THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 June 2011

danlambao: Anh Mạc Quảng Thịnh đã được thả

Anh Mạc Quảng Thịnh đã được thả
Posted on 15/06/2011

Trung Yên, Sài Gòn(danlambao) - Anh Mạc Quảng Thịnh, con trai của nhạc
sĩ Đynh Trầm Ca, đã được công an thả ra. Anh Mạc Quảng Thịnh là người
bị công an bắt hôm 12.6 trong lần biểu tình thứ nhì tại Sài Gòn

Tuy nhiên, sau khi được thả ra cho đến nay. Số điện thoại cuả anh Mạc
Quảng Thịnh không thể liên lạc được

Anh Thịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Xã Hội học trường Đại học Xã
hội & Nhân văn thành phố HCM.

Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca với nhạc phẩm "10 năm tình cũ" với ca từ nổi
tiếng: ... «bao năm qua em đã thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình
đầu...» . Con trai của người nhạc sĩ tài hoa ấy là anh Mạc Quảnh Thịnh
bị bắt vì lòng yêu nước. Anh Thịnh đã được thả ra ngay đêm đó và hiện
có rất ít người liên lạc được với anh Thịnh

Ngòai anh Thịnh 24 tuổi thì nhạc sĩ Đynh Trầm Ca còn có 1 người con
gái 21 tuổi hiện đang ở quê nhà tại Quảng Nam. Ngòai nhạc phẩm « 10
năm tình cũ» thì nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng có nhiều nhạc phẩm khác
được ca sỹ Lệ Thu trình bày trong các chương trình của Thúy Nga Paris
By Night. Nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng từng được Trung tâm Thúy Nga gởi
thư mời đi Mỹ tham dự các chương trình của họ với tư cách là khách mời
danh dự.

Như vậy thì ngòai Phan Nguyễn bị công an bắt hôm 12.6 thì hiện nay
chúng ta được biết là anh Mạc Quảng Thịnh đã được công an thả ra. Hiện
anh Thịnh đang ở nhà của một người thân tại Sài Gòn.

Không có ai bị lãng quên vì lý tưởng yêu nước của mình. Dân Làm Báo sẽ
bằng cách này hay cách khác tiếp tục cập nhật & đưa tin về những
trường hợp vì yêu quê hương, dân tộc mà lại bị đàn áp bởi nhà cầm
quyền

Trung Yên, Sài Gòn

http://danlambaovn.blogspot.com/

Anh Mạc Quảng Thịnh đã được thả


Trung Yên, Sài Gòn(danlambao) - Anh Mạc Quảng Thịnh, con trai của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, đã được công an thả ra. Anh Mạc Quảng Thịnh là người bị công an bắt hôm 12.6 trong lần biểu tình thứ nhì tại Sài Gòn


Tuy nhiên, sau khi được thả ra cho đến nay. Số điện thoại cuả anh Mạc Quảng Thịnh không thể liên lạc được


Anh Thịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Xã Hội học trường Đại học Xã hội & Nhân văn thành phố HCM.


Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca với nhạc phẩm "10 năm tình cũ" với ca từ nổi tiếng: ... «bao năm qua em đã thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình đầu...» . Con trai của người nhạc sĩ tài hoa ấy là anh Mạc Quảnh Thịnh bị bắt vì lòng yêu nước. Anh Thịnh đã được thả ra ngay đêm đó và hiện có rất ít người liên lạc được với anh Thịnh


Ngòai anh Thịnh 24 tuổi thì nhạc sĩ Đynh Trầm Ca còn có 1 người con gái 21 tuổi hiện đang ở quê nhà tại Quảng Nam. Ngòai nhạc phẩm « 10 năm tình cũ» thì nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng có nhiều nhạc phẩm khác được ca sỹ Lệ Thu trình bày trong các chương trình của Thúy Nga Paris By Night. Nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng từng được Trung tâm Thúy Nga gởi thư mời đi Mỹ tham dự các chương trình của họ với tư cách là khách mời danh dự.


Như vậy thì ngòai Phan Nguyễn bị công an bắt hôm 12.6 thì hiện nay chúng ta được biết là anh Mạc Quảng Thịnh đã được công an thả ra. Hiện anh Thịnh đang ở nhà của một người thân tại Sài Gòn.


Không có ai bị lãng quên vì lý tưởng yêu nước của mình. Dân Làm Báo sẽ bằng cách này hay cách khác tiếp tục cập nhật & đưa tin về những trường hợp vì yêu quê hương, dân tộc mà lại bị đàn áp bởi nhà cầm quyền


Trung Yên, Sài Gòn

http://danlambaovn.blogspot.com/

Yêu nước thật không thể chịu như thế


Phạm Hồng Sơn - Vừa rồi chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đã có một số thể hiện làm cho nhiều người yêu nước hy vọng rằng không phải tất cả các lãnh đạo cao cấp hiện nay của chế độ độc đảng đều hèn nhát, cúi đầu trước sự ngạo mạn, xấc xược của chính quyền Trung Quốc.


Ngày 8/6/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”


Ngày 10/6/2011 bà Nguyễn Phương Nga phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên mạnh dạn thổ lộ: “Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh.”


Ngày 13/6/2011 chính phủ Việt Nam còn cho phép Bộ Quốc phòng thực hiện diễn tập bắn đạn thật trên biển ngay gần vùng Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và đang có tin quân đội Việt Nam sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ trên biển Đông.


Cho dù lần phản ứng này của chính phủ Việt Nam đối với việc Trung Quốc cắt cáp (phá hủy phương tiện sản xuất của chính phủ) lại mạnh hơn rất nhiều so với những lần Trung Quốc đã bắn giết, bắt giữ, ngược đãi nhiều ngư dân Việt Nam thì những phát ngôn và hành động vừa kể của chính phủ Việt Nam cũng đáng ghi nhận là một thay đổi tiến bộ trong cách ứng xử với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người yêu nước vẫn còn nghi ngại động cơ thật đằng sau những phát ngôn và hành động tiến bộ đó.





Rất đáng tiếc, thực tế đang cho thấy những nghi ngại đó lại có cơ sở. Bởi không một chính phủ nào muốn tìm cách bảo vệ tổ quốc lại đi cấm đoán, xúc phạm, bắt bớ, giam giữ những người muốn bày tỏ lòng căm hờn kẻ xâm lấn tổ quốc.


Không một chính quyền nào muốn được cộng đồng quốc tế chia sẻ, trợ giúp để chống trả mộng bá quyền hung hãn của Trung Quốc lại để cho tờ báo của đảng mình phê phán một cách lố bịch việc NATO (khối quốc gia văn minh, hùng mạnh nhất thế giới) đang giúp đỡ nhân dân Lybia chống lại chế độ độc tài của Gaddafi là hành động “phản nhân đạo”, “răn đe các chính quyền tiến bộ khác ở khu vực...”


Như vậy, không hiểu những biểu hiện mâu thuẫn đó là do lãnh đạo của chính phủ Việt Nam chưa xử lý được tình trạng “trên bảo dưới không nghe” hay là chính phủ Việt Nam vẫn chỉ lo lắng quẩn quanh cho quyền lợi riêng tư của mình, hơn là sự tồn vong của quốc gia, dân tộc? Nhưng một điều chắc chắn rằng nếu lãnh đạo của chính phủ Việt Nam hay của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu có thiện tâm vì nước, vì dân thì những mâu thuẫn kiểu đó phải sớm được chấm dứt. Vì đã biết yêu nước, biết nhục khi lòng yêu nước bị sỉ nhục, không ai lại chịu để như thế.


