THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 June 2013

Bánh canh Trảng Bàng nguy vì thuốc tẩy



TÂY NINH (NV) Tin hầu hết các cơ sở làm bún, bánh canh dùng thuốc tẩy trắng có thể gây ung thư đã khiến người dân hoang mang, lo sợ. Không chỉ người tiêu thụ từ nơi khác đến, người dân địa phương dọa sẽ tẩy chay sản phẩm sản xuất tại “quê mình.”

Người dân Tây Ninh dọa tẩy chay bánh canh vì nghi chứa thuốc tẩy trắng, hàn the. (Hình: báo Thanh Niên)
Báo Thanh Niên cho biết, sáng ngày 21 tháng 6, ông Trần Văn Bé, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Tây Ninh nói sẽ mở cuộc “càn quét” các cơ sở làm ăn phi pháp để ngăn chận tình trạng trên.

Ông Trần Văn Bé cho hay, đã chỉ thị các đơn vị thẩm quyền mở các đợt kiểm soát, lấy mẫu của các cơ sở sản xuất trong địa phận tỉnh để xét nghiệm “định lượng” các loại hóa chất chứa trong bún và bánh canh.

Ông Trần Văn Bé xác nhận tin nói trước đó, Chi Cục An Toàn-Vệ Sinh Thực Phẩm tỉnh Tây Ninh phát giác đến 88% cơ sở sản xuất sử dụng chất tẩy trắng và hàn the để cọng bún và bánh canh trắng nuốt và... dai.

Ðáng nói là sau cuộc kiểm soát, tỉnh Tây Ninh vẫn chưa đủ cơ sở để phạt vạ vì “chưa kết luận được hàm lượng hóa chất độc hại trong bún và bánh canh.”

Trong khi đó, rất nhiều cư dân thị xã Tây Ninh tỏ ra hoang mang vì tin trên. Sáng ngày 21 tháng 6, bà Trần Thị Mãi, ngụ tại phường 1 cho biết đã mua một bọc bánh canh ở chợ mà bà nghi tẩm đầy hàn the, thuốc tẩy, cả thuốc bảo quản.

Bà này nói rằng đã mua bọc bánh canh từ trưa hôm trước mà mãi đến trưa hôm sau vẫn còn tươi, ngon. Nhiều cư dân khác lắc đầu ngao ngán, nói sẽ “không bao giờ dám đụng đến món bánh canh, bún của thị xã Tây Ninh sản xuất.” Người khác thì nói rằng “không biết thì thôi, chứ biết rồi thì quá sợ.”

Ðiều đáng lo là tỉnh Tây Ninh hiện có “phố” bánh canh Trảng Bàng nổi tiếng nằm dọc quốc lộ, thu hút đông đảo du khách ghé lại mỗi ngày. Một số công ty du lịch nói rằng trong tour đi thăm tòa thánh Tây Ninh và nhất là tour du lịch Cambodia từ nhiều năm nay, đều đưa du khách đến “thưởng thức” món bánh canh Trảng Bàng.

Bánh canh Tây Ninh chứa đầy thuốc tẩy trắng, hàn the... chắc chắn đe dọ
a uy tín của thương hiệu “Bánh canh Trảng Bàng” nổi tiếng lâu nay của địa phương này. (PL)

TRUNG CỘNG ÉP VIỆT NAM CHO ĐÀO DẦU TRÊN VỊNH BẮC BỘ


TRUNG CỘNG ÉP VIỆT NAM CHO  ĐÀO DẦU TRÊN VỊNH BẮC BỘ

Phạm Trần




Việt Nam đã  đồng ý để cho Trung Cộng được quyền  tìm kiếm dầu chung giữa hai nước  bên trong phần biển của  Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc “hợp tác cùng phát triển”  mà hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào đã ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011.

Việc này xẩy ra ngay sau khi Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh họp với  Tổng Bí thư , Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình vào chiều ngày 19/6 (2013).

Cùng đi với  ông Sang thăm Trung Cộng 3 ngày theo lời mời của ông Tập Cận Bình còn có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Thứ trường Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và một số viên chức khác.

Theo thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn”  và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa  Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC),  thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông  lên thành 4076 cây số vuông.  Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.

Ông Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của  thỏa thuận giữa hai nước như thế này : “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung.

Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”

Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ năm 2000, cũng như  “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” do Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu ký với Trung Cộng ngày 30/12/1999 đã không được đem ra thảo luận tại Quốc hội trước khi ông Phiêu đặt bút ký nên tòan dân, cho đến bây giờ (2013), vẫn chưa được biết tường tận về những điểm lợi và hại của hai văn kiện quan trọng này.

