THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 February 2012

Đi massage, phó chi cục thuế bị chuyển công tác!

Xác định những việc làm của Phó chi cục Thuế TP Cà Mau vi phạm điều Đảng viên không được làm nên sau khi nhận kỷ luật, ông này còn bị chuyển công tác.
> Phó chi cục thuế đi massage, xem bói bị kỷ luật

Sáng 17/2, Cục thuế tỉnh Cà Mau triển khai quyết định chuyển công tác đối với ông Phạm Minh Quang từ vị trí Chi cục phó Chi cục thuế TP Cà Mau sang Cục thuế Cà Mau giữ chức Phó phòng tổng hợp nghiệp vụ và dự toán.
Cơ sở massage Thủy Cung nơi ông Quang thường lui tới. Ảnh: Thiên Phước.
Cuối năm ngoái, ông Quang bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cà Mau kết luận từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2011 đã nhiều lần đến cơ sở massage Thủy Cung của Công ty TNHH Nhà hàng Nghệ An ở phường 6, TP Cà Mau để thư giãn. Có lần ông Quang với hai người bạn được miễn phí vé nhưng sau khi massage cán bộ thuế còn kêu giám đốc công ty Nghệ An là ông Huỳnh Thanh Triều trả 400.000 đồng tiền “bo” cho 3 nữ nhân viên.
Khi bị chủ cơ sở massage phản ứng, ông Quang cùng thuộc cấp Trần Thanh Long tìm cách kiểm tra, trù dập người tố cáo rồi ra quyết định phạt cơ sở massage Thủy Cung gần 200 triệu đồng. Không chỉ vậy, ông Quang còn bắt ông Triều đưa gia đình mình đi coi bói... miễn phí.
Đến tháng 10/2011, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cà Mau quyết định kỷ luật Đảng ông Quang với hình thức cảnh cáo. Đối với ông Long, tuy là cánh tay đắc lực của ông Quang nhưng chỉ bị đơn vị kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Thiên Phước

17.2.1979 – 17.2.2012



Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. Nguồn báo chí TQ

17.2.2012. Đúng vào ngày này, 33 năm trước, Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới đường bộ giữa hai nước. Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt với hệ lụy kéo dài nhiều năm sau cho phía VN cũng như những trận chiến sau đó giữa 2 bên vào những năm 1984, 1988 đã không bao giờ được nhà nước VN công khai nhắc đến.

Rất nhiều người dân bình thường nếu không theo dõi thông tin từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là giới trẻ sinh ra sau năm 1979, sẽ không biết gì về những cuộc chiến này, kể cả thực tế một số khu vực, vủng đất dọc biên giới mà TQ vẫn còn chiếm giữ từ đó. Vụ Hoàng Sa, Trường Sa cũng chỉ mới được công khai nói đến nhiều vài năm gần đây, sau rất nhiều cuộc biểu tình tự phát phản đối TQ xâm lược Hoàng Sa Trường Sa của người dân tại 2 thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn. Nói một cách ngắn gọn, trong toàn bộ mối quan hệ giữa hai đảng và nhà nước cộng sản VN-TQ từ bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ có cái gì được công khai, minh bạch cả. Đất nước là của chung nhưng 85 triệu người dân VN lại không có quyền được biết những gì đã xảy ra với chính đất nước mình, dân tộc mình. Trái ngược hẳn với cách tuyên truyền nhồi sọ nhân dân được đảng và nhà nước VN tích cực áp dụng đối với hai “cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp, chống Mỹ”-cho đến tận ngày hôm nay.


Những người lính trẻ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 chống láng giềng Trung Quốc.

Một cuộc chiến cố tình bị lãng quên. Những trang lịch sử như không hề tồn tại. VN từ ngày đảng và nhà nước cộng sản lên nắm quyền có bao nhiêu ngày tháng, sự kiện lịch sử không tồn tại như thế, hoặc tệ hơn nữa, được viết lại một cách méo mó, sai lệch hoàn toàn?

Thiệt thòi chính là tuổi trẻ VN. Một dân tộc chỉ thực sự mạnh khi được hiểu biết đầy đủ, chính xác về chính mình và thế giới, về quá khứ hiện tại lẫn tương lai. Để có thể có được những chọn lựa, những bước đi sáng suốt. Có lần một chị bạn nhà văn của tôi đã nói một câu: bi kịch của dân tộc VN là trước phần lớn những sự lựa chọn có liên quan đến vận mệnh đất nước, dân tộc, họ lại thường có những lựa chọn sai. Và đã phải trả giá quá đắt cho những chọn lựa sai lầm vì thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch đó.


