THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
16 June 2011
Thầy Nguyễn Thượng Long bị sách nhiễu vì viết "Nhật ký biểu tình"
Phóng Viên Dân Chủ - Vào hồi 10h 30 sáng ngày 14/6/2011, trong khi đang ở trong một cửa hàng photo trên đường Quang Trung Quận Hà Đông, Nhà Báo Nguyễn Thượng Long đã bị Công An đưa vào Công An Phường sở tại để làm viêc.
Ông Long phải làm việc với Công an và nhân viên An Ninh từ cấp Phường – Quận – Thành phố và cả các nhân viên An ninh của Bộ Công an (A42).
Buổi làm việc chỉ xoay quanh việc photo bài báo “ Nhật Ký Biểu Tình” của ông viết về cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng 5/6/2011 của Sinh Viên Học Sinh và Trí Thức, Văn Nghệ Sĩ Hà Nội - Sài Gòn và những gì có trong cặp sách của ông Long.
Thầy giáo Nguyễn Thượng Long, hiện là phó TBT bán nguyệt san Tổ Quốc
Trước áp lực lớn của Công an và An ninh, ông Long buộc phải làm hài lòng họ, nhưng để bầy tỏ sự bất bình vì quyền tự do cá nhân tối thiểu bị xâm hại, ông Long từ chối bữa cơm trưa trong ngày được Công an mang tới.
Công an đã kiểm tra toàn bộ cặp tài liệu, kiểm tra USB và thu giữ 10 tập bài viết “Nhật Ký Biểu Tình” và nhiều bài viết khác của ông. Nói chung buổi làm việc diễn ra trong không khí không vui nhưng ôn hoà.
Ông Long kết thúc buổi làm việc với lời khẳng định: Bài báo “Nhật Ký Biểu Tình” ra đời là một niềm hạnh phúc lớn lao với ông vì nhờ đó mà ông đã được trải lòng mình ra trong giờ phút đất nước phải đối diện với những tham vọng của người Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt.
Công An kết thúc buổi làm việc với lời nhắc nhở: Trong giai đoạn nhậy cảm này, công dân hãy hết sức cẩn trọng trong việc xử lý, in ấn, photo các tài liệu theo họ là không chính thống (!?).
Buổi làm việc kết thúc hồi 5h chiều cùng ngày./.
16/6/2010
Tương phản
Philippines nhổ cột mốc ‘lạ’ ở Trường Sa
MANILA (TH) - Giới chức Philippines hôm thứ Tư cho hay, hải quân nước này vừa thực hiện việc nhổ những cột mốc ‘lạ’ cắm trên ba dải đá ngầm nằm ở ngoài khơi Palawan.
Theo báo Philippine Daily Inquirer, trong tuần này Philippines lại một lần nữa bẻ gãy âm mưu cắm lại các cột mốc.
Không ảnh đảo Kalayaan do Philippines chiếm giữ, nằm trong khu vực đảo Trường Sa. (Nguồn: Inquirer/Ernie U. Sarmiento)
Trung Tá Omar Tonsay nói với AFP hôm thứ Tư, việc nhổ các cột gỗ hồi tháng rồi, xảy ra trước khi Manila chính thức lên tiếng phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của mình.
Phát ngôn viên Hải Quân Phi nói: "Đây là những cột lạ vì chúng không do quân đội hay chính quyền Philippines cắm lên."
Manila gần đây cũng tố cáo Bắc Kinh cho dựng trạm gát và phao mốc trong khu vực Philippines nhận chủ quyền, tuy nhiên ông Tonsay nói Hải Quân Phi chưa xác định được ai đặt những cột gỗ đó, vì theo ông, chúng không có ghi "Made in China" mà chỉ đánh số mà thôi.
Ông Tonsay cho biết các cột mốc được tìm thấy ở các đảo Iroquois Bank, Recto Bank và Boxall Reef, tất cả đều nằm trong vùng biển Tây Philippines.
Philippines lên án Trung Quốc đã 7 lần xâm phạm lãnh hải và tấn công, kể cả nổ súng vào các tàu đánh cá, cùng đe dọa tàu thăm dò của mình, trong vòng 4 tháng qua. Trung Quốc cũng đã hành động tương tự đối với Việt Nam.
Căng thẳng biển Đông leo thang trong mấy ngày qua, đặc biệt khi Tổng Thống Benigno Aquino hôm thứ Ba tuyên bố cần Mỹ giúp đỡ để giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Ở Puerto Princesa, Trung Tướng Juancho Sabban, Tư lệnh vùng phía Tây Philippines, tuyên bố, quân đội Philippines bắt buộc phải tự vệ nếu bị Trung Quốc gây hấn.
Ông tiếp, "Chúng tôi sẽ bắn trả nếu bị bắn trước, đó là qui ước giao chiến của chúng tôi." Ông Sabban phản ứng như vậy trước câu hỏi về dự định khai thác dầu khí của Trung Quốc ở trong vùng.
Việc khám phá cột mốc ở dải đá ngầm Boxall Reef xảy ra sau khi Manila tìm thấy các cột thép, một phao mốc và các vật liệu xây cất vào hôm 24 tháng Năm, do tàu của Trung Quốc để lại ở đảo ngầm Iroquois Reef mà Philippines nhận là nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Trong đơn phản kháng ngoại giao về biến cố Iroquois Reef, Manila tố cáo Trung Quốc "vi phạm trắng trợn" Bản Tuyên Bố Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông, ký kết vào năm 2002.
Thỏa ước không ràng buộc này được các quốc gia trong khối ASEAN ký kết và Trung Quốc thúc giục các nước có nhận chủ quyền phải tự chế, và tránh các hoạt động có thể dẫn đến căng thẳng leo thang như xây các cơ sở quân sự và tập trận.
Quần đảo Trường Sa được nhiều quốc gia nhận chủ quyền tất cả hoặc một phần như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei. (TP)
NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH LÊN TIẾNG
Sau cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 12/06, trên mạng internet lưu truyền một bức ảnh được nói là hình an ninh Việt Nam bắt người tham gia biểu tình.
Trên bức hình gây chấn động, một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, nâng bổng trong tư thế quật ngã một nam thanh niên. Nam thanh niên này, nét mặt hoảng loạn, đã bị rớt một chiếc dép đang đi trên chân.