Quốc hội của Nhà nước  Cộng sản Việt Nam cũng đã nhắm mắt phê chuẩn Hiệp định này vào năm 2004  mà không có bất cứ cuộc điều tra hay nghe điều trần của Chính phủ nên  cũng mập mờ như dân !

Do đó, sau khi có loan báo từ Bắc Kinh nói rằng hai phiá Việt-Trung đã thỏa thuận “gia hạn” và “sửa đổi” hợp tác giữa hai tập đòan dầu khí của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ thì mọi người mới biết rằng Việt Nam đã chịu để cho Trung Cộng được quyền cùng khai thác dầu khí bên trong phần biển thuộc về Việt Nam, dù khu vực khai thác chung nằm trên đường ranh giới phân định giữa hai nước !

TA THẮNG TO

Hãy nghe tiếp lời giải thích thêm  của ông Đỗ Văn Hậu : “Thỏa thuận hợp tác giữa PVN và CNOOC được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với Hiệp định đã ký kết giữa hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận này đã được gia hạn 3 lần và lần này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm 2016.

Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm trên Vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định hai quốc gia; cùng thăm dò và cùng khai thác khi phát hiện có dầu khí. Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã thống nhất mở rộng khu vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006.

Khu vực này được chia đều qua đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm phía Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai Tổng công ty của hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo địa chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí thì 2 bên sẽ tiếp tục bàn thảo, để cùng nhau hợp tác khai thác.”  (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, 20-6-2013)

Trả lời câu hỏi “Liệu có vấn đề gì nhạy cảm trong thỏa thuận này không ?”, Ông Đỗ Văn Hậu đáp:

“Đây là thỏa thuận hợp tác về một khu vực nằm trong Vịnh Bắc Bộ, là nơi mà mọi người đều biết, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định đường biên giới trên biển. Vì vậy, thỏa thuận hợp tác này không có gì ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí.”

Vẫn theo TTXVN thì ông Hậu còn lý giải  về sự khác biệt giữa “chủ quyền riêng của Việt Nam” và “chủ quyền chung Việt-Trung” như sau:

“Thỏa thuận này có khác. Trước đây ta ký kết những hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với những quốc gia khác là hợp đồng thực hiện trên vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn đây là hợp tác giữa hai tổng công ty dầu khí quốc gia của hai nước, về việc thăm dò và khai thác ở một vùng biển chung, có diện tích chồng lấn hai bên, nhưng đã được phân định đường biên giới trên biển. Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”

Ngoài ra Ông Đỗ Văn Hậu, qua cơ quan Thống tấn của nhà nước, còn muốn biện bạch: “Ý nghĩa quan trọng nhất là sự tăng cường hợp tác giữa PVN và CNOOC. Qua đó sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước nói chung. Thực ra, trong nhiều năm qua, hai công ty đã có sự hợp tác với nhau. Những gì liên quan đến lợi ích, chủ quyền quốc gia thì hai bên đều tôn trọng, đề cao trong quá trình hợp tác này. Nếu có ai đó không tôn trọng chủ quyền của nhau thì chúng tôi sẽ phản đối.”

Nghe những lời trình bầy nghe rất bùi tai như  “danh chính ngôn thuận” của ông Đỗ Văn Hậu về sự “hợp tác cùng có lợi” giữa Việt Nam và Trung Cộng thì có vẻ như Việt Nam chẳng bị thiệt thòi gì.

Nhưng nếu nghiên cứu cho thật kỹ thì thấy rằng cho đến nay, ngòai lập luận một chiều và bảo thủ của phiá Việt Nam thì chưa một chuyên gia nào về chủ quyền lãnh hải Vịnh Bắc Bộ có thể khẳng định rằng Hiệp định vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng, mặc dù văn kiện ký kết ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Cộng đã dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77%  diện tích Vịnh.

Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).

Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt  càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì  Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.

Có một điểm  rất rõ  là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi.  Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở)

Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.

Ngoài Thỏa hiệp mới về hợp tác tìm đầu trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên còn ký kết 9 Thỏa hiệp khác, nhưng quan trọng là hai bên đã đồng ý:

- Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

- Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.

- Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

Chi tiết về đường giây nóng không được tiết lộ, nhưng việc này có liên hệ đến công tác cứu hộ trên biển và ngăn chặn những tai nạn xẩy đến cho ngư dân Việt Nam như họ đã từng bị lính Trung Cộng bắn giết, xua đuổi và ngăn cấm đánh cá trên Biển Đông.

