THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2013

Hàng trăm người xô xát công an, cản trở thi công

TPO - Hôm nay, 10/12, Trưởng Công an huyện Nghi Xuân, Đại tá Phan Văn Đán cho biết, đang tạm giữ 15 người dân về hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Hàng trăm người dân với gậy gộc, cuốc xẻng cản trở đơn vị thi công. Ảnh: Minh Thùy.
Dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành, được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 4-2-2008 với diện tích quy hoạch sử dụng đất là 110,1 ha, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009.
Công trình được khởi công chính thức ngày 19/5/2012, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành. Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, ông Đặng Văn Tính cho biết, có 362 hộ dân bị thu hồi đất đã nhận tiền bồi thường và cam kết sẽ bàn giao đất. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư triển khai dự án, 14 hộ dân cản trở, vì cho rằng các khoản tiền hỗ trợ khác chưa thỏa đáng.
Nhiều người bị công an bắt giữ vì cho rằng có hành vi chống đối. Ảnh: Minh Thùy .
Sáng nay, các lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân huy động gần 100 người xuống xã Xuân Thành để bảo vệ Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành cắm mốc mặt bằng dự án.
Tại đây, hàng trăm người tụ tập với gậy gộc, cuốc xẻng, đá, xông vào cản trở đơn vị thi công và xô xát với lực lượng công an bảo vệ. Một số chiến sỹ công an bị người dân đánh bị thương.
“Trong 15 đối tượng bị bắt giữ có 3 người là người thân của 14 hộ dân gây cản trở. Lực lượng công an đang phân loại từng đối tượng để xử lý nghiêm minh”, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân nói.
Minh Thùy

CA đàn áp buổi ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam


Danlambao – Như đã thông báo, vào chiều nay, 10/12/2013, Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ để tiếp tục các hoạt động vinh danh ngày Quốc Tế Nhân Quyền, cùng nhau trao đổi về con đường trước mặt, những hành động tích cực nhằm cải thiện và phát triển Nhân Quyền tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ cũng là dịp Mạng Lưới Blogger Việt Nam chính thức công khai ra mắt  tại cả hai đầu cầu Sài Gòn và Hà Nội.
Tuy nhiên, bắt đầu từ đêm ngày 9/10, lực lượng côn an HN và SG đã huy động tối đa lực lượng để theo dõi, khủng bố và chốt chặn các blogger tại cả hai miền.
Ảnh trái: Anh Hoàng Dũng CDVN bị đánh đổ máu khi đến nhà số 24 An Nhơn, Gò Vấp  hỗ trợ Hoàng Vi. 
Ảnh bên phải là lúc Hoàng Vi bị an ninh thường phục và ‘quần chúng tự phát’ lôi kéo, đánh đập thô bạo.
Tin mới nhất gửi đến Danlambao từ Sài Gòn cho biết, lúc 20 giờ tối 10/12, hàng trăm côn an, dân phòng và côn đồ đã được huy động bao vây nhà của blogger Nguyễn Hoàng Vi tại số 24, An Nhơn, Gò Vấp. Tổng cộng có 9 người đã bị côn an, côn đồ đánh đập, trong đó nhiều bị thương khi đến hỗ trợ khẩn cấp Hoàng Vi. Một người bị CA bắt cóc đưa đi đâu không rõ. Lúc 17 giờ chiều cùng ngày, hai blogger Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu) đã bị một lực lượng ô hợp lên đến 20 người gồm an ninh thường phục, cán bộ hội phụ nữ… lao vào đánh đập dã man, dùng bạo lực lôi kéo mọi người vào trong nhà.
Sau khi bị đẩy vào trong nhà một cách thô bạo, một công an sắc phục đã dùng khóa nhốt tất cả mọi người trong nhà. Trong lúc hỗn loạn, Blogger Mẹ Nấm bị an ninh thường phục lao vào giựt con trai 1 tuổi chị đang bế trên tay. Hoàng Vi vội đến can thiệp thì bị đánh đập túi bụi vào người, còn Mẹ Nấm bị tát thẳng vào mặt. Một cô gái trẻ đang mang bầu khi đến can thiệp cũng tiếp tục bị lực lượng ô hợp gồm an ninh thường phục và hội phụ nữ hành hung.
Được biết, một thanh niên tên Trần Hoàng Hận đã bị côn an đánh đập, sau đó đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường 17, quận Gò Vấp. Anh Trần Hoàng Hận bị bắt vì đến hỗ trợ blogger Hoàng Vi sau khi nghe tin cô bị đàn áp.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết: “Hai chị em đi bộ ra ngõ đón taxi thì đột nhiên có một em gái chừng 18 – 20 chạy từ sau đến cố cướp bằng được con gấu bông của em Gấu trong tay Vi.
Rất đông phụ nữ và thanh niên tự phát quây quanh hai chị em.
Hoàng Vi bị đánh rất đau và bị lôi đi rất tàn nhẫn ngay trước mắt mình.
Một thằng thanh niên trong đám ăn cướp còn đẩy mình ra một cách thô bạo.
Sau khi dồn cả hai chị em vào cửa nhà số 24 An Nhơn, p17, Gò Vấp thì một viên công an sắc phục đã khoá trái cửa lại. Công an đuổi tất cả những người qua đường có ý dừng lại giúp mấy chị em.
Bọn cướp đã quăng trả lại con gấu sau khi đánh ba phụ nữ và một đứa con nít. Cửa vẫn bị khoá bên ngoài
Video: Hoàng Vi bị an ninh và ‘quần chúng tự phát’ 
tấn công và đoạn ghi âm lúc Hoàng Dũng bị đánh.
Tại Sài Gòn: Lúc 18 giờ, một số người đến nhà của Hoàng Vi để hỗ trợ liền bị an ninh, côn đồ đánh đập dã man. Anh Hoàng Dũng CĐVN bị đánh đổ máu.
Ngày 10/12/2013 trở thành ngày tang khốc đối với Nhân quyền Việt Nam.
Vết thương trên người Hoàng Vi và Hoãng Dũng sau khi bị an ninh thường phục đánh đập