Phạm Hồng Sơn


14/06/2011


http://danlambaovn.blogspot.com/

'Bất thường và lẫn lộn'


Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị có các biện pháp để khôi phục sự ổn định kinh tế và lòng tin của người dân dưới sức ép của các nhà tài trợ họp ở Hà Tĩnh trong tuần trước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định với các nhà tài trợ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ tiền tệ được đưa ra trong Bấm Nghị quyết 11 hồi đầu năm nay để giảm lạm phát và tăng dự trữ ngoại tệ mạnh.
Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, ông Deepak Mishra, nói với phóng viên BBC Nguyễn Hùng từ London rằng các tín hiệu từ Hội nghị Nhóm Tư vấn Không Chính thức Giữa kỳ ở Hà Tĩnh là tích cực:
Chúng tôi nhận được nhiều lời trấn an từ chính phủ tại Hội nghị giữa kỳ. Một trong những vấn đề chính được bàn thảo là Nghị quyết 11 sẽ được thực hiện trong bao lâu. Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ và các tổ chức khác cũng nói còn quá sớm để chấm dứt các biện pháp nằm trong Nghị quyết 11 và Phó Thủ tướng cũng nói trong diễn văn bế mạc rằng họ sẽ cố gắng để giữ lạm phát ở mức một chữ số, tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.
BBC: Thế nhưng đó chỉ là những lời nói. Chính phủ có đưa ra những biện pháp cụ thể nào mà họ sẽ làm trong vấn đề đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước lớn và sự thiếu hiệu quả của đầu tư không?
Chúng tôi mong đợi những biện pháp cụ thể trong hai tháng tới đây. Đợi đến tháng Mười Hai sẽ là quá muộn.
Kinh tế gia Deepak Mishra
Tôi không biết nội bộ chính phủ đã thảo luận tới đâu vấn đề này trước khi diễn ra hội nghị và có thể họ sẽ phải ngồi lại và thảo luận thêm trước khi đưa ra các biện pháp cụ thể. Những gì họ nói với chúng tôi là chính phủ sẽ cải cách tốt hơn các doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những cam kết cụ thể là nhà nước sẽ cung cấp thêm thông tin về các khoản nợ và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Các thông tin này sẽ được đưa ra Quốc hội và có nhiều khả năng sẽ được công bố cho công chúng.
Cũng có những dấu hiệu cho thấy cổ phần hóa sẽ được đẩy mạnh. Hai nghị định đã được đưa ra để thúc đẩy quá trình này.
Nói chung có nhiều lời trấn an nhưng chúng tôi không đi vào thảo luận chi tiết và chúng tôi cũng không trông đợi sẽ có những thảo luận cụ thể vì đó là những vấn đề nhạy cảm, vấn đề chủ quyền và Việt Nam muốn thảo luận trong Đảng và nhà nước trước khi có cam kết cụ thể.
BBC: Vậy liệu vào kỳ họp Nhóm Tư vấn vào cuối năm nay chúng ta sẽ được biết những cam kết cụ thể?
Chúng tôi mong đợi những biện pháp cụ thể trong hai tháng tới đây. Đợi đến tháng Mười Hai sẽ là quá muộn.
Tôi nghĩ rằng Nghị quyết 11 đã đề ra nhiều vấn đề. Một trong số các vấn đề hiện nay là chính sách tài khóa. Cho tới nay chính sách tiền tệ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề kinh tế nhưng chưa có gì rõ ràng về chính sách tài khóa bao gồm cả việc giảm đầu tư công.
Ngoài ra còn có vấn để quản lý các ngân hàng nữa. Ngay bản thân các chính sách được đề ra trong Nghị quyết 11 cũng không phải đều đã được thực hiện nên cần tiếp tục đi theo hướng đó trong thời gian tới đây.
'Điều tồi tệ cần thiết'

Việt Nam đã hạn chế lượng tiền trong lưu thông để kiềm chế lạm phát
BBC: Tôi vừa nói chuyện với một kinh tế gia Việt Nam và ông nói rằng đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước trong năm nay còn lớn hơn cả trong năm trước đó. Như vậy là sẽ phải có những biện pháp mạnh mẽ để điều tương tự không diễn ra trong các tháng cuối năm nay.
Nếu điều đó là đúng thì thật đáng lo ngại. Vào thời điểm này chúng tôi chưa có thông tin hữu ích nào để nói rằng đầu tư của nhà nước vào các công ty quốc doanh nhiều hơn hay ít hơn so với năm ngoái. Nhưng hiện cũng có những thông tin chúng tôi có cho thấy những tín hiệu tích cực hơn.
Theo những thông tin được cập nhật hàng tháng, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tức các khoản cho vay của ngân hàng, ở mức dưới 20% và nguồn cung tiền tệ, tức tiền mà ngân hàng in thêm và một số khoản gửi tiết kiệm, ở mức dưới 16%. Tăng trưởng tín dụng hiện ở mức 6% và nguồn cung tiền tệ ở mức 2%. Điều này đáp ứng được mục tiêu của Nghị quyết 11.
BBC: Hai số liệu ông vừa đưa ra cho thấy họ đang đi đúng hướng và Ngân hàng Thế giới hài lòng về điều này?
Chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi hài lòng. Khi tăng trưởng tín dụng giảm xuống nó ảnh hưởng tới nền kinh tế, tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng chúng ta đang xem xét tăng trưởng tín dụng trong mối tương quan với lạm phát cao, hiện tượng cũng gây tác hại cho kinh tế. Bởi vậy tôi nghĩ đó là sự tồi tệ cần thiết để giảm lạm phát.
BBC: Hiện tại chúng ta đang ở trong tình trạng lạm phát cao trong khi dự trữ ngoại hối lại ở mức thấp. Ông có thể giải thích tại sao sự thể lại như hiện nay không?!
Có rất nhiều lý do và không phải tất cả các lý do này đều có liên quan tới nhau.
Chúng ta đều biết lạm phát ở Việt Nam trong ba, bốn năm qua đều ở mức cao.
Một trong các lý do là ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã chứng kiến điều này trong năm 2008 và bây giờ trong năm 2011.
Nhưng cũng có nhiều yếu tố nội địa có liên quan, đó là chính sách tiền tệ và tài chính của chính phủ.
Sự song song tồn tại của dòng tiền lớn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam và lượng dự trữ ngoại hối thấp là bất thường.
Kinh tế gia trưởng Ngân hàng Thế giới Deepak Mishra
Chính phủ đã sử dụng các công cụ này quá mức và nó gây ra lạm phát cao.
Còn về dự trữ ngoại hối, đây là tình huống lạ lùng.
Việt Nam nhận được nhiều đầu tư nước ngoài và ngay cả hiện nay lượng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn. Hơn nữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng không phải là lớn và đang giảm đi.
Bởi vậy sự song song tồn tại của dòng tiền lớn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam và lượng dự trữ ngoại hối thấp là bất thường.
Điều này xảy ra một phần là vì người Việt Nam đã mất lòng tin vào tiền đồng và chuyển các khoản tiết kiệm của họ sang các tài sản khác an toàn hơn như vàng và bất động sản.
Đây là vấn đề tâm lý của người dân và chính phủ cần khôi phục lại niềm tin bằng cách giảm lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
'Tín hiệu lẫn lộn'
BBC: Liệu việc trả nợ vốn vay phát triển và các khoản vay khác có ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối không vì hàng năm Việt Nam phải trả hàng tỷ đô la cho khoản này?
Đây không phải là yếu tố lớn. Hầu hết các khoản vay phát triển của Việt Nam đều có những điều kiện tốt về lãi suất và thời hạn. Ví dụ nếu Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay thì lãi suất chỉ là 0,7%, thời hạn từ 35-40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Nhìn chung viện trợ phát triển chính thức luôn là số dương vì kể cả khi Việt Nam phải trả nợ thì số tiền họ nhận được hàng năm vẫn lớn hơn.
Nếu chỉ nhìn lạm phát thì các tín hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng trong tháng Sáu và tháng Bẩy trước khi giảm xuống
Kinh tế gia Deepak Mishra
Lý do chính mà dự trữ ngoại hối giảm là người dân giữ đô la và vàng.
Tôi mới về Hà Nội và nghe nói nhiều tới khả năng đổ vỡ của thị trường bất động sản. Ông có thấy điều này có thể xảy ra không và nếu nó xảy ra thì hậu quả đối với nền kinh tế sẽ ra sao?
Tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi có theo dõi thị trường bất động sản nhưng không có những thông tin hữu ích và đáng tin cậy nào. Bởi vậy tôi không thể bình luận về vấn đề này. Những bình luận của tôi sẽ chỉ góp phần vào những đồn đoán mà thôi.
Dĩ nhiên tôi biết là do tiền đồng không còn hấp dẫn do mức lạm phát cao nên người dân phải tìm các tài sản khác cho dù đó là đô la, vàng hay bất động sản. Nhu cầu bất động sản có thể góp phần tạo ra hiện tượng bong bóng nhưng thực ra tôi khó có thể bình luận gì về vấn đề này và tôi không muốn góp phần tạo ra sự hỗn loạn thông tin.
BBC: Và theo ông thì nền kinh tế sẽ xấu đi trước khi được cải thiện hay nó sẽ chỉ có tốt lên mà thôi?
Có nhiều mảng khác nhau trong kinh tế vĩ mô và chúng tôi đánh giá sự ổn định theo bốn khía cạnh khác nhau. Chúng tôi theo dõi thị trường ngoại hối, dự trữ ngoại hối, lạm phát và lãi suất.
Chúng tôi thấy có sự tiến bộ ở hai lĩnh vực là sự ổn định tỷ giá và dự trữ ngoại hối đang tăng.
Nhưng lạm phát lại tăng thêm và lãi suất vẫn ở mức cao.
Vào thời điểm hiện nay, các tín hiệu khá lẫn lộn.
Nếu nhìn tổng thể cả bốn khía cạnh thì đã có sự ổn định hơn so với hồi tháng Hai năm 2011.
Nhưng nếu chỉ nhìn lạm phát thì các tín hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng trong tháng Sáu và tháng Bảy trước khi giảm xuống nếu không có các tác động gây sốc từ bên ngoài và Nghị quyết 11 được thực hiện.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110614_wb_vietnam_economy.shtml