Khung hình cho thấy bối cảnh là trung tâm TP HCM, gần Nhà thờ Đức Bà.
Hai ngày sau cuộc biểu tình, người thanh niên trong ảnh lên tiếng thuật lại những gì xảy ra trên trang mạng kết nối xã hội Facebook.
Phan Nguyên, người nhận là thanh niên trong bức ảnh mà anh nói là "bị bắt như con vật trong thế kỷ 21", viết sự việc xảy ra vào sáng 12/06.
"Một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực."
Theo Nguyên, anh đã bị đưa về trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận 1 để xác minh lý lịch.
Qua các màn thẩm vấn kéo dài cả ngày tại UBND Quận 1 rồi UBND phường nơi anh tạm trú, Phan Nguyên được thả về nhà vào khoảng 7 giờ tối.
Sau khi lời trần tình của Nguyên được đăng tải và nhiều người chia sẻ, có thông tin trên mạng nói bức ảnh này không liên quan tới việc biểu tình vì "đoàn tuần hành không đi qua ngả này".
BBC đã liên lạc với Phan Nguyên và được khẳng định tất cả những gì anh viết trên mạng xã hội là "hoàn toàn đúng sự thật".
Thanh niên 24 tuổi này nói: "Đoàn biểu tình đúng là đã đi qua Nhà thờ Đức Bà. Lúc đó có ý kiến vòng lại Lê Duẩn hướng Lãnh sự quán Mỹ, lúc qua đằng sau Nhà thờ Đức Bà thì bị chia đôi ngả và chúng tôi bị kẹt giữa bùng binh Nhà thờ Đức Bà".
"Trước tôi đã có một người bị bắt, sau đó cũng có một bạn khác bị bắt. Cả hai người này đều đã được thả ngay trong ngày."
Câu chuyện của Phan Nguyên
BBC: Làm sao Nguyên biết người bắt mình là công an?
Phan Nguyên: Lúc đó thì không biết, vì anh đó mặc thường phục, tự nhiên xông vào ôm chặt lấy mình. Phản ứng đầu tiên của tôi dĩ nhiên là chống cự lại để tự vệ, rồi cả chạy trốn nữa.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết là công an, chứ nếu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Chỉ sau khi họ mang tôi về trụ sở UBND quận 1 giao cho công an thì tôi mới biết anh ta là an ninh mặc thường phục.
BBC: Trên bức ảnh, không thấy người biểu tình xung quanh?
Phan Nguyên: Đó là vì anh công an đã lôi vác tôi đi quãng 20m ra khỏi chỗ người tuần hành đứng.
Nhiều người xem ảnh bình luận có thể anh ta khỏe, giỏi võ, nhưng tôi chắc chủ yếu là vì mình nhỏ con, có độ 48-49 ký à.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết đó là công an, chứ nêu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Phan Nguyên
BBC: Sau đó tại trụ sở UBND, Nguyên nói đã bị đánh?
Phan Nguyên: Lúc ban đầu, chắc là mình cũng có tìm cách chạy ra ngoài, các anh đó bức xúc và nóng tính nên làm như vậy. Sau có người can thiệp thì họ thôi không đánh nữa.
BBC: Hành xử thô bạo như vậy của công an chắc là điều Nguyên không nghĩ tới trước khi quyết định tham gia tuần hành?
Phan Nguyên: Tôi tham gia biểu tình vì nghĩ đây là nghĩa vụ của một công dân khi đất nước bị kẻ thù xâm phạm, nên mình cần biểu lộ tinh thần, ý thức của cá nhân.
Khi cùng các bạn xuống đường, quả thực không nghĩ lại bị công an đối xử như vậy. Nhưng dấn thân thì phải chịu thôi.
Sau khi được về nhà, được hoàn trả đầy đủ giấy tờ thì cũng không có ai gọi điện hỏi han hay làm khó dễ gì.
BBC: Tò mò một chút, chiếc dép bị mất trên bức hình đã tìm lại được chưa?
Phan Nguyên: (cười) Có, người bạn đi cùng lượm được sau đã giao lại cho tôi cả đôi.
HÀNG TRĂM CÔNG TY VN NGỪNG SẢN XUẤT HẢI SẢN
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
"Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình.
Hàng năm Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để "bảo vệ nguồn hải sản".
Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ.
Nguồn hải sản cạn kiện
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản".Giới chức Việt Nam đang kêu gọi tạo điều kiện cho ngư dân ra đánh cá xa bờ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, cũng trên Tuổi Trẻ, cho hay đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân là vấn đề đau đầu cho chính phủ, vì ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam "gặp nạn" khi đánh bắt ở các vùng biển xa.
Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn.
Hồi đầu tháng, thực trạng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore.
Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
"Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
"Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
Tin hôm 16/6 cho hay Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 đi qua Biển Đông để đến Singapore trong bối cảnh căng thẳng vẫn còn cao trong vùng.
Phía Trung Quốc nói chiếc tàu hải giám thuộc loại lớn nhất của nước này, có cả bãi đỗ cho trực thăng, sẽ "tuần tra, giám sát các tuyến hàng hải trong biển Nam Hải".
Dự kiến tàu sẽ tới Singapore vào ngày 23/6, chỉ vài hôm trước khi Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có cuộc tập trận CARAT, trước khi quay trở về Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài theo dõi câu chuyện cho hay tàu Hải Tuần 31 sẽ đi ngang vùng Trường Sa đang bị nhiều bên tranh chấp.
Hèn Với Tiền, Ác Với Dân: Bé 11 tuổi bị Công an đánh phải nhập viện
Thursday, 16 June 2011 | |
Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông
Singapore, sẽ vào Biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam.
> Viện chiến lược quốc tế bàn an ninh hàng hải Biển Đông
> Tập trận Mỹ - Philippines
Tàu tuần tra mang tên Haixun 31và nặng 3.000 tấn.
Haixin 31 tại Chu Hải. Ảnh: Xinhua.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay con tàu Haixun 31, tải trọng
3.000 tấn, xuất phát sáng hôm qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự
kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển
này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những
tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ
quyền của họ.
Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn, hay còn gọi là đường
lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng Biển Đông. Yêu sách này là
hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các
nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.
Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay
tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay
và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000
hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Con tàu được mong đợi là sẽ tang cường sự hợp tác giữa hai nước trong
các vấn đề hàng hải cũng như về kinh tế và môi trường.
Haixun 31 là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở
Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan
chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải
cảng và chống hải tặc.
Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01.
Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 mét và
tải trọng 5.400 tấn.
Song Minh (Ảnh: Xinhua)
VIDEO - CNN - China blames Vietnam for rising tensions over disputed sea
June 14, 2011 -- Updated 1348 GMT (2148 HKT)
Beijing (CNN) -- China Tuesday blamed its neighbors for escalating tensions in the South China Sea, one day after the Vietnamese navy held a live-fire drill in disputed waters.
"Some countries took unilateral actions to impair China's sovereignty and maritime rights and interests, released groundless and irresponsible remarks with the attempt to expand and complicate the disputes," said Foreign Ministry spokesman Hong Lei at a regular press briefing.
Beijing and Hanoi have exchanged increasingly heated words in recent weeks, accusing each other of territorial intrusions in the South China Sea, which is claimed in whole or in part by China, Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan.
The vast area of waters, dotted with partially submerged atolls and reefs, contain some of the world's busiest shipping lanes and are thought to hold large deposits of oil and natural gas.
Hanoi authorities have announced a few recent incidents, charging that Chinese ships last week intentionally severed electric cables on Vietnamese survey vessels in Vietnamese waters. Beijing has countered that Vietnamese vessels have been illegally surveying in Chinese waters and harassing Chinese fishing boats.
Computer hackers from both sides have also attacked websites in the other country, posting nationalistic images and messages, according to Chinese media reports.
Although tensions flare up periodically among the various claimants of the disputed waters, the current situation is drawing more international attention amid China's fast-growing political and military power.
--Prof. Zhang Xizhen, Peking Univsersity
"The United States has a national interest in freedom of navigation, open access to Asia's maritime commons and respect for international law in the South China Sea," she said last July at a regional security meeting in Hanoi.
Chinese analysts see the United States using the South China Sea issue as a new way to contain China's rise.
"The United States used to have Taiwan as its main bargaining chip in the region," said Zhang Xizhen, a professor of Southeast Asian studies at Peking University. "Now that tensions across the Taiwan Strait have calmed down, they are turning to the South China Sea."
"Although the U.S. claimed neutrality on the issue, if conflicts arise in the area, they may use it as an excuse to intervene," he added.
The Beijing leadership balks at any notion of "internationalizing" the dispute, in sharp contrast to a recent comment by Vietnamese officials welcoming foreign involvement.
"China always maintains that countries directly related to the issue should conduct bilateral negotiations and friendly consultations," Foreign Ministry spokesman Hong said.
Đến lượt mì gói bị nghi có chất DEHP
Sau hàng loạt các sản phẩm từ thạch rau câu, siro, nước ép trái cây, kẹo… được cơ quan y tế trong nước phát hiện chứa chất tạo đục DEHP, nay đến lượt mì gói cũng bị "mổ xẻ" để tìm DEHP.
Mì Hàn Quốc bị nghi ngờ chứa DEHP Mấy ngày nay, thông tin từ các báo nước ngoài cho biết, tại Malaysia, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng mì gói hiệu Shin Ramyun và Shin Ramen (hai nhãn hiệu mì của Hàn Quốc) được sản xuất tại Đài Loan vì nghi chứa DEHP; và tại Hồng Kông cũng phát hiện một số mẫu mì gói Hàn Quốc là Shin Ramyun hương vị nấm (sản xuất tại Trung Quốc) có chứa chất tạo đục khiến nhiều người tiêu dùng trong nước lo lắng.
Tại siêu thị Co.opmart (Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM) thì bán một số loại mì Hàn Quốc mang tên Ramen được sản xuất trong nước như mì Ramen vị tôm; mì Ramen vị kim chi; Ramen vị bò cay (những loại này được sản xuất bởi Công ty CP thực phẩm mì Hàn Quốc, KCN Đồng Lạng, H.Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ). Tại siêu thị Big C (đường Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM) cũng có bày bán mì Shin Ramyun bao bì màu đỏ, nhập khẩu từ Hàn Quốc. Còn tại siêu thị Lotte (Q.11, TP.HCM) thì có bán mì gói Hàn Quốc loại Jin Ramen màu xanh, vị nhạt, sản xuất tại Hàn Quốc, không thấy Shin Ramen của Đài Loan, Trung Quốc. Tại địa bàn Hà Nội, ghi nhận của PV Thanh Niên chiều qua cho thấy, các loại mì ăn liền hiệu Shin Ramyun, Shin Ramen (Hàn Quốc), và mì ăn liền Nissin (Nhật Bản) chủ yếu được bày bán trong các siêu thị, hầu như không thấy xuất hiện tại các cửa hàng, đại lý khác. Khi được hỏi về việc các loại mì Shin Ramyun và Shin Ramen của Hàn Quốc sản xuất tại Đài Loan và Nissin của Nhật Bản sản xuất tại Thượng Hải, Trung Quốc đang bị nghi chứa DEHP, một nhân viên của siêu thị Unimart cho biết, các sản phẩm mì này được bán trong Unimart đều do các công ty cung cấp, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và các nhân viên làm việc ở đây vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào về việc các loại mì nhập khẩu này bị nhiễm chất độc. Ngành y tế kiểm nghiệm mì gói Hôm qua 15.6, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế cho biết: "Chúng tôi đã khẩn trương liên hệ với Bộ Y tế Malaysia để có được thông tin chính thức về mì gói nhiễm DEHP. Cho đến chiều cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia đã trả lời rằng, cơ quan y tế nước này chưa đưa ra quyết định thu hồi các sản phẩm nêu trên, vì còn chờ những kiểm nghiệm chính thức". Trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai (Phó chi cục ATVSTP TP.HCM) nói: "Trước thông tin từ nước ngoài về mì Shin Ramyun, và Shin Ramen của Hàn Quốc chứa DEHP, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu loại mì này bày bán tại siêu thị (có nguồn gốc, đơn vị nhập khẩu rõ ràng) để kiểm nghiệm, giám sát, nhằm có biện pháp kịp thời. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ công bố ngay để người tiêu dùng biết". Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP TP.HCM vừa ra thông báo yêu cầu các công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm từ các công ty của Đài Loan đã xác định có sản phẩm nhiễm DEHP phải khai báo với cơ quan chức năng trước ngày 20.6 để được kiểm soát. Sau thời hạn này, nếu cơ quan chức năng phát hiện công ty có sản phẩm nhiễm DEHP sẽ bị xử lý nghiêm (trước đó Chi cục ATVSTP TP đã có thông báo về việc các công ty tự khai báo). Việc khai báo, kết quả xét nghiệm gửi về Chi cục ATVSTP, số 59 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 (lầu 3), ĐT: 35040418. T.Tùng - L.Châu - A.Tú - T.Chung |
Ngày 28/6 xử phúc thẩm vụ hiệu trưởng mua dâm nữ sinh
Cho rằng không có hành vi mua dâm học trò như quy kết của cấp sơ thẩm, cựu hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (Hà Giang) Sầm Đức Xương đã làm đơn kháng án. |
Bị cáo Xương cùng hai cô học trò tại phiên xử sơ thẩm lần 2, tháng 3/2011. |
"Cho rằng mình bị oan và vô tội, ngày cuối cùng trong thời gian cho phép kháng án, chồng tôi đã làm đơn kháng án", bà Nguyễn Thị Toán (vợ ông Xương) nói vớiVnExpress.net.
