THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
25 October 2013
Bộ Y tế CSVN lại vừa cướp đi một sinh mạng của cháu bé 5 tuổi ở Hải Phòng
Bộ Y tế của CSVN lại vừa cướp đi một sinh mạng của cháu bé 5 tuổi ở Hải Phòng sau mũi tiêm chửa viêm phổi. Bé Khánh Nhi vào nhập viện trong tình trạng tĩnh táo, không bị sốt nhưng đột ngột qua đời sau gần 1 ngày cấp cứu vì mũi tiêm chữa viêm phổi thùy tại bệnh viện Nhi Đức- Hải Phòng.
Nếu ĐCSVN và Bộ trưởng bộ y tế không có biện pháp giải quyết những tình trạng giết người của những y-bác sỹ ngu dốt do nhà nước XHCN đào tạo thì mỗi người dân chúng ta cần phải mạnh dạng đứng lên đấu tranh để chống lại cái thú tính bất nhân của kẻ mang danh làm y này. Trách nhiệm này phải thuộc về lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo của bộ y tế và lãnh đạo của bọn chó ĐCSVN. PHẨN NỘ và cực lực phản đối hành vi vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô học gây chết người hàng loạt của các y bác sỹ ngày nay.
Ghi Chú
TreEm,
XaHoi - SaiPham,
XaHoi - YTe
VIDEO - Dân oan Long An bị đàn áp
Sáng 25/10/2013 tại vườn hoa mai xuân thưởng
Ghi Chú
DanAp - DatDai,
DanOan
Ca trực tắc trách, trẻ chết oan!
NLĐO - 24/10/2013
Sản phụ xin được mổ để cứu con nhưng những người trong ca trực lờ tịt. Trong lúc rặn sinh, sản phụ còn liên tục bị nữ hộ sinh quát tháo, tát tai…
Chiều 23-10, bác sĩ (BS) Từ Phương Nam, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Bình Phước, cho biết BV này vừa lập đoàn thanh tra làm rõ đơn của anh Phạm Văn Nam (SN 1984, ngụ huyện Đồng Phú) tố cáo ca trực của Khoa Sản đêm 30-9 tắc trách dẫn đến con trai anh vừa sinh đã tử vong. Theo BS Nam, những người liên quan và gia đình nạn nhân sẽ gặp nhau để đối chất.
“Mập như heo mà không biết rặn”!
Theo anh Nam, đêm 30-9, vợ anh là chị Đặng Thị Xuân Lộc (SN 1988) vỡ ối nên gia đình đưa vô BVĐK huyện Đồng Phú sinh. Sau đó, chị Lộc được chuyển lên BVĐK Bình Phước.
Đến 4 giờ ngày 1-10, BS Đặng Văn Luận, Trưởng Khoa Sản, cho biết chị Lộc vẫn đang rặn sinh. Khi anh Nam nói nếu vợ mình không sinh thường được thì xin đẻ mổ, BS Luận chỉ bảo thai của chị Lộc rất to rồi bỏ đi. Đến khoảng 6 giờ 50 phút, BS Luận cho biết con anh phải đưa sang Khoa Nhi điều trị vì thiếu oxy. Khoảng 5 phút sau, một nữ hộ sinh (NHS) cho rằng vợ con anh vẫn khỏe rồi yêu cầu “bồi dưỡng” 500.000 đồng.
Anh Phạm Văn Nam, cha nạn nhân và nhân chứng - nữ thực tập sinh Nguyễn Thị Huyền kể lại vụ việc
“Sau đó, BS lại nói con tôi bị “sa” và thiếu oxy. Trưa cùng ngày, tôi lẻn vào phòng nhìn thấy con mình nằm im, thở yếu, hỏi thì bị nữ điều dưỡng đuổi ra ngoài. Khoảng 14 giờ, được phép vào thăm con, tôi thấy bé thở yếu, người tím tái. Tôi hỏi điều dưỡng, người này bảo “chờ BS đến” rồi lại đuổi ra. Đến 15 giờ, BS gọi tôi vào thông báo đứa bé rất yếu, phải chuyển đến BV Nhi Đồng 2, TP HCM cấp cứu. Đến 20 giờ 30 phút, con tôi tử vong” - anh Nam rầu rĩ.
Theo giấy chứng tử, nguyên nhân bé chết vì ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện. “Vợ tôi cho biết khoảng 3 giờ ngày 1-10, vì quá đau đớn nên cô ấy van xin được sinh mổ nhưng 3 NHS trong phòng vẫn làm ngơ, quay sang chăm sóc cho sản phụ vào sau. Khoảng 5 giờ, khi vợ tôi đau bụng dữ dội, các NHS mới soạn dụng cụ đỡ đẻ” - anh Nam kể.
Trao đổi với chúng tôi, chị Lộc bức xúc: “Do mới sinh con lần đầu, tôi không biết làm sao nhưng mỗi đợt rặn đẻ là bị NHS chửi. NHS tên N.T.Y còn đánh vào đùi tôi nhiều lần. Sau đó, cô Y. còn nói: “Kệ cha nó, cho nó nằm đấy rặn một mình” rồi bỏ đi dù tôi đã van xin họ cứu mẹ con tôi”.
Tham gia trực trong ca sinh của chị Lộc, chị Nguyễn Thị Huyền (thực tập sinh Khoa Sản, sinh viên Trường Trung cấp Y tế tỉnh Bình Phước) nhớ lại: “Chị Lộc được chuyển vào khoa khi đã vỡ ối. Đến 23 giờ, chị Lộc yêu cầu: “Các chị khám xem em có thể sinh được không, nếu không thì cho em mổ”. Đến 4 giờ 30 phút ngày 1-10, tôi trở lại phòng sinh thì thấy chị vẫn nằm rặn”.
“Một lúc sau, chị Lộc vẫn không sinh được dù 2 NHS đã thay phiên đỡ, cuối cùng NHS Y. phải ra tay. Chị Lộc rất mệt, phải thở oxy và kim truyền dịch bị tuột nhưng một NHS vẫn đứng bấm ĐTDĐ. Do xử lý chưa quen, tôi bị NHS Y. chửi là ngu rồi quay sang quát sản phụ Lộc: “Mày mập như heo mà không biết rặn hả? Vợ chồng mày không biết điều…, tao bỏ mặc mày ở đây” - chị Huyền kể.
Vi phạm y đức nghiêm trọng
Theo chị Huyền, lúc ấy chị Lộc luôn miệng van xin được sinh mổ. “Đến 6 giờ 30 phút, tôi vẫn đứng giữ dây truyền dịch, NHS Y. leo lên bàn ấn bụng chị Lộc. Khi chị Lộc ho, NHS Y. tát vào mặt chị rồi quát: “Quay mặt ra kia, vi khuẩn văng đầy người tao”!... Lúc 6 giờ 50 phút, bé trai được kéo ra ngoài trong tình trạng bị ngạt và chuyển sang Khoa Nhi. Lúc này, tôi cũng xong ca trực” - chị Huyền nhớ lại.
