THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 June 2012

Cờ Trung Quốc hiên ngang giữa TP. Lào Cai



Thảo Dân (Danlambao) - Năm 2011 tỉnh Lào Cai tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái lập. Em gái ông bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Vạn là bà Nguyễn Thị Bắc đã có “sáng kiến” yêu cầu các hộ dân treo đèn lồng. Thực ra là ép dân treo đèn lồng Trung Quốc, không biết việc làm này phải chăng là để làm đẹp lòng ông bạn láng giềng 4 tốt, hay là tự nguyện làm nô dịch văn hoá? Việc làm này đã bị người dân phản đối dữ dội, khiến Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch phải có văn bản nhắc nhở: "Sở VHTT&DL thấy việc treo đèn lồng ở TP.Lào Cai là không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam…" đồng thời đề nghị TP. Lào Cai dừng ngay việc treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố.

Tưởng chuyện ấy đã xong, thì bây giờ người dân Lào Cai lại thấy cờ Trung Quốc treo hiên ngang giữa TP. Lào Cai, như khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ. Lá cờ Trung Quốc dường như treo đã lâu nên màu đã bạc bên cạnh lá cờ Việt Nam và một lá cờ màu xanh không rõ là cờ nước nào hay là cờ của tập đoàn kinh tế nào đó trước khách sạn LAOCAI STAR HOTEN ngay giữa TP. Lào Cai chỉ cách Hà Khẩu (TQ) chừng hơn một km.

Cờ Trung Quốc treo trước khách sạn LAOCAI STAR HOTEN.

Điều rất lạ, lá cờ Việt Nam thì ủ rũ còn lá cờ Trung Quốc thì bay phần phật rất hiên ngang và kiêu hãnh, còn lá cờ xanh bên cạnh thì ủ rũ chả khác gì cờ Việt Nam như sự tuân phục vô bờ bến. 

Cờ Trung Quốc bay hiên ngang phần phật, cờ Việt Nam ủ rũ, khúm núm.

Nhiều người tò mò hỏi: Không biết ai cho phép người ta treo cờ Trung Quốc trên đất Việt Nam, hay đây là mảnh đất đã được ai đó bán cho Trung Quốc rồi? 

Nhìn cho rõ hỡi quan chức Lào Cai. 


Sài Gòn kỷ niệm một năm ngày xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam


NO-U Saigon - Tối ngày 5/6/2012, kỷ niệm một năm ngày Sài Gòn và Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam, rất đông các bạn trẻ tập trung ra khu vực công viên 30/04 để "cafe" với nhau. 

Mặc dù không phải là ngày cuối tuần nhưng lượng người tối nay tập trung tại công viên đông một cách lạ thường. Đi ngang qua nhiều nhóm, nghe họ kể về ngày này của một năm trước, có nhóm thì hát chung với nhau bài "Nối vòng tay lớn".

Nhóm chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 7h. Mọi người tập trung lại một chỗ, cùng thắp nến và hát chung với nhau bài "Nối vòng tay lớn" như một sự gắn kết những anh em chung một tấm lòng yêu nước trong suốt năm qua. 

Tiếp đến, chị Bùi Thị Minh Hằng đến chung vui bằng một ổ bánh kem mừng kỷ niệm một năm ngày xuống đường, mọi người hát vang bài "Happy birthday to you" bằng lời tự chế tại chỗ"Mừng ngày xuống đường của dân, mừng ngày tiếng dân vang oai hùng bảo vệ quê hương tổ quốc". Các bạn cùng nhau chụp hình lưu niệm dưới ánh nến lung linh và hô to khẩu hiệu"Hoàng Sa- Trường Sa - Việt Nam"





Mọi người ngồi lại cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm vui buồn từ những cuộc xuống đường năm ngoái. Có nhiều người nhận ra đã từng đi bên cạnh nhau khi biểu tình phản đối Trung Quốc. Từ những cái nick ảo trên mạng, họ đã gặp nhau ngoài đời thật, tay bắt mặt mừng, cùng giúp nhau giữ ngọn lửa khát khao yêu thương đồng bào và bảo vệ Tổ Quốc... 

Rất nhiều nhóm bạn trẻ ở gần đấy hưởng ứng nhiệt tình. Có nhóm bạn đi ngang qua cũng muốn gia nhập nhóm nhưng họ ngại nên chỉ tập trung lại ngồi gần nhóm chúng tôi. Một nhóm bạn nước ngoài đứng lại tò mò hưởng ứng. Khi được biết nhóm chúng tôi đang tổ chức kỷ niệm một năm ngày hàng ngàn người dân Việt Nam yêu nước xuống đường phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, họ rất vui mừng gia nhập nhóm, cùng hát chung, cùng chụp hình lưu niệm và họ hô to "Việt Nam! Việt Nam!". 



Nhóm bạn nước ngoài thắc mắc tại sao chỉ có một nhóm nhỏ tổ chức mừng ngày Xuống Đường này thôi trong khi công viên rất đông người khác không cùng tham gia? Một bạn trong nhóm đã trả lời với đôi chút ngượng ngùng rằng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề chủ quyền, có nhiều người biết vậy nhưng lại thờ ơ không quan tâm vì e ngại, không dám lên tiếng bày tỏ công khai... 

Chia tay họ, đoàn người chúng tôi bắt đầu thắp nến đi vòng quanh công viên 30/04. Vừa đi, chúng tôi vừa hát vang bài "Này người anh em", "Việt Nam quê hương ngạo nghễ", "Lên đàng",... rất khí thế. Những nhóm bạn trẻ trong công viên hưởng ứng bằng cách giơ tay vẫy chào đoàn người chúng tôi. 

Lúc này, các anh đô thị bắt đầu nhốn nháo, gọi bộ đàm cho nhau í ới. Đoàn người vẫn đi hiên ngang, dừng trước tượng đài Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Bà, chúng tôi đặt nến dưới chân tượng Đức Mẹ, cùng đọc Kinh cầu nguyện và chia tay nhau ra về. 




Sài Gòn - những người anh em bạn bè tối nay đã vượt qua nỗi sợ hãi để cùng nhau thắp lên những ánh sáng mới cho lòng yêu nước được tôn vinh…


Khủng khiếp núi... rác

Hàng chục tấn rác thải mỗi ngày nhưng được thả nổi trên bề mặt bãi rác ở thôn 14, xã ĐamB’ri, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) khiến người dân tại đây như bị “tra tấn”.
Bà Ngô Thị Luận (74 tuổi, thôn 14, xã ĐamB’ri) bức xúc: “Nhiều năm qua, bà con phải chịu đựng mùi hôi thối từ bãi rác này, hễ hôm nào có gió là thối cả làng”. Bà Nguyễn Thị Lệ (39 tuổi), nhà ở gần bãi rác nói thêm: “Lâu nay thấy họ cứ đổ rác tràn lan nhưng không chôn lấp hoặc chỉ lấp sơ sài, thậm chí họ moi rác cũ lên chất đống rồi đổ rác mới xuống. Lò đốt rác thải y tế trong bãi rác cũng xả khói gây mùi rất khó chịu. Gia đình đang sử dụng nước giếng để sinh hoạt, không biết có phải do bị ô nhiễm hay không mà thời gian gần đây nhiều người hay đau bụng”.
Ông Dao Văn Bình, Trưởng thôn 14 cho biết, thôn có 267 hộ dân, nhưng có  60 hộ với hơn 200 nhân khẩu bị ảnh hưởng nặng nhất do sống gần bãi rác. “Toàn bộ bà con ở đây đều dùng nước giếng để sinh hoạt, nhưng nhiều năm rồi chẳng thấy ai đến hỏi han hoặc lấy mẫu nước về kiểm nghiệm cả. Những năm gần đây, trong thôn có nhiều người bị bệnh bất thường, thậm chí có người bị bệnh nặng và chết không rõ nguyên nhân”, ông Bình thổ lộ. 
Vào bãi rác, chúng tôi cũng không khỏi rùng mình khi nhìn thấy nhiều “núi rác” cao thấp, nhấp nhô từ 2 - 4 m. Ông Nguyễn Văn Tám, Tổ trưởng tổ xử lý rác thải (Công ty CP công trình đô thị Bảo Lộc), cho biết: “Hiện bãi rác đã được lấp đầy lớp thứ nhất, chúng tôi đang thực hiện “chôn nổi” rác thải trên chính bãi rác này (chôn lớp thứ hai). Trên bề mặt bãi rác cũ, chúng tôi làm như những luống khoai rồi đổ rác mới vào sau đó múc đất lấp lại. Số rác mới này như là mang vào kho để vậy chứ không gọi là chôn lấp nữa. Biết là ô nhiễm nhưng đành chịu”.
Bãi rác ĐamB’ri diện tích 7,5 ha, được đưa vào sử dụng năm 2002 và hằng ngày tiếp nhận, xử lý từ 55 - 60 tấn rác thải các loại của TP.Bảo Lộc. Ông Hoàng Văn Quang, Giám đốc Công ty CP công trình đô thị Bảo Lộc cho biết: “Đến tháng 9.2012, bãi rác này mới “hết hạn sử dụng”, nhưng đến nay đã lấp đầy. UBND TP.Bảo Lộc cũng đã quy hoạch bãi rác mới rộng 20 ha ở xã Lộc Châu và đang chờ UBND tỉnh bố trí vốn để làm đường vào bãi rác”.
Và người dân không biết còn chờ đến bao giờ?
Gia Bình

Bó tay với giết mổ lậu gia cầm?

(TNO) Đoàn kiểm tra liên ngành H.Bình Chánh chiều ngày 4.6 đã tạm giữ 59 con gia cầm sống, 38 kg thịt gia cầm, 1.365 quả trứng gia cầm khi kiểm tra tại các xã Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (thuộc H.Bình Chánh, TP.HCM). 
Bó tay với giết mổ lậu
Hiện trường vụ giết mổ lậu gia cầm bị đoàn kiểm tra liên ngành H.Bình Chánh bắt quả tang - Ảnh: Trạm thú y H.Bình Chánh cung cấp
Đại diện Đội Thú y H.Bình Chánh cho biết, tiểu thương chợ Cầu Xáng (xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh) kinh doanh, giết mổ tại chỗ hàng trăm con gia cầm nhưng không thể xử lý được. Lý do là mỗi khi đoàn kiểm tra ra quân thì tiểu thương nắm bắt được thông tin nên nhanh chóng dọn sạch.
Trong khi đó, dọc Hương lộ 80 và đường Quách Điêu (giáp ranh 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B), tình trạng kinh doanh, giết mổ lậu gia cầm thường diễn ra.
Đoàn kiểm tra cũng thường xuyên vấp phải sự chống đối của những người giết mổ lậu, kinh doanh gia cầm trái phép tại đây.
Hoàng Việt

Một căn nhà 2 tầng bị nghiêng, có thể sập bất cứ lúc nào

(TNO) Chiều nay 5.6, căn nhà hai tầng số 120/86/83 Thích Quảng Đức (P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) bất ngờ nghiêng dần ra phía sau và đang trong tình trạng sắp sập đổ hoàn toàn.
Theo ông Trương Bình, người đang sống trong căn nhà này cho biết, khoảng 11 giờ trưa nay sau khi đóng cửa ở trên lầu thì bất ngờ nghe tiếng "lộp bộp" ở dưới đất.
Chạy xuống dưới nhà kiểm tra thì ông Bình bất ngờ thấy nền gạch dưới đất bắt đầu nứt toác ra.
Đến 16 giờ thì khoảng cách nứt bắt đầu rộng dần và kéo dài khoảng 5 cm. Cũng từ đó, căn nhà dần dần "trốc gốc", nghiêng hẳn về sau, chếch về phía tay trái.

Căn nhà nghiêng (khoanh tròn) hẳn ra con hẻm phía sau và có thể sập bất cứ lúc nào - Ảnh: Minh Quyên
nhà nghiên 2
nhà nghiên 3Người dân sinh sống ở khu vực này đã được di tản và đang hồi hộp chờ đợi số phận căn nhà của mình có bị ảnh hưởng hay không - Ảnh: Minh Quyên
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, đến 20 giờ tối nay, căn nhà đã nghiêng khoảng 25 độ, chiếm gần nửa con hẻm này (hẻm rộng khoảng 2 m). Căn nhà nghiêng đến nỗi chỉ còn cách căn nhà đối diện phía sau khoảng vài cm và có thể sập bất cứ lúc nào.
Theo bà Trần Thị Ngọc Lước, Phó Chủ tịch UBND P.5, thì có thể do nhà phía sau (số 120/86/85) đang xây dựng đã làm ảnh hưởng ngôi nhà này.
Bà Lước cũng cho biết, để đảm bảo an toàn cho bà con tại đây, 16 hộ dân trong khu vực này đã được di dời đến nơi an toàn và được phường bố trí chỗ ở tạm.
Được biết ngôi nhà bị nghiêng này được xây dựng đã hơn 2 năm.
Tính đến 21 giờ 30 cùng ngày, ngôi nhà vẫn trong tình trạng nghiêng hẳn ra sau, chính quyền vẫn chưa có phương án giải quyết sự cố này. Người dân vẫn tụ tập đông đúc trong con hẻm khu vực ngôi nhà nghiêng.
Nhiều người sau khi được di dời ra bên ngoài vẫn đang rất lo lắng vì sinh hoạt bị đảo lộn, không thể quay về nhà mang theo những vật dụng cần thiết. Một số đã tìm được nhà người thân ở tạm, một số ngủ tạm khách sạn, số còn lại được chính quyền P.5 bố trí chỗ ngủ.
Đêm nay, các lực lượng chức năng sẽ trực 24/24 để bảo vệ khu vực đã phong tỏa.
Minh Quyên - Thanh Hải

Phó chủ tịch TP HCM: 'Phải làm rõ vì sao tai nạn gia tăng'



"Nếu 3 tháng đầu năm tai nạn giao thông giảm 40% thì đến nay, sau 5 tháng chỉ còn giảm 25%. Điều này chứng tỏ tai nạn đang có xu hướng tăng lên", Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín đề nghị làm rõ nguyên nhân.
Tai nạn giao thông TP HCM tháng 5 tăng cao

Ngày 5/6, tại cuộc họp giao ban về tiến độ thực hiện các biện pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố phân tích rõ nguyên nhân vì sao tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng lên so với những tháng đầu năm để trình UBND thành phố trong cuộc họp tới.
Theo ông Tín, trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ tai nạn giao thông giảm 25%, ùn tắc giao thông giảm 90%. Tuy nhiên, vị phó chủ tịch cho rằng, so với 3 tháng đầu năm thì tai nạn giao thông đang có xu hướng tăng lên. "Nếu 3 tháng đầu năm tai nạn giao thông giảm 40% thì đến nay, sau 5 tháng chỉ còn giảm 25%. Điều này chứng tỏ tai nạn đang có xu hướng tăng lên. Các báo cáo chưa nói đến nguyên nhân tăng lên và đưa vào phân tích vì sao tăng lên", ông Tín nói.
Do đó, vị phó chủ tịch thành phố đề nghị cần phải đưa vấn đề này mổ xẻ trong cuộc họp sơ kết 6 tháng về an toàn giao thông sắp tới.
Tai nạn giao thông trong tháng 5 ở TP HCM tăng cao. Ảnh: An Nhơn.
Tai nạn giao thông tại TP HCM đang có xu hướng tăng lên. Ảnh: An Nhơn.
Liên quan đến phân làn tại 11 tuyến đường trên địa bàn thành phố, trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch thành phố về tính hiệu quả của việc phân làn, ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở Giao thông TP HCM khẳng định, việc phân làn ở 11 tuyến đường đều đem lại hiệu quả và chưa thấy người dân phản ánh gì. Chỉ có đường Trường Chinh lúc mới phân làn có kẹt xe nhưng đến nay đã giảm.
Theo ông Toàn, 11 tuyến đường (trong số 23 tuyến có điểm đen tai nạn giao thông) được chọn phân làn lắp dải phân cách giữa làn ôtô và xe máy như Võ Văn Kiệt, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Trường Chinh, Cộng Hòa, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Linh... đã giảm được 53% tai nạn giao thông. Về ùn tắc, 5 tháng năm nay so với cùng kỳ giảm được 20 vụ ùn tắc trên 30 phút (2 vụ so với 22 vụ).
Chưa hài lòng với câu trả lời, ông Tín đề nghị Sở Giao thông cùng Ban An toàn giao thông thành phố rà soát lại tính hiệu quả và yêu cầu những tuyến nào phân làn chưa phù hợp thì điều chỉnh lại theo hướng linh hoạt.
Ngoài ra, Phó chủ tịch thành phố cũng đề nghị Sở Giao thông và Công an thành phố có phương án kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1A. "Trong 5 tháng qua, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A có giảm nhưng lại sinh ra ùn tắc do lượng xe né cao tốc TP HCM - Trung Lương đổ dồn về đây. Không lẽ chúng ta bó tay?", ông Tín nói.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố, trong 5 tháng đầu năm nay đã có 282 số vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 253 người và làm bị thương 126 người. So với cùng kỳ, số vụ giảm 29%, số người chết giảm 25% và số người bị thương giảm 43%.
Tá Lâm

TP HCM chi 56.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường trên cao



4 tuyến đường trên cao tại TP HCM sẽ được kết nối liên thông và giữ vai trò giải quyết ùn tắc ở các trục có lưu lượng giao thông lớn. Tổng vốn đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng.

Ngày 5/6, ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã báo cáo tình hình thực hiện dự án 4 tuyến đường trên cao tại thành phố được Thủ tướng phê duyệt từ đầu năm 2007. Những tuyến đường này sẽ liên thông với nhau và giữ vai trò giải quyết ùn tắc ở các trục có lưu lượng giao thông lớn.
Theo đề án, tuyến số 1 dài 8,44 km đi qua địa bàn các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận và quận Bình Thạnh. Cụ thể, lộ trình bắt đầu từ nút giao Lăng Cha Cả, theo đường Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè rồi tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. Vốn đầu tư tuyến này là hơn 14.900 tỷ đồng.
Tuyến số 2 dài 10,2 km đi qua các quận 3, 6, 10, 11, Tân Bình và quận Bình Tân. Lộ trình bắt đầu từ điểm giao với tuyến đường trên cao số 1 tại vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, đi dọc theo đường Cách Mạng Tháng 8 - Bắc Hải - Thiên Phước - Âu Cơ - Đầm Sen - Hương Lộ 2 rồi kết thúc tại quốc lộ 1A (đường Vành Đai 2). Vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
Các tuyến đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải hiện nay của TP HCM. Ảnh: minh họa.
Các tuyến đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải hiện nay của TP HCM. Ảnh minh họa.
Tương tự, tuyến số 3 dài 8,1 km đi qua các quận 1, 3, 4, 5, 7, 8, 10 và huyện Bình Chánh. Bắt đầu từ điểm giao với đường trên cao số 2 tại vị trí đường Thành Thái - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - rạch Ông Lớn và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh. Cần 19.500 tỷ đồng để xây dựng.
Tuyến cuối cùng ngắn nhất (7,72 km) qua địa bàn các quận 12, Bình Thạnh và Gò Vấp với số vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Lộ trình sẽ bắt đầu từ nút giao quốc lộ 1A với đường Vườn Lài, vượt sông Vàm Thuật; tiếp tục đi theo hướng đường Phan Chu Trinh qua chung cư Mỹ Phước - cầu Bông - nhập vào đường Điện Biên Phủ và kết nối với đường trên cao số 1 tại khu vực rạch Thị Nghè.
Theo ông Cường, cả 4 tuyến này đều chưa có nhà đầu tư. Trong thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải thành phố sẽ điều chỉnh hướng kết nối giữa các tuyến đường trên cao với các trục giao thông cho phù hợp với thực tế. Phương án cụ thể sẽ được trình trong thời gian tới.
Trước ý kiến này, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đã đồng ý với những chủ trương điều chỉnh của Sở Giao thông Vận tải thành phố. Sau đó, thành phố sẽ trình Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ xem xét. Về vốn đầu tư, thành phố đang nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để kêu gọi nhà đầu tư bởi nếu đầu tư theo mô hình thu phí hoàn vốn, thì khả năng nguồn thu chỉ đạt khoảng 15 - 20%.
Trước mắt, UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và các sở ngành lưu tâm đến khả năng kết nối đường trên cao với các trục đường giao thông chính, khu dân cư nhằm phát huy tối đa năng lực dự án và góp phần quan trọng để giảm ùn tắc giao thông.
"Cần quy hoạch đồng bộ về lộ giới giữa đường trên cao và trên mặt đất, tính toán cụ thể phạm vi và khối lượng giải tỏa đối với từng địa bàn và tổng thể dự án, công bố công khai quy hoạch điều chỉnh, lấy ý kiến rộng rãi người dân trước khi thực hiện", ông Tín nói.
Tá Lâm

7 lao động Trung Quốc nuôi cá bè ở Cam Ranh bị phạt



Ngày 5/6, Công an tỉnh Khánh Hòa phạt 5 người Trung Quốc nuôi cá bè trái phép và không phép ở vịnh Cam Ranh mỗi người 15 triệu đồng; hai người khác bị phạt 3,5 triệu đồng.
Người Trung Quốc nuôi cá bè ở vịnh Cam RanhĐề nghị phạt nhóm người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh

Hiện nay 5 người đã về Trung Quốc, 2 người còn lại sẽ về nước sau khi hộ chiếu hết hạn vào ngày 9/6.
Cùng ngày, Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết đang tiếp tục phối hợp với các địa phương và ngành liên quan kịểm tra, rà soát, đánh giá tình hình những cá nhân, tổ chức là người nước ngoài lao động dưới mọi hình thức như liên kết, liên doanh tại vùng biển Khánh Hòa. Quá trình rà soát cũng bao gồm các cơ sở, công ty Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài trái phép, hay người nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam để hoạt động. Kết quả kiểm tra sẽ được Biên phòng báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa và Bộ Tư lệnh xin ý kiến xử lý, trục xuất...
Theo kiểm tra ban đầu, Khánh Hòa phát hiện 23 người Trung Quốc hoạt động nuôi trồng vào thu mua hải sản trái phép trên các vùng biển, trong đó có 4 người bị lực lượng biên phòng phát hiện tại vùng biển Nha Trang. Theo kế hoạch, hôm 6/6, Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa sẽ mời những người này lên kiểm tra.
Người Trung Quốc lao động trên bè cá của Công ty Long Phước. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.
Người Trung Quốc lao động trên bè cá. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.
Bộ đội biên phòng cũng kiến nghị tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong rút giấy phép lao động vừa được gia hạn cho 3 lao động người Đài Loan đang làm việc nuôi trồng hải sản tại Công ty TNHH Long Phát (huyện Vạn Ninh). Lý do là doanh nghiệp này hoạt động trái phép từ năm 2007 đến nay. Liên quan doanh nghiệp này, chiều 5/6, ông Trần Kim Bảo, Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết: UBND huyện đã cùng với các đơn vị liên quan kiểm tra và phát hiện UBND xã Vạn Thạnh đã cho Công ty Long Phát thuê mặt nước với diện tích lớn là sai thẩm quyền. UBND huyện sẽ họp và xem xét hình thức kỷ luật đối với các cá nhân sai phạm.
UBND xã Vạn Thạnh cho rằng, công ty này chỉ thuê mặt nước nuôi cá thí điểm nên xã đã giải quyết cho thuê từ năm 2009 để lấy tiền cho ngân sách xã. Công ty Long Phát do bà Quách Kiều người Việt gốc Hoa đứng tên, thời hạn cho thuê đã hết vào ngày 1/4/2012. Doanh nghiệp Long Phát sử dụng 3 chuyên gia nuôi cá người Trung Quốc, nhưng đến chiều nay đã có 2 người về nước. Những chuyên gia này đều có giấy phép lao động.
Ông Trần Kim Bảo cho biết thêm: "Chúng tôi đề nghị công ty này nhanh chóng phải hoàn thiện các thủ tục theo quy định như: thỏa thuận đầu tư, cấp phép… của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu họ có đủ chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp này tiếp tục thuê mặt nước".
Sáng 5/6, UBND TP Cam Ranh họp xem xét xử lý trách nhiệm đơn vị cá nhân liên quan, trong đó có tập thể và cá nhân Phòng kinh tế thành phố. Theo đó, trách nhiệm xử phạt và tham mưu quản lý các lao động Trung Quốc trên địa bàn Cam Ranh thuộc Phòng kinh tế. Năm 2009, đơn vị này đã tiến hành xử phạt hành chính các lao động Trung Quốc hoạt động trái phép tại địa phương, nhưng không hiểu vì sao sau đó họ vẫn “lọt sổ” quản lý và vẫn ung dung hoạt động trên địa bàn.
Nguyễn Nam Anh

Những chiếc trực thăng hiện đại nhất Việt Nam ??



05/06/2012 15:17:29
Để có những chuyến bay an toàn, thắng lợi, bao mồ hôi, công sức của các phi công, thợ kỹ thuật đã đổ xuống mặt đường băng bỏng rát.
TIN LIÊN QUAN

Căn cứ sân bay Đà Nẵng là một trong những căn cứ chính của Công ty Trực thăng miền Bắc. Hơn 20 năm qua, từ căn cứ này, những chiếc trực thăng đã được phóng lên nhiều vùng rừng núi xa xôi, hiểm trở, thực hiện nhiệm vụ bay MIA (Chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh).

Cũng hơn 10 năm nay, đội bay của Công ty đã tiến hành bay phục vụ cho các hãng dầu tiến hành khảo sát địa chấn, tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên khu vực biển miền Trung của nước ta. Và gần đây hơn nữa, tại căn cứ sân bay Đà Nẵng, Công ty đã cung cấp dịch vụ bay du lịch - một loại hình dịch vụ hứa hẹn nhiều tiềm năng.
 
Mỗi mùa miền Trung nổi chìm cùng bão, lũ, nhiều chuyến bay ứng cứu thuốc men, lương thực; bay tìm kiếm cứu nạn; bay phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt, cũng được Công ty phóng hành từ căn cứ này.

Một ngày bay lại bắt đầu với những cánh bay của Công ty Trực thăng miền Bắc khi mặt trời vừa ló rạng trên vùng biển Đà Nẵng. Những giọt mồ hôi của thành viên tổ bay và những người lính thợ lại lặng lẽ rơi giữa bình minh, để cho những cánh trực thăng vững vàng trên biển xanh, rừng thẳm…
 
Nhịp làm việc hối hả của những người lính bay trên căn cứ sân bay Đà Nẵng:
Một chiếc EC-155B1 của Công ty trực thăng miền Bắc
Một chiếc EC-155B1 của Công ty trực thăng miền Bắc
F
Ấn tượng đầu tiên với những người đến với căn cứ sân bay Đà Nẵng là cơ sở vật chất của Công ty Trực thăng miền Bắc tại đây. Diện tích toàn bộ căn cứ chỉ vỏn vẹn khoảng 20.000m2, mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu. Nơi ở của đội ngũ phi công và các thành phần phục vụ là dãy nhà cấp 4 này, với 9 phòng, được xây dựng từ đầu những năm 1990.
F
Thiếu thốn, khó khăn là vậy, song đã hơn 20 năm nay, mỗi khi mặt trời vừa hắt những tia nắng đầu tiên trên mặt biển, các phi công, nhân viên kỹ thuật lại bắt đầu một ngày bay mới. Để cho mỗi chuyến bay an toàn, thắng lợi, công tác chuẩn bị bay được tiến hành chặt chẽ trước ngày bay, trước khi bay và giữa các chuyến bay.
H
Vừa vệ sinh sàn động cơ máy bay, Trung úy QNCN Nguyễn Thế Hùng, trợ lý bảo đảm kỹ thuật hàng không của Công ty vừa cho biết, sáng sớm làm việc trên đường băng vốn đã nóng rồi, nhưng đến khoảng 9-10 giờ, không khí trên mặt đường băng sẽ…nhảy múa do nhiệt độ lên tới 45 độ C. Tâm sự của Hùng đã phần nào nói lên nỗi vất vả của những người lính thợ tại căn cứ này.
Hiện trường
Đưa máy bay từ vòm ra sân đỗ…
Hiện trường
…và chuyển hành lý của hành khách lên trực thăng.
Hiện trường vụ tai nạn
Trong khi chờ phi công tiếp thu máy bay, Đại úy QNCN Nguyễn Thanh Huệ (bên trái), trợ lý kỹ thuật tranh thủ trao đổi kinh nghiệm phục vụ từng đối tượng khách hàng với Đại úy QNCN Phạm Dũng Tiến, kỹ sư thiết bị vô tuyến điện tử của Công ty. Truyền thụ kinh nghiệm luôn là nội dung được đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty hết sức coi trọng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Hiện trường vụ tai nạn
Dịch vụ bay du lịch tại căn cứ sân bay Đà Nẵng tuy mới được Công ty trực thăng miền Bắc triển khai, song đã bước đầu khẳng định đây là hướng đi đúng, bởi ngày càng nhiều du khách tìm đến với dịch vụ này
H
Phản ánh về cường độ làm việc rất cao của các tổ bay và các thành phần bảo đảm, Đại tá Trần Xuân Dinh-Giám đốc Công ty Trực thăng miền Bắc đã đùa vui: “Tất cả chúng tôi đều làm việc 1/1, vì thế không ai được phép…ốm”. Do yêu cầu nhiệm vụ nên lãnh đạo, chỉ huy của Công ty vẫn thường xuyên tham gia hoạt động bay, bởi họ là những người có trình độ, năng định bay tốt. Trong ngày bay hôm nay, 3 cán bộ trong Ban giám đốc Công ty đều tham gia. Đó là Đại tá Trần Xuân Dinh (bên phải)…
Hiện trường vụ tai nạn
…là Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công ty, Thượng tá - Phi công cấp 1 Đỗ Xuân Hòa (bên phải).
H
…và Thượng tá Vũ Thành Cung, Phó giám đốc Công ty. Do quân số mỏng, nên các phi công trong Ban giám đốc của Công ty đã dành 30-35% quỹ thời gian để tham gia bay.
Hiện trường
Sự lành nghề của đội ngũ cán bộ, phi công Công ty trực thăng miền Bắc luôn được bạn hàng, kể cả những bạn hàng khó tính, đánh giá cao. Trong ảnh: nạp dầu cho máy bay.
H
Một chuyến bay biển cất cánh từ căn cứ sân bay Đà Nẵng. Phía ngoài cửa kính máy bay, mây trắng trôi bảng lảng…
Hiện trường vụ tai nạn
…và một góc đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) với nhiều màu sắc, hiện ra rõ nét dưới cánh trực thăng. Đây là chuyến bay trong điều kiện khí tượng giản đơn, phi công có thể bay bằng mắt, dựa vào việc quan sát địa tiêu. Tuy nhiên, từ căn cứ Đà Nẵng, đã có nhiều lần chiếc cất cánh trong điều kiện khí tượng phức tạp ban đêm, để chuyên chở công nhân của các hãng dầu từ giàn khoan, tàu khoan về đất liền tránh bão; hay bay cấp cứu y tế trên biển…Tất cả những chuyến bay như thế đều được thực hiện an toàn, hiệu quả.
Hiện trường vụ tai nạn
Chiếc EC-155B1 do tổ bay Đỗ Xuân Hòa - Chu Quang Minh điều khiển, hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng sau chuyến bay biển...
H
... và lăn về sân đỗ, đánh dấu thêm một lần chuyến an toàn, thắng lợi.
Theo QĐND