷ lục Guiness 1000 năm…Bắc thuộc. Ngôi "tiểu tinh" xuất hiện trên lá cờ Trung quốc thừa sao lập tức bị tóm quả tang còn ví như tóm một tên Việt gian đặc công đang chơi trò ú tim "lộng giả thành chơn" đùa giỡn, toan chơi những "sự đã rồi" cho quen dần đi. Dân đã nhìn rất rõ, nhưng Dân chưa đủ sức lôi cổ những trò sàm ngôn-ngụy thuyết ấy ra trị tội mà thôi. Tết con Rồng đã đến. Cũng nghĩ ngày Xuân chỉ nên nói chuyện vui, chẳng nỡ làm mọi người bận tâm những điều nợ…nước. Vì thế mà đắn đo, viết xong lại bỏ. Nhưng lại nghĩ, nếu cứ sợ chuyện lo buồn làm 'sái" ngày vui thì làm gì có chiến thắng Đống Đa hiển hách, đánh tan 20 vạn quân Thanh giữa ngày Tết Kỷ Dậu 1789, cùng lúc sánh vai với cuộc Cách mạng Pháp 1789 và bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" vang dội (26.8.1789), mà Hồ Chí Minh đã tôn vinh nhân ngày Quốc Khánh sau này ? Thôi thì "Ngày Xuân bàn chuyện nước non, nhớ ngày Giỗ Trận Tây sơn thì về". Mong lãnh đạo làm việc theo luật pháp Nhân dịp Tân Niên Nhâm Thìn, luật sư Nguyễn Bính Châu từ Saigonn cũng rộn rã một ước mơ – " Mơ về Mùa Xuân của Pháp Luật", được nhiều mạng nhật ký phổ biến. Để làm gì ? Tác giả mong mỏi: Qua bài "Happy New Year" được blog Quê Choa và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả Trịnh Khả Nguyên lưu ý tới lời chúc tết của giới "vua, quan" tới thứ dân vào đầu năm Âm lịch. "Các vị chúc nhân dân đạt được nhiều thứ lắm, nào là năm mới thắng lợi mới, nào là tích cực phòng chống tham nhũng, nào là sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh tiến bộ v.v…chung quy là chúc happy, rằng hay thì thật là hay (còn câu sau xin không trích dẫn). Ai không mong được happy, nhưng liệu có bao giờ làm theo hiến pháp và pháp luật mà bị unhappy không. Dân giàu nước mạnh để bảo vệ đất nước. Sang cái ý dân chủ, công bằng thì dân rất muốn, còn quí vị có muốn như vậy không?" Theo blogger Trịnh Khả Nguyên thì xưa nay lãnh đạo chúc dân, nhưng hiếm khi nghe dân chúc lại lãnh đạo ngoại trừ trường hợp cuối thư, đơn thỉnh nguyện của "sỹ, thứ" có câu chúc xã giao như "kính chúc quý ngài khỏe mạnh, hạnh phúc". Như vậy, để cho vấn đề "sòng phẳng", nhân dân, nếu được, sẽ chúc lãnh đạo những gì ? Blogger Trịnh Khả Nguyên nhận xét: "Câu hỏi không đơn giản, vì có những điều dân cho là hay, là nghe được nhưng chắc chi các vị nghe. Và ai biết lãnh đạo thích nghe thứ gì. Thời xưa, nói chuyện với vua là cực hình mà còn nguy hiểm. Thời nay thì nói chuyện với lãnh đạo không như thế, nhưng ít ra cũng mệt, bằng chứng là có những vị nhân sĩ, trí thức bằng xanh, bằng đỏ nghiêm chỉnh, chỉ nói chuyện với các quan cao cấp mà đã không thoải mái rồi. Chúc giàu sang phú quý thì chắc các vị không cần. Chúc quyền lực thì thừa. Chúc sống lâu, nghe ra có vẻ " vạn tuế "không hợp thời .Chúc sức khỏe, hạnh phúc thì thực tế, rất cần, nhưng bị trùng ý của đơn /thư hay gửi lên lãnh đạo mà thường là lãnh đạo không đọc. Thôi, không dám sáng tác, xin lấy khẩu hiệu của nhà nước chúc lại lãnh đạo: Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật".
