THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 July 2011

“Phố người Hoa” và lý luận của chủ đầu tư

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/492264/index.html
02/07/2011 08:48 (GMT +7)
Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị cho người Hoa ở TP. Bình Dương mới cho
rằng báo chí thông tin sai lệch vì Đông Đô Đại Phố không phải xây dựng
dành riêng cho người Hoa. Nhưng đáng tiếc, chính trang web của công ty
này khẳng định điều ngược lại.

TIN LIÊN QUAN
Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?
Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?

Phố người Hoa: Sự thật có hay không?

Ngày 29/06/2011, ngay sau khi đăng bài viết "Khi người Việt Nam xây
dựng phố dành riêng cho người Hoa", Tuần Việt Nam nhận được công văn
số 93A/ Becamex- PKD của Công ty Becamex IJC gửi báo điện tử
VietNamNet cho rằng, báo đã đăng tải những quan điểm chủ quan, thiếu
chính xác, không đầy đủ và gây nên những hiểu lầm đáng tiếc về dự án
Đông Đô Đại Phố.

Theo đó, văn bản của công văn cho rằng:

Dự án Đông Đô Đại Phố được thiết kế nhằm cung cấp các dịch vụ dành cho
những doanh nhân, doanh nghiệp châu Á đang sinh sống và làm việc tại
tại Bình Dương, không phải dành riêng cho đối tượng là người Hoa như
bài viết đã đề cập.

Nếu người nước ngoài muốn mua nhà cũng phải tuân thủ các quy định về
quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở theo pháp luật Việt Nam ban hành. Đông
Đô Đại Phố không phải là dự án được xây dựng để bán riêng cho người
Trung Quốc nhập cư như quý báo so sánh.

Công ty không dành sự "ưu ái" riêng cho cộng đồng người Hoa, và khẳng
định rằng đây là dự án bất động sản mang tính thương mại dịch vụ,
không mang bất kỳ một yếu tố màu sắc chính trị, tôn giáo hay sắc tộc
nào.

Công ty Becamex IJC còn "phản đối việc suy diễn những thông tin về
định hướng phát triển dự án theo các hướng khác ngoài hướng thương mại
và dịch vụ vừa kể trên".

Trước văn bản kiến nghị của công ty Becamex IJC, chúng tôi buộc lòng
phải truy cập đường link vào trang Web của chủ đầu tư. Tuy nhiên, rất
đáng tiếc, những gì mà chúng tôi tìm hiểu được, không hề sai lệch so
với những nội dung mà bài báo đã nêu, ngày 29/06/2011.

Trang web của công ty Becamex IJC nói gì?

Để rộng đường dư luận và tôn trọng sự thật, chúng tôi xin trích đăng
một số nội dung cơ bản, có ảnh kèm, mà trang web này đã quảng cáo cho
chính dự án Đông Đô Đại Phố:

Đông Đô Đại Phố - China Town - TP mới Bình Dương. Phố người Hoa tại
trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Chủ đầu tư Becamex IJC.

Thứ hai, ngày 30 tháng năm năm 2011
Becamex IJC: Khởi Công Xây Dựng Trung Tâm Thương Mại Đông Đô - TP Mới Bình Dương

Được đăng bởi Đông Đô Đại Phố vào lúc 12:00

...Là tâm điểm nổi bật của dự án Đông Đô Đại Phố, trung tâm thương mại
Đông Đô được xây dựng trên diện tích 8146 m2, có 3 mặt tiền giáp với
đường lớn rộng 35m, cao 3 tầng với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh
thương mại như khu bán thời trang, đồ gia dụng, điện tử, nội thất khu
ẩm thực và giải trí, được thiết kế sang trọng hài hoà giữa phong cách
hiện đại mà vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa.
Toàn cảnh buổi lễ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô ngày
22.05.2011
Sự kết hợp tài tình trong cách bố trí màu sắc và những biểu tượng
truyền thống của người Hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, vương giả
và trường tồn với thời gian. Phối cảnh trung tâm thương mại Đông Đô

Bên lề buổi lễ, rất nhiều khách hàng có mặt tại buổi lễ đã bày tỏ niềm
tin tưởng vào một khu đô thị phồn thịnh và sầm uất bậc nhất tại thành
phố mới Bình Dương sắp được hình thành trong tương lai không xa.

Anh Quốc Tuấn- một trong những khách hàng đầu tiên đến tham dự cho
biết " Tôi đã nghiên cứu và đầu tư rất nhiều dự án tại Thành phố mới
Bình Dương. Nhưng lần đầu tiên, tôi nghe nói đến một dự án được thiết
kế dành riêng cho người Hoa. Tôi đã quyết định đến tham quan và tìm
hiểu thêm thông tin về dự án Đông Đô Đại Phố và đã thật sự bị thuyết
phục bởi những lối thiết kế rất sang trọng mang phong cách truyền
thống của người Hoa và trên hết những tiện ích xung quanh mà dự án đem
lại"

Theo ông Lương Ngọc Tiến - Giám đốc Kinh doanh và Phát triển dự án
Becamex IJC cho biết : " Một khu đô thị sẽ không có "sự sống" đúng
nghĩa nếu như không có đầy đủ các dịch vụ cộng đồng và tiện ích xã
hội. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ khởi công xây dựng trung
tâm thương mại Đông Đô song song với việc triển khai những hạng mục
khác của dự án, để khi bàn giao nhà cho khách hàng cũng là lúc các
dịch vụ tiện ích quan trọng được hoàn thành, đảm bảo cuộc sống tiện
nghi và đẳng cấp cho những cư dân sinh sống tại Đông Đô Đại Phố."

...Đông Đô Đại Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho
người Hoa tại thành phố mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện
tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành
nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,
trung tâm thương mại.

Với vị trí đắc địa - gần trung tâm hành chính- chính trị, trung tâm
văn hoá, cách chùa Bà Thiên Hậu chỉ 80m, và nhiều dịch vụ tiện ích
khác như phố đi bộ, khu ẩm thực, siêu thị, sau khi hoàn thành, Đông Đô
Đại Phố sẽ là khu thương mại phồn thịnh và sung túc bậc nhất tại thành
phố mới Bình Dương, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực và là cầu
nối thương mại giữa Bình Dương và quốc tế.

Những câu hỏi tại sao?

Nếu bạn đọc, đọc được những dòng quảng cáo trên, liệu họ sẽ nghĩ gì về
bản chất của dự án Đông Đô Đại Phố- như chính website này tự quảng
cáo, là "dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương". Xin lưu ý
là ngay cái tên gọi dự án- Đông Đô Đại Phố- cũng khó có thể gọi là một
cái tên thuần Việt, ngay trên đất nước Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình lúc 17h ngày 30/6/2011, website của Becamex IJC.