Ban đầu, các blogger tại Sài Gòn dự tính sẽ tổ chức buổi ra mắt Mạng Lưới Blogger tại Hay Cafe (40C Trần Cao Vân, Quận 3). Tuy nhiên, sau khi nghe tin hai blogger Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị côn an hành hung, khóa cửa nhốt trong nhà… những người đang có mặt tại điểm hẹn quyết định lên đường đến nhà Hoàng Vi tại số 24, đường An Nhơn, quận Gò Vấp để hỗ trợ khẩn cấp.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam, trong bản tin có tiêu đề Bạo lực ở Sài Gòn trong Ngày Quốc tế Nhân quyền tuyên bố: “MLBVN lên án những hành vi bạo lực của lực lượng an ninh – “quần chúng” nói trên, đặc biệt là khi những hành vi đó nhằm vào phụ nữ và trẻ em. Một lần nữa, chúng tôi cảnh báo: Việc làm của các vị đang gây mất trật tự xã hội, chia rẽ những người dân, phá hoại tình cảm công dân và làm tổn hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.”
Tại Hà Nội, bất chấp sự bao vây, cô lập của lực lượng an ninh, buổi ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra tại đúng điểm hẹn ban đầu. Thông tin về buổi gặp tại Hà Nội sẽ sớm được cập nhật trên Danlambao.
Từ Hải Phòng, theo bản tin của MLBVN Từ Hải Phòng, Blogger Phạm Thanh Nghiên, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, đã bày tỏ sự phẫn nộ trước tin 2 người bạn đồng hành của chị là Mẹ Nấm và Nguyễn Hoàng Vi bị hành hung. Chị nói: Nhân danh một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tôi khẳng định: Việc hành hung phụ nữ và trẻ con là một hành vi vi phạm nhân quyền đáng xấu hổ, nhất là khi nó lại xảy ra trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền và Việt Nam vừa mới được nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nó làm cho chúng tôi càng xác quyết niềm tin của mình với con đường đã đi như anh chị em chúng tôi đã bày tỏ trong lời giới thiệu Mạng Lưới Blogger Việt Nam là “Tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, phẩm cách và giá trị của con người là mục tiêu, là khát vọng, và cũng là lý do duy nhất cho sự ra đời của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Khi nào các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tiếp diễn, thì Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn còn lý do để tồn tại.”
Trong tình trạng bị quản thúc và cô lập, Phạm Thanh Nghiên đã gửi đến các bạn của chị biểu tượng của MLBVN với lời nhắn: “Niềm tin chiến thắng và lòng can đảm của các bạn sẽ xoá tan mọi sợ hãi”.
Blogger Hoàng Dũng, CDVN thông báo: “Dân phòng vừa được tăng cường, chặn hai đầu đường An Nhơn, P17, Gò Vấp. Hiện có khoảng 50 dân phòng và 50 an ninh côn đồ thường phục, 1 tổ CSGT, hơn chục CA sắc phục canh giữ. Một số an ninh nữ nói năng, chửi rủa rất bậy bạ. 
Hiện ở 24 An Nhơn có tôi, Vi, Các, Đồng đang buộc phải ở trong nhà, không được ra ngoài.
Trần Hoàng Hận (fb: Go Find Freedom, 0938916937) đang rất đau và bị giam giữ trái phép tại CAP 17, Gò Vấp số 6 Nguyễn Văn Lượng. Phone CAP: 08 3894 1566. Anh chị hãy giúp Mr Hận.”
Tiếp tục cập nhật…

Nhân vật số 2 Triều Tiên Jang Song Thaek đã bị xử tử?

10/12/2013 17:20 (GMT + 7)
TTO - Theo một đài phát thanh của những người Triều Tiên lưu vong, ông Jang Song Thaek - dượng của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un, đã bị xử tử cùng các nhân vật thân cận.

Bức ảnh phát trên truyền hình nhà nước Triều Tiên cho thấy ông Jang Song Thaek bị bắt giữ ngay trong một cuộc họp do ông Kim Jong Un chủ trì - Ảnh: news.com.au

Thông tin trên được đưa ra sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên xác nhận ông Kim Jong Un đã cách chức ông Jang Song Thaek vì “tội ác chống đảng và phản cách mạng”.
Theo các nguồn tin này, ông Jang đã bị cảnh sát bị bắt ngay trong một cuộc họp diễn ra ngày 8-12 dưới sự chủ trì của ông Kim Jong Un, kèm theo bức ảnh về vụ bắt giữ.
Tuy nhiên theo Đài phát thanh Bắc Triều Tiên tự do (đài phát thanh của những người Triều Tiên lưu vong có trụ sở tại Seoul), bức ảnh thật ra được chụp từ trước đó, trên thực tế ông Jang đã bị xử tử hôm 5-12.
Dẫn các nguồn tin cấp cao từ Triều Tiên, đài này nói ông Jang cùng 6 nhân vật thân cận đã bị xử tử tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Phía cơ quan tình báo và Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói họ không biết về vụ xử tử này.
Ông Jang Song Thaek từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng và quân đội Triều Tiên, trong đó có chức vụ phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia.
MINH ANH

Thăng trầm của 7 đại quan phò tá Kim Jong-un

Cố lãnh đạo Kim Jong-il trước khi qua đời ủy thác cho 7 quan chức cao cấp vai trò hỗ trợ con trai mình trong những ngày đầu cầm quyền, nhưng nay hơn một nửa trong số họ đã bị cách chức.

