THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 March 2012

Cán bộ xài bằng giả để kiếm “cái ghế”?


25/03/2012 07:21:04
 - "Việc xây dựng các quy định của Bộ GD&ĐT thường phải được xem xét rất kỹ dựa trên quyền lợi của số đông nhằm đảm bảo chất lượng. Theo tôi việc yêu cầu kiểm tra lại hay thi lại môn tiếng Anh với những người đang học thạc sỹ không phải là sai trái. Nếu anh đã có trình độ thật thì một hay vài bài thi cũng chỉ là chuyện nhỏ".
 
Đó là chia sẻ của GS Phạm Minh Hạc về quyết định buộc hàng ngàn thí sinh đang học cao học phải thi lại môn tiếng Anh do nhà trường thực hiện sai Thông tư 10 của Bộ GD&ĐT.

 

Bằng vớ vẩn bị đuổi là đúng

Theo quy định của Thông tư 10 (tháng 2/2011) của Bộ GD&ĐT, tất cả các thí sinh dự thi cao học bắt buộc phải dự thi môn ngoại ngữ dù ở trình độ nào. Tuy nhiên kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011, đã có 14 trường ĐH trong cả nước vẫn thực hiện tuyển sinh theo hình thức cũ. Theo đó, có hàng vạn thí sinh trúng tuyển cao học mà không phải dự thi môn ngoại ngữ.

Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, sở dĩ có sự thay đổi yêu cầu này là vì thực tế có nhiều bằng giả, mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ. Thậm chí khi thanh tra, Bộ GD&ĐT phát hiện có đến hơn 100 trường hợp được miễn thi nhưng khi buộc phải thi lại thì lại trượt ngoại ngữ.

 

gggg
GS Phạm Minh Hạc: Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với "động cơ xấu là kiếm cái ghế"

 

GS Phạm Minh Hạc cho rằng, đây là một trong những hành động nhằm chống tiêu cực trong giáo dục của Bộ. Việc quản lý chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những bậc học cao là việc cần phải thực hiện nghiêm để đi vào thực chất.

"Tôi hoan nghênh quyết định đó của Bộ. Bởi tôi cho rằng nếu đã là người có trình độ thực sự thì một bài kiểm tra hay 10 bài kiểm tra cũng chẳng có vấn đề gì, là chuyện nhỏ. Ngược lại nếu anh học vớ vẩn, bằng cấp của anh là giả… thì việc buộc anh phải thôi học cũng là việc làm đúng. Còn nếu cơ sở đào tạo làm sai quy định thì cơ sở phải chịu trách nhiệm. Bản thân người học cũng phải chịu trách nhiệm về bằng cấp cũng như năng lực của mình", GS Phạm Minh Hạc khẳng định.

Đã diệt thì phải diệt sạch

Theo GS Phạm Minh Hạc, lý do Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định này là vì vấn đề bằng giả đang rất phức tạp.

"Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt hoạt động nào như vậy nữa".

Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với "động cơ xấu là kiếm cái ghế" theo lời của GS Phạm Minh Hạc.

"Hồi đó chúng tôi tổng kết, cứ trước các kỳ đại hội hay bầu cử là vấn đề bằng giả lại nổi lên, chuyện học tại chức mới be bét chứ. Thư ký đi học thay cho sếp, biết thế mà không ai dám nói. Giờ Bộ siết chặt ở bậc học cao học là việc làm cần thiết để có những cán bộ thực chất, người làm được việc thực chất", GS Phạm Minh Hạc cho biết.

"Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc tổng kiểm tra bằng giả. Rầy nâu đã diệt thì phải diệt sạch, nếu không chúng sẽ lây lan rất nhanh. Bằng giả cũng phải diệt tận gốc để nâng cao chất lượng giáo dục", ông khẳng định.

Theo GS Phạm Minh Hạc, trong cái xã hội có nhiều sự gian dối, tình trạng bằng giả chứng chỉ giả chưa được quản lý triệt để thì việc siết chặt đầu vào ở những bậc học cao lại càng phải được chú ý, làm mạnh tay hơn. Còn với những người đang học mà "kêu oan" thì hãy nghĩ, nếu có trình độ thật thì một bài thi để khẳng định cái thật đó của mình không có gì là phức tạp quá cả.

Tô Hội

Cán bộ xài bằng giả để kiếm “cái ghế”?


