GHÊ TỞM: Công An Nhân Dân thủ dâm tại phòng trực
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
13 March 2013
TÔI BIẾT NÓ , THẰNG NÓI CÂU NÓI ĐÓ !
.
TÔI BIẾT NÓ, THẰNG NÓI CÂU NÓI ĐÓ
“Không có gì quý hơn độc lập tự do."
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối "khoan hồng chí nhân" của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !
• Nguyễn Chí Thiện
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối "khoan hồng chí nhân" của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !
• Nguyễn Chí Thiện
Ghi Chú
XaHoi
HẢI PHÒNG BÁO ĐỘNG: LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC TRÀN NHẬP GÂY XÁO TRỘN ĐỊA PHƯƠNG.
(Hình: Làng Trung Quốc” ở xã Ngũ Lão , huỷ Nguyên, Hải Phòng)
Radio CTM - Người dân Hải Phòng và cả chính quyền địa phương đã lên tiếng báo động tình trạng lao động Trung quốc gia tăng tràn lan đã đang gây xáo trộn cuộc sống của người dân làng quê.
Tệ nạn lao động Trung Quốc nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương xảy ra thường xuyên từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng triển khai, các công ty TQ được trúng thầu thi công đưa lực lượng lớn lao động người Trung Quốc sang sinh sống làm việc một cách chính thức lẫn "chui", dựng lên các làng Trung quốc và phố Tàu tại các xã ở Hải Phòng.
Chính viên chức công an xã Tam Hưng, Trung tá Đỗ Quang Hảo, cũng phải xác nhận cơ quan chức năng địa phương đã đang gặp phải nhiều khó khăn vì quá đông người nước ngoài sang làm việc, sinh sống tại đây do bất đồng ngôn ngôn ngữ. Ông cho biết, "nhiều đêm thấy họ về quá muộn, uống rượu say, mình nhắc nhở nhưng họ chẳng nghe. Ngoài số lao động chính thức, rất khó để quản lý số lao động “chui”. Có những vụ người Trung Quốc sau khi gây án, công an vào cuộc điều tra thì họ đã về nước…”
Tình trạng lao động Trung Quốc tràn sang Việt Nam không phải mới đây mà đã xảy ra từ nhiều năm qua một cách công khai mà không ai trong giới hữu trách đưa ra biện pháp ngăn chận. Theo quy định của chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam thì các cơ quan doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam phải ưu tiên sử dụng lao động người Việt Nam, trường hợp lao động trong nước không thể đáp ứng được công việc mới tuyển lao động nước ngoài. Nhưng trên thực tế, trong hàng ngàn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Hải Phòng, đa số làm những công việc phổ thông như phụ hồ, thợ xây, thợ hàn… trong khi rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương đang thất nghiệp.
Sự việc này đã được phản ánh qua báo chí. Không chỉ ở Hải Phòng, khắp từ Bắc chí Nam đều có báo động tình trạng lao công Trung Quốc sang làm việc ào ạt và hách dịch gây nên nhiều tệ trạng và bất ổn trong xã hội địa phương như ở các vùng khai thác bô-xit Tây Nguyên; khu công nghiệp Tiền Giang; khu công trình nhà máy Thủy điện ở Phú Yên.... Có những trường hợp, trong khi người dân không có công an việc làm thì công nhân Trung quốc vung ít tiền quyến rũ phụ nữ bất chính, sinh con, gây tan nát cho nhiều gia đình làng xã.
Tại Tiền Giang, kể từ khi có KCN Long Giang thì xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước không còn yên ả vì lao động Trung Quốc. Khi số lao động này rút đi thì nhiều phụ nữ địa phương bị bỏ lại ngậm đắng nuốt cay vì gia đình tan vỡ.
Tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ - Đắk Nông đã từng xảy công nhân Trung quốc dùng mã tấu truy sát nhóm công nhân Việt Nam làm nhiều người bị thương.
Còn ở Phú Yên, nơi xây dựng nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, các công nhân lao động Trung Quốc làm việc “chui” ở đây cũng đã tự tung tự tác, lái xe ẩu, thường xuyên gây ra mâu thuẫn với người dân địa phương.
Người dân sống dọc 2 bên đường từ thị trấn La Hai đến xã Phú Mỡ cho biết vào những buổi chiều họ rất ngại ra đường vì sợ xe của người Trung Quốc tông phải vì bọn họ phóng xe như chỗ không người. Chính quyền địa phương cũng bó tay. Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ, nhà cầm quyền địa phương chỉ biết "khuyến cáo người dân sống gần đường nên cảnh giác khi có xe của lao động Trung Quốc."
Ghi Chú
XaHoi
Phó Cục trưởng Cảnh sát gọi PV là 'thiểu năng'
N.C.Khanh (TPO) – Đó là phát biểu của ông Đinh Mạnh Toàn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) tại Bộ Giao thông Vận tải chiều 11-3.