Nhắc tới chuyện chúc Tết lãnh đạo, blogger Nguyễn Thông không khỏi thắc mắc về việc các quan vi hành chúc Xuân nơi đâu, rồi bày tỏ bất an rằng liệu các "ông bự" có thường tới những chỗ không cần tới không ? Blogger Nguyễn Thông nhận xét: "Theo thông lệ mị dân, những ngày sát tết, các ông to bự trung ương thường đi nơi này nơi khác chúc tết, trao quà. Vậy đã có ông nào chủ động, hoặc có ý nghĩ đi Tiên Lãng chưa, hay cứ đợi tham mưu đệ tử nó lên lịch, sắp xếp. Không tự đi đến chỗ cần thiết, cứ theo chúng nó đến chốn ăn chơi nhảy múa, chả hay ho gì đâu. Các ông thử nghĩ mà xem, đến Tiên Lãng một chuyến, thậm chí chủ động thăm gia đình thân nhân anh Vươn, thăm hiện trường căn nhà bị san bằng, việc ấy có ý nghĩa thế nào, chả cần nói ra ai cũng biết. Các ông làm được thế, dân mà không đồng tình, khen ngợi, kẻ hèn tôi xin cứ đi bằng đầu. Tôi cam đoan vậy." Đừng đẩy dân đến cảnh khốn cùngNhắc đến biến cố Tiên Lãng – có người gọi là "biến cố Đoàn Văn Vươn", blogger Quảng Trung Thiên bày tỏ ước nguyện nhân dịp Xuân về. Qua bài "Xuân và ước nguyện", tác giả Quảng Trung Thiên ray rứt trước tình cảnh vô gia cư của dân oan, lo rằng "Xuân đến với những kẻ không nhà, nước mắt và uất hận bị dập vùi trong mảnh đất đẫm mồ hôi bao đời tạo lập, nay đẫm máu. Dân Việt lại chìm sâu và quay cuồng trong điêu linh, tê tái. Đi về đâu?". "Cũng là cướp đất, nhưng chính quyền ngày nay lại càng hoang dã và tinh vi hơn chính quyền ngày xưa. Ngày xưa, chỉ xảy ra trong khuôn khổ vài vùng, nhưng đến cùng vẫn còn cán cân công lý. Ngày nay, lan tràn toàn nước Việt Nam, đi đến đâu cũng nghe "thu hồi, giải tỏa", đẩy dân đen đến cảnh khốn cùng." Có lẽ tình cảnh như vậy khiến nhà thơ Bùi Chí Vinh báo động "Coi chừng máu thắm Đồng Nọc Nạn", qua đó có những vầng thơ rằng: Không thuộc sắc lệnh vua ban, khi cao hứng thu hồi Blogger Đặng Ngọc Thăng "chạnh lòng" nhân khi đọc tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, và rồi lưu ý rằng "nghiêm trọng ở chỗ hành xử với nhân dân, những người bầu họ lên làm lãnh đạo, nhưng họ đã cam tâm o ép nhân dân, bất chấp Luật pháp. Nghiêm trọng ở chỗ, họ bất chấp đạo lý và tình đồng loại". Qua bài "Tội đáng chết 5 lần", blogger Hiệu Minh tâm sự nhâp dịp đầu Xuân rằng tác giả ở xa đất nước tới nửa vòng trái đất mà không tránh khỏi "thở dài cho quan trí nước nhà. Nó "rất VN và rất riêng". Rồi tác giả chợt nhớ tới chuyện Khổng Tử dạy học trò thời xưa bên Tàu, như sau: "Có một kẻ khá thông minh nhưng có tính ghen ghét, tìm cách hại ông. Lớp học của Khổng Tử đang đông học trò thì kẻ xấu kia đi rêu rao nên đệ tử bỏ đi hết. Hắn làm tới vài lần như vậy. Khi Khổng Tử được cử làm quan liền đã ra lệnh giết kẻ xấu kia. Người được cử đi hành sát đã quay về báo với Khổng Tử rằng, người kia là kẻ thông minh, sợ chúng ta có giết nhầm chăng? Nhưng Khổng Tử nói "Có năm loại người mà xấu hơn cả trộm và cướp. Loại người thứ nhất: có học hành, hiểu biết nhưng xảo quyệt. Loại thứ hai: cực đoan và ngoan cố. Loại thứ ba: không biết nói thật và giỏi biến báo. Loại thứ tư: chỉ biết nhìn mặt trái và xấu xa của sự kiện. Và loại thứ năm: biết sai nhưng vẫn tìm cách che giấu và còn tự cho là mình đúng.Nếu ai thuộc vào một trong năm loại người nói trên thì cần phải giết. Kẻ chơi xấu ta có tất cả những tính cách của năm loại người xấu xa trên. Tội y đáng giết năm lần chưa xong."