Tù binh Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979

Còn từ khi có đảng và nhà nước cộng sản, đảng và nhà nước đã giành cho mình cái quyền nghĩ thay, chọn lựa, quyết định thay cho nhân dân, nhưng lại luôn luôn dán cái nhãn nhân dân: nhân dân chọn lựa, nhân dân đồng tình với đảng, nhân dân đứng về phía đảng, nhân dân bất bình chuyện này chuyện kia…

Người dân không cần suy nghĩ, quan tâm gì nữa-chuyện chính trị đã có đảng và nhà nước lo.

Khi một dân tộc bị tước đi quyền suy nghĩ, chọn lựa, dân tộc ấy không thể trưởng thành.

Trước kia, đảng cộng sản VN thắng Pháp, thắng Mỹ-hay ít ra họ tưởng là như thế, (bởi còn phải định nghĩa lại thế nào là thắng, thua, được, mất…), đó là vì ít ra họ không sợ hãi và biết cách tuyên truyền làm cho người dân không sợ hãi.

Chỉ riêng đối với TQ, nhà cầm quyền VN không chỉ sợ mà còn truyền cái nỗi sợ ấy cho nhân dân, làm cho dân tộc VN trở nên hèn yếu đi. Điều này càng nguy hiểm hơn bởi kẻ thù mà chúng ta có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai gần đã từng là kẻ thù nghìn năm trước, kẻ thù của hôm qua và cả hôm nay, trong cái lớp vỏ tình anh em hữu nghị. Một kẻ thù/người láng giềng mà người VN không thể tránh né. Sau cuộc chiến, Pháp, Mỹ rút đi, nhưng TQ thì luôn luôn còn đó, núi liền núi sông liền sông với VN. Và tệ hại hơn, thâm hiểm hơn gấp nhiều lần những kẻ thù khác. Một nhà cầm quyền khinh thường mọi quy ước, luật lệ của quốc tế và của nhân loại văn minh trong mọi lĩnh vực từ ngoại giao, kinh tế cho đến nhân quyền, sẵn sàng tàn bạo với chính người dân của mình thì có hy vọng gì tử tế với các dân tộc khác?

Trong khi đó thì người VN lại không được công khai học những bài học lịch sử từ trong mối quan hệ giữa hai bên và những cuộc chiến sai lầm trong quá khứ để chuẩn bị cho tương lai.

Trong khi đó thì người VN lại đang bị chính nhà cầm quyền làm cho bạc nhược đi trong sự lãng quên, vô cảm với chính số phận của đất nước.

Như sự lãng quên đang diễn ra ở VN vào đúng cái ngày 17.2 này.

Song Chi
17-02-2012

Nhiều chủ đầm ở Tiên Lãng từng bị cưỡng chế

Trước vụ ông Đoàn Văn Vươn, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã cưỡng chế 70 ha đầm tôm của ông Lê Đình Thảo, sau đó đấu giá. Tuy nhiên, việc cưỡng chế đất của ông Nguyễn Thế Đọc lại bất thành.
> 'Không sửa luật đất đai, sẽ còn nhiều vụ Tiên Lãng'

Chiều 15/2, trong ngôi nhà mái bằng ở thôn Mỹ Lộc (xã Tiên Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng), anh Lê Văn Tân, con trai chủ đầm Lê Đình Thảo chia sẻ, 4 năm trước, gia đình cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như ông Đoàn Văn Vươn. Năm 1992, được giao 70 ha đất trong vòng 12 năm gia đình đã vay mượn ngân hàng và nhiều nơi khác để có tiền thuê nhân công đắp gần 3 km đê quai chống bão. Bãi đất triều ven cửa sông Văn Úc sau nhiều năm sóng gió trở thanh một vùng đất màu mỡ. 

Theo anh Tân, sau 12 năm, UBND huyện đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích trên, không bồi thường cho gia đình. Gia đình đã có nguyện vọng được giao lại để tiếp tục canh tác nhưng không được chấp nhận. "Thu hồi đất về, xã đã giao cho một số người quản lý trong vòng 3 năm rồi tổ chức đấu thầu. Lúc đó gia đình cũng bỏ thầu nhưng bị thua", anh Tân rầu rĩ. 

