THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
19 November 2011
Đại biểu quốc hội hay cán bộ nhà nước?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-11-18Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng ngày 17/11 về chương trình xây dựng luật, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình. Source blog Nguyễn Xuân Diện Trong các ý kiến của nhiều đại biểu nổi bật lên nhất là ý kiến của ông Hoàng Hữu Phước thuộc đơn vị Thành phố HCM phản bác và cho rằng cần loại bỏ luật này ra khỏi chương trình nghị sự quốc hội trong suốt khóa XIII. Mặc Lâm có bài viết sau đây. Đại biểu Hoàng Hữu Phước có một bài đọc dài rất tỉ mỉ và lập luận của ông đưa ra chống lại Luật biểu tình gồm có hai điểm chính bao gồm: Biểu tình sẽ làm xã hội rối loạn ảnh hưởng việc kiếm ăn của người dân. Biểu tình chỉ có mục tiêu duy nhất là chống chính phủ. Khi diễn giải về việc biểu tình gây rối loạn xã hội ông Phước kể lại điều mà ông chứng kiến nguyên văn như sau: "Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy" Khinh thường cử triNgay sau nhận xét này, đại biểu Dương Trung Quốc đã đáp lại bằng những lý luận sắc bén. Ông cho rằng nhìn người biểu tình dưới ánh mắt của ông Phước là một sự xúc phạm người dân, xúc phạm đến chính cả những cử tri đã bầu cho ông Phước. Đại biểu Dương Trung Quốc nói:-Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật. Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước...Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay. Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng người dân không ai muốn có chuyện biểu tình và đối với ông các cuộc biểu tình hồi gần đây tại Việt Nam "chỉ là một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn." Dưới cái nhìn của một luật giaLuật gia Lê Hiếu Đằng nhận xét lập luận này của ông Phước như sau:-Tôi rất ngạc nhiên và hết sức bất bình trước phát biểu của đại biểu quốc hội Phước, là đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh tôi nghĩ ông ta là giám đốc một doanh nghiệp, đi nước ngoài nhiều thì chắc là phải thoáng hơn, phải thấy cái xu thế dân chủ hiện nay là không thể đảo ngược và đó là một xu thế tiến bộ. Qua ý kiến ông ta trong kỳ họp quốc hội này thì kiến thức ông ta rất nông cạn. Đánh giá người dân Việt Nam của ông ta rất tùy tiện. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói ông nhân danh gì mà dân Việt Nam không muốn biểu tình? Đây là một phát biểu đi ngược lại trào lưu tiến bộ hiện nay và như vậy có thể nói ông ta không xứng đáng làm một đại biểu quốc hội mà người dân trông cậy hiện nay Qua ý kiến ông ta trong kỳ họp quốc hội này thì kiến thức ông ta rất nông cạn. Đánh giá người dân Việt Nam của ông ta rất tùy tiện. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói ông nhân danh gì mà dân Việt Nam không muốn biểu tình? Đây là một phát biểu đi ngược lại trào lưu tiến bộ hiện nayHẳn nhiên là ông ta có quyền có cái ý kiến của ông ta những ý kiến đó phải phù hợp tình hình và xu thế hiện nay. Nếu ý kiến của ông ta như vậy thì cử tri người ta sẽ xem lại ý kiến của ông ta như thế nào. Riêng về cần có luật biểu tình hay không thì ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cũng thấy nhu cầu cần thiết của luật biểu tình, chỉ có điều giao cho bộ công an thì tôi không tán thành! Bây giờ ông Phước lại đi ngược lại với xu thế này mà ngay người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước thấy cần thiết. Đừng lôi dân vào đây(1)Trước việc ông Hoàng Hữu Phước lấy dân