Cụ thể, tại Hội nghị bàn về các nội dung của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ông Toàn nói: “Từ dự thảo này, 2 vấn đề chính đó là hành vi không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Mũ bảo hiểm có 3 đối tượng, thứ nhất là đối tượng sản xuất, nếu đối tượng sản xuất giả, sản xuất không đúng tiêu chuẩn thì đây là một hành vi phạm tội, có thể khởi tố và truy tố; thứ hai, đối với người kinh doanh, hiện Cục Quản lý thị trường đang làm rất tốt trong việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh; tôi rất đồng tình với việc cần phải đưa hành vi vi phạm.
Báo chí nên hướng dư luận đúng vào các kết luận của các cơ quan chức năng. Báo chí cũng nên hướng dư luận vào đúng với các kết luận của những người chủ trì các cuộc họp của các cơ quan chức năng. Gần đây tôi lên mạng xem, báo chí vẫn hướng dư luận vào cái khác, đó là chúng ta nêu lên thế nào là mũ giả, mũ rởm.
Các phóng viên đó có lẽ là thế nào đó, thiểu năng gì đó, có gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ rởm, mà cứ phải đưa ra bằng những lời lẽ, những giả thiết.
Ở đây 5 - 6 bộ đánh giá, ngoài ra 100% ý kiến của người dân cho rằng cứ rẻ là mua, (biết là hàng giả vẫn mua), nhưng hiện các cơ quan chức năng vẫn làm được. Sau 15.4, những người này cũng nên đội mũ vài ba lần nữa, nhưng báo chí cũng nên hướng dư luận đúng như truyền hình làm rất tốt, đâu đó tôi lên mạng thấy thế này thế kia cho không đúng vấn đề…”.
N.C.Khanh
Ghi Chú
CSGT
Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng
Tây Tạng - Việt Nam: Tuy hai mà một!
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Đất nước Tây Tạng đang bị bá quyền xâm lược Tàu chiếm đóng và thực hiện việc làm ác độc đồng hóa dân tộc này. Bọn công an cảnh sát Tàu và tay sai đang đàn áp khốc liệt và cầm tù người dân Tây Tạng can đảm đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa phản đối bọn xâm lược Tàu.
Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy chưa bị bá quyền Tàu chính thức chiếm đóng trên toàn lãnh thổ nhưng những người Việt quan tâm đến mối an nguy của đất nước mình đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa chống lại dã tâm của bọn xâm lược Tàu, cũng bị đàn áp khốc liệt như người dân Tây Tạng đang bị bọn xâm lược bá quyền Tàu đối xử: đó là chính lực lượng cảnh sát công an chìm nổi của đảng cộng sản Việt Nam tiến hành.
Giới nghệ sĩ người Tây Tạng sáng tác một bài ca yêu nước rất hùng hồn và rất cảm động. Bài ca này có tựa đề “Never Lose the Light – Không Bao Giờ Mất Niềm Tin” được hai cô gái người gốc Tây Tạng hát trong buổi hòa nhạc quốc tế “One World” taị Syracuse, New York vào tháng 10 năm 2012.
Bài ca này cũng nói lên đúng suy nghĩ của người dân Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước.
Mời bạn đọc thưởng thức bài ca này với phụ đề tiếng Việt được chúng tôi thực hiện.
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
danlambaovn.blogspot.com
*
*
Lời bài hát tiếng Việt:
Đừng đánh mất niềm tin,
Cờ hồng sao phất phới,
(Trên) đồi núi quê hương tôi
Nghe dân tôi than khóc
Buồn đáy tâm nghẹn lời...
Người ngự như Thượng Đế
Với súng ống ghìm trên tay
Lầm than người reo đến
Mảnh đất an lành này...
Này Chị Anh Em hỡi,
Đứng lên giữ quyền mình
Dìu đi theo Chân lý, (hay Chân lý luôn dìu ta đi, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Đừng đánh mất niềm tin...
Và lời tôi vẫn hát
Lời thái an, yêu thương (hay An thái, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Thù hận tôi không khát
Lệ đắng câm không nhường...
Người cười khi tôi khóc
Ngục thất thống cung tôi
Mà người không sao thấy
Rằng (ý) chí tôi không lùi!
12/03/2013
Ghi Chú
ChinhTri - XaHoi
Phát hiện sách dành cho trẻ em in “đường lưỡi bò”
(TNO) Trưa nay 12.3, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1.
Theo hồ sơ từ phía Nhà sách Nhân văn cung cấp, tập 1 của bộ sách được in tái bản theo quyết định số 1049 của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (thuộc Thành ủy TP.HCM) do Giám đốc - Tổng biên tập Nguyễn Thị Thanh Hương ký ngày 25.7.2011. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 646-11/CXB/65-58/THTPHCM. Số lượng in 2.000 cuốn, đối tác liên kết xuất bản là Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ thế giới thông minh.
