THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 August 2012

70% hàng phụ gia thực phẩm là nhập lậu



Báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng tải thông tin hiện chỉ có 5 tới 10% phụ gia thực phẩm được sản xuất trong nước trong tổng lượng tiêu thụ trên thị trường.
Photo :TT/vne
Chất phụ gia và hương liệu được không nhãn mác được đựng trong can tại một cửa hàng ở chợ Kim Biên.
Nhiều hộ kinh doanh chất phụ gia ở các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân-Hà Nội, chợ Kim Biên-TP. HCM bị phát hiện có nhiều sai phạm dù đã ký cam kết chấp hành quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đợt kiểm tra mới nhất, Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm-Bộ Y tế phát hiện hoàng loạt sản phẩm sai phạm về nhãn mác, cụ thể là hàng phụ gia thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn tiếng Việt, không đề ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, đơn vị nhập khẩu.
Hiện phụ gia thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 30% tổng số nhập khẩu. Phó Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm, tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong cho biết lượng hàng nhập lậu từ Trung Quốc là rất lớn.
Các chuyên gia y tế cảnh báo phụ gia thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hại nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập lậu phụ gia thực phẩm độc hại tràn lan là do cán bộ quản lý thanh tra còn thiếu và chưa làm tròn trách nhiệm.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Các đại gia bị "sờ gáy", kinh tế Việt Nam trước khúc quanh mới



2012-08-24
Vụ bắt giữ “ông trùm” ngân hàng và bóng đá Nguyễn Đức Kiên nổ ra trong một đợt “sờ gáy” các nhà tỉ phú của Việt Nam, giữa lúc xứ sở này đang vất vả với một nền kinh tế tiến từ chỗ xấu sang chỗ tệ hại hơn.
oneTV.net photo
Bầu Kiên giữa các cầu thủ- oneTV.net photo

Chính trị đấu đá, công chúng bất mãn

Nhiều nhà lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với công cuộc đổi mới theo kinh tế thị trường. Những đợt sóng “giải phóng” thường có những thời kỳ trì trệ theo sau.
Giới phân tích nay quan ngại rằng những cuộc đấu đá trong giới chính trị và khối công chúng bất mãn có thể phá ngang những cải tổ cần thiết nhằm phục hồi đà tăng trưởng ngoạn mục từng giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được ưa chuộng và săn đón nhất trên thế giới (về mặt kinh tế).
Những kế hoạch tư hữu hoá bị đình đốn trong khi nợ xấu tăng vọt gấp ba trong khắp hệ thống ngân hàng.
Giữa lúc đó những quan chức cao cấp nhất của nhiều xí nghiệp quốc doanh bị bắt giữ và truy tố về tội quản lý sai lầm nguồn tài nguyên quốc gia sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cơn lốc tài chính.
Tình trạng này phơi bày sự yếu kém của Việt Nam trong cuộc đua phát triển để bắt kịp các láng giềng, sau nhiều thập niên chinh chiến song song với chính sách kinh tế Mác Xít.
Sự lung lay đổ nhào xuống khu vực tư doanh. Những tỉ phú có mối quan hệ chính trị như ông Kiên, người bị bắt giữ hôm thứ hai và bị truy tố tội điều hành những công ty đầu tư không có giấy phép, đang phải đương đầu với những nghi ngờ theo dõi ngày càng tăng đối với sự cáo buộc luồn lách để làm sai quy định của ngành ngân hàng.
Báo chí quốc tế không tiếp cận được ông Kiên hay đại diện pháp lý của ông để hỏi thăm.

Từ bừng nở đến nổ tung.