trieutien-1349673506-480x0-7601-13866653
Trong lễ quốc tang của cố lãnh đạo Kim Jong-il, có 7 quan chức cao cấp cùng ông Kim Jong-un hộ tống linh xa. Họ được coi là các "quan nhiếp chính" có nhiệm vụ phò tá nhà lãnh đạo trẻ tuổi trong những ngày đầu cầm quyền.
Từ số 1-8: Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk. Đồ họa: Chosun Ilbo
jang-song-thaek-1622-1386649915.gif
Ông Jang Song-thaek, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, bộ trưởng Hành chính đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Jang hôm 8/12 bị tước bỏ toàn bộ chức vụ khai trừ khỏi đảng, với các tội danh nghiêm trọng như: phản đảng, phản cách mạng, tham nhũng, sử dụng ma túy, có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ và tham gia đánh bạc tại nước ngoài.
Jang Song-thaek, 67 tuổi, là chồng của cô ruột của Kim Jong-un, bà Kim Kyong-hui, thường được biết đến là người có quyền lực lớn thứ hai của đất nước, có vai trò như quan nhiếp chính và nhiều nhà phân tích coi ông là người thực sự nắm quyền đằng sau người cháu trẻ tuổi.
Đây được cho là lý do chính mà ông này bị cách chức. Trong ảnh, ông Jang Song-thaek tham gia cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc hồi năm 2012. Ảnh: AP
Kim-Jong-gak-8532-1386649915.gif
Phó nguyên soái Kim Jong-gak, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ủy ban Quốc phòng, bộ trưởng Vũ trang.
Ông Kim hồi tháng 11/2012 bị cách chức sau 7 tháng đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng Vũ trang, nhưng không rõ lý do. Đến ngày 31/3 năm nay, ông Kim cũng bị tước bỏ các chức vụ trong Bộ Chính trị và Ủy ban Quốc phòng. Ông hiện là giám đốc Học viện quốc phòng Kim Il-sung.
Kim Jong-gak, 72 tuổi, từng được nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thăng từ quân hàm đại tướng lên phó nguyên soái trong đợt 15/2/2012. Khi đó ông là phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên. Hai tháng sau, Kim lên thay thế ông Kim Yong-chun, đảm nhiệm chức bộ trưởng Vũ trang. 
Trong ảnh là cảnh ông Kim Jong-gak tham dự lễ tấn phong nguyên soái cho Kim Jong-un hồi tháng 7/2012. Ảnh: AP
Ri-yong-ho-4006-1386649915.gif
Phó nguyên soái Ri Yong-ho (trái), nguyên ủy viên thường trực Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng.
Ông Ri hôm 15/7/2012 bị Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên bãi miễn tất cả các chức danh trong đảng và quân đội, với lý do sức khỏe không đảm bảo.
Ri Yong-ho, 71 tuổi, được coi là một trong những nhân vật quan trọng đối với quá trình tiếp nhận quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi cố chủ tịch Kim Jong-il qua đời hồi tháng 12/2011. Trong ảnh là ông Ri cùng Kim Jong-un tham dự lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2011. Ảnh: AP
Kim-Yong-chun-3521-1386649916.gif
Phó nguyên soái Kim Yong-chun, nguyên ủy viên Quân ủy trung ương, bộ trưởng Vũ trang.
Ông Kim hồi tháng 4/2012 bị miễn đi chức bộ trưởng Vũ trang, chuyển qua đảm nhiệm chức trưởng ban quốc phòng toàn dân thuộc Quân ủy trung ương. Người kế nhiệm ông là Kim Jong-gak.
Kim Yong-chun, 77 tuổi, được thăng quân hàm phó nguyên soái năm 1995, bắt đầu đảm nhận chức bộ trưởng Vũ trang hồi tháng 2/2009.  Đây được cho là nước cờ chuẩn bị của cố lãnh đạo Kim Jong-il, cho việc đưa con trai mình, Kim Jong-un vào vị trí người kế thừa. 
Trong ảnh là cảnh ông Kim Yong-chun phát biểu nhân dịp kỷ niệm 57 năm Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: Yonhap
U-Dong-thea-6901-1386649916.gif
Đại tướng U Tong-chuk, nguyên thứ trưởng thứ nhất bộ Bảo vệ an toàn quốc gia.
Chức vụ của ông U hồi tháng 4/2012 được chuyển giao cho Đại tướng Kim Won-hong. Từ đó đến nay, ông U Tong-chuck không xuất hiện trước công chúng nữa.
U Tong-chuck, 71 tuổi, từng hai năm liên tiếp được thăng quân hàm tướng. Năm 2009, ông được thăng quân hàm thượng tướng và năm 2010 thăng lên đại tướng. Ảnh: KCNA
Kim-Ki-nam-7560-1386649916.gif
Ông Kim Ki-nam (trái), ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ông Kim chủ yếu phụ trách công tác tuyên truyền và đối ngoại của đảng cầm quyền, là một trong hai quan nhiếp chính của Kim Jong-un hiện còn tại chức.
Anh trai của Kim là ông Kim Yong-nam, ủy viên trưởng Hội đồng nhân dân tối cao (quốc hội). Ông còn một người anh nữa là Đại tướng Kim Do-nam, nguyên thư ký quân sự cho nhà lập quốc Kim Il-sung.
Trong ảnh là cuộc hội đàm giữa ông Kim Ki-nam và cố thổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun tại Seoul tháng 8/2005. Ảnh: Xinhua
Cho-3683-1386649916.gif
Ông Choe Thae-bok (trái), ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao (quốc hội). Ông cùng Kim Ki-nam là hai chính trị gia còn tại chức trong hàng ngũ 7 "quan nhiếp chính."
Ông Choe, 83 tuổi, thông thạo ba thứ tiếng Anh, Đức và Nga, từng là cố vấn thân cận của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Trong ảnh là cảnh ông Choe Thae-bok bắt tay với ông Ngô Bang Quốc, nguyên ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Đức Dương (tổng hợp)



Cuộc thanh trừng công khai ở Bắc Triều Tiên là dấu hiệu chuyển tiếp lãnh đạo

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tham dự một cuộc họp của đảng cầm quyền ở Bình Nhưỡng. Ảnh do Thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA phát hành ngày 9/12/2013.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tham dự một cuộc họp của đảng cầm quyền ở Bình Nhưỡng. Ảnh do Thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA phát hành ngày 9/12/2013.

Daniel Schearf

Seoul lo lắng tình hình Bắc Hàn

Bắc Hàn xác nhận khai trừ chú của Kim
Xác nhận Chang Song-thaek bị tước quyền và mất chức
Bắc Hàn chính thức xác nhận ông Chang Song-thaek, chú dượng của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un, đã bị cách chức.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bắc Hàn đang tiến hành “sự cai trị khủng bố” khiến Hàn Quốc lo ngại, theo Tổng thống Hàn Quốc.
Bà Park Geun-hye nói tại cuộc họp của nội các hôm thứ Ba, và một phần được chiếu trên truyền hình.
“Bắc Hàn hiện đang tiến hành sự cai trị khủng bố, thực thi đợt thanh trừng rộng khắp nhằm củng cố quyền lực của Kim Jong-un.”
“Từ nay, quan hệ Nam-Bắc Hàn có thể bất ổn hơn,” nữ tổng thống nói.
Bà Park mới nhậm chức đầu năm nay khi Bắc Hàn tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba, khiến quốc tế giận dữ.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn hôm 9/12 chính thức loan báo người chú của Kim Jong-un, từng là nhân vật số hai, đã mất hết toàn bộ chức vụ, bị khai trừ khỏi Đảng Lao Động.
Một số cấp dưới của ông Chang Song-thaek được cho là đã bị tử hình.
Tuần trước, một nghị sĩ Hàn Quốc cũng nói lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, tuổi khoảng 30, đang thanh trừng đối thủ.
“Năm ngoái 17 người bị tử hình công khai, nhưng năm nay có khoảng 40 người,” ông Cho Won-jin nói.
Tình báo Hàn Quốc tuần trước là cơ quan đầu tiên loan tin ông Chang Song-thaek đã mất chức.
Hôm thứ Ba 10/12, truyền thông Bắc Hàn tiếp tục công kích ông Chang.
Báo đảng Rodong Sinmun nói nhân dân giận dữ và nguyện trung thành với Kim Jong-un.
“Phải đưa chúng vào lò điện và nướng lên,” một công nhân Bắc Hàn được tờ báo dẫn lời khi đề cập về ông Chang và phe của ông.

Ông Chang Song-thaek bị đưa ra khỏi cuộc họp mở rộng của Trung ương Đảng

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ÔM TIỀN BỎ TRỐN

SH- 10/12/2013  -Người dân Hội An bàn tán xôn xao về nữ Giám đốc một chi nhánh ngân hàng ôm hơn 13,5 tỷ đồng tiền huy động của nhiều người dân bỏ trốn khỏi địa phương.