USS George Washington (CVN 73) Carrier Strike Group




USS George Washington (CVN 73) là một siêu hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ chạy bằng năng lượng hạt nhân, chiếc thứ sáu trong lớp Nimitz và là chiếc thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo George Washington, vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên. Tàu được đóng bởi Newport News Shipbuilding và hạ thủy 4 tháng 7 năm 1992.

USS George Washington (thường được gọi là GW) dài 1.092 ft (333 m), rộng 257 ft (78 m), cao 244 feet (74 m). Tàu có thể chứa khoảng 80 máy bay và có một sàn đáp rộng 4,5 mẫu Anh (18.000 m²), máy bay di chuyển giữa sàn đáp và khoang chứa máy bay bằng cách sử dụng bốn thang máy thể tích 3.880 ft ² (360 m²) mỗi chiếc. Với tải trọng chiến đấu, GW choán gần 97.000 tấn dài (99.000 tấn) và có thể chứa 6.250 thuyền viên.

USS George Washington (CVN 73) Carrier Strike Group




USS Ronald Reagan (CVN-76) is a Nimitz-class nuclear-powered supercarrier in the service of the United States Navy. The ninth ship of her class,[2] she is named in honor of former President Ronald Reagan, President of the United States from 1981 to 1989. Upon her christening in 2001, she was the first ship to be named for a former president still living at the time.

Nhà báo tự do tố cáo nhà chức trách VN


Nhà báo tự do Tạ Phong Tần vừa gửi thư tố cáo nhà chức trách Việt Nam đến các đại sứ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.
Bà Tần nói chính quyền Việt Nam đã "liên tục bắt giữ" bà trái pháp luật và "tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân".
Bấm Thư của bà Tần xuất hiện gần như cùng thời điểm với Bấm thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng, người từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 20 năm cho tới năm 2009.
Ông Đằng gửi thư ngỏ tới Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản để phản đối việc "thông tin sai sự thật" của báo chí nhà nước về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.
Bản thân bà Tần nói bà là thành viên duy nhất của Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do còn 'dám' viết những gì bà muốn viết bất chấp những cản trở từ phía chính quyền.
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hùng hôm 15/6 bà Tần nói công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ bà vô cớ.
Bà Tạ Phong Tần: Không có bất cứ một lý do nào cả. Và việc đó tôi cũng đã tường thuật rõ ràng trong những bài viết trước rồi.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
BBC: Tức là họ cứ thích thì họ làm?
Đúng rồi. Coi như là họ dùng vũ lực bắt cóc người như một lũ lưu manh ăn cướp thôi chứ không phải chính quyền gì cả. Tôi đã gọi bọn họ là lũ lưu manh giả danh nhà nước mà.
BBC: Nếu mà chị gọi họ như vậy thì cũng chỉ góp phần làm tăng căng thẳng và tăng khả năng mọi chuyện lại xảy ra tiếp thôi đúng không ạ?
Tăng hay giảm thì cái đó tôi không cần biết. Dù cho tăng hay giảm thì cái quyền của tôi tôi vẫn phải bảo vệ. Cái sự thật nó là như thế thì tôi gọi đúng bản chất cái sự thật như thế chứ không né tránh gì cả.
BBC: Trong cái thư mà tôi có thì chị cũng 'mày tao' với họ. Dĩ nhiên họ cũng có thể họ nói như vậy nhưng về phía chị, một khi chị nói như vậy thì quan hệ gần như rất khó có thể khôi phục?
Bản thân họ là những người được coi là đại diện cho một nhà nước nhưng họ đã hành xử như một lũ lưu manh, một lũ ăn cướp.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần
Họ không xứng đáng được tôi tôn trọng gọi là anh chị và ông bà. Họ chỉ xứng đáng được tôi gọi là 'mày' và xưng 'tao' thôi. Bởi vì bản thân họ là những người được coi là đại diện cho một nhà nước nhưng họ đã hành xử như một lũ lưu manh, một lũ ăn cướp.
Họ đã ăn cướp tài sản của tôi, rồi họ bắt cóc người trái pháp luật như thế thì làm sao còn xứng đáng được tôn trọng. Gọi là 'mày' như thế còn là tốt lắm rồi đấy.
BBC: Họ ăn cướp tài sản nghĩa là sao?
Có nghĩa là họ vào nhà tôi lấy đi máy tính, máy chụp ảnh, lấy đi tất cả những vật dụng của tôi, kể cả thư từ của gia đình tôi ở dưới quê gửi lên. Coi như là họ thích lấy cái gì thì lấy cái đấy. Không có một quy định nào cho họ làm như thế cả nhưng vì họ có quyền lực, họ có số đông nên họ muốn làm gì thì làm, không ai cản trở được, trong khi tôi ở nhà có một mình thôi.
BBC: Thưa chị mọi việc có lẽ đều có một cái khởi đầu. Vậy lý do, theo chị, họ có cách đối xử như vậy là tại sao?
Vì họ muốn bịt miệng tôi, một nhà báo tự do. Thế thôi. Trong một cái xã hội mà tất cả báo chí đều do nhà nước quản lý và phải nói theo ý nhà nước và báo chí chỉ được ca ngợi nhà nước, ca ngợi Đảng Cộng sản thôi thì những người nói lên sự thật như tôi đương nhiên phải bị bịt miệng bằng cách này hay cách khác.
Nếu dùng biện pháp pháp luật vu cho một cái tội nào đấy không được, chẳng hạn trường hợp anh Điếu cày, Nguyễn Văn Hải, thì lại dùng bạo lực như một lũ côn đồ. Tôi không có tài sản nào để cho thuê và tôi không kinh doanh cái gì cả nên không vu cáo cho tôi trốn thuế được.
'Làm báo tự do'
BBC: Và lần này chị gửi kiến nghị đến các cơ quan đại diện nước ngoài, về phía Việt Nam chị đã từng kiến nghị bao giờ chưa?