Ảnh: Thái Thịnh.
Anh Tân (con trai ông Thảo, ngồi giữa) cùng những người thân nhớ lại vụ cưỡng chế 4 năm trước. Ảnh: Thái Thịnh.

Ông Lê Quang Vinh, chú của anh Tân cho biết: "Nếu nhà nước lấy diện tích trên làm các công trình quốc gia thì gia đình sẵn sàng trả lại. Nhưng họ lấy lại để đi đấu thầu mà không ưu tiên cho gia đình chúng tôi, những người đi khai phá khu đầm này đầu tiên thì không hợp lý", ông Vinh nói.

Sau nhiều lần làm đơn khiếu nại các cấp, năm 2006, Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng lúc đó là ông Nguyễn Quan Hoài đã có văn bản kiến nghị lên UBND thành phố với nội dung: "Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được duyệt..", nên ưu tiên giao đất, thuê đất cho ông Lê Đình Thảo nếu có nhu cầu sử dụng tiếp. Tuy nhiên, văn bản này không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện.

Trước quyết định thu hồi của huyện, gia đình ông Lê Đình Thảo đã kiện ra tòa hành chính từ cấp huyện lên cấp tối cao. Theo đại diện gia đình, đáng nhẽ ra, sau khi Luật đất đai 1993 ra đời, huyện Tiên Lãng phải điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như quy định, song huyện đã không thực hiện. Đây là căn cứ để gia đình chủ đầm này khởi kiện.
Theo ông Đặng Hùng Võ, Luật đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất là 20 năm, còn Luật đất đai 1987 không quy định thời hạn này. Vì vậy, nếu UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho người dân trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thì sau đó cần phải điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như luật định.
Theo ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Viện KSND Tối cao từng có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm nhưng bị bác bỏ

Ròng rã vác đơn đi kiện, một thời gian ngắn sau khi khu đầm bị thu hồi, ông Thảo qua đời. Anh Tân phân trần, không chỉ bị thu hồi 70 ha đất bãi triều ven sông khu vực Gảnh Chè, gia đình đã đầu tư nuôi thả thủy sản trên vùng này nhưng đến khi cưỡng chế chưa kịp thu hoạch. "Bố tôi giờ cũng đã mất rồi. Giờ gia đình chỉ có nguyện vọng là chính quyền giao lại đất để tiếp tục sản xuất để trả nợ. Ngoài ra việc đền bù trong quá trình cưỡng chế cũng phải được tính toán cho phù hợp", anh Tân nói.

Theo lời anh Tân, vài ngày trước đó, một số công an thành phố và huyện đã tới nhà anh. Họ đặt ra các câu hỏi việc thu hồi của huyện gia đình có nhận được bồi thường không? Tài sản của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế là gì và khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không? 

Trao đổi với VnExpress ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết, 4 năm trước, khi diễn ra vụ cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Thảo, số lượng người kéo đến đầm hôm đó đông không kém so với lượng kéo đến nhà ông Vươn sáng 5/1. "Tuy nhiên, gia đình ông Thảo đã tuân theo những bản án đã kết luận của tòa trước đó và không có bất cứ sự chống đối hay phản kháng nào", ông Trong nhớ lại.