Theo nguồn tin riêng đã qua kiểm chứng, bà Huỳnh Lê Khánh Vân, giám đốc chi nhánh giao dịch của Ngân hàng Techcombank tại khu vực phố cổ Hội An (Quảng Nam) đã biến mất tại nhiệm sở.
Bà Vân đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với nhiều người dân phố cổ và các cơ sở kinh doanh để huy động số tiền hụi lên đến 13,5 tỷ đồng với lời hứa trả lãi suất cao.
Nhiều người dân tại khu đô thị cổ đã đưa tiền cho bà Vân để hưởng lãi suất cao.
Ngay sau khi bà Vân không xuất hiện tại nhiệm sở từ nhiều ngày nay, những người góp tiền mới tổ chức truy tìm để đòi lại số tiền.
Tuy nhiên, điện thoại của bà Vân đã bị tắt không liên lạc được và hiện không biết bà này ở đâu.
Nhiều người cho bà Vân vay tiền đã có đơn trình báo các cơ quan chức năng địa phương.
Đại diện ngân hàng này khẳng định, việc bà Vân vay nợ không liên quan đến hệ thống ngân hàng nơi bà Vân công tác.
Đây hoàn toàn là quan hệ cá nhân của bà này.
“Cá nhân hoặc tổ chức nào có giao dịch với hệ thống ngân hàng vẫn bình thường và không ảnh hưởng khi bà Vân không đến nhiệm sở” - đại diện này nói.
Cơ quan công an TP. Hội An cũng đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đề phòng trường hợp bà Vân xuất cảnh ra nước ngoài để chạy trốn. Được biết bà Vân có người thân ở nước ngoài.
Theo nguồn tin của người dân Hội An cho biết, số tiền bà Vân lừa không dừng lại ở con số 13,5 tỷ đồng mà có thể gấp 2 lần như vậy.

BÁO ĐÀI LOAN: TQ GỬI TÀU SÂN BAY..MÁY BAY CHIẾN ĐẤU TỚI BIỂN ĐÔNG

VOA -09/12/2013

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ tới khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong vài tháng tới để thực hiện một loạt các cuộc huấn luyện quân sự
Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ tới khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong vài tháng tới để thực hiện một loạt các cuộc huấn luyện quân sự.

Báo Want Daily của Ðài Loan cho biết Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã rời căn cứ hải quân Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, để đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong vài tháng tới nhằm thực hiện một loạt các cuộc huấn luyện quân sự.

Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay cũng sẽ tham gia diễn tập quân sự và sẽ tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật để tăng cường khả năng phòng không chống phi đạn, chống tàu, và chống tàu ngầm.

Ðài Phượng Hoàng của Hồng Kông cho biết các cuộc thử nghiệm bắn đạn thật sẽ bắt đầu vào năm tới tại Biển Ðông.

Ngoài máy bay J-15, hạm đội tàu sân bay còn bao gồm hai tàu khu trục, hai tàu tuần dương và hai tàu khu trục nhỏ. Những tàu ngầm chạy bằng hạt nhân Trung Quốc cũng sẽ gia nhập hạm đội trong các cuộc diễn tập huấn luyện.

Trong khi đó, các nhà quan sát cho biết tàu sân bay Liêu Ninh sẽ diễn tập ở những khu vực khác nhau và những vùng nước mở. Tàu Liêu Ninh và máy bay chiến đấu J-15 sẽ phải chứng minh liệu có khả năng hoạt động trong vùng nhiệt độ nóng và độ ẩm cao ở Biển Đông hay không.

Với tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Ðông, Trung Quốc hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh hải với những nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.

Trung Quốc đang ngày càng quyết liệt hơn trong những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của mình, mới đây nhất là tuyên bố thiết lập vùng phòng không ở Biển Hoa Ðông trên nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản.

Các báo đồng loạt gỡ bài về tượng Lenin

Một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.
Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới tin này đều báo lỗi.
Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.

Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.

'Chỉ đạo miệng?'

Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".
Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.

ỚN LẠNH..CHỢ VŨ KHÍ TRUNG QUỐC SÁT NÁCH VIỆT NAM

KT-09-12-2013  -Con sông Nậm Thi - ranh giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Hà Khẩu (Trung Quốc) - đang trở thành con đường trung chuyển của giới ăn chơi từ Lào Cai sang Hà Khẩu.

Cũng tại những khu biên mậu nổi tiếng này, khách có thể "lận" cho mình những "hàng lạnh" như ý, hoặc thỏa sức "chơi" và săn "hàng lạ"...
Mua kiếm dễ như... rau
Một tay chơi thuộc thế hệ 8X bật mí: "Bọn nó động một cái là rút "hàng", mà đã rút ra là thẳng tay không nghĩ ngợi. Trong người lúc nào cũng giắt sẵn hàng lạnh xách từ biên giới về". Trăn trở với ý nghĩ về những món vũ khí nguy hiểm, được mua bán dễ dàng như đồ chơi trẻ con, chúng tôi quyết định lên cửa khẩu Lào Cai để thử "săn". Mất 8 - 10 nghìn đồng tiền xe ôm đi từ ga tàu đến cửa khẩu, chúng tôi được chứng kiến sự nhộn nhịp của nơi giao thương hàng hoá lớn nhất vùng Tây Bắc.
Theo lời rỉ tai của một số người dân ở đây, chợ Cốc Lếu được coi là nguồn "hàng lạnh" lớn nhất của chợ vũ khí. Chợ Cốc Lếu đồ sộ và sầm uất bên bờ sông Hồng, với hai khu A và B, đây là khu chợ đầu mối của thành phố Lào Cai. Nguồn hàng ở đây đúng là thượng vàng hạ cám, nói như nhiều người thì "cần là có, mó là thấy".
Lang thang trong khu vực bán hàng lưu niệm khu A, tôi nhận được cái nháy mắt đầy ngụ ý kèm lời mời của một thanh niên chừng 30 tuổi: "Mua kiếm không chú em?". Tôi gật đầu. Chỉ chờ có thế, anh ta kéo tôi vào quầy hàng, nhẹ nhàng lôi ra dưới đống hàng hoá một bì gai nặng trịch. Khi nút dây vừa được cởi, một đống vũ khí tuồn ra nghe leng keng đến gai người. Thôi thì đủ các loại. Từ loại mã tấu trong các bộ phim đến những thanh đao to bản, dài đến 1,2m. Kiếm cũng đủ loại. Ngoài loại kiếm của phương Tây, lưỡi nhỏ bằng ngón tay, dài ngoằng đến đoản kiếm của Nhật Bản mà các võ sĩ đạo hay dùng ở đây còn có "hàng độc" chỉ có trong phim chưởng như song trường kiếm, được điêu khắc rồng phượng.

 Khu chợ biên mậu Hà Khẩu.