Bà Tạ Phong Tần nói công an đã nhiều lần bắt giam bà trái phép
Tôi đã gửi đơn khiếu nại rồi và suốt hai năm trời không ai giải quyết cả. Đó là khi tôi còn ở ngay phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, tôi đã từng gửi đơn khiếu nại đến công an quận, Viện kiểm sát quận, công an thành phố, Viện kiểm sát thành phố Sài Gòn để khiếu nại về việc bắt giữ tôi trái phép ở cơ quan phường Cầu Ông Lãnh nhưng hai năm trời không ai giải quyết hết.
BBC: Bây giờ cụ thể công việc của chị là gì và chị có bị cản trở trong công việc hàng ngày không?
Tôi hành nghề viết báo tự do và việc cướp đi những phương tiện để làm việc của tôi như máy tính, máy chụp ảnh là việc cản trở rồi đó. Rồi ngăn cản không cho tôi đến chỗ này chỗ nọ là một cái cản trở rồi đó. Trước đây còn câu kết với một người khác, một người bạn tôi để cướp một xe máy của tôi để tôi không có phương tiện đi lại.
Công an thì giữ xe, còn giấy tờ xe tôi đưa cho bạn tôi giữ giùm thì cái cô này mặc dầu là người công giáo nhưng lại tráo trở nói rằng tôi không gửi giấy tờ. Công an thì chặn đường giữ xe của tôi trong khi tôi không có bất cứ vi phạm nào khi đang lưu thông.
Cái biên bản tạm giữ xe lúc đó tôi có chụp lại đăng một bản trên blog của tôi. Nhưng mà ngay cả cái biên bản đó họ cũng vào nhà tôi họ lục soát họ lấy đi luôn. Bây giờ chính tôi cũng không còn biên bản đó nữa.
Biên bản không có, giấy tờ thì bị nó tráo trở nói rằng tôi không có gửi thì tôi không có bất kỳ giấy tờ gì để đi đòi xe lại được. Cái đó chẳng phải là ăn cướp thì là cái gì?
BBC: Cái xe đó bị bắt giữ lâu chưa chị?
Cái đó gần một năm nay rồi.
BBC: Chị hành nghề nhà báo tự do, như vậy là không có thu nhập, bây giờ điều kiện sinh sống của chị ra sao?
Thì tôi sống nhờ vào cái nghề đó, làm báo tự do, viết cho một số tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài, chứ không phải ở trong nước đâu.
BBC: Trong vụ việc lần cuối này phía công an họ có cho biết là liệu mọi việc đã kết thúc ở đấy chưa hay là vẫn có thể có cái tương tự xảy ra?
Tôi không biết vấn đề đó, kết thúc hay không kết thúc là việc của họ và tôi không có quan tâm tới và cũng không cần tìm hiểu. Và cũng không ai nói với tôi cái gì nữa vì họ chỉ bắt cóc tôi và giữ tôi như thế thôi.
Nhưng mà trong lần thứ tư này nó còn có một việc quan trọng hơn, ảnh hưởng tới tính mạng tôi là giật chìa khóa nhà của tôi để khi tôi trở về tôi thấy cái xe của tôi, cái cổ xe lỏng là lỏng lẻo, không sử dụng được. Nếu mà tôi như người bình thường, lên xe là chạy liền có phải tôi chết rồi hay không?
'Chà đạp'
BBC: Thế còn thư này chị gửi đi như vậy thì chị hy vọng là họ sẽ giúp chị ngăn chặn tình trạng hiện nay, như chị nói, là bị cản trở hành nghề viết báo tự do và xâm phạm các quyền con người của chị?
Tất nhiên khi người ta cầu cứu đến một đối tượng nào thì người tao bao giờ cũng đặt niềm hy vọng. Ví dụ như anh cầu nguyện với Chúa thì anh cũng hy vọng Thiên Chúa sẽ ban phước lành cho anh, giúp anh được toại nguyện. Còn bây giờ tôi gửi thư kiến nghị đến cấp có thẩm quyền thì tôi phải hy vọng rằng cái quyền lợi của tôi được bảo vệ.
Tôi càng nhún nhường thì quyền lợi của tôi càng bị chà đạp.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần
Nhưng mà thực tế nhà cầm quyền Việt Nam có biết tôn trọng nhân quyền hay không, có biết tôn trọng các hiệp ước, nghị định thư quốc tế mà họ đã ký kết vào hay không, hay là lúc nào cần bảo vệ quyền lợi của họ thì họ mới viện dẫn hiệp ước, văn bản quốc tế còn lúc nào cần đàn áp người dân thì họ chà đạp lên văn bản luật pháp quốc tế. Cái chuyện đó tôi thấy trên thực tế họ đã làm và đang làm rồi.
Ví dụ như hiện nay đang cần chống Trung Quốc để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ thì họ luôn đưa các văn bản, hiệp ước quốc tế đó lên. Nhưng đối với người dân trong nước họ chưa bao giờ tôn trọng các văn bản đó cả.
BBC: Về phía cá nhân chị thì trong các lần bị bắt chị có làm gì để các tình huống đấy bớt căng thẳng không? Theo như tôi đọc cái bản mà chị gửi đi thì chị cũng chẳng ngán gì họ, theo nghĩa bình dân . Dĩ nhiên trong những tình huống như thế thì căng thẳng sẽ càng thêm căng thẳng?
Căng thẳng hay không là do họ. Nếu mà họ đối xử vô thiên vô pháp, trái pháp luật với tôi thì tôi bắt buộc phải bảo vệ quyền lợi của mình. Chứ tôi không thể vì họ có số đông, họ có sức mạnh mà tôi phải hèn yếu, quỵ lụy và cúi đầu trước mặt họ.
BBC: Ý tôi nói là trong những lần gặp gỡ đó thì chị đều tỏ ra là chị chẳng coi họ ra cái gì. Dĩ nhiên là họ cũng chẳng coi chị ra gì theo những lời chị nói. Nhưng nếu hai bên đều coi nhau chẳng ra gì thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề gì?
Tôi không phải là người có quyền. Tôi càng nhún nhường thì quyền lợi của tôi càng bị chà đạp. Bằng chứng là việc đã xảy ra rồi. Thậm chí có những người bạn của tôi trong Câu lạc bộ Nhà báo tự do đã tự nguyện rút lui, không viết lách gì cả. Có những người bị buộc phải đóng blog.
Càng nhún nhường thì quyền lợi của mình càng bị tước đoạt. Chỉ có tôi bây giờ là người duy nhất của Câu lạc bộ Nhà báo tự do còn tiếp tục viết, còn tiếp tục làm những điều tôi muốn. Tuy rằng nó có bị giới hạn so với người viết báo tự do ở các nước phương Tây, ở thế giới văn minh nhưng dầu sao tôi vẫn hơn những người ở trong nước đang phải ngậm bồ hòn mà đóng blog, hoặc là ngưng viết, hoặc là ẩn danh dưới một cái tên nào đó.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110615_taphongtan_letter.shtml