Hình bản đồ in “đường lưỡi bò” trong sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em - Ảnh: Độc Lập Đoàn kiểm tra tiến hành niêm phong số sách vi phạm - Ảnh: Độc Lập Bộ sách có in “đường lưỡi bò” - Ảnh: Độc Lập |
Phía Nhà sách Nhân văn còn cung cấp 1 bản hợp đồng ủy quyền bản quyền tác phẩm: “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 1”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 2”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 3”. Bên ủy quyền là Công ty TNHH Truyền thông Á Đông (Bên A, địa chỉ: 592/26 Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM), bên được ủy quyền là Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn (Bên B, địa chỉ: số 1 Trường Chinh, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM).
Nội dung hợp đồng có đoạn: “Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B được phép độc quyền phát hành, xuất bản và phân phối những tác phẩm nêu trên tại Việt Nam”.
Phần lời nói đầu của bộ sách có đoạn viết: “Tiếng Hoa dành cho trẻ em là một bộ sách giáo khoa (…), được biên soạn dành riêng cho việc giảng dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi thiếu nhi trong và ngoài nước trước tuổi cắp sách đến trường. Sau khi hoàn tất bộ sách này, trẻ sẽ có kiến thức cơ bản về tiếng Hoa, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Hoa của trẻ trong tương lai”.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại vào chiều 12.3, đại diện Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn cho biết: Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em xuất bản lần đầu vào năm 2008. Trong lần xuất bản này, vì do không nhận biết nên tập sách có in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đến năm 2010, khi dư luận lên án về “đường lưỡi bò” phi pháp, thì công ty cho thu hồi và đã tiêu hủy hết. Khi tái bản bộ sách đã biên tập loại bỏ hình ảnh này khỏi cuốn sách.
Tuy nhiên, ông Phạm Tấn Dũng, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 nói: “Chúng tôi tiến hành kiểm tra, ghi nhận thực tế là bộ sách tái bản vẫn còn in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an P.15 lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong 132 cuốn sách là tang vật của vụ việc”.
Theo ông Phạm Tấn Dũng, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 sẽ báo cáo vụ việc nghiêm trọng này lên UBND quận và UBND thành phố để có hướng xử lý cụ thể.
Ông Dương Thanh Chi, cửa hàng trưởng Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) cho rằng, sách cũng là một sản phẩm hàng hóa, khi đơn vị phát hành đưa sách đến nhà sách với đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì nhà sách chỉ biết bán chứ không có thời gian đọc, kiểm tra lại.
Ông Chi cho biết trước đó chưa có ai phát hiện ra lỗi vi phạm này.
PV Thanh Niên Online đã liên hệ với Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Đại diện Nhà xuất bản này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại quy trình xuất bản và sẽ sớm có thông tin phản hồi.
Đình Phú
Ghi Chú
XaHoi - GiaoDuc
“Quan tài bay”: Thót tim những vòng cua
Càng khuya, càng “đóng” tẹt ga
Tối 9/3, trong vai hành khách về quê miền Trung, chúng tôi tìm đến một xe khách giường nằm chạy tuyến Mỹ Đình, Hà Nội - bến xe TP.Vinh, Nghệ An. Chúng tôi chọn xe khách loại 42 chỗ, gồm hai lái xe và 3 phụ xe. Người lái xe chính còn khá trẻ, trạc 30 tuổi.
Khác với nửa giờ rề rà đón khách lúc còn ở nội đô Hà Nội (kể cả đón khách trên… đường cao tốc), xe bắt đầu “phi” với với tốc độ chóng mặt khi ra tới đường Pháp Vân (Thường Tín, Hà Nội). Đáng nói là không chỉ mình xe chúng tôi, hàng chục xe khách chạy tuyến Bắc - Nam bám đuôi nhau lúc đó cũng lao vun vút về phía trước, còi vang inh ỏi, đèn xi nhan chớp tắt chớp đỏ liên hồi.
Nhưng đó chỉ mới là “tập 1” của chuyến xe kinh hoàng. Trong suốt 5
giờ lăn bánh sau đó, hành khách liên tục được dịp luyện thần kinh thép
khi xe cứ lao đi, mà có lúc vận tốc lên đến 90km/h, rồi đột ngột phanh
gấp. Xe đánh võng trên mặt đường, lúc lao về trái, lúc nghiêng về phải
như say rượu mặc cho nhiều đoạn đường khá gồ ghề, đầy ổ voi, ổ gà. Thấy
tôi rùng mình vì tốc độ như “tên lửa” của xe, một phụ xe tên Hưng đứng
bên vội vàng động viên: “Kiểu này là thường thôi mà. Nhiều hôm xe nhà về
vội, chạy với vận tốc lớn hơn cũng không sao cả. Chú yên tâm đi!”.