Theo ông Trong sau khi xảy ra vụ cưỡng chế, tài sản trên diện tích 70 ha của ông Thảo đã bị nhiều người đến "hôi của". Sau đó chính quyền giao cho một số hộ dân quản lý vài năm thì mảnh đất trên cũng được đưa ra đấu giá.
Anh Tân chỉ về cánh đồng rộng 70 ha mà gia đình đã làm nhiều năm trước đó. Ảnh: Thái Thịnh.
Vị Phó chủ tịch Liên chi hội đại diện cho hàng chục hộ đầm đang nuôi thủy sản ở huyện Tiên Lãng cho rằng, nếu đúng 70ha của gia đình ông Thảo thuộc diện đất nông nghiệp (nếu đóng thuế đất nông nghiệp) thì các cơ quan chức năng khi lấy lại phải bồi thường. Quan trọng hơn khi chủ đầm đã bỏ nhiều công sức ra để khai hóa đầm trên thì khi hết hạn thì phải ưu tiên cho họ tiếp tục canh tác.
"Xét về Luật đất đai nếu là đất nông nghiệp thì phải 20 năm chứ không như ký kết 12 năm", ông Trong nhận định.
Trong khi đó, với trường hợp đầm tôm của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc (trú xã Nam Hưng), vụ cưỡng chế của huyện Tiên Lãng đã bất thành. Đầu năm 1998, UBND huyện ký quyết định cho hộ ông Đọc thuê 30 ha đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Đông Hưng - Tây Hưng.
Thời hạn cho thuê đất của ông Đọc là tới hết 2005 nhưng huyện đã thu hồi trước hạn bằng quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đầm bãi này của gia đình ông. Do thời hạn thuê chưa hết, quyết định thu hồi ghi rõ "không đền bù", ông Đọc không bàn giao. Ngay sau đó, ông Đọc viết đơn kiến nghị đề nghị huyện tiếp tục cho thuê đất khi chưa hết hạn sử dụng, đơn xin được nộp thuế để được giao đất...
Tuy nhiên, UBND huyện vẫn không đồng tình. Sau rất nhiều đơn thư kiến nghị ông Đọc gửi lên nhưng không được huyện giải quyết. Đến ngày 18/7/2008, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền mời ông Đọc lên trụ sở huyện làm việc và khẳng định sẽ thực hiện cưỡng chế nếu gia đình không bàn giao đầm.
"Sáng 22/8/2008, tôi thấy đài truyền thanh của xã đọc nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đình mình. Một ngày sau, cả trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của bốn xã và từ huyện kéo xuống đầm nhà tôi", ông Đọc nhớ lại.
Tuy nhiên, theo chủ đầm này, khi máy xúc được điều đến để phá đầm, gia đình ông đã huy động gần 50 người ra, quyết làm làm căng, yêu cầu lập biên bản về việc tại sao phá đầm. "Biên bản lập xong, có chữ ký của đầy đủ các ban ngành. Sau khi lập, lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng tự rút", ông Đọc nói. Song, cũng từ đó đến nay, 30 ha đầm bãi của gia đình ông chỉ sản xuất ở dạng cầm chừng, huyện không thu hồi và gia đình ông cũng không dám đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Nhiều năm nay, sản xuất tại các đầm bãi vốn màu mỡ bị đình trệ vì các quyết định thu hồi và dừng đầu tư của huyện Tiên Lãng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Hơn chục chủ đầm cũng thuộc diện bị thu hồi như gia đình ông Đọc (tại xã Đông Hưng và Tây Hưng). Tất cả luôn sống trong tâm lý hoang mang, lo lắng và chỉ biết viết đơn kiến nghị tập thể xin gia hạn cho thuê đầm bãi. Khi UBND huyện bác đơn, các chủ đầm viết đơn kiện vụ án hành chính ra TAND huyện Tiên Lãng.

"Chúng tôi xin thuê tiếp, xin được nộp thuế nhưng không được huyện giải quyết. Huyện thu hồi nhưng không đền bù", ông Đọc kiên quyết.

Trước khi có kết luận của Thủ tướng ngày 10/2, trao đổi với VnExpress, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng huyện Tiên Lãng luôn nhắc đến câu chuyện về việc thu hồi đất của gia đình ông Lê Đình Thảo như một ví dụ điển hình về chính sách "đúng đắn" của huyện. Ông Khánh cho rằng, đó là chính sách mang lại hiệu quả, vì sau khi thu hồi diện tích đất trên của ông Thảo, xã đã tổ chức đấu giá cho các hộ dân, thu được nguồn ngân sách rất lớn cho xã.
Thái Thịnh - Nguyễn Hưng

Tiên Lãng: Cuộc hội ngộ cảm động của nông dân mất đất


Nguyễn Quang Vinh - 10 giờ sáng ngày 15/2, bất ngờ có hai đoàn nông dân gần 200 người thuê nhiều xe khách từ Hưng Yên và Hà Nội về thẳng vùng đầm hồ gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà con đều quê ở xã Phụng Công, xã Xuân Quang, xã Cựu Cao huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên và bà con tổ dân phố Trung Bình, Dương Nội, Hà Đông ( Hà Nội), họ đều là những nạn nhân bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất một cách bất công, đã đâm đơn kiện nhiều nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng

Ông Trương Văn Kỉnh, xã Phung Công, Văn Giang tỉnh Hưng Yên đại diện bà con nói: ba xã chúng tôi có hơn 1800 hộ đều ở trong hoàn cảnh bị chính quyền cưỡng chế đất bất công, không minh bạch, không thảo đáng để xây dựng dự án Khu đô thị EcoPark. Chúng tôi đã khiếu kiện từ năm 2004 đến nay, nhiều lần đã bị các đối tượng xấu de dọa, tấn công, uy hiếp nhưng chúng tôi vẫn cương quyết theo kiện đến cùng.

Bà Cấn Thị Thêu đại diện 356 hộ dân ở Dương Nội cũng gặp hoàn cảnh tương tự, chính quyền thu hồi đất để xấy dựng Khu đô thị Lê Trọng Tấn và Dương Nội ( Hà Đông), đã khởi kiện từ tháng 3 năm 2008 đến nay nhưng chính quyền vẫn không giải quyết thỏa đáng.

Những người dân nói, sở dĩ hôm nay họ tới thăm gia đình anh Đoàn Văn Vươn vì qua sự phản kháng của anh Đoàn Văn Vươn, câu chuyện đã làm cho các cơ quan nhà nước và cao hơn cả là Thủ tướng xử lý, kết luận hết sức được lòng dân. Họ muốn tới gặp gia đình để tìm hiểu mọi chuyện đã xảy ra ở đây và thấy có nhiều sai trái của chính quyền Tiên Lãng như sai trái ở địa phương mình. Họ mong ước các Bộ ngành quan tâm và cả Thủ tướng cũng quan tâm đến họ như đang quan tâm xử lý thấu đáo cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn.

Chị Nguyên Thị Thương và chị Phạm Thị Hiền ( vợ của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý) hết sức cảm động trước tấm lòng của bà con cùng cảnh ngộ và đón nhận cả tình cảm, quà tặng của bà con nơi xa với gia đình mình.

Tất cả bà con đều cùng ký đơn đề nghị các cơ quan tố tụng trả tự do anh em họ Đoàn.

Chúng tôi trân trọng gửi đến bà con cô bác những hình ảnh ghi lại tình cảm, sự chia sẻ của nhân dân các địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn vào hôm nay.












TP.HCM quyết liệt với xe tự chế, chở cồng kềnh


Ủy viên BCT Tô Huy Rứa thăm Trung Quốc


Kiểm điểm các thẩm phán về vụ Đoàn Văn Vươn


Một công an xã bị đâm chết

Sáng 16.2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông bắt khẩn cấp Đinh Văn Ái (42 tuổi, trú xã Đạo Nghĩa, H.Đắk R'lấp, Đắk Nông) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.

Khoảng 20 giờ đêm 15.2, anh Lê Đạt (28 tuổi, Công an xã Đạo Nghĩa) đến nhà Ái chơi, sau đó xảy ra xích mích với Ái, dẫn đến xô xát. Ái chạy vào bếp lấy một con dao nhọn đâm liên tiếp nhiều nhát vào bụng khiến anh Đạt chết tại chỗ.
Hương Trạch

Dấu hiệu lạm quyền của thanh tra xây dựng


Tù túng môi trường nội trú


Học sinh lớp tám giết bạn cướp xe đạp


Vì muốn cướp chiếc xe đạp X Game mà Dương Phương Thuấn (HS lớp 8) đã đâm chết Nguyễn Đình Đào (HS lớp 6A cùng trường) rồi phi tang xác xuống ao khiến dư luận xã Trung Chính, Bắc Ninh mấy ngày qua bàng hoàng...

 

Nơi phát hiện thi thể cháu Đào. Ảnh: Xuân Thắng

Những giả thiết về sự mất tích

Trong gian nhà mái bằng rộng rãi, tất cả mọi thành viên trong gia đình nạn nhân như không còn đủ sự tỉnh táo để tiếp chuyện PV. Ông Nguyễn Đình Mặc, ông nội của nạn nhân đại diện gia đình kể cho chúng tôi nghe về vụ việc.