ra để tăng sức mạnh cho lập luận của mình đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thừng phản bác:-Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật. Những ý kiến của ông Dương Trung Quốc được TS luật Trần Đình Triển chia sẻ: -Tôi hoàn toàn tán đồng với đại biểu Dương Trung Quốc và cũng không có gì lập luận hơn, cũng không còn gì nói hơn được. Lời phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc hết sức sâu sắc nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện tại và tương lai. Tôi cũng rất đồng tình ý kiến của Thủ tướng. Quốc hội cần phải xây dựng và ban hành ngay luật biểu tình. Tôi hoàn toàn tán đồng với đại biểu Dương Trung Quốc và cũng không có gì lập luận hơn, cũng không còn gì nói hơn được. Lời phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc hết sức sâu sắc nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện tại và tương lai. Càng phải có luậtNhận xét về ý kiến biểu tình làm cho tắt đường, gây khó khăn cho người dân của đại biểu Hoàng Hữu Phước, TS luật Trần Đình Triển cho rằng lại càng phải mau làm Luật biểu tình, ông nói:-Tôi cho rằng không phải biểu tình mới tắt đường. Ví dụ ngày lễ ngày hội đường lớn đường nhỏ đều tắt thì tại sao không ai nói là do vậy mà tắt đường? Nếu biều tình mà có tổ chức có quy định thì nó ảnh hưởng gì đến tắt đường? Những lập luận của đại biểu Quốc hội đó với tư cách là một luật sư tôi mất hết niềm tin vì trình độ của đại biểu Quốc hội nó chưa ngang tầm với xã hội và chưa thể hiện được lòng mong mỏi của dân và đặc biệt tôi cho là đại biểu đó, ý kiến đó chính là đang phản bác ý kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà tôi đã đánh giá rất cao đề nghị của thủ tướng và cần phải sớm ban hành luật biểu tình Ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu quốc hội khóa trước đã đưa ra nhận xét về việc cần phải cụ thể hóa Luật biểu tình như sau: -Vấn đề dân chủ cần phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Cái luật biểu tình là một trong những dự án luật theo tôi là rất cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. Biểu tình cũng thế khi người ta bất bình với một vấn đề gì thì người ta thể hiện quan điểm của họ bằng biểu tình để giới cầm quyền biết được-Vấn đề dân chủ cần phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Cái luật biểu tình là một trong những dự án luật theo tôi là rất cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. Biểu tình cũng thế khi người ta bất bình với một vấn đề gì thì người ta thể hiện quan điểm của họ bằng biểu tình để giới cầm quyền biết được sự bức xúc hay phẫn nộ của người dân để mà điều chỉnh lại vai trò quản lý của mình. Tuy nhiên Luật Biểu tình là một trong những dự án luật đối với Việt Nam rất cần thiết nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong các đối tượng xã hội. Có một bộ phận cũng chưa tán thành, họ sợ ảnh hưởng ổn định chính trị cho nên lâu nay cũng có mặc cảm nên chưa ủng hộ dự án luật này. Luật gia Lê Hiếu Đằng chứng minh việc không có luật cho những yêu cầu chính đáng của người dân sẽ làm cho sự việc tồi tệ thêm ông đưa ra thí dụ: -Tôi nói ví dụ trường hợp đình công chẳng hạn. Luật lao động quy định quyền đình công của công nhân hiện nay rất không phù hợp dù người ta biết là bất hợp pháp nhưng người ta vẫn đình công. Ở Bình Chánh đã nổ ra cuộc đình công lớn, gần 30 ngàn công nhân đã đình công thì vấn đề biểu tình cũng vậy. Vừa qua đâu có luật biểu tình nhưng người dân thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn thực hiện cái quyền ghi trong hiến pháp người ta đi biểu tình yêu nước chống Bắc Kinh xâm lược. Tôi cho nhu cầu biểu thị thái độ của công dân qua hình thức biểu tình là nhu cầu có thật và dù anh có luật hay không có luật thì người ta vẫn thực hiện cái quyền của người ta. Đại biểu quốc hội hay cán bộ nhà nước?Với ông Hoàng Hữu Phước thì quan điểm của ông là tất cả các cuộc biểu tình đều có mục tiêu chống chính phủ và ông đặt câu hỏi:"Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ". Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủCâu hỏi này mặc nhiên cho thấy vai trò đại biểu quốc hội của ông Hoàng Hữu Phước đã đảo lộn. Từ một người được dân bầu lên để tranh đấu và nói lên quyền lợi của cử tri, ông đã trở thành một viên chức nhà nước với luận cứ hết sức chủ quan và áp đặt. Ông Phước không nhìn mặt thứ hai của vấn đề đó là tại sao người dân biểu tình chống chính phủ? Những sự chống đối rộng lớn qua các cuộc biểu tình của người dân luôn bắt nguồn từ các sai phạm của giới chức cầm quyền khi đã trở nên nghiêm trọng. Người dân không chống đối một nhà nước tốt, và nhất là không dễ bị giật giây nếu nhà nước đó chú tâm đến quyền lợi và đời sống chính trị của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, một chính phủ tốt sẽ sửa đổi chính sách hay các sai phạm của mình cho phù hợp với nguyện vọng của người dân, còn ngược lại nếu chính phủ theo quan điểm của ông Phước thì liệu người dân có ngưng không dám đi biểu tình hay không? Câu trả lời vừa xảy ra sáng ngày 18 tháng 11 chỉ sau khi ông Phước phát biểu một ngày, hơn 500 giáo dân và tu sĩ, linh mục tại Hà Nội và vùng phụ cận đã tập trung biểu tình đòi giải quyết đất của Dòng Chúa Cứu Thế mà giáo xứ Thái Hà được quyền sử dụng nhưng bị nhà nước mượn mà không trả lại. Liệu vấn đề này sẽ được ông Phước đánh giá ra sao khi họ hoàn toàn không muốn chống chính phủ mà chỉ kêu lên những điều mà nhà nước không chú ý, hay chú ý nhưng chưa giải quyết. Nếu chính quyền Hà Nội cùng quan điểm với đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước thì máu sẽ đổ, nhà tù sẽ chật hơn, và lòng dân sẽ ly tán. Kẻ bị lên án không phải là người đi biểu tình mà chính là những ai cầm giấy kêu gọi, cổ vũ cho các hành động đàn áp chống biểu tình, chống lại quyền của người dân đương nhiên được hiến pháp thừa nhận. Rất may rằng UBND thành phố Hà nội đã rất tỉnh táo để giải quyết vấn đề và hình ảnh thủ đô chưa bị xấu đi dưới mắt nhìn của quốc tế. Đây chính là nguyên nhân mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hối thúc soạn thảo luật biểu tình khi đất nước đang bước vào giai đoạn đối diện với các cường quốc mà lãnh đạo cần phải tự tin không sợ xấu hổ vì không đi ngược lại với giá trị phổ cập mà hiến pháp Việt Nam quy định: Quyền biểu tình. (1)Dựa theo câu nói nổi tiếng của chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An: đừng lôi đảng vào đây! Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Thái Bình Dương sôi động