Giả vờ bình tĩnh, tôi “đá” sang chuyện chạy tốc độ cao lỡ gặp cảnh sát giao thông tuýt còi thì sao?, Hưng cười phân trần: “Khuya khoắt thế này, đoạn đường vắng, không có cảnh sát giao thông các xe khách mới dám chạy nhanh, chứ ban ngày có mấy ông (CSGT – PV) đứng canh, lại hay bắn tốc độ, cho tiền nhà xe, tài xế cũng chả dám đua”.
Sau câu chuyện của chúng tôi, anh Hải ở Quỳ Hợp, Nghệ An, nằm giường bên cạnh tỏ vẻ ngán ngẩm tột cùng. Mặt phờ phạc, mắt đỏ ngầu vì mất ngủ, anh Hải nói: “Lúc lên Hà Nội thăm em trai, tôi đi xe ban ngày mệt đứ đừ. Tưởng chiều về đi xe đêm sẽ được chợp mắt cho khỏe, ai ngờ còn mệt hơn gấp vạn lần, lại còn nơm nớp không yên”.
2h sáng ngày 10/3, khi đến địa phận xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục chứng kiến những cảnh chắc chỉ có trên màn ảnh. Trời lúc này tối đen như mực nhưng hàng loạt xe tải, xe container, xe khách thay phiên nhau rượt đuổi, lao ầm ầm trên đường. Chiếc xe mười mấy tấn đang chạy gần cả 100 km/h đột ngột dừng lại vì tránh xe chạy trước - cứ đơn giản như người ta hất một ca nước xuống đường. Hành khách hoảng hốt, có người nôn thốc nôn tháo, trẻ nhỏ kêu khóc, người già rên rỉ, nhưng tài xế và phụ xe mặt vẫn lạnh như tiền.
“Bình thường thôi. Ai đi lần đầu mới sợ chứ bọn tôi thì ngại gì. Từ Hà Nội về bến xe TP Vinh mất khoảng 6 tiếng là cùng. Xe chạy nhanh quá nên phải chao đảo khi tránh xe khách chạy ngược chiều chứ, chuyện như cơm bữa ấy mà”, phụ xe tên Thuận tỉnh bơ cho biết.
Lái xe cũng như chơi… lắc vòng
“Thức đêm trên xe khách mới thấy đêm dài!”. Câu nói này được nhóm phóng viên thời sự chúng tôi ghi nhận từ những hành khách đã kinh qua những chuyến xe đêm và cả từ những chuyến đi thực tế mà nghĩ lại vẫn thót tim. Với tôi, là nhớ mãi những vòng cua gấp khúc đoạn qua TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh), từ xã Mông Dương trên quốc lộ 18 hướng lên Móng Cái.
Khoảng 2h sáng, đã qua hơn nửa cuộc hành trình từ Hà Nội lên vùng kinh tế cửa khẩu. Ngó ra ngoài qua ô cửa kính, trời tối lờ mờ, không một ánh đèn nhà cửa. Xung quanh chỉ toàn cây cối, rồi những vách núi ngay sát đường đi. Thi thoảng một vài ánh đèn pha chói mắt của những xe khách chạy ngược chiều về Hà Nội.
Cả chặng đường ngoằn ngoèo gần trăm cây số chẳng có nỗi một ánh đèn đường. Biển báo giao thông cũng không thấy đâu. Hành khách say ngủ. Anh tài xế liên tục đảo tay lái, nhấn rồi thả ga, đạp phanh. Thi thoảng xe cua lấn sang cả đường bên trái, cái kiểu đảo cua không kịp chứ không phải chiêu mở cua cho rộng như những chiếc container vẫn thường làm mà chúng ta thường bắt gặp trên đèo Hải Vân hay ở đâu đó.
Có lẽ bác tài xế chủ quan, nghĩ “đêm, dọc QL 18 đoạn này thường vắng xe” mà không tính đến tình huống nếu có xe đối đầu phía trước chắc chắn không kịp tránh. Cũng chả buồn nghĩ đến việc mình mà tính toán sai, cua thiếu nửa vòng là cả xe lẫn người xuống vực hoặc đâm vào xe khác ngay lập tức.
Gần đến TP. Móng Cái, hình như lái xe mấy tiếng đồng hồ hơi mệt. Mặc dù xe này khá chuyên nghiệp, đổi lái thường xuyên. Bỗng thấy xe phanh gấp, phía trước một chiếc xe đi ngược chiều. Hình như xe tôi đang đi định lấn làn, vượt xe khác. Tài xế xe bên kia làu bàu câu gì đó. Rồi cuộc hành trình lại tiếp tục...
Lần trở về Hà Nội còn đáng sợ hơn. Vừa ra khỏi TP. Móng Cái, sương mù bao phủ dày đặc. Bên ngoài cửa kính chỉ một màu trắng xóa, cách 10m là đã khó lòng nhìn thấy nhau. Đường ngoằn ngoèo, trong điều kiện thời tiết xấu vậy mà xe cứ lao như tên bắn. Cứ như lập trình sẵn, hết trái rồi phải, có lúc xe nghiêng hẳn sang một bên. Áng chừng chừng tốc độ xe có lúc đạt đến 70km/h.