Anh ta còn khoe thêm một đôi búa to bản, bảo loại này bán rất chạy. Giá cả cũng rất đa dạng. Kiếm từ 40 - 300 nghìn đồng/chiếc, đôi búa giá 220 nghìn đồng; cặp song đao được hét với giá 250 nghìn. Ngoài ra còn các phụ kiện như giá treo, dây quấn để trang trí kiếm và dây đeo tay… Tôi gõ thử những thanh kiếm vào nhau, anh bán hàng lên tiếng: "Toàn bằng kim loại xịn đấy, không phải đồ chơi đâu".
Tôi nói: "Chỉ sợ không mang được về Hà Nội. Lên tàu bị bắt thì toi. Vũ khí chứ có phải đùa đâu!". Mới nghe thế, anh ta cười bảo: "Không phải lo, cứ bỏ vào trong vali hay balô, chẳng ai kiểm tra cả".
Qua khảo sát, tôi phát hiện ra trong chợ có không dưới 10 cơ sở bán loại mặt hàng này. Thậm chí, có gian hàng còn có hẳn một kho chứa. Khách hàng tha hồ vùng vẫy trong đống vũ khí đủ loại để chọn lựa. Tại chợ, tôi gặp được một nhóm thanh niên đang học ở Yên Bái, tranh thủ ngoại khoá lên đây mua hàng.
Chiến, anh chàng trông rất đàn ông khoe với tôi một thứ mà cậu gọi là "bơm xe đạp". Quả thật, nếu ai không biết thì cũng chỉ nghĩ nó là loại bơm xe thường treo trên ghi đông những chiếc xe đạp đời cũ. Nó dài 40cm, đường kính độ 2,5cm, màu đen, nhưng khi xoay nhẹ đầu chiếc "bơm", sau tiếng tách, Chiến lôi ra một lưỡi kiếm sáng xanh, sắc lẹm. Cậu bảo: "Em chỉ mua để chơi thôi, với lại trông cái này cũng hay, có thể tự vệ được! Đi đâu cầm theo cho yên tâm!".
Trong nhóm, 2 người nữa cũng mua thanh kiếm giống hệt. Một người khác mua 1 thanh đoản kiếm dài 30cm giắt ở hông rồi lôi ra múa may loang loáng. Chiến chia sẻ kinh nghiệm: "Ở đây cũng nói thách ghê lắm! Đòi 10 cứ trả 6 - 7 là bán. Cái bơm xe đạp đòi 100, em trả 60 nghìn bán liền. Thế mà còn bị hớ vì thằng kia mua có 50.000!". Chiến cho biết thêm, bạn của cậu ở dưới Yên Bái vẫn thỉnh thoảng lên trên này săn hàng, treo đầy phòng trọ... trang trí cho đẹp!

 Hàng lạnh" được bày bán công khai.

Hành trình "hàng lạnh" về Việt Nam

Theo người dân nơi đây, "hàng lạnh" được tuồn về ở ngay cửa khẩu thôi chứ không cần phải tìm đâu xa. Mất tổng cộng 38 nghìn đồng để vượt biên sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, tôi thẳng tiến tới một địa chỉ được gọi là chợ Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng vì ở tầng 2 đồng thời là nhà chứa được hoạt động công khai. Đặc biệt, tại đây, nhiều loại đao kiếm bày bán la liệt với nhiều thứ được xem là hàng độc. Một chị bán hàng giọng lơ lớ tiếng Việt cho tôi xem 1 thanh đao, nói là "đã được đạo sĩ yểm bùa, treo nó trong nhà không sợ ma quỉ gì cả!".
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chuyện đưa "hàng lạnh" về Việt Nam được tổ chức như một đường dây, quy mô lớn nhỏ đều có tất! Mỗi nơi mỗi giá, tuỳ vào từng khách để chủ hàng ra giá. Chiến cho biết thêm, không phải cứ sang Trung Quốc là mua được hàng rẻ. Ngoài tiền hàng ra, còn phải mất thêm một khoản để họ đưa hàng qua cửa khẩu giúp. Chiến cũng từng qua Trung Quốc chơi và đã được họ đề xuất chuyển giúp với giá 50 nghìn đồng tiền công cho thanh trường kiếm. Thường thì việc mua "hàng lạnh" bên đó đồng nghĩa với việc chi phí thêm tiền công vận chuyển. Nếu không hàng khó lòng trở về bên này an toàn.
Có lần, một nhóm bạn Chiến sang mua hàng nhưng không chịu chi tiền vận chuyển. Thế là bị chỉ điểm ngay cho lực lượng kiểm tra. Rất may, anh chàng to cao trực tiếp hỏi mua lại đưa hàng cho cậu bạn nhỏ con đi cùng giắt trong người nên đã thoát. Sau lần ấy cũng hãi! Đám bạn mách nhau cứ mua ở Lào Cai cho chắc ăn. Về chợ Cốc Lếu mới biết giá cũng thế, nếu thuê họ mang về còn lõm mất mấy chục!", Chiến kể.
Trên chuyến tàu đêm từ Lào Cai về Hà Nội, tôi cứ tự hỏi: Trên các toa tàu hôm nay sẽ có bao nhiêu thanh đao, kiếm được mang về từ biên giới, toả đi khắp nơi để có thể trở thành một thứ đồ chơi giết người?
"Hàng lạnh" hồn nhiên xuất hiện?
Vài năm gần đây, "hàng lạnh" đã hồn nhiên xuất hiện ở chợ Cốc Lếu. Mặt hàng này được đưa về chợ cũng chẳng khó khăn, giống như cách dân buôn vẫn chở hàng lậu hàng đêm bằng đường đò chui. Cũng dễ hiểu khi một số vụ án hình sự, cướp bóc, nhiều tội phạm sử dụng mã tấu, đao kiếm, hành động man rợ không khác gì phim chưởng đẫm máu của Hồng Kông. Ít người tưởng tượng được ngay chính tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, có sự kiểm duyệt của nhiều cơ quan chức năng, dòng chảy của "hàng lạnh" vẫn ồ ạt tuồn vào đất Việt.

Theo NĐT

NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC TĂNG 100 LẦN

ĐV- 10/12/2013   -Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30,37 tỉ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19,6 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần...


Nhập từ bao lì xì đến dây thun
 
Hàng Trung Quốc đã phủ khắp các chợ, cửa hàng tạp hóa vùng ven, siêu thị, trung tâm thương mại... Người bán hàng luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn vì hai tiêu chí mẫu mã và giá cả.
 
Lãnh đạo một số chi cục hải quan phụ trách những cảng biển lớn ở TP.HCM nói rằng hàng Trung Quốc nhập khẩu quá nhiều đến mức việc thống kê, lấy dữ liệu nhập khẩu vô cùng khó khăn. 
 
Bà Lý Phụng Kiều, một đầu mối chuyên nhập khẩu và phân phối lại các loại bao lì xì cho những người bán sỉ ở khu vực TP.HCM và một số tỉnh lân cận, cho biết bao lì xì Trung Quốc đã nhập khẩu về được khoảng một tháng trở lại đây, với khoảng 300 mẫu mã các loại nên hàng bán rất chạy. 

Bao lì xì được bày bán tràn lan thị trường
Bao lì xì được bày bán tràn lan thị trường
 
Toàn bộ đều được sản xuất tại Quảng Đông (Trung Quốc). Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ lèo tèo vài mẫu, chưa kể giá cao hơn, còn hàng Trung Quốc gần như không đổi giá. Hồi năm 2006 giá bán trong khoảng 2.000-6.000 đồng/bịch sáu bao tùy loại, nay giá chỉ 3.000-3.500 đồng/bịch. Trong khi đó hàng Việt mắc gấp đôi, thậm chí gấp ba.
 