Bà cho biết, 15 ngày sau khi bị kết án 9 năm tù do mua dâm người chưa thành niên niên, bà đã được vào thăm chồng. Hôm đó, ông Xương đã viết đơn chống án. Kể từ đó đến nay, bà chưa được vào lại thăm nuôi chồng.
Để bào chữa cho ông Xương tại phiên phúc thẩm, bà Toán đã mời 2 luật sư của Đoàn luật sư Hà Nội tham gia phiên tòa. Trong đêm nay (15/6) luật sư Đinh Thế Hùng và Nguyễn Đình Xuân sẽ lên Hà Giang để làm các thủ tục tiếp xúc với ông Xương trước khi phiên xử diễn ra.
Đầu tháng 9/2009, hiệu trưởng Sầm Đức Xương bị một số phụ huynh tố cáo có hành vi mua dâm học sinh. Sau khi ông Xương bị bắt, hai cô gái học trường Việt Lâm là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thanh Thúy bị xác định có liên quan vụ việc. Hai tháng sau, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt bị cáo Xương 10 năm 6 tháng tù. Hằng và Thúy với vai trò môi giới mại dâm, lần lượt nhận 6 và 5 năm tù. Cuối tháng 1/2010, do các bị cáo kêu oan, phiên phúc thẩm được mở. Trước tố cáo của Hằng và Thúy về danh tính nhiều cán bộ được cho là mua dâm và một số vi phạm tố tụng và tình tiết vụ án chưa được làm sáng tỏ, TAND Hà Giang tuyên hủy án, trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại từ đầu. Ngày 10/3/2011, phiên sơ thẩm lần 2 được mở tại TAND tỉnh Hà Giang. VKS xác định lời khai của Hằng và Thúy về việc "qua đêm" với nhiều người theo chỉ đạo của thầy Sầm Đức Xương là chưa đủ căn cứ. HĐXX tiếp tục xác định bị cáo Xương đã mua dâm người chưa thành niên, tuyên án phạt 9 năm tù. Hằng và Thúy được hưởng tù treo từ 30 đến 36 tháng. |
Hoàng Anh
Ổ gà, lún nứt trên đường nối cao tốc TP HCM - Trung Lương
Ổ gà, mặt đường lún sụp, nứt thành rãnh xuất hiện khá nhiều trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đoạn nối từ Tân Tạo đến Chợ Đệm dài 9,6 km, trước khi vào đường cao tốc chính. |
Ổ gà xuất hiện tại cầu kênh số 7 (hướng từ Long An về TP HCM). |
Hố sâu khoảng 0,5m và dài hơn 1m. Nhiều ôtô chạy với tốc độ cao khi phát hiện thấy ổ gà thường ngoặt tay lái gấp rất nguy hiểm. |
Tại cầu kênh 8 xuất hiện nhiều hố sụp lún rất nặng. |
Trên mặt đường tạo thành ổ gà lớn với chiều rộng gần 1m. |
Đến đoạn có ổ gà này, những chiếc xe tải thường đi vào làn đường dành cho xe máy để tránh. |
Tại cầu Rạch Tam, mặt đường bắt đầu bong ra và có dấu hiệu tạo thành hố. |
Mặt đường cao tốc lún sụp tạo thành những rãnh sâu và dài. |
Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đoạn từ Tân Tạo đến Chợ Đệm còn xuất hiện những vết nứt dài băng ngang đường. |
Và những mố đá nhô lên. |
Tương tự, cao tốc TP HCM - Trung Lương đoạn từ nút giao Bình Thuận (giao lộ Nguyễn Văn Linh và quốc lộ 1A) đến Chợ Đệm dài 2,2 km cũng xuất hiện nhiều đoạn bị lún từ 5 - 7cm. Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) do yêu cầu thông xe sớm nên đoạn đường này chưa đủ thời gian gia tải. Vì thế, chủ đầu tư đã gắn biển "đường theo dõi lún" dọc theo cao tốc này. |
Cao tốc TP HCM - Trung Lương khởi công từ 12/2004 và đưa vào khai thác từ 2/1010 với tổng chiều dài 62 km, trong đó tuyến đường cao tốc chính có chiều dài 39,8km. Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương nối TP HCM với các tỉnh Long An, Tiền Giang với tổng vốn toàn tuyến gần 10.000 tỷ đồng. Ngày 3/2/2010, tuyến nối từ Tân Tạo - Chợ Đệm dài 9,6 km và tuyến nối từ nút giao Bình Thuận - Chợ Đệm dài 2,2 km được đưa vào khai thác tạm thời. Sau hai tháng, hai tuyến nối với đường cao tốc chính đã bị lún. Tuy đã sữa chữa, nhưng hiện tuyến nối này vẫn tiếp tục bị lún. |
Tá Lâm
Một khách hàng đổ xăng nhưng được đổ "sữa tươi"
15/06/2011 18:24:22 - Vào lúc 11h ngày 15/6 tại Đại lý xăng dầu Trang Giang, số 19, đường Cổ Nhuế, Hà Nội có một khách hàng mua xăng ở đây nhưng lạ thay xe chạy được 15m chết tại chỗ khi mở bình xăng ra thì xăng giống sữa tươi. Chị Trần Thị Lan (hiện công tác tại Học viện Tài Chính) cho biết, vào thời điểm trên chị vào Đại lý xăng dầu Trang Giang mua 100.000 đồng xăng đổ vào bình. Mua xong chị lên xe chạy được 15m thì xe chết máy.