Tuy nhiên Trung Cộng vẫn chưa trả lời đề nghị của Việt Nam muốn quân đội hai nước ký Thỏa hiệp không nổ súng trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn  nói rằng hiện giữa hai nước đã có rất nhiều cam kết, nhiều bản tuyên bố chung về việc không sử dụng vũ lực trong xử lý các tranh chấp ở Biển Đông nên đề nghị mới của Việt Nam cần được nghiên cứu.

Họ Thường nói với Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chĩ Vịnh rằng “hai quân đội trước mắt tuyệt đối tuân thủ những cam kết này”, nhưng trong những thàng qua Hải quân Trung Cộng đã không ngừng bắn phá và làm bị thương nhiều ngư dân Việt Nam khi họ đánh bắt ở Hòang Sa cà Trường Sa.
Nhiều thuyến đánh cá khác của Việt Nam cũng đã bị tầu không mang số của Trung Cộng  đâm chìm làm một số ngư dân Việt Nanm thiệt mạng.
Đó là bằng chứng hiển nhiên những vụ việc Trung Cộng đã nói một đàng làm một nẻo kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Cộng từ tháng 11/2012.
Hãy chờ xem họ Tập có giữ lời hưá với ông Trương Tấn Sang hay sau khi đã đạt được thỏa hiệp “cùng khai thác” dầu khí ở Vịnh Bắc Bộ thì Bắc Kinh lại đòi “hợp tác cùng phát triển” ở các vùng biển khác của Việt Nam ?

CÓ NHƯỢNG BỘ KHÔNG ?

Về lĩnh vực kinh tế thì ông Sang cũng không nhận  được cam kết gì từ hai ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, mặc dù ông Sang đã chính thức đề nghị Trung Cộng “ tăng cường đầu tư và giảm nhập siêu với  Việt Nam”.
Theo tài liệu của phiá Việt Nam thì riêng trong năm  2012 “ tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập gần 28,8 tỷ USD (nhậpsSiêu: chênh lệch 15.8 Tỷ dolars).
Riêng 4 tháng đầu năm 2013, thương mại hai nước “đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD  (nhập siêu 6.5 Tỷ dollars từ Trung Cộng)

Phía Việt Nam cũng cho biết “Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết tháng 3/2013, Trung Quốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam”.

Trong khi đó đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc có hay không, không được được báo cáo.

Cơ quan Thông Tấn Xã của Việt Nam còn viết : “Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. (Nguyễn Hồng Diệp, Thông Tấn Xã Việt Nam, 17-06-013)

Riêng trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, Việt Nam cũng đã nhận được từ phiá Trung Cộng “khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320 triệu Nhân dân tệ” và “ vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla Mỹ”.

Như vậy, sự lệ thuộc và nhượng bộ không thể tránh khỏi của Việt Nam với Trung Cộng là điều đã được chứng minh trong chuyến đi của phái đòan Trương Tấn Sang.
Cho nên bất cứ lời giải thích nào của phía Việt Nam nói rằng chủ quyền của mình đã không bị Trung Cộng xâm hại trong Thỏa thuận giữa hai Công ty dầu khí của hai nước về việc “thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngòai khơi trong vịnh Bắc Bộ” là không đứng vững. -/-


Phạm Trần
(06/013)

Canada: Lũ lụt tại trung tâm thành phố Calgary khiến 100 000 người có thể bị sơ tán



AFP - 1 phần trung tâm của thành phố Calgary bị lụt hôm thứ Sáu

HTMT dịch bản tin AFP – 22.6.2013 / Yahoo FR
Chính quyền tại thành phố Calgary, thủ đô dầu của Canada, hôm thứ Sáu đã ra lệnh sơ tán một phần của trung tâm thành phố, do mưa to khiến hai con sông ở xung quanh đây bị lũ.

Tổng số người phải sơ tán có thế lên tới 100.000 người, trong số một triệu dân cư của thành phố.

"Trung tâm hoàn toàn trống vắng, chúng tôi thấy chỉ có một vài người qua đường và vài chiếc xe", một nhân viên an ninh phụ trách cứu hộ nói qua điện thoại với AFP.

Mưa tầm tã từ sáng, và càng dữ dội hơn từ đầu giờ chiều. "Nếu tình trạng nầy vẫn tiếp tục, tình hình có thể tồi tệ hơn", nhân viên nầy cho hay thên: "Facebook có đầy đủ các tin nhắn từ những người sẵn sàng cứu trợ và những người cần phải sơ tán".