Không chỉ bao lì xì, cơ quan hải quan ở TP.HCM cho biết còn có cả dây thun, thiệp chúc mừng, dây ruybăng, băng keo dán, gôm tẩy học sinh, lược chải tóc... vốn là những mặt hàng hết sức nhỏ nhặt cũng được nhập khẩu về Việt Nam. 
 
Đáng chú ý là trong số những mặt hàng đang bán ra trên thị trường với các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng thực tế nhập từ Trung Quốc. 
 
Cụ thể là loại bánh xốp mềm Mochi Sweets, theo hải quan TP.HCM, bánh Mochi Sweets được nhập khẩu từ Trung Quốc và đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH DL Sweets. Công ty này đăng ký nhập đủ các vị dâu, sôcôla, dừa, trà xanh, chanh... Dữ liệu từ Cục An toàn thực phẩm cũng cho thấy bánh Mochi Sweets chỉ có một doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu và toàn bộ đều có xuất xứ Trung Quốc.
 
Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), theo ông Đào Văn Phú - chủ quầy giày dép ở tầng 1, không chỉ lĩnh vực giày dép mà gần như tất cả mặt hàng khác ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc này ít nhất có đến hơn 50% đến từ Trung Quốc. 
 
Theo ông Phú, hộ kinh doanh nào cũng phải đa dạng hóa nguồn hàng, giá cả. So với hàng VN, hàng Trung Quốc thường có mẫu mã đẹp hơn, giá rẻ hơn dù chất lượng kém hơn. Thậm chí có một số mẫu hàng của VN đẹp, của thương hiệu uy tín, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau hàng Trung Quốc cũng có mẫu tương tự, giá rẻ hơn.
 
Ngành chủ lực phụ thuộc nguyên liệu đầu vào
 
Là đất nước nông nghiệp nhưng đầu vào cho sản xuất lúa gạo như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu của Việt Nam đều được nhập khẩu tới hơn 50% từ Trung Quốc. 
 
Ở một số tỉnh phía Bắc còn gieo trồng 100% giống lúa nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù giống lúa này có giá bán cao hơn so với giống lúa trong nước, chất lượng kém hơn, hàm độ dinh dưỡng không bằng nhưng lại cho năng suất và sản lượng cao hơn hẳn. 
 
Sản xuất lúa gạo của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc
Sản xuất lúa gạo của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc
 
Nguồn phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chiếm tới 49% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này, tức là khoảng hơn 2 triệu tấn, tương đương 0,8 tỉ USD.
 
Cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu 11 tháng đầu năm 2013 đạt 689 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,8% so với thị phần của năm 2012.
 
Không chỉ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp ở các ngành sản xuất da giày, dệt may cũng trong tình trạng tương tự. 
 
Mặc dù dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. 
 
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm chiếm tới 32,53% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngành dệt may, da giày là 2,73 tỉ USD.
 
Nhiều doanh nghiệp trong ngành tỏ ra e ngại khi dệt may và da giày quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.
 
Phụ thuộc cả đầu ra sản phẩm
 
Đầu ra của các sản phẩm như lúa gạo, thủy sản, cao su, hồ tiêu... cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. 
 
Theo thống kê của VFA, đến 9 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,76 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch. 
 
Như vậy, lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 
Chứng kiến số lượng lớn gạo được xuất khẩu ồ ạt qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt lo lắng nguồn cung cho xuất khẩu chính ngạch sẽ cạn kiệt, các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ còn trữ trong kho vài trăm ngàn tấn, có thể nói đã hết gạo để xuất khẩu chính ngạch với số lượng lớn. 
 
Ngoài ra, thương lái Trung Quốc còn đồng ý trộn gạo cấp cao với cấp thấp có thể sẽ gây rủi ro cho thị trường và thương hiệu gạo Việt Nam về lâu dài.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng
 
Thời gian qua, việc Trung Quốc ồ ạt mua tôm Việt Nam cũng đã đến mức báo động khi thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã làm loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước.
 
Tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 10 tháng đầu năm đạt 462 triệu USD, tăng 37%, trong đó xuất khẩu tôm tăng gần 50% đạt 310 triệu USD, chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.
 
Riêng trong tháng 10, tôm xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm tăng mạnh nhất và tăng liên tục qua các tháng (tăng 25- 115%). Thậm chí có một vài tháng trong năm nay, Trung Quốc vượt qua cả EU về giá trị nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
 
Tuy nhiên, VASEP nhận định, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu cho những thị trường có nhu cầu và giá nhập khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản và EU.
 
Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Giá cao su trên thị trường này cũng đang giảm khá nhiều, nhiều doanh nghiệp trong nước đã giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc để tránh phụ thuộc về giá.
 
Phương Mai (Tổng hợp) 

BÁC SĨ LÀM RƠI DỤNG CỤ VÀO BỤNG BÉ 3 TUỔI

ĐẤT VIỆT- Ngày 9/12, lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng xác nhận, cơ quan này đang tiến hành làm rõ vụ bé trai 3 tuổi bị nuốt phải dụng cụ chữa răng.

Sự việc xảy ra vào ngày 2/12, tại phòng khám chữa răng - hàm - mặt Phương Anh trên đường Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng. Cháu Nguyễn Minh Tuệ (3 tuổi, con vợ chồng anh Phụng, chị Phương, trú tại Ngọc Sơn - Kiến An - Hải Phòng) đã nuốt phải một dị vật là kim lấy tủy răng.

Kết luận của bác sĩ về bệnh tình bé Tuệ.
Kết luận của bác sĩ về tình trạng bé Tuệ
 
Sau đó, người thân của cháu Tuệ vội vàng đưa cháu đến cấp cứu tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng. Cháu Tuệ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, sau đó thì nôn ọe… Qua thăm khám, chiếu chụp, các bác sĩ phát hiện tại vị trí L4 ổ bụng có dị vật bằng kim loại dài khoảng 2,5cm.
 
Đến ngày 3/12, tình trạng sức khỏe của cháu bé bắt đầu có biểu hiện khác thường, Bệnh viện trẻ em Hải Phòng đã làm thủ tục chuyển gấp cháu Tuệ lên Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, phẫu thuật lấy dị vật.
 
Hiện tại, bé Tuệ đã được các bác sỹ ở Bệnh viện nhi Trung ương phẫu thuật để lấy dị vật ra. Theo nguồn tin từ người nhà nạn nhân, do dị vật gây thủng ruột bé Tuệ nên các bác sỹ phải tiến hành 2 ca phẫu thuật mới khắc phục hoàn toàn tai nạn này.
 
Sau khi biết tin về vụ việc, Sở Y tế Hải Phòng đã thành lập đoàn thanh tra và đang tiến hành làm rõ quy trình, trách nhiệm của phòng khám tư nhân này.
 
Trước đó, vào tháng 10/2011, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cũng thực hiện ca phẫu thuật nội soi, gắp ra từ phổi bệnh nhi L.V.S (4 tuổi, ngụ ở Đắk Lắk) một cây kim chuyên dụng dùng trong nha khoa.
 