“Tôi mong đưa vụ việc ra ánh sáng để không còn những đứa trẻ vô tội chết oan bởi sự tắc trách của một số nhân viên tại Khoa Sản BVĐK Bình Phước” - chị Huyền mong mỏi.
Một bác sĩ chuyên khoa I ở Khoa Sản BVĐK Bình Phước nhận định: “Theo nguyên tắc, ối vỡ trên 6 giờ là đã chấm dứt thai kỳ. Khi thai phụ được đưa vô, ca trực phải phòng chống kháng sinh dự phòng, đo tim thai. Nếu để đến hôm sau thì thai đã cản lối rồi. Vì vậy, ca trực buộc phải cho thai phụ uống thuốc dục sinh nếu cổ tử cung thuận lợi, còn không thì phải mổ. Việc NHS đánh, tát thai phụ là không thể chấp nhận được, vi phạm nghiêm trọng y đức. Ở vụ việc này, đứa trẻ vừa sinh đã chuyển sang Khoa Nhi, chứng tỏ thời gian xử lý của ca trực quá chậm trễ”.
Chiều 23-10, người thân anh Phạm Văn Nam cho biết do buồn bực vì con mình chết bất thường nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ lời giải thích hay xin lỗi nào từ phía BVĐK Bình Phước, anh đã bỏ nhà đi đâu không rõ, gia đình không liên lạc được.
Trẻ sơ sinh từng chết bất thường
Ngày 3-8, chị Bùi Thị Linh (SN 1975, ngụ xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) sinh mổ bé gái nặng 2,9 kg tại Khoa Sản BVĐK Bình Phước. Sau khi được chích một mũi thuốc ngừa lao, bé bắt đầu nôn ói. Đến khuya 7-8, chị Linh phát hiện con mình trong tình trạng tím tái. Sau khi kiểm tra, BS thông báo bé đã chết.
Sau đó, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Phước lập hội đồng chuyên môn để tìm nguyên nhân bé sơ sinh này tử vong. Hội đồng chuyên môn đã đưa ra kết luận con của chị Linh tử vong là do… tắc nghẽn cơ học đường hô hấp!
|
Bài và ảnh: TÂN TIẾN
Ghi Chú
XaHoi - SuKien
Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong: Do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung!
Dân Trí - 25/10/2013 - Theo nguồn tin riêng của báo Lao Động, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ngày 20.7 tại BV đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).
Nỗi đau mất con ngay sau khi chào đời đến bao giờ mới nguôi ngoai?
Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắc xin. Do ở đây, vắc xin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắc xin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.
Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.
Sai phạm thứ 2, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.
Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người.
Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.
Sai phạm thứ 2, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.
Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người.
Theo Lao động
Ghi Chú
XaHoi - SuKien
Hiến pháp mới: Lãng nhách – giáo điều – lạc hậu!
VRNs (25.10.2013) – Washington DC, USA – Quôc Hội Cộng sản Việt Nam dự kiến biểu quyết Hiến pháp sửa đổi 1992 vào ngày 28/11, sau 2 đợt “được gọi là lấy ý kiến tòan dân” từ 2/1 đến 30/9/2013, 2 kỳ họp Quốc hội và hàng chục hội nghị, hội thảo, tọa đàm từ trung ương xuống địa phương tốn phí không biết bao nhiêu tiền của dân.
Tuy nhiên tất cả những kỳ vọng vào một thời cơ vàng cho đất nước thăng hoa, dân trí mở mang tiến lên cùng các dân tộc văn minh đã tiêu tan trong chớp mắt, bị chết non ngay khi chưa thành hình bởi một thiểu số lãnh đạo bảo thủ, có quyền sinh sát tuyệt đối và tham vọng quyền bính do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu.
Hiến pháp mới vẫn có 11 chương nhưng chỉ còn lại 120 điều, thay vì 124 so với dự thảo ban đầu.
Về cơ bản, đảng Cộng sản đã thành công “hiến pháp hóa” Cương lĩnh “XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)”, căn cứ theo báo cáo của ông Nguyễn Sinh Hùng gửi các Đại biểu Quốc hội: “Dự thảo trình Quốc hội lần này đã được chỉnh lý một cách hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản và định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.
Tuy nhiên ông Chủ tịch Quốc hội đã nói “qúa lời” khi cho rằng những chỉnh sửa đã “phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân”. Đúng ra ông phải thêm cụm từ “theo đảng” sau “nhân dân” thì mới đúng sự thật. Bởi vì ông đã bỏ quên hàng trăm ngàn (nếu không phải là con số triệu) “ý kiến trái chiều” gửi về Ủy ban Sọan thảo hay được trình bầy hàng hà sa số trên các diễn đàn không thuộc nhà nước (hay còn được gọi là các báo Lề Dân) không được ông công bố cho dân biềt.
Ông Hùng cũng quên luôn những “kiến nghị” không chấp nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối và vĩnh viễn của của đảng CSVN do hàng triệu người dân là Trí thức (Kiến nghị 72), tín đồ Công giáo, Phật giáo (Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Tin Lành, các Công dân tự do đã gửi về Ủy ban và Quốc hội.
Hơn nữa, khi Hiến pháp là bộ luật cao nhất của tòan dân mà chỉ nhằm “bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và các Nghị quyết, kết luận của Trung ương đảng và Bộ Chính trị thì nó là của riêng đảng và để phục vụ cho quyền lợi của các phe nhóm trong đảng, không còn là của dân và vì dân nữa.
Mặt khác, khi Hiến pháp mới vẫn còn “nặng mùi” phân chia giai cấp theo lề lối Cộng sản như viết trong khòan 2 Điều 2: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” là không thành khẩn với 3 thành phần bị “thiệt thòi nhất” trong xã hội.
Từ bao nhiêu năm rồi mà những người sọan thảo Hiến pháp mới vẫn chưa thành tâm nhìn nhận đảng đã lợi dụng và bóc lột sức lao động đến tận xương tủy của công nhân, nông dân và trí thức để nuôi béo một thiểu số lãnh đạo?
Đã có bao giờ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải chịu bữa no, bữa đói như 3 thành phần bất hạnh này của xã hội chưa mà ông lại bảo rằng: “Quy định như vậy là phù hợp với Cương lĩnh và các văn kiện chính trị khác của Đảng khi xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta”?
Vậy ra đói, no mặc ai, miễn là ta cứ “kiên định” như thế cho “ăn khớp” với nhau trong chuỗi giây xích cần quyền từ đảng sang Hiến pháp?