Theo lời kể của ông Mặc: "Những ngày bình thường, sau khi tan học, Đào về nhà rất đúng giờ để chuẩn bị ăn cơm trưa. Nhưng vào ngày 7-2 thì khác. Căn cứ theo thời khóa biểu của cháu, ngày thứ 3, khối lớp 6 chỉ học có 4 tiết, tức là khoảng 10h30 là tan trường. Tuy vậy, ngày hôm đó, trong khi bạn học cùng khối, cùng lớp ở cùng xóm đã có mặt ở nhà, gia đình tôi vẫn không thấy cháu Đào đâu.

Mọi người sốt ruột, đi hỏi quanh quẩn mấy người bạn cùng xóm của Đào đều nhận được cái lắc đầu. Tuy lo lắng nhưng mọi người đặt giả thiết có thể cháu ghé qua nhà bạn chơi về muộn, nên vẫn cố chờ.

Khoảng một tiếng sau, không thấy con về, bố mẹ Đào quá nóng ruột, ra đứng vào ngồi nên đã chạy đi hỏi khắp nơi. Một bạn học cùng lớp của Đào cho biết, lúc sáng sau khi tan học, có thấy Đào đi xe đạp cùng Dương Phương Thuấn, học sinh lớp 8A, cùng trường, sau đó thì không biết đi đâu".

"Linh tính mách bảo chắc có chuyện chẳng lành, tôi cùng bố mẹ cháu tức tốc đến nhà Thuấn để hỏi đầu đuôi sự việc. Lúc đầu, Thuấn thừa nhận rằng sáng ngày có ngồi nhờ xe của Đào để về nhà, khi đến cổng làng thì xuống. Còn sau đó Đào đi đâu thì hoàn toàn không biết.

Mặc dù lúc đó Thuấn có nhiều biểu hiện rất đáng nghi ngờ, nhưng do gia đình không có bất cứ bằng chứng gì chứng minh việc mất tích của Đào có liên quan đến Thuấn nên đành quay về nhà chờ đợi. Tối cùng ngày, gia đình tôi đã báo cáo lên ban Công an xã Trung Chính về việc mất tích của cháu Đào".

Ngồi cạnh ông Mặc, một người nhà của cháu Đào cho biết, buổi tối ngày 7-2, không ai biết thông tin gì về cháu Đào nên mọi giả thiết đã được đặt ra: Cháu Đào có đi chơi điện tử ở các quán điện tử trên thị trấn Thứa, huyện Lương Tài không? Một mũi người thân đã tỏa nhau đi tìm khắp các quán điện tử đông học sinh chơi nhưng không thấy.

Giả thiết tiếp nữa là liệu cháu đi chơi, có bị tai nạn giao thông hay điều không may phải cấp cứu ở bệnh viện? Nhiều người thân cũng đã tìm đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Tài và Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Bình ở lân cận để tìm kiếm và thăm hỏi nhưng cũng trở về với cái lắc đầu vô vọng.

Từ chiếc cặp học sinh rơi bên luống rau…

Trong niềm tiếc thương vô hạn, ông Nguyễn Đình Mặc đưa ánh mắt về phía bàn thờ của đứa cháu nội như để nhìn cháu kỹ hơn, rồi kể tiếp: "Suốt đêm, cuộc tìm kiếm cháu không có kết quả. Vì quá mệt, tôi trở về nhà nghỉ và ôm niềm hy vọng, biết đâu, cháu sẽ về nhà trong đêm đó. Nhưng, đến sáng sớm 8-2, tôi ra nhà của Đào hỏi bố mẹ cháu xem đêm hôm trước cháu có về nhà không thì bố mẹ Đào vẫn trả lời là không thấy.

Tôi và mẹ cháu đã lên trường để hỏi thăm về tình hình của cháu. Đang ngồi trong phòng thầy hiệu trưởng, chúng tôi nhìn thấy ông Bá Đình Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Chính tay cầm một chiếc cặp học sinh đến và trình bày về chuyện có chiếc cặp học sinh rơi ở luống rau tại khu nuôi trồng thủy sản của gia đình ông.

Ông Cầu nói rằng, có lẽ học sinh đã đánh nhau ở đó nên xung quanh khu vực chăn nuôi của gia đình ông, có nhiều vết máu… Ông Cầu vừa nói đến đây, tôi vội nhìn vào chiếc cặp ông ấy cầm và biết ngay đó là chiếc cặp của đứa cháu nội mình.

Sau khi tận tường những cuốn vở ghi tên của cháu, tôi muốn được ông Cầu đưa về nơi phát hiện chiếc cặp. Đi theo ông Cầu, tim tôi đập loạn xạ vì lo điều mình đang nghĩ về điều xấu nhất xảy ra với cháu là sự thật…

Đến đây, từ cổng và nhà là những vệt máu khô… Tim tôi thắt lại. Nhiều máu thế này thì cháu tôi đã bị trọng thương thật rồi… Nhất định kẻ xấu đã giấu cháu tôi ở đâu đó quanh đây… Với ý nghĩ như vậy, tôi gọi cho người thân, họ hàng đến chia nhau tìm kiếm.

Quanh khu vực này là những cánh đồng rộng và thửa ao chăn nuôi cá, cây cối um tùm… Chúng tôi huy động rất đông người đến chia nhau tìm kiếm, đồng thời báo trưởng CA xã đến cùng gia đình tìm người thân.

Trời mưa rét cắt da cắt thịt, tôi càng thương cháu mình nhiều hơn vì giữa thời tiết này, chưa biết cháu đang nằm ở nơi đâu… Những bụi cây, những đống rơm, thậm chí các bãi rác quanh đó, chúng tôi đều tìm không bỏ xót. Vậy mà tung tích cháu mình vẫn không thấy tăm hơi đâu…".

"Sau khi xem xét đám cỏ lác cạnh khu ao rộng có những vệt máu đọng lại, chúng tôi cũng nghĩ, lẽ nào kẻ xấu đã vứt cháu mình xuống ao? Vậy là chúng tôi cùng nhau lội xuống ao để kiếm tìm cháu, đồng thời thuê lưới để giăng.

Mấy chục người cùng lội bùn, ken chặt mặt ao nhưng không thấy cháu. Giả thiết nữa được đặt ra là, nếu kẻ xấu không vứt cháu xuống ao này, có lẽ là chiếc ao của gia đình ông Cầu, cách đó khoảng 100m. Một công cuộc lội ao, kéo lưới tìm xác cháu lại được triển khai ở ao thứ 2.

Khi chúng tôi đi ngang ao một lần thì không thấy động tĩnh gì rồi tiếp tục đi chéo về phía bên phải ao. Quả nhiên, khi đứng cách bờ khoảng 3,5m, chúng tôi đã đụng vào xác cháu…, lúc này là khoảng 9h45…". Kể đến đây, ông Mặc quay mặt đi lén lấy tay lau nước mắt.

Cũng theo lời kể của người thân trực tiếp vớt xác cháu Đào lên thì khi nhìn thấy cháu, trên thân thể Đào có rất nhiều vết chém và thâm tím nghi bị đập bằng gậy, trong đó có 1 vết chém dài từ má phải, qua gáy sang má bên trái; bàn tay trái có nhiều vết chém và phần gáy có vết tím bầm… Trên người cháu Đào khi đó, vẫn là bộ đồng phục học sinh…

Nhận được hai tin báo liên tiếp, xác định có dấu hiệu của một vụ án giết người, cướp tài sản, CA xã Trung Chính đã báo cáo vụ việc lên CA huyện Lương Tài và CA tỉnh Bắc Ninh. Ban chỉ huy CA tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lực lượng xuống hiện trường để triển khai phá án và tiến hành rà soát các đối tượng sinh sống tại địa phương.

Lực lượng chức năng cũng nhận định Dương Phương Thuấn, học sinh lớp 8, trú cùng xã có nhiều điểm nghi vấn nên đã triệu tập để lấy lời khai. Qua đấu tranh, khai thác, 21h ngày 8-2, Thuấn khai nhận đã giết Đào để cướp chiếc xe đạp X Game của nạn nhân. 

Ngày 11-2, Cơ quan CSĐT, CA huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án giết người, cướp tài sản cùng đối tượng Dương Phương Thuấn, SN 1998, trú tại xã Trung Chính, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh lên Phòng CSĐTTP về TTXH, CA tỉnh Bắc Ninh để điều tra theo thẩm quyền.

Giọt nước mắt của mẹ và cái chết của cậu con mới 12 tuổi

(Còn tiếp)

Theo Linh Anh - Xuân Thắng
Pháp luật&Xã hội