Sinh viên bị đuổi học vì đọc tin trên mạng


Sinh viên bị đuổi học vì đọc tin trên mạng
SINH VIÊN BỊ ĐUỔI HỌC VÌ ĐỌC TIN TRÊN MẠNG

Một sinh viên cao đẳng y tế ở Việt Nam bị đuổi học vì đọc các tin tức và tài liệu bị cho là "phản động" trên mạng internet.
Từ Anh Tú, nguyên sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, nói với BBC rằng Quyết định số 1080 QD/ CĐYT về việc buộc thôi học do Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn ký đã được Từ Anh Tú bị ngừng việc học từ đầu tháng Sáu
đưa ra hôm 02/06.
Nguyên nhân đuổi học được giải thích là vì Tú đã "vi phạm nhiều lần khoản 7, 8 Điều 6 quy định các hành vi HSSV không được làm của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”.
Các khoản 7 và 8 Điều 6 cấm học sinh, sinh viên làm một số việc , trong có tàng trữ, sử dụng hoặc phát tán "các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước;"; và "thành lập hay tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật".
Hiện Từ Anh Tú, 25 tuổi, đã phải về nhà ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Anh cho biết đã gửi đơn khiếu nại lên hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nhưng không được phản hồi.
Hôm 14/06, thanh niên này gửi tiếp đơn khiếu nại lên Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận để phản đối quyết định của trường, mà "cả tôi và gia đình cùng thấy là hết sức vô lý và bất công".
Đọc tin tức trên internet
Tôi không cho rằng đọc những thông tin đó là phản động vì tôi chưa bao giờ thấy có bất cứ văn bản nào cấm đọc các thông tin nói trên.
Từ Anh Tú
Từ Anh Tú nói với BBC từ Bắc Giang: "Mọi việc bắt đầu từ hôm 16/05, khi tôi đang ngồi đọc tin tức trên mạng trong một quán cà phê internet ở ngay trước cổng trường".
"Lúc đó có khoảng 20 công an ập tới và sau khi xem xét máy tính họ thu được bốn tài liệu mà họ nói là 'phản động'."
Tú cho biết đó là các tin về khiếu kiện của dân oan ở Vinh, đình công của công nhân ở Hà Nội, về đơn tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn và về vụ án Cù Huy Hà Vũ.
Sau đó, cơ quan an ninh tiến hành thẩm vấn nhiều ngày, rồi giao lại cho trường và đề nghị trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên có biện pháp kỷ luật, đồng thời buộc gia đình cam kết không tái phạm.
Từ Anh Tú nói: "Tôi không cho rằng đọc những thông tin đó là phản động vì tôi chưa bao giờ thấy có bất cứ văn bản nào cấm đọc các thông tin nói trên".

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cho rằng việc buộc mình thôi học là trái pháp luật, Tú kiến nghị lên Bộ trưởng Giáo dục đề nghị xem xét bác bỏ quyết định của hiệu trưởng trường.
Trong một diễn biến khác, hôm 10/06 cơ quan an ninh ở TP Hồ Chí Minh đã bắt một hành khách của Vietnam Airlines vì tội mang đĩa hình nội dung 'chống nhà nước'.
Báo Tuổi Trẻ cho hay ông Trần Song Hải, sinh năm 1972, nhập cảnh trên chuyến bay VN742 từ Singapore về TP.HCM đã mang 23 DVD "có nội dung chống lại Nhà nước CHXHCN VN, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, vi phạm pháp luật Việt Nam".
Hiện ông Hải đang bị điều tra xử lý.


BBC News
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110615_viet_student.shtml

Phó giám đốc Công an Ninh Thuận bị dọa giết

Tối 6/5, đại tá Nguyễn Thiếu Hoàng, Phó giám đốc Công an tỉnh Ninh
Thuận, người trực tiếp chỉ đạo thanh tra vụ án đưa người xuất cảnh
trái phép, nhận được điện thoại đe dọa giết. Theo ông Hoàng, nhiều khả
năng số điện thoại đó xuất phát từ máy nội bộ công an tỉnh.

Lúc 21h30 ngày 6/5, một cuộc điện thoại gọi đến số máy nhà riêng của
đại tá Nguyễn Thiếu Hoàng, Phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận. Ông
nhấc máy, người ở đầu dây bên kia hỏi bằng giọng Bắc: "Mày đi thành
phố về rồi phải không".

Khi ông Hoàng hỏi: "Anh là ai?", người kia đe dọa: "Mày để báo chí
tiếp tục đăng vụ xuất cảnh thì mày chết!". Nói xong anh ta cúp máy.
Đại tá Nguyễn Thiếu Hoàng đã báo cáo ngay với Thường trực Tỉnh ủy và
Giám đốc Công an Ninh Thuận về sự việc này.

Theo ông, có thể cuộc gọi được thực hiện từ máy nội bộ của công an
Ninh Thuận, vì ông nghe tín hiệu hơi khác tín hiệu từ máy ngoài, và bộ
phận kỹ thuật của công an Ninh Thuận không truy xuất được số máy gọi
đến.

Trước đó, trong một cuộc họp mở rộng của Đảng ủy Công an Ninh Thuận,
đã có người "nhắn nhủ" đại tá Hoàng: "Sức chịu đựng của con người chỉ
có hạn thôi"!

Vụ án đưa người xuất cảnh trái phép ở Ninh Thuận bắt đầu từ tháng
9/1999 khi Cơ quan An ninh Điều tra công an Ninh Thuận phát hiện một
đường dây làm giả hồ sơ để ghép người muốn xuất cảnh đi Mỹ vào gia
đình người được xuất cảnh theo diện HO hay con lai. Đã có khoảng 50
người ở Ninh Thuận, Đồng Nai, TP HCM xuất cảnh trót lọt từ đường dây
này. Nhưng cũng có vài chục người đang ở Ninh Thuận mất của mà không
đi được.

Để đưa người xuất cảnh trái phép trót lọt, phải qua UBND và công an
phường, xã, công an quản lý xuất nhập cảnh, Sở Ngoại vụ TP HCM, kiểm
tra tại sân bay… Thế nhưng, "kính chiếu yêu" không rọi vào các cơ quan
đó. Người duy nhất đang thụ án 6 năm tù là Hà Thuận, một nông dân ở xã
Nhơn Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận), mới học hết lớp 3.

Năm 2003, Hà Thuận và một bị cáo trong vụ án là Huỳnh Văn Long viết
đơn tố cáo nhiều cán bộ công an Ninh Thuận có khuất tất. Trong số đó
có các ông Huỳnh Thế Kỳ, nguyên trưởng công an huyện Ninh Sơn nay là
Phó giám đốc công an tỉnh; Phan Xuân Ngũ, Phó trưởng phòng PA35, Lâm
Đại Sơn – Trưởng phòng PA24, Phạm Tấn Phú, Trưởng phòng PC21, Công an
Ninh Thuận.

Đại tá Nguyễn Thiếu Hoàng là người trực tiếp chỉ đạo thanh tra theo
nội dung đơn tố cáo. Nhưng khi đó, công an tỉnh Ninh Thuận không đủ
điều kiện để xác minh rõ. Tháng 7/2005, ông Hoàng tiếp tục gửi thư về
vụ án này đến Tổng Bí thư, lãnh đạo Bộ Công an và Thường trực Tỉnh ủy
Ninh Thuận.