Cũng ngay sau khi đăng tải bài báo trên, rất nhiều bạn đọc đã email và
đặt câu hỏi: Tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải
của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là
"trung tâm hành chính" trong tương lai của một tỉnh?

Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin
rất khó có thể dấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở
việc làm, mà ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra, có khi không
cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần trên
một trang web nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo điện
tử.

Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy
luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế
giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc không được bén mảng đến đây
(trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng,
hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái? Đây là những câu hỏi bình
thường, chỉ là những nghi ngại vì đã từng có những sự việc tương tự
xảy ra.

Tại sao chúng ta không để cộng đồng người Hoa sống hòa hợp và phát
triển một cách tự nhiên cùng các cộng đồng người nước ngoài khác mà
phải xây dựng khu dành riêng? v...v và v...v.

Đương nhiên, trong thời hiện đại này, kinh tế luôn gắn liền với văn
hóa, giáo dục và an ninh xã hội. Đất nước ta đang sống trong thời điểm
cực kỳ nhạy cảm. Những người làm doanh nghiệp không chỉ chạy theo lợi
ích, mà còn phải khôn ngoan, và hiểu mình nên chọn lựa hướng kinh
doanh như thế nào, để tránh những hệ lụy không đáng có.

Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin
rất khó có thể giấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở
việc làm, mà còn ở ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra. Có khi
không cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần
trên một trang web nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo
điện tử.

Theo Tuần Việt Nam

Thương nhân Trung Quốc mua gom cả tôm bơm tạp chất


Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bạc Liêu cho biết trong thời gian gần đây, do tôm nuôi ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề, nên các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản thiếu hụt tôm nguyên liệu nghiêm trọng. Các DN trong tỉnh dù đã đẩy mạnh mua tôm nhưng vẫn không đủ nguyên liệu để chế biến.

Điểm đáng chú ý là nếu lâu nay tôm Bạc Liêu được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường các nước EU, Nhật  và Mỹ, thì gần đây là thị trường Trung Quốc. Một số DN cho biết việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc rất đơn giản, sản phẩm không bị kiểm tra khắt khe như các thị trường khác. Sự dễ dãi của thị trường này đến mức một số DN đã thu mua cả tôm bơm chích tạp chất để bán. Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bắt quả tang hàng chục vụ tôm bơm tạp chất với số lượng hàng chục tấn.

 
Một vụ vận chuyển tôm bơm tạp chất bị phát hiện ở ĐBSCL - Ảnh: T.T.Phong

Ông Võ Hồng Ngoãn, một hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) nói: "Khi Trung Quốc mua tất cả tôm sú Việt Nam bất kể nhỏ, lớn, mua cả tôm bơm tạp chất thì hãy thận trọng. Chúng ta không nên hám lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến lâu dài, bền vững hơn. Một khi họ thu mua tôm sú của ta sau đó bán ra thế giới và nói là tôm Việt Nam có tạp chất, chất lượng không đảm bảo thì uy tín của tôm Việt Nam sẽ không còn"...

Ngày 30.6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định việc thương nhân Trung Quốc về tận các làng xã ở nhiều khu vực trên toàn quốc tranh mua các mặt hàng nông sản đã gây nhiều khó khăn cho các DN trong nước. Theo ông, thương nhân Trung Quốc mua nông sản với khối lượng lớn, thậm chí mua cả sản phẩm không đạt chất lượng với giá cao có thể xuất phát từ nguyên nhân nước này đang gặp khó khăn về nguồn cung thực phẩm trong khi nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, việc họ thu mua nông sản phẩm chất kém với giá cao là đáng lưu ý. "Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ làm hỏng chủ trương và nỗ lực của chúng ta trong việc tạo dựng thương hiệu nông sản sạch đối với xuất khẩu và cung ứng nông sản an toàn tới người tiêu dùng nội địa", ông Tần cảnh báo.

Đó là một cảnh báo rất cần thiết bởi lẽ theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, việc thương nhân Trung Quốc thu mua tôm có tiêm tạp chất, tiêm bao nhiêu họ cũng mua, thậm chí có khi mua với giá cao hơn giá tôm sạch là đáng lo ngại. Tình hình này có thể ảnh hưởng đến nỗ lực tuyên chiến với nạn tiêm chích tạp chất vào tôm với mong muốn xây dựng thương hiệu sạch và an toàn của con tôm VN trong nhiều năm qua.

Quang Duẩn - Trần Thanh Phong

Thủ tướng: 'Vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát'


Trả lời phỏng vấn chiều 1/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, phức tạp vì vậy không thể chủ quan mà vẫn phải ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.

Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi với báo chí về kết quả chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Xin Thủ tướng cho biết đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011?

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong năm 2011. Sau 6 tháng nỗ lực thực hiện, đã đạt được một số kết quả tích cực. Mức tăng giá tiêu dùng đã chậm lại (tháng 4 là 3,32%, tháng 5 là 2,21%, tháng 6 là 1,09%) và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Thị trường ngoại tệ và vàng được quản lý, kiểm soát có hiệu quả, tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng; lãi suất ngân hàng từng bước được kiểm soát, tính thanh khoản của ngân hàng có bước được cải thiện. Xuất khẩu tăng trên 30%, nhập khẩu được quản lý chặt hơn, nhập siêu 6 tháng giảm còn 15,72%.

Việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách và cắt giảm đầu tư công được thực hiện nghiêm túc cùng với việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã đưa tổng vốn đầu tư xã hội giảm còn 38,3% GDP so với mức 45,6% cùng kỳ năm 2010. Thu ngân sách đạt trên 55% dự toán năm, tăng gần 23% so cùng kỳ, bảo đảm nhu cầu chi. Mức bội chi ngân sách 6 tháng bằng 23% mức bội chi kế hoạch cả năm. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, kinh tế vẫn tăng trưởng 5,57% so với cùng kỳ là một nỗ lực rất lớn của cả nước ta.

Những kết quả nêu trên là đáng mừng nhưng mới chỉ là bước đầu. Không được chủ quan. Tình hình 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp. Lạm phát và mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao; nhập siêu vẫn còn lớn; sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu.

Phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả; kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm dưới 20% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%. Nâng cao chất lượng và hướng tín dụng vào việc phục vụ sản xuất kinh doanhnhất là sản xuất nông nghiệp và sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt việc cho vay bất động sản, không để đổ vỡ, tiêu cực. Tăng cường kiểm soát và kéo giảm dần lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Duy trì tỷ giá hợp lý, quản lý tốt hơn thị trường ngoại hối và thị trường vàng.