Viết và chủ trương như thế còn là “kỳ thị” vì không phải tất cả ngót 90 triệu người dân Việt Nam đều nằm trong 3 thành phần này. Có bao nhiêu chục triệu người miền Nam “thua trận” đã không tìm được công ăn việc làm và con em họ đã bị lọai ra khỏi tất cả các thang bậc trong xã hội? Có bao nhiêu triệu nông dân không có ruộng cầy và bao nhiêu triệu người dân không có công ăn việc làm thì sẽ được đảng cho nằm chỗ nào trong Hiến pháp mới?
TỪ ĐIỀU 4 ĐẾN CƯƠNG LĨNH
Chủ tịch Ủy ban sọan thảo Nguyễn Sinh Hùng cũng báo cáo rằng: “Qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo.”
(1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”)
Một lần nữa, ông Hùng không nói đúng sự thật vì ông không trưng được bằng cớ bằng con số để chứng minh đã có “tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân” tán thành việc ghi quyền lãnh đạo tuyệt đối và đương nhiên của đảng trong Hiến pháp.
Nếu không phải là “tự biên, tự diễn” thì làm sao người dân nước ngòai không khỏi thắc mắc và nghi vấn: Bằng cách nào mà đảng CSVN được lãnh đạo mà không phải qua bầu cử?
Nhưng Ông Hùng đã giải thích êm ru như thế này với các Đại biểu: “Ủy ban DTSĐHP nhận thấy rằng, quy định về Đảng trong Dự thảo Hiến pháp lần này đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Đó là: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của nước ta (Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001)); phù hợp với truyền thống lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước”.
Nói như thế là “rập khuôn như máy nói” phát ra từ nội dung Cương lĩnh “XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)”.
Hãy đọc trong Cương lĩnh xem có khác gì với nội dung Hiến pháp:
“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo…”
…
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.
…
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội…. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
VẪN MUỐN CHỦ ĐẠO KINH TẾ
Về chủ trương kinh tế “giở giăng giở đèn” lập lờ “cáo mặc áo mèo” “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tưởng như đã hy vọng sẽ có cơ hội vươn lên khi hết còn Nhà nước “chủ đạo”. Nào ngờ, sau Kỳ họp thứ 5 và ít nhất 3 lần sửa đổi, ý tưởng ban đầu bị “ai đó” quay ngược cổ “không cho đổi mới” nữa.
Lý do nhiều Đại biểu Quốc hội và giới kinh tế, chuyên gia chống “kinh tế nhà nước chủ đạo” vì thực tế đã chứng minh hầu hết các Doanh nghiệp nhà nước, đấu tầu của kinh tế chính phủ, đều làm ăn thua lỗ, nợ chồng chất và là nguyên nhân kìm hãm phát triển, mặc dù đã được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi của nhà nước để cạnh tranh bất chính với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngòai. Bằng chứng điển hình như hai Tổng công ty Vinashin và Vinalines đã làm thiệt hại nhiều trăm ngàn tỷ bạc đến nay vẫn chưa trả hết nợ.
Đó đó, giới Kinh tế và nhiều Đại biểu Quốc hội đã tán thành nội dung ghi trong Điều 54 của “Dự thảo nguyên thủy” viết rằng:
“1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.”
Nhưng đến kỳ họp 6, khai mạc hôm 21/10 (2013) thì Ban sọan thảo lại “quay ngược kim đồng hồ” để trở lại với tư duy kinh tế “cực kỳ bảo thủ” khi đệ trình Bản sửa đổi với Điều 51 mới viết nguyên văn:
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
Chủ tịch Ủy ban sọan thảo Nguyễn Sinh Hùng giải thích sự thay đổi này: “Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước và kinh tế nhà nước là rất quan trọng. Quy định như vậy để thể hiện hạ tầng kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, Hiến pháp cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”.
Trước đó vào sáng ngày 28-9 (2013), theo báo Tuổi Trẻ thì trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (TP Hà Nội), ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Tuyệt đại đa số đang tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vì chúng ta đang xây dựng CNXH, kinh tế nhà nước đang có yếu kém, đang có “bệnh tật” nhưng không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?”
Không biết ý kiến của ông Trọng đã ảnh hưởng đến Ủy ban sọan thảo Hiến pháp ra sao, nhưng điều 51 (mới) đã phản ảnh đúng ý nghĩ của ông ta !
Điều này cũng đã phản ảnh đúng như nội dung của bản Cương Lĩnh, theo đó: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tuy nhiên, khi quyết định viết trong Hiến pháp rõ ràng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì từ ông Trọng đến ông Hùng và cả 498 Đại biểu Quốc hội còn lại của Quốc hội đã biết là Việt Nam sẽ “không được Mỹ” và các nước khác nhìn nhận có “nền kinh tế thị trường”, như Việt Nam vẫn mong được Hoa Thịnh Đốn và các nước khác công nhận.
Và chừng nào Việt Nam chưa được nhìn nhận có “nền kinh tế thị trường”, tức là chưa hội đủ các điều kiện và tiêu chuẩn có “kinh tế tự do, bình đẳng và công bằng” theo các quy định của Quốc tế thì chừng đó kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trên thị trường cạnh tranh với các nước khác.
Để cho khối Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai “chủ đạo” nền kinh tế thì hàng hoá Việt Nam còn tiếp tục chịu thiệt về chế độ thuế khoá khi xuất khẩu.
Việt Nam cũng sẽ gặp không ít trở ngại để được cứu xét cho gia nhập Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) đang thương thuyết với Hoa Kỳ và một số các nước có nền kinh tế tự do vì qúa khứ “làm ăn bất bình đẳng” của các Doanh nghiệp nhà nước, mũi nhọn của nền kinh tế “chủ đạo” của Việt Nam đã chứng minh đi ngược lại các định hướng của TPP.
Nhưng nếu chỉ vì “trung thành” với lý tưởng Cộng sản trá hình “xã hội chủ nghĩa” để kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin đến cuối đời cho “đẹp lòng” nhau thì Hiến Pháp mới sẽ rất lãng nhách, giáo điều và lạc hậu.
Nếu đem cả ba “cái ung” này cộng lại thì sẽ tìm thấy trong lời giải trình của Ủy ban sọan thảo lý do tại sao Quốc hội không muốn thấy sự hình thành của một Hội đồng Hiến pháp bên cạnh cơ quan lập pháp.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tại Kỳ họp thứ 5, kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu thì bên cạnh các ý kiến tán thành với phương án 2 thành lập Hội đồng Hiến pháp , đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 1 là tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành mà không thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là vấn đề mới, lại đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, nên trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành, trong đó, tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhất là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp là phù hợp. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định Hội đồng Hiến pháp vào Dự thảo”.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành của Việt Nam nằm trong tay Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước.