Thỉnh thoảng, lái xe mở cua quá rộng đường thì gặp ngay xe khác đi ngược chiều lên. Anh ta vội đảo gấp tay lái, nhiều hành khách đang bắt đầu thiu thiu ngủ bỗng như bị ai dựng ngược dậy kêu ú ớ. Dù đã quen tình huống đó, nhưng đôi khi họ cũng hơi hoảng. Rồi những vị khách mệt mỏi lại chìm vào giấc ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Gần đến TP. Cẩm Phả, chiếc xe bỗng đánh võng sang trái rồi sang phải ngay lập tức. Tôi giật bắn cả mình. Lái và phụ xe nói mấy câu gì đó. Thì ra một chiếc xe không sáng đèn đang dừng sửa bên đường. Một xe khác đi chiều ngược lại. Phần vì trời vẫn mù tối, phần ánh đèn pha ngược chiều chói mắt nên đến tận nơi tài xế mới giật mình đánh tay lái. Lái xe mà không kịp xử lý tình huống đó chắc xe chúng tôi đã đâm thẳng vào chiếc xe kia…
Nói thật, trước đây, vốn ra Bắc vào Nam bằng xe ô tô không ít. Đường rừng, đường đèo chúng tôi qua lại cũng nhiều. Lúc đi cũng thấy sợ, nhưng xuống xe rồi lại quên hết. Sau này lấy vợ có con, công tác tại Hà Nội, suốt ngày quanh quẩn Thủ đô. Lâu lắm, lần này mới đi đường dài một chuyến, lại nghĩ đến vụ tai nạn xe khách 12 người chết tại Khánh Hòa cách đây mấy hôm khiến chúng tôi bất giác rùng mình...
Tối 9/3, trong vai hành khách về quê miền Trung, chúng tôi tìm đến một xe khách giường nằm chạy tuyến Mỹ Đình, Hà Nội - bến xe TP.Vinh, Nghệ An. Chúng tôi chọn xe khách loại 42 chỗ, gồm hai lái xe và 3 phụ xe. Người lái xe chính còn khá trẻ, trạc 30 tuổi.
Khác với nửa giờ rề rà đón khách lúc còn ở nội đô Hà Nội (kể cả đón khách trên… đường cao tốc), xe bắt đầu “phi” với với tốc độ chóng mặt khi ra tới đường Pháp Vân (Thường Tín, Hà Nội). Đáng nói là không chỉ mình xe chúng tôi, hàng chục xe khách chạy tuyến Bắc - Nam bám đuôi nhau lúc đó cũng lao vun vút về phía trước, còi vang inh ỏi, đèn xi nhan chớp tắt chớp đỏ liên hồi.
Xe khách cập bến Mỹ Đình sau một đêm trên đường
23h đêm, mọi người gặp một phen hú vía
khi xe về đến đường Trần Hưng Đạo, TP.Ninh Bình. “Kétttttttt..éttttt…”.
Xe phanh gấp, bánh xe nghiến xuống mặt đường tưởng cháy bánh, chiếc xe
đảo hẳn về vỉa hè bên phải. Thì ra sau một hồi lâu đeo bám chiếc xe
container phía trước, tài xế quyết định vượt lên nhưng lại nhằm đoạn
đường hẹp. Hú hồn, cú vượt trái bất thành, may sao bác tài cũng xử lý
kịp. Mọi người đều tỉnh giấc, nhốn nháo cả lên. Phụ xe miệng cười cười,
trấn an: “Không có gì đâu, đường hẹp, phanh gấp, bà con yên tâm ngủ tiếp
nhé”.
Giả vờ bình tĩnh, tôi “đá” sang chuyện chạy tốc độ cao lỡ gặp cảnh sát giao thông tuýt còi thì sao?, Hưng cười phân trần: “Khuya khoắt thế này, đoạn đường vắng, không có cảnh sát giao thông các xe khách mới dám chạy nhanh, chứ ban ngày có mấy ông (CSGT – PV) đứng canh, lại hay bắn tốc độ, cho tiền nhà xe, tài xế cũng chả dám đua”.
Hành khách trên xe chạy đêm tuyến Hà Nội - Vinh
Sau câu chuyện của chúng tôi, anh Hải ở Quỳ Hợp, Nghệ An, nằm giường bên cạnh tỏ vẻ ngán ngẩm tột cùng. Mặt phờ phạc, mắt đỏ ngầu vì mất ngủ, anh Hải nói: “Lúc lên Hà Nội thăm em trai, tôi đi xe ban ngày mệt đứ đừ. Tưởng chiều về đi xe đêm sẽ được chợp mắt cho khỏe, ai ngờ còn mệt hơn gấp vạn lần, lại còn nơm nớp không yên”.