Điện đã bị cắt trong khu vực trung tâm gần 2 con sông lớn Bow và Elbow, nơi lũ tràn bờ ở nhiều nơi. Một số đường phố và cầu đã bị đóng cửa giao thông, các cửa hàng không mở cửa, các trường học và Đại học Calgary cũng bị đóng cửa.

Tổng cộng có 26 quận được lệnh sơ tán.

Phía nam của Calgary, tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố đối với 20 thị trần. Truyền hình Canada cho thấy hình ảnh nhà cửa và xe hơi bị cuốn trôi.

Khoảng 1.200 binh sĩ và một chục máy bay trực thăng quân đội đã được phái đến khu vực để hỗ trợ việc sơ tán dân cư bị cô lập, bao gồm cả các bệnh viện trong hai địa bàn, Canmore và High River.

Nhân ngày 21/6, viết về một nhà báo không nói láo bị đảng bắt mặc áo tù



Nam Phương (Danlambao) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 21/6 hàng năm là cả hệ thống báo chí, truyền thông lề đảng bắt đầu bỏ công, bỏ việc để tham gia cái gọi là 'hoạt động chào mừng' ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Tại một số tờ báo được gọi là có 'tính đảng cao', công tác chuẩn bị đã được chu tất trước đó mấy ngày.  Không khí nhộn nhịp với những lần cụng ly chúc tụng cho nhau. Không phải riêng cánh nhà báo mà có cả các quan chức từ trung ương đến địa phương coi đây là dịp gặp gỡ để “trao đổi những hợp đồng”...

Trong những ngày này, anh nhà báo nào có ngòi bút “cong cong” thì tha hồ mà được nhiều phong bì ban thưởng từ chính quyền, các quan chức không muốn bị lên báo. Trái lại, anh nhà báo nào không biết nói láo thì có ngày đảng sẽ tặng cho anh đó áo tù là cái chắc .

Cũng là một nhà báo, nhưng vào ngày 21/06 này thì cả gia đình nhà báo Đoàn Hữu Hậu đang ủ rũ bên vợ con, để chuẩn bị cho ngày mặc áo tù. 

Đoàn Hữu Hậu từng là trưởng văn phòng báo Gia Đình & Xã Hội tại đồng bằng Sông Cửu Long, anh lâm nạn cũng vì giúp dân viết những bài đụng chạm đến các ông quan ăn đất của dân nghèo, đặt biệt là các quan chức tại tỉnh Kiên Giang, quê hương ông Nguyễn Tấn Dũng. 

Anh Hậu đã viết rất nhiều bài về dự án lấn biển tại thành phố Rạch Gíá. Bài “Lấn biển hay lấn  đất dân", được các kênh truyền thông chính thống cũng như các báo lề dân ủng hộ và đánh giá cao qua bút danh Thế Hiển.   

Ngoài ra anh Hậu còn nhiều bài viết lên án bọn quan tham trong các dự án xây dựng trung tâm thương mại An Minh, trong đó có ông bí thư huyện uỷ An Minh tên Phạm Văn Bảy. Vụ việc dù bị phanh phui, nhưng chẳng có cơ quan nào giám truy tố. Ông Phạm Văn Bảy sau đó 'bị' cách chức để dư luận lắng xuống, rồi bất ngờ được chuyển công tác lên “tỉnh”. Vài năm sau, ông quan tham này lại mò lên được chức phó văn phòng tỉnh uỷ, kể từ đây thì anh Hậu luôn bị đe doạ. Phạm Văn Bảy lệnh cho vài bồi bút đưa anh Hậu lên báo, viết bài vu cáo sai sự thật. Bồi bút của quan Bảy nói rằng anh Hậu đã bị đi tù vì tội 'bôi nhọ anh dự', mặc dù trong thời điểm đó anh Hậu chưa có lệnh khởi tố của cơ quan điều tra mà vẫn còn đang công tác cho báo Nhân Đạo & Đời Sống.


SỰ TRẢ THÙ ĐÊ TIỆN CỦA QUAN THAM .

Sáng ngày 08/04/2013, phiên tòa sơ thẩm đã "xử" nhà báo Đoàn Hữu Hậu với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt" theo điều 139 BLHS đã diễn ra tại tòa án tỉnh Kiên Giang. Điều đáng nói, khi vào phiên xét xử thì tòa lại xử với tội danh hoàn toàn khác. Đây là một tội danh được thay đổi bất ngờ tại phiên tòa. Bởi vì khi luật sư của anh Hậu chỉ nhận bào chữa theo hồ sơ của nhà báo Đoàn Hữu Hậu với cáo trạng của VKS tội danh là "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo điều 291 BLHS.

