Cập nhật: 14:20 GMT - thứ hai, 22 tháng 8, 2011 Trao đổi với BBC ngày 22/11, một hôm sau khi chính quyền TP Hà Nội cưỡng chế giải tán biểu tình và bắt đi khoảng 50 người phản đối Trung Quốc, cựu thiếu tướng nói: "Tôi thấy không có lý do gì để bắt người ta, bắt những người thanh niên mà hình như hôm nay vẫn chưa thả." Tướng Vĩnh nhấn mạnh "Theo Hiến pháp, người dân được nhiều quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình" và ông cũng nhắc lại việc không tán thành với bản Thông báo của Chính quyền Hà Nội hôm 18/8 cấm đoán các cuộc biểu tình, tuần hành yêu nước trên địa bàn thủ đô. Vị lão thành cách mạng năm nay 96 tuổi cho rằng các cuộc biểu tình của quần chúng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong suốt 11 tuần lễ qua '"là một nhân tố cộng hưởng với chính quyền, tăng thêm sức mạnh" và "lấy làm lạ" trước can thiệp của an ninh và chính quyền. Ông khẳng định: "Trung Quốc còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, còn làm những việc tai ác với Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam phẫn nộ, mà phẫn nộ thì sau này người ta sẽ biểu tình phản đối."
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Phản bác lại quan điểm của một số báo chí Hà Nội hai hôm qua vốn cho rằng các cuộc biểu tình bị "kẻ xấu" hay "thế lực thù địch" xúi giục "kích động, lợi dụng" tướng Vĩnh cho hay: "Trong 11 cuộc biểu tình cho đến nay, tôi không thấy có kẻ nào xấu hay ai là thù địch xen vào lợi dụng cả. Mà tôi thấy tất cả đều là đàng hoàng. Thứ hai nữa là nếu nói là bị kẻ xấu lợi dụng, thì đánh giá những nhà trí thức tên tuổi của chúng tôi thấp quá," "Bởi vì các cuộc biểu tình ấy có nhiều giáo sư, tiến sỹ tham gia, và họ đều là những người có tên tuổi cả. Thế mà lại bảo là bị kẻ xấu lợi dụng thì đánh giá những nhà trí thức ấy rất là thấp, sai quá đấy." "Làm sao kích động?" Hôm 22/10, tờ Hà Nội Mới online đưa ra nhận định về đích danh một số nhân sỹ, trí thức tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành, và đặc biệt đưa ra bình luận về một trong số các vị này đó là Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện. Tờ báo viết: "Vẫn còn một bộ phận các cá nhân, thậm chí cả những người được xem là trí thức, vẫn cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cẩu của Ủy ban Nhân dân Thành phố. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Xuân Diện (sinh năm 1970) - Phó Giám đốc Trung tâm Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm." "Trong suốt thời gian qua, ông Diện vừa trực tiếp tham gia tuần hành, vừa lập trang web cá nhân để kêu gọi, kích động và hướng dẫn việc tham gia biểu tình..." Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phản bác lại các bình luận này, và nói với BBC:
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh "Tôi không đồng ý, tôi cũng theo dõi các mạng. Tôi thấy ông ấy không có kêu gọi người ta biểu tình. Mà tôi cũng không thấy kích động. Ông ấy làm sao kích động nổi. "Đến loại người kỳ cựu như chúng tôi mà cũng không kích động nổi, nữa là ông Nguyễn Xuân Diện làm sao kích động nổi các trí thức có danh tiếng ấy." Tướng Vĩnh không loại trừ khả năng có một sức ép nào đó từ phía Trung Quốc đặt lên chính quyền Việt Nam, vốn có thể dẫn tới các hành động can thiệp cứng rắn với các cuộc biểu tình, như các sự kiện đã thấy trong ngày Chủ Nhật 21/8 và hai lần biểu tình trước đó. Tuy nhiên, ông không chắc chắn liệu Nhà nước và chính quyền Việt Nam có quan ngại các cuộc biểu tình, tuần hành có thể phát triển thành những phong trào chính trị, xã hội rộng lớn hơn, đòi các quyền cơ bản, dẫn tới thách thức trực tiếp vị thế và quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản cầm quyền. "Tôi đã từng nói: con run xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được." Cho đến tối ngày 22/08 theo giờ Hà Ṇôi chưa thấy lãnh đạo cao cấp nào trong bộ máy Đảng và Nhà nước ở Việt Nam lên tiếng chính thức về các vụ việc vừa qua. |
Sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa bày tỏ quan ngại về việc chính quyền bắt một loạt người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/08 và kêu gọi trả tự do cho họ.