Quỳnh Chi, phóng viên RFA2011-11-18Hoa Kỳ vừa được sự đồng ý của Úc triển khai thêm 2500 lính thủy đánh bộ tại Darwin. Hoạt động này không nằm ngoài việc kế hoạch trở lại Châu A´ của Hoa Kỳ. RFA graphic-map Australia Gov. Liệu việc này có gây thêm căng thẳng trong khu vực? Và việc này tác động như thế nào đối với Việt Nam? Sau đây là cuộc trao đổi giữa Quỳnh Chi và giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học Goerge Mason, Hoa Kỳ. Thế kỷ Thái Bình DươngQuỳnh Chi: Thưa ông, Hoa Kỳ hiện đang chuyển trọng tâm của mình vào Châu Á, ông có nhận xét chung nào về tình hình của khu vực này hiện tại và thời gian gần đây không ạ?GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thời gian gần đây thì chúng ta thấy có một loạt những diễn văn quan trọng của các nhà lãnh đạo Mỹ, người ta nói là Hoa Kỳ chuyển trọng tâm vào Châu Á. Ông Obama dùng chữ "quay lại", "trở về" Á Châu. Trước hết, chúng ta thấy bà Clinton có bài "America's Pacific Century". Để trả lời những người nói là Hoa Kỳ sẽ không còn ảnh hưởng nữa, và ảnh hưởng của Trung Quốc lên cao, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đi xuống, thì bà nói là "Không. Chúng tôi xem cái thế kỷ mới này, trong cái Thái Bình Dương chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng". Đến khi ông Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đi thăm Á Châu, khi sang Nhật người ta hỏi có giữ quân Mỹ ở đây không thì ông nói Hoa Kỳ coi cái vùng này rất quan trọng. Ông Panetta cũng coi là rất quan trọng vấn đề an ninh hàng hải, và ông nói quân đội Mỹ vẫn đóng ở đây. Rồi cái bài diễn văn mới nhất của ông Obama, một loạt diễn văn từ Hawaii sang đến bên Úc Châu thì cũng nói rằng ông quyết định dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á. Vậy thì trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất là quan trọng. dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á.Quỳnh Chi: Dạ vâng, như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, trong những năm đến thì vùng Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là vùng trọng tâm của thế giới, nhưng mà không biết là trong quá khứ thì khu vực này đã từng trở thành cái trọng tâm của quốc tế chưa ạ? GS Nguyễn Mạnh Hùng:Trước kia thì vùng đó là trọng tâm quốc tế của sự tranh chấp, thứ nhất là xoay quanh cuộc chiến tranh Việt Nam. Lần này thì khác hắn. Lần này nếu so với thập niên 1960, ở thế kỷ 21 này, trước kia vào thời 1990 thì người ta đã nói đến "kỷ nguyên Á Châu" khi đề cập tới Châu Á, sau đó đến năm 1997 thì cuộc khủng hoảng tài chánh nó đẩy mạnh các quốc gia trong vùng xuống vực thẳm của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thì người ta không còn nói đến cái "thế kỷ Thái Bình Dương" nữa. Nhưng gần đây chúng ta thấy bởi vì sự tăng mạnh của Trung Quốc, so với Châu Âu một cách tương đối thì có rất nhiều vấn đề, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 người ta thấy Á Châu vẫn giữ được một mức độ tăng trưởng nào đó thì người ta cho rằng đây là cái trung tâm phát triển của thế giới. Và như vậy đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự. Trans-Pacific PartnershipVề kinh tế bên Âu Châu có nhiều vấn đề lắm và còn lâu lắm mới giải quyết được, thì như vậy nước Mỹ muốn quay lại Á Châu để buôn bán mà họ gọi tách mình ra khỏi những ảnh hưởng có thể gọi là tai hại ở Âu Châu, mà Á Châu là một trung tâm phát triển thì Mỹ có thể phát triển nhờ xuất cảng sang Á Châu.Vì thế cho nên một biện pháp của chính quyền Obama là cái Trans-Pacific Partnership (TPP). Thế thì cái TPP này họ nghĩ ra là phải có luật chơi rõ ràng và được áp dụng là phải thi hành chứ không phải cái kiểu WTO mà mình có thể bỏ được. Vì thế cho nên Mỹ bảo là đối với Trung Quốc chúng tôi không loại ông ra nhưng nếu ông vào thì chúng tôi cũng chơi với ông nhưng phải có luật lệ đàng hoàng. Cái TPP này đã được thương thảo mấy năm nay rồi nhưng vẫn còn trong bản thảo thôi, nhưng bây giờ chúng ta thấy là có một số quốc gia khác cũng bắt đầu quan