Trong các cuộc thảo luận, nhiều trí thức và chuyên gia Hiến pháp nhiệt liệt ủng hộ việc thành lập Hội đồng Hiến pháp vì cơ quan này, khi được hoạt động độc lập và có thực quyền với các chuyên viên Luật pháp và Hiến pháp, sẽ giúp cho việc thì hành Hiến pháp hòan chỉnh hơn và ngăn chặn được tình trạng vi phạm và lạm dụng Hiến pháp của các thế lực chính trị.
Giờ đây, theo đề nghị của Ủy ban sọan thảo, Hội đồng Hiến pháp không còn được viết vào Hiến pháp mới để cho Quốc hội và Nhà nước tiếp tục “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong việc chấp hành bộ Luật cao nhất của quốc gia thì tương lai chắc chắn sẽ bi hài hơn nhiều.
Phạm Trần
(10/2013)
Ghi Chú
ChinhTri - XaHoi
Diễn biến mới vụ ông chủ Đại Nam kiện chủ tịch tỉnh Bình Dương
Mới đây, “Dũng lò vôi” (tên thật là Huỳnh Uy Dũng - chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam - TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) làm “đơn tố cáo” Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên Thủ tướng và tổng Thanh tra Chính phủ đã gây xôn xao trong dư luận.
Sáng
ngày 24/10, ông Võ Văn Lượng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương
đã có những thông tin bước đầu về vấn đề khá “nhạy cảm” này.
Trước đó, nội dung trong đơn cũng như những thông tin phản ánh với báo chí được ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng: ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đã làm trái pháp luật khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất ở rộng khoảng 61,5ha trong Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3, ký văn bản không cho chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu đất ở này, đồng thời chần chừ không phê duyệt và cũng không trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3.
Việc chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch suốt 7 năm qua khiến dự án ngưng trệ, ông Lê Thanh Cung phải chịu trách nhiệm.
Trước đó, nội dung trong đơn cũng như những thông tin phản ánh với báo chí được ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng: ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đã làm trái pháp luật khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất ở rộng khoảng 61,5ha trong Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3, ký văn bản không cho chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu đất ở này, đồng thời chần chừ không phê duyệt và cũng không trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3.
Việc chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch suốt 7 năm qua khiến dự án ngưng trệ, ông Lê Thanh Cung phải chịu trách nhiệm.
Ông Võ Văn Lượng, Phó chánh VP UBND tỉnh Bình Dương
trình bày phản hồi vụ việc Dũng lò vôi
Trong khi đó, theo ông Võ Văn Lượng, được sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung và đề nghị một số cơ quan báo chí, Văn phòng UBND tỉnh bước đầu cung một số thông tin liên quan đến nội dung ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo trong cuộc họp này.
Theo đó, hiện tỉnh vẫn chưa nhận được “đơn tố cáo” của ông Huỳnh Uy Dũng và cũng chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Trung ương, mà chỉ nắm được qua thông tin báo chí. Nếu thật sự có đơn như vậy thì chắc chắn Trung ương sẽ cử đoàn làm việc với tỉnh.
Trước mắt, UBND tỉnh đang chỉ đạo tổng rà soát về dự án, ai đúng, ai sai, kết quả toàn diện sẽ được tỉnh gửi bằng văn bản chính thức đến cơ quan ngôn luận.
Theo ông Lượng, sở dĩ tỉnh Bình Dương không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất rộng 61,5ha trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 là có nguyên nhân. Một là, việc làm này vượt thẩm quyền của tỉnh. Hai là, nếu phê duyệt quy hoạch cho thành lập khu dân cư trong Khu công nghiệp Sóng Thần 3 sẽ có nguy cơ phá hủy quy hoạch chung đã được Bộ Xây dựng phê duyệt.
Theo quy định, trong khu công nghiệp không được phát triển khu dân cư, mua bán, chuyển nhượng thương mại, mà chỉ cho phép xây dựng khu ở phục vụ cho chuyên gia và công nhân.
Trước đây, Khu công nghiệp Sóng Thần 3 đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000. Trong đó khu ở có diện tích 61,5ha chủ đầu tư cam kết xây nhà 3 tầng cho chuyên gia, công nhân thuê. Nhưng, vào những năm 2007, 2008, khi thị trường bất động sản đang “sốt”, tình trạng phân lô bán nền, san nhượng trái phép đã diễn ra, làm trái quy chế về quản lý khu công nghiệp.
Do đó, khi chủ đầu tư xin chủ trương lập quy hoạch 1/500 tổng thể dự án, tách dự án khu dân cư và khu công nghiệp ra làm hai dự án riêng biệt, nhằm tăng diện tích đất ở từ 61,5ha lên 136ha thì tỉnh đã không đồng ý. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng với quy hoạch chi tiết 1/2000 như đã được duyệt.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có diễn biến mới nhất.
(Theo Đất Việt)
Ghi Chú
KinhTe - XaHoi
29.10: Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới!
VRNs (24.10.2013) – Sài Gòn – Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới xử người sử dụng Facebook, vào ngày 29.10.2013, tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An, số 116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Với sự kiện này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chỉ ra cho ông Mark Zuckeberg biết mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới do ông đang điều hành có nguy cơ trở thành cái bẫy để đưa công dân Việt Nam vào tù.
Facebooker Đinh Nhật Uy đối diện với phiên tòa xét xử theo điều 258 của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam. Theo bản cáo trạng thì những lý do khởi tố Đinh Nhật Uy hoàn toàn xuất phát từ mạng xã hội Facebook. Trong đó, (trang 3, Bản cáo trạng) liệt kê anh Uy ba tội: Một là có ba bài viết xâm hại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, hiệu quả kinh doanh của tổ chức này. Tuy nhiên Bản cáo trạng không cho biết qua Facebook, anh Uy đã xâm hại cái gì của hai tập đoàn này? Hai tập đoàn này bị ảnh hưởng xấu về thương hiệu ra sao? Và nhật là hiệu quả kinh doanh giảm như thế nào? Đối tượng và các con số đánh giá dựa trên các cuộc khảo sát, lượng giá về các bài viết của anh Uy trên hai Tập đoàn này đều không có.
Thứ hai, một số bình luận của anh Uy ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan công an và viễn thông, xâm hại danh dự, uy tín một số cá nhân. Nhưng văn bản này cũng không đưa ra cá nhân nào cụ thể bị xâm hại danh dự, uy tín cũng như sự xâm hại đó được đánh giá theo tiêu chuẩn nào, và ở mức độ nào? Liêu uy tín của lực lượng công an có thực sự bị xâm hại vì một bài viết hay vì chính hành vi vi phạm pháp luật của ngành đang làm cho các công an viên không còn dám hiên ngang nhận mình là công an nhân dân? Về các tập đoàn viễn thông cũng thế.