Nhưng blogger Hiệu Minh cho biết thời nay dân chủ, nên không ai có quyền như Khổng Tử. Việc kết tội người nào cũng phải dựa trên luật pháp và bằng chứng. Và chẳng ai chết vì những tội như Khổng Tử vừa nêu. Nhưng, theo blogger Hiệu Minh, nếu những gì mà báo chí đưa tin là sự thật, và giả sử một số vị quan ở Tiên Lãng và Hải Phòng mà sống vào thời Khổng Tử, thì rất có thể họ bị Khổng Tử liệt vào năm loại người trên, xấu hơn cả trộm và cướp. Và những kẻ phạm tội đó đáng chết tới năm lần. Trở lại bài "Xuân và ước nguyện" vừa nói, blogger Quảng Trung Thiên cho hay tác giả đang đứng trước quê trong cảnh mà ông mô tả "dân Việt lạc loài trên đất mẹ". Và ông ước nguyện rằng "Xuân này mang về cho đất mẹ một mùa Hè rực lửa để Tổ Quốc an khang và dân tộc thái bình". Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Nhân dịp đầu Năm Mới Nhâm Thìn, Thanh Quang kính chúc quý thính giả cùng gia quyến tràn đầy Phước, Lộc, Thọ. |
Không có Tết cho nhóm Bảo Vệ Sự Sống
Quỳnh Chi, phóng viên RFA2012-01-24Tết đã và đang đến với mọi người Việt trong và ngoài nước. Khắp nơi dù nghèo hay giàu cũng cố chuẩn bị một cái Tết rôm rả để đón chào năm mới. Photo by Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thế nhưng, ở những góc khuất của 3 miền đất nước, vẫn có những người không biết Tết là gì. Một trong những con người không hưởng được hương vị Xuân của năm mới là các anh em sinh viên Công giáo của nhóm Bảo Vệ Sự Sống thuộc địa phận Vinh (Nghệ An). Công việc thầm lặngTrong khi pháo hoa đang tưng bừng nổ khắp mọi nơi thì các em sinh viên đang làm việc cật lực để đóng cho đủ số hòm cho các thai nhi trong những ngày nghỉ Tết. Thông tín viên Tường An phỏng vấn ông J.B Nguyễn Hữu Chắc, trưởng nhóm Bảo Vệ Sự Sống. Với đôi bao tay, một túi nilon và chiếc xe đạp. Hàng ngày, một nhóm sinh viên Công giáo thay nhau tìm đến các bệnh viện, phòng khám sản nhặt những bào thai không có cơ hội được sinh ra làm người để mang đi chôn cất. Một việc làm thầm lặng ít ai biết đến… Đó là những sinh viên đang theo học các trường Cao đẳng, Đại học tại Thành Phố Vinh (Nghệ An). Họ tham gia nhóm Bảo Vệ Sự Sống với ý nguyện chuyển đến thông điệp hãy bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường và hướng con người đến với nhân bản. Nhóm được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 2007 tại giáo xứ Giáo Hòa với 8 gia đình, 5 người độc thân và ra mắt chính thức ngày 31 tháng 12 năm 2007 tại giáo họ Trung Mỹ, giáo xứ Cầu Rầm với trên 60 sinh viên. Ý tưởng hình thành nhóm được bắt đầu từ một chứng kiến rất ngẫu nhiên tại một bãi rác của thành phố Vinh. Trưởng nhóm J.B Nguyễn Hữu Chắc kể lại sự tình cờ của một buổi chiều tháng 6 năm 2007 như sau : "Tháng 6 năm 2007 chúng tôi về Vinh để chơi cùng với 1 số anh em bạn, trong đó có anh Frăng-xi –cô Phạm Xuân Diệu mà hiện giờ đang bị cầm tù. Trong lúc anh em đi chơi, thì đi ngang qua một bãi rác của thành phố Vinh, tôi thấy có mấy con chó nó lằng