Kết hợp tốt hơn chính sách tài khóa thắt chặt với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Phấn đấu kiểm soát nhập siêu cả năm khoảng 15% - 16%. Tiếp tục rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư công theo kế hoạch và các tiêu chí đã đề ra và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để góp phần giảm cầu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện nghiêm việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, dùng khoản tiết kiệm này để chi cho an sinh xã hội. Giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. Bảo đảm cân đối cung - cầu các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý. Phấn đấu kiểm soát lạm phát (CPI) ở mức 15% - 17%. Cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả để có mức tăng trưởng hợp lý (khoảng 6% cả năm) để có nguồn lực thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.

chinh phu
Thủ tướng trả lời phỏng vấn chiều 30/6. Ảnh: Chinhphu.vn.

- Thưa Thủ tướng, bảo đảm an sinh xã hội cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Xin Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm?

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và phải phấn đấu giảm bội chi nhưng Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Cùng với việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện những chương trình, dự án và chính sách hiện có, nhiều chính sách mới đã được thực hiện nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát.

Sáu tháng đầu năm, đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi và hộ nghèo; nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện; điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách; miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập. Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách đối với người cao tuổi, đã tăng mức hỗ trợ và có thêm khoảng 600 nghìn người được hưởng trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ có mục tiêu cho 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như 62 huyện nghèo. Sáu tháng đầu năm đã tạo việc làm cho trên 720 nghìn lao động. Đã kịp thời đưa toàn bộ lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn và hỗ trợ họ từng bước ổn định đời sống. Tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Điều chỉnh nâng mức tín dụng cho học sinh, sinh viên vay để học tập. Tổng dư nợ cho vay các chương trình, chính sách an sinh xã hội đến 30/6/2011 ước đạt gần 95 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ. Hỗ trợ trên 56 nghìn tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, tăng gần 9% so cùng kỳ năm ngoái. Đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020.

Mặc dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo, công nhân lao động có thu nhập thấp.

Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta phải nỗ lực làm tốt hơn nữa để thực hiện bằng được các mục tiêu nhiệm vụ về an sinh xã hội đã đề ra cho cả năm 2011, trong đó tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 62 huyện nghèo giảm 4%.

Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, các chương trình quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người có công, người nghèo và đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phải kiên quyết thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo vùng cho khu vực doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/10/2011.

Chính phủ sẽ quyết định giãn (cho phép chậm nộp) số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 khoảng 13 nghìn tỷ đồng và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khoảng 7.000 tỷ đồng. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tổ chức có hiệu quả hơn các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục. Tập trung nguồn lực để phòng chống thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các chương trình, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội để thực hiện cho giai đoạn 2011 - 2015.

- Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xin Thủ tướng khái quát những nét nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại nửa năm qua.

- Thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các công tác này. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, ổn định chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chúng ta đã kiên quyết thực hiện các giải pháp thích hợp để bảo đảm an ninh trật tự ở huyện Mường Nhé và bảo đảm chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức thành công tốt đẹp.

Thời gian tới, chúng ta phải đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trọng yếu và có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng này của đất nước. Không giây phút nào được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Phải hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia.

- Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm 2011, xin Thủ tướng cho biết những định hướng cơ bản để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới?

Trong khi phải tập trung sức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011, chúng ta phải triển khai thực hiện những giải pháp có tính cơ bản, lâu dài để bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Phải khẩn trương thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.

Đây là đòi hỏi khách quan vừa cơ bản, vừa cấp thiết của quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 cũng sẽ góp phần thiết thực tạo thêm các tiền đề cho nhiệm vụ quan trọng này.

Thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm đã khẳng định Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp. Kết quả đạt được là công sức chung của cả nước.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm rất nặng nề. Phải tiếp tục thực hiện nhất quán, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cùng nhau chung sức đồng lòng, phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém, làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, nỗ lực phấn đấu, vượt qua thách thức khó khăn, thực hiện với quyết tâm cao nhất các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2011, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Theo Chinhphu.vn

Chiến hạm Mỹ thăm Việt Nam


2011-07-01

Khu trục hạm USS Chung-hoon của Hoa Kỳ sẽ ghé cảng Tiên Sa của Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 7 này, trong khuôn khổ kế hoạch trao đổi quân sự song phương hàng năm.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN, bà Nguyễn Phương Nga công bố điều này, nói thêm đó là diễn tiến nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hải quân 2 nước.


Các viên chức sứ quán Mỹ cho biết tàu Chung Hoon sẽ cùng hải quân Việt Nam thao dượt tìm kiếm cứu nạn trên biển, và làm công tác cộng đồng.
Hiện khu trục hạm Chung-hoon đang tập trận với hải quân Philippines tại vùng biển Sulu của Phi, ở cực nam Philippines. Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày, nhằm tăng cường an ninh hàng hải.


Tháng 8 năm ngoái khu trục hạm John S. McCain của Hoa Kỳ cũng viếng thăm Đà Nẵng, cũng để thao dượt hải quân chung. Trước đó, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm tương tự đến Việt Nam. 

Hậu quả cơn lũ bất ngờ ở Nghệ An


2011-07-01

«Trời hành cơn lụt mỗi năm, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn». Câu thơ nói lên cuộc sống khó khăn của người dân miền Trung do thiên tai lũ lụt gây nên.

Ảnh do người dân Nghệ An gửi RFA

Nông dân nhổ lạc nhưng không kịp do nước ngập quá nhanh

Năm nay, dân Nghệ An lại bị một cơn lũ bất ngờ gây nên làm thiệt hại rất nhiều về đất đai và mùa màng. Tường An có bài tường thuật về những tổn thất của người dân sau cơn lũ bất ngờ này. 

Dân không kịp trở tay

Sau Hải phòng, Thanh Hóa, đến lượt các xã ở tỉnh Nghệ An cũng bị lũ lụt tàn phá. Mọi năm, người dân chờ đợi những cơn mưa bão đến vào tháng tám. Nhưng năm nay, cơn lũ đến sớm bất ngờ làm người dân không kịp trở tay. Đây là trận lụt mạnh và ập xuống các xã ven sông Lam của huyện Thanh Chương, Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An. Cơn lũ đến một cách đột xuất và làm ngập mùa màng của nông dân, thiệt hại rất nghiêm trọng. Anh Thuyết, quê ở xã Nam Tân, Nghệ An cho biết :

"Mưa ở thượng nguồn thì mưa lớn, hai con sông lớn : sông Giăng, đối diện với hai con sông từ bên kia đổ vào, tức là sông Nậm Mộ và sông Nậm Nơm ở từ bên Lào đổ về thì số lượng lớn, có thể là một tiếng đồng hồ nó có thể là lên một mét nước, cho nên là ngập lụt biết bao nhiêu là héc ta quê. Lạc, có nơi gọi là đậu phụng, làm cho đồng bào ở xã bọn em trở không kịp, có nghĩa là mình thu hoạch không kịp, xảy ra mất mát lớn."