Sau đó, hút hết xăng trong bình ra khoảng 5 lít xăng, trong đó có 2 lít lắng xuống giống như sữa tươi, số còn lại bụi, rỉ rét từ sắt rất nhiều. Theo anh Đặng Tuấn Sơn, thợ sửa xe cho biết: "Đây là xăng thối (nước lạnh nhiều hơn xăng), ở đây thỉnh thoảng anh cũng đã sửa chữa cho nhiều xe khác mắc phải như xe chị Lan".
Trước việc mua xăng nhưng được "sữa tươi", chị Lan đã trở lại cửa hàng phản ánh. Bà Phạm Thị Dần - người phụ trách bán hàng cửa hàng đã nhận lỗi. Bà cho rằng do xăng của cửa hàng dính nước. Tại cửa hàng bà Dần cũng đã lập biên bản chấp nhận bồi thường toàn bộ thiệt hại cho xe và lượng "xăng thối" mà chị Lan đã mua phải. Chị Lan đã chấp nhận mức bồi thường này. Đắc Thành |
Dân biểu tình-chính quyền hành xử ra sao?
Khánh An, phóng viên RFA2011-06-15Trong phần hội luận trước, các bạn trẻ tham gia biểu tình hôm 5/6 đã chia sẻ về quan điểm của họ sau việc tàu Trung Quốc tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam. Photo courtesy of Danlambao Kỳ này, các bạn sẽ bàn về cách chính quyền hành xử với những người tham gia biểu tình và những mối nguy có thể thấy trước. Dân mất lòng tinKhánh An: Có những ý kiến ở trên mạng cũng như ở những người dân khác nói rằng chuyện Trung Quốc lại tiếp tục có hành động cắt cáp của Việt Nam thì có lẽ dự báo nguy cơ xảy ra chiến tranh. Không biết là các bạn nghĩ như thế nào về chuyện này. Các bạn có nghĩ rằng có thể xảy ra chiến tranh hay không giữa Việt Nam và Trung Quốc? Thanh: Mình nghĩ rằng việc chiến tranh xảy ra ở vùng Biển Đông thì khó có khả năng xảy ra lắm, tại vì cũng như mình biết là ở Biển Đông không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp vùng biển đó, mà còn có Philippines và những nước khác nữa. Trong những mối ràng buộc về quan hệ kinh tế này nọ thì mình nghĩ khả năng chiến tranh khó xảy ra. Nó chỉ là những đòn gọi là thử để thử xem quốc gia đó phản ứng như thế nào thôi, chứ mình nghĩ cái khả năng trầm trọng hơn thì khó xảy ra lắm. Khánh An: Vâng. Thế còn hai bạn ? Bảo: Mình cũng nghĩ vậy. Mình nghĩ khả năng xảy ra chiến tranh rất là khó. Khánh An: Vâng. An thì An nghĩ thế nào, An ? An: Theo An nghĩ thì nguy cơ chiến tranh rất ít, nhưng xung đột quân sự trên Biển Đông thì có khả năng xảy ra rất cao. Nếu có xung đột đó xảy ra thì phía bị thiệt hại đầu tiên sẽ là phía Việt Nam vì Việt Nam vẫn là nước nhỏ bé, so sánh lực lượng quân sự không sao bằng Trung Quốc được, nhưng mà khi đó thì sẽ có rất nhiều nước trên quốc tế phản ứng lại như Mỹ, như Liên Minh Châu Âu (EU), rồi Liên Hiệp Quốc, có rất nhiều nước trên thế giới sẽ lên tiếng và ủng hộ Việt Nam. Khánh An: Theo như các bạn thì đa số ý kiến đều cho rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh là thấp. Vậy thì nếu sau sự kiện lần thứ hai Trung Quốc cắt cáp của tàu của Việt Nam mà chính phủ Việt Nam lại không có những biện pháp cương quyết và rõ ràng như lòng người dân mong đợi, thì ngoài nguy cơ chiến tranh mà các bạn cho là thấp thì có những nguy cơ gì sẽ xảy ra tiếp theo? Thanh: Như là hồi đó tới giờ Trung Quốc đề ra khẩu hiệu là "4 tốt" với lại "16 chữ vàng", nó dùng khẩu hiệu đó để một mặt nó nuôi dưỡng tinh thần hòa hiếu. Thứ hai, một tay nó cầm khẩu hiệu đó còn một tay thì nó lại đi làm cái hành động leo thang gây hấn như vậy. Theo mình biết thì trong bài phát biểu của ông Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ở hội nghị Shangri-La, khi nói về tranh chấp Biển Đông thì ông ta dùng từ "hòa bình" không dưới 27 lần trong bài phát biểu, nhưng mà thực chất thì phản ứng của Trung Quốc leo thang gây hấn với Việt Nam và Philippines thì nó không hề hòa bình chút nào hết. Mà không chỉ có người dân muốn chính phủ có những phản ứng cứng rắn hơn nữa, mà ngay quan chức ở trong chính phủ, những người như ông Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, rồi những trí thức lão thành cách mạng khác thì người ta cũng muốn chính phủ có những động thái mạnh mẽ hơn. Còn nếu như mà chính phủ vẫn cứ tiếp tục phản ứng kiểu như là phản đối lần này qua lần khác, lần này giống lần kia thì mình nghĩ là nó sẽ làm giảm lòng tin của người dân đối với cách giải quyết mà chính phủ hiện tại đang làm.