Tiền ngân hàng cho vay suy giảm trong khi nợ xấu lan tràn, nền kinh tế vật vã để chiếm lại những đỉnh cao mới đạt được chí mấy năm trước (trong giai đoạn bừng nở kinh tế).
Biểu đồ dữ kiện thực tê cho thấy sự tuột dốc không phanh.
Standard Chartered chiếm 15% cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). Cổ phiếu của ACB hôm thứ năm lại giảm 6,7%, kéo theo một loạt thua lỗ chóng mặt trên thị trường chứng khoán, khiến VNIndex bị lỗ lã tới 10,5% trong tuần nảy.
Truyền thông Nhà nước hôm thứ năm loan tin ACB được sử dụng 46 ngàn tỷ đồng, tương đương 2 tỉ 200 triệu đô la, trong quỹ khẩn cấp của ngân hàng Trung ương, để xoá tan cơn hoảng loạn ngắn ngủi của các trương chủ ký thác (khi quả bong bóng nổ tung).
Một thông cáo trên website chính phủ cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội họp với nhiều cơ quan Nhà nước và cấp chỉ huy các cơ quan công lực hôm thứ tư.
Ông Dũng đã thúc giục các giới chức này nhanh chóng hành động để ổn định hệ thống ngân hàng nội địa sau khi nợ xấu tăng gấp đôi lên đến 10% tổng nợ trong mấy tháng nay.

Đấu đá nội bộ

Cuộc chiến chính trị nội bộ ở Hà Nội có thể ngăn trở công cuộc cải tổ cần thiết để thanh toán hết nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng, vực dậy và thúc đầy nền kinh tế tiếp tục tiến triển.  Kinh tế Việt Nam đã bị trì trệ ở đà phát triển 4,7% trong quý 2, so với cùng kỳ năm ngoái, quá thấp so với chỉ tiêu 6% được đặt ra cho cả năm.
Ông ta là một người rất nổi tiếng ở nơi này. Vụ bắt giữ ông sẽ khiến người ta phải lưu ý và theo dõi.
GS Jonathan Pincus, ĐH Harvard
Nhiều tên tuổi lớn và nổi tiếng đã ngã đổ trong mấy tháng nay. Doanh gia Đặng Thị Hoàng Yến từng là một trong những tỉ phú đầu tiên của Việt Nam, được bầu vào Quốc hội hồi năm ngoái, nhưng đã bị cơ quan lập pháp này, do đảng Cộng sản điều khiển, trục xuất hồi tháng năm năm nay. Bà Yến đã dấu diếm, không tiết lộ bà không còn là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khu vực kinh tế Nhà nước, 8 nhân viên điều hành của VINASHIN hồi tháng tư đã phải chịu án tù, bản án cao nhất là 20 năm, sau khi công ty đóng tàu này gần như hoàn toàn sụp đổ hồi năm 2010, với gánh nợ chồng chất 4 tỉ 400 triệu đô la.

Giới phân tích cho rằng đợt thanh lý này đè nặng thêm áp lực trên vai Thủ tướng Dũng, người kiến trúc sư trưởng của chính sách phát triển nhanh chóng cho Việt Nam.
Ông Dũng “thoát hiểm” qua cuộc đấu đá trong hậu trường chính trị để giành quyền lực hồi năm ngoái, nhưng quyền hành của ông bị sứt mẻ thêm do đà tiến tới của các đối thủ như nhân vật Cộng Sản Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được coi là một lãnh tụ bảo thủ.
Thêm vào đó còn một cơ quan lập pháp quốc gia có vẻ như muốn quy trách cho các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của chế độ.
Giữa lúc vụ VINASHIN bùng nổ đến cao điểm, ông Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội về việc đã không giám sát chặt chẽ các công ty quốc doanh. Và giới quản trị, giám đốc của nhiều công ty quốc doanh khác cũng bị bắt giữ kể từ khi đó.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát kỳ cựu nền chính trị Việt Nam của học viện quốc phòng Australia ở Canberra, nhận xét:
“Việt Nam với ông Dũng theo đuổi một chính sách tăng trưởng cao và nhanh chóng về kinh tế bằng mọi giá. Họ sẵn lòng bỏ qua nhiều việc chỉ để đạt mục tiêu đó”