Sự ngỡ ngàng của LS Đoàn Công Thiện (trưởng đoàn LS tỉnh Kiên Giang) khi một tội danh được thay đổi đột ngột so với bài bào chữa cho thân chủ. Càng nực cười thêm là tòa không triệu tập bất kỳ nhân chứng nào. 

Vì sao toà án không dám triệu tập nhân chứng? Bởi nếu có những nhân chứng thì đây là một vụ tranh chấp về hợp đồng dân sự, nếu là vụ án dân sự thì làm sao các quan tham bỏ tù để trả thù nhà báo Đoàn Hữu Hậu được.

Kết thúc phiên toà sơ thẩm, anh Hậu bị tuyên án 2 năm tù giam . 

Hơn 2 tháng trôi qua sau phiên toà đầy nham hiểm của các quan chức sắp đặt, anh Hậu kháng án và cũng cầu cứu khắp nơi để minh oan cho mình. Các báo lề đảng không ai đáp lại lời kêu cứu, vì họ cũng không dám đụng vào các quan chức của tỉnh Kiên Giang, vốn là cái nôi của trung tâm tham nhũng, họ có “dây mơ rễ má” với nhau hết rồi. 

Đến ngày 19/06/2013 vừa qua, anh Hậu bất ngờ khi có người quen cho biết là thấy tên của  anh Hậu được toà án niêm yết trên bảng để xét xử phúc thẩm vào ngày 24/06/2013 sắp tới. Nhưng đến tối 20/06, anh Hậu vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ Toà án (!?)

Sự việc trên cho thấy: những người viết báo lề đảng chỉ có một con đường cho họ chọn là phải viết tốt cho đảng, không được nói ngược lại để bảo vệ dân, dù cán bộ đảng viên có xấu thì cũng phải biết “cong” ngòi bút lại thì mọi việc sẽ tốt đẹp để có một ngày vui 21/06 đầy bổng lộc. 

Thời gian qua đã chứng minh cho thấy những trường hợp đảng chụp mũ gán tội cho các nhà báo chân chính dám đứng thẳng và nói thật như Hoàng Khương, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào... Rồi đây,  phiên toà phúc thẩm định mệnh kết thúc vào ngày 24/6 sắp tới, nhà báo Đoàn Hữu Hậu cũng phải được đảng 'tặng'  cho chiếc áo tù bởi vì dám nói thật để phá miếng ăn của các quan tham.


Trung Quốc đưa tàu hải tuần xuống biển Đông

(TNO) Hai tàu Hải tuần 31 và Hải tuần 171 của Trung Quốc hôm 20.6 bắt đầu tiến hành cái gọi là đợt tuần tra thứ 3 năm 2013 ở biển Đông, theo Tân Văn xã.
Đợt tuần tra kéo dài 23 ngày này do Trung tâm bảo vệ hàng hải Nam Hải của Trung Quốc phối hợp với cục hải sự của hai tỉnh Quảng Đông và Hải Nam tổ chức.
Theo đó, hai tàu cùng 80 “nhân viên chấp pháp” trước tiên sẽ tuần tra khu vực eo biển Quỳnh Châu nằm giữa Quảng Đông và Hải Nam.
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Sau đó, Hải tuần 31 và Hải tuần 171 sẽ tiến xuống tuần tra phía nam của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc lập ra phi pháp hồi tháng 7.2012 để tự cho mình có quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong đó, ngoài việc sẽ giám sát tàu thuyền tại khu vực, Hải tuần 31 còn ngang nhiên kiểm tra các tuyến đường du lịch mà Trung Quốc khai thác trái phép tới Hoàng Sa.
Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Văn Khoa

BÀ NGUYỄN THỊ DƯƠNG HÀ THUẬT LẠI CHUYẾN THĂM CHỒNG (21.6.2013)


[Ông] Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực 

RFI - Vào 9 giờ sáng nay 21/06/2013, từ nhà tù Thanh Hóa, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thông báo ngưng cuộc tuyệt thực từ 25 ngày qua. Ban giám thị trại giam đã phải giải quyết đơn tố cáo cán bộ cố ý giết ông. Cù Huy Hà Vũ cám ơn công luận trong và ngoài nước đã ủng hộ ông trong cuộc đấu tranh « vì công lý nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».