Thu nhập chính của dân vùng này là trồng lạc, vừng, sắn, ngô và lúa. Trận lụt ập tới đột xuất làm cho người dân có diện tích trồng ngô, lạc, những người làm cát gần sông trở tay không kịp. Hầu hết  người dân bỏ ăn cơm trưa để ra đồng nhổ lạc, bẻ ngô. Nhưng cũng không thu hoạch được bao nhiêu. Nhiều người dân đã mất trắng vì ruộng bị ngập nước, không thu hoạch kịp, anh Thuyết tiếp :

"Bên chỗ lúa mới gieo thì ngập cỡ 2/3, những chỗ đồng trũng, đồng thấp thì ngập hết. Mùa màng thì phải gieo lại. Một số không thu hoạch kịp chẳng hạn như ngô, hoặc một số sắn người ta gieo sắp tới tháng tám này là thu hoạch thì cũng mất mát lớn. Riêng xã bọn em thì tổn thất khoảng 2 đến 3 trăm triệu." 

Anh Trạch, quê ở Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An cũng mất hàng chục triệu đồng vì trở tay không kịp do cơn lũ đến quá bất ngờ với một tốc độ nhanh chóng:

"Năm nay là lũ lên cấp tốc quá, lũ lên cấp tốc cho nên thiệt hại ở quê tôi và gia đình tôi là …. Nhà tôi và chòm xóm làm đất ở ngoài vực sông thì lạc không nhổ được hết. Nhà thì mất 3 sào, nhà thì mất 5 sào tùy theo từng nhà mất nhiều hay ít. Gia đình tôi mất 2 mẫu, trong đó 1 mẫu 3 là vừng. Vừng thì lên 4 lá rồi, đậu thì mới lên 3 lá. Nó gieo vừa được lên 3, 4 lá là nước vô ngập hết…" 

Hàng chục khối cát của dân "vạn chài" bị cuốn trôi. Có nhiều gia đình thiệt hại hơn 1/2 mùa màng và thu nhập của họ. Bên cạnh những mất mát về ngũ cốc, gia đình anh Trạch cũng sinh sống về nghề chài lưới, nhưng thu hoạch này cũng bị thiệt hại nặng nề vì bị nước cuốn đi. Anh nói tiếp:

"Rồi có cái sông, cá chúng tôi chưa tận thu được hết, lụt vô làm tràn không ngăn được. Nước đến ồ ạt thế là mình không tận thu được ngay, mất cả hàng chục triệu tiền cá, mất cả tấn vậy!" 

Dân nơi đây cho biết, có gia đình thiệt hại hơn nửa số mùa màng của họ, có người mất trắng cả tài sản. Anh Trường, một nông dân ở Nghệ An kể lại: "đến hôm nay, mưa đã giảm đi nhiều, nước bắt đầu rút đi, nhưng tất cả hoa màu đã bị chìm dưới bùn, cát nên người dân không mong gì cứu vớt được số ngũ cốc". Anh tiếp:

Gia đình chúng tôi lạc thì được vài sào, chờ cho hết nắng nhổ làm giống, lụt cuốn mất, vùi mất, năm ni không còn giống để mần vụ sau nữa! 

Bà Hương, Nghệ An

"Bắt đầu ngày 26 là nước vào, bây giờ  thì nước ra những cũng ra chưa hết được, còn gia đình thì có vài sào lạc, sáng định ra làm nhưng bùn đến đầu gối luôn, không thấy lạc chỗ mô nữa cả. Ở chỗ ngập nước thì gia đình làm 1 mẫu, nhưng mà còn 2 sào thì nhổ không kịp, bữa này là bùn vùi sâu quá. Sáng ra để rỡ nhưng bùn sâu quá không rỡ được. Nói chung là vùi không thấy lạc chỗ nào nữa cả, mất trắng luôn !!!" 

Bà Hương, cùng quê với ông Trạch, cũng than vãn là tất cả ruộng lạc của bà đã bị chìm ngập dưới cơn lũ, không còn giống cho mùa sau :

"Chừ thì, đa số họ gieo lúa với đậu, vừng, gieo được rồi, mạnh được rồi. Gia đình chúng tôi lạc thì được vài sào, chờ cho hết nắng nhổ làm giống, lụt cuốn mất, vùi mất, năm ni không còn giống để mần vụ sau nữa!" 

Chờ nhà nước hỗ trợ

Trên các đài phát thanh, truyền hình nhà nước thông báo sẽ cung cấp giống mới để gieo cho mùa sau. Tuy nhiên, người dân thấp cổ bé miệng không biết phải hỏi ở đâu, ông Trường nói :

nghean-250.jpg
Nước ngập trắng đồng. Ảnh do người dân Nghệ An gửi RFA
"Trên truyền hình thì nói cho giống để gieo lạc. Tất cả nghe là ai cần giống để gieo lại thì đăng ký nộp tiền để họ đưa giống về mà nghe trên truyền hình thì nói là ai mà …. Nói chung họ cho giống để tái sản xuất lại mà hợp tác xã thì nghe hô là nạp tiền, cái ni muốn hỏi nhưng không biết chỗ để mà hỏi thì bữa nay luôn tiện có chị ở đây thì cho hỏi nếu có cho thì để cho biết."

Do tình trạng bớt xén từ tỉnh thành đến địa phương, nên sự giúp đỡ từ chính quyền đến tay người dân đã bị ăn chặn đi rất nhiều. Ông Thuyết cho biết tình trạng thực tế về sự giúp đỡ ở quê ông :

"Thực chất mà nói thì tình trạng dân khổ cũng có khổ. Chế độ bây giờ thì dân cũng phải chịu khổ bởi vì nguồn thu nhập thì không lớn. Nguồn hỗ trợ trên trung ương thì lớn nhưng thực chất về địa phương thì hơi kém là bởi vì ở chỗ là cứ người này bớt xén người kia thì đâm ra là người nghèo thì không được bao nhiêu. Bây giờ hỗ trợ thì nói thật với chị chính phủ Việt Nam chỉ có nói hỗ trợ trên giấy tờ thôi chớ thực chất về người dân thì chẳng được bao nhiêu."

Bây giờ hỗ trợ thì nói thật với chị, chính phủ Việt Nam chỉ có nói hỗ trợ trên giấy tờ thôi chớ thực chất về người dân thì chẳng được bao nhiêu.

Anh Thuyết, Nghệ An

Cơn lũ bất ngờ năm nay đã gây khốn đốn cho toàn dân xã Nam Lộc, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà sự giúp đỡ của chính quyền thì chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nick Ant Bình đã kêu gọi trên face book của mình : «Người nông dân đã làm lụng vất vả để có được vụ mùa bội thu nhưng tiếc thay đã bị lụt cuốn trôi mất mùa màng của họ. Vì vậy nhà nước, các nhà chức trách phải tăng cường kiểm tra thiệt hại và hỗ trợ nông dân thêm chi phí để trả nợ mua phân và giúp nông dân vượt qua khó khăn này.»