Những chuyện hãi hùng

Cơn lũ ngược giòng táp vào những năm tiến vùn vụt của Việt Nam, khi tỉ lệ tăng trưởng thường niên là trên 7% liên tục trong gần một thập niên. Cơn lũ không chỉ tác động vào khu vực chính trị nội bộ bất khả xâm phạm.
Sự phẫn nộ vì tiền mất giá và tỉ lệ lạm phát cao còn làm đạo đức suy đồi nơi những người dân thường trong những năm gần đây.
acb-exec
Nguyên Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải- AFP photo
Những tờ báo hàng đầu của Việt Nam đăng những câu chuyện hãi hùng về những người Việt giàu có sạt cả mảng đầu những con khỉ sống để múc óc não của chúng, ăn nhậu trong những tiệc tùng, giống như các hoàng đế của xứ này đã làm xưa kia.
(Ghi chú của người dịch: tác giả lầm các hoàng đế Việt Nam với Từ Hy Thái hậu của Trung hoa, người đã làm như vậy trong tiệc đãi các sứ thần châu Âu. Tương truyền bữa tiệc này có hằng trăm món, trong đó bảy món đặc biệt của Từ Hy Thái hậu là: cỏ phương chi, chuột bao tử, tinh tượng, trứng công, óc khỉ, heo sữa Phúc Châu, và sơn dương trùng)
Tuần này, báo chí Việt Nam đi một loạt hình ảnh những chiếc xe sang trọng xa hoa của ông Kiên, nhấn mạnh vực sâu ngăn cách giữa những kẻ được hưởng đặc quyền đặc lợi, làm giàu trong thời gian kinh tế bừng nở của Việt Nam, với hằng triệu người vẫn đang vật lộn với lãi suất cao ngất trời và mối đe doạ đồng bạc mất giá và lạm phát.
Ông Kiên, đang đối diện với bản án mà mức cao nhất là 2 năm tù vì những cáo buộc vi phạm pháp luật, là một khuôn mặt đặc biệt nổi bật.
Người đàn ông 48 tuổi này được nhận ra ngay với mái tóc trằng rối bù, dày cộm, nổi tiếng về tài khai thác ngành bóng đá cũng như vai trò thiết lập Ngân hàng Thương mại Á Châu ACB.
Năm ngoái ông chiếm quyền kiểm soát và điều hành một hội bóng chuyên nghiệp mới với mục đích gia tăng khán giả, và mua luôn đội bóng chuyên nghiệp hàng đầu “Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội”, sau khi phía bên kia bỏ cuộc.
“Ông ta là một người rất nổi tiếng ở nơi này” Giáo sư Jonathan Pincus của Chương trình Fulbright thuộc đai học Harvard nói.
“Vụ bắt giữ ông sẽ khiến người ta phải lưu ý và theo dõi.”



Tầu ngầm Nga tại Việt Nam



Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Algeri (nguồn: fr.wikipedia.org)
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Algeri (nguồn: fr.wikipedia.org)

Đức Tâm
Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong năm 2012. Trên tạp chí của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI), ngày 21/08/2012, giáo sư Carlyle A. Thayer có bài phân tích hiệu quả của hạm đội tàu ngầm trong việc bảo vệ biển đảo của Việt Nam. Sau đây là bản dịch.