Thứ ba, văn bản đó nói rằng anh Uy đã liên kết và chia sẻ trên trang facebook của người khác có hại đến trật tự xã hội, ảnh hưởng dấn công an. Nói đến các trang facebook của người khác thì sao lại không đưa ra xem ai là người quản lý trang bị/được anh Uy bình luận liên kết? Họ có thấy những bình luận và liên kết của anh Uy làm cho tình trạng xã hội mất trật tự hay vì thế mà uy tín ngành công an bị giảm không? Chính họ là người ảnh hưởng trực tiếp mà không lên tiếng thì VKS và công an đã hoàn toàn suy diễn thiếu cơ sở.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, trong những ngày này, đang tìm mọi cách để bảo vệ con mình. Bà đã viết thư mời ông chủ của Facebook đến Việt Nam tham dự phiên tòa với tư cách là người “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi”. Lá thư nguyên văn như sau:
“Kính gởi Ông Mark Zuckeberg.
Chủ trang http://www.facebook.com/
Địa chỉ:1601 Willow Road Mento Park. CA 94025. USA
Tôi là Mẹ của Đinh Nhật Uy , người mà 29-10 này sẽ ra tòa, và lần đầu tiên vụ án nầy có liên quan tới trang FB của ông.
Vì vậy là 1 người Mẹ tôi xin thay mặt con tôi , mời ông đến dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi.
Vì vậy là 1 người Mẹ tôi xin thay mặt con tôi , mời ông đến dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi.
Rất mong sự có mặt của Ông.
Xin chào Ông.
Mẹ Uy Kha”
Bà Liên nhắn thêm với mọi người: “P/S: Bà con nào có thể giúp mình dịch sang tiếng Anh, mình xin cảm ơn”.
Theo chúng tôi, ông Mark Zuckeberg nên đến Việt Nam tham dự, hoặc ít ra cần gởi luật sư của công ty Facebook đến tham dự, vì với sự kiện này, có thể Tòa án ở Việt Nam sẽ làm “xâm hại danh dự, uy tín” của đại công ty Facebook. Và từ đó có thể nhiều người Việt Nam sẽ cảm thấy không được bảo vệ an toàn khi sử dụng Facebook để diễn tả tư tưởng theo như các Công ước quốc tế quy định và cả Hiến pháp Việt Nam cam kết bảo vệ nữa.
Theo Wikipedia, “Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Ông Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Website hiện có khoảng 1 tỉ thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, vượt mặt MySpace và Twitter”.
Nói về phiên tòa, luật sư Hà Huy Sơn cho biết: “Có lẽ đây là trận mở màn, làm điểm của Chiến dịch “258″ (thay cho chiến dịch 79, 88), ví như Đắc Tô – Tân cảnh. Nếu trận đầu họ thắng lợi, họ sẽ làm tới với các Blogger. Là LS của ĐNU tôi rất cần sự trợ giúp của mọi người quan tâm, nhất là giới LS để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý”.
Thụy Minh, VRNs
Ghi Chú
XaHoi - ThoiSu - PhapLuat
Xuất khẩu lao động hay tệ nạn buôn người?!
VRNs (25.10.2013) – Sài Gòn – Vào ngày 24.10, tại Đà Nẵng diễn ra cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài và ứng xử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm ở nước ngoài. Hội thảo này do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổ chức Lao động quốc tế và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cùng tổ chức.
Trong cuộc hội thảo cho biết, Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2006, trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di cư.
“Có khoảng nửa triệu người lao động được nhà nước đưa đi lao động ở ngoại quốc như Mã Lai, Đài Loan, các nước Trung Đông. Nhiều người trong số họ là nạn nhân của việc buôn người, bị bóc lột bởi các công ty môi giới mà chủ là cơ quan nhà nước hoặc các viên chức của họ.” Theo Báo cáo Nhân quyền năm 2012 nhận định.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nhận xét trong Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2013, “Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần… Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào…”.
Theo tổng kết của WFF, tổ chức do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập cho biết, Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số. Trích RFI.
Nội dung cuộc hội thảo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết thêm, hiện nay gần 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tuân thủ đầy đủ công ước của quốc tế có liên quan đến lao động di cư.
Tuy nhiên, “các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều lao động Việt Nam di cư đi xuất khẩu lao động phải nộp mức phí tuyển dụng rất cao, khiến họ rơi vào tình trạng nợ nần trong nhiều năm; phần lớn những người về nước sớm hơn dự kiến – sau 1 đến 2 năm làm việc tại nước ngoài – đều không kiếm đủ tiền để trả những khoản nợ này. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2013 của Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Thông thường thì các công ty môi giới này tìm đến những làng nghèo khổ, hứa hẹn rằng sẽ được hợp đồng lao động tốt, rồi khi đưa họ đến phi trường ngoại quốc thì tịch thu hộ chiếu rồi giao cho chủ. Khi người lao động biết được rằng các điều khoản về lương cao là nói láo thì đã muộn, không có hộ chiếu và không có tiền để quay về được. Các bản hợp đồng giữa công ty môi giới và người lao động có điều khoản là khi đi tới nơi thì người lao động “không được gia nhập công đoàn” và “không được đình công”. Một phần không nhỏ những nạn nhân nầy đã trở thành con mồi cho nạn buôn người.” Báo cáo Nhân quyền năm 2012 bình luận.
Cuộc hội thảo cho hay, việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Năm 2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng đối với lĩnh vực này…
Nhưng, ông Michael Benge lên án chế độ Hà Nội chủ trương và dung dưỡng tệ nạn buôn người. Ông Benge cho rằng, ngoài hoạt động buôn người của các công ty xuất cảng lao động, do chủ trương và sự dung dưỡng tệ nạn buôn người của chính nhà cầm quyền Hà Nội, Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp nhân lực cho các hoạt động bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em. Trích Người Việt.
HT.PV.VRNs
Ghi Chú
XaHoi - TeNan
Đưa bác Hồ ra làm rào che chắn cho hành vi cướp đất của dân?!
VRNs (23.10.2013) – Sài Gòn – Đến với văn phòng CLHB chúng tôi hôm nay là bà Nguyễn Thị Liêng 67 tuổi hiện đang cư ngụ tại 108/60 đường Lê Văn Lương, P. Tân Hưng, Quận 7, Sài Gòn.