tâm tới cái TPP này, nhất là cái vụ ông Obama đi dự hội nghị APEC ở Hawaii thì chúng ta thấy có Canada, Mexico cũng đều nói là quan tâm đến vấn đề đó, tức là nói tóm lại là bằng lòng cái TPP này và bắt đầu thảo luận. Thế thì chúng ta thấy như vậy nước Mỹ, Canada, Mexico là 3 nước thuộc khối NAFTA (North American Free Trade Agreement – Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) cùng tham gia vào TTP thì có 2 điểm xảy ra. Thứ nhất là cái thế của TPP sẽ tăng lên vì các quốc gia Bắc Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn, và thứ hai là bằng cả một cái khối gọi là khối mậu dịch tự do đó sang bên này thì rất là lớn, thì nếu việc đó mà thành thì đó là một khối khá lớn để cạnh tranh với những khối khác. Nói về APEC thì khối này hãy còn lỏng lẻo lắm, một là về phương diện tài chánh, còn về phương diện chính trị và quân sự thì việc lập căn cứ Mỹ ở Darwin (Úc Châu) sẽ là căn cứ Mỹ đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Nhắc lại là kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt thì có một loạt căn cứ Mỹ bị giải thể như ở bên Phi Luật Tân, ngay cả căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan (thực ra căn cứ này là căn cứ không quân của Thái Lan được Mỹ sử dụng như một phương tiện để dội bom trong khu vực Indochina - Đông Dương), thế thì Mỹ đã có những căn cứ đó nhưng mà sau chiến tranh Việt Nam thì Mỹ rút hết. Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn. Gần đây Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ "chơi nước đôi", như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Quốc mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ. Vai trò của Mỹ tại Á ChâuQuỳnh Chi: Ông vừa mới nhắc đến việc Úc đã đồng ý cho Hoa Kỳ triển khai khoảng 2500 quân ở Úc và đang có dư luận cho rằng việc này có thể tạo nên căng thẳng trong khu vực. Ông có ý kiến gì về bình luận này không ạ?GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái việc tăng lên 2500 quân thì cũng còn lâu mới giải quyết. Sang năm tới thì cũng mới chỉ có 250 quân thôi, tức là nó có tính cách biểu tượng thôi, chứ chưa đến giai đoạn 2500 quân như người ta nghĩ. Nhưng mà 2500 quân thì cũng còn quá nhỏ so với căn cứ Utapao ngày xưa, thành ra như vậy tôi không nghĩ nó là chỉ dấu để cho Mỹ nói là "Chúng tôi có căn cứ và chúng tôi có sự hiện diện ở vùng Đông Nam Á này". Thế còn vấn đề đặt ra Mỹ vấn nói là "Chúng tôi không có ý định gì vây Trung Quốc cả". Về phần Trung Quốc, dĩ nhiên là họ phải phản ứng. Thế nhưng đại đa số các quốc gia ở Châu Á, theo tôi nghĩ, họ ủng hộ sự hiện diện của Mỹ. Cho nên, nó tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi nghĩ là cái này có lẽ nó sẽ làm giảm bớt căng thẳng bởi Trung Quốc sẽ có thái độ tương đối mà tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ bớt hiếu chiến hung hăng hơn. Sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Quốc bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng.Quỳnh Chi: Dạ vâng, nhân việc ông vừa nhắc đến một số nước Á Châu đồng ý với quyết định này của Hoa Kỳ thì xin phép cho Quỳnh Chi được trình bày thêm. Theo như báo chí của buổi sáng hôm nay thì có một số chiều hướng khác nhau, thí dụ như Philippines, phía Úc và phía Hoa Kỳ là hoàn toàn ủng hộ việc này, trong khi đó thì Singapore, Indonesia và Trung Quốc lên tiếng dè dặt về vấn đề này. Vậy không biết liệu việc này có tạo ra sự phân cực trong các nước Á Châu không ạ? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ như thế bởi vì thứ nhất là Singapore, chính sách ngoại giao của nước này rất là thực tế, không có tính cách ý thức hệ gì cả. Singapore từ lâu vẫn nói là Trung Quốc và Mỹ không nên đánh nhau, nhưng mặt khác Singapore vẫn đề phòng Trung Quốc vì thế nước này đã để cho tàu chiến của Hoa Kỳ bỏ neo ở hải cảng Singapore rồi, và nước này liên hệ quân sự với Mỹ rất là chặt chẽ rồi. Cho nên tôi nghĩ kiểu tuyên bố dó của Singapore chỉ là một lối nói ngoại giao thôi chứ trong lòng thì cũng muốn như vậy (muốn Mỹ lập căn cứ quân sự ở Úc) nhưng mà không muốn xảy ra đụng độ thôi, song rất muốn có sự hiện diện của Mỹ. Quỳnh Chi: Thế thì việc triển khai quân sự này của Hoa Kỳ ở Úc có lợi hay hại như thế nào đối với thứ nhứt là quốc tế, và thứ hai là đối với Việt Nam, thưa ông? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ nó rất là có lợi cho sự ổn định ở vùng đó, kể cả Trung Quốc cũng công nhận là sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Quốc bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng về sau này. Tôi nghĩ phần lớn đó là lợi hơn là hại. Quỳnh Chi: Về phía Việt Nam thì cũng góp phần nào đó kềm hãm cái sự gọi là hung hăn của Trung Quốc? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam thì dĩ nhiên cũng là đứng giữa thôi. Thế nhưng mà Việt Nam, theo tôi, vì cái quyền lợi của đất nước dĩ nhiên là muốn có sự hiện diện của Mỹ rồi, bởi vì chỉ có Mỹ mới là đối lực quan trọng nhất và thực tiễn nhất thôi; còn những hệ thống khác như là ASEAN thì không phải là đối lực của Trung Quốc. Quỳnh Chi: Xin phép cho Quỳnh Chi được nhắc là cũng đừng quên rằng mình luôn luôn không muốn lệ thuộc vào một quốc gia nào khác. Không biết cái việc mình muốn có sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này thì có phải là gây nên sự lệ thuộc của mình hay không, thưa ông? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy đi vào một liên minh nào là lệ thuộc. Việt Nam với Mỹ đi vào liên minh quân sự thì còn xa lắm, nhưng mà siết chặt quan hệ quân sự thì không phải là lệ thuộc. Bao nhiêu các nước khác, ngay cả nước Pháp và nước Mỹ trong thời De Gaule thì cũng độc lập lắm chứ có lệ thuộc đâu. Thành ra cái việc liên hệ quân sự với nước khác thì không có phải là mình mất đi sự độc lập của mình. Quỳnh Chi: Một câu hỏi cuối, thưa ông. Trở lại việc Hoa Kỳ triển khai 2500 quân ở Úc, ông có cho rằng việc này làm cho Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự của mình không, và liệu việc này có thể gây nên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực không ạ? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ việc chạy đua vũ trang thì đã xảy ra rồi. Thế còn điểm thứ hai thì tôi nghĩ là ảnh hưởng rất ít bởi Trung Quốc đương có chương trình hiện đại hóa quân đội thì họ tiếp tục chứ không có bỏ đâu, thành ra tôi không nghĩ là nó có ảnh hưởng bởi vì chuyện đó đã xảy ra rồi. Quỳnh Chi: Có nghĩa là Trung Quốc vẫn đang tăng cường quân sự? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng. Chắc chắn. Họ tiếp tục tăng cường quân sự và tiếp tục thi hành những chính sách của họ trong vùng Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và sự cam kết của Hoa Kỳ có thể - tôi nói là "có thể" thôi- có thể tạo ra một thế quân bình nào đó thuận lợi cho các nước bé, bởi khi mà có sự quân bình quyền lực thì các nước bé thở được. Quỳnh Chi: Một lần nữa, xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
NGÔN NGỮ THỜI NAY..DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN !!