Ngày 15/08/2012, báo Thanh Niên đã đưa tin là Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào cuối năm nay. Việt Nam còn đặt hàng 5 tàu ngầm Kilo khác và dự kiến sẽ tiếp nhận mỗi năm một chiếc. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam sẽ phát triển một hạm đội tàu ngầm hiện đại trong 5-6 năm tới (2016-2017).
Trong cuối những năm 1980, Việt Nam đã tìm cách mua chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Liên Xô. Đoàn thủy thủ được lựa chọn và được đào tạo trên chiếc tàu ngầm diesel Project 641 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Chương trình này đã bị tổng bí thư Mikhail Gorbachev đình chỉ vì lo ngại làm cho Trung Quốc bực tức. Với sự sụp đổ của Liên Xô, hy vọng của Việt Nam có được tàu ngầm đã không thành hiện thực.
Trong thỏa thuận đổi gạo lấy vũ khí, năm 1997, Việt Nam đã mua hai chiếc tàu ngầm loại nhỏ, lớp Yugo của Bắc Triều Tiên. Các tàu này neo đậu tại Vịnh Cam Ranh để tu sửa. Trong 13 năm sau đó, các nhà phân tích không biết rõ khả năng hoạt động của các con tàu này. Tháng Giêng 2010, báo Tuổi Trẻ đã tiết lộ nhiều về sự tồn tại của M96, một đơn vị tàu ngầm bí mật của Việt Nam, với bức ảnh chụp chiếc tàu ngầm Yugo và đoàn thủy thủ. Các tàu ngầm Yugo đã được sử dụng cho các hoạt động dưới đáy biển. Theo một tùy viên quân sự phương Tây ở Matxcơva, "Kinh nghiệm từ tàu ngầm loại nhỏ cung cấp nền tảng cơ bản cho sự hiểu biết các hoạt động tàu ngầm và bảo trì."
Mong muốn của Việt Nam có được một chiếc tàu ngầm với kích cỡ thông thường đã tăng lên rõ rệt vào năm 1997 sau chuyến thăm cảng Cam Ranh của tàu ngầm Nga Project 636 lớp Kilo. Năm 2000, các thông tin, không được xác nhận, cho biết là Việt Nam và Nga đã ký biên bản ghi nhớ liên quan đến khả năng bán tàu ngầm. Cũng trong năm đó, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm.
Bối cảnh
Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
Năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Việt Nam không thành công trong việc tìm cách mua tàu ngầm kích cỡ thông thường từ Serbia. Sau đó, Việt Nam quay sang Nga và đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc để mua 6 tàu ngầm Project 636M lớp Kilo. Trong năm 2008, bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch nước Việt Nam đã có các chuyến công du Matxcơva để thúc đẩy thỏa thuận này.
Trong năm 2009, các nguồn tin từ giới công nghiệp Nga đã được công khai. Ngày 24/04, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
Hợp đồng chính thức mua 6 tàu ngầm lớp Kilo đã được ký kết tại Matxcơva giữa công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport và bộ Quốc phòng Việt Nam, trong tháng 12/2009. Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.
Hợp đồng bán mua tàu ngầm Nga-Việt Nam cũng bao gồm các điều khoản - ngoài việc cung cấp 6 tàu ngầm – liên quan đến việc đào tạo thủy thủ đoàn và xây dựng một cơ sở bảo trì trên bờ. Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
Tàu ngầm Project 636M – lớp Kilo
Tàu ngầm Project 636M chính là loại tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga, nhưng nó được biết đến nhiều hơn theo phân loại lớp Kilo mà NATO đưa ra. Kilo là một loại tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh (SSK). Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Chống tàu ngầm và tàu chiến, bảo vệ duyên hải, rải thủy lôi, trinh sát và tuần tra.
Việt Nam đã đặt mua loại tàu 636MV mới nhất, được cải tiến, với phạm vi hoạt động, tốc độ, sự chắc chắn, độ bền vững, các đặc tính âm thanh, tiếng động và hỏa lực đều tốt hơn so với phiên bản trước đó.
