THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 March 2013

Phần lớn người Việt làm 25 năm không mua nổi nhà



Thử hỏi ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy?
>> Lương 20 triệu làm sao mua nhà lầu xe hơi

Năm 2000, tôi đã hiến kế "chiến lược phát triển nhà cho người có thu nhập thấp”, nhưng không được quan tâm, mà các nhà đầu tư lại hướng về chung cư cao cấp để xứng tầm với quốc tế.
Các nhà đầu tư thì đua nhau chạy dự án làm nhà cao cấp để kiếm lợi nhuận cao. Đâu ai có nghĩ bong bóng nhà đất đang càng ngày càng phình to. Đua nhau chạy dự án làm tăng tiêu cực phí và “cải lùi hành chính”.
Tiêu cực phí thì vô chừng không tính toán trước được. Thời gian chạy dự án dài sẽ phát sinh thêm lãi ngân hàng và rủi ro tăng lãi suất. Những chi phí này làm đội giá thành rất nhiều làm cho giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngưởng.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đã từng nhận định: "Giá nhà đất cao nhất ở Việt Nam đang “vi vu” trên đỉnh của thế giới", chỉ biết đua nhau chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến cung cầu và phân khúc thị trường.
Ở các nước tiên tiến, nh

Phần lớn người Việt làm 25 năm không mua nổi nhà

Thử hỏi ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy?
>> Lương 20 triệu làm sao mua nhà lầu xe hơi

Năm 2000, tôi đã hiến kế "chiến lược phát triển nhà cho người có thu nhập thấp”, nhưng không được quan tâm, mà các nhà đầu tư lại hướng về chung cư cao cấp để xứng tầm với quốc tế.
Các nhà đầu tư thì đua nhau chạy dự án làm nhà cao cấp để kiếm lợi nhuận cao. Đâu ai có nghĩ bong bóng nhà đất đang càng ngày càng phình to. Đua nhau chạy dự án làm tăng tiêu cực phí và “cải lùi hành chính”.
Tiêu cực phí thì vô chừng không tính toán trước được. Thời gian chạy dự án dài sẽ phát sinh thêm lãi ngân hàng và rủi ro tăng lãi suất. Những chi phí này làm đội giá thành rất nhiều làm cho giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngưởng.
Giáo sư Đặng Hùng Võ đã từng nhận định: "Giá nhà đất cao nhất ở Việt Nam đang “vi vu” trên đỉnh của thế giới", chỉ biết đua nhau chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến cung cầu và phân khúc thị trường.
Ở các nước tiên tiến, nhà nước rất quan tâm đến chiến lược phát triển nhà ở và hướng dẫn sát sao các nhà đầu tư về phân khúc thị trường. Đặc biệt ở nước ta, người có thu nhập thấp chiếm tỉ lệ rất cao, nên phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp là hợp lý nhất.
Thử hỏi có bao nhiêu cặp vợ chồng Việt Nam với thu nhập trong 25 năm làm việc (từ 25 đến 60 tuổi), đủ để mua nhà cao cấp hoặc trung bình trả góp. Lãi suất ngân hàng thì chạy đua với lạm phát . Ai dám?
Người nước ngoài thì ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy? Thế mà họ đã lao vào bất động sản như những con thiêu thân.
Địa phương nào cũng đua nhau quy hoạch cho bất động sản dẫn đến thừa cung, thiếu cầu. Thấy bất động sản “có ăn”, công ty nào cũng “mạnh đạn” đầu tư vào bất động sản, còn địa phương nào (quận, huyện) cũng muốn quy hoạch cho bất động sản, gây nên những cảnh quy hoạch “bát nháo”, quy hoạch treo, làm lãng phí tiền của Nhà nước.
Giá trị bất động sản đóng băng là bao nhiêu?
Tại hội thảo thị trường bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 12/9/2012, các chuyên gia kinh tế đánh giá: số tiền chôn trong bất động sản lên tới 60.000 tỷ đồng, tương đương với 2,86 tỷ đôla, một con số không nhỏ. (Xem thêm: Bất động sản đang 'chôn sống' tiền, vàng của người Việt )
Còn diễn đàn Quốc hội đưa ra con số thống kê hiện tổng giá trị tồn kho thị trường bất động sản ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng (9/12/12).
Thật ra, giá trị bất động sản đóng băng có thể lớn hơn nhiều lần. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức trong hai ngày 28 và 29/9/12, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng vào lúc này vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng.
"Tốc độ tăng trưởng huy động tăng nhanh, gấp 10 lần cho vay, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn”. Một số chuyên gia hoài nghi dòng tiền đó đã chảy vào bất động sản.
Kết luận: “Bất động sản đóng băng” là căn bệnh ung thư đã di căn. Tiền của Nhà nước hay tiền chính là của dân không bao giờ đủ để cứu chữa. Chỉ còn cách là tránh di căn qua các bộ phận khác là nhà ở cho người có thu nhập thấp. Như vậy may ra có thể kéo dài cuộc sống.
ThS Lê Tấn Lam Anhà nước rất quan tâm đến chiến lược phát triển nhà ở và hướng dẫn sát sao các nhà đầu tư về phân khúc thị trường. Đặc biệt ở nước ta, người có thu nhập thấp chiếm tỉ lệ rất cao, nên phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp là hợp lý nhất.
Thử hỏi có bao nhiêu cặp vợ chồng Việt Nam với thu nhập trong 25 năm làm việc (từ 25 đến 60 tuổi), đủ để mua nhà cao cấp hoặc trung bình trả góp. Lãi suất ngân hàng thì chạy đua với lạm phát . Ai dám?
Người nước ngoài thì ai dám mua chung cư cao cấp trong một thành phố/tỉnh mà cứ 3 người thì có 2 xe máy? Thế mà họ đã lao vào bất động sản như những con thiêu thân.
Địa phương nào cũng đua nhau quy hoạch cho bất động sản dẫn đến thừa cung, thiếu cầu. Thấy bất động sản “có ăn”, công ty nào cũng “mạnh đạn” đầu tư vào bất động sản, còn địa phương nào (quận, huyện) cũng muốn quy hoạch cho bất động sản, gây nên những cảnh quy hoạch “bát nháo”, quy hoạch treo, làm lãng phí tiền của Nhà nước.
Giá trị bất động sản đóng băng là bao nhiêu?
Tại hội thảo thị trường bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 12/9/2012, các chuyên gia kinh tế đánh giá: số tiền chôn trong bất động sản lên tới 60.000 tỷ đồng, tương đương với 2,86 tỷ đôla, một con số không nhỏ. (Xem thêm: Bất động sản đang 'chôn sống' tiền, vàng của người Việt )
Còn diễn đàn Quốc hội đưa ra con số thống kê hiện tổng giá trị tồn kho thị trường bất động sản ước tính khoảng 40.750 tỷ đồng (9/12/12).
Thật ra, giá trị bất động sản đóng băng có thể lớn hơn nhiều lần. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức trong hai ngày 28 và 29/9/12, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng vào lúc này vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng.
"Tốc độ tăng trưởng huy động tăng nhanh, gấp 10 lần cho vay, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn”. Một số chuyên gia hoài nghi dòng tiền đó đã chảy vào bất động sản.
Kết luận: “Bất động sản đóng băng” là căn bệnh ung thư đã di căn. Tiền của Nhà nước hay tiền chính là của dân không bao giờ đủ để cứu chữa. Chỉ còn cách là tránh di căn qua các bộ phận khác là nhà ở cho người có thu nhập thấp. Như vậy may ra có thể kéo dài cuộc sống.
ThS Lê Tấn Lam Anh