nhằng, lằng nhằng nó tha…. Nhìn từ xa thì mình thấy nó giống hình một đứa trẻ thì anh em chúng tôi chạy tới, dừng lại. Thì quả đúng đó là một đứa trẻ sơ sinh mà người ta đẻ hay người ta phá thai gì đó mà người ta vất ở bãi rác. Thật sự trong lòng chúng tôi chết lặng đi là bởi vì chúng tôi là những người công giáo, cái giáo huấn về nhân vị con người phải được tôn trọng từ lúc tạo sinh cho đến lúc chết một cách tự nhiên. Và thân xác con người cũng không phải là cọng rác để vất đi mà nó sẽ sống lại vào ngày mai, cho nên phải rất là tôn trọng. Thế thì khi thấy thảm cảnh đó thì anh em chúng tôi tìm cách chôn đứa bé đó và sau đó chúng tôi đi hỏi thăm thì biết được đó là vấn đề phá thai. Và anh em chúng tôi bàn với nhau là phải làm một cái gì đó….." Khó khăn trăm bềVà « cái gì đó » đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời JB Nguyễn Hữu Chắc, mà theo ông đó là sứ mệnh, là ơn gọi của Chúa. Ông Chắc kể tiếp : Mấy buổi tối liền, chúng tôi cứ 2 giờ sáng chúng tôi đi theo dõi thì đúng là bỏ chúng vào rác y tế rồi mang đi đổ chung như vậy thôi. Và chúng tôi thấy rất là đau đớn. Người ta đã cướp đi cái quyền sinh của các cháu, người ta lại cướp đi luôn cái quyền được chết đi như một con người của các cháu. Thế cho nên chúng tôi nẩy ra ý định thành lập nhóm bảo vệ sự sống từ đó." Tưởng rằng những công việc đầy tính nhân bản ấy sẽ được ủng hộ, cổ vũ. Nào ngờ, nhóm đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại từ thầy cô của các em sinh viên cho đến chính quyền địa phương : "Chúng tôi là những người lội ngược dòng nước thì chúng tôi gặp vô vàn những điều khó khăn, khó khăn đủ mọi tứ bề : từ Giáo quyền thì cũng chưa tin tưởng lắm. Nhưng cái kinh hoàng nhất là chúng tôi gặp áp lực lớn từ chính quyền : Có một cái nghĩa trang thì khi mà chúng tôi chôn cất, các ban ngành, đoàn thể thì họ mới nói là : Cái mà mang xác ở đâu về đây chôn là bất hợp pháp. Tôi mới nói đùa « Các-Mác nói chỉ có con vật mới ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại để trau chuốt bộ lông của mình. Tại sao có thể so bì, tị nạnh là xác chết ở đâu hay xác chết ở đây mới được chôn ở đây. Họ đều là người Việt Nam cả ! Kể cả ông Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ an Phạm Bá Thắng tụ tập toàn trường lại rồi tuyên truyền rằng cái việc ấy là phản động … Bác sĩ mà nhìn thấy chúng tôi thì nói « báo công an để bắt mầy đó » Thế rồi thì các em mà đi làm việc với tôi thì bị các lớp trưởng, các bí thư lớp hết hù dọa, đe dọa, lại dụ dỗ để gây áp lực cho các em. Đặc biệt mấy thầy cô dạy chính trị họ nhục mạ các em đó trước mặt cả trường chứ không phải trước lớp thôi đâu. Họ cứ cho rằng chúng tôi đi làm là phải có tiền của thế lực thù địch nào đó . Khó khăn thì vô cùng bởi vì tôi trong Sài Gòn vào đây chỉ có hai vợ chồng với hai bàn tay không, anh em thì toàn là giáo dân cả, dân thường thôi, cho nên là chẳng có kinh tế, cơ sở để hoạt động gì cả. Nhiều cái khó khăn lắm !"