2h sáng ngày 10/3, khi đến địa phận xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục chứng kiến những cảnh chắc chỉ có trên màn ảnh. Trời lúc này tối đen như mực nhưng hàng loạt xe tải, xe container, xe khách thay phiên nhau rượt đuổi, lao ầm ầm trên đường. Chiếc xe mười mấy tấn đang chạy gần cả 100 km/h đột ngột dừng lại vì tránh xe chạy trước - cứ đơn giản như người ta hất một ca nước xuống đường. Hành khách hoảng hốt, có người nôn thốc nôn tháo, trẻ nhỏ kêu khóc, người già rên rỉ, nhưng tài xế và phụ xe mặt vẫn lạnh như tiền.
“Bình thường thôi. Ai đi lần đầu mới sợ chứ bọn tôi thì ngại gì. Từ Hà Nội về bến xe TP Vinh mất khoảng 6 tiếng là cùng. Xe chạy nhanh quá nên phải chao đảo khi tránh xe khách chạy ngược chiều chứ, chuyện như cơm bữa ấy mà”, phụ xe tên Thuận tỉnh bơ cho biết.
Lái xe Hà Nội - Vinh vẫn miệt mài nhấn ga xuyên màn đêm
Lái xe cũng như chơi… lắc vòng
“Thức đêm trên xe khách mới thấy đêm dài!”. Câu nói này được nhóm phóng viên thời sự chúng tôi ghi nhận từ những hành khách đã kinh qua những chuyến xe đêm và cả từ những chuyến đi thực tế mà nghĩ lại vẫn thót tim. Với tôi, là nhớ mãi những vòng cua gấp khúc đoạn qua TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh), từ xã Mông Dương trên quốc lộ 18 hướng lên Móng Cái.
Khoảng 2h sáng, đã qua hơn nửa cuộc hành trình từ Hà Nội lên vùng kinh tế cửa khẩu. Ngó ra ngoài qua ô cửa kính, trời tối lờ mờ, không một ánh đèn nhà cửa. Xung quanh chỉ toàn cây cối, rồi những vách núi ngay sát đường đi. Thi thoảng một vài ánh đèn pha chói mắt của những xe khách chạy ngược chiều về Hà Nội.
Cả chặng đường ngoằn ngoèo gần trăm cây số chẳng có nỗi một ánh đèn đường. Biển báo giao thông cũng không thấy đâu. Hành khách say ngủ. Anh tài xế liên tục đảo tay lái, nhấn rồi thả ga, đạp phanh. Thi thoảng xe cua lấn sang cả đường bên trái, cái kiểu đảo cua không kịp chứ không phải chiêu mở cua cho rộng như những chiếc container vẫn thường làm mà chúng ta thường bắt gặp trên đèo Hải Vân hay ở đâu đó.
Có lẽ bác tài xế chủ quan, nghĩ “đêm, dọc QL 18 đoạn này thường vắng xe” mà không tính đến tình huống nếu có xe đối đầu phía trước chắc chắn không kịp tránh. Cũng chả buồn nghĩ đến việc mình mà tính toán sai, cua thiếu nửa vòng là cả xe lẫn người xuống vực hoặc đâm vào xe khác ngay lập tức.
Xe khách cập bến Móng Cái vào lúc 5h sáng
Gần đến TP. Móng Cái, hình như lái xe mấy tiếng đồng hồ hơi mệt. Mặc dù xe này khá chuyên nghiệp, đổi lái thường xuyên. Bỗng thấy xe phanh gấp, phía trước một chiếc xe đi ngược chiều. Hình như xe tôi đang đi định lấn làn, vượt xe khác. Tài xế xe bên kia làu bàu câu gì đó. Rồi cuộc hành trình lại tiếp tục...
Lần trở về Hà Nội còn đáng sợ hơn. Vừa ra khỏi TP. Móng Cái, sương mù bao phủ dày đặc. Bên ngoài cửa kính chỉ một màu trắng xóa, cách 10m là đã khó lòng nhìn thấy nhau. Đường ngoằn ngoèo, trong điều kiện thời tiết xấu vậy mà xe cứ lao như tên bắn. Cứ như lập trình sẵn, hết trái rồi phải, có lúc xe nghiêng hẳn sang một bên. Áng chừng chừng tốc độ xe có lúc đạt đến 70km/h.