Tuy nhiên, hiện Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Công an Ninh Thuận
chưa có phản hồi nào.

(Theo Tiền Phong)

Trung Quốc gây khó trên biển, tận thu trên bờ

Trung Quốc một mặt cấm đoán, xua đuổi ngư dân nước ta đánh bắt trên biển, mặt khác, thương nhân của họ tìm mọi cách thu gom nguyên liệu thủy hải sản ngư dân Việt Nam đánh bắt được.

Trong điều kiện nguyên liệu hải sản cạn kiệt, mùa đánh bắt lại gián đoạn, dẫn đến tình trạnh cạnh tranh nguyên liệu hải sản khốc liệt, nhiều doanh nghiệp tại Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) 2011 phẫn nộ trước hành động cạnh tranh thiếu công bằng từ doanh thương Trung Quốc.

Ép từ biển lên bờ

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP, trên biển, một mặt ngư dân chịu tác động từ lệnh cấm biển của Trung Quốc, nhiều tàu thuyền không dám ra các ngư trường đánh bắt, còn những tàu đi đánh bắt về thì thương nhân Trung Quốc tìm mọi cách gom nguyên liệu ngay trên biển. Trên bờ thương nhân nước này lại tranh giành nguyên liệu với doanh nghiệp trong nước.

Ông Nguyễn Điểm, Giám đốc công ty cổ phần Procimex (Đà Nẵng) cho biết, để cạnh tranh nguyên liệu, doanh nghiệp trong nước phải nâng giá cao hơn mức giá phía thương nhân Trung Quốc đưa ra, vậy mà vẫn không mua đủ nguyên liệu.

Việc thu mua không lành mạnh của thương nhân Trung Quốc đang đẩy khó cho doanh nghiệp trong nước.

Đây cũng là ý kiến của ông Phạm Xuân Nam, Công ty cổ phần Đại Thuận (Khánh Hòa), lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp ông Nam thu mua được chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến. Theo ông Nam, những người thu mua hải sản Trung Quốc  đã "chiếm lãnh địa"của doanh nghiệp trong nước từ lâu mà chưa có phản ứng mạnh mẽ cần thiết từ ngư dân, doanh nghiệp và cả cơ quan chức năng với Trung Quốc, hoặc nếu có cũng quá nhẹ nhàng.

"Hiện họ đến mua hàng, đặt gia công rồi chở về Trung Quốc cứ như đang ở đất Trung Quốc" ông Nam bức xúc.

Rủi ro doanh nghiệp Việt "hứng"

Các doanh nghiệp chế biến hải sản cho biết, trong khi mua nguyên liệu từ ngư dân, họ phải xuất hóa đơn và chịu thuế, thì phía thương nhân Trung Quốc mua trực tiếp từ ngoài biển hay trong bờ đều không chịu bất cứ một thứ thuế nào, do đó chỉ cần nâng giá mua cao hơn một chút là họ có thể mua bao nhiêu tùy thích.

Thêm nữa, việc mua bán qua đường tiểu ngạch được thanh toán bằng Việt Nam đồng hay nhân dân tệ và không thể thống kê được giá trị mua bán cụ thể. Ông Phạm Xuân Nam khẳng định, giá trị từ hình thức mua bán này rất lớn mà không thể đưa vào thống kê giá trị xuất khẩu của ngành, nó còn làm mất cân đối cán cân thương mại, tăng tỷ lệ nhập siêu với Trung Quốc.

Bà Sắc cho rằng, khó khăn trong việc cạnh tranh nguyên liệu, cộng với chi phí đầu vào tăng nhanh... khiến từ đầu năm đến nay, có khoảng 147 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản quay lưng với công nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến từ đầu năm đến nay, có thêm 15 thị trường mới nhưng bị mất tới 14 thị trường cũ.

"Nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải tìm mọi cách mua nguyên liệu bằng mọi giá để chế biến, trong điều kiện chi phí đầu vào cao ngất ngưởng mà giá xuất khẩu không tăng sẽ ẩn chưa rất nhiều rủi ro, hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ phá sản", bà Sắc cảnh báo.

Ông Điểm kiến nghị, vai trò quan trọng quyết định từ chính quyền các địa phương tác động tới ngư dân, đồng thời ngành nông nghiệp cần nghiên cứu chế tài áp thuế cho chính những ngư dân tham gia bán hàng cho thương lái nước ngoài. Theo bà Sắc, Indonesia đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước, Việt Nam nên nghĩ tới phương án này để giữ nguồn nguyên liệu.

'Bất thường và lẫn lộn'

Một người bán hàng ở Hà Nội

Các mặt hàng ở Việt Nam đều tăng giá mạnh trong những tháng gần đây

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị có các biện pháp để khôi phục sự ổn định kinh tế và lòng tin của người dân theo dưới sức ép của các nhà tài trợ họp ở Hà Tĩnh trong tuần trước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định với các nhà tài trợ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ tiền tệ được đưa ra trong Nghị quyết 11 hồi đầu năm nay để giảm lạm phát và tăng dự trữ ngoại tệ mạnh.

Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, ông Deepak Mishra, nói với phóng viên BBC Nguyễn Hùng từ London rằng các tín hiệu từ Hội nghị Nhóm Tư vấn Không Chính thức Giữa kỳ ở Hà Tĩnh là tích cực:

Chúng tôi nhận được nhiều lời trấn an từ chính phủ tại Hội nghị giữa kỳ. Một trong những vấn đề chính được bàn thảo là Nghị quyết 11 sẽ được thực hiện trong bao lâu. Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ và các tổ chức khác cũng nói còn quá sớm để chấm dứt các biện pháp nằm trong Nghị quyết 11 và Phó Thủ tướng cũng nói trong diễn văn bế mạc rằng họ sẽ cố gắng để giữ lạm phát ở mức một chữ số, tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.

BBC: Thế nhưng đó chỉ là những lời nói. Chính phủ có đưa ra những biện pháp cụ thể nào mà họ sẽ làm trong vấn đề đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước lớn và sự thiếu hiệu quả của đầu tư không?

Chúng tôi mong đợi những biện pháp cụ thể trong hai tháng tới đây. Đợi đến tháng Mười Hai sẽ là quá muộn.

Kinh tế gia Deepak Mishra

Tôi không biết nội bộ chính phủ đã thảo luận tới đâu vấn đề này trước khi diễn ra hội nghị và có thể họ sẽ phải ngồi lại và thảo luận thêm trước khi đưa ra các biện pháp cụ thể. Những gì họ nói với chúng tôi là chính phủ sẽ cải cách tốt hơn các doanh nghiệp nhà nước.

Một trong những cam kết cụ thể là nhà nước sẽ cung cấp thêm thông tin về các khoản nợ và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Các thông tin này sẽ được đưa ra Quốc hội và có nhiều khả năng sẽ được công bố cho công chúng.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy cổ phần hóa sẽ được đẩy mạnh. Hai nghị định đã được đưa ra để thúc đẩy quá trình này.

Nói chung có nhiều lời trấn an nhưng chúng tôi không đi vào thảo luận chi tiết và chúng tôi cũng không trông đợi sẽ có những thảo luận cụ thể vì đó là những vấn đề nhạy cảm, vấn đề chủ quyền và Việt Nam muốn thảo luận trong Đảng và nhà nước trước khi có cam kết cụ thể.

BBC: Vậy liệu vào kỳ họp Nhóm Tư vấn vào cuối năm nay chúng ta sẽ được biết những cam kết cụ thể?

Chúng tôi mong đợi những biện pháp cụ thể trong hai tháng tới đây. Đợi đến tháng Mười Hai sẽ là quá muộn.