Theo dòng thời sự:

Phỏng vấn Ngô Quỳnh sau khi ra tù


2011-07-01

Anh Ngô Quỳnh, người trẻ tuổi nhất trong nhóm sáu người bị TAND Hải Phòng kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nuớc VN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự hồi năm 2009 vừa mãn hạn tù.

Photo courtesy of vietnamexodus

Anh Ngô Quỳnh (đứng-áo xanh) chụp tại nhà ông Nguyễn Thanh Giang nhân dịp Tết 2008

Gia Minh có cuộc nói chuyện với anh Ngô Quỳnh về những thông tin liên quan. 

Bị giam thêm 20 ngày? 

Gia Minh: Chào anh Ngô Quỳnh. Trước hết tôi xin thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do xin được chung vui với anh vì đã được về với bố mẹ và những người thân. Câu hỏi đầu tiên, xin anh cho biết là quyết định của trại giam  cho anh được trở về trước thời hạn theo án tòa là 3 năm tù giam thì như thế nào ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Cách đây 20 ngày em có nhận dược bản án của tòa án nói là em hết án vào ngày 10 tháng 6 nhưng mà khi em đối chiếu và hỏi lại trại giam, nơi mà em bị giam đó, thì họ lại nói là "Chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ nghe cấp trên nói là anh hết án vào ngày 1 tháng 10, chứ còn chúng tôi không biết giải thích chuyện này như thế nào."

Em chất vấn họ rất nhiều. Em hỏi họ bây giờ lấy gì làm căn cứ? Nếu pháp luật quy định bản án do tòa án tuyên chính là căn bản pháp lý thì bây giờ chúng tôi có bản án do tòa tuyên ở trong tay và đến hỏi các anh là tòa đã tuyên thả tôi vào ngày 10 tháng 6 năm 2011 vậy tại sao đến bây giờ không thấy trại có động thái gì? 

Thì cũng không ngờ qua một loạt các khâu mà em nghĩ là họ đã theo một phương pháp nào đó để họ sửa lại và họ đã có một bản án khác với bản án của em và bản án của họ ghi ngày thả em là ngày 1 tháng 7, tức là sau ngày tòa tuyên đúng 20 ngày, tức là em bị giam 20 ngày muộn hơn so với bản án tòa tuyên của em. Tức là bây giờ nơi trại giam có một bản án của tòa án và trong tay em cũng có một bản án của tòa án, thế nhưng hai bản án này lại ghi hai ngày thả khác nhau, thì họ nói là họ không biết và họ chỉ biết mỗi bản án họ cầm là em phải về ngày 1 tháng 7, chứ không được về trước đó 20 ngày. Có vậy thôi ạ.

Họ ghi ngày thả em là ngày 1 tháng 7, tức là sau ngày tòa tuyên đúng 20 ngày, tức là em bị giam 20 ngày muộn hơn so với bản án tòa tuyên của em.

Ngô Quỳnh

Gia Minh: Vấn đề thời hạn tù thì nó là như vậy rồi, nhưng trước đây khi bị bắt và bị kết án thì anh có các hoạt động như là biểu tình nhân dịp rước đuốc Thê Vận Hội Bắc Kinh, cùng như việc đi thăm thân nhân của các ngư dân ở  Hậu Lộc, Thanh Hóa bị tàu Trung Quốc bắn chết, thì ngoài việc ở tòa người ta nêu ra những việc đó, nhưng mà trong quá trình ở trong trại thì anh có được theo dõi những thông tin ở bên ngoài không ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Trong thời gian ở trong trại giam thì em có được xem tivi, có được đọc báo Nhân Dân và  hàng tháng gia đình em có đến thăm. Anh trai em là Ngô Duy Quyền đến thăm và cũng có nói chuyện với em về một số vấn đề mà trong quy định của trại cho phép nói. Dù sao thì đó cũng chỉ gọi là điểm tin chứ không phải là thông tin đầy đủ và chính xác.

Gia Minh: Đó là những điểm tin như vậy nhưng mà nó có những thông tin về những quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không?

Anh Ngô Quỳnh: Có thông tin cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hay là những thông tin về tàu ngư chính của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam thì em có biết trên ti-vi.

Gia Minh: Khi ở trong trại giam mà nghe được những thông tin trên kênh chính thức của nhà nước như thế và đối chiếu lại với những hoạt động của mình thì anh có những suy nghĩ ra sao ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Em nghĩ là có thể những kiến nghị của em với nhà nước thì đã được nhà nước chấp thuận, bởi vì khi làm việc với cơ quan an ninh điều tra, với những người cấp cao thì em cũng nói là vấn đề Trung Quốc, một đất nước rất hùng mạnh về quân sự mà ở bên cạnh một đất nước như nước Việt Nam mình thì chúng ta không thể bàn với họ song phương được. 

Nếu nói một cách không ngoại giao thì có thể nói là một hành động của một người ăn cướp thì sẽ không bao giờ thỏa hiệp với người bị hại cả. Và cái việc của chúng ta là phải hô to lên, khi chúng ta bị cướp thì chúng ta phải hô to lên thì những người xung quanh mới bảo vệ chúng ta, chứ chúng ta không thể cứ "16 chữ vàng và 4 tốt" thì không thể giải quyết được vấn đề gì. Về điểm đó thì em đã nói, đã kiến nghị với cấp cao như vậy trong thời gian em bị bắt đó. 

Nhưng mà lúc đó em chưa thấy có động thái gì nhiều, thế nhưng gần đây em thấy là nhà nước đã đưa những thông tin đó ra toàn dân và ra rất nhiều cơ quan, ví dụ như vấn đề đưa ra ASEAN hay đưa ra Liên Hiệp Quốc, thì em nghĩ đây là bước đi có lẽ tất cả người dân đều biết đến và đều có được sự giúp đỡ và sự bênh vực của những nước ở bên ngoài. 

Em nghĩ đó là sự trợ giúp về công lý, những người yêu chuộng công lý người ta sẽ bênh vực những người yếu. Hy vọng là nhà nước sẽ càng ngày càng dũng cảm hơn và sẽ làm tròn trọng trách của mình là bảo vệ biên giới quốc gia cho những thế hệ mai sau.

Hành động theo trái tim

Gia Minh: Mặc dù mới ra trại trong ngày 1 tháng 7 nhưng mà anh có biết được trong những ngày chủ nhật của tháng 6 vừa rồi cũng có rất nhiều người đã xuống đường để biểu tỏ thái độ của họ đối với những hành động của Trung Quốc ở trong khu vực Biển Đông.