Bức thư của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thông báo ngưng tuyệt thực do vợ, là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ghi lại từ trại giam Thanh Hóa sau buổi làm việc với đại diện nhà tù và thân chủ, cũng là chồng bà.

Trong thư, người tù bị kết án 7 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” một lần nữa khẳng định tranh đấu vì "Công lý, Dân chủ, Nhân quyền tại Việt Nam và sự toàn vẹn lãnh thổ" và sẽ đi đến "thắng lợi cuối cùng". Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ giải thích lý do vì sao ông tuyệt thực từ ngày 27/05/2013 và đã đạt được thành công đầu tiên như thế nào. Ông xem đây là bước thành công đầu tiên trong cuộc tranh đấu của riêng mình và cho toàn thể người Việt. Tiến sĩ Hà Vũ cám ơn những người đã "đồng hành" cùng tuyệt thực hậu thuẫn ông trong những ngày qua và các chính phủ tây phương Hoa Kỳ, Canada, Liên Hiệp Châu Âu… các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước.

Được RFI đặt câu hỏi phối kiểm, luật sư Dương Hà một lần nữa xác nhận Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã ngưng tuyệt thực sau "25 ngày tuyệt thực chỉ uống nước lã và thuốc trợ tim".

Nguồn: RFI Việt ngữ
Tễu: Đài RFI mang tiếng từ nước Pháp cũng rất xách mé, chỉ để là "Cù Huy Hà Vũ" mà đằng trước không có từ "Tiến sĩ", từ "Ông", hay từ "Phạm nhân".  Hãy xem BBC Việt ngữ dưới đây:
BBC Việt ngữ đưa tin:
Ông Cù Huy Hà Vũ 'ngừng tuyệt thực'

Cập nhật: 07:32 GMT - thứ sáu, 21 tháng 6, 2013 
Vợ Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ cho biết ông đã 'chấm dứt tuyệt thực từ 9 giờ sáng thứ Sáu 21/6' vì giám thị Trại giam số 5, Thanh Hóa, đã có văn bản phản hồi Đơn tố cáo của ông. Bà Nguyễn Thị Dương Hà cho BBC hay đã gặp ông vào buổi sáng cùng ngày tại Trại giam số 5.
Theo bà Dương Hà, việc giám thị trại giam cuối cùng đã phải thực hiện nghĩa vụ trả lời đối với 'Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ' mà ông Vũ gửi cho Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an, Lường Văn Tuyến, đã kết thúc việc TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để đòi quyền được trả lời của mình.

Tuy nhiên bà nói việc đấu tranh 'chính nghĩa chính đáng' của ông Cù Huy Hà Vũ vẫn sẽ tiếp tục, vì ông vẫn khẳng định mình hoàn toàn vô tội.

Bà Nguyễn Thị Dương Hà cho biết ông Cù Huy Hà Vũ "rất mệt, nhưng trí óc vô cùng minh mẫn".

Bà cũng khẳng định ông Vũ "hoàn toàn không ăn bất cứ thứ gì liên quan dinh dưỡng hay chất đạm" trong suốt 25 ngày, bắt đầu từ 27/5.

Một lá thư được nói là của ông Cù Huy Hà Vũ nói về quyết định ngừng tuyệt thực của ông cũng vừa được công bố.

'Thắng lợi bước đầu'

Thư viết rằng ông Vũ "nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người" rằng "Việc Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước..."

Ông Vũ bày tỏ sự biết ơn tới tất cả những người đã ủng hộ ông và nói ông tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của ông và nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam sẽ tiếp tục được ủng hộ "vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng".

Vụ tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ đã gây chú ý nhưng cũng gây chia rẽ trong dư luận.

Các kênh chính thống tuần vừa rồi đã đưa ra thông tin nói ông 'không tuyệt thực'.

Mới đây nhất, một nhóm nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam đã ký vào một lá thư kêu gọi đảm bảo “an toàn và an ninh” cho ông Cù Huy Hà Vũ.

Lá thư được công bố hôm 17/6 có 33 người ký, chủ yếu là các học giả người nước ngoài và một vài nhà nghiên cứu sống ở Việt Nam.