- “Việc xây dựng các quy định của Bộ GD&ĐT thường phải được xem xét rất kỹ dựa trên quyền lợi của số đông nhằm đảm bảo chất lượng. Theo tôi việc yêu cầu kiểm tra lại hay thi lại môn tiếng Anh với những người đang học thạc sỹ không phải là sai trái. Nếu anh đã có trình độ thật thì một hay vài bài thi cũng chỉ là chuyện nhỏ”.
 
Đó là chia sẻ của GS Phạm Minh Hạc về quyết định buộc hàng ngàn thí sinh đang học cao học phải thi lại môn tiếng Anh do nhà trường thực hiện sai Thông tư 10 của Bộ GD&ĐT.

Bằng vớ vẩn bị đuổi là đúng
Theo quy định của Thông tư 10 (tháng 2/2011) của Bộ GD&ĐT, tất cả các thí sinh dự thi cao học bắt buộc phải dự thi môn ngoại ngữ dù ở trình độ nào. Tuy nhiên kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011, đã có 14 trường ĐH trong cả nước vẫn thực hiện tuyển sinh theo hình thức cũ. Theo đó, có hàng vạn thí sinh trúng tuyển cao học mà không phải dự thi môn ngoại ngữ.

Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, sở dĩ có sự thay đổi yêu cầu này là vì thực tế có nhiều bằng giả, mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ. Thậm chí khi thanh tra, Bộ GD&ĐT phát hiện có đến hơn 100 trường hợp được miễn thi nhưng khi buộc phải thi lại thì lại trượt ngoại ngữ.

gggg
GS Phạm Minh Hạc: Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với "động cơ xấu là kiếm cái ghế"

GS Phạm Minh Hạc cho rằng, đây là một trong những hành động nhằm chống tiêu cực trong giáo dục của Bộ. Việc quản lý chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những bậc học cao là việc cần phải thực hiện nghiêm để đi vào thực chất.

“Tôi hoan nghênh quyết định đó của Bộ. Bởi tôi cho rằng nếu đã là người có trình độ thực sự thì một bài kiểm tra hay 10 bài kiểm tra cũng chẳng có vấn đề gì, là chuyện nhỏ. Ngược lại nếu anh học vớ vẩn, bằng cấp của anh là giả… thì việc buộc anh phải thôi học cũng là việc làm đúng. Còn nếu cơ sở đào tạo làm sai quy định thì cơ sở phải chịu trách nhiệm. Bản thân người học cũng phải chịu trách nhiệm về bằng cấp cũng như năng lực của mình”, GS Phạm Minh Hạc khẳng định.

Đã diệt thì phải diệt sạch
Theo GS Phạm Minh Hạc, lý do Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định này là vì vấn đề bằng giả đang rất phức tạp.
“Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt hoạt động nào như vậy nữa”. 

Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với “động cơ xấu là kiếm cái ghế” theo lời của GS Phạm Minh Hạc.

“Hồi đó chúng tôi tổng kết, cứ trước các kỳ đại hội hay bầu cử là vấn đề bằng giả lại nổi lên, chuyện học tại chức mới be bét chứ. Thư ký đi học thay cho sếp, biết thế mà không ai dám nói. Giờ Bộ siết chặt ở bậc học cao học là việc làm cần thiết để có những cán bộ thực chất, người làm được việc thực chất”, GS Phạm Minh Hạc cho biết.

“Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc tổng kiểm tra bằng giả. Rầy nâu đã diệt thì phải diệt sạch, nếu không chúng sẽ lây lan rất nhanh. Bằng giả cũng phải diệt tận gốc để nâng cao chất lượng giáo dục”, ông khẳng định.

Theo GS Phạm Minh Hạc, trong cái xã hội có nhiều sự gian dối, tình trạng bằng giả chứng chỉ giả chưa được quản lý triệt để thì việc siết chặt đầu vào ở những bậc học cao lại càng phải được chú ý, làm mạnh tay hơn. Còn với những người đang học mà “kêu oan” thì hãy nghĩ, nếu có trình độ thật thì một bài thi để khẳng định cái thật đó của mình không có gì là phức tạp quá cả.

Tô Hội

Chờ đến bao giờ?


Hỏng mắt vì bác sĩ ngoài bệnh viện


2 tàu cá và 18 ngư dân trôi dạt trên biển

Bám biển Hoàng Sa đến cùng