Anh thấy có những điểm tương đồng nào với việc cơ quan chức năng đối xử với bản thân anh trước đây và đối xử với những người trong những ngày chủ nhật vừa qua trong tháng 6 không ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Nếu mà chính quyền bắt giam hay phạt tù những người đi biểu tình phản đối cái chính sách của một đất nước khác với đất nước mình, chẳng hạn như những hành động xâm lược, hành động cắt cáp thăm dò, hay là cấm người dân biểu tình, cấm người dân căng băng-rôn, biểu ngữ, hay cấm người dân được tụ tập như vậy, theo em thì đấy là một hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bởi vì người dân có quyền làm những việc như vậy. Và nếu anh cấm thì là anh đã không tôn trọng nhân quyền rồi.

Gia Minh : Trong những ngày làm việc với cơ quan chức năng sau ngày 1 tháng 7, sau khi được ra khỏi trại giam thì anh có thể chia sẻ những điềm mà người ta yêu cầu anh trong thời gian này là gì không ạ?

Ngô Quỳnh : Trước khi em ra khỏi trại giam thì cơ quan an ninh điều tra có đến tại trại giam và mời em ra làm việc, thì ở đó họ có yêu cầu em viết cam kết, viết kiểm điểm. Nếu mà em không viết thì em sẽ không được trả về địa phương, tức là không được ra khỏi tù. Sau đó họ yêu cầu, ví dụ như là về địa phương thì phải tôn trọng pháp luật, phải nghiêm chỉnh chấp hành những nghị quyết của Đảng, không được nghe theo các thế lực xấu để kích động và lôi kéo, và phải làm theo những điều đúng. Thì em cũng đồng ý với họ là nếu ai mà kích động tôi điều xấu hay những điều không hay thì tôi sẽ không làm. Em có làm như vậy đó.

Trước các bạn thì tôi đã làm những việc như bây giờ các bạn đang làm và cũng bị gây rất là nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua. Nếu các bạn còn chần chừ thì xin hãy cứ làm theo sự chỉ bảo của trái tim mình.

Ngô Quỳnh

Gia Minh : Và còn đối với những người trong những tuần vừa rồi người ta xuống đường để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc, như thế là họ có những việc làm tương tự như anh trong thời gian trước khi bị bắt, thì anh có những chia sẻ gì đối với những hoạt động đó của họ?

Anh Ngô Quỳnh : Nếu được gửi lời đến họ thì em xin cảm ơn anh cho em được chia sẻ với một vài lời, rằng trước các bạn thì tôi đã làm những việc như bây giờ các bạn đang làm và cũng bị gây rất là nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua nó và bây giờ chúng tôi đã là những người trưởng thành hơn, vững vàng hơn, bởi vì khi chúng tôi gặp khó khăn thì cũng được sự giúp đỡ rất là nhiều của đồng bào mình. Nếu các bạn còn chần chừ gì thì xin các bạn hãy cứ tự làm theo sự chỉ bảo của trái tim mình.

Gia Minh: Cám ơn anh Ngô Quỳnh đã có những chia sẻ, những tâm tình sau khi đã được trở về với gia đình.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

'ĐÃ ĐếN LÚC NÓI THẳNG VớI TRUNG QUốC'


'ĐÃ ĐếN LÚC NÓI THẳNG VớI TRUNG QUốC'
Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở TQ có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tham lam bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện nay là hiện thân của phong kiến Trung hoa từ ngàn xưa.
Trung Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa như đang diễn ra.
Sự chớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ, thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia lại thuộc địa...
Họ cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực hơn...
Trong khi đó thì Trung Quốc, to lớn gần 1 tỷ rưỡi dân, mới bước vào thời kỳ tích lũy tư bản ban đầu để tăng trưởng kinh tế, phát triển muộn theo con đường tư bản chủ nghĩa.
“Nông nổi, bồng bột”
Trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị - xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt, vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong
TS Vũ Duy Phú
Chính bởi vì là một nước quá lớn, nên Trung Quốc không thể đi tắt đón đầu bỏ qua các giai đoạn phát triển cổ điển cần thiết của tư bản chủ nghĩa.
Nhưng, một mặt, Trung Quốc lại có tham vọng rất lớn muốn chiếm đoạt vị trí đứng đầu thế giới một cách nhanh chóng.
Nên chủ trương của một bộ phận giới tinh hoa Trung Quốc nông nổi, bồng bột, nghĩ rằng, với số dân lớn, tổng sản lượng to, có thể xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh... giúp vượt qua nhanh chóng những khuyết tật của tư bản chủ nghĩa cổ điển, nhanh chóng bành trướng, chiếm đoạt để xoán ngôi cường quốc đứng đầu thế giới.
Mặt khác, vì trật tự thế giới từ lâu đã “an bài”, tài nguyên và các nguồn nhiên liệu chiến lược từ lâu đã được “phân chia” xong, trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong.
Những điều đó không chỉ đe dọa nghiêm trọng tham vọng bá chủ thế giới, mà còn đe dọa ngay sự ổn định và tồn tại của chế độ hiện tồn tại của Trung Quốc.
Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận chính quyền và người dân Trung Quốc hoang mang, lo lắng, trở nên mất sáng suốt và thiếu nhân đạo, đã đang đưa ra hoặc thôi thúc lãnh đạo nước họ ra những chủ trương, chính sách và hành động mất khôn ngoan.
Thậm chí đây là những chính sách dã man, sảo quyệt, đe dọa hoặc tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với nhiều vấn đề, nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, mà cụ thể nhất là tại Đông Á và Đông Nam Á, trong đó điển hình nhất là đối với Việt Nam.
‘Cái khó và dở’

Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hải quân và các hoạt động hải giám và tuần duyên trên Biển Đông.
Cái khó và cái dở của Trung Quốc là ở chỗ, một mặt, chính vì là kẻ đến sau, phát triển Tư bản chủ nghĩa muộn, chưa từng trải nghiệm những “vinh quang cùng thất bại cay đắng” như những nước tư bản đi trước, nên mới dám đặt tham vọng sớm vươt qua các nước tư bản đi trước, bằng chính những công cụ bạo lực và thủ đoạn mà các nước đó từng sử dụng.
Trung Quốc đã quên tâm trạng hận thù trong quá khứ khi bị các cường quốc thời trước chèn ép.
Mặt khác, thời thế đã thay đổi rất nhiều, văn minh thế giới đã khác hẳn thời xưa, nên ý đồ bành trướng cho nhanh, chiếm đoạt cho nhiều, tích lũy tiềm lực kinh tế lớn để có đủ khả năng chèn ép các nước khác, xoán ngôi đứng đầu thế giới hòng đem lại nhiều “lợi ích to lớn” phi nghĩa cho bản vị dân tộc của mình, bây giờ đã không còn thích hợp.
Thế giới ngày nay không chấp nhận một nước đứng đầu trên nền tảng áp đặt, cường quyền, phi nhân tính và chủ yếu lại chỉ dẫn đầu về lực lượng vật chất.
Một mô hình chính trị văn hóa xã hội tiến bộ để được thế giới thừa nhận là điều kiện cần cho một nước đứng đầu thế giới, thì còn lâu Trung Quốc mới với tới.
Sự lệch pha rất lớn giữa phát triển kinh tế và chính trị xã hội vốn tạo ra nguy cơ tiềm tàng nội sinh chính là chỗ yếu nhất, là kẻ thù bên trong của Trung Quốc bá quyền hiện nay.
Và đấy lại chính là một trong những đồng minh tự nhiên của chúng ta giúp sức cản phá những ý đồ và hành động ngang ngược lộng hành, hướng khó khăn bên trong ra bên ngoài của Trung Quốc hiện thời.
‘Tư duy sai lầm’
Chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân TQ và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng
TS Vũ Duy Phú
Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những hành động bạo hành, bất chấp luật pháp và dư luận thế giới hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông chính là kết quả của tư duy sai lầm từ gốc chỉ của một bộ phận giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đại.
Chúng ta tin rằng, những tư duy kiểu ấy, những hành động nông nổi, nóng vội mang dáng dấp cuồng vọng hùng hổ phát triển ác tính kiểu Maoist Đại nhẩy vọt, Cách mạng Văn hóa, Gió Đông thổi bạt gió Tây.
Nay, thay vì đả đảo “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, lại đang cố dựng lên một “Đế quốc Mỹ” mới trong lòng Trung Quốc nhưng sớm muộn sẽ bị chính nhân dân Trung Quốc và người dân thế giới chống lại, nên tất yếu những tư duy ngông cuồng ấy sẽ thất bại.
Trên cơ sở những trình bầy và nhận định như trên, thì chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng.
Điều này phù hợp với chủ trương chung đa phương, hòa bình, giải quyết vấn đề Biển Đông mà hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước, trong đó có Trung Quốc, vừa đồng thuận.
Tuy nhiên, chúng ta (Việt Nam) tuyệt nhiên không nên có một chút chủ quan lơ là trong việc chuẩn bị tư tưởng và lực lương để tạo ra nhiều sáng kiến và tổ chức đối phó với những hành động bành trướng bá quyền đang lên hiện nay của Trung Quốc.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của Tiến sỹ Vũ Duy Phú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển (VIDS/Vusta). Tác giả từng tu nghiệp tại Trung Quốc và hiện phụ trách Diễn đàn Dư luận Phát triển thuộc Viện VIDS.

Cách mạng Hoa Lài sẽ diễn ra tại Việt Nam


Thanh Tùng (danlambao) ­- Sợ hãi là một loại cảm xúc, nó cũng giống nhiều cảm xúc khác như yêu ghét, giận hờn, căm thù... cảm xúc sợ hãi không chỉ đơn giản là thứ cảm xúc bình thường mà nó là một kiểu bản năng sinh tồn, không chỉ loài người mới có. Con vật cũng biết sợ hãi... sợ để sinh tồn, phải biết sợ để tự vệ, và bảo vệ bầy đàn.




Khi bị rượt đuổi, bị tấn công hay đứng trước những gì bất thường thì phản ứng của con người cũng như con vật đều tỏ ra sợ hãi. Chỉ có điều giữa con người và con vật sự sợ hãi cũng có nhiều khác biệt. Sự khác biệt đó là con người biết dùng lý trí để phân tích, hiểu rõ vấn đề, từ đó kiểm soát sự sợ hãi của mình còn con vật thì không. Bởi lẽ sợ hãi nó vừa mang lý tính khách quan vừa mang cảm tính chủ quan. Đứng trước một đối thủ nặng ký hơn, hay một kẻ thù tàn bạo có thể đe dọa đến an ninh, tính mệnh của mình, con người đương nhiên vấp phải sự sợ hãi. Ban đầu là cảm giác sợ (cảm tính chủ quan), sau đó lý trí sẽ thay thế cảm xúc, để phân tích xem tương quan lực lượng đôi bên ra sao ? Đối thủ có những gì và mình có những gì ? Họ có thể làm gì được mình và làm đến mức nào ? Một loạt những sự kiện giả định được đặt ra nhằm lường đoán kết quả sẽ xảy ra... khi đã phỏng đoán một cách sơ lược về kết quả của vấn đề thì họ tự khắc kiềm chế được sự sợ hãi của mình. Hay nói cách khác là con người biết dùng lý trí để tự kiểm soát sự sợ hãi. Lúc đó sợ hãi đi từ cảm xúc chủ quan sang cảm xúc khách quan.


Cũng có những thứ sợ hãi đơn thuần chỉ là cảm tính chủ quan như nhìn từ trên cao xuống, mặc dù bạn đang ở một vị trí rất an toàn nhưng vẫn thấy sợ. Hay đang ở trong bóng tối, mặc dù sẽ không có ai đó tấn công bạn nhưng bạn vẫn sợ bóng tối. Hay một ví dụ khác, khi bạn bị một đối tượng nào đó tấn công và gây tổn thương, thì lần sau khi gặp lại đối tượng kia hay chỉ là một thứ gần giống như vậy sẽ làm bạn sợ mặc dù thời điểm hiện tại và trong quá khứ vốn đã có nhiều khác biệt. Có những thứ trước đây sẽ xảy ra như vậy, nhưng hiện tại điều đó là bất khả... tất cả những thứ sợ hãi xuất phát từ cảm tính đều là sợ hãi chủ quan.


Chủ nghĩa cộng sản quốc tế được đánh dấu kể từ sau cuộc ‘cách mạng’ tháng 10 Nga và sau đó lan sang các nước như TQ, VN, Bắc Hàn, Cuba... và tất cả các chế độ độc tài khác trên Thế giới đều có một điểm chung là biết cách khai dụng sự sợ hãi để cai trị dân chúng. Khi nắm được quyền lực, việc đầu tiên mà các vị lãnh tụ làm là sử dụng võ lực để bắt bớ tra tấn hay trấn áp dân chúng và các lực lượng đối lập. Ai cũng sợ vũ lực... và nhờ đó các chế độ độc tài đã ung dung nắm quyền, tướt đoạt mọi giá trị căn bản của người khác một cách thô thiễn nhất.