Bão có khả năng đổ bộ vào Quảng Ninh



Các đài khí tượng của Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong đều dự báo khoảng ngày 23/6, bão Bebinca sẽ đổ vào tỉnh Quảng Ninh. Từ đêm mai, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to.
>Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bãoXuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 16h chiều 21/6, tâm bão Bebinca, cơn bão số 2 trên biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360 km, mạnh cấp 8 (khoảng 74 km một giờ).
Khả năng đêm nay và sáng mai, Bebinca sẽ giữ hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc, đi nhanh hơn buổi sáng (khoảng 20 km mỗi giờ). Đến 16h chiều mai, tâm bão ở phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 430 km, mạnh thêm một cấp.
Trong 2 ngày tới, bão có khả năng dịch chuyển sang hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, tốc độ còn 15 km mỗi giờ và đến chiều 23/6 thì ở trên vùng bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, nhiều khả năng sẽ vào Quảng Ninh. Vào đất liền, bão giảm còn cấp 8, sau đó suy yếu tiếp.
Bắc biển Đông hiện có gió mạnh cấp 7, sau sẽ tăng lên hai cấp, biển động rất mạnh. Vịnh Bắc Bộ từ chiều mai sẽ có gió mạnh cấp 9. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm 22/6 sẽ có mưa vừa, riêng khu Đông Bắc và các tỉnh vùng núi phía bắc có mưa rất to.
Nhận định của đài Việt Nam tương đồng với một số đài khí tượng quốc tế như Hong Kong, Nhật Bản và Hải quân Mỹ.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão lúc 16h chiều 21/6. Ảnh: NCHMF.
Sáng 21/6, Văn phòng chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi thông báo cho tàu thuyền biết hướng di chuyển của bão, chủ động thoát hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm (vùng biển phía bắc vĩ tuyến 17).
Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa có trên 41.000 tàu thuyền đang hoạt động. Trong đó khu vực quần đảo Hoàng Sa và giữa biển Đông (gần với tâm bão) có 297 tàu của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa.
Bão Bebinca được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông vào đêm 19/6. Do tương tác với bão Leepi nên áp thấp nhiệt đới có sự thay đổi hướng. Sáng 21/6, do Leepi đã di chuyển khá xa, không còn sự chịu sự chi phối nên áp thấp nhiệt đới đã di chuyển nhanh hơn, hướng đi mạch lạc hơn và mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão thứ hai trên biển Đông.
Dự báo năm nay số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có thể tới 13 cơn (cao hơn mức trung bình), nhưng chỉ 5-6 cơn ảnh hưởng tới đất liền Việt Nam.
Xuân Hoa

Cuộc sống như tù binh trong 'cơ sở ngược đãi'



Bữa sáng của công nhân chỉ có mì tôm, trưa và chiều ăn cơm với cá khô chiên. Khi ngủ họ bị khóa trái cửa nên có người đã phải gỡ tấm tôn trèo lên mái nhà để đi vệ sinh.
Cuộc đào thoát chết người khỏi 'cơ sở ngược đãi'