Có nhiều nhà luật học họ nói có thể kiện ra tòa án quốc tế về luật biển, hoặc có thể đem ra cả Liên Hiệp Quốc nữa. Thực sự là ở bên Philippines thì Tổng Thống Philippines đã tuyên bố là Philippines sẽ đem ra rồi, còn Việt Nam thì chưa biết là liệu họ có đem ra các tổ chức quốc tế để giải quyết hay không? Cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có ai công bố là Việt Nam sẽ đem những vấn đề đó ra Liên Hiệp Quốc để giải quyết cả. Cho nên mình nghĩ là chính phủ phải nghe tới, phải quan tâm tới những ý kiến của người dân để giữa người dân và chính phủ có được một sự đồng thuận, mà một khi có sự đồng thuận đó rồi thì mình nghĩ là không có vấn đề gì mà khó giải quyết nữa hết. Khánh An: Vâng. Bây giờ thì Khánh An mời An. An: Theo An nghĩ cũng như ý kiến của anh Thanh. Nếu chính phủ lúc nào cũng trả lời như người phát ngôn của Bộ ngoại giao là chúng tôi phản đối thế này, chúng tôi phản đối thế kia, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, thì chính hành động như thế của nhà nước làm cho người dân mất lòng tin vào nhà nước, không phải chỉ vấn đề biển đảo mà còn rất nhiều vấn đề khác. Chính quyền sợ dân Khánh An: Trở lại với cuộc tuần hành vào hôm 5 tháng 6 vừa rồi, có một số bạn sau đó đã bị các cơ quan chức năng theo dõi và tìm đến để hỏi thăm các bạn chuyện này chuyện kia, giống như trong này chúng ta cũng có bạn An cũng đã bị như thế, cũng bị mời đi uống cà phê, thế thì các bạn nghĩ những điều mà chính quyền đang làm với những người tham gia biểu tình chỉ với mục đích là biểu lộ lòng yêu nước của họ, thì điều này các cơ quan chức năng có làm quá tay hay chăng? Có một bạn chia sẻ với Khánh An rằng khi mà đi như thế thì tự nhiên lại thấy sợ, mà lại sợ người nhà mình hơn là sợ Trung Quốc, các bạn nghĩ như thế nào về chuyện này? Thanh: Mình nghĩ nỗi sợ đó cũng chính đáng (cười), tại vì khi mình đi biểu tình như vậy rõ ràng là mình đứng trên đất nước mình, mình phản đối Trung Quốc, mình không sợ Trung Quốc, mình sẵn sàng đoàn kết lại, hoặc là nếu chiến tranh xảy ra thì mình có thể đi ra trận giống như bao nhiêu trận đánh trước hồi năm 1979 mà mình đã từng đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi đất nước. Mình nghĩ là người dân Việt Nam không sợ Trung Quốc, nhưng mà khi tập trung biểu tình thì lại sợ công an hơn là sợ Trung Quốc. Nhưng mà cái việc biểu tình như vậy, theo mình lúc đầu là tự phát, mà đã tự phát rồi thì thí dụ họ mời mình lên hay là họ mời ai đó lên thì những người đó chỉ trả lời là "À, tôi chỉ nghe bạn bè tôi như vậy thôi chứ không có biết người nào cầm đầu hết. Đó là cuộc tụ tập tự phát thôi". Theo mình nghĩ, bây giờ có những tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội sinh viên, tại sao những tổ chức này lại không đứng ra để tổ chức những cuộc mít-tinh, những cuộc mít-tinh thôi chứ mình chưa dám nói tới những cuộc biểu tình phản đối. Những tổ chức này theo mình là họ không thể đứng ra tổ chức những cuộc mít-tinh đó đâu, là tại vì những tổ chức này là trực thuộc Đảng Cộng Sản, mà trực thuộc Đảng Cộng Sản thì bên Trung Quốc nó sẽ có cớ để nói là nhà nước này tổ chức những cuộc mít-tinh như vậy và như vậy là họ có cớ để họ nói. Như vậy nên khi cuộc biểu tình này được Thông tấn xã Việt Nam nhắc tới thì họ nhấn mạnh đây là một cuộc "tụ tập tự phát". Cho nên mình nghĩ dẫu cho người ta có bắt bớ hay là hỏi thăm thì mình nghĩ cũng không có vấn đề gì lớn.. Khánh An: Vâng. Không biết Bảo có ý kiến như thế nào ? Bảo: Mình có góc nhìn như thế này. Thứ nhất, qua đợt gọi là mời đi "uống trà" này thì ít nhất có vấn đề là chính quyền luôn lo sợ có một thế lực nào đó đứng đằng sau các cuộc biểu tình. Có khi biểu tình lúc đầu xuất phát từ lòng yêu nước và sau đó sẽ lái qua một cái gọi là phản đối ngược lại chính phủ Việt Nam, đó là cái lo sợ thứ nhất. Điểm thứ hai của việc người ta mời đi uống trà có nghĩa là người ta vẫn đánh giá cái tầm của người Việt Nam còn quá thấp, có nghĩa là có thể dễ bị dụ dỗ như trước đây từng sống trong cái kiểu tuyên truyền kia đó, có nghĩa là người dân rất là khờ khạo, đại khái trong mắt chính quyền là như vậy, nên người ta muốn xác minh. Qua việc đó mới cảm thấy được là cái cách chính quyền nhìn người dân Việt Nam bây giờ vẫn theo cái cách mù mị, rất là dễ sai khiến, nhưng người ta không biết được là bây giờ suy nghĩ đã khác, người dân vẫn có chính kiến riêng của họ và họ đi biểu tình bởi lòng yêu nước thực sự. Khánh An: Vâng. Theo như ý kiến của Bảo cũng như của Thanh vừa rồi thì mình có thể nhìn thấy một điều, đó là ở vị thế của chính phủ Việt Nam, họ cũng có những cái khó của họ, phải không? Chẳng hạn như điều mà Thanh có nêu lên, đó là những cơ quan, những tổ chức dành cho thanh niên như là Đoàn thanh niên, Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam, ví dụ như vậy, những cơ quan đoàn thể này họ không thể nào đứng ra để làm một hành động gì đó để mà