Tôi nghĩ rằng Nghị quyết 11 đã đề ra nhiều vấn đề. Một trong số các vấn đề hiện nay là chính sách tài khóa. Cho tới nay chính sách tiền tệ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề kinh tế nhưng chưa có gì rõ ràng về chính sách tài khóa bao gồm cả việc giảm đầu tư công.

Ngoài ra còn có vấn để quản lý các ngân hàng nữa. Ngay bản thân các chính sách được đề ra trong Nghị quyết 11 cũng không phải đều đã được thực hiện nên cần tiếp tục đi theo hướng đó trong thời gian tới đây.

'Điều tồi tệ cần thiết'

Rút tiền

Việt Nam đã hạn chế lượng tiền trong lưu thông để kiềm chế lạm phát

BBC: Tôi vừa nói chuyện với một kinh tế gia Việt Nam và ông nói rằng đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước trong năm nay còn lớn hơn cả trong năm trước đó. Như vậy là sẽ phải có những biện pháp mạnh mẽ để điều tương tự không diễn ra trong các tháng cuối năm nay.

Nếu điều đó là đúng thì thật đáng lo ngại. Vào thời điểm này chúng tôi chưa có thông tin hữu ích nào để nói rằng đầu tư của nhà nước vào các công ty quốc doanh nhiều hơn hay ít hơn so với năm ngoái. Nhưng hiện cũng có những thông tin chúng tôi có cho thấy những tín hiệu tích cực hơn.

Theo những thông tin được cập nhật hàng tháng, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tức các khoản cho vay của ngân hàng, ở mức dưới 20% và nguồn cung tiền tệ, tức tiền mà ngân hàng in thêm và một số khoản gửi tiết kiệm, ở mức dưới 16%. Tăng trưởng tín dụng hiện ở mức 6% và nguồn cung tiền tệ ở mức 2%. Điều này đáp ứng được mục tiêu của Nghị quyết 11.

BBC: Hai số liệu ông vừa đưa ra cho thấy họ đang đi đúng hướng và Ngân hàng Thế giới hài lòng về điều này?

Chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi hài lòng. Khi tăng trưởng tín dụng giảm xuống nó ảnh hưởng tới nền kinh tế, tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng chúng ta đang xem xét tăng trưởng tín dụng trong mối tương quan với lạm phát cao, hiện tượng cũng gây tác hại cho kinh tế. Bởi vậy tôi nghĩ đó là sự tồi tệ cần thiết để giảm lạm phát.

BBC: Hiện tại chúng ta đang ở trong tình trạng lạm phát cao trong khi dự trữ ngoại hối lại ở mức thấp. Ông có thể giải thích tại sao sự thể lại như hiện nay không?!

Có rất nhiều lý do và không phải tất cả các lý do này đều có liên quan tới nhau.

Chúng ta đều biết lạm phát ở Việt Nam trong ba, bốn năm qua đều ở mức cao.

Một trong các lý do là ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã chứng kiến điều này trong năm 2008 và bây giờ trong năm 2011.

Nhưng cũng có nhiều yếu tố nội địa có liên quan, đó là chính sách tiền tệ và tài chính của chính phủ.

Sự song song tồn tại của dòng tiền lớn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam và lượng dự trữ ngoại hối thấp là bất thường.

Kinh tế gia trưởng Ngân hàng Thế giới Deepak Mishra

Chính phủ đã sử dụng các công cụ này quá mức và nó gây ra lạm phát cao.

Còn về dự trữ ngoại hối, đây là tình huống lạ lùng.

Việt Nam nhận được nhiều đầu tư nước ngoài và ngay cả hiện nay lượng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn. Hơn nữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng không phải là lớn và đang giảm đi.

Bởi vậy sự song song tồn tại của dòng tiền lớn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam và lượng dự trữ ngoại hối thấp là bất thường.

Điều này xảy ra một phần là vì người Việt Nam đã mất lòng tin vào tiền đồng và chuyển các khoản tiết kiệm của họ sang các tài sản khác an toàn hơn như vàng và bất động sản.

Đây là vấn đề tâm lý của người dân và chính phủ cần khôi phục lại niềm tin bằng cách giảm lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

'Tín hiệu lẫn lộn'

BBC: Liệu việc trả nợ vốn vay phát triển và các khoản vay khác có ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối không vì hàng năm Việt Nam phải trả hàng tỷ đô la cho khoản này?

Đây không phải là yếu tố lớn. Hầu hết các khoản vay phát triển của Việt Nam đều có những điều kiện tốt về lãi suất và thời hạn. Ví dụ nếu Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay thì lãi suất chỉ là 0,7%, thời hạn từ 35-40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.

Nhìn chung viện trợ phát triển chính thức luôn là số dương vì kể cả khi Việt Nam phải trả nợ thì số tiền họ nhận được hàng năm vẫn lớn hơn.

Nếu chỉ nhìn lạm phát thì các tín hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng trong tháng Sáu và tháng Bẩy trước khi giảm xuống

Kinh tế gia Deepak Mishra

Lý do chính mà dự trữ ngoại hối giảm là người dân giữ đô la và vàng.

Tôi mới về Hà Nội và nghe nói nhiều tới khả năng đổ vỡ của thị trường bất động sản. Ông có thấy điều này có thể xảy ra không và nếu nó xảy ra thì hậu quả đối với nền kinh tế sẽ ra sao?

Tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi có theo dõi thị trường bất động sản nhưng không có những thông tin hữu ích và đáng tin cậy nào. Bởi vậy tôi không thể bình luận về vấn đề này. Những bình luận của tôi sẽ chỉ góp phần vào những đồn đoán mà thôi.

Dĩ nhiên tôi biết là do tiền đồng không còn hấp dẫn do mức lạm phát cao nên người dân phải tìm các tài sản khác cho dù đó là đô la, vàng hay bất động sản. Nhu cầu bất động sản có thể góp phần tạo ra hiện tượng bong bóng nhưng thực ra tôi khó có thể bình luận gì về vấn đề này và tôi không muốn góp phần tạo ra sự hỗn loạn thông tin.

BBC: Và theo ông thì nền kinh tế sẽ xấu đi trước khi được cải thiện hay nó sẽ chỉ có tốt lên mà thôi?

Có nhiều mảng khác nhau trong kinh tế vĩ mô và chúng tôi đánh giá sự ổn định theo bốn khía cạnh khác nhau. Chúng tôi theo dõi thị trường ngoại hối, dự trữ ngoại hối, lạm phát và lãi suất.

Chúng tôi thấy có sự tiến bộ ở hai lĩnh vực là sự ổn định tỷ giá và dự trữ ngoại hối đang tăng.

Nhưng lạm phát lại tăng thêm và lãi suất vẫn ở mức cao.

Vào thời điểm hiện nay, các tín hiệu khá lẫn lộn.

Nếu nhìn tổng thể cả bốn khía cạnh thì đã có sự ổn định hơn so với hồi tháng Hai năm 2011.

Nhưng nếu chỉ nhìn lạm phát thì các tín hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng trong tháng Sáu và tháng Bảy trước khi giảm xuống nếu không có các tác động gây sốc từ bên ngoài và Nghị quyết 11 được thực hiện.

Chuẩn bị làm cảng phục vụ dự án bô xít Tây Nguyên

Thủ tướng cho phép UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện việc thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư để triển khai xây dựng Dự án Cảng Kê Gà theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận phải xác định chính xác diện tích đất của Dự án Cảng Kê Gà; đồng thời bổ sung diện tích đất vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Cảng Kê Gà được xây dựng tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Cảng có có chiều dài ven biển khoảng 2 km với tổng diện tích khoảng 366 ha kể cả diện tích đất liền và diện tích mặt nước.