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trong lúc trám răng cho bé S., nha sĩ của một phòng khám nha tư ở địa phương đã sơ ý làm rớt cây kim dùng để lấy tuỷ răng vào họng bé S.
 
Kết quả thăm khám của bệnh viện Nhi Đồng đã phát hiện dị vật nằm trong phổi.
 
Thùy Vân (Tổng hợp ANTĐ, TTT, DT)

TRUNG QUỐC ĐƠN PHƯƠNG CẤM THUYỀN TÀU LƯU THÔNG..TẬP TRẬN GẦN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Các tọa độ tập trận do Cục Hải sự Trung Quốc công bố.
Thông tin do Dân trí dẫn nguồn từ Cục Hải sự Trung Quốc. Theo đó, tọa độ các khu vực tập trận được chia làm 3 vùng từ 18 độ vĩ Bắc đến 111 độ kinh Đông với diện tích bao trùm lớn. Quy mô tập trận không được công bố nhưng thời điểm trùng với sự xuất hiện của tàu sân bay Liêu Ninh và 4 tàu hộ tống, khu trục đặc biệt nguy hiểm của Hải quân Trung Quốc. Kế hoạch tập trận bắn đạn thật của nhóm tàu tác chiến này sẽ phối hợp tàu ngầm hạt nhân và máy bay chiến đấu J-15. Trong đó, khu vực gần bờ biển Việt Nam nhất có tọa độ 17-38.50N/109-55E, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 127km.
 
Ngày 5/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi mọi hoạt động của các bên tại Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền của các quốc gia liên quan cũng như tuyên bố DOC. Đây cũng là thời điểm tàu Liêu Ninh vừa cập cảng tại đảo Hải Nam.
 

Bản tin buổi sáng ngày Quốc tế nhân quyền 10.12.2013


CTV Danlambao - Ngày 10.12.2013 là ngày Quốc tế Quyền con người, ngày của những giá trị cơ bản của con người được tôn vinh. Thế nhưng hãy đến với bản tin sáng về rình hình thực tế ở Việt Nam với những thông tin sau từ các nhà hoạt động nhân quyền:

- Lúc 7h sáng, anh Lê Công Vinh (facebook Vinh Le) điện thoại cho biết anh đang trên đường đi học thì bị chặn xe và "mời" về Côn an phường. Hiện anh đang bị câu lưu trái phép trong đồn Côn an phường Tăng Nhơn Phú A.

Địa chỉ: số 29, Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. HCM. Điện thoại: (08) 3730 5163

Vinh Le là một trong những thành viên tích cực của đội bóng No-U Saigon, anh cũng mới tham dự buổi gặp gỡ nhân quyền tại công viên 23/9 vừa qua tại Sài Gòn của Mạng lưới blogger Việt Nam.

-Hầu hết những nhà hoạt động nhân quyền ờ Sài Gòn đều có an ninh mật vụ theo sát. Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết:

Hai đầu hẻm 305 Trường Chinh, P.14, Q. Tân Bình, nơi Bé Mập Lai đang ở bị hàng chục công an, dân phòng bao vây với dùi cui lăm le trên tay...

Lê Công Vinh người đứng ngoài cùng bên trái.
*

Tin từ blogger Huỳnh Thục Vy, một thành viên của ban vận động phụ nữ nhân quyền:

An ninh bao vây rất đông ở chùa Giác Hoa, đường Nơ Trang Long nơi diễn ra họp mặt hội Phụ nữ Nhân Quyền. Lúc 8h30, một đoàn khoảng gần 10 người tự xưng là đại diện phường đã xông vào chùa Giác Hoa và làm việc với sư trụ trì ở đây. Lúc 9h15, điện ở chùa Giác Hoa bị cúp và an ninh mật vụ tuyên bố sẽ xông vào để bắt hết những người ở đây. Tuy nhiên lúc 10h30 tình hình vẫn chưa có chuyển biến mới.

Đại diện "chính quyền" làm việc với sư trụ trì. Ảnh: blogger Huỳnh Thục Vy


Tin từ Dân oan ở 210 Võ Thị Sáu, Tp. HCM





Dân oan tập trung rất đông ở trước văn phòng tiếp dân của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam 210 Võ Thị Sáu, Q3 ước tính khoảng 100 người. Tuy nhiên côn an đã cho xe buýt hốt hết số người này lên xe buýt và chở đi đâu không rõ. Số dân oan là nông dân Bình Dương mất đất do khu liên hợp thể thao bị xịt nước phải về Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn lánh nạn. Blogger Bùi Thị Minh Hằng cũng có mặt ở đây để phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cho các dân oan này. Họ đã kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền 10.12.2013 theo cách riêng của mình:

*

Tin từ chùa Liên Trì (Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất)

Sáng ngày 10/12/2013, côn an ninh đã cho người bắt hết số bà con dân oan đang tạm trú tại đây khoảng hơn 100 người và đưa đi đâu không rõ...


Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc: Nhanh, nhiều, rẻ

10/12/2013 03:35 (GMT + 7)
TT - Ở lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã xâm lấn ồ ạt đến mức nền nông nghiệp vốn là thế mạnh ở VN nhưng hiện nay không chỉ nhập khẩu các loại trái cây, rau củ mà cả nguyên vật liệu, tư liệu đầu vào như máy gặt, lúa giống... cũng lệ thuộc vào Trung Quốc.

Trái cây Trung Quốc bày bán ê hề tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM - Ảnh: D.Tuấn