phản đối Trung Quốc giống như là các bạn đã tự phát làm cuộc biểu tình này, vì họ bị ở một cái thế là chính cái cơ cấu nó làm cho họ khó nói, phải không? Chính cái cơ cấu nó trói họ lại và họ bị kẹt ở trong ở trong cái cơ cấu đấy. Đây là một phát hiện mà Khánh An cảm thấy rất thú vị từ ý kiến của bạn Thanh. Không biết là các bạn còn có nhìn thấy những điểm khó nào từ phía chính quyền không? An: An nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước chỉ duy nhất độc một đảng cộng sản. Tại sao mà trước năm 1975 người dân có thể tập họp tham gia phản đối chính quyền được, từ những vấn đề rất bình thường, rất nhỏ nhặt trong xã hội họ vẫn phản đối được. Họ tập trung nhau lại để biểu tình phản đối. Tại sao đến bây giờ chúng ta phát triển hơn thời kỳ đó rất nhiều, tại sao chúng ta vẫn còn sợ những từ ngữ như là "biểu tình" hay "tập trung đông người nơi công cộng. Chính quyền Việt Nam qua cuộc tuần hành biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 5 tháng 6 vừa rồi nửa muốn cho các hội thanh niên đi biểu tình phản đối Trung Quốc nhưng lại sợ sẽ tạo nên một nếp sống, một nếp nghĩ trong người dân cũng như trong giới thanh niên Việt Nam là "Tại sao chúng ta không đưa những vấn đề xấu khác ra để chúng ta phản đối?". Các cuộc biểu tình phản đối đó không phải là một cái gì đó phá hoại hay là chống đối lại nhà nước. Chính An đã từng học môn triết học Mác-Lênin là trong sự phát triển có mâu thuẫn vậy tại sao có sự mâu thuẫn mà chúng ta không được phép thể hiện ra? Lúc nào chúng ta cũng phải nói trong cuộc sống hay trong bất kỳ lúc nào chúng ta phải nói là "chúng tôi ủng hộ, chúng tôi không phản đối", tại sao chúng ta không được bày tỏ những chính kiến của chúng ta ra? Sợ cả "hoa nhài"Khánh An: Vâng. Khánh An muốn nghe được ý kiến của Bảo . Bảo: Nói chung những cái khó khăn là về phía công tác quản lý và cái tầm kiểm soát nó nằm ngoài những vấn đề mà người ta có thể dự trù, dự tính trước. Cuộc biểu tình có thể bùng phát qua những hướng khác mà người ta không lường trước được thì người ta lo sợ nó sẽ chuyển hướng thành cuộc có thể gọi là bạo loạn hoặc là một cái gì đó giống như bên Tunisia. Và việc lo sợ đó của chính quyền đã thể hiện qua việc bắt bớ những người có ảnh hưởng, ví dụ như Mẹ Nấm hay người này kia. Những người có ảnh hưởng sẽ bị người ta bắt hết tại vì họ sợ những người đó có thể lái cuộc biểu tình qua một hướng khác. Đó là vấn đề mà chính quyền hiện giờ rất sợ. Bên an ninh người ta vẫn đặt lui đặt tới vấn đề là nếu cuộc biểu tình này xảy ra lần thứ hai có tham dự nữa hay không và họ luôn luôn hỏi là "có dự tính tổ chức lần thứ hai nữa hay không?", có nghĩa là chính quyền đang lo sợ không biết lần thứ hai này sẽ quản lý như thế nào và người ta sợ nó sẽ chuyển sang hướng khác. Qua cuộc biểu tình này nó có thêm một điểm nữa là mấy bạn Thành Đoàn. Mình có thể dùng từ là "ngu ngơ". Mấy bạn vẫn chưa biết gì thực tế Trung Quốc nó đối xử với Việt Nam như thế nào. Mấy bạn chỉ biết Trung Quốc qua những bài báo vừa rồi thôi. Mấy bạn nghĩ và mấy bạn nói một câu là "Trung Quốc nó chưa có bắn giết mình mà, có gì đâu mà mình phải căng thẳng để làm gì?". Hôm đó mình mới nói thẳng với mấy người đó: "Chắc mấy bạn đọc báo trong nước không có phải không? Các bạn có biết là Trung Quốc nó bắn giết ngư dân Việt Nam mình bao nhiêu người hay không?", thì mấy bạn ngu ngơ lắm, mấy bạn chẳng biết gì. Cái hệ tư tưởng của mấy bạn trong Thành Đoàn, mấy bạn đoàn viên nó nằm ở mức độ chỉ hướng về Đảng nên mấy bạn không nhìn đâu xa ngoài vấn đề Đảng. Đảng cho cái gì thì xài cái đó, Đảng cho đọc cái gì thì đọc cái đó.
Khánh An: Khánh An cảm ơn tất cả các bạn tham gia vào Chương trình Cafe Wifi. Điều mà Khánh An muốn cảm ơn hơn cả là các bạn đã can đảm, phải nói là rất can đảm, vì đây là lần đầu tiên mà các bạn thấy một cuộc biểu tình, mặc dù nó là tự phát nhưng mà nó đã diễn ra trên một quy mô rất là lớn ở Sài Gòn và Hà Nội và các bạn chính là những người đã dóng góp nên sự thành công của cuộc biểu tình đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều đã làm đẹp hình ảnh giới trẻ - thanh niên Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp và tham gia chương trình Café Wifi, xin gửi email và số điện thoại về địa chỉ khanhan@rfa.org hoặc wificoffee.rfa@gmail.com Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Thư gửi bố Tạ Xuân Tề kèm video của Tạ Thị Phương Nam
Bố à,
Ngày 7/3/2011, mẹ lên trường, vào phòng nghỉ của bố và phát hiện ra bố vẫn để đồ thị Thủy i chang không suy suyển, không sứt mẻ. Thị vẫn ngồi đàng hoàng ở phòng ngoài với một bó hoa 8/3. Đó là một cú đấm choáng váng hơn cả lúc bố ném cái ghế ghỗ vào mặt con trong đêm 16/1/2011.
Con cứ đinh ninh trong lòng là bố đã cho người dọn từ hôm 23/2, cái hôm mà bố về nhà, ngồi sụm xuống bảo mẹ cho bố cơ hội.
Từ hôm 16/1/2011 đến giờ, có bao nhiêu đêm bố ngồi lặng nhìn bóng tối chờ trời sáng?