jksiklds
Việc anh Rót chết đuối khi cố đào thoát khỏi 'cơ sở ngược đãi' của ông Phong đang được điều tra. Ảnh: Nguyệt Triều
Ngày 21/6, Chánh văn phòng UBND huyện Dầu Tiếng Nguyễn Công Nhân cho biết đã chỉ đạo công an huyện nhanh chóng điều tra cơ sở gỗ Tấn Phong về những dấu hiệu ngược đãi lao động và trách nhiệm của chủ cơ sở là ông Trần Tấn Phong (51 tuổi) trong vụ "đào thoát" chết người xảy ở hồ Cần Nôm.
Theo điều tra ban đầu, hầu hết lao động làm tại cơ sở không có hồ sơ tuyển dụng và chưa ký kết hợp đồng lao động. Tất cả công nhân đều được nhận vào làm thông qua môi giới từ TP HCM với mức phí 500.000- 800.000 đồng. Số tiền này sẽ được cơ sở trừ vào lương của họ. Trong suốt thời gian làm việc, công nhân không được tự do ra vào cơ sở. Họ được chủ hứa trả lương 2,5 triệu đồng mỗi tháng nhưng mọi sinh hoạt, lưu trú ăn ở tại cơ sở Tấn Phong đều bị chủ khóa cửa ra vào.
Cơ quan điều tra đã thu thập các chứng cứ liên quan đến cái chết của công nhân Bồ Sơn Rót (tức Danh Si Ni) ở hồ Cần Nôm. Bước đầu, chủ cơ sở gỗ đã hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 25 triệu đồng. “UBND huyện chỉ đạo Thanh tra thành lập tổ công tác kiểm tra toàn diện đối với cơ sở này để có biện pháp xử lý theo quy định”, vị chánh văn phòng nói.
Làm việc với nhà chức trách, ông Trần Tấn Phong cho biết khoản tiền chi cho người môi giới mà công nhân phải chịu là hoàn toàn hợp lý. Chủ cơ sở phủ nhận tất cả cáo buộc cho rằng ông có hành vi bóc lột sức lao động của công nhân.
“Thịt cá vợ tôi mua hàng chục kg để trong tủ lạnh chế biến cho công nhân ăn. Mới đây có phụ nữ đến làm mà không có quần áo mặc, vợ chồng tôi đã lái xe ra chợ mua một lúc 2 bộ giá hơn 150.000 đồng cho cô ấy. Lo chu đáo thế, không thể nói chúng tôi bóc lột”, ông Phong nói. Tuy nhiên, chuyện này được nữ công nhân cho biết vợ chồng ông Phong đã trừ số tiền mua quần áo vào lương.
Các công nhân cho hay, bữa cơm của họ thông thường là cá khô chiên, còn muốn ăn rau thì tự hái rau muống dọc bờ hồ. Trong quyển sổ ghi chép tiền nợ của công nhân, khẩu phần ăn sáng chỉ độc nhất món mì gói được tính giá 6.000 đồng, muốn ăn công nhân phải tự đun nước pha chế.
* Ảnh: Sống như tù binh trong xưởng gỗ
Chị Lưu Thị Đẹp (31 tuổi, dân tộc Kh’me) là người làm lâu nhất tại cơ sở gỗ Tấn Phong kể, những người vào làm chủ yếu là người dân tộc Kh’me và hầu hết không được học hành. Trong suốt thời gian làm việc ở đây, chị không nhớ có bao nhiêu lượt công nhân phải bỏ trốn trong đêm hay bất kể giờ giấc nào gia đình ông Phong sơ hở.
Ông chủ quy trách nhiệm, cứ có người bỏ trốn là vợ chồng chị Đẹp bị trừ 500.000 đồng, coi như nộp thay họ số tiền đã trả cho người môi giới. Để lao động không thể bỏ trốn, ông Phong quy định không được xài tiền, điện thoại, ban đêm ngủ bị khoá cửa, công nhân muốn đi vệ sinh phải tranh thủ đi trước. Cuộc sống của họ trong khu xưởng giống như tù binh. Có lần nam công tên Long (đã làm việc được hơn 2 tháng) bị đau bụng bất ngờ lúc nửa đêm, không thể mở cửa đi vệ sinh nên phải cạy tôn, trèo lên mái nhà "giải quyết".
Ông Trần Tấn Phong: "Tôi không ngược đãi công nhân". Ảnh: Nguyệt Triều
"Sáng sớm biết chuyện, ông Phong đá anh Long 2 cái, buộc bồi thường cho tấm tôn 4 triệu đồng. Đêm sau, sợ không có tiền đền nên anh Long đã bỏ trốn, bỏ luôn 2 tháng làm việc không lương. Ông Long hay tin còn vui mừng vì tấm tôn giá chỉ vài trăm nghìn đồng, vẫn lợi hơn 2 tháng lương không phải trả", chị Đẹp kể.
Còn với gia đình anh Lý Vũ Phong, vợ anh có bầu 5 tháng vẫn phải khuân vác, đóng ba lét gỗ. Riêng 2 con nhỏ của anh thì lau dọn nhà cửa cho ông chủ vì được hứa trả công 500.000 đồng mỗi tháng.
Cũng theo anh Phong, khi anh Rót vào làm đã bị ông Phong thu điện thoại. Ngày anh Rót chết đuối, công an kiểm tra thì danh bạ điện thoại đã bị xoá sạch. Phải mất mấy hôm cơ quan chức năng mới liên lạc được với gia đình nạn nhân thông báo sự việc.
Ngay sau khi xảy ra chuyện anh Rót chết đuối khi cố đào thoát khỏi cơ sở, các công nhân chứng kiến sự việc đã được ông Trần Tấn Phong căn dặn "khi khai với công an phải nói 2 công nhân thi bơi dẫn đến chết đuối". Tuy nhiên, các công nhân đều đã tường trình đầy đủ vụ việc với cơ quan điều tra. Sợ bì trả thù, tất cả đều không dám quay lại làm việc, dù cơ sở vẫn còn thiếu họ nhiều tháng lương.
Nguyệt Triều - Xuân Thuỳ

Việt Nam, Trung Quốc ra Tuyên bố chung ?????



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay kết thúc chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP
Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung:
1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:

(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương... để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.

(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.

(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”

Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội...

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.

(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.

Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013
Theo Vietnam+