Tàu ngầm Project 636 lớp Kilo đã được Hải quân Mỹ mệnh danh là "lỗ đen" do mức độ tĩnh lặng của nó khi hoạt động. Khả năng tàng hình của tàu ngầm Project 636 đã được cải tiến qua việc loại bỏ các van của khoang chứa nước và thân tàu được phủ nhiều lớp “ngói cao su” chống dội âm. Các lớp “ngói” này được gắn vào phần thân tàu và cánh ngầm nhằm hấp thụ sóng âm chủ động, qua đó, làm giảm và bóp méo các tín hiệu phản hồi. Các lớp “ngói chống dội âm” cũng ngăn chặn âm thanh phát ra từ trong tàu, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi sóng âm thụ động.
Tàu ngầm lớp Kilo cải tiến dài 73,8 mét (242 ft), rộng 9,9 m (32,4 ft), với mức mớn nước là 6,2 m (20,34 ft). Lượng choán nước khi nổi là 2.350 tấn và có thể lặn sâu đến một phần tư dặm. Tàu lớp Kilo cải tiến được trang bị động cơ diesel-điện, có phạm vi hoạt động 9.650 km (5.996 dặm) và có thể lặn liên tục 700 km (434 dặm), với tốc độ 2,7 hải lý (5 km / giờ) ở tốc độ thấp, yên tĩnh. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý (37 km / giờ). Việt Nam dường như đã không chọn loại tàu trang bị hệ thống Air Propulsion độc lập có thể cho phép kéo dài thời gian hoạt động tuần tra. Thủy thủ đoàn của tàu lớp Kilo cải tiến có 57 người.
Tàu ngầm Project 636MV có 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở phía trước. Nó có thể mang tới 18 thủy lôi (6 nạp trong ống và 12 trên dàn phóng ) hoặc 24 thủy lôi ( mỗi ống có 2 quả và 12 quả trên dàn ). Hai trong số các ống phóng ngư lôi được thiết kế để điều khiển từ xa việc phóng ngư lôi với độ chính xác rất cao. Tàu lớp Kilo cải tiến cũng có thể bắn chặn tên lửa hành trình chống tàu với ống phóng ngư lôi. Tàu lớp Kilo cũng mang tên lửa phòng không MANPADS Strela-3.
Trong tháng 6/2010, có tin nói rằng tổng chi phí hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam đã tăng từ ước tính ban đầu là 1,8 – 2,1 tỷ đô la lên thành 3,2 tỷ đô la. Các chi phí bổ sung bao gồm cả việc trang bị vũ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết là các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị loại ngư lôi 53-56 hoặc loại TEST 76 hạng nặng. Nguồn tin này cũng dự đoán rằng tàu lớp Kilo của Việt Nam sẽ được gắn tên lửa chống tàu chiến, như 3M-54E hoặc 3M-54E1. Trong tháng 7/2011, ông Oleg Azizov, đại diện của công ty Rosoboronexport, khẳng định, Việt Nam sẽ nhận được loại tên lửa chống tàu chiến Novator Club-S (SS-N-27), với tầm bắn xa 300 km.
Môi trường hoạt động
Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo phục vụ các hoạt động trong vùng nước tương đối nông ở Biển Đông. Khi được đưa vào hoạt động, tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam và các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại khả năng Trung Quốc có ý định nhanh chóng đánh chiếm một hòn đảo hoặc bãi đá mà Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông. Tổng quát hơn, tàu lớp Kilo sẽ cung cấp một khả năng chống tiếp cận khu vực, tuy khiêm tốn nhưng đủ mạnh, trước sự đe dọa của các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Trước khi có được những khả năng này, Việt Nam sẽ phải hội nhập được số tàu ngầm lớp Kilo này vào trong cơ cấu lực lượng quân sự và vào quá trình chuyển đổi lực lượng chiến đấu trên hai phương diện (trên mặt nước và trên không) sang ba phương diện (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước). Việt Nam cũng sẽ phải tìm kinh phí để bảo trì và sửa chữa cho phép các tàu lớp Kilo có thể hoạt động, và phát triển khả năng cứu hộ tàu ngầm. Các nhà phân tích công nghiệp quốc phòng dự báo là việc sử dụng và khai thác có hiệu quả loại tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ ở trình độ nằm giữa Singapore và Indonesia. Các nhà phân tích này cho rằng việc Việt Nam phát triển một hạm đội tàu ngầm thực sự hiện đại trong những năm tới phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Nga và Ấn Độ.
(Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự về chính trị học, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, Canberra)