Để rồi ban ngày thức dậy, khi gặp mọi người, bố vẫn thản nhiên như không có gì xảy ra.
Trước mặt mọi người, bố không cần gọi điện thoại cho mẹ nữa đâu. Bởi vì bố càng chứng tỏ cho họ thấy sự bình thường của gia đình mình bao nhiêu, thì người ta càng thấy đau lòng cho bố bấy nhiêu.
Bố cũng chẳng cần gọi điện thoại cho con, hay Sơn, hay Hải nữa đâu. Bởi vì có gọi thì cũng chẳng thay đổi được những sự việc bố đã gây ra.
Ngoại trừ những kẻ phụ thuộc về tiền bạc và việc làm từ bố, ai cũng phẫn nộ với việc làm của thị Thủy và x.Hoàn. Họ càng phẫn nộ với chúng nó bao nhiêu bao nhiêu, càng đau xót cho bố bấy nhiêu.
Họ càng xót xa khi thấy bố càng ra sức chống trả con và mẹ bao nhiêu, thì con càng cứng đầu bấy nhiêu.
Xót xa hơn cho những người từng chứng kiến cảnh gia đình mình đã từng rất hạnh phúc.
Bố còn gồng mình gánh cho thị Thủy và xuân Hoàn đến bao giờ?
Đến giờ này, Bố còn tính toán gánh gồng hết trách nhiệm để che chở cho thị Thủy và xuân Hoàn, để làm gì?
Bố tính toán kỹ lưỡng chi li như thế nhưng có khi nào bố nghĩ đến việc về hưu phải sang Lào sống không?
Vì bố, tất cả các báo đài có thể giữ im lặng, làm ngơ sự việc ghê ghớm này; nhưng bố có thể bịt miệng được cả xã hội không?
Tất cả việc bố làm để chống trả mẹ bây giờ có mang lại giấc ngủ yên bình cho bố không?
Sẽ còn có bao nhiêu đêm bố ngồi lặng nhìn bóng tối chờ trời sáng?
.
Sự hy sinh như thế có đáng không?
Bố là người có quá nhiều quyền lực; tuy nhiên, cái quyền lực đấy đang đặt không đúng chỗ và sẽ gây tổn thất to lớn đến xã hội.
Con mong bố nghĩ lại.
Phương Nam
Nguồn: Facebook Phương Nam
Free counters
Scandal của Hiệu trưởng ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh
Chào các bạn,
.Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh ông Tề đuổi đánh mẹ tôi trong tình trạng mẹ tôi đang bế một đứa bé 14 tháng (cháu ngoại) trên tay chưa? Ông Tề rượt mẹ tôi và cháu chạy vòng quanh bàn ăn, rồi dồn vào trong nhà tắm và trợn mắt lên đe dọa như muốn nuốt sống mẹ tôi.
.Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh ông Tề vừa đập phá nhà cửa, vừa nhắn tin khoe thị Thủy là đã tát được mẹ tôi vài cái chưa? Và khoe với thị Thủy là: "Anh đang chống cự quyết liệt với ba con chó ghẻ" (ám chỉ mẹ và 2 chị em tôi)
.Có bao giờ bạn chứng kiến cảnh ông Tề vừa khóc vừa dọa với 2 con gái tại văn phòng: "tao sẽ đi Thanh Hóa ở luôn cho mẹ con mày biết tay", nhưng 1 phút sau, quay lưng lại thì nhắn tin cho thị Thủy hỏi: "anh xin phép em, chiều nay anh đi Thanh Hóa có được không"
.Bạn có bao giờ bước vào văn phòng rất hiện đại và lộng lẫy của hiệu trưởng, nhưng ngay trong phòng HT lại có một phòng được gọi là: "phòng chúng mình" nơi mà quần áo, tư trang và những đồ cá nhân nhất của thị Thủy được để vung vãi khắp nơi chưa? Trong phòng tắm của HT thì cũng có đầy đủ mỹ phẩm và trang sức của thị Thủy, nếu bạn là con cua HT, bạn sẽ thế nào khi nhìn thấy?
.Có bao giờ bạn nhìn thấy thị Thủy hạch sách giảng viên trong trường và hỏi là: "Muốn đi dạy hay quét rác chưa?"
.Có bao giờ bạn thấy thị Thủy xé giấy tờ hợp đồng quan trọng ngay trước mặt bạn rồi bảo chưa nhận được chưa ...
.Giả sử bạn thấy cảnh bố bạn dắt thị Thủy vào văn phòng làm việc, lấy cớ trực trường rồi ngủ luôn với nhau ngay giữa trường đến sáng hôm sau. Xung quanh là tầng tầng lớp lớp bảo vệ nên nếu mẹ bạn có xông vào để bắt gặp ngay giữa đêm thì họ vẫn tẩu thoát được.
...
Cho dù Bạn là người nhiều trải nghiệm ... nhưng tôi khẳng định, bạn không thể biết được bản chất thật của ông Tề
.
Chúng tôi làm sao vượt qua được sóng gió khi một bên giàu có với tầng tầng lớp lớp ô dù bảo vệ
.
Chúng tôi chỉ làm theo ý nguyện của mẹ tôi, người đàn bà đang bị ông Tề cô lập mà thôi.
cập nhật ngày 30 tháng 5
-----------
Đây là câu chuyện thật 100% của gia đình tôi.
Bố tôi, Tạ Xuân Tề, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, hiện là Hiệu Trưởng trường Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính: 12 Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Mẹ tôi, Nguyễn thị Xô, làm ở Viện Quy Hoạch Khảo Sát Thủy Lợi Nam Bộ từ sau giải phòng, hiện đã nghỉ hưu từ năm 2009.
Xin click "Share" và nhân rộng để chia sẻ cùng mẹ của tôi. Chân thành cảm ơn.
Phương Nam
PS: Xin các bạn để lời bình luận ở đây. Xin không gọi điện thoại. Xin KHÔNG gửi private msg. Nhà chúng tôi đã im lặng chịu đựng ĐỦ. Bây giờ, mẹ tôi mong cả xã hội biết đến. Mọi bình luận xin chia sẻ ở FB hoặc yahoo blog plus và tôi xin được công khai bình luận.
Xin giúp mẹ tôi nhân rộng người biết. Xin chân thành cảm ơn.