Bà Liêng cho biết mặc dù bà là cựu chiến binh cộng sản, từ năm 1966 đến năm 1975 bà tham gia Công tác thành, là quân báo tỉnh đội Mỹ Tho và hiện đang là hội viên chi hội Cựu chiến binh khu phố 2, nhưng vì lòng tham mà chúng (ý bà muốn nói cán bộ phường và thế lực doanh nghiệp tham lam) cũng không tha cho lô đất 36m2 của bà mà bà đã vất vả vay mượn để mua được từ năm 1999 với hy vọng kiếm được mái nhà yên hưởng tuổi già và khi chết đi thì củng có chỗ mà kê cái hòm trong thời gian người ta đến phúng điếu phân ưu.
Từ năm 1999 gia đình bà Liêng mua được lô đất 36m2 trên lô đất có căn nhà lá đơn sơ từ ông Trần Văn Đức bằng giấy tờ mua bán bình thường (giấy tay có người làm chứng cùng ký tên), gia đình bà đã sinh sống tại ngôi nhà này từ đó, và cũng từ thời gian đó vợ chồng bà tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nhưng quá trình làm giấy tờ của bà gặp biết bao gian nan vì chính quyền địa phương năm lần bảy lượt cứ hẹn hoài mà không hề giải quyết mặc dù trong cùng khu vực có nhiều hộ gia đình đã được cấp sổ đỏ như trường hợp của Ông Nguyễn Văn Quyết. Bà biết những gia đình kia sớm có được sổ đỏ là nhờ biết chạy vạy đút lót nên cán bộ làm nhanh hơn. Vì là cựu cán bộ cộng sản thời kháng chiến nên bà nhất quyết làm gương mà không chạy chọt, cán bộ địa phương thì lần lữa không chịu giải quyết.
Năm 2004 căn nhà lá bị gió thổi mạnh và sập dẹp lép không còn có thể ở được, gia đình bà phải đi ở nhờ và làm đơn ra Phường để xin phép làm lại nhà. Khi ra phường Tân Hưng thì được ông Trần Mộng Thanh là chủ tịch phường cho biết là khu vực này đang có chương trình quy hoạch giải tỏa đô thị nên chịu khó chờ để nhận sự bồi thường rồi có tiền đi chỗ khác mà ở. Chủ tịch nói vậy thì bà Liêng nghe theo vì dù sao ông Thanh chủ tịch củng là chỗ quen biết với bà vì bà đang là thành viên của hội Cựu chiến binh phường.
Đến ngày 1 tháng 1 năm 2011 thì ông Trần Mộng Thanh bàn giao chức chủ tịch phường lại cho ông Nguyễn Văn An, và cũng kể từ đây ông Lê Hồng Quân phụ trách chức Phó chủ tịch kiêm Địa chính phường Tân Hưng. Ngay sau ngày nhận chức, ban cán bộ mới bắt đầu tiến hành cuộc cưỡng chế chiếm đất của mấy chục hộ trong khu vực. Cán bộ dùng lực lượng công an và dân quân tự vệ, du kích từ khu phố 2, khu phố 3 và khu phố 1 được trang bị roi điện để áp chế bà con nhân dân ở đây. Bà con thấy thế thì sợ bị đàn áp đánh đập nên không thể ngăn cản được vụ cưỡng chế. Sau khi cưỡng chế thành công, họ dùng tôn vây rào lại rồi cho công ty Phương Trang vào làm bến xe và cho một số người khác vào làm quán Bún Bò Huế, Quán Bar, và trưng bán cây cảnh….
Bà Liêng cho biết, họ đã làm giấy tờ hợp lệ hết rồi, tức là sau khi cưỡng chế lấy hết đất của mấy chục hộ gia đình ở đây khoảng 6.280m2 (chưa đền bù cho dân) thì Công ty Thành Hiếu đã làm xong giấy tờ biến lô đất của mấy chục hộ ở đây mà ông Lê Hồng Quân cho là đất công nên đứng ra cưỡng chế lấy lại, san lấp mà hoàn toàn không có một tờ quyết định nào. Điều này được khẳng định bởi ông Lê Văn Bảy là giám đốc của công ty Thành Hiếu cho biết số đất này bây giờ là của ông Lê Văn Bảy.
Theo nguồn thông tin ngoài luồng cho biết ông Lê Văn Bảy đã dùng giấy tờ lô đất ấy đem thế chấp 250 tỷ đồng tại Ngân hàng Á Châu, và đồng thời công ty Phương Trang cũng dùng giấy tờ lô đất này đi thế chấp 200 tỷ đồng và bạn của cô Phương Trang cũng làm tương tự thế chấp 200 tỷ. Tổng cộng chỉ một lô đất mà 3 người đứng ra thế chấp ngân hàng được 650 tỷ (650.000.000.000 đ). Nghe đâu những nhân viên ngân hàng phụ trách công tác khảo sát trước đó để cho vay cũng đã bị bắt giam hết rồi.
Khi bị chiếm mất đất nhà thì các hộ gia đình ở đây tiến hành thưa kiện, rồi ban thanh tra vào cuộc nhưng thật trớ trêu thay, thanh tra viên Dương Thị Bích Ngọc báo cáo không đúng sự thật và bao che cho ông Lê Hồng Quân và ông Nguyễn Ngọc Thành. Sau khi bị dân tố lên là thanh tra viên Dương Thị Bích Ngọc không trung thực trong vụ thanh tra thì đoàn thanh tra của ông Nguyễn Đoàn Chí Hiếu làm lại bản thanh tra khác.
Bên trong tường rào này là lô đất của bà con dân oan bị cán bộ phường cưỡng chiếm rồi bán lại cho công ty Thành Hiếu
Có bác che chắn các cháu tha hồ làm bậy. Bên trong là bãi đậu xe của công ty vận tải Phương Trang
Quán Bar và Bún bò Huế Quỳnh Lam ngang nhiên mọc lên và hoạt động trên mảnh đất mà chính quyền địa phương cưỡng chiếm của dân không hề có quyết định thu hồi và bồi thường cho dân
Bà Liêng và các hộ gia đình ở đây sẽ tiếp tục khiếu kiện để đòi lại đất đai, nhà cửa và tài sản của mình đã bị cưỡng chiếm một cách bất công. Nguyện vọng của bà Liêng và các hộ ở đây muốn các cơ quan vào cuộc để bạch hóa vấn đề, có hình thức xử lý quan tham và những người tiếp tay trong việc làm hại đến đời sống của dân bị xáo trộn và đặc biệt những hộ gia đình bị chiếm đất mà chưa được đền bù thì phải được đền bù thỏa đáng để họ sớm có được chỗ ở ổn định.
AL. Vp Công Lý Hòa Bình
Viết theo lời kể của bà Nguyễn Thị Liêng
Ghi Chú
XaHoi - SuKien
Luật Mới: Phạt bạc triệu - Mang vật dụng trái quy định vào phòng thi sẽ bị…phạt phạt phạt !