Chứng khoán Việt Nam mất hơn 5 tỉ đô la, hệ thống ngân hàng bị đe dọa


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
REUTERS

Thụy My
Theo AFP ngày 24/08/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiệt hại 5,62 tỉ đô la trong tuần, từ khi liên tiếp xảy ra vụ bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên rồi đến nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Các chuyên gia cảnh báo, xì-căng-đan này thậm chí có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống ngân hàng vốn đang dễ bị tổn thương.

Sau ba ngày xuống dốc, thị trường chứng khoán hôm nay đã tăng trở lại với chỉ số VN Index tăng 1,75%. Tuy nhiên AFP dẫn số liệu của VietStock cho biết, cả hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị giảm giá trị 5,62 tỉ đô la từ hôm thứ Hai 20/8.
Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt vào thứ Hai, hôm qua đến lượt ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng này bị bắt giữ vì « cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ». Tin đồn ông Hải bị bắt đã lan ra 48 giờ trước đó. Cuối giờ chiều hôm qua, ACB cho biết ông Lý Xuân Hải từ nhiệm, và đến tối thì báo chí trong nước loan tin ông Hải đã bị bắt. Tuy vậy các bài viết liên quan ít lâu sau đó đã bị gỡ xuống, và hôm nay mới xuất hiện trở lại.
Theo AFP, nay thì rất khó khăn cho chính quyền khi muốn bảo vệ cho ACB, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước khỏi bị suy sụp, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam. Cho dù hôm nay không có dấu hiệu hoảng loạn nào tại các chi nhánh ACB ở Hà Nội, nhưng người gởi tiền đã rút khỏi ngân hàng này trên 380 triệu đô la.
Reuters trích nhận xét của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho biết, xì-căng-đan này làm tăng khả năng đánh giá tiêu cực về hệ thống ngân hàng Việt Nam, vốn có điểm tín nhiệm thuộc loại thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.
Một chuyên gia ngoại quốc giấu tên nhận định, ngoài nguy cơ người dân không còn tin tưởng các ngân hàng và rút tiền hàng loạt, còn có nguy cơ khủng hoảng hệ thống.
Sau một thập kỷ tự do hóa vừa thô bạo lại vừa hỗn độn, lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay gồm 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang bị nợ xấu. Năm ngoái, bị thúc bách trước nạn lạm phát và thiếu tiền mặt, Việt Nam đã tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng bằng cách cho sáp nhập, nhưng việc cải cách diễn ra quá chậm chạp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể đã tham gia vào chiến dịch quy mô « dọn dẹp » các ngân hàng. « Bầu » Kiên, khuôn mặt nổi bật trong giới kinh doanh và bóng đá đã kéo theo nhiều người khi quỵ ngã.
Sự thất thế của ông Nguyễn Đức Kiên, theo như một nhà phân tích Việt Nam ở Hà Nội, thì có thể là do đấu đá tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo. Điều này cho thấy rõ là môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất bất ổn, mà theo nhà phân tích trên thì « Ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp rất mong manh. Người ta có thể thành công hôm nay và trở thành tội phạm ngày mai ».
Theo báo chí trong nước, ông Kiên đã thành lập những công ty gần như là bình phong và phát hành cổ phiếu, trái với luật pháp Việt Nam. Với số tiền thu được, ông ta mua cổ phần trong các ngân hàng khác dưới tên những người thân trong gia đình, rồi lại đi vay những món mới của các ngân hàng này.
Cả tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng bảo vệ cho ACB, nói rằng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nắm không đến 5% cổ phiếu. Nhưng việc bắt giữ Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, một người làm việc tại ACB suốt 15 năm qua, đã khiến công việc này ngày thêm khó khăn. Cổ phiếu của ACB đã mất giá 20% từ thứ Hai.
Ông Lê Thẩm Dương, trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vụ này có thể có tác động tích cực về lâu về dài. Theo ông thì không thể tiếp tục duy trì hệ thống như hiện nay, đây là lúc để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
Tony Nash, thuộc công ty tư vấn IHS ở Singapore cảnh báo, trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng muốn thấy được giải pháp cho khủng hoảng. Theo ông, thì hai vụ bắt giữ trên « vẫn chưa hình thành được bản cáo trạng lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ».

Theo viet.rfi

Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21

Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-23

Trong số khoảng 150 công nhân VN bị cưỡng bức lao động trong điều kiện chẳng khác nô lệ tại công ty Victoria của ông Nguyễn Văn Lập ở vùng ngoại thành thủ đô Mascơva của Nga, một thiểu số may mắn đã trở lại VN mới đây.


Source phapluattp.vn
Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi.