Đảng CSVN sau khi nắm quyền ở miền Bắc đã thực hiện chính sách đàn áp, sử dụng bạo lực với dân chúng một cách có hệ thống, họ gieo rắc sự sợ hãi lên cả miền Bắc để nắm quyền độc tôn cai trị. Sau năm 1975, CS cưỡng chiếm miền Nam và sau đó cũng thực hiện chính sách cai trị bằng bạo lực trên cả nước. Những vụ bắn giết không được xét xử, những vụ đánh đập tra tấn dã man, những hố chôn người tập thể, những nhà tù khổ sai là phương tiện để duy trì quyền lực trong gần sáu thập niên cầm quyền.


Thế giới ngày hôm nay với những định chế về Tự do Dân chủ, các cuộc cách mạng đòi nhân quyền đang diễn ra rầm rộ ở nhiều khu vực trên thế giới. Các nhà độc tài liên tiếp bị Tòa án quốc tế truy nã. Thế giới văn minh không còn chấp nhận những biện pháp trấn áp bằng võ lực khiến cho những nhà độc tài không dễ dàng đàn áp dân chúng mà không bị trừng phạt hay trả giá. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, họ cần suy nghĩ lại về thân phận của mình trước sự chế tài của quốc tế và từ đó các vụ giết chóc, thảm sát cũng dần giảm thiểu.


Cổ nhân có câu: "Một lần bị rắn cắn, cả đời sợ dây thừng". Người dân VN cũng giống như nhiều nạn nhân của các chế độ độc tài khác cũng đang ở trong tâm trạng như vậy. Họ trải qua một thời gian sống trong sợ hãi quá lâu khiến cho cảm giác sợ hãi trở thành quán tính không thể dễ dàng một sớm một chiều có thể vứt bỏ được. Để có thể vứt bỏ sự sợ hãi cố hữu đang lưu cửu trong mỗi người dân Việt chúng ta xưa nay cần có một chất xúc tác thật mạnh. Chất xúc tác đó phải là một lý do, một động lực để người dân VN nhận thức rằng: Sự sợ hãi không còn là bản năng SINH TỒN nữa mà ngược lại sợ hãi đồng nghĩa với DIỆT VONG. Có như thế, người dân VN sẽ từ bỏ bản năng sinh tồn - một thứ cảm tính chủ quan của mình để thay thế vào đó là lý tính khách quan.


Trung Quốc đang là mối hiểm họa cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Chính quyền Bắc Kinh đang âm mưu chiếm đoạt của cải, tài nguyên và tiến đến nô lệ hóa người dân VN. Còn chính quyền Hà Nội thì nhu nhược đối với kẻ thù. Không những thế, vì sự tồn vong của tập đoàn lãnh đạo, Đảng CS đã có những sự "đồng thuận" ngầm giữa hai nhà nước. CSVN thỏa thuận nhượng đất nhượng biển cho Bắc Kinh để đổi lấy sự bảo vệ về mặt an ninh cho chế độ. Họ sẵn sàng biến dân tộc VN trở thành nô lệ cho Bắc triều trong tương lai miễn sao trước mắt, chiếc ghế quyền lực được giữ vững, tiền bạc, đất đai của họ không bị tổn hại là được. Họ đã bộc lộ bản chất nhơ bẩn của những kẻ chỉ biết vì quyền lợi bản thân, đảng phái khi gạt bỏ lợi ích quốc gia qua những hành vi bán nước trắng trợn. Hành động ngang ngược của Tàu cộng và hành vi phản quốc của Việt cộng là động lực, là chất xúc tác hữu hiệu khiến người dân VN vượt qua sợ hãi để cùng đứng lên thực hiện ý chí và trách nhiệm của mình và đi đến những quyết định chung. Nếu nhân dân VN còn sợ hãi bạo lực không dám đấu tranh vì sự tồn vong của quốc gia, thì điều này đồng nghĩa với họa diệt vong cho toàn dân tộc. Sự sợ hãi đã không còn là để TỰ VỆ mà trở thành TỰ SÁT.


Khi sự sợ hãi bị đẩy lùi, người dân dám đứng lên thể hiện ý chí của mình thì đó là thời điểm chấm hết đối với chế độ CS. Từ những cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, sẽ biến thành cuộc biểu tình đòi Công bằng Xã hội, đòi Tự do Dân chủ, vì Công bằng Xã hội và Tự do Dân chủ là khát vọng luôn đồng hành với lòng yêu nước. Từ cuộc tuần hành nhỏ trên đường phố sẽ chuyển sang những cuộc đấu tranh với qui mô lớn làm rúng động guồng máy cai trị của chế độ CS. Các cuộc biểu tình sẽ làm người dân bớt sợ hãi và tập làm quen với sự phản kháng (như một biểu hiện của quyền công dân). Không thể cai trị dân chúng bằng sự sợ hãi được nữa thì tương lai tập đoàn CS sẽ đi về đâu khi từ trước đến nay, phương pháp duy nhất để duy trì quyền lực của CS là "nhân giống" sự sợ hãi ?


Có thể nói, những cuộc biểu tình chống Trung Cộng và cuộc cách mạng đòi Dân chủ khác nhau về hình thức nhưng có cùng bản chất. Hình thức là chống Trung Quốc hay đòi Dân chủ mà thôi. Xét về bản chất, cuộc biểu tình chống Trung Cộng là nhát dao cắt đứt sợi dây sợ hãi trường cửu bấy lâu nay để từ đó ươm mầm cho sự phản kháng của dân chúng. Có ai muốn sống đời sống của kẻ nô lệ, có ai không muốn được tự do-hạnh phúc (đích thực), có người dân nào không muốn làm chủ vận mệnh đất nước mình ?. Nhân dân VN sẽ cùng nhau xuống đường và đi đến quyết định giải thể chế độ CS vì họ nhận thấy điều đó là cần thiết để mở ra một sinh lộ cho dân tộc. Chống Trung Cộng và sau đó chống CS là hai sự việc có mối quan hệ nhân quả, đã có nhân chắc chắn sẽ có quả, không thể nào sai khác được. Bản thân giới lãnh đạo CS cũng hiểu rõ điều đó, nhưng họ không thể yêu cầu đàn anh TC không cướp dầu, không bắn giết ngư dân, không xâm phạm hải phận của VN được ! Họ cũng không thể bảo người dân VN đừng chống TC được ! Cách duy nhất mà những người CS muốn làm là đàn áp, nhưng chắc chắn một điều, đàn áp chưa chắc khuất phục được lòng yêu nước trong mỗi người dân VN, ngược lại càng lộ rõ bộ mặt phản quốc của Đảng CS. Kết quả sẽ như "tưới thêm dầu vô lửa". Chế độ CS càng mau chóng suy tàn. Thời điểm hiện nay, thật không có gì là chủ quan khi nói rằng: Mùa xuân Ả rập đang đến VN hay Cách mạng Hoa Lài sẽ nổ ra tại VN.