(Dân trí) 24/10/2013 -Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo Nghị định, hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Như vậy, trong các kì thi nếu thí sinh mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi thì ngoài việc bị xử lý theo quy chế thi còn bị… phạt tiền.
Cũng theo Nghị định này, đối với vi phạm về quy chế thi có thể bị phạt tối đa lên đến 50 triệu đồng. Cụ thể, phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi làm hộ bài thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài; từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định; từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi; từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi làm mất bài thi. Phạt từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi làm hộ bí mật hoặc làm mất đề thi.
Phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
Nghị định cũng quy định, giáo viên xúc phạm học sinh bị phạt đến 10 triệu. Xúc phạm nhà giáo cũng bị phạt cùng mức tiền. Cụ thể, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm.
Ngược lại, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng bị phạt cùng mức tiền như trên.
Đối với các hành vi phạm quy định về phổ cập giáo dục thì bị phạt tiền từ 200.000 đến 1 triệu đồng. Cụ thể, hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Nghị định mới này cũng đưa ra những mức xử phạt hành chính cứng rắn đối với hành vi dạy thêm, học thêm sai quy định; lạm thu, lạm chi trong trường học…
Cụ thể, phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định; phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thu các khoản trái quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại.
Đối với dạy thêm, xử phạt từ 6 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép; từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép; phạt từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng…
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2013. Những quy định của các Nghị định trước sẽ hết hiệu lực khi Nghị định mới có hiệu lực.
Nguyễn Hùng
Ghi Chú
XaHoi - PhapLuat
Hai bằng tiến sỹ, lương hơn hai triệu đồng!
Dân Trí - 24/10/2013 - Lương thấp, chế độ đãi ngộ không đảm bảo, nhiều nhà khoa học trẻ ở các viện nghiên cứu trong nước đang có xu hướng bỏ ra ngoài làm cho các doanh nghiệp.
Lương thấp, nhà khoa học trẻ đua nhau bỏ Viện
Hoạt động trong chuyên ngành sinh học, TS L.P.H có nhiều năm công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ).
Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, anh về công tác tại Viện ở ngạch nghiên cứu viên với mức lương khởi điểm 180.000 đồng một tháng, thêm vài chục nghìn phụ cấp ăn trưa.
Cùng thời điểm ấy, nhiều bạn bè tốt nghiệp với anh có mức lương hơn triệu đồng một tháng. Tốt nghiệp thạc sỹ ở Bỉ, học tiến sỹ trong nước. Năm 2007, tốt nghiệp thêm một bằng tiến sỹ ở Đức nhưng mức lương của anh thời điểm ấy chỉ hơn hai triệu đồng một tháng, thêm khoản công tác phí chưa đến trăm nghìn một ngày nếu đi làm việc ở ngoài Viện.
Nhiều tiến sỹ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có mức lương hơn ba triệu đồng một tháng. (Ảnh: Nguyễn Hoài)
Cuối năm 2007, qua sự giới thiệu của một người bạn, anh rời Viện, về làm cho một Cty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam . Vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn của mình nhưng mức lương của anh một tháng bằng một năm thu nhập ở Viện.
Thu nhập quá thấp nên trước khi rời Viện Khoa học và Công nghệ ViệtNam , ở tuổi ngoài 30 anh vẫn chưa lập gia đình. “Nếu cứ tiếp tục ở Viện, mình tin là khó mà nuôi được vợ con. Đứa bé nhà mình đi học một tháng hết 1,8 triệu đồng, chưa kể các khoản chi tiêu khác”, anh H, nói.
Theo GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ), khoảng 5 năm trở lại đây, các nhà khoa học trẻ rời Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài có xu hướng gia tăng.
Tại Viện Công nghệ Sinh học, trước năm 2008 có một, hai trường hợp bỏ Viện, hầu hết là các nhà khoa học trẻ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sau đó không về. Từ năm 2008 đến nay có khoảng gần chục nhà khoa học trẻ đang làm việc trong nước bỏ Viện ra làm ngoài.
PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho hay, những năm qua, tình trạng các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài để có mức thu nhập cao hơn xuất hiện rải rác. Ngay năm 2013, một nữ nhà khoa học trẻ vừa biên chế vào Viện thì xin nghỉ để ra làm ngoài.
Không thể cơm rau dưa mà làm khoa học!
PGS.TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có thâm niên hơn 20 năm công tác, cho biết, với học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ, thu nhập của anh hiện tại là 5,2 triệu đồng/tháng.
Trong phòng Côn trùng học Thực nghiệm, có TS tốt nghiệp ở Pháp về lương 3,3 triệu đồng một tháng, có cán bộ tốt nghiệp cử nhân lương 2,4 triệu đồng một tháng. Hiện họ đang phải thuê nhà trọ.
Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, điều thiệt thòi của những người làm khoa học là ở chỗ không có phụ cấp gì ngoài lương cơ bản theo hệ số nhà nước, ba năm tăng bậc một lần. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có 116 cán bộ, hơn một phần ba trong số đó là cán bộ trẻ.
Có cán bộ mới tốt nghiệp ra trường lương hơn hai triệu đồng, nhiều tiến sỹ lương hơn ba triệu đồng trong khi tiền gửi con đã hết hai triệu. Đồng lương như hiện nay khó đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt.
Hiện thu nhập của một số nhà khoa học trẻ được tăng thêm nhờ các đề tài, dự án. Tuy nhiên nguồn thu này không ổn định và không thường xuyên. GS Lê Trần Bình cho biết, không phải lúc nào các nhà khoa học cũng có đề tài, dự án, chưa kể để tham gia các đề tài, dự án, các nhà khoa học phải đầu tư thêm chất xám, làm thêm thứ bảy, chủ nhật.
Nguồn thu nhập chính của nhiều nhà khoa học vẫn là đồng lương trong khi mức lương lại quá thấp. Vì thế, họ khó có thể chuyên tâm làm công tác nghiên cứu: “Không thể cứ cơm rau dưa mà làm nghiên cứu, họ cần phải được đảm bảo cuộc sống”, ông Bình nói.
GS.TS Lê Trần Bình cho rằng việc các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài là điều dễ hiểu và việc chảy máu chất xám như hiện nay còn là ít. Không có nơi nào ở Việt
|
Theo Nguyễn Hoài
Tiền Phong
Ghi Chú
XaHoi - SuKien
Phát hiện tẩy trắng dừa nước bằng hóa chất công nghiệp!