Kinh doanh nhiễm ngôn ngữ 'Sát thủ đầu mưng mủ' "Bán lô sim rẻ bèo như con mèo", "hàng cực độc, quý và cổ như thuốc bổ", "hàng tuyển, chân dài, sim 9X, thích thì nhúc nhích, giá cực hạt dẻ"... Ngôn ngữ của "Sát thủ đầu mưng mủ" đang đi vào một bộ phận dân kinh doanh như thứ mốt thời thượng.
Chị Hoa ở phố Mã Mây, Hà Nội bật cười khi đọc lời rao bán của đại lý sim số trên mạng: "Hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu, đại gia nào có nhu cầu cứ ới cho em". Ngỡ rằng ai đó rao bán món hàng nào tế nhị, chị click chuột vào xem. Nào ngờ, người bán đang xả hàng một lô sim di động đầu 097 và 098. Dải số mà người bán gọi là "hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu" là một chiếc sim lục cửu - 999999 có giá 300 triệu đồng. Liếc nhanh trên diễn đàn số này, chị càng thấy bất ngờ hơn với những lời mời chào kiểu: "Sim 0977xxxx giá bèo như con mèo" hay "số đỏ như son, hàng ngon phải biết". Khi chị Hoa thắc mắc với người bán về sự vô lý của câu ví von "rẻ bèo như con mèo" thì được giải thích rằng: Trước đây, món tiểu hổ lên ngôi nên mèo có giá trị. Còn bây giờ, mèo còn không bắt nổi chuột nên giá bán của nó ngày càng rẻ đi. "Ngoài lời giải thích ngộ nghĩnh trên, người bán còn bảo dùng lối nói ví von ấy vừa vần lại hợp với thời thượng, nhất là khi ngôn ngữ của cuốn sách 'Sát thủ đầu mưng mủ' đang lan nhanh trong giới trẻ", chị Hoa kể. "Sành điệu xài hàng hiệu", "ăn chơi không sợ mưa rơi" hoặc "thời trang phang thời tiết" hay "giá sốc tận óc" , "hàng chuẩn không cần chỉnh"... cách nói kiểu teen hóa này xuất hiện ngày càng nhiều trên cộng đồng mạng. Giới kinh doanh các sản phẩm quần áo thời trang, giày dép, thậm chí là điện tử, sim số sử dụng như thứ ngôn ngư ngữ thời thượng để quảng cáo sản phẩm.
Chị Hạnh ở Tây Sơn, Hà Nội kể, cách đây 2 ngày, chị dẫn con gái 6 tuổi vào một cửa hàng quần áo trên phố Thái Thịnh, Hà Nội. Vừa mở cửa bước vào, chị chủ hàng đã đon đả mời chào: "Hai mẹ con vào đây, hàng về nhiều đẹp cứ gọi là 'mê ly quằn quại". Chưa hết ngạc nhiên trước cách nói chuyện nhí nhảnh của chị chủ tuổi ngoài 50, chị Hạnh được dẫn ngay lên tầng 2 của tòa nhà, kèm theo lời giới thiệu: "Hàng mới về, tuyệt lắm, em mà mặc vào cứ gọi là ai nhìn thấy cũng phải 'ngất ngây con gà tây'". Ướm thử được một bộ đồ ưng ý, chị Hạnh liếc nhanh thấy giá niêm yết 1,5 triệu đồng. Thấy đắt, chị Hạnh mặc cả xuống 1,2 triệu đồng gọi là lấy chỗ đi lại. Thay vì giảm giá, chủ cửa hàng liên tục nói rằng: Giá này đã là "hạt dẻ" lắm rồi, mẫu mã lại "độc địa" có một không hai và rất đáng "đồng tiền bát gạo". "Mua đi em, lấy chỗ đi lại, chị bớt cho 50 nghìn, về dùng nếu đụng hàng đến đây chị 'a hoàn' tiền", chị chủ cam kết. "Thú thực, lúc đầu tôi chưa có ý định mua hàng nhưng thấy cách nói chuyện của chị chủ quán duyên, nhiễm nặng ngôn ngữ @ nên tôi không nỡ từ chối. Chị chủ quán còn tiết lộ, chị học cách nói teen này từ cuốn sách 'Sát thủ đầu mưng mủ' của cô con gái đang học năm thứ 3 đại học", chị Hạnh nói. Nói đến ngôn ngữ trong "Sát thủ đầu mưng mủ", anh Hoàng, chủ một showroom ôtô cho rằng những câu nói kiểu như "chán như con gián", "buồn như con chuồn chuồn" hay "bình thường như cân đường hộp sữa" anh vẫn hay dùng khi ai đó hỏi: "Kinh doanh dạo này thế nào?". Anh cho biết tại thời điểm Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 về siết ôtô nhập khẩu, giới buôn xe còn an ủi nhau bằng các câu đại ý như: "Đâu sẽ có đó, thịt chó có mắm tôm" hay "Miệt mài quay tay vận may sẽ đến". Theo anh, cũng là câu nói nhưng nếu biết lựa chọn một cách thể hiện ví von, ấn tượng, câu chuyện sẽ "vào cầu" và thu hút hơn. "Bạn hãy tưởng tượng một vị khách giàu có vào mua hàng, họ cò kè bớt một thêm hai. Nếu bạn nói với anh ta rằng: nhà giàu mà ki bo, chắc chắn sẽ làm họ phật ý. Nhưng thay vào đó bạn ví von rằng: 'Nhà giàu tiếc gì con lợn còi' hay 'ăn chơi sợ gì mưa rơi' sẽ nhẹ nhàng và dễ nghe hơn rất nhiều", anh Hoàng chia sẻ. Phan Linh An |
TRỰC TIẾP: ALBUM ẢNH TỪ HỒ GƯƠM VÀ NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI
Chùm ảnh các chức sắc, linh mục, tu sĩ và bà con công giáo xuống đường: Trang Anh Ba Sàm cho biết: Sáng nay, lúc 8h30, khoảng hơn 200 linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã có mặt trước tượng đài Lý Thái Tổ để phản đối hành động thi công nhằm xóa bỏ dấu tích của Tu viện Dòng Chúa cứu thế tại Giáo xứ Thái Hà. Hiện Giáo dân Thái Hà đang biểu tình tại Bờ Hồ. Một động thái có lẽ quá bất ngờ đối với chính quyền. Vì oái oăm là trụ sở UBND TP lại ngay tại đó. Nếu sẽ nhiều giáo xứ cùng tham gia với tần suất cao, thì sẽ rất bất lợi cho chính quyền. Vụ này lại không dễ "xử lý" như đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn mấy tháng qua. Không sớm tìm giải pháp, địa điểm cho biểu tình thì chính Bờ Hồ sẽ trở thành "Công viên Biểu tình". 8h50': Các linh mục tu sĩ và giáo dân đã kéo đến phòng Tiếp dân của UBND TP Hà Nội. 9h40': Một số linh mục được vào Phòng Tiếp dân. Giáo dân bắt đầu tuần hành quanh Bờ Hồ. Một số biểu ngữ giáo dân cầm theo: "Đừng xâm phạm đất đai và tài sản tôn giáo", "Mượn thì phải trả", "Phản đối việc Đài truyền hình Hà Nội vu khống, nói sai sự thật về Thái Hà"… 10h20′: Tin từ cộng tác viên có mặt tại chỗ cho biết, hiện đã có khoảng 500 giáo dân, sau khi đưa đơn đến Ủy ban NDTP đã biểu tình quanh Bờ Hồ và kéo về Nhà thờ Lớn.. |
Subscribe to:
Posts (Atom)