Mặc cho chất lượng phập phù, có độc hại, rau củ quả và trái cây Trung Quốc vẫn ồ ạt về chợ đầu mối và tràn lan chợ lẻ.
Hàng về phục vụ tết
Hơn 1g sáng một ngày đầu tháng 12-2013, chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) chưa nhộn nhịp người mua nhưng bên trong các sạp, những thùng xốp quýt, hồng giòn, táo, lê bắt đầu được bưng ra. Bên ngoài những thùng loại này dán chi chít các nhãn bằng tiếng Trung Quốc rất dễ nhận biết.
“Mỗi container đổ ít nhất mỗi sạp 100-300 thùng, có sạp tới 1.000 thùng, cứ thế mà bán, đến sáng là hết” - chị Ngọc, chủ một sạp, khẳng định. Mỗi thùng trái cây loại này có trọng lượng khoảng 8kg. Với mặt hàng này, theo các tiểu thương, có thể đã trữ lạnh khoảng vài tháng vẫn đưa về VN.
Rảo một vòng quanh chợ đầu mối Thủ Đức (tp.hcm), không khí hối hả vận chuyển, dỡ hàng diễn ra tại rất nhiều sạp. Hiện quýt Trung Quốc về các chợ đầu mối giá dao động từ 115.000-150.000 đồng/thùng, hồng giòn từ 200.000-260.000 đồng/thùng, cam chỉ dao động từ 160.000-170.000 đồng/thùng. Với mức giá này, bình quân mỗi ký quýt chỉ ở mức 13.000 đồng/kg, mức giá rất rẻ so với hàng trong nước khoảng 18.000-20.000 đồng/kg.
Cũng theo các tiểu thương, thời điểm này trái cây Trung Quốc đã tràn về nhiều tỉnh miền Tây. “Trước đây, các vựa ở tỉnh vẫn lên chợ đầu mối lấy hàng, nhưng giờ thì xe container chở xuống tận nơi, giá rẻ lại không tốn công vận chuyển. Hàng đã tập kết về chợ đầu mối chủ yếu tiêu thụ ở TP” - chị Ngọc cho biết.
Các vựa cho biết thời điểm này bắt đầu rộ thu hoạch các mặt hàng này từ Trung Quốc, đồng thời từ giờ đến tết lượng hàng rau, củ trữ lạnh về chợ sẽ tăng dần như mọi năm.
Giá nhập khẩu giảm 50%
Sau khi lượng nhập rau quả từ Trung Quốc đã chựng lại, thậm chí giảm trong một số thời điểm ở quý 2-2013, thời gian gần đây nhập khẩu các loại rau củ quả từ Trung Quốc có xu hướng tăng liên tục. Ông Cường, một đầu mối nhập khẩu và kinh doanh nông sản ở chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết thời gian gần đây cà rốt, bí đỏ, bắp cải Trung Quốc được nhập về nhiều hơn vì giá giảm. Nếu như khoảng tháng 5-2013, giá cà rốt nhập khẩu
khoảng 3.800 đồng/kg thì tháng 10-2013 giá nhập chỉ còn 2.500 đồng/kg. Tương tự, các thương lái Trung Quốc chào giá bí đỏ chỉ khoảng 1.200 đồng/kg, trong khi vài tháng trước giá khoảng 1.400-1.500 đồng/kg. Giá bắp cải nhập khẩu hiện cũng giảm tới 48,5% so với hồi đầu năm, chỉ còn 1.700 đồng/kg. “Giá nhập khẩu giảm nhiều trong khi thị trường lại không giảm, thậm chí còn tăng theo xu hướng chung của giá rau củ quả trong nước khiến người kinh doanh cũng kiếm thêm được chút lời” - ông Cường cho hay.
Thực tế, trong khi giá rau củ quả trong nước và nhập khẩu từ một số thị trường như Thái Lan, Mỹ, New Zealand tăng mạnh trong khoảng quý 3-2013 thì giá nông sản Trung Quốc chỉ giảm hoặc đứng yên. Đây là lợi thế khiến hàng Trung Quốc tái chiếm thị trường. Bà Thanh Huyền, ngụ Q.12, cho biết tháng 6-2013 nhiều lần đi siêu thị, cửa hàng nông sản mua một loại táo đỏ của Mỹ giá khoảng 49.000 đồng/kg. Nay loại này đã tăng đến 59.000 đồng/kg. Giá tăng quá nhiều khiến bà Huyền không dám mua loại táo này thường xuyên mà phải thay bằng những loại trái cây khác.
Không chỉ nhập nông sản tươi sống từ Trung Quốc, doanh nghiệp VN còn nhập nông sản đông lạnh, rau khô.
Diễn biến kim ngạch nhập khẩu rau củ quả
Thời điểm
Kim ngạch (triệu USD)
Tháng 8-2013
15,8
Tháng 9-2013
17,5
Tháng 10-2013
18,33
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Chi hàng trăm triệu nhập phân bón

Không chỉ nhập rau củ quả, lĩnh vực nông nghiệp còn ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn tư liệu nhập từ Trung Quốc, từ các loại nguyên liệu vật tư đầu vào như giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc...
Theo Cục Trồng trọt, VN có khoảng 700.000ha trồng lúa lai (chủ yếu ở miền Bắc và Bắc Trung bộ) nhưng nguồn giống lúa lai lại chủ yếu nhập của Trung Quốc (chiếm khoảng 60-70% diện tích). Mỗi năm VN chi khoảng 40 triệu USD để nhập khẩu 13.000-15.000 tấn lúa giống từ Trung Quốc, tương đương với xuất khẩu 100.000 tấn gạo cao cấp (5% tấm). VN có hơn 100 công ty, đơn vị đăng ký sản xuất lúa lai nhưng phần lớn các đơn vị này lại làm chức năng thương mại, tức là mua giống lúa từ Trung Quốc về bán cho nông dân.
Dù Bộ Công thương khẳng định năm 2013 VN chủ động được nguồn phân urê và giảm nhập khẩu các loại phân bón khác nhưng thực tế đang chứng minh ngược lại. Mỗi năm, VN lại nhập khẩu nhiều hơn các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, trong đó phần lớn từ Trung Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc mười tháng đầu năm nay đạt trên 2 triệu tấn với kim ngạch 703,4 triệu USD. Như vậy, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng khoảng 300.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái và nước này vẫn chiếm khoảng 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu của VN. Tương tự, thuốc bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc cũng chiếm tới 50% tổng lượng nhập của VN hằng năm.
TS Lê Văn Bảnh - viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - cho biết hiện trên thị trường máy gặt đập liên hợp ngoài máy của Nhật Bản có chất lượng vượt trội và giá đắt thì sản phẩm của VN và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, máy của VN cũng chủ yếu là lắp ráp, trong đó có nhiều bộ phận phải nhập khẩu từ Trung Quốc do ngành cơ khí của VN chưa sản xuất được.
T.MẠNH - B.HOÀN - D.TUẤN
Hàng lậu bán qua truyền hình
Những sản phẩm nhập lậu thay vì buôn bán lén lút nay được một số công ty công khai kinh doanh qua các kênh truyền hình. Bằng phương thức quảng cáo hấp dẫn, sản phẩm sau khi tạo được lòng tin từ các kênh truyền thông đã đẩy giá lên cao gấp chục lần giá thực. Cụ thể, mới đây Đội quản lý thị trường 4A kiểm tra Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Vạn Gia Hảo (Q.8, TP.HCM) và điểm chứa hàng của công ty này, phát hiện gần 400 sản phẩm máy matxa, điện thoại không hóa đơn chứng từ. Công ty Vạn Gia Hảo thực hiện quảng bá sản phẩm, bán hàng qua hàng loạt kênh truyền hình.
Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, hàng hóa nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Sản phẩm nhập lậu từ đũa tre, bột ngọt, đồ gia dụng đến các loại mỹ phẩm, vải vóc, vật liệu xây dựng, hóa chất, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em...
Chỉ trong quý 3-2013, hơn 300.000 sản phẩm đủ loại chủ yếu nhập lậu từ Trung Quốc tuồn vào TP tiêu thụ bị thu giữ. Những mặt hàng nhập lậu phổ biến, bị kiểm tra thu giữ với số lượng lớn bao gồm các loại đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm. Hai mặt hàng này không những chiếm số lượng lớn mà luôn tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe. Tính đến thời điểm này, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra gần 50 vụ buôn bán đồ chơi trẻ em và thu giữ trên 20.000 sản phẩm nhập lậu, không hóa đơn chứng từ, không kiểm định chất lượng, xuất xứ Trung Quốc.
LÊ SƠN