(Dân trí) -24/10/2013 - Để tránh bị thâm đen, những quả dừa nước sau khi gọt vỏ được người bán ngâm vào thùng chứa hóa chất. Cả 5 mẫu dừa tươi được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm nghiệm đều chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Chỉ vì muốn “làm đẹp” dừa để bán được đắt hàng, người bán dừa tươi đã bất chấp những ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. “Những trái dừa trắng tinh, trông bắt mắt đều đã qua xử lý. Việc này rất đơn giản chỉ cần dùng vài muỗng hóa chất pha vào nước rồi ngâm dừa khoảng 10 phút, khi vớt ra dừa sẽ không bị thâm đen dù có bị ế nhiều ngày”. Người đàn ông tên Trung, làm việc tại vựa dừa trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh “bật mí” khi được mời thuốc và hỏi bí kíp làm trắng dừa.
Dừa trắng đẹp bắt mắt nhờ được ngâm trong hóa chất
Theo đó, loại hóa chất được người bán dừa truyền tay nhau để phục vụ cho công nghệ tẩy trắng đều được mua về từ chợ Kim Biên (quận 5) với mức giá khoảng 150.000 đồng/kg. Một thùng nước khoảng 50L dùng chừng 8 muỗng hóa chất có thể ngâm được cả trăm trái dừa. “Nếu không ngâm hóa chất, dừa sau khi gọi vỏ sẽ bị thâm đen hết, bán chẳng ma nào mua”. Cũng theo ông Trung, dừa được gọt vỏ và “xử lý” tại vựa chủ yếu được nhập cho các quán nước giải khát. Những người dùng xe đẩy đi bán rong cũng nắm rất rõ kỹ thuật tẩy trắng dừa nên cạnh xe dừa đều có một thùng đựng loại nước có màu đục như nước gạo.
Trước màu sắc trắng đến bất thường của trái dừa tươi sau khi gọt vỏ, mới đây Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm thành phố đã vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tác động (nếu có). Theo đó, 5 mẫu dừa tươi đã gọt vỏ được lấy ngẫu nhiên ở những điểm bán rong, vựa dừa, quán nước mang đi kiểm nghiệm. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: “Cả 5 mẫu dừa tươi đã gọt vỏ mang đi kiểm nghiệm đều phát hiện có chứa natri sulfit (Na2SO3) với hàm lượng rất cao. Dù chất này chỉ tìm thấy ngoài vỏ dừa nhưng không loại trừ khả năng nó có thể ngấm vào cùi và nước dừa bên trong”.
Nên sử dụng dừa chưa gọt vỏ để tránh ăn, uống phát chất tẩy trắng
Natri sulfit là chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, dệt may, thuộc da… Chất này cũng được cho phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm nhưng với hàm lượng rất nhỏ. Nếu ăn hoặc uống phải Na2SO3 người sử dụng có thể bị kích ứng tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Ngoài ra Na2SO3 có thể ảnh hưởng hệ thần kinh vận động và thần kinh trung ương, hệ hô hấp, hệ tim mạch; thường xuyên tiếp xúc Na2SO3 có nguy cơ gây viêm da dị ứng, viêm phổi, thay đổi khả năng cảm nhận mùi vị, ảnh hưởng đến tủy xương,…
Trước vấn đề trên, Chi cục VSATTP đã tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra xử lý các cơ sở buôn bán dừa sử dụng hóa chất tẩy trắng. Chi cục khuyến cáo người dân không nên mua bán hoặc sử dụng dừa tươi có màu trắng bất thường, sử dụng dừa chưa gọt vỏ là giải pháp tốt nhất để tránh ăn uống phải hóa chất tẩy trắng độc hại.
Vân Sơn
Ghi Chú
XaHoi - TeNan - ThucPham
Chính phủ xin phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu!
(Dân trí) -24/10/2013 Chiều ngày 23/10, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 (không bao gồm 75 nghìn tỷ đồng đã có trong kế hoạch 2012-2015).
Phát hành thêm trái phiếu, dư nợ công, nợ Chính phủ vẫn an toàn!
Chiều nay 23/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các phương án phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, phân tích đánh giá đầy đủ các mặt tác động kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia.
Trên cơ sở rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các dự án đang đầu tư dở dang bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các nhu cầu cấp bách theo đề nghị của các bộ ngành và địa phương, Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 (không bao gồm 75 nghìn tỷ đồng đã có trong kế hoạch 2012-2015).
“Với phương án phát hành bổ sung thêm 170 nghìn tỷ đồng, dư nợ công, dư nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2015 cũng như cuối 2016 vẫn đảm bảo an toàn theo quy định, có khả năng huy động và cân đối được nguồn trả nợ”, Bộ trưởng Vinh nói.
Theo tờ trình của Chính phủ, trên cơ sở tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung 170 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đề xuất với Quốc hội bố trí 61,68 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án Quốc Lộ 1A và Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên).
Cùng với đó là bổ sung vốn cho các dự án đang đầu tư dở dang bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 2011-2015 để thúc đẩy tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng 73,32 nghìn tỷ đồng.
Vốn đối ứng các dự án ODA (phần vốn đối ứng các dự án do các bộ, ngành cơ quan Trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương nghèo, khó khăn theo Quyết định 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng được bố trí 20 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất bố trí 15 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung chủ yếu cho các xã nghèo thuộc các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác.
Với phương án bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho các mục tiêu nêu trên, Chính phủ cho rằng, việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ trong 3 năm 2014 - 2016 sẽ bổ sung thêm nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tạo môi trường thuận lợi để huy động thêm nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Cũng theo tính toán của Chính phủ, nếu đề xuất phát hành trái phiếu được thông qua, sẽ có thêm khoảng 75% dự án giao thông, thủy lợi, các bệnh viện đang đầu tư dở dang trong kế hoạch trái phiếu Chính phủ 2011 - 2015 được bổ sung đủ vốn để hoàn thành; phát huy được hiệu quả nguồn vốn đã đầu tư.
Đặc biệt, Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 là 2 tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng nhất của cả nước sẽ được đầu tư hoàn thành trong 3 năm tới, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của cả nước và vùng Tây Nguyên. Tổng số giường bệnh tăng thêm trên toàn quốc kế hoạch năm 2014 dự kiến là 4.500 giường, năm 2015 là 4.500 giường, đạt chỉ tiêu tổng giường bệnh/vạn dân là 22,5 (năm 2014) và 23 (năm 2015)…
Đánh giá về tác động đối với lạm phát, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng: Việc phát hành trái phiếu Chính phủ không làm tăng tổng lượng tiền trong lưu thông, nên cơ bản không ảnh hưởng đến mặt bằng giá. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, cũng gây tác động tới nhu cầu của những hàng hóa, dịch vụ liên quan, cũng gây tác động đến giá cả từng mặt hàng và mặt bằng giá nói chung trong khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, “cùng với việc thực hiện phương án bổ sung trái phiếu Chính phủ cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống nhân dân”, Bộ trưởng Vinh nói.
Nguyễn Hiền
Ghi Chú
KinhTe - TaiChinh
Subscribe to:
Posts (Atom)