Người Việt khai thác người Việt như nô lệ

Trong thiểu số nạn nhân vừa thoát cảnh nô lệ mới ở xưởng may Victoria có chị Trần Thị Nga, khi chị đã đoàn tụ với người thân tại tỉnh Phú Thọ cách nay khoảng 10 ngày. Chị Nga trước hết quan tâm đến những nạn nhân đồng nghiệp chưa thoát khỏi tình cảnh ấy:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về. Thứ hai nữa là ăn uống, sinh hoạt quá vất vả nên anh chị em muốn về nước.
Trong khi đó, chị Bùi Thị Mịa – cũng nạn nhân của công ty Victoria vừa được trở về cùng với gia đình tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - hiện đang trong tình trạng sức khoẻ mà chồng chị, anh Lương Văn Định, mô tả là sa sút tới “60-70%”, đang điều trị trong bệnh viện. Theo anh Định thì tình trạng chẳng khác nào nô lệ phát xuất từ xưởng Victoria ấy đã đưa gia đình anh vào cảnh khốn cùng, giữa lúc bố mẹ già yếu và 2 con còn nhỏ, khiến trong nỗi mà anh mô tả là “vui mừng, phấn khởi” khi được gặp lại người vợ vừa thoát nạn lại chất chứa “nỗi buồn và bất hạnh”. Anh Định nhớ lại ngày ra đón vợ tại phi trường:

Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về
chị Trần Thị Nga


Ngày vợ tôi về thì tất cả có 5 công nhân, nói chung, tôi nhìn mà không cầm lòng được. Tại vì vợ nhìn không ra hồn nữa, thấy ủ rũ và thiếu sự sống. 5 người về hôm ấy thì tôi có nói chuyện với họ được chừng từ 5 tới 10 phút thôi. Họ nói là họ may mắn quá, nhờ có tổ chức xã hội - Liên minh bài trừ tệ nạn xã hội CAMSA đấy. Thứ hai là họ nhờ gia đình cũng có kinh tế, cho nên một người phải mất 35 triệu đồng, một người thì mất 25 triệu, còn một người nữa thì phải mất đâu bốn mươi mấy triệu thì mới được về. Còn trường hợp vợ tôi thì nhờ một cuộc phỏng vấn hôm ấy trên đài, cả thế giới biết rồi, cho nên vợ tôi không mất một lệ phí nào. Đấy là điều may mắn. Chứ ở bên đó thêm một thời gian nữa thì vợ tôi chắc cũng chết mất xác, không về được đâu.
Anh Lương Văn Định kể lại hoàn cảnh chị Bùi Thị Mịa rời khỏi công ty Victoria:

 
Lối ra ngoài duy nhất của người lao động là khung cửa sắt có hai lần khóa. Ảnh: NLĐ cung cấp

Hôm đó vợ tôi điện cho tôi, cho biết ông Nguyễn Văn Lập (chủ công ty Victoria) bảo cho vợ tôi về, nhưng bắt tôi phải chạy 35 triệu đồng để vợ tôi được về sớm. Tôi đáp rằng với tình cảnh vợ chồng chúng tôi hiện giờ thì chỉ có bán tôi, tôi chỉ có chết, thì may ra mới có được 35 triệu, chứ tôi không thể chạy nỗi số tiền ấy. Thôi thì hãy chờ cộng đồng thế giới can thiệp. Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương. Nhưng buổi tối hôm sau, vợ tôi bỗng điện cho biết được về rồi.

Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương
Anh Lương Văn Định


Còn hoàn cảnh được đoàn tụ với người thân của chị Trần Thị Nga ra sao ? Chị Nga kể lại:
Hôm ấy, tự nhiên thấy ông chủ gọi tôi, hỏi “muốn về à”. Tôi đáp là “vâng, tôi xin về từ lâu rồi nhưng chẳng được ”. Thế ông chủ bảo một vài hôm nữa sẽ cho tôi về. Hôm đó tôi thấy công an đến. Xưởng bắt chúng tôi chạy dồn lên tầng trên, đóng cửa lại nhốt chúng tôi trên đó. Công an đến với xưởng như thế nào thì tôi không thể biết được. Chúng tôi ở trên đó được một lúc thì thấy anh quản lý điện lên, hỏi là bọn tôi muốn về nước à ? Nếu vậy thì đợi vài hôm nữa ông Lập (chủ nhân Victoria) sẽ thu xếp cho về. Thế là cách đó có một ngày, chúng tôi được cho đi làm visa rồi cho về thôi. Còn công an đến xưởng để làm gì thì tôi không rõ. Về vé máy bay, chúng tôi cũng có người có thì đủ tiền vé máy bay rồi, còn những người nào thiếu thì chủ cũng bù vào một ít.
Trở về trắng tay
Khi được hỏi về thời điểm khi rời khỏi xưởng Victoria, các nạn nhân có được khoản đền bù gì không, chị Trần Thị Nga cho biết:
Hôm ấy về nước, chúng tôi có 5 người, trong đó có người đi lao động ở xưởng Victoria được 2 năm rồi, có người như tôi làm được 1 năm 5 tháng. Nhưng khi về, chúng tôi không được đền bù gì cả. Lúc sang bên ấy thì chủ bắt chúng tôi phải trả 40 triệu đồng – tức 2 nghìn đô – cho tiền vé đi; còn tiền vé về thêm một nghìn đô nữa. Chứ còn chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
Chị Bùi Thị Mịa cũng lâm cảnh “trắng tay” sau 16 tháng tại xưởng may Victoria, nơi mà anh Lương Văn Định cáo giác chủ nhân tìm cách bắt vợ anh “làm nô lệ” suốt đời, khi đồng lương hàng tháng không có, ăn uống thì khổ sở nhục nhã – nguyên văn lời anh, “không bằng con chó ở VN”. Anh Định mong mõi:

chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
chị Trần Thị Nga


Chúng tôi là người bị lừa, bị hại. Cho nên tôi mong sao cộng đồng quốc tế cùng tất cả bạn bè tham gia và giúp đỡ .
Chị Trần Thị Nga nhân tiện kêu gọi mọi người vì hoàn cảnh khó khăn phải lao động nước ngoài hãy hết sức cảnh giác:
Mọi người cũng phải nên cảnh giác hơn, phải biết rõ nguồn gốc công việc cùng mọi thứ liên hệ để khỏi phải như chúng tôi đi sang bên ấy làm một thời gian quá vất vã mà lương thì không có để mang về phục vụ bản thân và gia đình. Cho nên tôi mong tất cả mọi người trước khi ra nước ngoài cần phải tìm hiểu rõ ràng hơn để không phải như chúng tôi là mang nỗi buồn về cho gia đình.
Trong khi những nạn nhân như chị Nga, chị Mịa cùng một vài người nữa rời khỏi cảnh nô lệ mới ở xưởng Victoria mà có tin đã đổi tên để chạy tội, thì hiện còn gần 110 người tiếp tục bị tình trạng bóc lột thậm tệ này, trong số đó có 2 người con của ông Nguyễn Văn Nhân ở Phú Thọ, như ông cho biết:
Hai con tôi đi bên đó được gần 2 năm rồi mà nói chung, xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Thực tế cho đến bây giờ các cháu lao động rất vất vã, nhưng mà lương thì không có, ăn uống thì quá nghèo nàn, vất vã, thời gian làm việc quá tải gần 20 tiếng/một ngày. Gia đình chúng tôi mới biết tin này vì các cháu sợ bố mẹ bên nhà lo nghĩ quá rồi lâm bệnh. Nhưng vừa rồi các cháu không thể chịu nỗi, phải trốn ra ngoài, đục tường để trốn, tất cả gồm khoảng 10 anh chị em. Nhưng sau khi ra khỏi xưởng thì bị phát hiện, bắt quay lại và bị đánh đập.
Và ông Nguyễn Văn Nhân tha thiết cầu mong các tổ chức xã hội, kể cả trong nước cũng như quốc tế, giúp giải cứu cho 2 con của ông sớm được đoàn tụ với gia đình và bình phục sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần, nhất là mong muốn các cháu không bị chủ nhân Nguyễn Văn Lập hành hạ thêm nữa.