Thỉnh thoảng, lái xe mở cua quá rộng đường thì gặp ngay xe khác đi ngược chiều lên. Anh ta vội đảo gấp tay lái, nhiều hành khách đang bắt đầu thiu thiu ngủ bỗng như bị ai dựng ngược dậy kêu ú ớ. Dù đã quen tình huống đó, nhưng đôi khi họ cũng hơi hoảng. Rồi những vị khách mệt mỏi lại chìm vào giấc ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Gần đến TP. Cẩm Phả, chiếc xe bỗng đánh võng sang trái rồi sang phải ngay lập tức. Tôi giật bắn cả mình. Lái và phụ xe nói mấy câu gì đó. Thì ra một chiếc xe không sáng đèn đang dừng sửa bên đường. Một xe khác đi chiều ngược lại. Phần vì trời vẫn mù tối, phần ánh đèn pha ngược chiều chói mắt nên đến tận nơi tài xế mới giật mình đánh tay lái. Lái xe mà không kịp xử lý tình huống đó chắc xe chúng tôi đã đâm thẳng vào chiếc xe kia…
Nói thật, trước đây, vốn ra Bắc vào Nam bằng xe ô tô không ít. Đường rừng, đường đèo chúng tôi qua lại cũng nhiều. Lúc đi cũng thấy sợ, nhưng xuống xe rồi lại quên hết. Sau này lấy vợ có con, công tác tại Hà Nội, suốt ngày quanh quẩn Thủ đô. Lâu lắm, lần này mới đi đường dài một chuyến, lại nghĩ đến vụ tai nạn xe khách 12 người chết tại Khánh Hòa cách đây mấy hôm khiến chúng tôi bất giác rùng mình...
--------------
Những vụ tai nạn xe khách
thảm khốc gần đây đều xảy ra vào ban đêm. Vụ tai nạn làm 12 người chết,
hơn 50 người bị thương tại Khánh Hòa mới đây xảy ra lúc nửa đêm. Vụ xe
khách lao xuống sông Sêrêpôk, Đắk Lắk khiến 34 người tử nạn, 21 người
bị thương cũng xảy ra lúc nửa đêm (ngày 17/5/2012)… Nhưng một thực tế
dễ nhận thấy khi quan sát ở các bến xe lớn trong cả nước, rất nhiều
tuyến xe khách có lịch trình chạy vào ban đêm. Vì sao?
Đón đọc kỳ 3: “Quan tài bay đêm”: Gửi mạng cho tài xế vào lúc 13h00 ngày 13/3.
|
Văn Đức - Thư Lê
Ghi Chú
GiaoThong
Phần lớn người Việt làm 25 năm không mua nổi nhà
Thử hỏi ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy?
>> Lương 20 triệu làm sao mua nhà lầu xe hơi
Năm 2000, tôi đã hiến kế "chiến lược phát triển nhà cho người có thu nhập thấp”, nhưng không được quan tâm, mà các nhà đầu tư lại hướng về chung cư cao cấp để xứng tầm với quốc tế.
Các nhà đầu tư thì đua nhau chạy dự án làm nhà cao cấp để kiếm lợi nhuận cao. Đâu ai có nghĩ bong bóng nhà đất đang càng ngày càng phình to. Đua nhau chạy dự án làm tăng tiêu cực phí và “cải lùi hành chính”.
Tiêu cực phí thì vô chừng không tính toán trước được. Thời gian chạy dự án dài sẽ phát sinh thêm lãi ngân hàng và rủi ro tăng lãi suất. Những chi phí này làm đội giá thành rất nhiều làm cho giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngưởng.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đã từng nhận định: "Giá nhà đất cao nhất ở Việt Nam đang “vi vu” trên đỉnh của thế giới", chỉ biết đua nhau chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến cung cầu và phân khúc thị trường.
Ở các nước tiên tiến, nh
Phần lớn người Việt làm 25 năm không mua nổi nhà
Thử hỏi ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy?
>> Lương 20 triệu làm sao mua nhà lầu xe hơi
Năm 2000, tôi đã hiến kế "chiến lược phát triển nhà cho người có thu nhập thấp”, nhưng không được quan tâm, mà các nhà đầu tư lại hướng về chung cư cao cấp để xứng tầm với quốc tế.
Các nhà đầu tư thì đua nhau chạy dự án làm nhà cao cấp để kiếm lợi nhuận cao. Đâu ai có nghĩ bong bóng nhà đất đang càng ngày càng phình to. Đua nhau chạy dự án làm tăng tiêu cực phí và “cải lùi hành chính”.
Tiêu cực phí thì vô chừng không tính toán trước được. Thời gian chạy dự án dài sẽ phát sinh thêm lãi ngân hàng và rủi ro tăng lãi suất. Những chi phí này làm đội giá thành rất nhiều làm cho giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngưởng.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đã từng nhận định: "Giá nhà đất cao nhất ở Việt Nam đang “vi vu” trên đỉnh của thế giới", chỉ biết đua nhau chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến cung cầu và phân khúc thị trường.
Ở các nước tiên tiến, nhà nước rất quan tâm đến chiến lược phát triển nhà ở và hướng dẫn sát sao các nhà đầu tư về phân khúc thị trường. Đặc biệt ở nước ta, người có thu nhập thấp chiếm tỉ lệ rất cao, nên phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp là hợp lý nhất.
Thử hỏi có bao nhiêu cặp vợ chồng Việt Nam với thu nhập trong 25 năm làm việc (từ 25 đến 60 tuổi), đủ để mua nhà cao cấp hoặc trung bình trả góp. Lãi suất ngân hàng thì chạy đua với lạm phát . Ai dám?
Người nước ngoài thì ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy? Thế mà họ đã lao vào bất động sản như những con thiêu thân.
Địa phương nào cũng đua nhau quy hoạch cho bất động sản dẫn đến thừa cung, thiếu cầu. Thấy bất động sản “có ăn”, công ty nào cũng “mạnh đạn” đầu tư vào bất động sản, còn địa phương nào (quận, huyện) cũng muốn quy hoạch cho bất động sản, gây nên những cảnh quy hoạch “bát nháo”, quy hoạch treo, làm lãng phí tiền của Nhà nước.
Giá trị bất động sản đóng băng là bao nhiêu?
Tại hội thảo thị trường bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 12/9/2012, các chuyên gia kinh tế đánh giá: số tiền chôn trong bất động sản lên tới 60.000 tỷ đồng, tương đương với 2,86 tỷ đôla, một con số không nhỏ. (Xem thêm: Bất động sản đang 'chôn sống' tiền, vàng của người Việt )
Còn diễn đàn Quốc hội đưa ra con số thống kê hiện tổng giá trị tồn kho thị trường bất động sản ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng (9/12/12).
Thật ra, giá trị bất động sản đóng băng có thể lớn hơn nhiều lần. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức trong hai ngày 28 và 29/9/12, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng vào lúc này vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng.
"Tốc độ tăng trưởng huy động tăng nhanh, gấp 10 lần cho vay, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn”. Một số chuyên gia hoài nghi dòng tiền đó đã chảy vào bất động sản.
Kết luận: “Bất động sản đóng băng” là căn bệnh ung thư đã di căn. Tiền của Nhà nước hay tiền chính là của dân không bao giờ đủ để cứu chữa. Chỉ còn cách là tránh di căn qua các bộ phận khác là nhà ở cho người có thu nhập thấp. Như vậy may ra có thể kéo dài cuộc sống.
>>Xem thêm: Cắt bỏ những 'khối u' để cứu bất động sản
ThS Lê Tấn Lam Anhà nước rất quan tâm đến chiến lược phát triển nhà ở và hướng dẫn sát sao các nhà đầu tư về phân khúc thị trường. Đặc biệt ở nước ta, người có thu nhập thấp chiếm tỉ lệ rất cao, nên phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp là hợp lý nhất.
Thử hỏi có bao nhiêu cặp vợ chồng Việt Nam với thu nhập trong 25 năm làm việc (từ 25 đến 60 tuổi), đủ để mua nhà cao cấp hoặc trung bình trả góp. Lãi suất ngân hàng thì chạy đua với lạm phát . Ai dám?
Người nước ngoài thì ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy? Thế mà họ đã lao vào bất động sản như những con thiêu thân.
Địa phương nào cũng đua nhau quy hoạch cho bất động sản dẫn đến thừa cung, thiếu cầu. Thấy bất động sản “có ăn”, công ty nào cũng “mạnh đạn” đầu tư vào bất động sản, còn địa phương nào (quận, huyện) cũng muốn quy hoạch cho bất động sản, gây nên những cảnh quy hoạch “bát nháo”, quy hoạch treo, làm lãng phí tiền của Nhà nước.
Giá trị bất động sản đóng băng là bao nhiêu?
Tại hội thảo thị trường bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 12/9/2012, các chuyên gia kinh tế đánh giá: số tiền chôn trong bất động sản lên tới 60.000 tỷ đồng, tương đương với 2,86 tỷ đôla, một con số không nhỏ. (Xem thêm: Bất động sản đang 'chôn sống' tiền, vàng của người Việt )
Còn diễn đàn Quốc hội đưa ra con số thống kê hiện tổng giá trị tồn kho thị trường bất động sản ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng (9/12/12).
Thật ra, giá trị bất động sản đóng băng có thể lớn hơn nhiều lần. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức trong hai ngày 28 và 29/9/12, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng vào lúc này vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng.
"Tốc độ tăng trưởng huy động tăng nhanh, gấp 10 lần cho vay, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn”. Một số chuyên gia hoài nghi dòng tiền đó đã chảy vào bất động sản.
Kết luận: “Bất động sản đóng băng” là căn bệnh ung thư đã di căn. Tiền của Nhà nước hay tiền chính là của dân không bao giờ đủ để cứu chữa. Chỉ còn cách là tránh di căn qua các bộ phận khác là nhà ở cho người có thu nhập thấp. Như vậy may ra có thể kéo dài cuộc sống.
>>Xem thêm: Cắt bỏ những 'khối u' để cứu bất động sản
ThS Lê Tấn Lam Anh
Ghi Chú
XaHoi
Subscribe to:
Posts (Atom)