Không nhận được tài trợ từ bất cứ một cơ quan nào để có thể thực hiện được lý tưởng của mình, ông và các em đã chấp nhận những thử thách từ cuộc sống, tìm niềm vui trong việc cứu rỗi : "Ở trong khu vực xã này mà có những đám cưới, đám tang, đám giỗ …. những thức ăn khách ăn chưa hết thì anh em gia đình họ dồn lại cho chúng tôi. Có khi chúng tôi xin về ăn được cả một tuần. Có một bà Mẹ, năm nay 80 tuổi rồi, cứ hàng ngày bà khoác cái túi ra chợ xin, người thì cho bó rau, ai cho cái gì bà mang về cái đó. Các em sinh viên vẫn về nhà lấy gạo, mỗi em mỗi tháng đóng góp một ít. Rồi như Tết bây giờ thì ngày đêm thầy trò đi bán hương Tết. Bán hương Tết cũng là cơ hội để tạo ra nguồn kinh phí để lo cho các chị em." Cần những đóng góp thực tếNhững ngày Xuân với nhóm Bảo Vệ Sự Sống cũng chỉ là những ngày bình thường như các ngày khác trong năm, vì đơn giản : đối với họ không có Tết. Từ 1 nhóm nhỏ ở Vinh với trên dưới 60 người, sau 4 năm hoạt động nhóm đã phát triển thành 7 nhóm với trên dưới 400 thành viên hoạt động ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Từ những run sợ ban đầu khi nhìn những bào thai còn nhầy nhụa máu, họ đã trở thành những chuyên viên làm việc bất vụ lợi ngày đêm. Có những bào thai vẫn còn thoi thóp sống nhiều giờ sau khi đưa về, được họ rửa ráy, khâm liệm rồi mới chôn cất. Nhiều anh em sinh viên đã trở thành những Cha Mẹ bất đắc dĩ của hàng chục đứa bé vô thừa nhận. Ông Chắc kêu gọi sự đồng cảm và xắn tay áo của mọi người : "Khi mà Hội đồng Giám mục mở những lớp tập huấn ở Sài Gòn, chúng tôi cũng có gặp những giáo sư, bác sĩ ở bên nhà nước, ở bên bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương tới hướng dẫn giúp chúng tôi và họ cũng nói như thế này : Phá thai hôm nay ở Việt Nam là một bài toán hóc búa cho toàn xã hội cho nên cần đến toàn xã hội phải hành động. Và họ kêu gọi rất là thiết tha họ nói cám ơn quý vị công giáo vì quý vị là những người đi tiên phong, những người đi đầu. Nhưng, nói thế mà không phải thế ! Ở Việt Nam của chúng ta, con đường dài nhất là con đường từ miệng đến tay. Miệng nói một đằng những tay làm một nẻo. Thí dụ như họ kêu gọi chúng tôi đó, nhưng khi chúng tôi đi làm thì lại có những khó khăn ngăn trở như vậy đó. Rất nhiều tổ chức hô hào, nhưng tôi nói rằng, cái công việc Bảo vệ Sự sống ngày hôm nay nó rất cấp bách, nó không cần đến những lời hô hào mà cái quan trọng hơn, nó cần đến sự xắn tay. Thế cho nên chúng ta hãy xắn tay lên để đóng góp một việc gì đó cho dân tộc này, cho quê hương này, cho đất nước này. Qua đây chúng tôi cũng mong các bậc chính quyền là chúng tôi làm cái việc này không phải thế lực thù địch nào nó thuê đâu. Chúng tôi làm những việc là tốt cho quê hương, tốt cho đất nước theo giáo huấn của công giáo để trở thành người công giáo tốt, người công dân tốt thôi cho nên là cố gắng đối thoại với nhau để đừng có hiểu nhầm và đừng có gây nên cái rạn nứt giữa chúng tôi và quý vị đó."
Trong niềm kính phục và ngưỡng mộ những hành động âm thầm nhưng cao quý của các anh em trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống. Chúng tôi xin được gửi đến quý vị lời chúc mừng năm mới của trưởng nhóm Nguyễn Hữu Chắc như một kết thúc của bài tường trình này : "Năm mới bước đến, chúng tôi cũng xin kính chúc mọi người được mạnh khỏe, được dồi dào sức khỏe, công việc làm ăn phát đạt. Và cái quan trọng hơn nữa là năm mới rồi thì cái não trạng nó cũng suy nghĩ mới hơn một chút xíu là đừng lấy cái chuyện giết chóc làm vinh quang và tự hào bởi vì tôi thì không sinh ra trong thời đó nhưng tôi nghe kể lại là đã có một thời là con cái tự hào, hãnh diện vì giết được Cha Mẹ, gọi Cha Mẹ bằng thằng, bằng con, rồi đem ra đấu tố rồi giết. Rồi bây giờ cha mẹ mang con cái ra giết, tự hào hãnh diện vì chuyện mình làm. Nó nguy hiểm quá, nó ghê gớm quá. Tôi chỉ gửi đến bà con cái tâm huyết thật sự từ đáy lòng tôi như vậy." Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |