THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 October 2011

“Mỡ nó rán nó”

Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: biết đòi nợ ai

SGTT.VN - Trong vòng 2 – 3 năm qua, có hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam do làm ăn yếu kém, hoặc không thuận lợi bị phá sản, giải thể hoặc do có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn từ đầu, tự giải thể, bỏ trốn. Những doanh nghiệp này đã không trả đủ, thậm chí không trả vốn vay từ các tổ chức tín dụng.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, có không ít nhà đầu tư FDI vào Việt Nam với ý tưởng "tay không bắt giặc". Họ có chút ít vốn rồi vào kê khai quá mức, lập dự án lớn, kê khai khống cơ sở hạ tầng dự án để vay tiền ngân hàng rồi từ đó đầu tư, lập doanh nghiệp ở Việt Nam.

"Mỡ nó rán nó"

Hiện có hơn 230 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Ảnh mang tính minh hoạ.

Điều này có thể thấy khá rõ ở khối các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc. Theo thống kê trong các năm 1998 – 2010, ở một số địa phương, vốn thực hiện dự án thấp hơn đăng ký ban đầu rất nhiều lần, chỉ đạt khoảng trên 5 tỉ USD. Trong đó, vốn chuyển từ nước ngoài vào chỉ trên 3,36 tỉ USD, còn lại là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong nước.

Một ví dụ cụ thể như tại tỉnh Hải Dương, từ năm 2005, UBND tỉnh này chấp thuận cho tập đoàn Kenmark (Đài Loan) đầu tư 500 triệu USD vào khu công nghiệp Việt Hoà ở thành phố Hải Dương. Do có nhiều lợi thế: là dự án xây dựng các khu sản xuất công nghiệp, kinh doanh – dịch vụ, khu đô thị, được định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương nên chủ đầu tư đã dễ dàng vay vốn hàng chục triệu USD từ các ngân hàng: SHB chi nhánh Quảng Ninh, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thành Đô, Habubank chi nhánh Bắc Ninh… Nhưng cho đến tháng 5.2010, hai nhà máy của Kenmark đột ngột ngừng sản xuất. Chủ đầu tư bỏ về nước do xảy ra một số tranh chấp trong việc thực hiện dự án. Các khoản nợ của Kenmark tại các tổ chức tài chính Việt Nam khoảng 50 triệu USD dĩ nhiên đã trở thành món nợ xấu đáng kể. Các ngân hàng đã kê biên tài sản của doanh nghiệp này.

Hay tại Phú Thọ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng ban quản lý khu công nghiệp của tỉnh này, cũng thừa nhận có tình trạng nhiều chủ đầu tư doanh nghiệp FDI bỏ trốn thậm chí có dấu hiệu lừa đảo ngân hàng để lại gánh nặng cho một số tổ chức tín dụng. Ông Hùng nói: "Không ai nghĩ khi họ đến hoành tráng thế rồi để lại một cục nợ và gây ra nỗi đau lớn cho toàn tỉnh".

Trách nhiệm của ngân hàng

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có hơn 230 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Trong đó, có một số chủ đầu tư doanh nghiệp FDI có khả năng là lừa đảo do chỉ xin giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn sau đó đã rút về nước không thực hiện dự án, chiếm đoạt vốn vay. Hiện nay có 22 dự án tại 12 địa phương nợ ngân hàng không có khả năng trả với số tiền gần 80 triệu USD, chủ yếu ở hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ.

Tại Phú Thọ, ông Vũ Văn Minh, giám đốc Agribank Phú Thọ thừa nhận có một số công ty của Hàn Quốc đã vay trên 12 triệu USD từ ngân hàng này, nhưng khi triển khai dự án, thua lỗ, không trả nợ được nên đã bỏ trốn về nước. Ông này cho biết, UBND tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thu hồi giấy phép đầu tư của những công ty này. Agribank Phú Thọ đã phát mãi toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, máy móc của các công ty này, tìm kiếm nhà đầu tư tiếp nhận nhà máy để thu hồi nợ đọng. Tuy nhiên, hiện nay, số tiền thu hồi lại mới chỉ đạt gần 60.000 USD.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng dự án để vay vốn ngân hàng dưới hình thức tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản được hình thành từ vốn vay. Nhưng theo một chuyên gia nghiên cứu về đầu tư nước ngoài, nhiều khi, các tổ chức tín dụng, ngân hàng lại thẩm định giá trị tài sản trên hồ sơ khai báo của doanh nghiệp là chính mà không xét theo đúng giá trị thực tế của tài sản này. Thực tế khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI bỏ trốn ở Phú Thọ cho thấy, cơ sở không ít doanh nghiệp rất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu, giá trị đất không cao như họ kê khai. Một số lãnh đạo ngân hàng thừa nhận, nhiều chủ doanh nghiệp FDI kê khai tăng giá trị quá mức để được vay vốn, đến khi họ bỏ trốn, kiểm tra thì mới phát hiện không đạt như vậy. Do đó, với những hậu quả đã xảy ra, chính các ngân hàng, các bộ phận chuyên môn khi thẩm định cho vay vốn phải chịu trách nhiệm nhất định.

Có lẽ một phần vì thực trạng này, ngày 19.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 1617/CT-TTG gửi lãnh đạo các bộ, UBND cấp tỉnh chấn chỉnh việc cấp phép, quản lý sau cấp phép các dự án FDI trong đó có yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động.

Thiện Phúc – P. Anh

Gà vàng ruộm rất có thể do nhuộm hóa chất


Bà nội trợ nào cũng thích chọn mua gà mổ sẵn có màu vàng, con nào màu trắng thì cho là gà chết. Lợi dụng điều này, một số tiểu thương đã nhuộm vàng cho gà bằng hoá chất, tiềm ẩn nguy cơ gây độc, thậm chí ung thư.

Dạo qua một số điểm bán gà tại các chợ ở Hà Nội như: Thành Công, Ngọc Hà, Thanh Xuân... dễ thấy nhiều con gà mổ sẵn có màu vàng ruộm, nhìn rất hấp dẫn. Trong khi nếu mua gà lông về giết mổ thì gà thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Gà ta làm sẵn hay còn sống thường có giá 100.000 đến 140.000, gà công nghiệp chỉ dao động khoảng 60.000 -80.000 đồng một cân. Gà vàng thường được bán với giá cao hơn gà trắng.

Thắc mắc vì sao một số con gà có màu vàng sẫm, một người bán hàng tại Giảng Võ cho biết "tại trời hanh, khô, lại gió nên da mới có màu đấy".

Ảnh:
Người tiêu dùng nên tránh những con gà có màu vàng ruộm, màu đều. Ảnh: Nam Phương.

Còn chị Hà, một người bán gà mổ sẵn tại chợ Thành Công cho biết, cùng là gà công nghiệp thôi mà trên sạp có con màu trắng có con màu vàng thì thể nào người mua cũng chọn con màu vàng, vì như thế mới ngon. Còn con màu trắng thì cứ nâng lên đặt xuống, dòm ngó mãi, thậm chí còn bảo gà chết, không tươi, bỏ ra hàng khác mua.

"Tuy nhiên, thực tế gà ta có béo thì màu da cũng chỉ hơi vàng ở phần bụng và lưng, màu vàng không đồng nhất. Còn con nào mà có màu vàng ruộm, đều nhau tăm tắp từ đầu đến cuối thì nhất định là do được nhuộm bột sắt", chị Hà nói.

Theo chị, để gà có màu vàng tươi ngon, bắt mắt, sau khi vặt lông, rửa sạch, trước khi đem đi bán, một số tiểu thương đã nhúng gà vào nồi nước sôi trong đó có trộn một loại hoá chất mà nhiều người hay gọi là bột sắt. Loại bột này thấm vào da, rất khó rửa, không phai màu nên gà bán từ sáng đến chiều vẫn bắt mắt.

Thực tế, loại bột này rất dễ mua được ở các cửa hàng sơn tổng hợp, sơn công nghiệp, sơn gỗ… Chỉ cần một gói nhỏ khoảng 100g với giá hơn 10.000 đồng là có thể dùng để nhuộm cho khoảng 4.000 con gà.

Theo phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nếu đúng là dùng bột sắt để nhuộm vàng cho gà thì cũng không quá lo lắng. Vì bột sắt có 3 màu vàng, đen, nâu, đều được cho phép sử dụng trong công nghệ thực phẩm.

"Tuy nhiên, thực tế việc tìm xem người bán dùng loại nào để nhuộm màu vàng cho gà là rất khó. Có rất nhiều hoá chất khác nhau có thể dùng để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lỡ đãng", phó giáo sư Thịnh nói.

Cũng theo ông, dù bột sắt được phép sử dụng nhưng vẫn phải dùng trong ngưỡng an toàn. Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Hơn nữa đó phải là bột sắt tinh khiết, có nguồn gốc rõ ràng, không được lẫn tạp chất.

Còn các loại bột sắt công nghiệp được dùng phổ biến dùng trong lĩnh vực xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng của ô tô, nhựa, giày, da, gỗ, sản phẩm ngũ kim…, tuyệt đối không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Loại này độ tinh khiết thấp, nhiều tạp chất như chì, thủy ngân, amidi..., đây đều là chất độc và không thể kiểm soát được. Chẳng hạn chì là chất độc, khó thải loại, vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương… và gây tổn thương ở đó.

Theo các chuyên gia, vì không thể biết được loại hoá chất nhuộm vàng ấy có an toàn hay không nên để đảm bảo, người tiêu dùng nên bỏ thói quen thích mua gà vàng. Bình thường gà có màu vàng nhạt, những con ăn nhiều ngô, chế độ dinh dưỡng tốt thì có màu vàng đậm hơn, vàng không đều. Vì thế, khi mua, cần tránh con có màu vàng sẫm, vàng xuộm đều.

Phương Trang

Taxi 7 chỗ lọt 'hố tử thần'


Chiều 3/10, taxi đang chạy lùi bất ngờ sụp xuống hố sâu hơn nửa mét ở góc ngã ba Võ Thị Sáu - Lý Văn Phức (phường Tân Định, quận 1, TP HCM).
>Ống nước vỡ tạo ra 'hố tử thần' rộng 100 m2 / 'Hố tử thần' tái xuất nuốt xe ba gác

Bánh sau của taxi lọt hẳn xuống hố. Ảnh: An Nhơn.
Bánh sau của taxi lọt hẳn xuống hố. Ảnh: An Nhơn.

Sự cố làm bánh sau taxi lọt thỏm xuống hố dài 1,2 m, rộng 0,6 m, sâu 0,6 m. Miệng hố khoét thành hàm ếch rộng. "Hố tử thần" nằm ngay miệng cống thoát nước.

Phải nhờ đến xe cứu hộ, taxi mới được cầu lên. Ảnh: An Nhơn.
Phải nhờ đến xe cứu hộ, taxi mới được cầu lên. Ảnh: An Nhơn.

Tài xế taxi Hồ Thanh Tân cho biết, khoảng 15h30, anh cho xe chạy lùi từ đường Võ Thị Sáu vào Lý Văn Phức. Khi xe tới góc đường thì bất ngờ bánh sau bị lọt xuống hố. Anh Tân cố nhấn ga để thoát hiểm nhưng không có kết quả.

Đến 19h tối, hố đã được san lấp một phần. Ảnh: An Nhơn.
Đến 19h tối, hố đã được san lấp một phần. Ảnh: An Nhơn.

Đến chiều tối, taxi mới được xe cứu hộ cẩu lên. Đơn vị thi công đã tiến hành đổ đá san lấp và dựng rào chắn thi công.

Người dân tại đây cho biết, vài ngày qua, chỗ bị sụp hố là công trường thi công. Hôm nay mặt đường được san lấp bằng đá dăm nhưng sơ sài và taxi đã sụp "bẫy".

An Nhơn

Hàng loạt tai nạn do biển báo phân làn ở Hà Nội

Do được đặt đơn độc và lửng lơ giữa đường nên những tấm biển phân làn đang là nguyên nhân gây ra hàng chục vụ tai nạn ở thủ đô, gây bức xúc cho người dân.

Đề xuất các phương án phân làn mới

* Ảnh: Biển báo phân làn bị đâm cong, móp

Ngày 21/9, Hà Nội thí điểm phân làn trên một số tuyến phố chính nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày, số vụ tai nạn trên các tuyến phố này không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Nguyên nhân là do biển báo và dải phân cách đặt lửng lơ giữa đường khiến nhiều người bất ngờ và húc phải.

Anh Bùi Anh Tuấn (số 370 Xã Đàn) cho biết, một tuần trước, Sở Giao thông cắm biển phân làn trước cửa nhà anh nhưng do gần ngã tư, xe quay đầu thường xuyên tông vào nên chiếc cột này được dời xuống trước số nhà 376.

"Dù biển được cắm lùi xa ngã tư nhưng, tôi thấy mấy ngày qua đã có hàng chục vụ tai nạn xảy ra, chủ yếu do xe máy tông phải biển báo", anh Tuấn nói.

Ảnh: Tiến Đức.
Chiếc biển bị đâm cong trên phố Xã Đàn tối 30/9. Ảnh: Độc giả Tiến Đức cung cấp.

Theo anh Tuấn, ngày 30/9 xảy ra khá nhiều tai nạn, buổi sáng một phụ nữ tông vào cột biển báo làm vỡ toàn bộ một bên yếm xe Spacy, đến tối một chiếc xe máy tiếp tục đâm cong cột báo, và đẩy văng dải phân cách ra xa.

"Thấy tai nạn xảy ra liên tục, tôi gọi điện báo cho bên giao thông. Mấy cán bộ đến mang chiếc biển bị cong gập đi còn dải phân cách thì vẫn để nguyên. Đến gần 1 giờ sáng, tôi đang ngủ thì nghe tiếng 'rầm'. Mở cửa sổ ngó ra thì thấy một ông già nằm bất tỉnh trên đường sau khi tông vào dải phân cách", nhân chứng này kể.

Thấy người bị nạn, anh Tuấn cùng với nhân viên trông xe và một số người dân gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện. Sau khi anh Tuấn tiếp tục gọi điện phản ánh tới cơ quan chức năng, đoạn dải phân cách cứng này mới được bê vào rìa đường.

"Tôi thấy cách đặt biển và dải phân cách như hiện nay không khác gì chiếc bẫy. Từ ngày phân làn, tai nạn trên phố nhiều hơn bình thường", anh Tuấn bức xúc nói.

Không chỉ trên phố Huế và Bà Triệu mà ngay cả trên suốt tuyến phố Xã Đàn và Giải Phóng, hầu hết các biển báo phân làn đặt giữa đường đều bị đâm cong, vênh hoặc bị xe quệt phải gây tróc sơn, móp lại. Chính điều này khiến nhiều người lo lắng với cách bố trí biển báo hiện nay.


Biển báo phân làn bị đâm cong, móp

Trên phố Xã Đàn, lúc đầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đặt biển báo và dải phân cách gần ngã tư (chỗ khoanh tròn), đoạn  trước cửa số nhà 370. Nhưng do thường xuyên bị xe quay đầu tông phải nên cột biển báo này được lùi xuống trước cửa số nhà 376.

Trên phố Xã Đàn, lúc đầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đặt biển báo và dải phân cách gần ngã tư (chỗ khoanh tròn), đoạn trước cửa số nhà 370. Nhưng do thường xuyên bị xe quay đầu tông phải nên cột biển báo này được lùi xuống trước cửa số nhà 376.

Tuy nhiên, tai nạn tại đây vẫn liên tiếp xảy ra. Tối 30/9, một xe máy tông cong biển  báo và làm xê dịch đoạn phân cách cứng. Do cơ quan chức năng đã mang chiếc biển báo bị hỏng đi nhưng vẫn để lại dải phân cách nằm chơ vơ giữa đường… Ảnh: Tiến Đức.

Tuy nhiên, tai nạn tại đây vẫn liên tiếp xảy ra. Tối 30/9, một xe máy tông cong biển báo và làm xê dịch đoạn phân cách cứng. Do cơ quan chức năng đã mang chiếc biển báo bị hỏng đi nhưng vẫn để lại dải phân cách nằm chơ vơ giữa đường… Ảnh: Tiến Đức.

… nên rạng sáng 1/10, một ông già đi xe  máy đã tông phải dải phân cách và nằm bất tỉnh giữa đường. Người dân phải gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi viện.

… nên rạng sáng 1/10, một ông già đi xe máy đã tông phải dải phân cách và nằm bất tỉnh giữa đường. Người dân phải gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi viện.

Bất chấp tai nạn liên tiếp xảy ra, sáng 1/10, các công nhân này tiếp tục đến đặt lại dải phân cách…

Bất chấp tai nạn liên tiếp xảy ra, sáng 1/10, các công nhân này tiếp tục đến đặt lại dải phân cách…

… và biển báo vào chỗ cũ.

… và biển báo vào chỗ cũ.

Cũng trên phố Xã Đàn, chiếc biển báo này đã vài lần bị xe tông phải…

Cũng trên phố Xã Đàn, chiếc biển báo này đã vài lần bị xe tông phải…

… với những vết tích còn ghi lại trên biển báo và dải phân cách.

… với những vết tích còn ghi lại trên biển báo và dải phân cách.

Tương tự, trên  đường Giải Phóng cũng có cả chục biển báo bị đâm cong.

Tương tự, trên đường Giải Phóng cũng có cả chục biển báo bị đâm cong.

Thậm chí, chiếc biển báo này bị đâm cong gập cả chân nên người ta đã phải…

Thậm chí, chiếc biển báo này bị đâm cong gập cả chân nên người ta đã phải…

... xoay phần chân bị đâm cong lên đầu để tiếp tục đối phó với người đi đường.

... xoay phần chân bị đâm cong lên đầu để tiếp tục đối phó với người đi đường.

Nhiều người cho rằng, cần đặt những biển báo trên cao như đang áp dụng trên đường Giải Phóng, Trần Khát Chân... để tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.

Nhiều người cho rằng, cần đặt những biển báo trên cao như đang áp dụng trên đường Giải Phóng, Trần Khát Chân... để tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.

Tiến Dũng

Dịch dưa vàng cantaloupe ở Mỹ đã lan về Việt Nam?


Sáng hôm nay Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc bộ Y tế đã lên tiếng cảnh báo tình trạng dịch bệnh Listeria trong loại dưa vàng nhập từ Mỹ về Việt Nam.

Theo cảnh báo thì có 10 % người dùng loại dưa này bị nhiễm bệnh nhưng do không có triệu chứng rõ ràng nên việc định bệnh khá khó khăn.
Dịch Listeria gây triệu chứng sốt cao, đau cơ, tiêu chảy và một số triệu chứng đường ruột. Người bị bệnh này có thể viêm não hay màng não, nhiễm khuẩn huýêt, viêm mũ ở da viêm hạch ở cơ quan nội tạng rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Không chỉ xuất hiện trên dưa da vàng của Mỹ mà vi khuẩn còn nằm trong thịt tươi, sữa tươi, trứng và các loại thực phẩm tươi sống khác do đó rất khó đề phòng. Biện pháp dễ thực hiện là đun chín thực phẩm hơn 60 độ có thể tiêu diệt được vi khuẩn này. Rửa tay sạch trứơc và sau khi ăn có thể giảm việc lây lan của vi rút Listeria.

Điện lực Việt Nam còn nợ Petro VN 10 ngàn tỷ đồng


Tập đoàn điện lực Việt Nam còn được gọi là EVN đang nợ tập đoàn dầu khí PetroVN hơn 10 ngàn tỷ đồng nhưng không tìm ra cách giải quyết.

Báo VEconomic đưa tin, sáng hôm nay trong một buổi họp giao ban Bộ Công Thương đã đưa món nợ của tập đoàn EVN ra trước cuộc họp để tìm giải pháp giải quýêt tình trạng nợ tồn đọng này.
Ông Trần Quốc Việt, trưởng ban kế hoạch của PetroVN cho biết hiện nay EVN đã nợ tập đoàn PetroVN món nợ 10.100 tỉ đồng.
Thứ trưởng công thương Lê Dương Quang cho biết do giá điện luôn nằm dưới giá thành nên nợ của EVN tồn đọng và khó giải quýêt, tuy nhiên cuộc họp này vẫn chưa đưa ra biện pháp nào có khả năng giải quýêt nợ cho PetroVN.
EVN hiện nay mang nợ rất nhiều công ty hay tổng công ty trên khắp nước. Tháng trước tập đoàn này đã bị Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam đòi 1.000 tỉ tiền nợ.

Bão Nalgae mạnh cấp 12 hướng vào Bắc Trung Bộ


Ủy Ban Quốc Gia Tìm Kiếm Cứu Nạn thuộc Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương Việt Nam hôm qua gởi công điện phòng chống bão lụt đến các tỉnh từ Phú Yên đến Thanh Hóa

Nguồn Trung Tâm Dự Bão Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương

Hướng đi và vị trí cơn bão Nalgea từ ngày 03 tháng 10, 2011 đến ngày 06/10/11

Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương Việt Nam yêu cầu chủ động đối phó vào khi cơn bão số 6, còn gọi là bão NALGAE,  đang di chuyển về hướng bờ biển Việt Nam với diễn biến khá phức tạp. 
Tin tức cho biết bão NALGAE có sức gió ở vùng tâm bão mạnh cấp 12 giật cấp 13 cấp 14, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những vùng ven biển với mưa to gió lớn trong vài ngày  tới. 
Tính đến 13 giờ chiều giờ Việt Nam ngày hôm nay, bão số 6 vẫn còn ở ngoài khơi. Ông Nguyễn Thế Lương, trưởng phòng  Phòng Chống Lụt Bão thuộc Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương, cho biết: 
Cơn bão số 6 về hướng di chuyển thì dự báo rồi, nhưng đổ bộ vào đâu thì chưa thể định hướng được. Vẫn đang tiếp tục theo dõi để xem ngày mai có biến chuyển gì không chứ còn bây giờ khẳng định vào đâu thì chúng tôi chưa khẳng định được.  
tính đến 15 giờ chiều hôm nay, do diễn biến hãy còn phức tạp của bão NALGAE, mà hiện đang giảm dần cường độ, không có tàu thuyền đánh cá nào của Việt Nam hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bắc Biển Đông lúc này 
Trong vòng mấy ngày qua tình hình lũ bão rất căng thẳng, năm nay đặc thù là trong thời gian này liên tục mấy cơn bão vào. Công tác phòng chống lụt bão thì thường xuyên như vậy rồi, công điện chỉ đạo bao giờ cũng phải đi trước một bước vì không thể chủ quan, nhỡ ra bão vào một cái thì lúc ấy thiệt hại khôn lường.  Trong khi đó lũ tại đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ tháng Tám, được coi là đang ở đỉnh cao. Vẫn lời ông Nguyễn Thế Lương Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương: 
Tức là do mưa ở bên Thượng Lào, Thái Lan, Trung Quốc rồi một số khu vực Tây Tạng dồn về. Lũ đã rất cao rồi, đặc điểm lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là nó dồn về dần dần rồi mỗi một năm có một đỉnh lũ hoặc là hai đỉnh lũ. Đồng bằng sông Cửu Long năm nay khổ lắm.  
Theo tin cập nhật trong nước, tính đến 15 giờ chiều hôm nay, do diễn biến hãy còn phức tạp của bão NALGAE, mà hiện đang giảm dần cường độ, không có tàu thuyền đánh cá nào của Việt Nam hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bắc Biển Đông lúc này. 
Mặt khác, lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long , Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên vẫn giao động trong mức độ nguy hiểm. Đã có 11 người thiệt mạng, hơn 20.000  căn nhà ngập trong nước, khoảng  5.000 hectares lúa vụ 3 coi như bị mất trắng. 

Vì sao giá vàng lên xuống bất thường?


2011-10-03

Sau nhiều tháng liên tiếp tăng giá, vào cuối tháng 9, giá vàng trên thế giới "hụt hơi" và rớt giá xuống mức thấp nhất vào ngày 23/9 là mức sụt giá tính trong một ngày thấp kỷ lục tính từ tháng 3/2008.

RFA PHOTO

Một tiệm vàng tại TP HCM, ảnh chụp tháng 7 năm 2011.

 

Sự sụt giảm tạm thời?


Vậy tại sao hiện tượng này diễn ra, liệu đây chỉ là sự sụt giảm tạm thời hay là một chiều hướng diễn ra trong dài hạn. Vũ Hoàng tổng hợp và trình bày.

Hôm thứ sáu cuối tuần rồi, giá vàng thế giới vẫn tiếp tục giảm với hơn 100 đô la chỉ trong vòng một ngày. Theo bản tin CNN, những đợt bán vàng ồ ạt gần đây đã khiến giá vàng thế giới xuống dưới mức $1.600 / 1 ounce, giảm hơn $300, mất khoảng 20% giá trị chỉ trong vòng 3 tuần kể từ lúc đỉnh điểm $1.923/ 1 ounce.

Giới phân tích đang lo ngại liệu vàng có còn là nơi lưu trữ an toàn nữa hay không và họ đưa ra nhiều lời giải thích.

Có một vài điểm mà họ đều cho rằng, giá vàng thường giảm trong giai đoạn giảm phát. Chúng ta hiện thường xuyên nghe đến cụm từ lạm phát, nghĩa là giá cả các giá cả leo thang, nhưng giảm phát thì ngược lại, nghĩa rằng giá cả hàng hoá giảm xuống. Điều này được ông Keith Springer, chủ tịch công ty tư vấn tài chính Springer tại Hoa Kỳ nhận định. Ông cho rằng, vàng có tính ổn định, thường được sử dụng nhằm tránh sự trượt giá của thị trường khi lạm phát lên cao, vì thế nhu cầu vàng tăng. Nhưng giờ đây, khi những lo ngại về cuộc suy thoái toàn cầu đang hiện hữu, người dân tiết kiệm nhiều hơn, cắt giảm chi tiêu, khiến giá hàng hoá giảm theo và giảm phát là điều khó tránh khỏi. Vì thế ông kết luận, giảm phát có thể xảy ra trong những tháng trước mắt, người ta thấy rõ ràng vàng không còn là phương tiện giao dịch và cất trữ hữu hiệu nữa.

Nhu cầu tiền mặt


vang-1-250.jpg
Một tiệm bán nữ trang vàng tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 3 tháng 7 năm 2011. RFA PHOTO.
Ngoài ra, còn một lý giải khác cho sự mất giá của giá vàng thế giới trong thời gian vừa qua là do các nhà quản lý quỹ đầu tư và tài sản trên thế giới chuyển sang nắm giữ tiền mặt nhiều hơn, phòng khi các giới đầu tư yêu cầu rút tiền mặt. Vì lý do này, hàng loạt những quỹ đầu tư lớn của thế giới bán vàng để nhận tiền mặt về.

Giới phân tích nhận định rằng vì lý do này mà giá vàng sẽ còn dao động, tuy thế, sẽ không quá mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, vàng và đô la luôn là 2 phương tiện giao dịch và cất trữ đối trọng và lên xuống ngược chiều với nhau, giới phân tích cho rằng giá vàng giảm hiện nay là do sự lên giá tương đối của đồng đô la.

Theo các nhà phân tích của hãng tin Bloomberg thì chỉ số đô la không ngừng tăng lên trong suốt tháng 9 vừa qua. Xin được nhắc lại, chỉ số đô la được sử dụng để đo lường giá trị của đồng đô la với 6 đồng tiền mạnh khác trên thế giới, nếu chỉ số này càng lên cao, thì đồng đô la càng tăng giá mạnh. Vì lẽ đó, khi đô la lên giá thì vàng xuống giá là điều khó tránh khỏi.

Cuối cùng, còn một số lý do khác là do sự đầu cơ vàng trên khắp thế giới đẩy giá vàng lên quá mức và sau khi được hưởng mức lợi từ vàng tăng hơn 30% giá trị từ đầu năm trở lại đây, bây giờ là lúc họ tháo lui khỏi thị trường vàng. Và vì thế giá vàng đang quay đầu trở về giá trị thực.

Với những lý do kể trên, có thể nhận thấy, giá vàng thế giới đang nằm trong giai đoạn điều chỉnh giá (tiếng Anh gọi là correction) sẽ có những biến động xuống về mặt ngắn hạn, tạm thời.

Tuy vậy, theo các nhà quản lý quỹ vàng thế giới thì họ không mất niềm tin vào vàng. Một bài báo đăng tải trên tạp chí CNNMoney hôm 27/9, tác giả cho rằng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ vẫn tiếp tục mua vàng để đa dạng hoá các danh mục đầu tư của mình do những ngân hàng này còn đang nắm giữ tương đối nhiều đô la Mỹ. Và đặc biệt, là mùa cưới xin ở các nước Châu Á, trong đó có Ấn Độ sắp diễn ra, vì thế, nhu cầu về vàng sẽ có thể trở lại.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sự Tỉnh Thức


2011-10-03

Ngày 29/9/2011 trên trang blog Anh Ba Sàm, Gs Hà Văn Thịnh đăng bài "Xin TGM Ngô Quang Kiệt tha thứ" liên quan đến bài báo cũng của chính Gs Thịnh đăng trên báo Lao Động đúng 3 năm về trước.

RFA photo

Một sạp báo ở Sài Gòn

Bóp méo sự thật 

Cuối năm 2007, một số linh mục cùng giáo dân Hà Nội tổ chức cầu nguyện trước khu đất 42 Nhà Chung với mục đích yêu cầu chính quyền Hà Nội trả lại khu đất nói trên đã bị tịch thu trái phép từ năm 1959, nay đã trở thành sàn nhảy và khu mua bán mà không dùng vào mục đích công ích. Thay vì giải quyết sự việc một cách thuận tình hợp lý, chính quyền Hà nội đã làm cho tình hình trở nên nóng hơn bằng cách cho xây dựng gấp gáp một vườn hoa nơi này.

Ngày 20/9/2008, trong cuộc họp với giới chức chính quyền Hà Nội, ngoài những nội dung chính về chuyện khu Nhà Chung, TGM Ngô Quang Kiệt có nói thêm : 

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ ! Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…"

Như bắt được vàng, dưới sự chỉ đạo của đảng, các phương tiện truyền thông, báo chí Việt Nam đồng loạt lên án ngài. Bằng cách cắt xén lời phát biểu của ngài và cho rằng ngài nhục mạ dân tộc Việt nam. Giáo sư Hà Văn Thịnh, là cộng tác viên của báo Lao Động, nhận được cuộc điện thoại đặt hàng của ông Tô Quang Phán, lúc đó là phó tổng biên tập báo Lao Động (nay là tổng biên tập báo Hà Nội Mới) đề nghị Gs viết bài bình luận về việc TGM Kiệt cho rằng "cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã". Toàn văn câu nói của ngài còn lại đúng tám chữ. Ngày 22/9/2008 bài "Đáng rủa sả thay" của Gs Thịnh lên mặt báo Lao Động.

Gs Thịnh vẫn yên tâm cho mình đã làm một việc đúng, bởi chỉ chừng 8 chữ đó bất cứ ai là người Việt cũng cảm thấy mình bị xúc phạm. Gs Thịnh không hề nghi ngờ gì về những âm mưu đen tối núp bên trong đơn đặt hàng đó. Âm mưu bôi nhọ TGM Ngô Quang Kiệt không bắt nguồn từ ông Tô Quang Phán mà bắt nguồn từ Đảng.

Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng...

TGM Ngô Quang Kiệt

Chức danh Tổng hay Phó Tổng Biên tập của báo chí Việt nam thực ra là chức danh của một quan giám sát, thực thi nhiệm vụ giám sát để bảo đảm hoạt động của báo chí, truyền thông phải đi đúng hướng mà Đảng đã vạch ra. Sự trung thực của truyền thông không được báo chí coi là quan trọng, do vậy, đâu chỉ riêng báo Lao Động mà hơn 700 tờ báo của đảng trên cả nước cộng thêm đài phát thanh và truyền hình từ trung ương đến địa phương, bám sát 8 chữ "cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã" để quyết chí vu cáo và hạ đo ván TGM Ngô Quang Kiệt.

Trong bài viết "Xin TGM Ngô Quang Kiệt tha thứ" ông cho biết: "Nhận được lệnh, với thông tin 8 chữ, tôi viết liền cho kịp bài báo để mai đăng, sau khi đã đọc lại toàn bộ Kinh Thánh. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu nổi, vì sao chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ, vừa đọc Kinh Thánh lại vừa viết ra được bài báo tổng hòa và tận cùng của nỗi đau, sự xấu hổ mà không hề có một thoáng mảy may băn khoăn về chuyện đúng, sai? Xem ra, sự đui dốt, thỏa thuê khó tìm thấy giới hạn."

Cần sự tỉnh táo

000_Hkg4791077.-250.jpg
Một phụ nữ đang đọc báo buổi sáng. AFP photo
Nhưng nếu Gs Thịnh có "một thoáng mảy may băn khoăn" để tìm hiểu thì cũng không thể lần đâu ra manh mối ở ngay thời điểm đó. Bởi sự kiện diễn ra trong phòng họp của UBND Tp Hà Nội, không có bất cứ nhà báo độc lập nào tham dự. Chắc chắn cánh nhà báo quốc doanh không thể công bố sự thật. Còn tiếng nói của những chức sắc công giáo tham dự cuộc họp thì quá nhỏ nhoi, khiêm tốn không át được tiếng "rủa sả" như tiếng bom rơi của hàng trăm tờ báo, phát thanh, truyền hình. 

Ngày ông nhìn ra sự thật, ông đã đau đớn thốt lên: "Tôi đã như một kẻ đui mù thách đấu với Tổng GM Ngô Quang Kiệt chỉ bằng cái sinh tử lệnh có 8 chữ, tức là bằng đúng một nửa của 16 chữ vàng cắt dán!"

Nói về nghiệp vụ của Tổng, phó Biên tập báo chí Việt Nam, Gs Thịnh cho biết thêm: 

"Nói rằng là cách làm báo bịp bợm, nó gài bẫy người ta, chứ tôi làm gì có thông tin, tôi có xem TV đâu. Trên blog AnhBaSam ngày 27/9/2011 có toàn văn băng ghi âm lời nói và hình ảnh của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Tôi đọc xong tôi mới choáng váng, tôi mới biết té ra là vậy!. Bây giờ đối với ổng (Tô Quang Phán) tôi không cần nói nữa. Ổng lừa tôi mấy cú rồi. Vụ bô xít là vụ thứ 2. Vụ bô xít tôi viết một đường, ông thêm một nẻo ở đằng đuôi. Khi đó Bộ chính trị có ý kiến đề nghị nghiên cứu để bàn về bô xít Tây Nguyên, thì ổng bảo tôi làm một bài bình luận về ý kiến của Bộ Chính Trị. Tôi thấy cái ý kiến đó tốt tôi khen. 

Nhưng ổng gài câu cuối cùng là:"đảng và nhà nước cũng biết tôn trọng các ý kiến của trí thức, nhưng nếu như những ý kiến mà lệch lạc của các thế lực thù địch xúi giục thì sẽ nghiêm trị, sẽ có biện pháp", thành ra đe dọa trí thức, ai mà phản đối sẽ bị thế nầy thế kia, đoạn đó là hoàn toàn ổng viết thêm vào."

Dù có bịp bợm đến đâu, sự thật rồi cũng sẽ phơi bày ra ánh sáng. Sự tỉnh thức trước sự thật tùy thuộc vào phẩm chất của mỗi người. Đọc bài "Xin Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tha thứ", những "bạn đọc yêu mến sự thật và công lý" hoàn toàn thông cảm và chia xẻ với Gs Hà Văn Thịnh, bởi Gs đang làm công việc mở đường tỉnh thức cho nhiều trí thức khác, những người biết rõ sự thật về tình trạng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam nhưng vì quyền lợi và sự yên ấm cá nhân nên nếu không ngậm miệng làm thinh thì lại a dua bóp chết sự thật.

Năm 2020: 70% lao động sẽ có tay nghề và trình độ đại học


2011-10-03

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9, hội đồng chánh phủ đã thảo luận về dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu đề ra là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đại học khoảng 70%.

RFA

Trường Đại Học Sài Gòn ở TPHCM.


Chiến lược của ngành giáo dục Việt Nam, trong thập niên tới là tập trung nâng cao chất lượng tòan diện, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ khoa học, kỹ thuật cao. Đỗ Hiếu trình bày về thông tin này, gởi đến quý vị.

"70%" Đạt được hay không đạt được

Theo đánh giá của chánh phủ thì sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 đến 2010, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể, chất lượng giáo dục ở các cấp tiểu, trung và đại học được nâng cao, trình độ đào tạo có tiến bộ, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, tuy nhiên tình trạng yếu kém, bất cập vẫn tồn tại, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, về các mặt kinh tế, xã hội.
Một số giải pháp đổi mới giáo dục được triển khai trong những năm tới gồm các bước như: đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, tăng cường hỗ trợ giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông dân tộc thiểu số, mở rộng và nâng cao hiệu quả quốc tế về giáo dục.
Chiến lược giáo dục cho năm 2020 mới chỉ là dự thảo chứ chưa thông qua được, chỉ tiêu đặt ra chưa có cơ sở, mấy ông thống kê không khách quan, con số đưa ra không thuyết phục, 60% hay 70% , không có cơ sở khoa học, nên tôi không tin vào con số đó. 
giáo sư Hoàng Xuân Quảng
Công nhân kỹ thuật về ngành điện. AFP
Công nhân kỹ thuật về ngành điện. AFP
Một vài số liệu được chánh phủ Việt Nam đặt ra cho mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục là đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.
Dưới cái nhìn của một chuyên gia giáo dục thì mục tiêu mà chánh phủ đề ra như vừa nói sẽ khó có thể thực hiện được, giáo sư Hoàng Xuân Quảng, Hiệu phó đại học An Giang, giải thích lý do vì sao?
"Chiến lược giáo dục cho năm 2020 mới chỉ là dự thảo chứ chưa thông qua được, chỉ tiêu đặt ra chưa có cơ sở, mấy ông thống kê không khách quan, con số đưa ra không thuyết phục, 60% hay 70% , không có cơ sở khoa học, nên tôi không tin vào con số đó. Các trường đại học ở Việt Nam mở ra ngày càng nhiều, nên tỷ lệ vào học càng cao, nhưng đang ở trạng thái khủng hoảng, về giáo dục nói chung. Trong nghị quyết của đảng vừa rồi, có đề ra mục tiêu là đổi mới tòan diện và triệt để nền giáo dục Việt Nam, thực tế hiện nay là giáo dục đang còn lúng túng. Giáo dục phổ thông, sau 2015 sẽ có cuộc cải cách, giáo dục đại học cũng tương tự như vậy, những con số đưa ra còn gây băng khoăn, chưa xác định rõ lắm."
Giáo sư Nguyễn Thu Hương, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động, Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam, tin rằng chiến lược nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề và trình độ đại học đến năm 2020,  sẽ thành tựu:
Chắc là cũng đạt được, vì đặc tính và khái niệm dạy nghề của mình rộng hơn mà
giáo sư Nguyễn Thu Hương
"Chắc là cũng đạt được, vì đặc tính và khái niệm dạy nghề của mình rộng hơn mà."
Một công nhân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tin vào sự phát triển của xứ sở và biết là giáo dục ngày càng được cải tiến:
"Nói ngay đất nước mình bây giờ đỡ hơn ngày xưa, thấy tân tiến lắm, cũng nhờ số tiền của mấy cô chú ở hải ngoại chuyển về giúp Việt Nam thay đổi, đường xá làm mới. Công nhân có khả năng, nhờ người nước ngoài qua Việt Nam dạy, đào tạo, mở trường, rồi người Việt Nam được ra nước ngoài du học nữa."

Hiện tượng tiêu cực

Tuy nhiên, cũng có người hồ nghi chưa đặt niềm tin vào sự cải tiến của ngành giáo dục nước nhà, một công nhân ở miền Đông Nam Bộ bày tỏ một vài hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương thời trong chuyện 
Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM ở Tỉnh Quảng Ngãi. RFA
Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM ở Tỉnh Quảng Ngãi. RFA
học hành:
"Rất là khó khăn, trường học thì có khi không đủ chỗ cho học sinh ngồi học, bây giờ lại có phân cấp, học sinh ở trong vườn thì học ở vườn chứ ra ngoài chợ thì khó lắm, không cho phép, vì hộ khẩu ở đâu phải học ở đó. Đại học thì tất cả phải thi, do phân cấp nên hai, ba xã là có một trường trung học mà phải học ở đó, ra tỉnh thành không được. Còn đi học nghề, thì sau khi ra nghề rồi, muốn có chỗ làm, phải có người thân, nếu không rất khó xin việc, tiền bạc nhiều nhiều mới được, vài chục triệu, chứ vài ba triệu thì không có được việc làm đâu." 
do phân cấp nên hai, ba xã là có một trường trung học mà phải học ở đó, ra tỉnh thành không được. Còn đi học nghề, thì sau khi ra nghề rồi, muốn có chỗ làm, phải có người thân, nếu không rất khó xin việc, tiền bạc nhiều nhiều mới được, vài chục triệu, chứ vài ba triệu thì không có được việc làm đâu
một công nhân
Cũng liên quan đến lao động sản xuất, Cục Việc làm,  thuộc Bộ Lao Động Thương binh, Xã hội cho hay tư đầu năm đến nay, cả nước tạo thêm gần một triệu việc làm, trong đó có trên 61 ngàn người đi xuất khẩu lao động.
Theo cơ quan hữu trách thì trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, kinh doanh khó khăn, chính trị thế giới phức tạp, kết quả đạt được như vậy là dấu hiệu khả quan.
Được biết, Việt Nam có trên 300 ngàn doanh nghiệp với hơn hai triệu cơ sở sản xuất lớn nhỏ, tuyển dụng trên dưới 20 triệu lao động trên tòan quốc.
Dư luận thường thắc mắc rằng, nhà nước Việt Nam luôn chủ trương xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, nhưng vì sao qua thông tin trên các báo thì hiện có hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên đến Việt Nam lao động khắp nơi, thuộc mọi ngành nghề, mà một số lớn không giấy phép hành nghề hợp lệ và làm những công việc đơn giản như trộn hồ, khiêng gạch ngói, khuân vác, vận chuyển? Hiện tượng ấy đến khi nào mới được khắc phục?

Khẩn Cấp Tuyệt-đối cảnh-giác.!



Nếu thấy  <  1 tàu ngư chính của TQres.Ipg  >  Nhớ xin đừng mở Website này sẽ bị VirusTrung-Quốc tin tặc phá hỏng máy của bạn.Xin lưu ý khẩn cấp: nếu thấy "I tau -ngu- chinh- cua-TQres.Ipg" thì đừng có click vào vì đó là thằng Trung quốc cài virus lấy thông tin và điều khiển từ xa sẽ lây nhiễm các máy tính khác.

Công an Hà Nội đánh chết người chỉ 'rút kinh nghiệm'

Saturday, October 01, 2011 6:00:37 PM


HÀ NỘI (TH) -
Hơn một năm sau khi tra tấn chết người, một số tay công an thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chỉ bị “xử lý kỷ luật” và “rút kinh nghiệm để giáo dục, phòng ngừa chung.”


Ông Nguyễn Quang Phục, cha của Nguyễn Quốc Bảo chết trong tay công an quận Hai Bà Trưng, ngồi thẫn thờ trong nhà xác của bệnh viện Thanh Nhàn. (Hình: VNExpress)

Theo bản tin báo Lao Ðộng, “Ngày 30 tháng 9, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối Cao có kiến nghị xử lý 6 cán bộ, chiến sĩ công an quận Hai Ba Trưng, Hà Nội vì vi phạm quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.”

Ðây là vụ điều tra về cái chết của Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, bị bắt về quận Hai Bà Trưng 16 giờ 45 chiều ngày 21 tháng 1, 2010 rồi 5 giờ sáng hôm sau được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Hoàng Mai. Nạn nhân chết trước khi tới bệnh viện.

Sau khi vụ việc lộ ra do sự khiếu nại của bố nạn nhân, ông Nguyễn Quang Phục, báo điện tử VNExpress ngày 29 tháng 3, 2010 nói: “Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội cho biết, anh Bảo bị mời lên công an quận Hai Bà Trưng để điều tra về hành vi mang theo vũ khí thô sơ và tổ chức đánh bạc. Khi bị tạm giữ, cảnh sát đã phát hiện trong cốp xe anh có một con dao, một kéo và bảng ghi cáp đề.”

Bản tin ngày 30 tháng 4, 2010 của VNExpress viết: “Theo cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối Cao, vụ anh Nguyễn Quốc Bảo bị chết tại công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có dấu hiệu của tội ‘dùng nhục hình.’”

Ông Nguyễn Quang Phục kể lại với VNExpress khi được gọi tới nhận xác con ngày hôm sau khi con mình bị bắt rằng ông thấy khi chứng kiến mổ giám định tử thi là “Trên người Bảo có nhiều vết tím bầm. Hai cổ chân và cổ tay thâm tím với chiều dài khoảng 8 cm, có những vết xước dài. Hai bên khóe miệng Bảo còn có những vết tím song song.”

Bản giám định pháp y của Viện Pháp Y Quân Ðội kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nguyễn Quốc Bảo được chuyển tới gia đình nạn nhân ngày 25 tháng 3, 2010 là “chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ... và gây chấn động não.”

Bây giờ, theo báo Lao Ðộng, “cơ quan điều tra” của “Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao” lại chỉ có “kiến nghị” kiểu chối tội giết người cho đám công an quận Hai Bà Trưng, tương tự như công an tỉnh Bình Dương chối tội giết Nguyễn Công Nhựt bằng cách đổ cho nạn nhân tự ý xin ở lại cơ quan công an rồi “tự tử.”

Bản tin tờ Lao Ðộng ngày 1 tháng 10, 2011 kể lại chuyện xảy ra ở trụ sở quận Hai Bà Trưng không hề thấy nói đến khi vụ việc bị lộ hồi năm ngoái, tức là đổ cho Nguyễn Quốc Bảo “sử dụng ma túy” và “tự dập đầu vào cạnh bàn, bảng gỗ treo trên tường.”

Báo Lao Ðộng viết: “Tại đây, trong quá trình lấy lời khai, anh Bảo có hành vi giằng xé biên bản, tự đập đầu vào cạnh bàn, bảng gỗ treo trên tường. Thấy vậy, điều tra viên đã dùng còng khóa 2 tay anh Bảo vào thành ghế. Ðến 24 giờ, cùng ngày, do anh Bảo tiếp tục giằng, giãy và đạp chân nên điều tra viên đã cùm 2 chân anh Bảo. Ðến khoảng 0 giờ 10 phút ngày 22 tháng 1, 2010, anh Bảo mồm chảy nước dãi, mắt trợn, khó thở. Ðến 5 giờ cùng ngày, tình trạng sức khỏe anh này càng biểu hiện xấu. Lúc này, cán bộ điều tra đưa anh Bảo đến bệnh viện để cấp cứu nhưng anh đã tử vong trên đường đi.”

Cái “cơ quan điều tra của Viện KSND Tối Cao,” tờ Lao Ðộng thuật lại, “đã tiến hành thực nghiệm điều tra vụ việc trên cơ sở đó đã đưa nhận định: “Trong tư thế bị khóa tay, cùm chân, anh Bảo có khả năng tự gây thương tích như mô tả trong biên bản giám định tử thi, dẫn đến tử vong.”

Từ đó cái cơ quan điều tra nói “không thấy có căn cứ để xác định các cán bộ, điều tra viên trong quá trình làm việc đã có hành vi đánh đập gây thương tích cho anh Bảo.” Cơ quan này chỉ thấy “việc tạm giữ anh Bảo tại phòng làm việc, lấy lời khai vào ban đêm và cùm, khóa chân tay đối với anh Bảo là vi phạm quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính.”

Bởi vậy, chỉ “kiến nghị” với giám đốc CATP Hà Nội: “Những vi phạm của lãnh đạo, điều tra viên, cán bộ công an quận Hai Bà Trưng cần phải tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo quy định và rút kinh nghiệm để giáo dục, phòng ngừa chung” rồi “báo cáo kết quả về Viện KSND Tối Cao.”

Khoảng 20 nạn nhân chết, trong hơn 2 năm qua, khi bị công an CSVN bắt giam rồi chết nhưng hầu hết đều bị coi là do người dân tự tử hoặc, tự ý đập đầu vào tường, dù các vết tích trên thân thể các nạn nhân minh chứng hiển nhiên của các hành vi tra tấn, nhục hình.

Ðiều 298 của Bộ Luật Hình Sự nói tội dùng nhục hình gây hậu quả thật nghiêm trọng thì bị án tù từ 5 năm đến 12 năm.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137882&z=0