Dự kiến, Dự án Cảng Kê Gà được chia thành 4 giai đoạn. Công suất bốc dỡ giai đoạn một sau 2 năm xây dựng sẽ đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm, đến năm 2020 sẽ hoàn tất cả 4 giai đoạn xây dựng với tổng công suất bốc dỡ được nâng lên khoảng 35 triệu tấn mỗi năm.

Để triển khai dự án này, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định thu hồi, ngừng triển khai đối với 12 dự án du lịch nằm bên trong ranh giới cảng.

Cảng Kê Gà hình thành được kỳ vọng sẽ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bô xít nhôm.

(Theo website Chính phủ)

Vụ nổ ống dẫn nước thủy điện: công nghệ nhập từ Trung Quốc

SGTT.VN - Khoảng 9 giờ sáng ngày 14.6, công trình ống dẫn nước của đập thủy điện Đạm Bol Đạ Tẻh nằm trên địa bàn thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã bị vỡ, khiến 1 người chết, 1 người mất tích và 3 người khác bị thương nặng.

Vụ vỡ ống dẫn nước thủy điện đã gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn. Ảnh: Q.S

Sau khi xảy ra sự cố đường ống dẫn nước của công trình nhà máy thủy điện Đạm Bol, một lượng lớn bùn đất lên đến hàng ngàn mét khối bị nước cuốn đổ ập xuống địa bàn ở thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, kéo theo hai căn nhà và 5 người dân đang sinh sống trong khu vực. Trong số 5 nạn nhân bị nước cuốn trôi, có 4 người trong cùng một gia đình, đó là gia đình chị Vũ Thị Hòa (31 tuổi), cùng 3 người con là Trần Văn Trung (11 tuổi), Trần Văn Thành (10 tuổi) và Trần Thị Bích Hiếu (5 tuổi). Đến 11 giờ trưa cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể của cháu Trung, chị Hòa cùng 2 người con còn lại là Hiếu và Thành trong tình trạng bị thương rất nặng.

Vụ vỡ đường ống dẫn nước thủy điện này đã gây nên dòng chảy dữ dội kéo dài gần 5 km, gây xói lở nghiêm trọng trên một địa bàn rộng lớn. Trước sự bồi lấp của hiện trường và dòng chảy dữ dội từ đường ống dẫn nước bị vỡ, mặc dù tỉnh Lâm Đồng đã huy động trên 250 người tìm kiếm cứu nạn nhưng 18 giờ chiều cùng ngày, nạn nhân còn lại là chị Vũ Thị Lương, 33 tuổi vẫn chưa được tìm thấy.

Được biết, công trình thủy điện Đạm Bol Đạ Tẻh do công ty cổ phần điện Bảo Tân (Lâm Đồng) làm chủ đầu tư. Công trình có 3 tổ máy phát điện, với tổng công suất thiết kế 9,6MW. Công trình này được xây dựng bởi thiết bị công nghệ được nhập từ Trung Quốc. Hiện nguyên nhân dẫn đến sự cố này vẫn đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.

Quang Sáng

Bức ảnh 12/06/2011 va` câu hỏi công an Việt nam ăn lương của dân để làm gi`?

Phan Nguyên - Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng 12/06 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua nha thờ Đức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xẩy ra vụ "bắt bớ". Đoàn biểu tình chia làm hai hướng, một hướng về dinh Độc Lập, một hướng vể đường Lê Duẩn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh nhà thờ Đức Bà.


Ngay lập tức, một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực ( như bức ảnh các bạn đang thấy). KINH !

Tôi bị đưa vào Ủy ban nhân nhân dân Quận 1 trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc và bị ăn 2 cú lên gối (chỉ bị đau tay thôi, rất may,hi), lại một lần thất KINH !

Rất may, một anh an ninh( chắc cũng sếp lớn) ra can thiệp và tôi không bị đánh nữa. Tiếp theo là màn làm việc xác minh lý lịch. Tôi hợp tác 100%, hỏi gì trả lời nấy, chẳng có gì che giấu (anh làm việc với tôi rất lịch sự). Khoảng 12h trưa tôi bị đau bao tử và rất đói, nên tôi đè nghị được ăn trưa và cung cấp 2 viên Maalox. Đúng như anh em nói đùa, trưa 12/06 tôi ăn cơm nhà nước "một bún gạo" và Maalox thì chưa thấy.

Làm việc nói cho mỹ miều thôi, chứ cũng xác minh tôi là cái thằng nào thôi,( mà chung quy, tôi chả là thằng nào, chỉ một thằng bày tỏ lòng yêu nước. thế mới đau), hỏi han thăm do đến khoảng 14h là kêt thúc và nội dung thì cũng xoay quanh: sơ yêu lý lịch, đi biểu tình với ai, tại sao lại đi...những câu hỏi đã gặp năm 2007.

Nghỉ giải lao 15 phút, thì đến màn đấu tranh tư tưởng, nào là giải thích đúng sai về đi biểu tình, đi biểu tình với cơ sở pháp lý nào, đã có Đảng Nhà nước lo rồi..., tâm lý chiến nữa, ghê lắm!

Tôi dân Quảng Nam, cũng ham hố lắm, tranh luân tơi bời. Biểu tình được Hiến Pháp Việt Nam công nhân, nhưng chưa có luật điều chỉnh. Vậy cho nên, công dân có thể làm những gì luật pháp không cấm. Chắc cũng vì lý do đó, tôi được rất nhiều anh an ninh ra "trò chuyện".

Khoảng 16h thì một anh an ninh (theo phong cách, tôi nghĩ là sếp) có cầm theo chứng minh thư của tôi đến gặp tôi, ( tôi tưởng mình được thả, chỉ là tưởng bở thôi), và yêu cầu tôi viêt cam kết không đi biểu tình nữa thì sẽ được về.

Tôi kiên quyết không viết cái cam kết vô lý đó, khoảng 16h30, xe công an Phường 7 (nơi tôi tạm trú) đưa tôi về trụ sở công an phường tiếp tục làm việc. Lại làm việc, thực nực cười, cũng chỉ những câu hỏi lúc sáng thôi, không có gì mới lại còn không chi tiết bằng nữa.

Làm việc tại công an phường khoảng 18h là xong và ngồi đợi. Ngồi không, nhưng tai trụ sơ công an cảm giác sẽ như thế nào? Đến 18h30 mình yêu cầu được ra về, nếu tạm giừ thì cung cấp cho mình lệnh tạm giữ. Ạnh trực ban tại phường rất ôn hòa, giả thích mình sẽ không bị tạm giữ qua đêm, ơn trời. 15 phút sau bên an ninh xuống xác nhận, và mình được trả lại CMND, điện thoại di động. Dĩ nhiên là được ra về.

Vỡ đập thủy điện ở Lâm Đồng, 5 người thiệt mạng

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/dam-broke-in-lamdong-06142011094823.html

5 người và 3 căn nhà bị cuốn trôi sau khi cống đường ống dẫn nước của đập thủy điện Đạm Bol thuộc huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, bị vỡ vào sáng ngày hôm nay.

Báo Vietnam net trích lời của ông Nguyễn Văn Triệu, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bảo lâm cho biết như vậy. 
Sự cố vỡ đập thủy điện đã khiến một  khối lượng lớn nước kéo theo bùn đất đổ xuống khu vực dân cư bên dưới. Trong số những người thiệt mạng có một trẻ trai 11 tuổi. Một nạn nhân nữ bị mất tích. Có 3 người khác bị thương nặng phải đi cấp cứu.
Huyện Bảo lâm đã huy động hơn 100 người đến tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.